1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam

63 188 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 475,88 KB

Nội dung

Nguồn vốn của Ngân hàng được quản lý tập trung, cả hệ thống là một bảng tổngkết tài sản thống nhất và không tồn tại các bảng cân đối vốn riêng lẻ của các chi nhánh.Vốn do chi nhánh huy đ

Trang 1

MỤC LỤ

LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II

KÝ TỰ VIẾT TẮT III

HỆ THỐNG BẢNG BIỂU ĐỒ THỊ IV

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.1 Khái niệm Cơ chế quản lý vốn nội bộ của Ngân hàng thương mại 3

1.1.2 Phân loại Cơ chế quản lý vốn nội bộ của Ngân hàng thương mại 3

1.2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.2.1 Khái niệm Cơ chế Quản lý vốn tập trung: 5

1.2.2 Nguyên tắc thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung: 5

1.2.3 Nội dung cơ bản của Cơ chế quản lý vốn tập trung 7

1.2.4 Điều kiện áp dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung 14

1.2.5 Ưu điểm và nhược điểm của Cơ chế Quản lý vốn tập trung: 15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 19

2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 19

2.2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 22

2.2.1 Quá trình chuyển đổi từ Cơ chế quản lý vốn phân tán sang Cơ chế quản lý vốn tập trung của VietinBank 22

2.2.2 Vai trò của các cơ quan quản lý tại Hội sở chính và các Chi nhánh trong Cơ chế quản lý vốn tập trung: 24

2.2.3 Định giá điều chuyển vốn trong Cơ chế quản lý vốn tập trung 25

2.2.4 Nội dung cơ bản của Cơ chế quản lý vốn tập trung 28

Trang 2

2.2.5 Hệ thống báo cáo trong Cơ chế quản lý vốn tập trung 35

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 37

2.3.1 Những thành tựu đạt được 37

2.3.2 Những tồn tại cần hoàn thiện 40

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 44

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 44

3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 46

3.2.1 Giải pháp đối với Hội sở Chính 46

3.2.2 Giải pháp đối với Chi nhánh 53

3.3 CÁC KIẾN NGHỊ 56

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan pháp luật 56

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 57

KẾT LUẬN 61

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN NỘI BỘ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1.1 Khái niệm Cơ chế quản lý vốn nội bộ của Ngân hàng thương mại

Cơ chế quản lý vốn nội bộ của NHTM là cách thức các Ngân hàng kiểm soát,điều chuyển các Tài sản Có và Tài sản Nợ của toàn hệ thống các Chi nhánh trực thuộc.Với đặc thù của các NHTM là có mạng lưới hoạt động trải rộng trên các vùng lãnh thổ,địa lý khác nhau; các Chi nhánh của Ngân hàng là các chủ thể tiếp xúc trực tiếp vớikhách hàng và thực hiện hoạt động như huy động vốn, cấp tín dụng, đầu tư Tài sản

Nợ và Tài sản có của các Chi nhánh không phải luôn cân bằng, Tài sản Nợ có thể lớnhơn Tài sản có và ngược lại; đồng thời kỳ hạn của Tài sản Nợ và Tài sản có là khácnhau nên tạo ra rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất cho các NHTM Do vậy, việc thựchiện một Cơ chế quản lý vốn nội bộ là rất cần thiết đối với NHTM để cân đối hiệu quảcác nguồn Tài sản nợ và Tài sản Có trên toàn hệ thống và quản lý các loại rủi ro

Các mục tiêu chính của Cơ chế quản lý vốn nội bộ của NHTM bao gồm:

- Góp phần quản trị Tài sản Nợ, Tài sản Có và gia tăng giá trị ròng cho Ngânhàng

- Đo lường và đề ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất

- Quản lý, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh vàđưa ra chính sách phù hợp để thúc đẩy, gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng

1.1.2 Phân loại Cơ chế quản lý vốn nội bộ của Ngân hàng thương mại

Hiện nay, có hai cơ chế quản lý vốn phổ biến đó là quản lý vốn theo hình thứcphân tán và cơ chế quản lý vốn theo hình thức tập trung

- Cơ chế quản lý vốn theo hình thức phân tán: là cơ chế trong đó việc quản lý

vốn giao cho từng Chi nhánh tự quản lý, Chi nhánh tự cân đối vốn và đảm bảo về hiệuquả sử dụng vốn, khả năng thanh toán Chỉ phần chênh lệch giữa Tài sản Nợ và Tàisản Có được điều chuyển về Hội sở chính theo cơ chế vay – gửi với lãi suất áp dụng làlãi suất điều chuyển vốn Đồng thời, mỗi Chi nhánh có một bảng Tổng kết tài sản cânbằng giữa Tài sản Nợ và Tài sản có

Trang 4

Ưu điểm của cơ chế quản lý vốn theo hình thức phân tán là tạo sự chủ động trongcân đối vốn và quản lý rủi ro cho các Chi nhánh, thiết lập đơn giản và không yêu cầutrình độ công nghệ cao.

Nhược điểm của cơ chế này là không tận dụng được nguồn vốn nội bộ, khôngthực hiện luân chuyển vốn giữa các đơn vị trên các địa bàn khác nhau Việc quản trịrủi ro thanh khoản và lãi suất cũng gặp nhiều rủi ro do được các Chi nhánh thực hiện

và không quản lý tập trung tại Hội sở Đồng thời, các chi nhánh ngân hàng có thể cạnhtranh với nhau để thu hút khách hàng bằng các biện pháp tiêu cực như tăng lãi suất huyđộng, giảm lãi suất cho vay,…làm gia tăng chi phí huy động vốn và giảm hiệu quảkinh doanh của Ngân hàng

- Cơ chế quản lý vốn theo hình thức tập trung: là cơ chế trong đó Hội sở chính

mua toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh và bán vốn để chi nhánh sử dụng cho tài sản Cóthông qua lãi suất điều chuyển vốn Thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xácđịnh thông qua chênh lệch mua bán vốn với Hội sở chính Mọi rủi ro thanh khoản vàrủi ro lãi suất được tập trung về Hội sở chính và các Chi nhánh không lập các bảngTổng kết Tài sản riêng lẻ

Ưu điểm của cơ chế quản lý vốn tập trung là quản lý tập trung được rủi ro lãi suất

và rủi thanh khoản về Hội sở chính Ngân hàng Các Ngân hàng quản lý nguồn vốnthống nhất và mua bán giữa vốn với Chi nhánh mà không can thiệp vào hoạt độngriêng của các Chi nhánh Kết quả hoạt động kinh doanh của các Chi nhánh được cậpnhập hàng ngày thông qua hệ thống báo cáo FTP giúp đánh giá và quản lý hoạt độngkinh doanh của các Chi nhánh một cách hiệu quả

Nhược điểm của cơ chế quản lý vốn tập trung là chi phí áp dụng cao Các Ngânhàng có mạng lưới rộng nên khi muốn áp dụng cơ chế này phải đầu tư rất nhiều chi phícho phát triển công nghệ cũng như đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý vốn.Đồng thời, cơ chế này còn có nhược điểm là hạn chế nghiệp vụ ở các Chi nhánh do cácChi nhánh sẽ trở thành các đơn vị kinh doanh tiếp xúc với khách hàng và không thựchiện việc cân đối vốn, quản trị rủi ro Việc này sẽ làm hạn chế trình độ chuyên môncũng như kinh nghiệm của các cán bộ tác nghiệp ở các Chi nhánh

Trang 5

Trong phần tiếp theo của Khóa luận, tôi xin trình bày cụ thể hơn về lý thuyết của

Cơ chế quản lý vốn tập trung - một cơ chế quản lý vốn hiện đại được hầu hết các cácNHTM và các tập đoàn tài chính trên thế giới đểu áp dụng

1.2 CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI:

1.2.1 Khái niệm Cơ chế Quản lý vốn tập trung:

Cơ chế quản lý vốn tập trung, còn gọi là cơ chế FTP (Fund Transfer Pricing), là

cơ chế trong đó Trung tâm quản lý vốn đặt tại Hội sở chính của ngân hàng mua toàn

bộ tài sản Nợ của Chi nhánh và bán vốn để Chi nhánh sử dụng cho tài sản Có Mọinguồn vốn của Chi nhánh huy động đều được chuyển về quỹ vốn trung tâm và nhậnđược thu nhập vốn, mọi khoản sử dụng vốn đều được lấy từ quỹ vốn trung tâm và phảitrả chi phí vốn Các Chi nhánh tập trung vào hoạt động kinh doanh với khách hàng vàkhông phải cân đối vốn và quản trị rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất Trong cơ chếquản lý vốn tập trung, thu nhập và chi phí của từng chi nhánh được xác định thông quachênh lệch giữa lãi suất mua bán vốn với Hội sở chính

Mục đích thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung:

- Nâng cao hiệu quả công tác cân đối, điều hành vốn nội bộ của Ngân hàng đểbảo đảm các giới hạn an toàn và hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch kinh doanh

- Tách biệt rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản khỏi hoạt động kinh doanh của cácChi nhánh và tập trung việc quản lý các rủi ro này tại Hội sở chính Ngân hàng

- Phân bổ chi phí, thu nhập vốn một cách khách quan, công bằng để đánh giámức độ đóng góp của các Chi nhánh vào lợi nhuận chung của toàn hệ thống, đồng thờiphát huy được lợi thế kinh doanh của Chi nhánh trên các địa bàn khác nhau

- Xác định được thu nhập thuần từ lãi cho từng Chi nhánh theo sản phẩm, phânkhúc khách hàng và từng tài khoản khách hàng để có các chiến lược phát triển kinhdoanh đạt hiệu quả

1.2.2 Nguyên tắc thực hiện Cơ chế Quản lý vốn tập trung:

1.2.2.1 Quản lý vốn tập trung và thống nhất:

Trang 6

Tập trung và thống nhất là nguyên tắc cơ bản trong cơ chế quản lý vốn tập trung.Trên nguyên tắc đó, Hội sở sẽ kiểm soát được thu nhập, chi phí của từng Chi nhánh, vàđiều hành thông qua các chính sách quản lý vốn chung một cách hiệu quả

Nguồn vốn của Ngân hàng được quản lý tập trung, cả hệ thống là một bảng tổngkết tài sản thống nhất và không tồn tại các bảng cân đối vốn riêng lẻ của các chi nhánh.Vốn do chi nhánh huy động sẽ chuyển vào nguồn vốn chung của toàn Ngân hàng, Chinhánh được hiểu như một đơn vị kinh doanh huy động vốn cho Hội sở, Hội sở sẽ trảcho chi nhánh phần lãi suất điều chuyển vốn Đối với các khoản Chi nhánh cho kháchhàng vay, Chi nhánh sẽ phải mua vốn từ Hội sở và phải trả chi phí cho Hội sở thôngqua lãi suất điều chuyển vốn Do đó, Chi nhánh chỉ quan tâm đến lãi suất điều chuyểnvốn nội bộ và các hạn mức kinh doanh được giao làm cơ sở thương lượng lãi suất vớikhách hàng, không chịu trách nhiệm cân đối các nguồn vốn từ phía khách hàng, các rủi

ro trong công tác quản lý vốn hoàn toàn do Hội sở chịu trách nhiệm

Với cơ chế quản lý vốn tập trung, việc tính lãi phải thu phải trả giữa các Chinhánh chỉ mang tính chất danh nghĩa mà không có sự dịch chuyển của dòng tiền Phầnthu nhập và chi phí vốn của Chi nhánh sẽ được tính tự động định kỳ theo cơ chế địnhgiá chuyển vốn nội bộ do Hội sở quy định và ghi nhận vào kết quả tài chính của từngđơn vị

Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, các Ngân hàng cũng sử dụng thống nhất cácchính sách và công cụ sau để quản lý toàn bộ hệ thống các Chi nhánh:

- Công cụ kế hoạch kinh doanh (kế hoạch huy động vốn, sử dụng vốn,…)

- Công cụ hạn mức: Hạn mức tín dụng, đầu tư…

- Các chính sách khách hàng, chính sách đầu tư, sản phẩm, lãi suất…

- Các cơ chế định giá chuyển vốn nội bộ

- Hệ thống chi tiêu an toàn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng

1.2.2.2 Thực hiện cơ chế mua-bán vốn giữa Hội sở với chi nhánh:

Quan hệ điều chuyển vốn điều chuyển vốn nội bộ giữa Hội sở và Chi nhánh đượcthực hiện theo cơ chế mua – bán vốn Điều này có nghĩa là tất cả các khoản mục trongbảng cân đối kế toán của Chi nhánh đều phải được định giá vốn điều chuyển: toàn bộTài sản Có sẽ phải trả chi phí điều chuyển vốn và toàn bộ Tài sản Nợ và vốn tự có sẽ

Trang 7

nhận được thu nhập điều chuyển vốn Việc mua bán vốn này được định giá thông qualãi suất điều chuyển vốn.

Lãi suất điều chuyển vốn được Hội sở xác định và thông báo tới các đơn vị kinhdoanh trong từng thời kỳ Lãi suất này chính là công cụ quan trọng trong hoạt độngđiều hành vốn của Hội sở và là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động của các Chinhánh trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất thực hiện của khách hàng và lãi suất điểuchuyển vốn với Hội sở

Hình 1.1: Minh họa cơ chế mua bán vốn giữa Hội sở và Chi nhánh

1.2.2.3 Quản lý tập trung thanh khoản, rủi ro lãi suất:

Cơ chế quản lý vốn tập trung sẽ giúp các Ngân hàng quản lý các rủi ro thanhkhoản và rủi ro lãi suất tại Hội sở chính, tách biệt các loại rủi ro này khỏi hoạt độngkinh doanh của các Chi nhánh

- Về quản lý tập trung rủi ro thanh khoản: Tất cả các giao dịch nhận tiền gửi vàcho vay giữa Chi nhánh và khách hàng đều được Chi nhánh thực hiện đối ứng với Hội

sở Khi có nhu cầu thanh toán hoặc cho vay khách hàng, Chi nhánh chỉ cần mua vốn từHội sở mà không cần phải huy động nguồn vốn nào khác để đảo bảo thanh toán Toàn

bộ rủi ro thanh khoản đều được chuyển từ Chi nhánh về Hội sở để quản lý tập trung

- Về quản lý tập trung rủi ro lãi suất: Toàn bộ Tài sản Nợ và Tài sản Có của Chinhánh đều được mua bán với Hội sở căn cứ vào kỳ hạn, loại tiền và lãi suất điềuchuyển vốn tại ngày phát sinh giao dịch Từ ngày phát sinh giao dịch cho đến ngàyđịnh giá lại của Tài sản Nợ hay Tài sản Có, Chi nhánh luôn được đảm bảo một mứcchênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng và lãi suất điều chuyển vốn

Trang 8

Do đó, rủi ro lãi suất cũng được chuyển toàn bộ về Hội sở và được Hội sở quản lý tậptrung nhằm đề ra các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu.

1.2.3 Nội dung cơ bản của Cơ chế quản lý vốn tập trung

1.2.3.1 Điều hành hệ thống các Chi nhánh

Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, Ngân hàng sẽ sử dụng thống nhất các chínhsách và công cụ sau để điều hành hệ thống các Chi nhánh:

* Kế hoạch kinh doanh

Để đảm bảo an toàn hoạt động, quản lý được các rủi ro tiềm ẩn đồng thời phân

bổ nguồn lực một cách hiệu quả, Hội sở sẽ quyết định các chỉ tiêu kế hoạch kinhdoanh của năm, cụ thể như sau:

- Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của toàn hệ thống bao gồm: chỉ tiêu hiệu quảkinh doanh, quy mô tổng tài sản, nguồn vốn huy động, quy mô tín dụng, hạn mức đầu

tư, các chỉ tiêu chất lượng hoạt động…Các chỉ tiêu cũng được xem xét, điều chỉnhtrong năm kế hoạch căn cứ vào biến động thị trường và tình hình thực hiện nhằm bảođảm mục tiêu ưu tiên trong từng thời kỳ

- Các chỉ tiêu kế hoạch giao cho Chi nhánh bao gồm: doanh số huy động, quy môtín dụng, tỷ lệ NIM…để bảo đảm sự cân đối trong toàn hệ thống

* Quy định các hạn mức

- Hạn mức tín dụng: Quy mô tín dụng tối đa của hệ thống được quản lý theo tỷ lệtương đối trên tổng tài sản và tổng nguồn vốn huy động được Hội sở có trách nhiệmphân bổ giới hạn tín dụng cho các Chi nhánh căn cứ trên tổng hạn mức tín dụng vàdanh mục tín dụng toàn hệ thống, tiềm năng phát triển trên địa bàn, chất lượng và hiệuquả tín dụng của Chi nhánh

Hội sở chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên tình hình thực hiện hạn mức tíndụng toàn hệ thống và từng Chi nhánh, chi đạo để duy trì mức cấp tín dụng trong hạnmức quy định, trên cơ sở đó sẽ có hướng tăng, giảm hạn mức tín dụng của các Chinhánh theo các căn cứ trên

- Hạn mức đầu tư: thông thường các NHTM quản lý danh mục đầu tư nhằm haimục tiêu là cơ cấu lại tài sản để quản lý rủi ro thanh khoản, lãi suất và mục tiêu lợinhuận kinh doanh Danh mục đầu tư của một NHTM với cơ chế quản lý vốn tập trungcũng khá đa dạng bao gồm: Giấy tờ có giá, đầu tư trên thị trường tiền tệ, kinh doanh

Trang 9

ngoại tệ Để giảm thiểu rủi ro, Hội sở sẽ quyết định mức giới hạn giảm giá trị của danhmục đầu tư tối đa khi lãi suất thay đổi theo từng thời kỳ.

Hạn mức đầu tư thường được Hội sở Ngân hàng quy định theo từng loại tài sản,thông thường các Chi nhánh không được phép đầu tư trừ trường hợp được sự cho phép

từ Hội sở đối với các loại Giấy tờ có giá do chính quyền Tỉnh, Thành phố hoặc cácTCTD phát hành Hạn mức này được chia thành hai phần:

+ Hạn mức đầu tư GTCG: bao gồm tổng hạn mức đầu tư Giấy tờ có giá dài hạn,

và hạn mức đầu tư Giấy tờ có giá ngắn hạn

+ Hạn mức đầu tư liên ngân hàng: bao gồm tổng hạn mức đầu tư, hạn mức đầu tưtheo từng loại hình tổ chức của các TCTD, hạn mức đối tác

* Quy định các giới hạn

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM): căn cứ vào kế hoạch tài chính, Hội sở sẽ thôngbáo tỷ lệ NIM tối thiểu của hệ thống Tùy từng thời kỳ, Hội sở quy định tỷ lệ NIMthống nhất cho toàn hệ thống hoặc phân biệt cho các Chi nhánh đặc thù Dựa trên NIMcủa Hội sở quy định, các Chi nhánh sẽ tính toán thu nhập lãi từ nghiệp vụ huy độngvốn và cho vay nhằm bảo đảm NIM theo quy định Hội sở có trách nhiệm theo dõi,giám sát tỷ lệ NIM của hệ thống, định kỳ phân tích tình hình thực hiện và xu hướng thịtrường, báo cáo và thiết lập các biện pháp cần duy trì tỷ lệ NIM nhằm ổn định thu nhậpròng của ngân hàng

Bên cạnh đó, Hội sở còn đưa ra các giới hạn về rủi ro như:

- Giá trị tối đa của khe hở nhạy cảm với lãi suất, giá trị tối đa của khoản mục Tàisản Nợ, Tài sản Có không nhạy cảm với lãi suất trong từng thời kỳ

- Giá trị tối đa của khe hở kỳ hạn

- Các chỉ số thanh khoản: giá trị tối đa/ tối thiểu của chỉ số trạng thái tiền mặt, giátrị tối đa/ tối thiểu của chỉ số tài sản đầu tư thanh khoản, giá trị tối đa/ tối thiểu đầu tưngắn hạn ngắn hạn trên vốn nhạy cảm, giá trị tối đa/ tối thiểu chỉ số cấu trúc tiền gửi

1.2.3.2 Kiểm soát tập trung các rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất

* Quản lý rủi ro thanh khoản:

Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, Hội sở chính chịu trách nhiệm quản lý rủi rothanh khoản toàn hệ thống, xác định trạng thái thanh khoản ròng và các biện pháp bảođảm thanh khoản cho toàn hệ thống

Trang 10

Trạng thái thanh khoản ròng được xác định dựa trên chênh lệch các nguồn cungthanh khoản và cầu thanh khoản tại từng thời điểm Mức chênh lệch này được dự báobằng cách điều chỉnh theo xác suất thống kê của khả năng xảy ra các trường hợp ảnhhưởng đến thanh khoản của Ngân hàng như khả năng quay vòng các tài khoản tiền gửiđến hạn, xác suất rút tiền trước hạn, khả năng trả nợ trước hạn, xác suất giải ngân của

dự án

Hội sở chính có trách nhiệm xây dựng khả năng xảy ra đối với Bảng tổng kết tàisản tại thời điểm trong tương lai khi thị trường có những biến động mạnh ảnh hưởngđến hoạt động của Ngân hàng (về giá cả, tỷ giá, chính sách…), từ đó xây dựng cácbiện pháp đối phó (xây dựng báo cáo thanh khoản chi theo từng kỳ hạn cụ thể như ON,2-7 Days, 8 Days – 1M….)

Hội sở chịu trách nhiệm đảm bảo dự trữ thanh khoản trong các giới hạn cho phépcủa các chỉ số, cân đối phù hợp với nhu cầu thanh khoản để bảo đảm sử dụng vốn hiệuquả Các biện pháp có thể nhằm bảo đảm thanh khoản được Ngân hàng thực hiện theocác thứ tự ưu tiên sau:

(1) Vay tái cấp vốn NHNN (chiết khấu, cầm cố, bán có kỳ hạn các Giấy tờ cógiá qua thị trường mở, SWAP…)

(2) Thực hiện các Hợp đồng bán có kỳ hạn các tài sản thanh khoản với cácTCTD Khác (Tín phiếu, Trái phiếu, ngoại tệ…)

(3) Huy động trên thị trường tiền tệ (từ các khách hàng lớn hoặc từ các TCTD)(4) Bán tài sản (bán hẳn đối với các giấy tờ có tính thanh khoản như Giấy tờ cógiá, ngoại tệ kinh doanh)

(5) Phát hành giấy tờ có giá

(6) Điều chỉnh các chính sách điều hành như giảm quy mô tín dụng, thay đổi giáđiều chuyển vốn nội bộ

* Quản lý rủi ro lãi suất:

Bộ phận/ban nguồn vốn tại Hội sở Ngân hàng sẽ chịu trách nhiệm duy trì khe hởnhạy cảm với lãi suất và khe hở kỳ hạn trong giới hạn quy định để quản lý rủi ro lãisuất trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống Các Chi nhánh chịu trách nhiệmthực hiện các biện pháp chỉ đạo của Hội sở trong quá trình quản lý nhằm hạn chế rủi rolãi suất

Trang 11

Cơ chế quản lý vốn tập trung chỉ có một bảng tổng kết tài sản, do đó việc theodõi Bảng tổng kết tài sản và cũng như các diễn biến thị trường, định kỳ xây dựng cácphương án duy trì giá trị các khe hở, dự kiến mức độ rủi ro của từng phương án và đềxuất các biện pháp khắc phục phù hợp để quản lý rủi ro lãi suất hoàn toàn thuộc tráchnhiệm của Hội sở Khi khe hở kỳ hạn có khả năng vượt giới hạn quy định, Hội sở sẽtác động đến cơ cấu bảng tổng kết tài sản để duy trì khe hở trong giới hạn thông quađiều chỉnh lãi suất điều chuyển vốn FTP, trực tiếp tác động tới các hoạt động kinhdoanh của Chi nhánh thông qua điều chỉnh các hạn mức huy động, sử dụng vốn.

1.2.3.3 Quản lý các tài khoản Nostro

Việc mở, đóng tài khoản và quản lý tài khoản Nostro do Hội sở chính thực hiện,Chi nhánh không được phép mở tài khoản Nostro mới khi không được sự cho phépcủa Hội sở chính đặc biệt là đối với tài khoản tiền gửi thanh toán bằng ngoại tệ của cácTCTD khác

Hiện tại ở Việt Nam, các NHTM theo chỉ định của NHNN, kênh điều chuyểnvốn ngoại tệ chủ yếu qua Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) Vì vậy,việc điều chuyển vốn ngoại tệ giữa Hội sở và Chi nhánh trong cơ chế Quản lý vốn tậptrung cũng phải tuân theo quy định trên Các chi nhánh được phép mở tài khoản ngoại

tệ tại các Chi nhánh VCB cùng địa bàn để dùng kênh này điều chuyển ngoại tệ với Hội

sở Đối với Chi nhánh gần Hội sở có thể không dùng tài khoản Nostro để điều hòa mànộp trực tiếp tiền mặt tại Hội sở

Việc quản lý các giao dịch thanh toán của toàn hệ thống sẽ do Hội sở quản lý.Hội sở vì vậy cũng sẽ chịu trách nhiệm duy trì số dư tại các tài khoản Nostro đáp ứngyêu cầu thanh toán cụ thể một cách hiệu quả

1.2.3.4 Định giá điều chuyển vốn nội bộ

- Nguyên tắc định giá điều chuyển vốn nội bộ

Việc định giá điều chuyển vốn nội bộ là một trong những điểm then chốt của cơchế quản lý vốn tập trung, định giá điều chuyển vốn hợp lý sẽ xác định đúng mức thunhập và chi phí của Hội sở và các Chi nhánh trong công tác quản lý vốn Các nguyêntắc định giá điều chuyển vốn nội bộ trong cơ chế quản lý vốn tập trung bao gồm:

Nguyên tắc mua bán toàn bộ vốn và tài sản của các Chi nhánh trong hệ thống:

Trang 12

+ Hệ thống quản lý vốn xác định chi phí và thu nhập mua bán vốn đối với từnggiao dịch huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh.

+ Các khoản mục còn lại thuộc Tài sản nợ, Tài sản có của các Chi nhánh đượcxác định chi phí và thu nhập mua bán vốn trên số dư bình quân của tài khoản kế toán

Nguyên tắc bình đẳng, thống nhất:

+ Hội sở áp dụng giá mua bán vốn ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch, cácgiao dịch có cùng thời gian và cùng kỳ hạn được áp giá mua bán vốn giống nhau.+ Đối với các giao dịch có lãi suất ổn định: giá mua bán vốn của một hợp đồngkhông thay đổi trong toàn bộ thời gian của hợp đồng

+ Đối với các giao dịch với lãi suất điểu chỉnh định kỳ hoặc lãi suất thả nổi: giámua bán vốn của một hợp đồng được điều chỉnh tương ứng với các điều kiện quy địnhđối với từng loại hình lãi suất giao dịch

+ Giá mua bán vốn của từng kỳ hạn áp dụng cho các giao dịch mua bán vốn lànhư nhau trên toàn hệ thống ngân hàng

- Nội dung định giá điều chuyển vốn nội bộ

Kỳ hạn chuyển vốn

Kỳ hạn chuyển vốn có ý nghĩa quan trọng trong việc định giá điều chuyển vốn

Kỳ hạn chuyển vốn là kỳ hạn do Trung tâm vốn quy định mà theo đó kỳ hạn danhnghĩa của giao dịch vốn được đưa về các kỳ hạn nhất định để áp dụng giá chuyển vốn.Tại mỗi kỳ hạn chuyển vốn, giá chuyển vốn áp dụng cho các giao dịch mua bán vốn lànhư nhau cho tất cả Chi nhánh

Cách tính kỳ hạn danh nghĩa – cơ sở để xác định kỳ hạn chuyển vốn được cácNgân hàng áp dụng như sau:

+ Đối với giao dịch xác định được kỳ hạn: kỳ hạn danh nghĩa là khoảng thời giantính từ ngày phát sinh giao dịch đến ngày đáo hạn của giao dịch đó theo cam kết thựchiện với khách hàng

+ Đối với các giao dịch không xác định được kỳ hạn danh nghĩa: Hội sở sẽ quyđịnh kỳ hạn danh nghĩa theo tính chất hoạt động của giao dịch đó

Đồng tiền giao dịch

Giá chuyển vốn được xác định cho từng loại tiền Tất cả các đồng tiền giao dịchphát sinh trong bảng cân đối kế toán nội bảng đều được sử dụng làm đồng tiền tính

Trang 13

toán trong hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ Trong báo cáo thu nhập chi phícủa Chi nhánh, tất cả các loại ngoại tệ sẽ được quy đổi sang VND theo tỷ giá hạch toántại ngày làm việc cuối kỳ.

Giá điều chuyển vốn nội bộ

Định giá chuyển vốn nhằm xác định tỷ lệ thu nhập vốn trong quan hệ nội bộ, vàtính toán thu nhập, chi phí từ lãi của các đơn vị kinh doanh (bao gồm các Chi nhánhtrực tiếp kinh doanh và các đơn vị sử dụng vốn tại Hội sở) Giá chuyển vốn nội bộ phụthuộc vào nhiều yếu tố như: lãi suất thị trường, kỳ hạn, loại tiền, các chi phí hoạt độngkinh doanh Giá chuyển vốn nội bộ bao gồm hai loại là giá mua (áp dụng cho tài sảnNợ) và giá bán (áp dụng cho tài sản Có) của Chi nhánh Với mỗi kỳ hạn nhất định, giáchuyển vốn nội bộ có thể áp dụng chung cho cả Tài sản Nợ và Tài sản Có (giá muabằng giá bán) hoặc áp dụng mức giá riêng (giá mua không bằng giá bán)

Giá mua bán vốn đối với một giao dịch được giữ nguyên trong suốt kỳ hạn danhnghĩa của giao dịch (đối với các giao dịch xác định được kỳ hạn danh nghĩa) hoặctrong suốt kỳ định giá lại của giao dịch và có thể thay đổi trong kỳ định giá lại tiếptheo (đối với những giao dịch không xác định được kỳ hạn danh nghĩa)

Theo chính sách điều hành vốn của Hội sở chính trong từng thời kỳ, đối với một

kỳ hạn chuyển vốn nhất định, giá mua có thể bằng hoặc nhỏ hơn giá bán vốn

Giá điều chuyển vốn nội bộ đối với tiền gửi không kỳ hạn

Nhằm khuyến khích các Chi nhánh đẩy mạnh huy động tiền gửi không kỳ hạn(nguồn vốn có chi phí trả lãi thấp) và đẩy mạnh phát triển các dịch vụ ngân hàng, trongtừng thời kỳ nhất định, giá mua vốn áp dụng cho tiền gửi không kỳ hạn của kháchhàng sẽ được xem xét điều chỉnh bằng hoặc cao hơn mức giá áp dụng cho tiền gửi có

kỳ hạn

Giá điều chuyển vốn nội bộ đối với tài sản cố định, khoản đầu tư chiến lược

Các tài sản cố định, các khoản đầu tư chiến lược tại Chi nhánh sẽ được Hội sởchính điều chuyển vốn không lãi tương ứng với giá trị còn lại của tài sản Danh mụctài sản cố định gồm: nhà, đất, bất động sản khác; xe ô tô chuyên dùng chở tiền; phầnmềm máy tính; các tài sản khác

Trang 14

Đối với các khoản đầu tư góp vốn, mua cổ phần: được điểu chỉnh hàng năm bằnggiá mua vốn chuyển quyền sở hữu do cấp có thẩm quyền quyết định áp dụng kể từngày đầu tiên của năm Thu nhập được tính cho Hội sở, chi phí tính cho Chi nhánh

Giá điều chuyển vốn nội bộ đối với tiền mặt tại quỹ, tiền gửi tại NHNN

Đối với tiền mặt, tiền gửi thanh toán tại NHNN: kỳ hạn dùng để xác định giámua bán vốn là kỳ hạn qua đêm - ON, thu nhập tính cho Hội sở chính, chi phí tính chocác Chi nhánh

Giá điều chuyển vốn nội bộ trong hoạt động huy động và cho vay đặc biệt

Các trường hợp huy động và cho vay đặc biệt sẽ phải được cấp có thẩm quyềnphê duyệt và thu nhập/chi phí mua bán vốn đối với những món này sẽ được điều chỉnhtheo mức giá mua bán vốn nội bộ đặc biệt

Hoạt động huy động, cho vay với các TCTD khác của các Chi nhánh

Ngoại trừ các giao dịch vốn liên quan đến hoạt động tín dụng (đồng tài trợ, ủythác đầu tư), các giao dịch phục vụ thanh toán và các giao dịch ủy thác của Hội sởchính, các Chi nhánh sẽ không được phép trực tiếp huy động, gửi vốn hoặc cho vayđối với các TCTD khác Nếu phát sinh các giao dịch gửi và cho vay có kỳ hạn vớiTCTD khác, các Chi nhánh cần thực hiện các giao dịch đối ứng với Hội sở để đảm bảotrả lãi và nhận lãi cho phần vốn này

Hoạt động điều chỉnh giảm thu nhập và tăng chi phí

Về nguyên tắc, việc điểu chỉnh giảm thu nhập/ tăng chi phí của Chi nhánh chỉ ápdụng đối với những giao dịch có kỳ hạn, khi kỳ hạn thực tế giao dịch mua vốn của Chinhánh lớn hơn kỳ hạn danh nghĩa theo cam kết và kỳ hạn thực tế của giao dịch bánvốn của Chi nhánh nhỏ hơn kỳ hạn danh nghĩa theo cam kết

Điểu chỉnh giảm thu nhập của Chi nhánh đối với nghiệp vụ huy động vốn ápdụng cho trường hợp Chi nhánh để khách hàng rút vốn huy động trước hạn Thu nhậpbán vốn của Chi nhánh đối với giao dịch này sẽ bị tính giảm tương ứng với phần chênhlệch giữa giá mua vốn của Hội sở đang áp dụng cho giao dịch đó và giá mua vốn củaHội sở được áp dụng cho các giao dịch rút trước hạn

Điểu chỉnh tăng chi phí của Chi nhánh đối với nghiệp vụ tín dụng áp dụng chotrường hợp Chi nhánh phát sinh nợ quá hạn, chi phí mua vốn của Chi nhánh đối vớigiao dịch đó sẽ bị tính tăng theo nhóm nợ quá hạn

Trang 15

1.2.4 Điều kiện áp dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung

- Về cơ sở vật chất: Để áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung thì các Ngân hàngthương mại cần phải có hệ thống công nghệ thông tin tốt Các phần mềm tính toán lãisuất điều chuyển vốn và phần mềm tổng hợp, báo cáo thông tin phải được thiết lậpđồng bộ tại Hội sở và các Chi nhánh, điều này đòi hỏi các Ngân hàng phải đầu tưnguồn vốn lớn cho phát triển công nghệ và nhờ vào sự tư vấn, hỗ trợ thiết kế phầnmềm của các tổ chức công nghệ tiên tiến

- Về bộ máy tổ chức: Trong cơ chế quản lý vốn trung, các chính sách, quy định

về cơ chế phải được phê duyệt và thống nhất thực hiện từ các cấp Hội đồng quản trị,Ban điều hành, Ủy ban ALCO và các Chi nhánh Các Ngân hàng cũng phải thành lậpTrung tâm mua bán vốn đặt tại Hội sở chính chuyên thực hiện và quản lý việc mua bánvốn Trung tâm mua bán vốn sẽ phối hợp với các Khối Quản trị rủi ro, Khối kinhdoanh vốn tại Hội sở để thực hiện quản trị các loại rủi ro và đầu tư, kinh doanh vốn.Đồng thời, các Chi nhánh cũng phải lập các tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

để quản lý nguồn vốn và thực hiện điều chuyển vốn với Hội sở hàng ngày Như vậy,

để áp dụng được cơ chế quản lý vốn tập trung, các Ngân hàng phải có chuyên môn hóa

về bộ máy tổ chức, thiết lập các quy trình thực hiện cơ chế quản lý vốn thống nhất trêntoàn bộ hệ thống

- Về nhân lực: Các Ngân hàng phải có bộ phận quản lý nguồn vốn tại Hội sở cótrình độ chuyên môn cao, có kiến thức và hiểu biết trong công tác cân đối và điều hòanguồn vốn Các cán bộ tác nghiệp điều chuyển vốn tại Chi nhánh cũng cần có kiếnthức chuyên môn và trình độ tác nghiệp nhanh chóng, chính xác nhằm hạn chế tốithiểu các rủi ro tác nghiệp Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng là yếu tố quan trọngtrong cơ chế quản lý vốn tập trung

1.2.5 Ưu điểm và nhược điểm của Cơ chế Quản lý vốn tập trung:

1.2.5.1 Ưu điểm

- Quản lý tập trung rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất tại Hội sở chính:

Đây là hai rủi ro chính trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Trước khi ứngdụng cơ chế quản lý vốn tập trung, các Chi nhánh tự chịu trách nhiệm về việc quản lýrủi ro trong trong hoạt động dẫn đến sự phân tán trong chiến lược hoạt động kinh

Trang 16

doanh, không hiệu quả và không kiểm soát được thường xuyên hoạt động của các Chinhánh Với cơ chế quản lý vốn tập trung, các Chi nhánh chỉ tập trung vào hoạt độngkinh doanh với khách hàng, toàn bộ rủi ro thanh khoản và lãi suất sẽ được chuyển giaocho Hội sở chính quản lý.

- Hạn chế tình trạng thừa/thiếu thanh khoản tại các Chi nhánh:

Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, mọi giao dịch của Chi nhánh đều phải tậptrung về Hội sở chính thông qua Trung tâm vốn Khi huy động được nguồn tiền gửi,chi nhánh thực hiện bán toàn bộ cho Trung tâm; khi có nhu cầu thanh toán, đầu tư, chovay,… chi nhánh thực hiện mua lại vốn từ Trung tâm vốn Trung tâm vốn sẽ thực hiệnđộng tác luân chuyển vốn giữa các Chi nhánh Vì thế, các chi nhánh không cần quantâm đến vấn đề thanh khoản và sẽ không tồn tại tình trạng thừa hoặc thiếu thanh khoảntại các Chi nhánh

- Linh hoạt hơn trong việc quản lý, giám sát và điểu hành nguồn vốn đối với cácChi nhánh:

Điều này thể hiện qua việc Hội sở chính xác định một giá điều chuyển vốn thốngnhất cho các Chi nhánh để thực hiện mua bán vốn mà không can thiệp cụ thể vào hoạtđộng cụ thể của từng chi nhánh Quan hệ điều chuyển vốn giữa Chi nhánh và Hội sở làquan hệ mua bán vốn, không phải quan hệ vay gửi vốn nên cũng làm tăng tính độc lập

và hiệu quả trong hoạt động điều hành, quản lý của Hội sở chính

- Là cơ chế hiện đại theo sát với thông lệ quốc tế, giúp tăng cường chuyên mônhóa, hiện đại hóa trong các Ngân hàng:

Cơ chế quản lý vốn tập trung là cơ chế quản lý tiên tiến được các ngân hàng ởcác nước phát triển áp dụng rộng rãi Việc thực hiện cơ chế này là hoàn toàn phù hợptrong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng của ngành Tài chính Ngân hàng và tiềm lựcTài chính của các Ngân hàng đang gia tăng nhanh chóng Đồng thời, cơ chế quản lývốn tập trung giúp các Ngân hàng gia tăng tính chuyên môn hóa Các Chi nhánh trong

cơ chế này đóng vai trò là bộ phận tiếp xúc khách hàng, là nơi tiếp nhận các nguồn vốn

và điều chuyển về Hội sở Các giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, hoạtđộng đầu tư, quản trị rủi ro đều được các bộ phận chuyên trách ở Hội sở thực hiện.Chính sự tập trung chuyên môn hóa cao này giúp các Ngân hàng xử lý dữ liệu hiệuquả, trên cơ sở đó gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh

Trang 17

- Hệ thống báo cáo đa dạng, kịp thời, chính xác góp phần tích cực vào việc quản

lý và đánh giá hoạt động của các Chi nhánh:

Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, kết quả hoạt động kinh doanh của từng Chinhánh được tổng hợp mỗi ngày thông qua Hệ thống báo cáo điều chuyển vốn tự độngFTP thuộc mạng nội bộ của các Ngân hàng Vì thế, cơ chế này đã loại bỏ được cáccông tác báo cáo thủ công về thu nhập, thanh khoản mà các Chi nhánh phải thực hiệntrước đó Đồng thời, chi phí hoạt động của Chi nhánh từ hoạt động lập báo cáo cũng sẽđược giảm bớt Hệ thống báo cáo kịp thời và chính xác cũng giúp Hội sở giám sát vàđưa ra các quyết định về phát triển hoạt động kinh doanh và quản lý các rủi ro mộtcách kịp thời và hiệu quả

1.2.5.2 Nhược điểm:

- Hạn chế thao tác nghiệp vụ tại các chi nhánh:

Cơ chế quản lý vốn tập trung là tiền đề công nghệ để hình thành Tập đoàn tàichính ngân hàng với đặc tính tất cả giao dịch về tiền tệ, dịch vụ ngân hàng, quản trị rủi

ro đều được tập trung về Hội sở chính Trong tương lai, các Chi nhánh chỉ đóng vai trò

là các đơn vị kinh doanh tiếp xúc trực tiếp khách hàng, chủ yếu thực hiện các hoạtđộng huy động và cho vay thuần túy Vì vậy, các thao tác nghiệp vụ tại Chi nhánh sẽgiảm bớt dần, làm hạn chế trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm thực tiễn của các nhânviên tại Chi nhánh

- Chi phí ứng dụng cao:

Để áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, các Ngân hàng phải triển khai hệ thốngmạng đồng bộ đến tất cả các Chi nhánh ngân hàng trên toàn quốc Đối với các ngânhàng có mạng lưới Chi nhánh rộng lớn trải rộng trên nhiều địa bàn khác nhau, việc đầu

tư cho phát triển công nghệ để ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung đòi hỏi phải cótiềm lực vốn rất lớn Ngoài ra, việc đào tạo chuyên môn, kỹ năng sử dụng hệ thốngmạng cho các cán bộ tại Hội sở chính và Chi nhánh cũng sẽ là khoản chi phí đáng kểkhi các Ngân hàng áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung

- Gia tăng khối lượng công việc và mức độ rủi ro cho Hội sở chính:

Toàn bộ nguồn vốn cũng như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất từ Chi nhánh sẽchuyển hóa về Hội sở trong cơ chế quản lý vốn tập trung Điều này sẽ tạo áp lực choHội sở trong việc định giá điều chuyển nguồn vốn ở mức hợp lý để bảo đảm mức lợi

Trang 18

nhuận cho cả Hội sở và Chi nhánh, đồng thời khuyến khích hoạt động kinh doanh củacác Chi nhánh Bên cạnh đó, Hội sở còn phải thực hiện các giao dịch kinh doanh vốntrên thị trường liên ngân hàng, mua bán ngoại tệ, đầu tư để phòng ngừa các rủi rothanh khoản và rủi ro lãi suất Khối lượng công việc lớn và phức tạp đòi hỏi các Ngânhàng phải có các chính sách quản trị rủi ro hiệu quả, theo sát với các thông lệ quốc tế

và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của Khóa luận đã trình bày lý luận tổng quan về Cơ chế quản lý vốncủa Ngân hàng thương mại So với cơ chế quản lý vốn phân tán, cơ chế quản lý vốntập trung có ưu điểm là giúp các Ngân hàng quản lý tập trung rủi ro thanh khoản và rủi

ro lãi suất, cũng như đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của các Chi nhánh qua hệthống báo cáo chính xác và kịp thời Cơ chế quản lý vốn tập trung cũng là cơ chế quản

lý vốn hiện đại, tiên tiến được áp dụng phổ biến tại các Ngân hàng ở các nước pháttriển trên thế giới

Dựa trên cơ sở lý luận về cơ chế quản lý vốn tập trung đã trình bày, chương 2của Khóa luận sẽ nghiên cứu thực trạng áp dụng cơ chế này tại NHTMCP CôngThương Việt Nam và đánh giá các thành tựu cũng như hạn chế của việc áp dụng cơchế quản lý vốn tập trung tại Ngân hàng

Trang 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG

TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Ngân hàng Công thương Việt Nam (tên Tiếng anh: Viet Nam Joint StockCommercial Bank For Industry and Trade - VietinBank) có trụ sở chính tại 108 TrầnHưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Vietibank là một những ngân hàng thương mạihàng đầu ở Việt Nam về quy mô vốn, giữ vai trò quan trọng trụ cột của ngành Ngânhàng Việt Nam; có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 1 Sở giao dịch, 150 Chinhánh và trên 1000 Phòng giao dịch / Quỹ tiết kiệm Hiện nay, VietinBank có 7 công

ty hạch toán độc lập là Công ty cho thuê Tài chính, Công ty Chứng khoán Côngthương, Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý,Công ty TNHH MTV Công đoàn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thôngtin, Trung tâm thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực VietinBank là ngânhàng đầu tiên tại Việt Nam mở chi nhánh tại Frankfurt, Berlin (Châu Âu), đánh dấubước phát triển vượt bậc của nền tài chính Việt Nam trên thị trường khu vực và thếgiới VietinBank hiện có quan hệ ngân hàng đại lý với gần 1000 Định chế tài chính lớntrên toàn thế giới Đồng thời, VietinBank cũng là ngân hàng tiên phong trong việc ứngdụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam, đáp ứng tốt yêu cầuquản trị và kinh doanh hiện đại Ngân hàng luôn đầu tư nghiên cứu, cải tiến các sảnphẩm dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của kháchhàng

Tầm nhìn đến năm 2018 của VietinBank là trở thành một Tập đoàn Tài chínhngân hàng hiện đại, đa năng, theo chuẩn quốc tế, với sứ mệnh là ngân hàng số 1 của hệthống ngân hàng Việt Nam cung cấp sản phẩm dịch tài chính ngân hàng hiện đại theotiêu chuẩn quốc tế

Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương Việt Nam:

- Ngày 26/03/1988: Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam tiền thâncủa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam được thành lập theo Nghị định số53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng)

Trang 20

- Ngày 14/11/1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Namthành Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 402/CT của Hội đồng

- Ngày 23/09/2008: Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa

Ngân hàng Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 1354/QĐ-TTg).

- Ngày 25/12/2008: Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra côngchúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần

- Ngày 03/07/2009: NHNN quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động choNgân hàng TMCP Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 142/GP-NHNN củaThống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)

- Ngày 03/07/2009: Thống đốc NHNN chuẩn y Điều lệ tổ chức và hoạtđộng Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (theo Quyết định số 1573/GP-NHNN)

Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam:

Hình 2.1: Hệ thống tổ chức của NHTMCP Công Thương Việt Nam

Trụ sở chính

Sở giao dịch Chi nhánh

cấp 1

Văn phòng đại diện

Đơn vị

sự nghiệp

Công ty Trực thuộc

Chi nhánh cấp 2

Phòng giao dịch

Chi nhánh trực thuộc Quỹ tiết kiệm

Phòng giao

dich

Phòng giao dich

Quỹ tiết kiệm

Trang 21

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại Hội sở chính

Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại Sở giao dịch, các Chi nhánh

Các phòng chuyên môn nghiệp vụ

Phòng giao dịch

Quỹ tiết kiệm

Trang 22

2.2 THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

2.2.1 Quá trình chuyển đổi từ Cơ chế quản lý vốn phân tán sang Cơ chế quản lý vốn tập trung của VietinBank.

Cơ chế quản lý vốn nội bộ được VietinBank thiết lập ngay từ những ngày đầumới tách ra từ Ngân hàng Nhà nước và đã trải nhiều quá trình phát triển, cải tiến theoyêu cầu kinh doanh thực tế của Ngân hàng

Lịch sử phát triển cơ chế quản lý vốn của VietinBank chia ra làm 3 giai đoạnchính và đánh dấu sự chuyển đổi thành công từ cơ chế quản lý vốn phân tán sang cơchế quản lý vốn tập trung

Giai đoạn 1: Cơ chế lãi suất điều chuyển chênh lệch cố định

Trước năm 2004, VietinBank thực hiện cơ chế quản lý vốn phân tán với lãi suấtđiều chuyển vốn giữa Hội sở và Chi nhánh được tính bằng lãi suất bình quân huy độngthực tế tại Chi nhánh cộng với một tỷ lệ % khuyến khích cố định Ưu điểm của Cơ chếnày là đã tính toán đến tính chất địa bàn của lãi suất huy động của các Chi nhánh, giúpcho Chi nhánh gửi vốn luôn được hưởng tỷ lệ khuyến khích như nhau với bất kỳ lãisuất huy động nào Tuy nhiên, nhược điểm của Cơ chế này là chưa tạo được động lựccho các Chi nhánh để giảm mặt bằng lãi suất huy động đầu vào do Chi nhánh luônnhận được phần lãi suất khuyến khích khi bán vốn cho Hội sở Trong cơ chế này, giábán vốn của Hội sở được tính toán bảo đảm bù đắp các khoản chi phí tại Hội sở chínhnhư chi trả lãi tiền vay ngoài hệ thống và chi trả lãi cho Chi nhánh gửi vốn

Giai đoạn 2: Cơ chế lãi suất điều chuyển một giá

Từ năm 2005 đến năm 2008, VietinBank đã chuyển sang cơ chế quản lý vốnphân tán với lãi điều chuyển một giá (thống nhất cho toàn bộ hệ thống) nhằm khuyếnkhích các Chi nhánh huy động nguồn vốn giá rẻ, giảm thấp chi phí đầu vào và tănghiệu quả kinh doanh Ưu điểm của cơ chế này là tạo động lực cho các Chi nhánh huyđộng các nguồn vốn đầu vào thấp để đạt được lợi nhuận cao khi bán vốn cho Hội sở vàcho khách hàng vay với lãi suất phù hợp để hưởng phần lãi suất chênh lệch so với lãi

Trang 23

suất mua vốn của Hội sở Tuy nhiên, nhược điểm của Cơ chế này là không tính đếnyếu tố kỳ hạn đã làm mất cân bằng về kỳ hạn giữa danh mục cho vay và huy động củatừng đơn vị, từ đó tạo ra rủi ro thanh khoản lớn cho toàn hệ thống Mặt khác, cơ chếlãi suất điều chuyển một giá chưa giúp Hội sở chính có công cụ để điều tiết rủi ro lãisuất của hệ thống do không có khả năng tính giá mua bán vốn khác nhau cho các giaodịch có lãi suất cố định và lãi suất thả nổi.

Trước những hạn chế lớn của các cơ chế quản lý vốn phân tán, VietinBank đãnghiên cứu và áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung từ năm 2009 để thúc đẩy hoạtđộng kinh doanh và quản lý các rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất một cách hiệu quả

Giai đoạn 3: Cơ chế quản lý vốn tập trung

Năm 2009, VietinBank thực hiện cổ phần hóa thành công và chính thức niêm yết

cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Cũng vào thời điểm đó, sự mở cửa của thịtrường tài chính ngân hàng Việt Nam đã dẫn đến cạnh tranh gay gắt về vốn và lợinhuận giữa các Ngân hàng Áp lực lớn về mục tiêu tăng trưởng và hiệu quả hoạt độngtrong quá trình hội nhập thị trường tài chính quốc tế đã đặt ra yêu cầu cho VietinBankphải tính toán chính xác về giá trị của các nguồn vốn huy động và cho vay trên toàn hệthống ngân hàng Từ đó, Hội sở chính mới đánh giá chính xác được thu nhập và chiphí của từng đơn vị kinh doanh của ngân hàng (CN, phòng giao dịch, phòng kháchhàng), từng mảng nghiệp vụ, từng khách hàng…

Kể từ năm 2009, Cơ chế quản lý vốn tập trung và mô hình định giá điều chuyểnvốn khớp kỳ hạn (FTP) theo thông lệ quốc tế đã được VietinBank nghiên cứu và thửnghiệm Và kể từ ngày 2/4/2011, VietinBank đã áp dụng chính thức Cơ chế quản lývốn tập trung thông qua công cụ giá mua bán vốn nội bộ FTP Toàn bộ Tài sản Nợ vàTài sản Có của các Chi nhánh trên toàn hệ thống đều được mua bán với Trung tâmQuản lý vốn tại Hội sở chính Đồng thời, rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản cũngđược tập trung về Hội sở chính và được quản lý hiệu quả hơn

Việc áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung đánh dấu một bước phát triển đột phácủa VietinBank để thực hiện chiến lược kinh doanh trong bối cảnh hội nhập quốc tếcủa Ngành Tài chính Ngân hàng Trải qua 3 năm vận dụng, cơ chế quản lý vốn tậptrung đã đóng góp tích cực vào việc tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh củaVietinBank và góp phần kiểm soát tốt các rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất Nhưng

Trang 24

trong thời gian tới, cơ chế này vẫn cần phải được cải tiến, nâng cấp để theo sát cácchuẩn mực quốc tế, đặc biệt là về hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ.

2.2.2 Vai trò của các cơ quan quản lý tại Hội sở chính và các Chi nhánh trong Cơ chế quản lý vốn tập trung:

Để thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung một cách hiệu quả, các cơ quan quản

lý tại Hội sở các Ngân hàng và các Chi nhánh phối hợp với nhau theo các cấp và đều

có vai trò riêng, cụ thể:

- Hội đồng quản trị:

+ Định hướng các chính sách liên quan đến cơ chế quản lý vốn tập trung áp dụng

trong hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam trong từng thời kỳ

+ Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh các quy định về cơ chế quản lývốn tập trung áp dụng trong toàn hệ thống NHTMCP Công thương Việt Nam phù hợpvới tình hình thị trường, định hướng kinh doanh của NHTMCP Công thương ViệtNam và hướng tới thông lệ quốc tế

- Tổng giám đốc:

+ Quyết định biểu lãi suất mua bán vốn, biểu chi phí/phần bù thanh khoản áp

dụng cho từng đối tượng khách hàng, từng sản phẩm cụ thể trong từng thời kỳ

+ Quyết định phương pháp tính giá điều chuyển vốn nội bộ - FTP và phươngpháp điểu chỉnh giá điểu chuyển vốn nội bội trong từng thời kỳ

+ Quyết định các hệ số điểu chỉnh thu nhập và chi phí từ mua bán vốn nội bộ củacác Chi nhánh trong từng thời kỳ

+ Quyết định danh sách khách hàng đặc biệt và mức ưu đãi trong từng thời kỳ.+ Trình HĐQT sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh Quy định về cơ chế FTP áp dụngtrong toàn hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam phù hợp với tình hình thịtrường, định hướng kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam và hướngtới thông lệ quốc tế

- Ủy Ban ALCO:

+ Tham mưu cho HĐQT về định hướng chính sách FTP áp dụng trong toàn hệthống trong từng thời kỳ

+ Tham mưu cho HĐQT sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh quy định về cơ chế FTP ápdụng trong toàn hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam phù hợp với tình hình thị

Trang 25

trường, định hướng kinh doanh của NHTMCP Công Thương Việt Nam và hướng tớithông lệ quốc tế.

- Phòng Kế hoạch và Hỗ trợ ALCO:

+ Nghiên cứu, đề xuất và trình Tổng giám đốc xem xét quyết định biểu lãi suất

mua bán vốn, chi phí/phần bù thanh khoản áp dụng cho từng đối tượng khách hàng,từng sản phẩm cụ thể trong từng thời kỳ

+ Phối hợp với các Chi nhánh và các Phòng khách hàng đề xuất danh sách kháchhàng đặc biệt và chính sách FTP đối với các giao dịch liên quan đến khách hàng nàytrong từng thời kỳ

+ Làm đầu mối phối hợp với các phòng khách hàng, phòng Kinh doanh dịch vụ,Phòng Định chế Tài chính, Sở giao dịch, phòng Chế độ Tín dụng đầu tư, phòng quản

lý và hỗ trợ INCAS và các phòng ban liên quan nghiên cứu đề xuất trình Tổng giámđốc xem xét trình HĐQT để quyết định phương pháp tính giá điều chuyển vốn nội bộ -FTP và phương pháp điều chỉnh giá điểu chuyển vốn nội bộ cho từng sản phẩm cụ thểphù hợp với từng thời kỳ

+ Đầu mối phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin vận hành hệ thống FTP;phối hợp với Phòng quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp, Ban kiểm tra kiểm toán nội

bộ và Trung tâm công nghệ thông tin để giám sát, kịp thời phát hiện và đề xuất biệnpháp xử lý đối với những trường hợp xảy ra do rủi ro tác nghiệp dẫn tới sai lệch giámua bán vốn nội bộ FTP

+ Phối hợp với Phòng thanh toán Việt Nam đồng để hạch toán FTP thu nhập,FTP chi phí cho các Chi nhánh hàng ngày

- Các Chi nhánh trên toàn hệ thống:

+ Các Chi nhánh chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ giao dịch,

bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và quy định của NHTMCP CôngThương Việt Nam

+ Chịu trách nhiệm về tính chính sách và khớp đúng giữa nội dung hồ sơ giấy và

dữ liệu lưu trữ trên hệ thống INCAS

+ Chấp hành đúng các chính sách, quy định về cơ chế quản lý vốn tập trung củaHĐQT, Ban Giám đốc đề ra

Trang 26

2.2.3 Định giá điều chuyển vốn trong Cơ chế quản lý vốn tập trung

2.2.3.1 Phương pháp định giá điều chuyển vốn

Theo thông lệ trên thế giới, có 3 phương pháp định giá điều chuyển vốn:

- Phương pháp định giá điều chuyển vốn duy nhất (single pool method):

Phương pháp này xác định một giá mua duy nhất cho các giao dịch huy động vốn vàmột giá bán duy nhất cho các giao dịch sử dụng vốn, không quan tâm đến kỳ hạn (cách

mà VietinBank áp dụng từ năm 2004 đến năm 2010) Phương pháp này đơn giảnnhưng lại không phản ánh đúng lợi nhuận của đơn vị so với rủi ro về thanh khoản vàrủi ro lãi suất của các khoản huy động và cho vay

- Phương pháp định giá điều chuyển vốn phân theo kỳ hạn (multiple pool method): Phương pháp này phân loại các giao dịch vốn theo một số kỳ hạn nhất định

(ví dụ 1 tháng, 2 tháng) và tập trung tất cả các giao dịch vốn có cùng kỳ hạn vào mộtnhóm (pool method) và áp dụng giá điều chuyển vốn cho tổng số dư của kỳ hạn đó,không tính đến các tính chất khác nhau của các giao dịch như sản phẩm, khách hàng…

Do vậy, phương pháp này tuy đã áp dụng giá điều chuyển vốn riêng cho từng kỳ hạnnhưng cũng chưa phân biệt được các sản phẩm có tính chất khác nhau như đối tượngkhách hàng, phương thức xác định lãi suất (thả nổi, cố định)…

- Phương pháp định giá điều chuyển vốn khớp kỳ hạn đến cấp giao dịch (matched maturity method): Nhằm đáp ứng yêu cầu kinh doanh ngày càng phát triển

nhiều với các sản phẩm huy động vốn và tín dụng đa dạng, phương pháp định giá điềuchuyển vốn này phát triển lên một bước hiện đại hơn là mua bán vốn khớp theo tínhchất giao dịch của các Chi nhánh Ví dụ tiền gửi của dân cư từ các Chi nhánh sẽ có giámua vốn khác với tiền gửi của Định chế tài chính từ các Chi nhánh do thanh khoản củahai sản phẩm huy động vốn này khác nhau

Hệ thống định giá điều chuyển vốn nội bộ FTP do VietinBank nghiên cứu và xâydựng áp dụng kết hợp 2 phương pháp thứ hai và thứ ba trên Hệ thống cho phép địnhgiá mua bán vốn theo kỳ hạn và tính chất của giao dịch (sản phẩm, loại hình lãi suất,đối tượng khách hàng) cho mảng hoạt động cho vay và huy động vốn Các mảng hoạtđộng khác như đầu tư, kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại được mua bán vốn theotính chất rủi ro và theo phương pháp định giá điều chuyển vốn theo kỳ hạn (poolmethod) Hệ thống đính giá điều chuyển vốn nội bộ FTP cũng hỗ trợ Hội sở quản lý và

Trang 27

điều chỉnh thu nhập và chi phí điều chuyển vốn của các Chi nhánh theo đúng kỳ hạnthực tế của giao dịch (ví dụ như các giao dịch tiền gửi rút sớm, nợ trả sớm…) So với

cơ chế định giá điều chuyển vốn duy nhất được tính toán thủ công và hạch toán hàngtháng, hệ thống định giá điều chuyển FTP tính toán tự động và hạch toán hàng ngày

2.2.3.2 Giá điều chuyển vốn

Giá điều chuyển vốn nội bộ (FTP) là lãi suất do Hội sở chính VietinBank công

bố cho từng thời kỳ đối với việc mua bán vốn giữa Hội sở chính và các Chi nhánh

- Giá điều chuyển vốn FTP bao gồm 3 cấu phần sau:

+ Lãi suất mua vốn FTP/ lãi suất bán vốn FTP

+ Phần bù thanh khoản/ chi phí thanh khoản: áp dụng cho các giao dịch có lãisuất thả nổi, được công bố từng thời kỳ phụ thuộc vào tình hình thị trường, tình hìnhcân đối vốn và chính sách điều hành của Ngân hàng

+ Điều chỉnh đặc biệt (nếu có)

- Các căn cứ để xác định giá điều chuyển vốn gồm:

+ Loại sản phẩm (sản phẩm tiền gửi, sản phẩm tín dụng…)

+ Đối tượng khách hàng (cá nhân, tổ chức kinh tế, Định chế Tài chính, kháchhàng đặc biệt )

+ Kỳ hạn của sản phẩm (Không kỳ hạn, qua đêm, 1 tuần, 2 tuần…)

+ Phương thức trả gốc (trả 1 lần hay trả dần hàng kỳ…)

+ Loại lãi suất của sản phẩm (cố định hay thả nổi…)

+ Tần suất điều chỉnh lãi suất (1 tháng/lần, 3 tháng/lần…)

- Giá điều chuyển vốn được áp dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Thể hiện được đúng đắn chi phí về vốn và bảo đảm mức thu nhập cận biên chocác Chi nhánh

+ Bù đắp được đầy đủ chi phí để quản lý vốn tập trung của Hội sở như dự trữ bắtbuộc, bảo hiểm tiền gửi, dự trữ thanh toán…

+ Bù đắp được các rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng, thuế và các chi phí khác.+ Được công bố rộng rãi trên toàn hệ thống và áp dụng thống nhất cho tất cả cácChi nhánh

- Giá điều chuyển vốn FTP do VietinBank công bố từng thời kỳ phụ thuộc vào:

+ Tình hình kinh tế chung và hoạt động kinh doanh của ngành Ngân hàng

Trang 28

+ Tình hình cân đối vốn của VietinBank.

+ Chủ trương, chính sách điều hành của ban lãnh đạo VietinBank

- Công thức tính Giá điều chuyển vốn:

FTP = IR + NIM

Trong đó: IR là lãi suất huy động của kỳ hạn tương ứng, NIM là lãi cận biên ròngcủa giao dịch

+ Đối với cho vay tại 1 ngày bất kỳ:

NIM = Giá thực chi nhánh đang cho vay – giá FTP bán vốn tại ngày đó

+ Đối với tiền gửi tại 1 ngày bất kỳ:

NIM = Giá FTP mua vốn tại ngày đó – giá thực chi nhánh đang huy động

Tùy vào chính trong từng thời kỳ, khuyến khích hay hạn chế mà giá mua vốn cóthể nhỏ hơn hoặc lớn hơn giá bán vốn Ngoài ra, việc quyết định lãi suất cho vay/nhậngửi của Chi nhánh đối với khách hàng vẫn phải được bảo đảm nằm trong khung quyđịnh của Hội sở chính (về trần lãi suất huy động, sàn lãi suất cho vay)

Đối với những khoản mục đặc biệt (cho vay theo kế hoạch Nhà nước, cho vaytheo cam kết của Thống đốc…): lãi suất thực hiện với khách hàng được thực hiện theochỉ đạo của Hội sở chính, Chi nhánh có thể được hưởng phí hoặc cấp bù lãi suất khimua bán vốn với Hội sở

Đối với tiền gửi không kỳ hạn: được Hội sở khuyến khích bằng lãi suất mua vốnhấp dẫn để tạo động lực cho các Chi nhánh thu hút nguồn vốn lãi suất thấp và tươngđối ổn định

2.2.4 Nội dung cơ bản của Cơ chế quản lý vốn tập trung

2.2.4.1 Hoạt động luân chuyển vốn giữa Hội sở và các Chi nhánh và kiểm soát các rủi ro

- Về hoạt động luân chuyển vốn giữa Hội sở VietinBank và Chi nhánh:

Trong cơ chế quản lý vốn tập trung, vốn được luân chuyển giữa các Chi nhánhVietinBank thông qua Hội sở chính, nơi tập trung toàn bộ nguồn vốn và tài sản củangân hàng Hội sở chính mua tất cả các Tài sản nợ của các Chi nhánh và bán tất cả cácTài sản có cho các Chi nhánh sử dụng Tất cả khoản mục trên bảng tổng kết tài sản củaChi nhánh đều được tập trung tại Hội sở chính Bảng tổng kết tài sản của Chi nhánhkhông còn cân bằng và chỉ phản ánh số cho vay và huy động thực tế của Chi nhánh

Trang 29

Nguồn vốn điều chuyển giữa Hội sở và các Chi nhánh được phản ánh thông qua tàikhoản “Điều chuyển vốn nội bộ” Đồng thời, dòng tiền ra – vào của mỗi Chi nhánh ởtài khoản này bị giới hạn bởi các hạn mức gồm

+ Hạn mức thanh toán: là số tiền tối đa cho một giao dịch mua vốn

+ Hạn mức chênh lệch ròng: là mức tối đa số dư âm trên tài khoản “điểu chuyểnvốn nội bộ”, bằng mức chênh lệch giữa nguồn vốn Chi nhánh mua từ Hội sở và nguồnvốn Chi nhánh bán cho Hội sở

Hình 2.4: Hoạt động luân chuyển vốn giữa Hội sở VietinBank và các Chi

nhánh trong cơ chế quản lý vốn tập trung

- Về việc kiểm soát rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất:

Toàn bộ rủi ro thanh khoản được chuyển giao từ các Chi nhánh về Hội sởVietinBank: Chi nhánh bán vốn về Hội sở chính và mua vốn của Hội sở chính Tất cảcác giao dịch nhận tiền gửi và cho vay giữa khách hàng và Chi nhánh đều được thựchiện đối ứng với Hội sở chính

Hình 2.5: Rủi ro thanh khoản chuyển giao từ Chi nhánh về Hội sở chính

Trang 30

Khi có nhu cầu thanh toán, số dư tiền gửi của khách hàng tại Chi nhánh giảm mộtlượng tương ứng với số dư vốn của Chi nhánh tại Hội sở chính, Chi nhánh không cầnquan tâm đến nguồn vốn để thanh toán Rủi ro thanh khoản chuyển từ Chi nhánh vềHội sở chính.

Toàn bộ rủi ro lãi suất được chuyển giao từ các Chi nhánh về Hội sở chínhVietinBank: tất cả các Tài sản Nợ và Có của Chi nhánh đều được mua và bán căn cứvào kỳ hạn, loại tiền với các lãi suất điều chuyển tại ngày phát sinh giao dịch Từ ngàyphát sinh giao dịch cho đến ngày định giá lại của Tài sản Nợ hay tài sản Có, Chi nhánhluôn được đảm bảo một mức chênh lệch lãi suất giữa lãi suất áp dụng cho khách hàng

và lãi suất chuyển vốn nội bộ Chi nhánh chỉ quyết định lãi suất cho vay/ nhận gửi vớikhách hàng sao cho có chênh lệch với lãi suất điều chuyển vốn nội bộ mà không phảiquan tâm đến rủi ro lãi suất Việc quản lý rủi ro lãi suất là trách nhiệm của Hội sở

Hình 2.6: Rủi ro lãi suất được chuyển giao từ các Chi nhánh về Hội sở

Cùng với hoạt động tập trung hóa, kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất tạiHội sở chính, vào năm 2012, VietinBank đã tiếp tục nghiên cứu và xây dựng thànhcông hệ thống Quản lý Tài sản Nợ - Có (ALM) nhằm phân tích và dự báo dòng tiền,

Trang 31

đưa ra các kịch bản về rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất, giúp công tác quản lý rủi rothanh khoản và lãi suất đạt tiêu chuẩn Basel II Hai hệ thống FTP và ALM đã tạothành một công cụ đồng bộ, hiện đại giúp ngân hàng quản lý rủi ro theo đúng thông lệtốt nhất của các ngân hàng hàng đầu thế giới.

2.2.4.2 Xác định thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Hội sở và các Chi nhánh

Cơ chế quản lý vốn tập trung là một công cụ hữu hiệu để xác định mức đóng gópvào lợi nhuận chung toàn Ngân hàng của các Chi nhánh Từ đó, Hội sở sẽ đánh giáđược hiệu quả kinh doanh của các Chi nhánh và có các chính sách quản lý, phát triểnkinh doanh phù hợp Việc xác định thu nhập, chi phí và lợi nhuận của Hội sởVietinBank và các Chi nhánh được thực hiện như sau:

Phân bổ lợi nhuận giữa Hội sở và Chi nhánh khi mua bán vốn

Khi nhận được khoản tiền gửi của khách hàng, Chi nhánh thực hiện bán toàn bộ

về Hội sở chính Khi có nhu cầu cho khách hàng vay, chi nhánh thực hiện mua toàn bộvốn từ Hội sở chính Khoản chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất bán vốn choHội sở, giữa giá mua vốn từ Hội sở chính và lãi suất cho vay khách hàng chính là phầnthu nhập của Chi nhánh

Hình 2.7 Minh họa phần thu nhập chênh lệch của Chi nhánh khi mua bán

vốn với Hội sở VietinBank

Thu nhập ròng từ lãi của chi nhánh là thu nhập ròng từ lãi cho vay đối với kháchhàng và thu nhập ròng từ lãi do mua-bán vốn với Trung tâm

Thu nhập ròng từ lãi của Trung tâm mua bán vốn ở Hội sở là thu nhập ròng từ lãi

do mua-bán vốn với chi nhánh và thu nhập ròng từ lãi do kinh doanh trên thị trườngliên ngân hàng

Ngày đăng: 13/01/2019, 15:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w