- Trình bày được các con đường cố định nitơ và vai trò của quá trình cố định nitơ bằng con đường sinh học đối với thực vật.. - Qua quá trình cố định Nitơ của VSV cố định đạm chuyển hoá t
Trang 1Tuần: 6
Tiết: 6-cb
Bài 6: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT (tiếp theo)
I Mục tiêu
Sau khi học xong bài này HS cần:
- Trình bày được các nguồn nitơ cung cấp cho cây
- Trình bày được các con đường cố định nitơ và vai trò của quá trình cố định nitơ bằng con
đường sinh học đối với thực vật
- Phân tích đựơc vai trò của phân bón với năng suất và phẩm chất cây trồng
II Chuẩn bị
Tranh hình SGK
III Tiến trình bài học
1 Ổn định tổ chức
Ngày
Vắng
Trang 22 Kiểm tra bài cũ
- Trình bày vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ?
- Quá trình đồng hóa nitơ ở thực vật gồm các con đường nào? Trình bày đặc điểm các con đường đó
- Vì sao trong mô thực vật diễn ra quá trình khử nitrat?
3 Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn cung cấp
nitơ tự nhiên cho cây
▼Trong tự nhiên nitơ tồn tại ở đâu?
- Tồn tại trong không khí và trong đất
▼Dạng nitơ trong không khí tồn tại là gì?
Thực vật có sử dụng ngay được không?
- Nitơ tự do (N2) chiếm khoảng 80% Và
thực vật không sử dụng được
▼Thực vật sử dụng nitơ trong không khí
bằng cách nào?
- Qua quá trình cố định Nitơ của VSV cố
định đạm chuyển hoá thành dạng NH3
GV: Đối với N trong các hợp chất NO và
NO2 trong khí quyển là rất độc hại đối với
cơ thể TV Phần lớn Nitơ cung cấp cho cây
là từ đất
III Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây
1 Nitơ trong không khí
- Trong khí quyển N2 phân tử chiếm gần 80% nhưng cây không thể hấp thụ được
- Nhờ VSV cố định nitơ N2 phân tử chuyển hóa thành NH3 cây mới đồng hóa được
- Nitơ trong NO, NO2 trong khí quyển độc hại đối với cây
2 Nitơ trong đất
* Dạng tồn tại
+ Nitơ khoáng (nitơ vô cơ) trong các muối khoáng
+ Nitơ hữu cơ trong xác sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật…)
* Dạng nitơ cây hấp thụ
Trang 3▼Nitơ trong đất tồn tại ở dạng nào?
- Nitơ vô cơ trong các muối khoáng; N hữu
cơ trong xác sinh vật
▼Dạng nitơ nào cây hấp thụ được?
- Cây hấp thụ nitơ ở dạng nitơ khoáng còn
nitơ hữu cơ được sử dụng khi được các vsv
đất khoáng hoá thành NH4+ và NO3
-Hoạt động 2: Quá trình chuyển hóa nitơ
trong đất và cố định nitơ
▼Để đảm bảo đủ nitơ cho cây thì trong
đất sẽ xảy ra quá trình gì?
- Quá trình chuyển Nitơ từ dạng không hấp
thụ thành dạng cây hấp thụ
Cho HS quan sát H6.1 Sgk
▼Hãy chỉ ra con đường chuyển hóa N hữu
cơ (trong xác SV) trong đất thành dạng
khoáng NO3- và NH4+?
4 7
3 → 6 → 8
amin NO3- phải qua giai đoạn amôn hoá
thành NH4+ sau đó mới chuyển hoá thành
aa
▼Giải thích tại sao phân chuồng chủ yếu
dùng bón lót cho cây?
- Vì phân chuồng chứa các chất dinh
dưỡng ở dạng hữu cơ cây trồng không thể
+ Rễ cây chỉ hấp thụ nitơ khoáng từ đất dưới dạng ion NO
-3 và NH4+
+ Nitơ hữu cơ trong xác sv cây không hấp thụ được Sau khi được VSV đất khoáng hóa thành NO
-3và NH4+ thì cây mới hấp thụ được
IV Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và
cố định nitơ
1 Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất
- Chuyển hóa nitơ hữu cơ gồm:
+ Quá trình amôn hóa
Nitơ hữu cơ + VSV → NH4
+ Quá trình nitrat hóa
NH4+ + Nitrosomonas→ NO2 - + nitrobacter
→ NO3-
- Cây hấp thụ NO3- trong đất nhờ lông hút
* Lưu ý: Trong đất kị khí xảy ra quá trình chuyển hóa nitrat thành nitơ phân tử gọi là phản nitrat hóa
- Phản nitrat hóa gây mất mát nitơ của đất
- Phải đảm bảo độ thoáng cho đất để giảm sự mất mát nitơ
2 Quá trình cố định nitơ phân tử
Trang 4hấp thụ trực tiếp mà phải qua quá trình
khoáng hoá
▼Trong quá trình chuyển hoá nitrat có 1
quá trình bất lợi cho cây Đó là quá trình
nào?
- Quá trình chuyển NO3- thành N2
GV: Đây gọi là quá trình phản nitrat hoá
▼Quá trình cố định nitơ phân tử xảy ra
như thế nào?
- Quá trình liên kết N2 với H2 thành NH3
gọi là quá trình cố định nitơ
▼Các con đường cố định nitơ phân tử?
- Do các VSV thực hiện; Khi sấm chớp
xảy ra: T0 cao, áp suất phù hợp…
GV: Có nhiều con đường nhưng con
đường sinh học là phổ biến và có lợi nhất
▼Trình bày con đường cố định nitơ bằng
con đường sinh học?
Hoạt động 3: Phân bón với năng suất
cây trồng và môi trường
▼Bón phân hợp lí phải đảm bảo các yêu
cầu nào?
- Bón phân hợp lí là phải bón đúng lúc,
đúng liều lượng và đúng loại cây
▼Ý nghĩa của việc bón phân hợp lí là gì?
- Bón phân hợp lí làm tăng năng suất cây
- Quá trình liên kết N2 với H2 thành NH3 gọi là quá trình cố định nitơ
- Con đường sinh học cố định nitơ là con đường cố định nitơ do các VSV thực hiện
- VSV cố định nitơ phải có E nitrôgenaza gồm
2 nhóm:
+ Nhóm VSV sống tự do (VK lam) có nhiều trong ruộng lúa
+ Nhóm VSV sống cộng sinh với TV như VK thuộc chi Rhizôbium tạo nốt sần ở cây họ đậu
V Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường
1 Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng
- Bón phân hợp lí là:
Trang 5▼Các phương pháp bón phân cho cây?
+ Bón qua lá và qua rễ
+ Bón lót, bón thúc
▼Việc bón phân ảnh hưởng xấu đến môi
trường xảy ra khi nào?
các thành phần dinh dưỡng
+ Tuỳ vào nhu cầu từng loại cây, thời kì sinh trưởng phát triển, điều kiện đất đai, thời tiết, mùa vụ
- Bón phân hợp lí làm tăng năng suất cây trồng
2 Các phương pháp bón phân
- Bón qua rễ: Dựa vào khả năng rễ hấp thụ ion
khoáng từ đất Gồm bón lót và bón thúc
- Bón qua lá: Sự hấp thụ ion khoáng qua khí khổng
* Lưu ý: Dung dịch phân bón qua lá phải có nồng độ ion khoáng thấp; không bón lúc trời mưa, lúc nắng gắt
3 Phân bón và môi trường
- Bón đủ cây sinh trưởng tốt
- Bón dư: Cây hấp thụ không hết gây lãng phí, ảnh hưởng đến tính chất lý hóa của đất, gây ô nhiễm môi trường
IV Củng cố và hướng dẫn HS học ở nhà
- Học bài và hoàn thành các câu hỏi ở cuối bài
- Đọc mục em có biết trang 31
- Xem tiếp bài 7 thực hành: thí nghiệm về thoát hơi nước và thí nghiệm về vai trò của phân bón