1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận Chăm sóc sức khỏe cộng đồng chủ đề: An toàn vệ sinh thực phẩm

44 2,6K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 664,42 KB

Nội dung

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM 1.1 Một số khái niệm về sức khỏe 1.1.1 Khái niệm về sức khỏe Sức khỏe là quyền lợi cơ bản nhất của con người và rất qua

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DƯỢC -o0o -

TIỂU LUẬN CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHỦ ĐỀ: AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM CHẤT LƯỢNG VÀ DINH DƯỠNG

ĐỒ ĂN VẶT XUNG QUANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

GVHD: NGUYỄN HỮU KHÁNH QUAN

NHÓM 14 THỰC HIỆN:

Thành Phố Hồ Chí Minh 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA DƯỢC -o0o -

TIỂU LUẬN CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

CHỦ ĐỀ: AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM CHẤT LƯỢNG VÀ DINH DƯỠNG

ĐỒ ĂN VẶT XUNG QUANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

GVHD: NGUYỄN HỮU KHÁNH QUAN

NHÓM 14 THỰC HIỆN:

Thành Phố Hồ Chí Minh 2018

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN Tên Báo cáo: An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Chất Lượng Và Dinh Dưỡng Đồ Ăn Vặt Xung Quanh Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành.

Học phần: CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Sinh viên thực hiện:

1 Phan Dương Tiển 1711541116

2 Nguyễn Thị Anh Thư 1700000326

3 Bùi Thị Ngọc Trâm 1700000216

4 Lê Ngọc Mai Trâm 1711543874

5 Lê Huỳnh Ngọc Thủy 1711543615

TP Hồ Chí Minh, ngày…… tháng… năm 2017

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY

Nguyễn Hữu Khánh Quan

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của Nhóm 14 và được sự hướng dẫncủa Giảng viên Nguyễn Hữu Khách Quan

Ngoài ra, trong tiểu luận còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu củacác tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có nguồn gốc rõ ràng

Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm vềnội dung tiểu luận của mình Trường đại học Nguyễn Tất Thành và Giảng viên không liênquan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do chúng tôi thực hiện trong quá trình thựchiện

TP Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 04 năm 2018

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành cảm ơn và sự tri ân sâu sắc đến các thầy cô trường Đại HọcNguyễn Tất Thành đã tận tình dạy bảo và truyền đạt những kiến thức chuyên ngành chochúng em có được nền tảng kiến thức vững chắc trong thời gian học tập

Nhóm em cũng chân thành cám ơn đến thầy cô bộ môn Chăm sóc sức khỏe cộngđồng đặc biệt là thầy Nguyễn Hữu Khánh Quan đã nhiệt tình hướng dẫn nhóm em hoànthành tốt bài tiểu luận Trong thời gian làm việc với thầy, nhóm không ngừng tiếp thuthêm nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứukhoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho nhóm trong quá trìnhhọc tập và công tác sau này

Mặc dù nhóm đã có nhiều cố gắng để thực hiện tiểu luận một cách hoàn chỉnh nhất.Song do công tác nghiên cứu, tiếp cận văn hóa ẩm thực vỉa hè cũng như hạn chế về kiếnthức và kinh nghiệm nên không thể tránh những thiếu sót nhất định Nhóm rất mong được

sự góp ý của thầy để bài tiểu luận hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!!!

Trang 6

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN TIỂU LUẬN HỌC PHẦN CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG TÊN TIỂU LUẬN: AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM CHẤT LƯỢNG VÀ DINH DƯỠNG ĐỒ ĂN VẶT XUNG QUANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT

THÀNH.

I SINH VIÊN THỰC HIỆN NỘI DUNG TIỂU LUẬN

STT NỘI DUNG THỰC HIỆN Họ và tên sinh viên Ngày tháng năm sinh

1 Lời cam đoan, lời cảm ơn,

mở đầu, tổng hợp bài Bùi Thị Ngọc Trâm

Ngày 08 tháng 05năm 1994

2 Chương I: Cơ sở lý thuyết Lê Huỳnh NgọcThủy

3 Chương II: An toàn sứckhỏe đối với con người Lê Ngọc Mai Trâm

4 Chương III: Tìm hiểu thực tế Phan Dương Tiển

5 Chương IV: Giải pháp, kếtluận, Slogan Nguyễn Thị AnhThư Ngày 30 tháng 12năm 1994

II TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH TIỂU LUẬN

Chữ ký sinh viên

Tổng khối lượng sinh viên thực hiện báo cáo 100%

Tp Hồ Chí Minh, ngày 06 Tháng 04 năm 2018

Chữ ký trưởng nhóm

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM 2

1.1 Một số khái niệm về sức khỏe 2

1.1.1 Khái niệm về sức khỏe 2

1.1.2 Khái niệm về sức khỏe cộng đồng 3

1.1.3 Sức khỏe theo quan niệm WHO 4

1.1.4 Sức khỏe theo quan niệm của Hồ Chí Minh 7

1.2 Các yếu tố quyết định sức khỏe cộng đồng 9

1.2.1 Yếu tố kinh tế 9

1.2.2 Các lĩnh vực văn hóa, xã hội 10

1.2.3 Các yếu tố về dân số 10

1.2.4 Đô thị hóa, di cư và thay đổi lối sống 11

1.2.5 Các yếu tố môi trường 11

1.2.6 Tai nạn, thương tích, bạo lực giới 13

1.2.7 Thay đổi mô hình bệnh tật và tử vong 13

1.3 Các yếu tố tác động đến y tế 14

1.3.1 Các yếu tố tác động đến y tế: 14

1.3.2 Vai trò của y tế 15

1.4 Khái niệm về an toàn vệ sinh thực phẩm 16

CHƯƠNG II: AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI 18

2.1 Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe 18

2.2 An toàn vệ sinh thực phẩm đối với kinh tế xã hội 19

2.3 Những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe con người 20

CHƯƠNG III: TÌM HIỂU THỰC TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ DINH DƯỠNG MÓN ĂN VẶT BÊN CẠNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH 22

3.1 Một số món ăn vặt ở trường 22

3.1.1 Bánh tráng trộn: 22

Trang 8

3.1.2 Xoài Lắc: 23

3.1.3 Bắp xào: 25

3.1.4 Trà sữa: 26

3.1.5 Cá viên chiên: 27

3.2 Nhận thức của sinh viên về món ăn vặt 28

3.3 Nhận thức của người bán 31

4.1 Giải pháp thực hiện 31

4.1.1 Về phía người tiêu dùng 31

4.1.2 Cơ quan quản lý nhà nước 31

4.1.3 Về phía nhà sản xuất 33

4.2 Kết Luận 33

4.3 Slogan của nhóm 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hiện nay vấn đề bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ

vị trí quan trọng góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng cường sức lao động, học tập, thúcđẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh Mặc dù chođến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệ và an toàn vệsinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ vàthanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng các bệnh do kém chất lượng về vệsinh thực phẩm và thức ăn vẫn chiếm tỷ lệ khá cao Các loại thực phẩm sản xuất, chế biếntrong nước và nước ngoài nhập vào Việt nam ngày càng nhiều chủng loại Việc sử dụngcác chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến Các loại phẩm màu, đường hóa học,đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, chế biến thức ăn sẵn như khô bò, khô nai,v/v…

Quá trình phát triển thì thực phẩm được con người chế biến, sử dụng dưới nhiềuhình thức khác nhau, rất đa dạng, phong phú Bên cạnh vấn đề cung cấp thức ăn ngon, bổ,

rẻ, tiện lợi thì vấn đề đảm bảo an toàn khi ăn uống cũng được quan tâm nhiều hơn Trongcông cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, con người luôn phải chạy đua với thờigian để hoàn thành những khối công việc khổng lồ mà ít chú trọng chuyện ăn uống của cánhân họ Viêc lựa chọn những món ăn tiết kiệm về kinh tế và thời gian là lựa chọn tối ưunhất Và để đáp ứng nhu cầu ấy, trên đường phố xuất hiện ngày càng nhiều những gánhhàng rong và những món ăn vặt vỉa hè, họ chỉ biết “thưởng thức” mà không hề quan tâmđến chất lượng vệ sinh của những món ăn này, còn người bán thì chỉ việc bán Họ chưa có

ý thức và thực hành tốt về vệ sinh an toàn thực phẩm, không quan tâm đến hậu quả củathức ăn kém chất lưỡng có thể gây ra ngộ độc hàng loạt, mà nguyên nhân xuất phát từnhững món ăn vặt như bánh tráng trộn, trà sữa, xoài trộn, v/v thiếu chất lượng này.Chính vì lý do đó mà an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề cấp thiết được người tiêudùng quan tâm Vì vậy, nhóm chúng tôi đã quyết định tìm hiểu về đề tài: An toàn vệ sinhthực phẩm chất lượng và dinh dưỡng đồ ăn vặt ở trường Đại Học Nguyễn Tất Thành TP

Hồ Chí Minh

Trang 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN VỆ SINH

THỰC PHẨM

1.1 Một số khái niệm về sức khỏe

1.1.1 Khái niệm về sức khỏe

Sức khỏe là quyền lợi cơ bản nhất của con người và rất quan trọng đối với sự pháttriển của kinh tế - xã hội Sức khỏe phải được nhìn nhận như một tài sản của con người và

xã hội, cũng như bất kỳ của cải vật chất nào

Nghị quyết số 46/NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ chính trị đã nêu rõ: “Sức khỏe làvốn quý nhất của mỗi con người, mỗi gia đình và toàn xã hội Bảo vệ, chăm sóc và nângcao sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệmcủa các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội góp phầnbảo đảm nguồn nhân lực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là một trong nhữngchính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước Đầu tư cho công tác chăm sóc sứckhỏe phải được coi là đầu tư cho phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ”

Quan điểm chỉ đạo trên đã cho thấy, sức khỏe có vai trò rất quan trọng trong sự pháttriển kinh tế - xã hội của Việt Nam Không chỉ có Việt Nam, các nước trên thế giới đềucoi trọng sức khỏe Theo quan điểm chung, sự phát triển bền vững của một quốc gia phụthuộc chủ yếu vào chất lượng nguồn nhân lực Sự phát triển của một quốc gia không thể

có được nếu không có nhân dân khỏe mạnh và được học hành với những kiến thức và kỹnăng cần thiết Tiến bộ kinh tế - xã hội của mỗi nước phụ thuộc vào kết cấu hạ tầng và cácnguồn nhân lực tương xứng Đầu tư cho sự phát triển của con người chính là đầu tư chophát triển kinh tế - xã hội của quốc gia

Theo quan niệm thông thường, người có sức khỏe tốt là người ít ốm đau bệnh tật.Nhưng sức khỏe là gì, bệnh tật là gì thì nhân loại từng có một thời gian dài chưa thốngnhất quan niệm Cho đến nay, vẫn có rất nhiều quan niệm về sức khỏe từ các góc nhìnkhác nhau trong xã hội

Trang 11

Sức khỏe cộng đồng là tình hình chung về sức khỏe của nhân dân trong các mốiquan hệ xã hội nhất định, trong một xã hội nhất định Tình hình sức khỏe thường đượcbiểu hiện chung bằng các chỉ số sức khỏe cơ bản nhất, chung nhất của cộng đồng dân cưnhư:

 Tình hình và sự biến động của các quá trình dân số (sinh, tử, di dân) đô thị hóa,chất lượng dân số (tuổi thọ của dân cư, kỳ vọng sống của dân cư)

 Mức độ và tính chất bệnh tật, tàn phế trong cộng đồng dân cư: tỷ lệ mắc bệnhchung, tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi, tỷ suất chết bà mẹ do thai sản

 Sự phát triển thể lực của nhân dân: Nghiên cứu và so sánh các dữ liệu về tìnhtrạng nêu trên của sức khỏe cộng đồng trong các điều kiện kinh tế - xã hội nhấtđịnh không những cho phép đưa ra những nhận định, đánh giá về mức độ sứckhỏe xã hội của cộng đồng dân cư, mà còn giúp phát hiện ra các điều kiện vànguyên nhân xã hội (các yếu tố) ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe cộng đồng.Các học giả xô viết như Xerenko E Ph Ermakov, … đã đưa ra mô hình yếu tốtác động quyết định đến sức khỏe cộng đồng gồm 3 nhóm cơ bản là: Các yếu tốsinh học, các yếu tố thiên nhiên khí hậu và các yếu tố kinh tế - xã hội

 Con người sống trong một cộng đồng, chịu sự tác động của cộng động, đồng thờitác động vào cộng đồng đó Các Mác đã chỉ rõ rằng: “… con người bẩm sinh đã

là sinh vật có tính xã hội, … con người chỉ có thể phát triển bản tính chân chínhcủa mình và bản tính chân chính của mình trong xã hội và cần phải phán đoán lựclượng của bản tính của anh ta, không phải căn cứ vào lực lượng của cá nhân riêng

lẻ mà căn cứ vào lực lượng của toàn xã hội”

Trong chuyên đề yếu tố hành vi và sức khỏe đã đề cập đến các yếu tố quyết định sứckhỏe cá nhân Trong phạm vi này, chúng ta sẽ nghiên cứu các yếu tố quyết định sức khỏecộng đồng

Các yếu tố tác động quyết định đến sức khỏe cộng đồng xã hội theo Xerenko E Ph.Ermakov … được trình bày ở Hình 1.1

Trang 12

Sinhhoạt

Nghỉngơi

Ăn uống Các quá

trình didân

Trình

độ, vănhóa, họcvấn

Các yếu tố thiên nhiên khí hậu

Hình 1.1: Các yếu tố tác động lên sức khỏe cộng động

1.1.3 Sức khỏe theo quan niệm WHO

Khái niệm sức khỏe của tổ chức y tế thế giới (WHO) đã được nêu trong lời mở đầu

bản điều lệ của tổ chức y tế thế giới, được biên soạn và thảo luận tại Hội nghị y tế thế giới

do Hội Đồng – Kinh Tế - Xã Hội của Liên hiệp quốc triệu tập và tổ chức tại New York,

năm 1945: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã

hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay tật.”

Như vậy, tùy theo cách diễn đạt, có thể hiểu được sức khỏe gồm ba hoặc bốn thành tố:

sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, sức khỏe xã hội và không có bệnh, tật Chỉ có thể

nắm chắc khái niệm sức khỏe, khi và chỉ khi lĩnh hội được đầy đủ các thành tố trên của

sức khỏe

Sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát sự sảng khoái và thoải mái về thể

chất Càng sảng khoái, thoải mái, càng chứng tỏ người đó là khỏe mạnh Cơ sở của sự

sảng khoái, thoải mái thể chất là:

Sự phát triển thể lựcTàn phế

Bệnh tật và chấn thương

Chỉ số diđộng tựnhiên củadân cư

Tình trạngsức khỏecủa dân cư

Ditruyền

Thểtrạng

Lứa tuổiGiới tính

Mức độsinh vật lýTài nguyênthiên nhiên

Trang 13

 Sức lực: Khả năng hoạt động của cơ bắp mạnh, có sức đẩy, sức kéo, sức nâng cao,

…, do đó, làm công việc chân tay một cách thoải mái như mang vác, điều khiểnmáy móc, sử dụng công cụ, …

 Sự nhanh nhẹn: khả năng phản ứng của chân tay nhanh nhạy, đi lại, chạy nhảy, làmcác thao tác kỹ thuật một cách nhẹ nhàng, thoải mái

 Sự dẻo dai: Làm việc hoặc hoạt động chân tay tương đối lâu và liên tục mà khôngcảm thấy mệt mỏi

 Khả năng chống đỡ được các yếu tố gây bệnh: ít ốm đau hoặc nếu có bệnh cũngnhanh khỏi và chống hồi phục

 Khả năng chịu đựng được những điều kiện khắc nghiệt của môi trường: chịu nóng,lạnh, hay sự thay đổi đột ngột của thời tiết

Cơ sở của các đặt điểm vừa nêu chính là trạng thái thăng bằng của mỗi hệ thống và

sự thăng bằng của bốn hệ thống: tiếp xúc, vận động, nội tạng và điều khiển của cơ thể.Sức khỏe tinh thần là hiện thân của sự thoải mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm

và tinh thần Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi,thanh thản; ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời; ở những quan niệm sống tích cực, dũngcảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lànhmạnh

Có thể khẳng định, sức khỏe tinh thần là nguồn lực để sống khỏe mạnh, là nền tảngcho chất lượng cuộc sống, giúp cá nhân có thể ứng phó một cách tự tin và hiệu quả vớimọi thử thách, nguy cơ trong cuộc sống Sức khỏe tinh thần cho ta khí thế để sống năngđộng, để đạt được các mục tiêu đặt ra trong cuộc sống và tương tác với người khác với sựtôn trọng và công bằng

Sức khỏe tinh thần chính là sự biểu hiện nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạođức Cơ sở của sức khỏe tinh thần là sự thăng bằng và hài hòa trong hoạt động tinh thầngiữa lý trí và tình cảm

Sức khỏe xã hội: Sự hòa nhập của cá nhân với cộng đồng được gọi là sức khỏe xãhội như câu nói của C Mác: “Con người là sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội” Sứckhỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữ các

Trang 14

thành viên: gia đình, nhà trường, bạn bè, xóm làng Nơi công cộng, cơ quan Nó thể hiện

ở sự được chấp nhận và tán thành của xã hội Càng hòa nhập với mọi người, được mọingười đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại Cơ sở của sức khỏe

xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợicủa xã hội, của những người khác; là sự hòa nhập giữa cá nhân, gia đình và xã hội

Ba yếu tố của sức khỏe liên quan chặt chẽ với nhau tạo ra sự thăng bằng, hài hòa củatất cả những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội của con người Nó là cơ sở quan trọngtạo nền tảng cho hạnh phúc của con người Chính nhờ khái niệm sức khỏe này, phạm vihoạt động của WHO đã được mở rộng từ các vấn đề phòng chống bệnh tật đến các vấn đề

xã hội có tính chất khác nhau như đói rét, nghèo khổ, ô nhiễm môi trường và ngày nay làvấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu

Khái niệm sức khỏe của WHO một lần nữa được khẳng định lại tại Điểm 1 Bảngtuyên ngôn Alma – Ata năm 1978 là: Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái vềthể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay tật vẫn còn nguyên giátrị đến ngày nay

Trang 15

Hình 1.2: Các thành tố của sức khỏe (theo định nghĩa của WHO)

1.1.4 Sức khỏe theo quan niệm của Hồ Chí Minh.

Kế thừa và phát huy những tư tưởng truyền thống của dân tộc ta về sức khỏe, kếthợp quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về phát triển con người toàn diện, HồChí Minh đã đưa ra các quan niệm về sức khỏe rất giãn dị: “Khí quyết lưu thông, tinhthần đầy đủ, như vậy là sức khỏe.”

Quan niệm về sức khỏe của Hồ Chí Minh trước hết là sự thống nhất giữa hai yếu tố: thểchất và tinh thần, nó mang tính khái quát cao và rất hàm súc

Sứckhỏethểchất

Chiều caoThể hình

Cân nặngThể dục

Sứckhỏetinhthần

Sức nhanhTâm lý

Sứckhỏexãhội

Sức bềnKhả năng

hòa nhập

Sức dẻo

Khả năngtác động trở lại Năng lực phối hợp

vận độngKhông

cóbệnhtật

Trang 16

Một là, theo Hồ Chí Minh, một người khỏe mạnh không chỉ có cơ thể cường tráng

mà còn có tinh thần thoải mái, lành mạnh Ngược lại, tinh thần có lành mạnh thì cơ thểmới khỏe khoắn Đó chính là điều kiện để con người phát triển trí tuệ và tài năng cũngnhư sở trường của bản thân

Hai là, sức khỏe gắn liền với cuộc sống lao động, gắn với một nếp sống đẹp Đối với

Hồ Chí Minh, quan niệm sức khỏe của con người không chỉ là ăn ngủ sinh hoạt, mà còngắn với hoạt động, lao động hằng ngày

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, sức khỏe gắn liền với nếp sống đẹp, yêu lao động, là sự hòahợp giữa thiên nhiên và con người, hướng tới thực tiễn sản xuất lao động Vì vậy, quanniệm của Người về sức khỏe còn có các yếu tố: sinh hoạt vật chất vừa và đủ “tự cungthanh đạm”; trạng thái tinh thần thanh thản, sáng suốt “tinh thần sảng khoái”; hướng tớilao động hữu ích – “tố sự thung dung”; để hưởng cuộc sống lâu dài “nhật nguyệt trăng”

Ba là, sức khỏe cá nhân gắn liền với sức khỏe cộng đồng Hồ Chí Minh cho rằng,

con người là gốc của mọi công việc Vì vậy, Người đặc biệt quan tâm đến sức khỏe củatoàn thể dân tộc Ngay từ những ngày đầu của Cách Mạng Tháng Tám năm 1945, Hồ ChíMinh đã hết sức quan tâm đến sức khỏe của mỗi người dân, sức khỏe của toàn thể dântộc Người đã ký sắc lệnh số 14 (30/01/1946) thành lập nhà Thể Dục trong Bộ Giáo Dụcnhằm mục đích “khuyên và dạy cho đồng bào tập thể dục, đặng giữ gìn và bồi đắp sứckhỏe” Đối với bản thân, ngày nào Người cũng tập thể dục để rèn luyện cơ thể trở nênkhỏe mạnh, dẻo dai Người cho rằng: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt,mỗi một người dân khỏe mạnh, tức là cả nước khỏe mạnh, …Dân cường thì quốc thịnh.Chính vì vậy, sức khỏe cá nhân là một bộ phận của sức khỏe cộng đồng Ở đây, Hồ Chíminh đã đặt mối quan hệ sức khỏe cá nhân với sức khỏe xã hội, sức khỏe cộng đồng trongtính thống nhất và biện chứng Sức khỏe cá nhân không tác rời cộng đồng, song sức mạnhcộng đồng không góp phần tăng cường sức mạnh cá nhân Quan điểm sức khỏe toàn dân,sức khỏe cộng đồng được Hồ Chí Minh coi là một nhiệm vụ quan trọng trong cách mạng,một trong những nhân tố thúc đẩy sự nghiệp “giữ gìn dân chủ, xây dựng nhà nước, gâyđời sống mới”

Trang 17

Bốn là, đề cao sức mạnh tinh thần, coi trọng sức mạnh ý chí Là một người rất thực

tiễn và duy vật, nhưng Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao yếu tố tinh thần, ý chí Quan niệmcủa Người về sức khỏe là sự kết hợp hài hòa hai yếu tố: thể chất và tinh thần, chúng làđiểm tựa, luôn bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau Trong tập thơ “Ngục trong nhật ký” (Nhật

ký trong tù năm 1941), Người đã thể hiện hết sức phong phú sự khai phóng, lành mạnhtrong đời sống tinh thần ngay cả khi điều kiện và cuộc sống vật chất luôn khó khăn, thiếuthốn Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam, Người nói:

“Phải rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh Khỏe mạnh thì mới có đủ sức để tham gia mộtcách dẻo dai bền bỉ những công việc ích nước lại dân” Có sức khỏe thì bản thân mỗingười mới có sự hăng hái trong lao động, để từ đó học hỏi và định hướng những cách điđúng đắn trong công việc, biết nổ lực vươn lên trong cuộc sống, khắc phục những khókhăn còn tồn tại Chính vì thế, cần phải có một tinh thần, ý chí mạnh mẽ, khẳng định sứcmạnh cũng như lập trường bản thân để vượt qua mọi thử thách, phát huy khả năng cao độtrong học tập lao động và sản xuất

1.2 Các yếu tố quyết định sức khỏe cộng đồng

1.2.1 Yếu tố kinh tế

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng khá,tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng Việt Nam đã ra khỏi tình trạng kém phát triển và đãlọt vào nhóm các quốc gia có mức thu nhập trung bình Kinh tế phát triển và ổn định làđiền kiện tăng đầu tư cho y tế và tăng cường sức khỏe cho nhân dân Tỷ lệ ngân sách y tế

so với tổng sản phẩm quốc nội có xu hướng tăng nhưng chưa ổn định và có nguy cơ giảm

do cắt giảm đầu tư từ trái phiếu Chính phủ

Tuy nhiên, có những thách thức như tỷ lệ thiếu việc làm còn cao, thu nhập của người laođộng còn thấp Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xacòn nhiều khó khăn Công tác xóa đói giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái nghòecòn cao Tình trạng chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng Những thách thức này tácđộng rõ rệt lên sức khỏe nhân dân

1.2.2 Các lĩnh vực văn hóa, xã hội

Trang 18

Các lĩnh vực văn hóa xã hội đã có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên có một số mặtyếu kém, chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sốngtrong một bộ phận xã hội xuống cấp.

Giáo dục nhằm nâng cao dân trí; giúp cho mỗi người chúng ta phải biết cách tự bảo

vệ, tự chăm sóc và rèn luyện nâng cao sức khỏe, đồng thời tích cực tham gia các phongtrào vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch; phòng chống các tệ nạn xã hội; xây dựng môitrường xanh, sạch đẹp Gắn kết giáo dục với chăm sóc sức khỏe mới giải quyết được việchọc tập nặng nề, quá tải trong những điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị thiếu thốn dẫn đếnnhững con số thống kê ảm đạm về các bệnh học đường như cận thị cong vẹo cột sống, rốiloạn tâm thần, thấp còi, thấp béo, đang báo động về sức khỏe và chiều cao của con người,làm ảnh hưởng đến giống nòi

1.2.3 Các yếu tố về dân số

Quy mô dân số lớn và tiếp tục tăng nên mật độ dân số tăng, cao gây sức ép lên kinh

tế, xã hội và điều kiện sống của mỗi người dân, là yếu tố nguy cơ đối với nhiều vấn đềsức khỏe, trong đó có các bệnh lây nhiễm và tình hình sử dụng dịch vụ y tế của ngườidân

Cơ cấu dân số biến động mạnh: Dân số Việt Nam đang thuộc cơ cấu dân số “vàng”hay cơ cấu dân số tối ưu vì tỷ trọng người trong đọ tuổi lao động chiếm tỉ lệ rất lớn so với

tỷ trọng người trong tuổi phụ thuộc Tuy nhiên, nhóm phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ cũngrất lớn, sẽ ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vànhi khoa trong những năm tới

Trong những năm qua, kèm theo già hóa dân số sẽ làm tăng nhu cầu đảm bảo phúclợi xã hội, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người già, thường có các bệnh không lâynhiễm, có tiềm năng tăng đáng kể trong thời gian tới

Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng nghiêm trọng Đây là vấn đề

xã hội đặc biệt quan tâm

Mặc dù tuổi thọ trung bình tăng, nhưng chất lượng dân số còn hạn chế Việt Namvẫn nằm trong nhóm các nước có chỉ số phát triển con người ở mức trung bình

Trang 19

Tỷ suất sinh tăng, tỷ suất chết giảm cho thấy rõ hiệu quả của chương trình chăm sócsức khỏe bà mẹ và trẻ em nói riêng và công tác bảo vệ sức khỏe, nâng cao mức sống chongười dân nói chung trong năm qua.

1.2.4 Đô thị hóa, di cư và thay đổi lối sống

Đô thị hóa cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa tạo ra những thách thứclớn đối với công tác chăm sóc sức khỏe Sự gia tăng nhịp độ của cuộc sống là yếu tố nguy

cơ cho các bệnh tâm thần, tim mạch và bệnh không lây nhiễm khác Công nghiệp hóatăng nguy cơ tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh nghề nghiệp Ô nhiễm không khí, nướcsạch do tăng nhanh công suất sử dụng, cơ sở hạ tầng đô thị cũng đang đe dọa sức khỏengười dân

Cơ sở hạ tầng xã hội không theo kịp với tốc độ tăng dân số, đặc biệt cung ứng nướcsạch, xử lý rác thải, nước cống, cơ sở y tế khám, chữa bệnh, giáo dục, nhà ở

Di cư ngày càng tăng gây áp lực cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cácthành phố lớn và tổ chức hệ thống cung cấp dịch vụ y tế Di cư từ nông thôn ra thành thịlàm nảy sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe như: môi trường tự nhiên ở nơi xuất

cư, nhập cư và cả quá trình di cư, sự khác nhau về lối sống, điều kiện kinh tế và các cơhội sống (nơi sinh, giáo dục, cơ hội việc làm, sự phân biệt đối xử và bất bình đẳng giới)của nơi xuất cư, điểm trung chuyển và nơi nhập cư

Bên cạnh đó, một số nhân tố khác ảnh hưởng đến sức khỏe của người di cư:

 Địa vị pháp lý của người di cư tại nơi đến cũng quyết định khả năng tiếp cậncác dịch vụ y tế và xã hội

 Khả năng hòa nhập với văn hóa, lối sống tại khu vực nhập cư

 Sự phát triển của các chính sách và cơ sở hạ tầng hệ thống y tế tại vùng nhậpcư

1.2.5 Các yếu tố môi trường

Ô nhiễm môi trường:

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, vấn đề ô nhiễm môi trường, ônhiễm không khí và nguồn nước khu dân cư ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếpđến sức khỏe người dân

Trang 20

Ô nhiễm không khí chủ yếu do giao thông (70%) và các thành phố đang xây dựng,

đô thị hóa một cách mạnh mẽ

Ô nhiễm không khí gây hàng loạt các vấn đề về sức khỏe cấp và mãn tính do cácchất gây ô nhiễm, và đặc biệt gây nguy hiểm đối với những người mắc bệnh hô hấp, timmạch, người cao tuổi

Công tác quản lý chất thải tại các cơ sở y tế cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môitrường, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân và chất lượng dịch vụ y tế

An toàn vệ sinh thực phẩm

Nguyên nhân quan trọng của bệnh tật liên quan đến thực phẩm là nguy cơ nhiễmhóa chất trong thực phẩm

Hóa chất gây nhiễm trong thực phẩm gồm:

 Các loại nấm độc, hải sản độc, các chất ô nhiễm môi trường như thủy ngân,chì và các chất tự nhiên trong thực vật

 Các vi chất, hóa chất đưa vào thực phẩm khi chế biến, lượng dư hóa chấtnông nghiệp và thuốc thú y được sử dụng trong sản xuất thực phẩm

 Các công nghệ mới như kĩ thuật di truyền, chiếu xạ, công nghệ bao gói đều

có thể cải tiến tuy nhiên cũng có những rủi ro

Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều thế hệ và nhiềuquẩn thể dân số khác nhau, đến mô hình bệnh tật tử vong, khoảng cách giàu nghèo về y

tế, sự ổn định của xã hội và các vấn đề an ninh chính trị

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sức khỏe cộng đồng:

 Hủy hoại nhiều yếu tố môi trường quyết định sức khỏe bao gồm ô nhiễmkhông khí, nước và thực phẩm, hiệu ứng nhà kính làm gia tăng các hiệntượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, bão, sống thần, hạn hán

 Các loại thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra gây hậu quả nghiêm trọng là mấtnguồn nước sạch, thiếu ăn, tai nạn, chấn thương, khó tiếp cận với dịch vụ ytế

Trang 21

 Làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm, những dịch bệnh lớn gây tử vong khácnhư suy dinh dưỡng, tiêu chảy, sốt xuất huyết.

Không chỉ đe dọa làm thay đổi lối sống mà còn tác động trực tiếp tới sức khỏe conngười, môi trường, đa dạng sinh học và tài nguyên nước

Việt Nam là một trong số quốc gia đang bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khíhậu và mực nước biển dâng

1.2.6 Tai nạn, thương tích, bạo lực giới

Do thiếu ý thực, thiếu bảo hộ lao động, thiếu sự quan tâm trong xã hội, tai nạn giaothông, tai nạn lao động, tai nạn cộng đồng tiếp tục xảy ra thường xuyên

 Ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật đáng báo động khi là một trong mười nguyênnhân gây tử vong cao nhất tại các bệnh viện

 Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và nhiễm độc trong sản xuất và sử dụngchất hóa học gây hậu quả nghiêm trọng: ngộ độc, thương tích, biến chứng,suy giảm sức khỏe, tinh thần, tử vong

Tư tưởng trọng nam khinh nữ - một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đếntình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh Bạo lực đối với phụ nữ làm ảnh hưởng nghiêmtrọng đến sức khỏe và tinh thần của phụ nữ

 Việc đánh đập gây thương tích, để lại di chứng có thể làm sẩy thai hoặc sinhnon đối với phụ nữ

 Đẩy một số phụ nữ đến bước đường cùng phải tự kết thúc cuộc đời mìnhđồng thời cướp đi môi trường sống và giáo dục bình thường cho rất nhiều trẻem

1.2.7 Thay đổi mô hình bệnh tật và tử vong

Mô hình bệnh tật và tử vong hiện đang trong giai đoạn chuyển đổi

 Tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính, bệnh không lây nhiễm (như đái tháo đường,ung thư, tim mạch), tai nạn, thương tích ngày càng tăng

 Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch có nguy cơ bùng phát trở lại,dịch tễ bệnh lao còn cao, một lượng lớn bệnh nhân vẫn còn tồn tại trong cộngđồng mà chưa được phát hiện, dịch HIV/AIDS có xu hướng chững lại nhưng

Trang 22

chưa được khống chế, một số dịch bệnh mới, bệnh lạ xuất hiện diễn biếnphức tạp, khó lường gây "Gánh nặng bệnh tật và chấn thương".

Những vấn đề sức khỏe cộng đồng có phạm vi rất rộng lớn, không thể giải quyếthiệu quả nếu thiếu đi nhận thức về nhu cầu phải phối hợp với nhau trong cuộc đấu tranhvới bệnh tật và các nguy cơ gây bệnh, cải thiện kĩ thuật, công nghệ điều trị hiện đại, xâydựng hệ thống chăm sóc sức khỏe đáp ứng tốt hơn

1.3 Các yếu tố tác động đến y tế

1.3.1 Các yếu tố tác động đến y tế:

 Yếu tố giai cấp- xã hội

Đây là yếu tố quy định về mục tiêu, cơ cấu và cơ chế hoạt động của hệ thống y tế xãhội Yếu tố này thể hiện ở chủ trương, chính sách và biện pháp xây dựng và phát triển hệthống y tế xã hội Nhà nước từ trung ương đến địa phương, cơ sở, cho từng giai đoạn vàcho cả một thời kì phát triển của đất nước

Khi có chủ trương, chính sách, biện pháp đúng đắn thì hoạt động y tế và hiệu quả chămsóc sức khỏe có thể “vượt trước” sự phát triển kinh tế như Việt Nam là một ví dụ

 Yếu tố dân số:

Cơ cấu dân số có tác động tới hệ thống sức khỏe nhân dân Nếu một tháp dân số cho

độ tuổi trung bình thấp thì cơ cấu chăm sóc sức khỏe nghiêng vào lứa tuổi thấp, ngược lại,tháp dân số cho độ tuổi trung bình cao thì cơ cấu chăm sóc sức khỏe nghiêng về lứa tuổicao

 Yếu tố địa lý – khí hậu:

Yếu tố quyết định về tính đặc trưng của hệ thống chăm sóc sức khỏe của mỗi khu

Ngày đăng: 17/01/2019, 11:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) An toàn thực phẩm sức khỏe đời sống và kinh tế xã hội – NXB Y học Khác
2) Bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm – Trường Đại học Y Hà Nội (1996). Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, NXB Y học, Hà Nội Khác
3) Đào Văn Dũng (đồng chủ biên): Y học xã hội và Tổ chức Y tế, Nxb. Tri thức, 2007 Khác
4) Đào Văn Dũng (đồng tác giả): Giáo trình quản lý chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2009 Khác
5) Đào Văn Dũng (chủ biên): Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2012 Khác
6) Lương Bảo Uyên, Bài giảng Quản lý an toàn và chất lượng thực phẩm Khác
7) PGS.TS Trần Đáng- Mối nguy vệ sinh an toàn thực phẩm- Chương trình kiểm soát GMP, GHP và hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP – NXB Y học Hà Nội, 2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w