1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Gương sáng của lương y Phạm Công Bân

2 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 38,5 KB

Nội dung

Trong những tấm gương sáng được người đời và sử sách ca tụng, có một chuyện rất cảm động về danh y Phạm Công Bân.. Ông thường đem tiền trong nhà ra mua thuốc tốt để dành phục vụ người bệ

Trang 1

Gương sáng của lương y Phạm Công Bân

Xem tin gốc

Kienthuc.net.vn - 37 tháng trước 94 lượt xem

- Nền y học Việt Nam đã được xây dựng từ hàng nghìn năm và có không ít danh y nổi tiếng Trong những tấm gương sáng được người đời và sử sách ca tụng, có một chuyện rất cảm động về danh y Phạm Công Bân

FacebookTwitter0 bình chọn Viết bình luậnLưu bài này

Chuyện được chép trong tác phẩm "Nam Ông Mộng Lục" của Hồ Nguyên Trừng (thế kỷ XV)

Phạm Công Bân là một thầy thuốc giỏi thời Trần, làm quan dưới triều Trần Anh Tông chức Phán thái y lệnh

Nhà ông vốn đời đời làm thuốc có tiếng ở Thăng Long Ông thường đem tiền trong nhà ra mua thuốc tốt để dành phục vụ người bệnh Gặp người cô đơn, đói khổ, bệnh tật, ông đem về nhà nuôi cơm cháo, chữa bệnh làm phúc, vì vậy nhiều người đến nương nhờ chữa bệnh

Gặp năm đói kém, dịch bệnh hoành hành, ông chữa bệnh cho những người đói khổ, chăm sóc cứu sống được rất nhiều người, do đó tên tuổi ông được người đương thời kính trọng Một lần có người đến gõ cửa khẩn cấp mời ông: "Vợ tôi bị băng huyết, máu ra nhiều, sắc mặt tái xanh " Nghe nói ông vội vã ra đi, nhưng vừa đến cửa thì gặp sứ giả nhà vua đến truyền lệnh: "Quý phi ở trong cung bị cảm sốt, khi nóng, khi lạnh, mời ông đến ngay" Ông nói: "Bệnh ấy không gấp Nay ở nhà dân có người bệnh nặng, tính mạng chỉ chờ trong khoảnh khắc Để tôi đi cứu người ấy đã, sau sẽ vào cung"

Sứ giả tức giận nói: "Cái lẽ mà kẻ bề tôi phải giữ cho tròn, sao lại có thể như vậy được Ông muốn cứu tính mạng cho người khác mà không giữ tính mạng của mình chăng?"

Trang 2

Ông nói: "Đã đành làm như vậy là ta mắc tội rồi, nhưng không hề gì Người bệnh kia mà không cứu ngay thì chỉ chốc lát sẽ chết, còn tính mạng của kẻ bề tôi nhỏ mọn này thì còn trông mong được nhà vua tha chết, các tội khác ta xin gánh chịu hết"

Nói xong ông bèn đi chữa bệnh, người đàn bà kia quả nhiên được cứu sống Sau đó ông đến gặp vua Nhà vua quở trách Ông bỏ mũ ra, tạ tội, bày tỏ tấm lòng của mình

Vua mừng rỡ nói rằng: "Nhà ngươi quả là bậc lương y, đã có nghề giỏi lại có lòng nhân, thực là đáp ứng được lòng ta mong vậy"

Con cháu ông sau này nối đời làm thuốc và đều là những thầy thuốc giỏi đương thời Qua chuyện trên ta thấy phấn đấu thành một lương y đâu phải dễ Có nghiệp vụ giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao ngày đêm hết lòng phục vụ người bệnh đã là chuyện khó

Việc từ chối lệnh của một ông vua - người không những có quyền quyết định chức tước, bổng lộc, mà cả tính mạng của mình nữa - để đi cứu một người dân nghèo bệnh tình nguy kịch trước, thì đã mấy ai dám làm Tấm gương sáng của lương y Phạm Công Bân đáng khâm phục biết bao!

Chúc Phong

Ngày đăng: 12/01/2019, 01:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w