PHAN TICH TỐ CHẤT VA KỸ NANG QUẢN LÝ CỦA NHA LÃNHDẠO THANH CONG ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, một trong những vấn đề gây tranh cãi là tầm quan trọng hay vai trò của người điều hàn
Trang 1PHAN TICH TỐ CHẤT VA KỸ NANG QUẢN LÝ CỦA NHA LÃNH
DẠO THANH CONG ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, một trong những vấn đề gây tranh cãi là tầm quan trọng hay vai trò của người điều hành đối với hiệu quả hoạt động của các
tổ chức lớn Vì vậy nhiều nhà nghiên cứu lý thuyết lãnh đạo đã chuyển hướng nghiên cứu sang những giám đốc điều hành và đội ngũ quản lý cao cấp Nghiên cứu về tố chất và kỹ năng lãnh đạo cho rằng một số người có phẩm chất và kỹ năng giúp họ dễ dàng tìm kiếm và đạt được vị trí lãnh đạo và trở thành những người lãnh đạo hiệu quả
Nói đến những nhà lãnh đạo kinh doanh thành công của Việt Nam, không thể không nhắc đến ông Trương Gia Bình – Chủ tịch kiêm tổng giám đốc Tập đoàn FPT – một trong những tập đoàn kinh doanh lớn mạnh nhất của ngành công nghệ thông tin Việt Nam Tôi may mắn được làm cấp dưới của ông trong nhiều năm và đủ thời gian để cảm nhận cũng như đánh giá được những tố chất,
kỹ năng và vai trò quan trọng của ông đối với sự phát triển bền vững của tập đoàn FPT
TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG QUẢN LÝ
Tố chất là nói đến các đặc điểm cá nhân khác nhau, bao gồm các đặc điểm về cá tính, tính khí, nhu cầu và các giá trị Kỹ năng nói đến khả năng làm một việc gì đó theo một cách có hiệu quả chẳng hạn như sự thông minh, kỹ năng giao tiếp, tranh luận bằng lời nói, kỹ năng thuyết phục… Kỹ năng lãnh đạo có thể tổng hợp thành 3 nhóm kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng nhận thức Đặc điểm nổi bật trong kỹ năng lãnh đạo mà ông Trương Gia Bình thể hiện rõ nét nhất chính là kỹ năng nhận thức Ông có khả năng phân tích chung, tư duy logic, thông hiểu và sáng tạo trong việc đưa ra ý tưởng và giải
Trang 2quyết vấn đề, ông còn có khả năng phân tích các sự kiện và xu hướng, nhận ra
cơ hội và các vấn đề tiềm năng Bên cạnh đó ông cũng là một người có khả năng truyền đạt rõ ràng và hiệu quả, khả năng thuyết phục và hợp tác …
Thực tế khẳng định rằng ông là một nhà lãnh đạo chiến lược Ông phân tích sự kiện và xu hướng, vạch ra được tầm nhìn của tổ chức FPT, lập kế hoạch cho từng giai đoạn phát triển, phối hợp hành động giữa các bộ phận và biết cách tác động như thế nào đến các bộ phận đó Ông là nhà quản lý có khả năng hiểu những thay đổi môi trường bên ngoài sẽ tác động như thế nào đối với tổ chức mình, ông có một “tầm nhìn hướng ngoại” như Katz và Kahn giải thích (1978, trang 541) “ Đây cũng chính là những vấn đề phân biệt giữa sự cạnh tranh thành công và thất bại, giữa sự tăng trưởng và sự trì trệ, giữa sự sống và còn”
Nếu nói một cách ngắn gọn về phong cách lãnh đạo nổi bật ở ông thì chúng bao gồm: khát vọng và ước mơ lớn + nhìn được các điểm nút chiến lược + tập hợp được những người có năng lực cũng vượt qua khó khăn Ông là một
nhân vật có nhiều ý tưởng mà đầu tiên chính là ý tưởng thành lập một công ty,
ở đó hội tụ toàn những nhà khoa học, nhà giáo, chuyên gia mới đi học ở nước ngoài về trong lĩnh vực Tin học – một lĩnh vực hoàn toàn xa lạ ở Việt Nam vào cuối những năm 80
Ngay từ khi xây dựng tổ chức FPT , ông đã tạo nên một tầm nhìn mang tính chiến lược “FPT mong muốn trở thành một tổ chức kiểu mới, giàu mạnh
bằng nỗ lực lao động sáng tạo trong khoa học kỹ thuật và công nghệ, làm khách hàng hài lòng, góp phần hưng thịnh quốc gia, đem lại cho mỗi thành viên của mình điều kiện phát triển tài năng tốt nhất và một cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần”
Tại sao một nhóm các nhà khoa học lại rủ nhau đi làm kinh tế? Ông Bình
kể “thế hệ ông được hưởng thụ sự giáo dục về niềm tự hào dân tộc, chúng ta là lương tâm của thời đại, nhưng khi đi ra thế giới một sự thật đáng buồn là Việt
Trang 3Nam chúng ta không được nhìn nhận một cách đáng tôn trọng” Ông muốn rằng cần phải làm kinh tế mạnh để khẳng định giá trị con người, giá trị dân tộc mình
Sau 10 năm thành lập, FPT khẳng định vị trí số một trên thị trường tin học và cũng là nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP đầu tiên của Việt Nam Trong
quãng thời gian trên, ông Bình đã học hỏi rất nhiều mô hình tổ chức và quản lý
của các công ty công nghệ hàng đầu, áp dụng những điểm phù hợp vào FPT Nổi bật là việc lập và bảo vệ kế hoạch kinh doanh, checkpoint cho nhân viên và xây dựng một hệ thông tin bảo đảm kiểm soát hiệu quả kinh doanh Mặc dù FPT
đã đạt được kỳ vọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng mơ ước nhưng ông
Trương Gia Bình luôn luôn tìm hướng đi mới cho tổ chức của mình Năm
1999, FPT chuyển sang toàn cầu hoá với việc tham gia xuất khẩu phần mềm và
mở rộng thêm các nghành nghề kinh doanh khác Trong hoạt động quản lý, ông
chú trọng vào các chính sách nội bộ manh tính động viên và thúc đẩy sự đổi mới và tinh thần doanh nghiệp trong tổ chức
Thời điểm đầu những năm 2000, ông Bình tung ra lý thuyết Tính bất biến của cấu trúc (Fractal) và Kỹ năng lãnh đạo (Leadership Building) đồng thời phát động phong trào học tập các lý thuyết này trong FPT Ông thường xuyên tham khảo cấu trúc Fractal trong quân đội bằng việc tham khảo tư vấn các vị tướng quân đội Ông nghiên cứu, vận dụng từ lịch sử chiến tranh của Việt Nam
để thấy rõ vai trò sức mạnh của “chiến tranh nhân dân” đối với thành công của lịch sử dân tộc Bằng lời nói, chính sách, hành động của mình ông luôn thuyết phục nhân viên và các nhà doanh nghiệp lớn rằng sức mạnh đó là riêng có của người Việt Nam, quốc gia khác, nền văn hoá khác khó lòng học được
Ông Bình rất đề cao vấn đề học tập cho toàn đội lãnh đạo cũng như nhân
viên Ông hiểu rằng phát triển lãnh đạo cần phải kết hợp với công tác quản trị nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việc đào tạo tại FPT được chia theo từng cấp, từ đó xây dựng được nội dung đào phù hợp và khá thực
Trang 4tế Đối tượng lãnh đạo được học các chương trình như miniMBA, trải nghiệm thực tế ở các tập đoàn đa quốc gia, chương trình cán bộ nguồn 3G… Đối với cán bộ quản lý cấp trung thì đào tạo các kỹ năng bổ trợ kinh doanh, quản lý nhóm hiệu quả… Để khuyến khích, hàng năm công ty luôn dành một khoản chi phí dự trù khá lớn để đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển bản thân của nhân viên FPT Kết quả của mong muốn mà ông Bình xây dựng nhiều năm chính là
sự ra đời của Học viện lãnh đạo FPT – nơi có trách nhiệm đào tạo cho tất cả cán
bộ lãnh đạo FPT một cách bài bản, khoa học và chất lượng cao “Con người là cốt lõi của thành công” – đó là tư tưởng rất được quán triệt ở ông
Một trong những chính sách chú trọng sức mạnh của nhân lực là việc
ông Bình thường xuyên phát động chiến dịch cầu hiền tai “Chiếu cầu hiền tài”
của ông đăng trên tạp chí nội san của FPT và được nhiều báo khác đăng tải, đã gây xú động mạnh trong giới trẻ Hai câu lạc bộ tài năng trẻ FPT ra đời, quy tụ hầu hết những học sinh – sinh viên giỏi nhất nước, trong đó có nhiều em vừa đoạt các giải cao trong các kỳ thi toán học, tin học quốc tế - những chuyên ngành gắn liền với ngành nghề kinh doanh chính của FPT
Với khả năng nhìn xa trông rộng, Tập đoàn FPT cần những khát vọng mới, dựa trên nền tảng Công nghệ thông tin và viễn thông, ông đã định hướng tiếp cho FPT cũng như ngành Tin học Việt Nam trên con đường “Toàn cầu hoá”: công nghiệp phần mềm là lối thoát duy nhất của Việt Nam Từ vấn đề kinh tế, xuất khẩu phần mềm phải trở thành vấn đề chính trị, vì nó không chỉ mang về cho đất nước một ít ngoại tệ mà là mở ra cho đất nước một cơ hội phát triển Ngay sau đó, Chính phủ cũng ban hành một loạt nghị quyết về xây dựng, phát triển và hỗ trợ một cách tối đa cho ngành công nghiệp phần mềm “Những người làm phần mềm hân hoan thụ hưởng những chính sách mới này, nhưng không phải tất cả trong số họ đều biết đến công lao của ông Bình trong nỗ lực tác động hình thành chính sách” – ông Hoàng Minh Châu, phó Tổng giám đốc
Trang 5FPT, nhận xét Ông là người thông mình, ông biết cơ hội của mình đã đến và không có ý định để cơ hội cứ thế trôi qua Để thuyết phục được những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của công ty hiểu được quyết tâm lớn lao của mình, ông đi thuyết phục từng người một, giải thích từ mục tiêu, tầm nhìn, đến cơ hội tài chính, ông tạo những hội nghị lớn để mọi người cùng chia sẻ những khúc mắc, băn khoăn và là nơi để ông có cơ hội lan toả kỳ vọng của mình Trong số những khó khăn vấp phải của cuộc chiến “xuất khẩu phần mềm” ông Bình nhận thấy rõ một vấn đề quan trọng là cần thiết pahir xây dựng 1 quy trình sản xuất Vào thời điểm đó, FPT còn chưa có chính sách chất lượng, các quy trình sản xuất kihn doanh hoặc chưa có hoặc có rồi thì cũng rất sơ sài Ông Bình đã giao trọng trách quan trọng này cho 1 lãnh đạo đầy uy tín là ông Lê Thế Hùng với nhiệm vụ xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng ISO 9001 cho toàn bộ các quá trình của FPT, đặc biệt là quy trình sản xuất phần mềm
Trong suốt gần 20 năm trực tiếp làm Chủ tịch kiêm tổng giám đốc điều hành, ông Trương Gia Bình luôn nắm bắt sát sao các nhân tố ảnh hưởng mạnh đến tình hình kinh doanh Bằng việc phân tích tình huống, ông phân khúc vấn đề
và xây dựng lộ trình giải quyết rất tỉ mỉ và mang tính thực tiến cao Ông không bao giờ xem nhẹ các yếu tố mang tính chất lý thuyết và tinh thần Mỗi năm ông
ra một slogan làm kim chỉ nam cho hoạt động của tập đoàn trong năm đó, mọi hoạt động của công ty tập trung vào mục tiêu ngắn hạn đó bên cạnh chiến lược lâu dài chung
Với cách hoạt động này ông đã tạo ra sự thay đổi có tính biểu tượng,
phù hợp với tầm nhìn hay chiến lược của công ty
Chẳng hạn năm 2007 được coi là năm Đồng Đội vì tại thời điểm đó, khi
FPT phát triển về nhân sự quá nhanh, nhân viên có dấu hiệu không đoàn kết và hợp lực trong kinh doanh, nhiều khi cách công ty tranh giành nhau khác hàng, đồng nghiệp không hỗ trợ nhau trong công việc… Nếu một công ty không có sự
Trang 6gắn kết và cùng phát huy nội lực thì không bao giờ thành công trong thương trường Vào năm 2008, sau khi củng cố sự gắn kết tập thể, ông nhận ra rằng đội ngũ lãnh đạo của công ty thiếu hẳn những kỹ năng trong công tác quản lý Những cán bộ quản lý cấp trung chỉ làm việc ở mức thói quen hay phản xạ tự nhiên với khó khăn, họ rất kém trong kỹ năng dẫn dắt, thuyết phục và tập hợp lực lượng Vì vậy ông Bình đã đề xuất năm 2008 là năm LB (Leadership Building) để tập trung củng cố cho đội ngũ nòng cốt, kế cận của ban điều hành công ty…
Cùng mang một ý tưởng giống như trong cuốn sách “Thế giới phẳng”,
ông Bình dự đoán rằng sớm muộn gì cũng có một cuộc lật đổ, thay đổi vị trí các
quốc gia trong tương lai mà ông gọi nó là Thác đổ mà nguyên nhân chính của vấn đề là sự ra đời của internet làm cho dòng thông tin, dòng tri thức, dòng công việc sẽ chảy từ nơi này tới nơi khác Ông tạo nguồn sức lực cho dòng Thác đổ này bằng việc mở trường Đại học FPT và hiện nay đang đào tạo khoảng 10 ngàn sinh viên Đó chính là cơ hội cho FPT và cho đất nước Việt Nam
Một nhà lãnh đạo tài ba, xuất chúng, tên tuổi của ông cũng gắn liền với
một phong cách văn hoá doanh nghiệp – một văn hoá FPT mang bản sắc rất
riêng mà rất nhiều doanh nghiệp chưa thể xây dựng được riêng cho mình
Văn hoá FPT hình thành cùng với sự ra đời của công ty Đó là sự chia sẻ niềm tin và hệ thống giá trị của các thành viên Văn hoá FPT đã trở thành món
ăn tinh thần, chất keo đoàn kết, sân chơi tuyệt vời, nguồn động viên lớn của toàn nhân viên FPT Ban lãnh đạo FPT trong đó đứng đầu là anh Bình là người khởi xướng, nuôi dưỡng để văn hoá FPT ngày một nhân rộng và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong các hoạt động kinh doanh của công ty Việc tôn vinh các cá nhân giỏi hàng năm sau các kỳ thi nội bộ cũng mang một phong cách rất đặc sắc, ông tổ chức lễ tuyên dương như một lễ phong chức sắc của những kỳ thi hương thi hội xa xưa của dân tộc – Lễ phong sắc Trạng
Trang 7Nguyên Hay như việc báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của công ty cũng được tổ chức long trọng như một Lễ hội dâng hương cúng tế trời đất Tất cả các hoạt động đó luôn mang một chút âm sắc của dân tộc mà vẫn thể hiện được sự tôn trọng hay mong muốn riêng của ban lãnh đạo đối với tất cả nhân viên của mình Ông Bình cũng như ban lãnh đạo tập đoàn luôn tạo điều kiện vật chất cũng như thời gian, kể cả việc trực tiếp tham gia vào các hoạt động phong trào của tập đoàn như: ca hát, các câu lạc bộ, viết sách báo…
Người ta nói rằng, thành công của FPT hôm nay gắn liền với tên tuổi của ông, ông là người có ý tưởng mới mẻ, mang tính thời thế và đại cục rất lớn Nếu phân tích về mặt lý thuyết, ta thấy ở nhà lãnh đạo này mang đầy đủ tố chất và kỹ
năng lãnh đạo: (Nghiên cứu của Stogdill 1948-1974)
- Thích ứng tốt với tình hình - Thông minh, lanh lợi
- Tỉnh táo trong môi trường xã hội - Có kỹ năng khái quát hoá
- Tham vọng định hướng thực hiện - Sáng tạo
mục tiêu - Giỏi ngoaj giao, tế nhị
- Đáng tin cậy - Có sức thuyết phục
- Có ảnh hưởng lớn (động cơ quyền lực) - Có kỹ năng giao tiếp
- Có nghị lực (năng động)
- Kiên định
Trang 8- Tự tin
- Chịu được áp lực căng thẳng
- Sẵn sàng đảm nhận được trách nhiệm.
KẾT LUẬN
Một số tố chất của người lãnh đạo được coi là liên quan chặt chẽ với hiệu quả quản lý như sự chịu đựng căng thẳng, sự tự tin, xu hướng có động lực nội tâm…Để thành công, người lãnh đạo phải có năng lực Ba nhóm phân loại kỹ năng liên quan đến người quản lý đó là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận thức và
kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ Các năng lực liên quan bao gồm sự hiểu biết về cảm xúc, sự hiểu biết về xã hội, khả năng học hỏi và thích ứng với thay đổi Việc phân tích các tố chất và kỹ năng lãnh đạo rất có ý nghĩa khi lựa chọn người đảm nhận các vị trí quản lý, xác định nhu cầu đào tạo trong vị trí công việc hiện tại và lập kế hoạch cho các hoạt động phát triển quản lý để chuẩn bị cho sự bổ nhiệm một người lên vị trí quản lý cao hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Phát triển khả năng lãnh đạo – Chương trình đào tạo Thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế Griggs Unviversity
2 Leadership in Organizations – Gary Yuki - 2008
3 Trang thông tin nội bộ FPT http://chungta.vn/
4 Trang thông tin nhân sự FPT http://hr20.fpt20.com/