THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC CHỨC NĂNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY...13 2.1 Thực trạng vận dụng chức năng tạo môi trường và điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRUNG VƯƠNG
BÀI THU HOẠCH MÔN QUẢN LÝ KINH TẾ NHÀ NƯỚC
Vĩnh Phúc, tháng 07 năm 2018
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1 : CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ 5
1.1 Mục tiêu của QLNN về kinh tế 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Vai trò 5
1.1.3 Hệ thống mục tiêu phát triển kinh tế đất nước: 5
1.2 Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế 6
1.2.1 Khái niệm 6
1.2.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu chức năng quản lý nhà nước về kinh tế 6
1.2.3 Phân loại các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế 7
1.3 Những chức năng cơ bản chức năng quản lý nhà nước về kinh tế 9
1.3.1 Chức năng tạo môi trường và điều kiện thuận lợi sự phát triển nền kinh tế 9
1.3.2 Chức năng định hướng và hướng dẫn phát triển kinh tế 10
1.3.3 Chức năng tổ chức 11
1.3.4 Chức năng điều tiết 11
1.3.5 Chức năng kiểm tra, giám sát 12
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC CHỨC NĂNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 13
2.1 Thực trạng vận dụng chức năng tạo môi trường và điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh 13
2.2 Thực trạng vận dụng chức năng định hướng và hướng dẫn phát triển kinh tế 15
2.3 Thực trạng vận dụng chức năng tổ chức 16
Trang 32.4 Thực trạng vận dụng chức năng lãnh đạo, điều khiển các hoạt động kinh tế 17
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP VẬN DỤNG HIỆU QUẢ CÁC CHỨC NĂNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở NƯỚC TA 19
3.1 Yêu cầu về việc hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà nước 19 3.1.1 Tính tất yếu khách quan phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 19 3.1.2 Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 19 3.2 Phương hướng hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 20 3.2.1 Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức về chức năng kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường 20 3.2.2 Thực hiện chức năng kinh tế gắn với đảm bảo bình đẳng xã hội và phát triển bền vững 21 3.3 Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chức năng kinh tế của nhà nước Việt Nam hiện nay 21 3.3.1 Tạo môi trường và điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh 21 3.3.2 Hoàn thiện chức năng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế 22 3.3.3 Hoàn thiện chức năng xây dựng bộ máy nhà nước phục vụ quản lý hiệu quả nền kinh tế thị trường 23 3.3.4 Hoàn thiện chức năng xây dựng pháp luật và các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường 23 3.3.5 Hoàn thiện chức năng xây dựng hệ thống hạ tầng hỗ trợ cho nền kinh tế 24 KẾT LUẬN 25
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có môi trường chính trị, kinh tế và xã hội khác nhau nên đối với mỗi nền kinh tế, nhà nước lại có các cách quản lý kinh tế đặc thù Muốn tìm hiểu mỗi quốc gia có cách quản lý kinh tế ra sao thì chúng ta nên tìm hiểu qua các chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế chính là những đặc trưng riêng có của quyền lực nhà nuớc trong vịêc tác động có lựa chọn vào nền kinh tế theo các mục tiêu trong từng giai đoạn Sau gần 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có những bước tiến vuợt bậc trong kinh tế Sự phát triển vuợt bậc này chính là do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế một cách linh hoạt, hiệu quả Việt Nam phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế
mà vai trò kinh tế nhà nuớc là chủ đạo nên các chức năng quản lý nhà nuớc về kinh tế cần phải có thêm cả yếu tố mềm dẻo, kết hợp đuợc cả sự phát triển của kinh tế nhà nuớc và kinh tế tư nhân Trong thời kỳ hiện nay, càng tìm hiểu rõ những chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế, chúng ta sẽ tìm ra đuợc nhiều phương pháp để giúp đất nước phát triển bền vững, theo đúng con đường mà Đảng và Nhà nuớc đã chọn Chính vì lý do đó,
em xin phép được đi sâu vào đề tài: “Mục tiêu và các chức năng quản lý của nhà nước về kinh tế” Và để hiểu rõ vấn đề này em đã đi sâu nghiên cứu các nội dung sau: Phần 1: Cở
sở lý thuyết về mục tiêu và chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế Phần 2: Thực trạng vận dụng các chức năng trong quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay Phần 3: Phương hướng, giải pháp vận dụng hiệu quả các chức năng trong quản lý nhà nước ở nước ta.
Do trình độ và thời gian có hạn, bài viết khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Vậy kính mong nhận được ý kiến của cô ở môn triết học để bài viết của em đạt hiệu quả cao hơn Em xin chân thành cảm ơn.
Trang 5Mục tiêu tối cao
Tốc độ tăng GDPVĐT/GDP Lạm phát Cung- Cầu Thu-chi NS Ngành Lãnh thổ TP kinh tế Dân số MT Sinh thái
CHƯƠNG 1 : CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỨC NĂNG
QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
1.1 Mục tiêu của QLNN về kinh tế
1.1.1 Khái niệm
Mục tiêu QLNN về KT là trạng thái mong đợi cần có của nền kinh tế mà nhà nước đặt ra
và phải phấn đấ đạt tới sau một thời gian dự kiến.
1.1.2 Vai trò
- Mục tiêu là đích hướng tới của toàn bộ nền kinh tế, dựa vào đó các địa phương, doanh
nghiệp, v.v có căn cứ để lập kế hoạch phát triển của mình.
- Là phương tiện biến đường lối, chủ trương, chiến lược của Đảng và Nhà nước trở thành
hiện thực
- Mục tiêu là sự cân nhắc, tính toán chu đáo và kỹ lưỡng, nhờ đó các nguồn lực và cơ hội
của đất nước được sử dụng có hiệu quả nhất
1.1.3 Hệ thống mục tiêu phát triển kinh tế đất nước:
Mục tiêu tối cao: Dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Mục tiêu cơ bản:
- Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng GDP; Tăng trưởng vốn đầu t
- Ổn định kinh tế (chỉ tiêu lạm phát; ổn định cung – cầu; ổn định thu - chi ngân
Trang 61.2 Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế
1.2.1 Khái niệm
Nhà nước thực hiện vai trò kinh tế của mình không chỉ bằng việc xây dựng và quản
lý khu vực kinh tế nhà nước, mà quan trọng hơn là tổ chức và quản lý toàn bộ nềnkinh tế quốc dân Để quản lý được nền kinh tế quốc dân nhàn nước với bộ máyquản lý nền kinh tế của mình, phải thực hiện rất nhiều loại công việc khác nhau,nhữngcông việc này hình thành nên khái niệm chức năng quản lý nhà nước về kinhtế
Trong khoa học pháp lý nước ta đã xuất hiện nhiều quan điểm về chức năng củanhà nước: theo cách hiểu truyền thống, chức năng của nhà nước là những phươngdiện(những phương hướng, mặt, dạng, loại) hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằmthựchiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước; chức năng nhà nước là sự thể hiệnvai tròcủa nhà nước đối với xã hội, là biểu hiện cụ thể năng lực của nhà nước; chứcnăng của nhà nước chính là những nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong từng giaiđoạn phát triển cụ thể Trong điều kiện hiện nay, để góp phần xác định đầy đủkhái niệm về chức năng của nhà nước, theo chúng tôi cần tiếp cận phạm trù chứcnăng nhà nước gắn liền với bản chất và vai trò của nhà nước đối với đời sống xãhội, đồng thời trong mối quan hệ chặt chẽ với chức năng kinh tế, chức năng chínhtrị của nhà nước Nhưvậy, từ phạm trù chức năng của nhà nước thể hiện vai trò củanhà nước đối với đời sống xã hội có thể hình thành nên khái niệm chức năng kinh
tế của nhà nước như là một bộ phận của khái niệm chức năng nhà nước, cũng nhưchức năng xã hội, chức năng chính trị của nhà nước Từ đó có thể định nghĩa: Chứcnăng quản lý nhà nước vềkinh tế là hình thức biểu hiện phương hướng và giai đoạntác động có chủ đích của nhà nướ, là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà nhànước phải tiến hành trongquá trình quản lý kinh tế đất nước
Thực chất của chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là nhà nước tạo ra thực hiệnmột cơ chế hay phương thức quản lý nền kinh tế quốc dân, đảm bảo sự phát triểnnhanh và bền vững
Trang 71.2.2 Ý nghĩa của việc nghiên cứu chức năng quản lý nhà nước về kinh tế
Phân tích chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là nhằm hiểu được nhà nước phảilàm những công việc gì trong lĩnh vực kinh tế, để thúc đẩy kinh tế quốc dân pháttriển.Những công việc đó được thực hiện bởi bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế
Do đó,nhận thức rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là cơ sở khách quan để
tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế, từ chức năng mà sắp xếp bộ máy và
bố trí biên chếvề con người
Mặt khác, cần nhận thức rằng, chức năng quản lý nhà nước về nền kinh tế là nhữngnhiệm vụ tổng quát mà nhà nước phải thực hiện trong từng thời gian nhất định, doyêucầu của nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội và do tình hình, điều kiện cụ thể củatừng giai đoạn lịch sử quy định Do đó, nhận thức về chức năng quản lý nhà nước
về kinh tế cũng không cố định mà luôn biến động và phát triền Tuy nhiên, cácchức năng cơbản, chủ yếu thường ít thay đổi, mà thay thôi chủ yếu là các nhiệm vụquản lý nhà nước về kinh tế - các công việc cụ thể hóa chức năng quản lý trongkhông gian và thờigian nhất định
Quản lý nhà nước về kinh tế cần được hiểu là chức năng quản lý toàn diện khôngchỉ chức năng về hành chính, pháp chế, cũng không phải “kinh tế ” như doanhnghiệp Nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế tức là lựa chọn phương án phát triềnnền kinh tế - xã hội tối ưu, can thiệp, điều khiển mỗi khi nên kinh tế đi chệch rangoài phương án đã lưa chọn do bị ảnh hưởng của các biến động về kinh tế chínhtrị xã hộitrong và ngoài nước …
1.2.3 Phân loại các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế
Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế là hình thức biểu hiện phương hướng vàgiai đoạn tác động có chủ đích của nhà nước, là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau
mà nhà nước phải tiến hành trong quá trình quản lý kinh tế đất nước
Các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế được phân chia theo theo nhiều tiêuthức khác nhau:
a Các chức năng quản lý nhà nước về kinh tế theo phương hướng tác động
Đại hội VII của đảng chỉ rõ: trên cơ sở bảo đảm quyền chủ kinh doanh của cácdoanh nghiệp, nhà nước cần tập trung thực hiện tốt những chức năng quản lý vĩ môsau đây:
- Tạo môi trường và điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Dẫn dắt và hỗ trợ những nỗ lực phát triển
Trang 8- Hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội.
- Quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài sản quốc gia
b Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế theo giai đoạn tác động
Theo giai đoạn tác động, quản lý nhà nước về kinh tế có các chức năng sau đây:
• Định hướng phát triển kinh tế đất nước
Định hướng phát triển kinh tế là quyết định trước những nhiệm vụ, những mục tiêu
và những chiến lược phát triển kinh tế đất nước trong khoảng thời gian thường là 5năm, 10 năm hoặc lâu hơn
Đây là chức năng cơ bản nhất trong các chức năng quản lý của nhà nước và cácchức năng quản lý khác phải căn cứ vào đó để thực hiện
Chức năng định hướng bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Xác định các nhiệm vụ, là xác định những công việc phải làm trong khoảng thờigiannhất định để tạo ra sự phát triển kinh tế đất nước
- Xác định mục tiêu dài hạn của phát triển kinh tế đất nước
- Xác định chiến lược phát triển kinh tế là xác định hệ thống các đường lối, cácnhiệm lớn và các biện pháp chủ yếu nhằm đưa nền kinh tế đất nước đạt đến mụctiêu đã định
• Lập kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là tập hợp các mục tiêu ở cấp quốc gia hay khuvực và các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu đó Nhà nước phải xây dựng các
kếhoạch phát triển quốc gia dài hạn và trung hạn Kế hoạch dài hạn kéo dài từ 10đến 20 năm hoặc lâu hơn, kế hoạch trung hạn kéo dài trong 5 năm, với những mụctiêu và giải pháp cụ thể hơn Các kế hoạch trung hạn được cụ thể hóa thành kếhoạch kếhoạch hàng năm, kết hợp với hệ thống ngân sách chính phủ và có tính đếnviện trợ từbên ngoài đã được phê duyệt, để triển khai thực hiện
• Thiết lập khung khổ pháp luật về kinh tế Pháp luật về kinh tế theo nghĩa rộng làtổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, nhằm điềuchỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạtđộng sản xuất – kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và với các đơn vị hữuquan khác Luật kinh tế la hành lang an toàn nhất cho các hoạt động kinh tế, đồngthời xác địnhđịa vị pháp lý cho các tổ chức và đơn vị kinh tế Trên cơ sở đó tạo lập
Trang 9cơ sở pháp lýcho các hoạt động và nhà nước thực hiện sự quản lý của mình đối vớicác hoạt độngđó.
• Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các chính sách, các công cụ và các đòn bẩy kinh
tế.Chính sách là tổng thể các phương thức, biện pháp, phương tiện nhất định, đượcnhà nước sử dụng, nhằm tác động đến cá nhân, nhóm người, xã hội, để đạt tới cácmục tiêu bộ phận, trong quá trình thực hiện các mục tiêu tổng thể phát triển kinh tế
xã hội như:
- Chính sách tài chính
- Chính sách tiền tệ - tín dụng
- Chính sách kinh tế đối ngoại
• Tổ chức và điều hành các hệ thống kinh tế trong nước hoạt độngVới chức năng tổchức, sản xuất, nhà nước phải hình thành các đơn vị kinh tế theo ngành, theo vùng,theo thành phần kinh tế và theo loại hình sản xuất – kinh doanh, cũng như các trungtâm khoa học đào tạo và các đơn vị sự nghiệp, phục vụ cho phát triển kinh tế Vớichức năng điều hành, nhà nước phối hợp với hoạt động giữa các cơ quan, đơn vịtrong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo những mối quan hệ cần thiết trong quá trìnhthực hiện những mục tiêu kế hoạch của đất nước
• Kiểm tra, kiểm soát nền kinh tế Chức năng này nhằm kịp thời phát hiện nhữngsai sót, ách tắc, đồng thời phát hiện những cơ hội, vận hội tốt trong quá trình thựchiện kế hoạch kinh tế xã hội của đất nước, dự đúng định hướng kế hoạch nhà nước
đã đề ra
• Điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế Điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế lànhững tác động bổ sung của nhà nước đến nền kinh tế, nhằm sửa chữa những saisót tận dụng các thời cơ để phát triển kinh tế Điều chỉnh về kinh tế của nhà nướcđược thực hiện thông qua các công cụ và chính sách quản lý kinh tế, như luật pháp,
kế hoạch, chính sách, các đòn bẩy kinh tế…
1.3 Những chức năng cơ bản chức năng quản lý nhà nước về kinh tế.
Trong điều kiện đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, chức năng quản lý kinh tế của nhà nước không những suy giảm mà ngàycàng được chú trọng Với mục tiêu tổng quát của việc xây dựng nền kinh tế thịtrườngđịnh hướng xhcn ở nước ta chính là thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hộidân chủ, công bằng, văn minh”, quản lý nhà nước về kinh tế trong giai đoạn nàycũng phảihướng tới mục tiêu đó mà cụ thể là các chức năng cơ bản như sau:
Trang 101.3.1 Chức năng tạo môi trường và điều kiện thuận lợi sự phát triển nền kinh tế
Môi trường cho sự phát triển kinh tế là tổng thể các yếu tố và điều kiện khách quan,chủ quan, bên ngoài, bên trong, có mối liên hệ mật thiết với nhau ảnh hưởng trựctiếphay gián tiếp đến việc phát triển kinh tế và quyết định đến hiệu quả kinh tế.Một môi trường thuận lợi sẽ là điểm tựa chắc chắn cho sự phát triển của nền kinh tếnói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là những điềukiệncần thiết để các chủ thể kinh tế yên tâm bỏ vốn vào kinh doanh và kinh doanhthuậnlợi, ổn định, hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ngược lại thì sẽdẫn tớikìm hãm, cản trở, làm cho nền kinh tế khủng hoảng, trì trệ
Các môi trường ở đây thường là: môi trường kinh tế; môi trường pháp lý; môitrường chính trị; môi trường văn hóa – xã hội; môi trường sinh thái; môi trường kỹthuật; môi trường dân số; môi trường quốc tế
Để có thể tạo ra môi trường thuận lợi, bằng quyền lực của mình nhà nước cần đảmbảo sự ổn định về chính trị và an ninh quốc phòng, mở rộng các quan hệ đối ngoạitrong đó có quan hệ kinh tế đối ngoại Tiếp đến là xây dựng và thực thi nhất quáncácchính sách kinh tế - xã hội theo hướng đổi mới và có chính sách dân số hợp lý.Nhà nước cũng cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng mới vànâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật như giao thông, điện, nước, thông tin, dự trữ quốcgia để đảm bảo điều kiện cơ bản cho hoạt động kinh tế có hiệu quả Bên cạnh đónhà nước cũng cần xây dựng một nền văn hóa trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xhcn trên cơ sở giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc và kế thừa tinh hoa vănhóa của nhân loại; xây dựng một nền khoa học – kỹ thuật và công nghệ tiên tiếncần thiết, phù hợp và đápứng yêu cầu của sự phát triển nền kinh tế và sản xuất kinhdoanh của các doanh nghiệp, cải cách nền giáo dục để có thể đào tạo nguồn nhânlực có trình độ và kỹ thuật cao, có trí tuệ Một việc cũng hết sức quan trọng là nhànước cần xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ và sử dụng có hiệuquả tài nguyên thiên nhiên của đấtnước, bảo vệ và hoàn thiện môi trường sinh thái.Nói cách khác, chức năng trên của nhà nước có vai trò như “bà đỡ” giúp cho các
cơsở sản xuất – kinh doanh ra đời, hoạt động và phát triển
1.3.2 Chức năng định hướng và hướng dẫn phát triển kinh tế
Định hướng phát triển kinh tế là quyết định trước nhiệm vụ, những mục tiêu, nhữngchiến lược phát triển kinh tế đất nước trong khoảng thời gian tương đối dài, thường
là5 năm, 10 năm hoặc xa hơn
Trang 11Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đặc biệt là thời
kỳ mới tạo lập kinh tế thị trường, các tổ chức kinh tế được tự chủ kinh doanh,nhưng không thể nắm đầy đủ và chính xác tình hình và xu hướng vận động của thịtrường, dođó thường chạy theo thị trường một cách bị động, dễ xảy ra thua lỗ, thấtbại và đổ vỡ,gây thiệt hại chung cho nền kinh tế Nhà nước định hướng nền kinh tếphát triển theo quỹ đạo và mục tiêu đã được đảng định ra và hướng dẫn các nhàkinh doanh, các tổchức kinh tế hoạt động đúng định hướng, đảm bảo ổn định, hiệuquả cho từng doanhnghiệp và toàn thể nền kinh tế Nhà nước định hướng và hướngdẫn thông qua kế hoạch, chính sách và các công cụ quản lý vĩ mô, đồng thời sửdụng có trọng điểm các nguồn tài chính tập trung và lực lượng dự trữ, phát triển vaitrò chủ đạo của kinh tế nhà nước, khai thông các quan hệ bang giao, làm chỗ dựacho các tổ chức và cá nhân trong hoạt động kinh tế trong nước và nước ngoài Điềucần chú ý ở đây là, trong điều kiện kinh tế thị trường, nhà nước chủ yếu sử dụngphương pháp tác động hướng dẫn thay cho can thiệp trực tiếp như trước đây,phương pháp này vừa đảm bảo tính tự chủ sáng tạo của các cơ sở kinh tế vừa đảmbảo tính tự chủ sáng tạo của các cơ sở kinh tế vừa đảm bảo đạt mục tiêu chung,đồng thời tôn trọng các quy luật của thị trường, khai thác tốt nhất mọi tiềm năng và
cơ hội, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn hơn
1.3.3 Chức năng tổ chức
Tổ chức là một chức năng quan trọng của quản lý nhà nước về kinh tế, đặc biệttrong thời kỳ đổi mới kinh tế Nhà nước có nhiệm vụ sắp xếp, tổ chức lại các đơn vịkinh tế, trong đó quan trọng nhất và cấp thiết nhất là đổi mới, sắp xếp, nâng caohiệu quả các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức các vùng kinh tế, các khu côngnghiệp, khu chế xuất Đây là những công việc nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý.Nhà nước còn cótrách nhiệm tổ chức lại hệ thống quản lý Sắp xếp lại các cơ quanquản lý nhà nước về kinh tế từ trung ương đến cơ sở, đổi mới thể chế và thủ tụchành chính, đào tạo và đào tạo lại, sắp xếp đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhànước và quản lý doanh nghiệp,thiết lập mối quan hệ kinh tế với các nước và các tổchức quốc tế
1.3.4 Chức năng điều tiết
Nhà nước điều tiết sự hoạt động của nền kinh tế là nhà nước sử dụng quyền năngchi phối của mình lên các hành vi kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế thịtrường, ngăn chặn các tác động tiêu cực đến quá trình hoạt động kinh tế, ràng buộcchúng phải tuân thủ các quy tắc hoạt động kinh tế đã định sẵn nhằm đảm bảo sựphát triển bình thường của nền kinh tế Điều hành nền kinh tế thị trường định
Trang 12hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước ta vừa phải tuân thủ và vận dụng các quy luậtkhách quan của nềnkinh tế thị trường, phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường,vừa điều tiết chi phối thị trường hoạt động theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đảmbảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, công bằng và hiệu quả Những nội dungđiều tiết của nhà nước thường thể hiện ở những nội dung chínhnhư:
- Điều tiết các quan hệ sản xuất: nhằm làm cho các quan hệ sản xuất được thiết lậpmộtcách tối ưu, đem lại hiệu quả
- Điều chỉnh các quan hệ phân chia lợi ích và quan hệ phân phối thu nhập như quan
hệtrao đổi hàng hóa; quan hệ phân chia lợi tức trong các công ty; quan hệ đối vớicông quỹ quốc qua; quan hệ giữa các tầng lớp dân cư, giữa chênh lệch thu nhập -Điều tiết các quan hệ phân bổ nguồn lực bằng sự chi tiêu nguồn tài chính tập trungnhư ngân sách nhà nước hay đánh thuế Để điều tiết và hướng dẫn thị trường, nhànước thường sử dụng hàng loạt biện pháp, bao gồm các chính sách, các đòn bẩykinh tế, các công cụ tài chính, tín dụng vàlực lượng kinh tế của nhà nước
1.3.5 Chức năng kiểm tra, giám sát
Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát nhằm thiết lập trật tự, kỷ cươngtrong hoạt động kinh tế, phát hiện và năng ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật,
vi phạm chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích của nhân dân, góp phần tăngtrưởng kinh tế và từng bước thực công bằng xã hội Ở nước ta hiện nay, trong điềukiện kinh tế thị trường còn sơ khai, tình trạng rối loạn, tự phát, vô tổ chức và cácbiểuhiện tiêu cực còn khá phổ biến, có nơi khá trầm trọng, nên càng cần đề cao vàtăngcường chức năng kiểm tra, giám sát của nhà nước
Kiểm tra giám sát ở đây có thể là kiểm tra giám sát việc thực hiện đường lối, chủtrương, chính sách, kế hoạch và pháp luật của nhà nước về kinh tế; hoặc kiểm tragiámsát việc sử dụng các nguồn lực của đất nước; hoặc có thể là kiểm tra giám sátviệc xửlý chất thải và bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sinh thái; hoặc kiểmtra giámsát sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất ra; hoặc cũng có thể là kiểm tragiám sát việc thực hiện các chức năng và việc tuân thủ pháp luật của các cơ quannhà nướctrong quá trình quản lý nhà nước về kinh tế
Từ những chức năng cơ bản và chủ yếu trên đây, nhà nước còn đề ra các nhiệm vụquản lý cụ thể cho từng lĩnh vực, từng cấp quản lý, từng địa phương khác nhau,xuấtphát từ tình hình và yêu cầu phát triển của từng thời kỳ Nói chung, trong thời
kỳ đổi mới về kinh tế, nhà nước phải thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản song song vàđan xen nhau, đó là vừa đổi mới, cải cách hệ thống kinh tế và quan lý, vừa điều
Trang 13hành nền kinh tế trong quá trình đổi mới, nên rất phức tạp và khó khăn Mặt khác,nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế hết sức đa dạng, luôn biến động do thực tếcuộc sống đặt ra, đòi hỏi bộ máy quản lý ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực phảinhạy bén, linh hoạt, phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc quản lý kinh tế mà chủđộng xử lý, tránh sao chép, rập khuôn máy móc (tạo lập khuôn khổ pháp luật vềkinh tế; tạo lập môi trường thuận lợi cho các hoạt động kinh tế; đảm bảo cơ sở hạtầng cho phát triển; hỗ trợ sự phát triển)