Có một số công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến quản lý NSNN và quản lý chi NSNN ở trong nước như: - Quản lý chi NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, Lương Qua
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Phạm Quốc Trung
HÀ NỘI - 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chính xác
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình!
Bắc Ninh, tháng 01 năm 2015
Tác giả luận văn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo
- PGS TS Phạm Quốc Trung - người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
thực hiện Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học - TrườngĐại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thànhkhoá học và luận văn này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp đã chia sẻ nhiều tư liệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn Tôi xin cảm ơn
sự hợp tác của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh, các đơn vị , cơ quan trên địa bàn tinh Bắc Ninh, đã giúp tôi thực hiện thành công luận văn
Xin trân trọng cảm ơn!
Bắc Ninh, tháng 01 năm 2015
Tác giả luận văn
Trang 5MỤC LỤC
i Danh mục bảng .ii Danh mục hình
iii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5 Một số đóng góp của luận văn 3
6 Các câu hỏi nghiên cứu 3
7 Bố cục của đề tài 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH 4
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 4
1.2 Lý luận chung về quản lý chi ngân sách nhà nước 5
1.2.1 Ngân sách nhà nước 5
1.2.2 Khái quát về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh 6
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
26 1.3.1 Các yếu tố khách quan 26
1.3.2 Các yếu tố chủ quan 27
1.4 Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của một số địa phương và bài học kinh nghiệm 29
1.4.1 Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên 29
1.4.2 Kinh nghiệm của tỉnh Thái Bình 31
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Bắc Ninh 33
Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1 Phương pháp nghiên cứu 39
2.1.1 Phương pháp luận 39
2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin 39
2.1.3 Phương pháp xử lý thông tin 40
Trang 62.2 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 41
2.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng quản lý chi ngân sách địa phương41 2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Ninh 41
Chương 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC NINH 42
3.1 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh 42
3.1.1 Tổng quan về tình hình kinh tế 42
3.1.2 Tổng quan về tình hình xã hội 45
3.2 Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2014 46
3.2.1 Công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách giai đoạn 2010-2014
47 3.2.2 Công tác chấp hành dự toán chi thường xuyên ngân sách giai đoạn 2010 - 2014 48
3.2.3 Công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách giai đoạn 2010-2014
58 3.3 Thực trạng quản lý chi đầu tư phát triển giai đoạn 2010-2014 61
3.3.1 Lập và điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản 64
3.3.2 Cấp phát thanh toán vốn đầu tư đối với các công trình thuộc dự án đầu tư sử dụng nguồn ngân sách nhà nước 66
3.3.3 Quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản 67
3.4 Thực trạng kiểm soát chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước 68
3.5 Đánh giá quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2014 75
3.5.1 Kết quả đạt được 75
3.5.2 Hạn chế 80
3.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế 83
3.5.4 Một số vấn đề đặt ra trong công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở tỉnh Bắc Ninh 87
Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH BẮC NINH 89
4.1 Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh 89
Trang 7Bắc Ninh 89
4.1.2 Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh 89
4.1.3 Những yêu cầu đặt ra khi hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh 90
4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 92
4.2.1 Lựa chọn, quyết định danh mục và thứ tự ưu tiên các sản phẩm đầu ra, các mục tiêu phát triển KT-XH và các hoạt động cần triển khai để phân bổ tối ưu nguồn lực tài chính địa phương
92 4.2.2 Các giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên
94 4.2.3 Các giải pháp hoàn thiện quản lý chi đầu tư phát triển
99 4.2.4 Hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ, định mức chi ngân sách nhà nước102 4.2.5 Các giải pháp hỗ trợ khác 105
4.3 Kiến nghị (Điều kiện để thực hiện các giải pháp) 107
4.3.1 Đối với Chính phủ 107
4.3.2 Đối với Bộ tài chính 108
4.3.3 Đối với Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh .108
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
Trang 8DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
2 ĐTPT : Đầu tư phát triển
3 GDĐT : Giáo dục đào tạo
4 HCNN : Hành chính nhà nước
5 HĐND : Hội đồng nhân dân
6 KSND : Kiểm soát nhân dân
7 KTXH : Kinh tế xã hội
8 NHTM : Ngân hàng thương mại
9 NSĐP : Ngân sách địa phương
Trang 9DANH MỤC BẢNG
1 Bảng 3.1 Tổng sản phẩm trong tỉnh phân theo khu vực
2 Bảng 3.2 Tình hình chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo
4 Bảng 3.4 So sánh tình hình thực hiện chi thường xuyên
so với dự toán được giao đầu năm 57
5 Bảng 3.5 Cơ cấu chi ngân sách trong ngân sách địa
phương ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2014 59
6 Bảng 3.6 Chi Đầu tư Phát triển tại các huyện, thị xã,
thành phố tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2014 61
7 Bảng 3.7 Điều chỉnh tăng (+) giảm (-) nguồn vốn triển
khai so với Nghị quyết HĐND tỉnh 64
8 Bảng 3.8 Cấp phát thanh toán vốn đầu tư qua kho bạc
9 Bảng 3.9 Kết quả thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư 70
Trang 10DANH MỤC HÌNH
1 Hình 3.1 Thu ngân sách nội địa thực hiện giai đoạn 2010- 2014 41
2 Hình 3.2 Chi văn hoá thông tin và chi phát thanh truyền hình 55
3 Hình 3.3 Cơ cấu chi ĐTPT Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2014 60
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởnước ta đòi hỏi Nhà nước phải sử dụng một cách có hiệu quả chính sách tài chínhtiền tệ, đặc biệt là chi ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước nói chung, chi ngânsách nhà nước nói riêng là công cụ để Nhà nước thực hiện sứ mệnh của mình trongđiều tiết, phát triển kinh tế - xã hội
Nhà nước có thể thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội thành công khi
có nguồn tài chính đảm bảo Điều này phụ thuộc vào việc quản lý các nguồn thu củaNSNN Để huy động đầy đủ nguồn thu vào ngân sách nhằm thực hiện chi tiêu củanhà nước thì những hình thức thu ngân sách phải phù hợp với điều kiện phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương và đất nước Trong tiến trình đổi mới nền kinh tế,các hình thức thu NSNN đã từng bước thay đổi, điều chỉnh để thực hiện nhiệm vụtập trung nguồn thu cho NSNN, là công cụ điều chỉnh vĩ mô quan trọng của nhànước Cùng với quá trình quản lý thu NSNN thì việc quản lý chi NSNN cũng có vịtrí rất quan trọng trong quản lý điều hành NSNN góp phần ổn định phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới
Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, gần sân bay Quốc tếNội Bài, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh BắcNinh có các trục đường giao thông lớn quan trọng chạy qua, nối liền tỉnh với cáctrung tâm kinh tế, văn hoá và thương mại của phía Bắc Việt Nam có nhiều tiềmnăng về phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập Cùng với tiến độ công nghiệphóa, hiện đại hóa, tỉnh Bắc Ninh dần dần thay đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệpsang công nghiệp và dịch vụ với các khu công nghiệp mới Bên cạnh đó là sự pháttriển của các làng nghề truyền thống trên địa bàn để phục vụ cho thành công mụctiêu đã đề ra bên cạnh sự hỗ trợ nguồn lực từ ngân sách cấp trên cần phải có ngânsách địa phương Mặc dù thời gian qua Bắc Ninh được đánh giá là đã có bướcchuyển biến tích cực, song chưa thể khẳng định được rằng đổi mới quản lý chiNSNN là những cải cách có tính hệ thống và có hiệu quả
Trang 12Quản lý chi NSNN của tỉnh Bắc Ninh thời gian qua đã bộc lộ một số tồn tại.Quy trình phân bổ nguồn lực tài chính nhà nước còn thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trung hạn với nguồn lực trong một khuôn khổkinh tế vĩ mô được dự báo và còn có nhiều khiếm khuyết trong hệ thống thông tinquản lý chi NSNN Do vậy, để nâng cao hiệu quả quản lý chi NSNN tỉnh Bắc Ninhcần tập trung phát triển có hệ thống các yếu tố thuộc về quản lý như: tổ chức, xâydựng thể chế, cung cấp thông tin, sử dụng các công cụ để phân bổ nguồn lực tối ưu,tạo ra các đầu ra và kết quả cuối cùng phù hợp với: kỷ luật tài khóa tổng thể; phân
bổ nguồn lực phù hợp với mục tiêu chiến lược ưu tiên, đảm bảo hiệu quả và hiệulực sự cung ứng hàng hóa, dịch vụ công
Trong trào lưu cải cách chung trên thế giới, cũng như công cuộc cải cáchsâu rộng trong nước, trong đó, cải cách tài chính công là một vấn đề trọng tâm,trước nhu cầu cấp thiết của Bắc Ninh nói riêng về tăng cường hiệu lực, hiệu quảquản lý chi NSNN thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn, thì việc tập trungnghiên cứu làm rõ luận cứ, phương thức cũng như thực tiễn quản lý chi NSNN củatỉnh Bắc Ninh là rất thiết thực, cả trên phương diện lý luận và thực tiễn Đó cũng
chính là cơ sở và sự cần thiết lựa chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý chi Ngân sách
Nhà nước tỉnh Bắc Ninh”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi Ngânsách nhà nước của tỉnh Bắc Ninh
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Làm rõ lý luận về vấn đề quản lý chi NSNN của tỉnh Bắc Ninh, các nhân tốảnh hưởng đến quản lý chi NSNN;
+ Đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN của tỉnh Bắc Ninh từ năm 2010 đếnnăm 2014;
+ Đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý chi NSNN của tỉnh Bắc Ninh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnhBắc Ninh
Trang 134.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Nghiên cứu tình hình hoạt động quản lý chi Ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh
+ Thời gian: Nghiên cứu từ giai đoạn 2010-2014 và định hướng đến 2020
5 Một số đóng góp của luận văn
+ Phân tích thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước trên địa bàntỉnh Bắc Ninh trong những năm qua Xác định những điểm mạnh, yếu, những vấn
đề còn tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó, từ đó rút ra bài học
+ Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi Ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
6 Các câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2014 đã diễn ra như thế nào và đạt được những kết quả gì?
- Để tăng cương công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước của tỉnh Bắc Ninhtrong thơi gian tơi cân phai căn cư vao nhưng mục tiêu gi va thực hiện những giải pháp nao?
7 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan và thiết kế nghiên cứu
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu;
Chương 3: Thực trạng hoạt động quản lý chi Ngân sách nhà nước tỉnh
Bắc Ninh;
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi Ngân sách Nhà nước
tỉnh Bắc Ninh;
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN
VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Quản lý NSNN nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng đã và đang đượcrất nhiều nhà quản lý kinh tế nghiên cứu Có một số công trình nghiên cứu đã công
bố liên quan đến quản lý NSNN và quản lý chi NSNN ở trong nước như:
- Quản lý chi NSNN qua kho bạc nhà nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,
Lương Quang Tịnh, Luận văn thạc sỹ năm 2000;
- Hoàn thiện quy trình và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sỹ kinh tế của Dương Ngọc Ánh, Học viện Chính
trị - Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004
- Hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Luận
văn thạc sỹ kinh tế của Dương Đức Quân, Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ ChíMinh, Hà Nội, 2005
- Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách địa phương góp phần thúc
đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Luận văn
thạc sỹ kinh tế của Trần Văn Lâm, Học viện Tài chính, Hà Nội, 2006
- Đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc góp
phần thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thanh
Toản, Học viện Chính trị - Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2007
Các nghiên cứu trên đã có ít nhiều đóng góp cho các nhà quản lý trong việctăng cường quản lý chi NSNN ngân sách Tuy nhiên, những công trình này chỉnghiên cứu chuyên về từng mảng chuyên môn theo nội hàm của chi NSNN, màchưa có công trình nào đề cập đến quản lý chi NSNN ở địa phương hay cụ thể hơn
đề cập nghiên cứu, giải quyết vấn đề quản lý chi NSNN tại một tỉnh có nhiều đặcthù như tỉnh Bắc Ninh
Các nghiên cứu trên cũng chưa chỉ ra được đâu là khâu yếu kém nhất trongquản lý chi NSNN ở địa phương để có cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả chi NSNN
Trang 15Xuất phát từ nhận định trên đề tài: “Quản lý chi Ngân sách Nhà nước tỉnh Bắc Ninh” sẽ tiếp tục là vấn đề cấp thiết để nghiên cứu.
1.2 Lý luận chung về quản lý chi ngân sách nhà nước
1.2.1 Ngân sách nhà nước
1.2.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước, là một phạm trù kinh tế và là phạm trù lịch sử; là mộtthành phần trong h ệ t h ố n g tà i ch í n h Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụngrộng rãi trong đời sống ki n h t ế , x ã h ộ i ở mọi q uố c g i a Song quan niệm về ngân sáchnhà nước lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhànước tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu Qua nghiên cứu, tác giảhoàn toàn đồng ý với các khái niệm về ngân sách nhà nước mà Luật ngân sách nhànước đã quy định
Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt N am thông
qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu,
chi của Nhà nước trong dự toán đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước”.
1.2.1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia Nóbao gồm những quan hệ tài chính nhất định trong tổng thể các quan hệ tài chínhquốc gia, cụ thể: (Nguyễn Sinh Hùng, 2005)
- Quan hệ tài chính giữa nhà nước và công dân;
- Quan hệ tài chính giữa nhà nước với doanh nghiệp;
- Quan hệ tài chính giữa nhà nước với tổ chức xã hội;
- Quan hệ tài chính giữa nhà nước với quốc tế
Ngân sách nhà nước có các đặc điểm cơ bản sau: (Nguyễn Sinh Hùng, 2005)
- Hoạt động thu chi của Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với quyền lựckinh tế - chính trị của Nhà nước và việc thực hiện các chức năng của Nhà nước,được Nhà nước tiến hành trên cơ sở những luật lệ nhất định;
- Hoạt động Ngân sách nhà nước là hoạt động phân phối lại các nguồn tàichính, nó thể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của Nhà nước;
Trang 16- Ngân sách nhà nước luôn gắn chặt với sở hữu nhà nước, luôn chứa đựng những lợi ích chung, lợi ích công cộng;
- Ngân sách nhà nước cũng có những đặc điểm như các quỹ tiền tệ khác Nétkhác biệt của Ngân sách nhà nước với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của Nhànước, được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng riêng, sau đó mới được chi dùngcho những mục đích đã định;
- Hoạt động thu chi của Ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu
1.2.2 Khái quát về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
1.2.2.1 Khái niệm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
Quản lý chi NSNN cấp tỉnh là hoat đông cua cơ quan nha nươc co thâm quyên sư dung cac phương phap va công cu chuyên nganh để tác động đến qua trinh chi NSNN nhằm đảm bảo các khoản chi NSNN được thực hiện theo đúng chế độ chính sách đa đươc Nhà nước quy định , phục vụ tốt nhất việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ cua Nhà nước trong từng thời k.ỳ(Nguyễn Thanh Toản, 2007,
trang 11)
Quản lý chi NSNN của cơ quan quản lý tài chính công được phân chia theo hai tuyên : Trung ương va đia phương Ơ trung ương , Bô Tai chinh l à đầu mối quản lý chi NSTW Ơ địa phương , Sơ Tai chinh la đâu môi quan ly chi NSĐP co phân câp ơ mưc đô nhât đinh cho cac phong tai chinh câp huyên va ban tai chinh xa Tuy nhiên, do hê thông NSNN ơ Viêt Nam đươc câu t rúc theo nguyên tắc thống nhất nên NSĐP va NSTW đêu đươc Chinh phu phê duyêt (hàng năm hoặc giao ổn định 3-5 năm), đươc chi tiêu theo chê đô chung
1.2.2.2 Đặc điểm quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
Giông như moi hoat đông qua n ly khac, quản lý chi NSNN cấp tỉnh cũng baogôm cac chưc năng : hoạch định kế hoạch , chính sách , mục tiêu ; tô chưc thưc hiêncác kế hoạch , chính sách, mục tiêu đó ; kiêm tra, giám sát để quá trình thực hiện đạtđươc hiê u qua cao nhât Song, do găn vơi tai chinh công , nên quan ly chi NSNN mang môt sô đăc điêm riêng sau đây : (Nguyễn Thanh Toản, 2007, trang 11)
Một là, quản lý chi NSNN được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, trên cơ sở luât đinh.
Tùy thuộc vào các chế độ chính trị khác nhau mà quản lý chi NSNN được phân quyên khac nhau giưa cac câp quan ly Nêu theo chê đô liên bang thi NSTW
và NSĐP tách biệt nhau do đó được chi tiêu và quản lý độc lập với nhau Nếu theo
Trang 17chê đô thông nhât thi NSĐP va NSTW năm trong NSNN do đo đươc chi tiêu vaquản lý theo chế độ chung.
Nhưng du theo chê đô chinh tri nao thi chi NSNN cung đươc thê chê hoabăng luât phap nhăm đam bao tinh khach qu an, minh bach, chuân hoa Đây là điểmkhác biệt quan trọng giữa quản lý chi NSNN va quản lý tài chính của các chủ thể không phải là Nhà nước
Hai là, quản lý chi NSNN vừa phục vụ mục tiêu chính trị, vừa bị chi phối bởi những nguyên tắc quản trị tài chính công.
Tính chất chinh tri thê hiên ơ chô quan ly chi NSNN hương tơi cac muc tiêu chính trị như phân bổ hợp lý NSNN giữa các tầng lớp dân cư , giưa cac linh vưc va lãnh thổ khác nhau trong nền kinh tế quốc dân đã được c ấp có thẩm quyền phê chuân Nêu quan ly chi NSNN không hiêu qua thi cac chinh sach , các mục tiêu phân
bô ngân sach cua Nha nươc se sai lac , làm chệch hướng tác động chính trị của nhà nươc, tạo cơ hội cho các nhóm đối l ập tuyên truyền làm giảm uy tín của Nhà nước Hơn nưa, cơ quan quan ly chi NSNN co thê sư dung cac phương phap quản lý hành chính đê buôc cac chủ thể sử dụng NSNN phai tuân thu Khi cần thiết , các cơ quanhành chính con có thể áp dụn g các chế tài phap ly đối với những chủ thể co hành vi
vi phạm pháp luật trong quá trình sử dụng NSNN
Nguyên tắc quản trị tài chính công của quản lý chi NSNN thể hiện ở chỗ Nhànươc co thê sư dung cac công cu va ky thuât quan tri tài chính nói chung Ơ đâynhưng ky thuât quan tri tai chinh như dư toan , đinh mưc, kê toan, quyêt toan , xư
ly thâm hut, thăng dư ngân sach theo thơi gian… thương đươc sư dung
Ba là, quản lý chi NSNN là một hoạt động phưc tạp, nhạy cảm , đôi măt thương xuyên vơi xung đôt lơi ich, vơi nguy cơ tham ô, tham nhung.
Tính chất phưc tap của quản lý chi NSNN được thể hiện ở chỗ , đôi tương cua quản lý chi NSNN rât đa dang , liên quan đên nhiêu linh vưc cua đơ i sông xa hôi như đâu tư , chuyên giao thu nhâp , tài trợ ,… Hơn nưa , các chủ thể nhận tiền
từ NSNN đêu co đông cơ muôn nhân đươc nhiêu hơn , trong khi đo thu NSNN co han nên thương xuyên tôn tai mâu thuân giưa nhu câu đoi ho i chi cao vơi kha năng đap ứng nguồn chi thấp
Ngoài ra , do NSNN la tai san công , công chưc va cơ quan chi NSNN co lơi ích độc lập với NSNN , nên quan ly chi NSNN tiêm ân nguy cơ công chưc lơi dung
Trang 18chính sách , chê đô quan ly k hông chăt che thu ven cho lơi ich ca nhân hoăc lơi ich cục bộ của cơ quan quản lý
- Bốn là , các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi NSNN khó được lượng
hóa Nêu hiêu qua quan ly chi NS của khu vực tư có thể được lượ ng hoa thông qua
tính toán lợi ích và lợi nhuận thì hiệu quả quản lý NSNN khó đánh giá bằng tiền Nguyên nhân la do , môt măt , các hoạt động sử dụng NSNN thường ít dựa trên cơ chê tư trang trai va co lai ; măt khac , khó đanh gia băng tiên kêt qua sư dung chi NSNN cho phuc lơi xa hôi Chính vì khó lượng hóa các thước đo hiệu quả quản lý chi NSNN nên quan ly chi NSNN dê sa vao quan liêu , duy y chi , sai lâm nhưng châm bi phat hiên
1.2.2.3 Ý nghĩa và vai trò của quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
Trong quan ly nha nươc noi chung , quản lý chi NSNN có vi tri rất quantrọng, thể hiện qua cac giac đô sau :
- Quản lý chi NSNN góp phần cung ứng kịp thời , đây đu tai chin h cho hoat
đông cua Nha nươc va nhu câu cua xa hôi Trong điêu kiên nguôn tai chinh công
còn hạn hẹp , viêc cung ưng tai chinh đung đia chi , kịp thời, phù hợp với yêu cầu làđiêu kiên cơ ban đê cac hoat đông sư dung nguôn tai chinh đo đat đươc muc tiêu đađinh Quản lý chi NSNN góp phần để quá trình chi NSNN đáp ứng được các yêucâu đo Thông qua quản lý chăt che các khoản chi NSNN , quản lý chi NSNN tác động đến đời sống KT-XH, giữ vững ổn định chinh tri - xã hội, góp phần giải quyếtcác vấn đề bức xúc của xã hội như : xoá đói giảm nghèo , giải quyết việc làm , nângcao chât lương các hoạt động mang tính cộng đồng
- Quản lý chi NSNN góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các khoản chi NSNN Băng công cu dư toan , quản lý chi NSNN làm cho quá trình chi NSNN
mang tinh kê hoach cao hơn , chủ động hơn và có căn cứ khoa học hơn Viêc lâp
dư toan NSNN cung giup cơ quan câp trên kiêm soat tôt hơn qua trinh chi tiêu cu acâp dươi Dưa vao phân tich dư toan trong đôi chiêu vơi thưc tê , cơ quan nha nươc
có cơ sở để điều chỉnh hợp lý Ngoài ra , vơi công cu châp hanh dư toan va quyêt toán NSNN theo dự toán , quản lý chi NSNN đã tạo ra mộ t hanh lang phap ly cho phép cơ quan sử dụng NSNN tự chủ trong hoạt động của mình mà không vượt quá giơi han đươc phep Căn cư vao dư toan , cơ quan phê chuân cung dê dang lưa
Trang 19chọn các hoạt động được ưu tiên chi NSNN , cũng như dê dang hơn trong chu đôngcân đôi NS.
- Quản lý chi NSNN hiệu quả hô trợ Nhà nước ổn định vĩ mô Quản lý chi
NSNN hiêu qua cho phep Nha nươc chu đông chi tiêu phu hơp vơi thưc trang nên kinh tế Trong điêu kiên nên kin h tế suy thoai , quản lý chi NSNN có hiệu quả sẽ ưutiên chi NSNN cho kích cầu Khi nên kinh tế tăng trương nong , lạm phát cao , quản lý chi NSNN hiệu quả cho phép Nhà nước cắt giảm chi ti êu Chính phủ để bình ổn giá cả,… Ngoai ra , quản lý c hi NSNN hiêu qua gop phân tăng tich luy cuaNha nươc nhăm sư dung đê hô trơ phat triên sản xuất , hình thành quỹ dự phòng cua Nha nươc để ứng phó với những biến động của thị trường va thiên tai
- Quản lý chi NSNN có hiệu quả sẽ tao đ iêu kiên đê Nha nươc hô trơ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, điều tiết thu nhập dân cư, thực hiện công bằng xã hội và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Quản lý chi NSNN hiêu qua , môt măt , góp phần chi NSNN hợp lý , qua đođinh hương đâu tư, thu nhâp va tiêu dung hơp ly cua dân cư Tác động phái sinh tiếp theo đên san xuât la chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đinh hương cua nha nươc qua vai tro kich thich cua cung , câu trên thi trương Măt khac , băng viêc tiê t kiêm chi NSNN do quan ly chi hiêu qua , Nhà nước có nguồn lực tài trợ các dự án đầu tư phát triển Ơ cấp địa phương , các khoản chi phát triển c ác kết cấu hạ tầng kinh tế như giao thông, thuỷ lợi, điện, nước trên địa bàn (chủ yếu do ngân sách địa phương đảm nhận) có vai trò tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội Quản lý tốt các khoản
chi ngân sách tại địa phương , đặc biệt là các khoản chi đầu tư phát triển , còn chophép chính quyền địa phương hỗ trợ hình thành cá c ngành then chốt , các công trình thuộc ngành kinh tế mũi nhọn trên đia ban , qua đo đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển (thông qua chính sách trợ giá, hỗ trợ vốn, ưu đãi về thuế ), tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo ổn định về măt xa hôi , chính trị…
Thông qua đầu tư và quản lý vốn đầu tư tư NSNN , quản lý chi NSNN sẽ tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách giưa nông thôn và thành thị , giữa đồng bằng vàmiền núi , giưa vung phat triên va vùng sâu , vùng xa , tư đo giảm bớt khoảng cách phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, các khu vực, các tầng lớp dân cư, góp phần
Trang 20khắc phục những khiếm khuyết của kinh tế thị trường Có thể nói quản lý chi ngân sách có hiệu quả con là yếu tố góp phần thúc đẩy phát triển bền vững
- Quản lý chi NSNN có hiệu quả sẽ góp phần chông tham ô , tham nhung , giảm nguy cơ suy thoái đạo đức của công chức , cán bộ quản lý nhà nước.
Thông qua viêc xây dưng dư toan có căn cứ thực tiễn và khoa học , giám sátchăt che qua trinh câp phat va sư dung, thưc hiên quyêt toan theo đung chê đô, chínhsách, quản lý chi NSNN giảm thiểu cơ hội tham ô , tham nhung cua công chưc , cung câp thông tin , băng cư đê khen chê đung ngươi , đung viêc, xư ly nghiêm khăc cac trương hơp chi sai chê đô , chính sách Kêt qua cua nhưng tac đông quan ly
đo la tao ra đươc trât tư, kỷ luật nghiêm minh trong chi tiêu NSNN Hơn nưa, vơi công cu dư toán, quản lý chi NSNN góp phần làm cho quá trình chi NSNN trở nên minh bạch hơn, dê kiêm tra, giám sát hơn Viêc đinh mưc hoa, tiêu chuân hoa, công khai hoa cac khoản chi NSNN cũng tạo điều kiện để nhân dân giám s át hoạt động chi NSNN, qua đo tao ap lưc đê công chưc công tâm trong thưc hiên công vu sư dung NSNN
- Quản lý chi NSNN có hiệu quả sẽ góp phần tăng uy tin cua cơ quan nha
nươc, hô trơ thu NSNN Thông qua quản lý các khoản chi NSNN, cơ quan sư dung
NSNN buôc phai sư dung tiêt kiêm , đung muc đich NSNN Các hành vi vi phạm bị
xư ly thich đang , thông tin vê chi NSNN đươc đăng tai công khai , các hành vi sử dụng NSNN hiệu quả được khen ngợi… Tât ca nhưng h oạt động đó góp phần duy trì niềm tin của dân chúng vào sự công tâm của cơ quan và công chức nhà nước .Hơn nưa, nêu dân chung hiêu răng , môi đông thuê cua ho đươc quan ly va sư dung hiêu qua thi ho se tư nguyên va th oải mái hơn khi nộp thuế cho Nhà nước
1.2.2.4 Nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
Trong bất kỳ thời đại nào, chi NSNN đều phải tuân thủ những quy tắc nhấtđịnh, những yêu cầu đó càng trở thành bắt buộc bởi tính đa dạng, phong phú cũngnhư mục tiêu hiệu quả là những đặc trưng cơ bản đối với nền kinh tế thị trường
Thứ nhất, tính thống nhất
Tính thống nhất thể hiện ở tính chất pháp lý của kế hoạch tài chính, ngânsách Thường thì cơ quan dân cử (Quốc hội, HĐND địa phương) phê chuẩn kếhoạch tài chính, ngân sách Cơ chế này đảm bảo rằng các chính sách công, các mục
Trang 21tiêu, ưu tiên của Nhà nước phải xuất phát từ lợi ích chung của các cộng đồng Cơchế phê chuẩn này có nghĩa là kế hoạch tài chính, ngân sách có tính tập trung cao.
Thứ hai, tính kỷ luật tài chính tổng thể
Mọi khoản thu - chi của Nhà nước đều được phản ánh đầy đủ vào NSNN vàphải có ràng buộc cứng về ngân sách Nguyên tắc kỷ luật ở đây cũng hàm ý rằngviệc hấp thụ nguồn lực của khu vực công chỉ giới hạn ở phạm vi cần thiết để thựchiện các chính sách của chính phủ Chi NSNN phải được tính toán trong khả năngnguồn lực huy động được từ nền kinh tế và nguồn khác Khả năng này không chỉtính trong một năm mà phải được tính trong trung hạn (3-5 năm), kết hợp với dựbáo xảy ra rủi ro, chỉ có như vậy mới đảm bảo tính ổn định và bền vững của ngânsách trong trung hạn Nhìn chung các nhà quản lý phải dự tính được rủi ro về thu và
sự biến động về chi để có chính sách đối ứng với những tình huống có thể xảy ra và
và là căn cứ để cơ quan hành pháp tham gia kiểm tra giám sát thực hiện Cácquyết định ban hành phải có căn cứ, có cơ sở, chi phí, lợi ích gắn liền với quyếtđịnh phải rõ ràng, dễ tiếp cận Như vậy, thực hiện nguyên tắc này vừa nâng caotrách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến ngân sách, vừa đảm bảo
Trang 22sử dụng ngân sách có hiệu quả, vừa giúp cho phát hiện chỉnh sửa để thông t in vềngân sách sát đúng thực tiễn.
Thứ năm, tính cân đối, ổn định
Kế hoạch tài chính, ngân sách nói riêng và công tác kế hoạch nói chung đềuphải mang tính cân đối và ổn định Tuân thủ nguyên tắc này để thực hiện có hiệuquả chức năng, sứ mệnh của nhà nước trong việc duy trì trật tự xã hội và khắc phụcnhững thất bại của nền kinh tế thị trường
Thứ sáu, chi NSNN phải gắn chặt với chính sách kinh tế, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế trung và dài hạn
Chi ngân sách phải dựa trên nguồn thu có được, nhưng nguồn thu lại đượchình thành chủ yếu từ hoạt động kinh tế và gắn với chính sách kinh tế, gắn với mụctiêu vĩ mô Mặt khác trong bất kể nền kinh tế nào và đặc biệt là kinh tế thị trường,trách nhiệm của Nhà nước là phải tập trung giải quyết vấn đề về phát triển kinh tế
xã hội, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, trợ cấp xã hội, bảo vệ môi trường, phòngchống dịch bệnh, khắc phục chênh lệch giữa các vùng miền NSNN chính là công
cụ để Nhà nước thực hiện trách nhiệm xã hội to lớn đó Điều đó thể hiện chỉ có gắnchi ngân sách với chính sách kinh tế thường niên, mục tiêu kinh tế trung và dài hạnthì mới tạo được sự nhất quán, đảm bảo chi NSNN đạt được tính khả thi cao và dựbáo ngân sách chuẩn xác hơn
Thứ bảy, tính cân đối phải phản ánh sự hài hòa giữa các ngành với nhau, giữa trung ương và địa phương, kết hợp giải quyết ưu tiên chiến lược trong từng thời kỳ.
Giải quyết mối quan hệ giữa phát triển ngành - địa phương, giữa các ngành,giữa các địa phương để xây dựng ngân sách, thúc đẩy phát triển cân đối, toàn diện,tạo ra mối quan hệ tương tác hỗ trợ lẫn nhau giữa các ngành, các địa phương Giảiquyết mối quan hệ giữa trung ương - địa phương theo hướng giao quyền tự chủ chođịa phương để khuyến khích địa phương khai thác tiềm năng thế mạnh, gắn tráchnhiệm với quyền lợi địa phương
Cần tập trung giải quyết ưu tiên chiến lược, bởi thực tiễn cho thấy nhu cầucung cấp hàng hóa, dịch vụ công trong kinh tế thị trường rất đa dạng phong phú
Trang 23Với nguồn lực tài nguyên cũng như tài chính khan hiếm, thì việc sắp xếp thứ tự ưutiên chiến lược để tập trung giải quyết những vấn đè quan trọng của đất nước,những vấn đề các tác động tích cực đến các lĩnh vực khác, tạo động lực cho sự pháttriển, hoặc giải quyết những vấn đề cấp thiết của kinh tế xã hội Nguyên tắc này tạocho chi NSNN trở thành công cụ hữu hiệu để điều hành có hiệu quả, gắn ngân sáchvới chính sách kinh tế và đảm bảo cho ngân sách được cân đối vững chắc, chủ độngkhi có biến động về nguồn thu Việc điều hành chi ngân sách cần tập trung nguồnlực giải quyết được những ưu tiên bắt buộc, những ưu tiên ở cấp độ thấp hơn đượcgiải quyết tùy theo khả năng cân đối ở từng thời điểm.
1.2.2.5 Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước tỉnh
Theo Hiến pháp, quản lý chung về tài chính trên phạm vi cả nước thuộcQuốc Hội và Chính Phủ, ở địa phương là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dâncác cấp, còn quản lý các hoạt động nghiệp vụ tài chính là trách nhiệm của bộ máy tổchức các cơ quan tài chính (Sở tài chính ở cấp tỉnh, phòng tài chính cấp huyện vàban tài chính xã), các tổ chức quản lý tài chính chuyên ngành (Kho bạc nhà nướccác cấp) thực hiện toàn bộ công tác quản lý tài chính công nói chung, quản lý về chiNSNN nói riêng Cụ thể chức năng của từng bộ phận trong bộ máy quản lý chiNSNN ở địa phương như sau:
Hội đồng nhân dân:
- Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương; phê chuẩn quyết toánngân sách địa phương;
- Quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện NS địa phương;
- Quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết;
- Giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định;
Ủy ban nhân dân các cấp
- Lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách địa phương, dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết trình Hội đồng nhân dâncùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chínhcấp trên trực tiếp;
Trang 24- Lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp;
Trang 25- Kiểm tra Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới về dự toán ngân sách
và quyết toán ngân sách;
- Căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giaonhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi
và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới;
- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương;
- Phối hợp với các cơ quan Nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sáchNhà nước lĩnh vực trên địa bàn;
- Báo cáo về ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật;
Cơ quan tài chính các cấp
- Đảm bảo nguồn vốn theo quy định của Bộ Tài chính để Kho bạc nhà nướccấp vốn và thanh toán
- Thực hiện quyết toán các khoản chi NSNN theo quy định của Luật NSNN
- Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn và kiểm tra về việc chấphành chế độ, chính sách tài chính, tình hình quản lý, sử dụng nguồn kinh phí, tìnhhình thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí để có giải pháp xử lý các trường hợp viphạm, ra quyết định thu hồi các khoản, nội dung chi sai quy định
- Được quyền yêu cầu Kho bạc nhà nước, các đơn vị thụ hưởng kinh phíngân sách cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý nhànước về tài chính công
- Trường hợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quyđịnh hiện hành, phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nên rõ ý kiến đề xuất Nếuquá thời gian quy định mà không được trả lời thì được quyền giải quyết theo đề xuấtcủa mình; nếu được trả lời mà xét thấy không thỏa đáng thì vẫn giải quyết theo ý
Trang 26kiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo cáo lên cơ quan thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan tài chính để xem xét, xử lý.
- Đôn đốc đơn vị thanh toán dứt điểm công nợ khi dự án đã quyết toán
- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán sử dụng vốn đầu tư, vốn
sự nghiệp thuộc nguồn vốn NSNN theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước vàhướng dẫn của Bộ Tài chính
- Được quyền yêu cầu các đơn vị cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin theo chế
độ quy định để phục vụ cho công tác kiểm soát, thanh toán kinh phí
- Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán nguồn kinh phí theo quy trình,nghiệp vụ thống nhất, đơn giản thủ tục hành chính nhưng đảm bảo quản lý kinh phíchặt chẽ, thanh toán kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho các đơn vị
- Hết năm kế hoạch, xác nhận số thanh toán trong năm, nhận xét về kết quảchấp hành chế độ quản lý, chấp hành định mức, đơn giá, các chế độ chính sách theoquy định
Các đơn vị dự toán
- Tổ chức việc lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi được giao;
- Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách được giao; nộp đầy đủ đúnghạn các khoản phải nộp ngân sách theo quy định của pháp luật; chi đúng chế độ;đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thu, chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc;
- Quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước tại đơn vị theo đúng mục đích, đúngchế độ, có hiệu quả;
- Chấp hành đúng chế độ kế toán, thống kê của Nhà nước; báo cáo tình hìnhthực hiện ngân sách và quyết toán ngân sách theo chế độ quy định
Các đơn vị đầu tư
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định Tiếp nhận và sửdụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả Chấp hành đúngquy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư phát triển
- Chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, sự đúng đắn, hợp pháp của khốilượng dự án hoặc tiến độ thực hiện khi thanh toán; đảm bảo chính xác, trung thực,hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho Kho bạc nhà nước và cơquan chức năng Nhà nước
Trang 27- Khi có khối lượng đã đủ điều kiện theo hợp đồng, tiến hành nghiệm thu kịpthời, lập đầy đủ hồ sơ thanh toán và đề nghị thanh toán cho nhà thầu trong thời hạnquy định.
- Báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định cho cơ quan quyết định đầu tư và các
cơ quan nhà nước có liên quan; cung cấp hồ sơ, tài liệu, tình hình theo quy định choKBNN và cơ quan tài chính để phục vụ cho công tác quản lý và thanh toán vốn; chịu
sự kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quyết định đầu tư về tình hình sử dụngvốn đầu tư và chấp hành chính sách, chế độ tài chính đầu tư phát triển của Nhà nước
- Thực hiện kế toán đơn vị chủ đầu tư; quyết toán vốn đầu tư theo đơn vịhiện hành
- Được yêu cầu thanh toán vốn khi đã có đủ điều kiện và yêu cầu Kho bạcnhà nước trả lời, giải thích
1.2.2.6 Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
a Nội dung chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
Chi NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, dưới nhiều hình thức Trong quản lýtài chính, chi NSNN được chia làm hai nội dung chi lớn: chi thường xuyên và chiđầu tư phát triển
* Chi thường xuyên
Chi thường xuyên là quán trình phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước
để đáp ứng nhu cầu chi gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên củaNhà nước về quản lý KT-XH Cùng với quá trình phát triển KT-XH các nhiệm vụthường xuyên của Nhà nước ngày càng gia tăng, do đó đã làm phong phú nội dungchi thường xuyên của NSNN
Chi thường xuyên là những khoản chi mang những đặc trưng cơ bản:
- Chi thường xuyên mang tính ổn định
Xuất phát từ sự tồn tại của bộ máy Nhà nước, từ việc thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ của Nhà nước, đòi hỏi phải có nguồn lực tài chính ổn định duy trìcho sự hoạt động của bộ máy Nhà nước Tính ổn định của chi thường xuyên còn bắtnguồn từ ổn tính định trong từng hoạt động cụ thể của mỗi bộ phận thuộc bộ máyNhà nước
Trang 28Các khoản chi thường xuyên chủ yếu nhằm trang trải cho các nhu cầu vềquản lý hành chính Nhà nước, về quốc phòng, an ninh, về các hoạt động xã hội khác
do Nhà nước tổ chức Các khoản chi thường xuyên gắn với tiêu dùng của Nhà nước
và xã hội mà kết quả của chúng là tạo ra các hàng hóa và dịch vụ công cho hoạtđộng của Nhà nước và yêu cầu phát triển của xã hội
- Phạm vi, mức chi thường xuyên gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng
Các khoản chi thường xuyên hướng vào việc đảm bảo sự hoạt động bìnhthường của bộ máy Nhà nước, do đó nếu bộ máy Nhà nước gọn nhẹ, hoạt động cóhiệu quả thì số chi thường xuyên giảm Hoặc những quyết định của Nhà nước trongviệc lựa chọn phạm vi và mức độ cung ứng các hàng hóa công cộng cũng sẽ ảnhhưởng trực tiếp đến phạm vi và mức độ chi thường xuyên
Các khoản chi thường xuyên thường được tập hợp theo từng lĩnh vực và nộidung chi, bao gồm 4 khoản chi cơ bản sau:
- Chi quản lý hành chính Nhà nước: Với chức năng quản lý toàn diện nềnKT-XH, nên bộ máy hành chính Nhà nước được thiết lập từ Trung ương đến địaphương và toàn bộ các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Chi quản lý hànhchính Nhà nước nhằm đảm bảo sự hoạt động của hệ thống các cơ quan hành chínhNhà nước Theo nghĩa rộng, các khoản chi này bao quát 5 lĩnh vực cơ bản:
+ Chi về hoạt động của các cơ quan quyền lực Nhà nước
+ Chi về hoạt động của hệ thống cơ quan pháp luật
+ Chi về hoạt động quản lý vĩ mô nền KT-XH cho hệ thống các cơ quanquản lý KT-XH và chính quyền các cấp
+ Chi về hoạt động của các cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở các cấp.+ Chi về hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội
- Chi quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội: Chi quốc phòng, an ninhđược tính vào khoản chi thường xuyên đặc biệt quan trọng, vì đây là lĩnh vực màhoạt động của nó đảm bảo sự tồn tại của Nhà nước, ổn định trật tự xã hội và sự toànvẹn lãnh thổ Khoản chi này được chia làm 2 bộ phận cơ bản:
Trang 29+ Các khoản chi cho quốc phòng để phòng thủ và bảo vệ Nhà nước, chốnglại sự xâm lược và đe dọa của nước ngoài.
+ Các khoản chi nhằm bảo vệ, giữ gìn chế độ xã hội, an ninh của dân cưtrong nước
- Chi sự nghiệp văn hóa xã hội: Là các khoản chi mang tính chất tiêu dùng xãhội, liên quan đến sự phát triển đời sống tinh thần của các tầng lớp dân cư Chi vănhóa xã hội gắn liền với quá trình đầu tư phát triển nhân tố con người Chi văn hóa
xã hội bao gồm các khoản chi cho các hoạt động sự nghiệp: sự nghiệp khoa họccông nghệ, sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao,thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình và các hoạt động khác
- Chi sự nghiệp kinh tế của Nhà nước: Việc thành lập các đơn vị sự nghiệpkinh tế để phục vụ cho hoạt động của mỗi ngành và phục vụ chung cho toàn bộ nềnkinh tế quốc dân là hết sức cần thiết Các hoạt động sự nghiệp do Nhà nước thựchiện để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của các thành phần kinh tế Khoảnchi này nhiều lúc Nhà nước không hướng tới nguồn thu và lợi nhuận
- Chi khác: Ngoài các khoản chi thường xuyên lớn thuộc 4 lĩnh vực trên còn
có các khoản chi khác cũng xếp vào cơ cấu chi thường xuyên như: chi trợ giá theochính sách của Nhà nước, chi trả tiền lãi do Chính phủ vay, chi hỗ trợ quỹ BHXH,
* Chi đầu tư phát triển
Trong cơ chế kinh tế thị trường, với chức năng quản lý kinh tế, Nhà nước sửdụng công cụ NSNN để phân phối các nguồn lực tài chính cho sự phát triển của lĩnhvực sản xuất kinh doanh và các ngành kinh tế quốc dân Chi đầu tư phát triển đượcthực hiện chủ yếu từ ngân sách trung ương và một bộ phận ngân sách địa phương.Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư có liên quan đến sự tăng trưởng quy mô vốnđầu tư của Nhà nước và quy mô vốn trên toàn xã hội Mục tiêu của đầu tư phát triển
là đầu tư vào khu vực sản xuất, đầu tư vào cơ sở kinh tế hạ tầng KT-XH, làm thayđổi cơ cấu KT-XH của đất nước Kết quả của các khoản chi đầu tư phát triển là tạo
ra cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, làm tăng cơ sở hạ tầng KT-XH, tạo ra củacải vật chất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Như vậy, có thể hiểu: Chi đầu tư phát triển là quá trình Nhà nước sử dụngmột phần vốn tiền tệ đã được tạo lập thông qua hoạt động thu của NSNN để đầu tư
Trang 30xây dựng hạ tầng KT-XH, phát triển sản xuất và để dự trữ vật tư hàng hóa, nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế.
Xét theo mục đích, chi đầu tư phát triển bao gồm:
- Chi xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng KT-XH không có khảnăng hoàn vốn: là khoản chi lớn của Nhà nước nhằm phát triển kết cấu hạ tầng đảmbảo các điều kiện cần thiết cho nhiệm vụ phát triển KT-XH Đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng là khoản chi đầu tư xây dựng các công trình giao thông, bưu chính viễnthông, điện lực, năng lượng, các ngành công nghiệp cơ bản, các công trình trọngđiểm phát triển văn hóa xã hội
- Đầu tư, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần, gópvốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham giacủa Nhà nước: Là những khoản chi của NSNN để đầu tư hỗ trợ cho sản xuất dướicác hình thức:
+ Đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp để xây dựng mới, cải tạo, mở rộng
cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho các doanh nghiệp Nhà nước
+ Góp vốn cổ phần hoặc liên doanh
- Chi hỗ trợ các quỹ hỗ trợ phát triển: Đây là khoản chi của NSNN góp phầntạo lập quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện việc hỗ trợ vốn cho các dự án đầu tư pháttriển thuộc các ngành nghề ưu đãi và các vùng khó khăn theo quy định của Chínhphủ, nhằm phát triển sản xuất, đảm bảo cân đối giữa các ngành, các vùng trong cảnước Khoản chi này hình thành vốn điều lệ của quỹ và có thể chi để bổ sung vốnhàng năm khi cần thiết Thông qua hoạt động của quỹ hỗ trợ phát triển góp phầntừng bước chuyển dần hình thức cấp phát sang hình thức tín dụng đầu tư ưu đãi,nhằm nâng cao trách nhiệm của người sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn
- Chi dự trữ Nhà nước: Đó là khoản chi hình thành nên quỹ dự trữ Nhà nướcnhằm mục đích dự trữ những vật tư, thiết bị, hàng hóa chiến lược phòng khi nềnkinh tế gặp những biến cố bất ngờ về thiên tai, địch họa đảm bảo cho nền kinh tếphát triển ổn định
Từ những nội dung chi đầu tư phát triển nêu trên, có thể thấy rằng chi đầu tưphát triển từ NSNN Việt Nam có những đặc trưng cơ bản sau:
- Chi đầu tư phát triển là những khoản chi lớn và không ngừng tăng lên
Trang 31- Chi đầu tư phát triển là khoản chi mang tính chất tích lũy
- Phạm vi và mức độ chi đầu tư phát triển gắn chặt với việc thực hiện mụctiêu, yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước trong từng thời kỳ và sự lựa chọnphương pháp cấp phát của Nhà nước
b Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
* Lập dự toán chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
Trong quản lý chi ngân sách nhất thiết phải có định mức cho từng nhómmục chi hay cho mỗi đối tượng cụ thể Nhờ đó cơ quan tài chính mới có căn cứ
để lập các phương án phân bổ ngân sách, kiểm tra, giám sát quá trình chấp hành,thẩm tra phê duyệt quyết toán kinh phí của các đơn vị thụ hưởng Đồng thời dựavào định mức chi mà các ngành, các cấp, các đơn vị mới có căn cứ pháp lý đểtriển khai các công việc cụ thể của quá trình quản lý, sử dụng kinh phí tại đơn vịmình theo đúng chế độ
- Xây dựng định mức chi
Thông thường định mức chi được thể hiện dưới hai dạng: Loại định mức chitiết theo từng mục chi của Mục lục NSNN (còn gọi là định mức sử dụng) và loạiđịnh mức chi tổng hợp theo từng đối tượng được tính định mức chi của NSNN (còngọi là định mức phân bổ)
Để xác định định mức chi, người ta sử dụng một số phương pháp xây dựngnhư sau:
+ Đối với các định mức sử dụng:
- Xác định nhu cầu chi cho mỗi mục;
- Tổng hợp nhu cầu chi theo các mục đã được xác định để biết được tổngmức cần chi từ NSNN cho mỗi đơn vị, mỗi ngành làm cơ sở để lên cân đối chung;
- Xác định khả năng về nguồn tài chính có thể đáp ứng cho nhu cầu chi;
- Cân đối giữa khả năng và nhu cầu chi để quyết định mức chi cho các mục.+ Đối với định mức phân bổ:
Trang 32- Thiết lập cân đối tổng quát và quyết định định mức phân bổ theo mỗi đốitượng tính định mức.
- Chuẩn bị ngân sách
Để đạt được ba mục tiêu chính của quản lý chi NSNN, quá trình chuẩn bịngân sách cần đạt được mục tiêu: (i) đảm bảo ngân sách phù hợp với các chính sáchkinh tế vĩ mô và hạn chế nguồn lực; (ii) phân bổ nguồn lực phù hợp với chính sách;
và (iii) đưa ra điều kiện đối với việc quản lý hoạt động hiệu quả Những lựa chọn vàcân đối hợp lý phải được thực hiện rõ ràng khi tính toán ngân sách
Trong quá trình lập chương trình chi tiêu những ràng buộc tài chính cần phảiđược tạo lập để tránh những vấn đề phát sinh từ những phương pháp tiếp cận còn
“để ngỏ”, ví dụ như thương lượng quá mức, hoặc né tránh những sự lựa chọn cần
thiết Việc lập ngân sách thường niên (cũng như bất kỳ một chương trình chi tiêunào) thường được thực hiện theo một trong các phương pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận từ trên xuống, phương pháp này gồm ba bước: Thứ
nhất, xác định các nguồn tổng hợp có sẵn phục vụ cho chi NSNN trong giai đoạnhoạch định (được trích từ khung kinh tế vĩ mô thích hợp); Thứ hai, thiết lập nhữnggiới hạn chi tiêu của ngành phù hợp với những sự ưu tiên của chính phủ; Thứ ba,thông báo cho các bộ chủ quản về những giới hạn chi tiêu đó, trong giai đoạn đầucủa quá trình lập ngân sách;
- Phương pháp tiếp cận từ dưới lên bao gồm tính toán và định giá các
chương trình chi tiêu của ngành cho giai đoạn hoạch định trong phạm vi nhữnggiới hạn chi tiêu của ngành đã được cung cấp;
- Các cơ chế lặp, đàm phán và điều chỉnh để đạt được nhất quán tổng thể
cuối cùng giữa mục tiêu và khả năng ngân sách
* Quản lý việc chấp hành, thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
Sau khi được giao dự toán ngân sách, các cơ quan ở địa phương, các đơn vị
dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị sửdụng ngân sách trực thuộc Dự toán chi NSNN được phân bổ chi tiết theo từng loại
và các khoản mục của mục lục ngân sách nhà nước
Quá trình thực hiện ngân sách phải tính đến những thay đổi trong thực tế, vàlàm tăng hiệu suất hoạt động Cần phải có thủ tục kiểm soát, tuy nhiên không nêngây cản trở đến hiệu suất cũng không làm thay đổi thành phần ngân sách bên trong,
Trang 33và phải chú trọng vào yếu tố cần thiết trong khi đem lại sự linh hoạt và mềm dẻo cho các cơ quan chi tiêu khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Kiểm soát chi tiêu
Hệ thống ngân sách nên đảm bảo kiểm soát chi phí có hiệu quả Bên cạnhnguồn ngân sách thực tế, một hệ thống thực thi ngân sách hoàn thiện nên bao gồm:
Hệ thống kế toán thích hợp/ngân sách hoàn thiện Ngay từ giai đoạn đầucủa tiến trình chi tiêu cần phải theo dõi chặt chẽ các hoạt động cam kết, thẩm định,thanh toán và những biến động giữa các khoản phân bổ ngân sách và các hạng mụcngân sách (tách khoản, chuyển khoản, những dự đoán bổ sung);
Kiểm soát có hiệu quả ngay từ giai đoạn đầu tiến trình chi tiêu, cho dùdưới bất kỳ hình thức hay tổ chức nào;
Một hệ thống quản lý thông tin đại trong đó theo dõi các công việc đãđược hoạt động và những cam kết sẽ được thực thi trong tương lai;
Một hệ thống quản lý nhân sự để quản lý nhân viên về số lượng, chấtlượng cũng như quá trình hoạt động của họ;
Những thủ tục rõ ràng và đầy đủ về mua sắm tài sản thông qua hình thứcđấu thầu công khai và những hệ thống về quản lý ký hợp đồng ngoài
- Thực hiện ngân sách
Khi tiến hành thực hiện một ngân sách đã được lập đầy đủ, hiệu suất hoạtđộng và phân bổ yêu cầu những nguyên tắc sau:
Quỹ ngân sách nên được công bố kịp thời
Nên chuẩn bị cho quá trình thực hiện ngân sách và một bản kế hoạch tiềnmặt, căn cứ vào những dự toán ngân sách và đưa vào tài khoản cam kết hiện có
Những dự đoán bổ sung phải được quy định đầy đủ và hạn chế về mặt số lượng
Kiểm soát chặt chẽ các khoản thanh toán bằng chuyển khoản, chỉ đượcchuyển khoản giữa các hạng mục có chứng từ hợp lệ Những quy tắc về chuyểnkhoản cần được cung cấp đầy đủ để quản lý linh hoạt hơn cũng như có thể kiểmsoát được những hạng mục chủ chốt
Nhìn chung, kiểm soát nội bộ (nằm trong các bộ chủ quản) phù hợp vớicông tác kiểm soát dự định hơn do các cơ quan trung ương thực hiện Tuy nhiên, đểlàm được điều đó cần phải có một hệ thống giám sát và kiểm toán vững mạnh Cần
Trang 34tiến hành kiểm soát nội bộ các xác minh và cam kết để tránh sự can thiệp quá mứccủa các cơ quan trung ương vào việc quản lý ngân sách.
Khi công tác kiểm soát kế toán và xử lý xử lý được phân quyền, cần tiếnhành kiểm soát của trung ương về tiền mặt Trong trường hợp kiểm soát kế toán và
xử lý thanh toán được tiến hành tập trung, cần có một hệ thống đảm bảo các hoạtđộng thanh toán được kịp thời, đúng theo kế hoạch ngân sách và tiền mặt mà không
có sự chồng chéo ưu tiên của các cơ quan trung ương Những tiến bộ về công nghệthông tin cần cân đối nhu cầu để phân quyền kiểm soát tính hiệu quả và nhu cầuđảm bảo hoạt động kiểm soát chi tiêu của chính phủ
Chính phủ nên cho phép một số thay đổi trong phân bổ NS, ít nhất là tronglĩnh vực chi phí vốn (chi phí xây dựng cơ bản), nhưng cần điều chỉnh sao cho phùhợp
* Quản lý quyết toán chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
Hệ thống báo cáo quyết toán chi ngân sách phải được thiết kế nhằm đáp ứngnhu cầu của nhiều đối tượng người sử dụng khác nhau (ví dụ cơ quan lập pháp, cácnhà quản lý ngân sách, các nhà hoạch định chính sách, v v) Các yêu cầu tối thiểucủa báo cáo bao gồm:
Báo cáo về quản lý ngân sách chỉ ra tất cả các thay đổi trong sử dụng ngânsách và các hạng mục (phân bổ, ước tính bổ sung, chuyển khoản, v v)
Các báo với cơ quan có thẩm quyền về trách nhiệm giải trình
Báo cáo tài chính đề cập các tài khoản hợp nhất, báo cáo về nợ, báo cáo về
nợ không xác định hay nợ phát sinh và các khoản cho vay
Báo cáo đánh giá chính sách về ngân sách và đánh giá báo cáo của các cơquan chuyên môn
* Kiểm toán và đánh giá hiệu quả chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
Kiểm tra việc quản lý (hay còn gọi là “kiểm soát nội bộ”) là các chính sáchhay quy trình hợp lý do nhân viên quản lý của một đơn vị đưa ra nhằm đảm bảo đơn
vị đó hoạt động đúng và hiệu quả Có nhiều hình thức kiểm soát quản lý Trước hếtcần có một hệ thống kiểm soát hiệu quả và đánh giá cẩn thận các rủi ro mà đơn vịgặp phải Sau đó, lựa chọn các chính sách và thủ tục thích hợp để kiểm soát nhữngrủi ro này một các hiệu quả với chi phí hợp lý
Quản lý nội bộ là trách nhiệm cơ bản của mọi nhà quản lý Để đảm bảo hiệu
Trang 35quả, hệ thống quản lý nội bộ cần nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ phía lãnh đạo đơn
vị Các chính sách và quy trình phải được tuân thủ nhất quán trong toàn bộ tổ chức.Khi hệ thống quản lý phát hiện các vi phạm, cần có các biện pháp khắc phục hiệuquả và kịp thời Để đảm bảo hệ thống luôn hoạt động hiệu quả, cần thường xuyênkiểm tra các các rủi ro mà tổ chức hoặc bản thân hệ thống có thể gặp phải
Không có hệ thống quản lý nào hoàn toàn đảm bảo tuyệt đối trước nhữnggian lận, lạm dụng, không hiệu quả và lỗi do con người gây ra Tuy nhiên, một
hệ thống được thiết kế tốt có thể đảm bảo tương đối chắc chắn rằng hệ thống sẽphát hiện được những bất thường nghiêm trọng Tuy nhiên, một hệ thống dù tốtcũng có thể bị vô hiệu hóa trước sự thông đồng, đặc biệt là sự thông đồng củacác nhà lãnh đạo, kế toán trưởng, việc giải trình hiệu quả cần có phản hồi và “lêntiếng” phù hợp từ phía bên ngoài
Kiểm toán nội bộ là một phần của cơ cấu kiểm soát quản lý của tổ chức.Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra các đơn vị ở cấp thấp hơn theo yêu cầu củatrưởng cơ quan, đơn vị Một trong những chức năng quan trọng nhất của kiểm toánnội bộ là kiểm tra bản thân việc kiểm soát quản lý và hỗ trợ quản lý trong việc đánhgiá các rủi ro và tăng cường kiểm soát hiệu quả hơn về chi phí
Hoạt động kiểm toán độc lập do các tổ chức riêng biệt tiến hành, các tổ chứckiểm toán độc lập có thể tiến hành một số loại kiểm toán, bao gồm hậu kiểm, kiểmtoán tuân thủ, kiểm toán tài chính và kiểm toán hoạt động
Không một loại hình kiểm toán nào dù hoàn thiện đến đâu có thể đảm bảohoàn toàn chắc chắn sẽ phát hiện ra tất cả các sai phạm hay các lỗi Kiểm toán chỉ cóthể đảm bảo tương đối rằng các lỗi nghiêm trọng sẽ được phát hiện và báo cáo Ngay
cả khi một loại hình kiểm toán đảm bảo rằng loại hình đó có thể phát hiện và báo cáocác lỗi nghiêm trọng, kết quả đó chỉ có được khi các kiểm toán viên được phép tiếpcận tất cả các tài liệu cần thiết và loại hình kiểm toán phải được áp dụng theo cáctiêu chuẩn kiểm toán được chấp nhận rộng rãi
Để công tác đánh giá được thành công, cần có sự nhất quán giữa câu hỏi đưa
ra và các dữ liệu cần thu thập để có kết quả đáng tin cậy Các nhân viên phụ trách
Trang 36đánh giá phải có kĩ năng chuyên môn và nhiều nguồn phục vụ cho việc thu thập vàphân tích số liệu Nhân viên đánh giá thường phải phụ thuộc nhiều vào sự hợp táccủa các đơn vị đang bị kiểm toán để được tiếp cần và thu thập các dữ liệu cần thiết.Bản thân việc đánh giá chương trình cũng giống như kiểm toán hoạt động phải tỏ ra
có hiệu quả kinh tế và tiến bộ trong các giai đoạn dự kiến
1.2.2.7 Phương thức quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
a Quản lý ngân sách theo kiểu hành chính, truyền thống
Phương thức này còn được gọi là quản lý NSNN theo hạng mục, bắt nguồn từ
cơ sở phân bổ nguồn lực công là phân bổ ngân sách cho từng đầu vào cụ thể nhằmduy trì hoạt động của các cơ quan, tổ chức trong khu vực công, điển hình là chilương, chi nguyên vật liệu đầu vào, chi quản lý khác hàng năm
Mục đích của quản lý ngân sách theo kiểu hành chính, truyền thống là đảmbảo rằng ngân sách được sử dụng đúng cho từng hạng mục được phân bổ Việc sửdụng các khoản ngân sách này tạo ra kết quả như thế nào không được quan tâm đúngmức Nói cách khác, trong phương thức quản lý hành chính, các cơ quan, tổ chức,các cá nhân có liên quan sử dụng ngân sách theo cách thức đã được ấn định, không
có quyền chủ động trong lựa chọn phương án sử dụng ngân sách Do đó, không chịutrách nhiệm về kết quả sử dụng ngân sách
Quản lý ngân sách truyền thống dựa chủ yếu trên cơ sở tổng nguồn lực hiện
có và dự báo sẽ có trong năm để xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách Theo đó,các chế độ quản lý, các định mức chi tiêu, mục lục ngân sách được thiết lập đểkiểm soát theo phương châm càng chặt chẽ càng tốt
Phương thức quản lý hành chính, truyền thống, từng năm một, dựa theonguồn lực đầu vào để phân bổ cho các cơ quan, đơn vị vừa không hiệu quả trongviệc theo đuổi các mục đích đặt ra - đảm bảo các khoản ngân sách phân bổ được sửdụng đúng mục đích, vừa gắn với các kết quả quản lý không cao - phân bổ nguồnlực ngân sách diễn ra dàn trải, tùy tiện; hiệu quả kinh tế trong sử dụng ngân sáchthấp
Do phương thức quản lý trên đây không cho biết ngân sách có được gắn với
kế hoạch kinh tế vĩ mô hay không, cũng như tách biệt về không gian và thời gian vớicác chương trình phát triển kinh tế nên hiện nay ở nhiều nước trên thế giới phươngthức quản lý này dần được thay thế bằng phương thức quản lý chi ngân sách mới
Trang 37hiện đại hơn như quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra.
b Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra
Quản lý theo đầu ra là giao cho người cung cấp sản phẩm đầu ra quyền tựchủ trong quản lý để quyết định những đầu vào cần thiết để sản xuất đầu ra Điều đóđảm bảo cho các thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có được vai trò, vị trí hợp lý trongviệc quyết định các yếu tố đầu vào cần có cho hoạt động của đơn vị mình
Quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra là một phương thức quản lý trên
cơ sở tập trung vào hiệu quả của các khoản chi ngân sách, kết quả của quá trình hoạtđộng đằng sau các khoản chi ngân sách Nhà Nước và hiệu lực của kết quả này
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cấp tỉnh
1.3.1 Các yếu tố khách quan
1.3.1.1 Điều kiện tự nhiên
Ơ mỗi vùng, mỗi lãnh thổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, do vậy cần phải
có những thiết kế, kiến trúc phù hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi đầu tư vốn, đặcbiệt là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Chẳng hạn, ở địa phương có nhiều sông, lạihay xảy ra lũ lụt thì các khoản chi NSNN sẽ tập trung vào xây dựng đê, kè, và tusửa đê, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mưa, bão và có những biện pháphữu hiệu để tránh thiệt hại xảy ra nhằm đảm bảo chất lượng công trình; hoặc địaphương có địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc thì chú ý đầu tư cho giao thông thuận lợi
để có thể phát triển kinh tế và phát triển các ngành nghề phù hợp với điều kiện địahình đó Vì vậy, quản lý chi NSNN tỉnh chịu ảnh hưởng một phần từ các điều kiện
tự nhiên ở địa phương
1.3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Quản lý chi ngân sách chịu ảnh hưởng của trình độ phát triển kinh tế xã hội vàmức thu nhập của người dân trên địa bàn Khi trình độ kinh tế phát triển xã hội và mức thu nhập bình quân của người dân tăng thi huy động ngân sách cung tăng, do đoquan lý chi NSNN ít phải đối mặt với mâu thuẫn giữa nhu cầu chi cao mà nguồn thu thấp như ơ cac đia phương co trinh đô phat triên kinh tế thâp Khi ý thức tuân thủ pháp luật và các chính sách Nhà nước của các tổ chức, cá nhân được nâng cao, năng lực sử dụng
NSNN tại các tổ chức và cá nhân thụ hưởng NSNN được cải thiện thì việc sử dụngNSNN sẽ có hiệu quả cao hơn, mưc đô vi pham cũng sẽ thấp hơn Ngươc lai, khi trình
Trang 38độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấ,pcũng như ýthức về sử dụng các khoản chi chưa cao thì se tôn tại tinh trang ỷ lại Nhà nư,ớlcạmdụng chi NSNN… lam cho qua trinh quản lý chi NSNN khó khăn, phưc tap hơn.
- Cơ chế chính sách và các quy định của Nhà nước về quản lý chi NSNN
Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đã trở thànhmột bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và quản lý chiNSNN nói riêng Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện cho cácthành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật,đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc vàđồng bộ Vì vậy, hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý chiNSNN sẽ có tác dụng kiềm hãm hay thúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay khônghiệu quả chi NSNN ở địa phương
Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn tới quản lý chi NSNN ởđịa phương Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là một trong những căn cứquan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và kiểm soát chi NSNN, cũng làmột trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách nhànước của các cấp chính quyền địa phương Việc ban hành các định mức chi mộtcách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ trong việc quản lý chi tiêungân sách nhà nước được chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn Hay như, sự phân định tráchnhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chính quyền trong việc quản lý chi ngânsách nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác quản lý chiNSNN Chỉ trên cơ sở phân công trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng của từng cơ quan,địa phương sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý chi NSNN đạt hiệu quả, khônglãng phí công sức, tiền của Sự phân định trách nhiệm, quyền hạn phải được tôntrọng và thể chế hóa thành Luật để các cơ quan cũng như từng cá nhân có liên quanbiết được phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ,qua đó công việc được tiến hành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạchkhông đùn đẩy trách nhiệm, và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng caochất lượng quản lý chi NSNN
1.3.2 Các yếu tố chủ quan
Trang 39- Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi NSNN
Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy chi NSNN, bao gồm các nộidung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động ngân sách; đưa ra được các kếhoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơ cấu tổ chức hợp lý,
có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn giữa các nhân viên,cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý chi NSNN ở địa phương.Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệt đối với công tácquản lý tài chính công ở trung ương cũng như địa phương Nếu năng lực của ngườilãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợp với thực
tế thì việc quản lý chi tiêu nguồn lực tài chính công sẽ không hiệu quả, dễ gây tìnhtrạng chi vượt quá thu, chi đầu tư giàn trải, phân bổ chi thường xuyên không hợp lý;
có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách, không thúc đẩy được sựphát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…
Ngoài ra, đối với người lãnh đạo cũng cần tránh bệnh chạy theo thành tích,bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnh lệnh, coi thường pháp luật, xem trình
tự thủ tục là thứ gò bó quyền lực của mình Đây cũng có thể được coi là một trongnhững yếu tố làm giảm hiệu quả, thậm chí còn gây những hậu quả như thất thoát,lãng phí, tham nhũng,… trong công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương
Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý các khoản chi NSNN ở địaphương lại là yếu tố quyết định hiệu quả chi NSNN Nếu cán bộ quản lý có năng lựcchuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sai lệch trong cung cấp thông tin của đối tượng
sử dụng nguồn lực tài chính công, kiểm soát được toàn bộ nội dung chi, nguyên tắcchi và tuân thủ theo các quy định về quản lý nguồn tài chính công đảm bảo theo dựtoán đã đề ra
Bên cạnh năng lực chuyên môn thì đối với cán bộ công chức cũng cần phảitránh bệnh xu nịnh, chiều ý cấp trên, là thói quen xin cho, hạch sách, thiếu ý thứcchịu trách nhiệm cá nhân Thậm chí là sa sút về phẩm chất đạo đức như đòi hối lộ,đưa đút lót, thông đồng, móc ngoặc, gian lận… đây là những nhân tố ảnh hưởngkhông tốt tới quá trình quản lý chi NSNN, gây giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực tàichính công nghiêm trọng
Trang 40- Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN
Tổ chức bộ máy quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương và việc vận dụngquy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương: hoạt động quản lý chi NSNNđược triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộmáy quản lý chi NSNN và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp
vụ quản lý Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từngkhâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập,chấp hành, quyết toán và kiểm toán chi NSNN có tác động rất lớn đến quản lý chiNSNN Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chếtình trạng sai phạm trong quản lý Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp raquyết định quản lý chi NSNN, giảm các yếu tố sai lệch thông tin Từ đó nâng caođược hiệu quả quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương
- Công nghệ quản lý chi NSNN trên địa bàn địa phương
Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đangthực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó Thực tế đã chứng minh vớiviệc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi NSNN ở địaphương sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chínhxác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cảicách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả Chính vì lẽ đó mà công nghệ tin học làmột trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý chi NSNNhiện đại trên địa bàn địa phương
1.4 Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước của một số địa phương và bài học cho tỉnh Bắc Ninh
1.4.1 Kinh nghiệm của tỉnh Thái Nguyên
Quản lý chi ngân sách địa phương của tỉnh Thái Nguyên trong những nămqua có nhiều bước tiến bộ Thể hiện trên một số nội dung sau:
- Cân đối ngân sách đảm bảo kịp thời, đáp ứng được nhiệm vụ phát triểnkinh tế xã hội của địa phương