sáng kiến kinh nghiệm tiểu học hay và chất lượng từ các trường chuẩn trong cả nước. Với các Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học này quý thầy cô sẽ có nguồn tài liệu tham khảo hay, củng cố xây dựng phương pháp dạy hiệu quả, qua đó giúp các em học sinh tiếp thu bài tốt, nắm vững kiến thức phát triển tư duy trí tuệ. Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học tập hợp các đề tài đa dạng mang tính ứng dụng cao như ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học
Trang 1LỜI CẢM ƠN.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi luôn nhận được sự giúp đỡ tận tình, quý báu của các thầy cô và các bạn bè đồng nghiệp Tôi xin chân thành cảm
ơn Ban giám hiệu trường tiểu học , các thầy cô giáo khối lớp 2 đã cung cấp cho tôi những tài liệu và thông tin quý báu để tôi hoàn thiện đề tài như mong đợi
Tuy rằng có sự giúp đỡ của nhiều người, kết hợp với sự chịu khó tìm tòi và nghiên cứu của bản thân nên đến nay tuy đã hoàn thành, nhưng do những hạn chế
về mặt chủ quan và khách quan nên nội dung, kết quả nghiên cứu trong đề tài chỉ
là những kết quả nghiên cứu bước đầu không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những góp ý chân tình của các thầy cô giáo và bạn bè đồng nghiệp Hy vọng rằng trong tương lai sẽ có nhiều đóng góp trên lĩnh vực này để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học như ngành giáo dục đã đề ra
, tháng 02 năm 2016
Người thực hiện
Giáo viên trường tiểu học
Trang 2I PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Nội dung giáo dục ở bậc tiểu học là một nội dung giáo dục toàn diện, ngoài kiến thức trẻ cần học như tiếng Việt, Toán, các môn học khác và một bộ phận thuộc nội dung giáo dục có tính thời đại Điều 24, Luật giáo dục ghi rõ : “Giáo dục tiểu học phải đảm bảo cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người ”
Điều đó chứng tỏ rằng môn thủ công có một vai trò hết sức quan trọng trong chương trình giáo dục ở tiểu học đặc biệt là các em ở lứa tuổi lớp 2, môn học này
có mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu là rèn luyện và hình thành kỹ năng, kỹ thuật đơn giản cho học sinh về những trò chơi và sản phẩm quen thuộc xung quanh cuộc sống các em Đặc điểm của môn thủ công ở lớp 2 đề cập tới những vật phẩm cụ thể (như xé, dán; cắt, gấp máy bay; làm đèn lồng,…) các dụng cụ, vật liệu để thao tác
và làm thành những vật phẩm hoàn thiện Những vật phẩm đó vừa là kết quả học tập của mỗi học sinh sau giờ học cũng vừa là những dụng cụ để làm trò chơi giúp các em giải trí sau những tiết học mệt mỏi
Như vậy môn học thủ công vừa rèn luyện những kỹ năng khéo léo của đôi tay học sinh, vừa phát huy tính sáng tạo đối với những trò chơi, vật dụng quen thuộc với các em đồng thời nó cũng giúp cho các em có được những đồ chơi đơn giản, quen thuộc để sử dụng sau mỗi tiết học Quá trình trình bày sản phẩm của học sinh sau giờ thực hành là bước thể hiện kết quả học tập của các em, còn tổ chức trò chơi học tập là một hình thức dạy học hấp dẫn học sinh, tạo được không khí vui tươi thoải mái sau giờ học Vậy giữa trò chơi học tập và trình bày sản phẩm của tiết dạy thủ công lớp 2 có quan hệ như thế nào? Việc tổ chức trình bày sản phẩm của học sinh có liên quan như thế nào đến hình thức tổ chức trò chơi? Đó chính là nội dung nghiên cứu của đề tài mà bản thân tôi đang nghiên cứu : “Tổ chức trò chơi khi học sinh trình bày sản phẩm thực hành trong tiết thực hành môn thủ công lớp 2”
I.2 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI :
1/ Mục tiêu nghiên cứu :
Đề tài này nhằm bước đầu tìm hiểu về các hình thức tổ chức trò chơi khi học sinh trình bày sản phẩm thực hành ở lớp 2 Từ đó có cơ sở đề xuất một số biện
Trang 3pháp tích cực giúp giáo viên thực hiện tốt các hình thức tổ chức dạy học môn thủ công lớp 2 tăng niềm phấn khởi củng như ý thức học tập cho các em
2/ Nhiệm vụ nghiên cứu :
Do thời gian nghiên cứu hạn chế, kinh nghiệm nghiên cứu chưa cao nên tôi chỉ hướng tới giải quyết các nhiệm vụ sau :
- Tìm hiểu thực trạng về việc tổ chức trò chơi trong tiết thủ công nhằm mục đích đánh giá kết quả học tập qua sản phẩm thực hành của các em
- Tìm hiểu các hình thức tổ chức trò chơi khi học sinh trình bày sản phẩm thực hành của môn thủ công lớp 2 như thế nào, việc tổ chức trò chơi trình bày sản phẩm như thế có tác dụng đến việc giáo dục học sinh không
- Đề xuất một số biện pháp thiết yếu trong việc tổ chức trò chơi nhằm tăng cường rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, phát huy tính sáng tạo của học sinh trong việc dạy học môn thủ công lớp 2
I.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài “Tổ chức trị chơi khi học sinh trình bày sản phẩm thực hành trong tiết thực hành mơn thủ cơng lớp 2” là một nội dung nghiên cứu về môn học thủ công lớp 2 tại trường tiểu học nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là các em học sinh lớp 2b của trường tiểu học ., huyện – tỉnh
I.4 GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Những nội dung được đưa vào chương trình môn thủ công lớp 2 rát sát với yêu cầu thực tiến, đảm bảo cho học sinh có những kiến thức cơ bản, học sinh được học các nội dung về thủ công như : xé, dán; gấp hình; phối hợp gấp, cắt, dán và làm đồ chơi Đặc trưng của nhưng giờ học này là hoạt động thực hành của học sinh, nó giữ vị trí trung tâm và chiếm đa số thời gian của bài học Kết quả hoạt động thực hành là học sinh phải làm được sản phẩm thực hành ngay tại lớp để đánh giá vào cuối bài học Bước trình bày sản phẩm của học sinh là khâu quan trọng trong một tiết học Vì đây là kết quả đánh giá khả năng tiếp thu những kiến thức mà giáo viên đã chuyển tải tới học sinh Việc trình bày sản phẩm của giờ học qua hình thức tổ chức trò chơi là biện pháp thích hợp nhất đối với học sinh lớp 2, các em vừa được thư giãn sau một giờ làm việc căng thẳng vừa được biết kết quả của tiết học mình đã đạt đến mức độ nào
Trang 4Do vậy giới hạn và phạm vi nghiên cứu cuả đề tài chỉ thực hiện các hình thức
tổ chức trò chơi giúp học sinh lớp 2 trình bày sản phẩm thực hành của môn học thủ công lớp 2 trong trường tiểu học
I.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
1 Phương pháp phân tích : Tiến hành thu nhập các số liệu trong những điều kiện đã có, phân tích các yếu tố cơ bản của vấn đề nghiên cứu
2 Phương pháp điều tra khảo sát : Tiến hành điều tra, khảo sát thực tế việc tổ chức trò chơi học tập trong dạy học môn thủ công lớp 2 tại trường tiểu học , huyện , tỉnh
3 Phương pháp đọc sách và tài liệu : Nắm bắt được vấn đề mà đề tài đề cập
đã được giải quyết đến đâu, cung cấp cho chúng em những cơ sở lý luận của đề tài, các luận chứng để lý giải kết quả của đề tài
4 Phương pháp xử lý số liệu : Phân tích định tính và định lượng kết quả nghiên cứu
5 Phương pháp tổng kết đánh giá
Dựa trên những số liệu và căn cứ đã nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và rút ra kết luận của đề tài
Trang 5II PHẦN NỘI DUNG
II.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1) Tổ chức trò chơi trong dạy – học môn thủ công lớp 2:
Trò chơi là một hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn học sinh Trò chơi phải có hai yếu tố cơ bản :
- Mục tiêu và nội dung trò chơi phục vụ cho kiến thức và kỹ năng trọng tâm của bài học, hoặc chính là nội dung của bài học
- Mang đầy đủ tính chất của một trò chơi : có luật chơi, cách chơi, gây hứng thú và sự thi đua giữa các em, các nhóm
Để thực hiện một trò chơi giáo viên cần phải thực hiện dúng 4 đặc điểm chính của trò chơi
1) Nội dung, phương tiện, chủ đề và đối tượng của trò chơi : nội dung chơi phải phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh, dự kiến các kiến thức kinh nghiệm đã có của học sinh để nắm bắt các vấn đề tiềm ẩn trong nội dung trò chơi 2) Phải ra luật của trò chơi : trong việc tổ chức trò chơi, giáo viên cần quan tâm và diễn đạt luật của trò chơi, ngắn gọn, chính xác để học sinh nắm vững luật Nếu thiếu sự kiểm tra chặt chẽ của việc thực hiện luật chơi dẫn đến học sinh sẽ hoài nghi và diễn biến sẽ kém phần sôi nổi
3) Thời gian quy định cho một trò chơi : Việc dự tính thời gian cho mỗi trò chơi tương ứng với việc xác định kiến thức trong nội dung trò chơi Giáo viên cần quan tâm đến tiến độ đúng đắn của việc thực hiện trò chơi Nếu tổ chức quá nhàn
sẽ không đáp ứng được kiến thức giáo viên cần kiểm tra đối với học sinh Còn nếu
tổ chức chơi quá chậm sẽ gây chán nản, giảm hẳn sự hứng thú của học sinh đối với trò chơi
4) Tính thi đua thắng thua của trò chơi : Đây là bước rất quan trọng để phát huy tính phấn đấu của học sinh Học sinh tham gia thực hiện trò chơi phải tìm tòi chiến lược chơi để dành phần thắng Đó chính là mấu chốt kết quả thực hành của học sinh
2) Những trò chơi trong môn thủ công lớp 2 :
Môn học thủ công là môn học thực hành về các kỹ năng gấp, cắt và dán những dụng cụ quen thuộc đối với các em học sinh lớp 2 Những sản phẩm mà các
Trang 6em được học và tự làm ra chính là những dụng cụ đó và giúp cho các em có những
đồ dùng hay đồ chơi đơn giản trong quá trình học tập, như máy may, tên lửa, thuyền, đèn lồng,…
Trong chương trình của môn học thủ công có 19 bài học/năm, trong đó có 3 tiết kiểm tra, còn lại là 16 bài thực hành được phân bổ 2 tiết/bài (1 tiết/tuần) Sau mỗi bài học (2 tiết), là học sinh biết được một sản phẩm thực hành Sản phẩm đó sẽ được giáo viên hướng dẫn sử dụng dưới dạng tổ chức trò chơi
II.2 THỰC TRẠNG:
a Thuận lợi – Khó khăn:
* Thuận lợi:
Trường tiểu học là một đơn vị thành lập rất lâu Trường được đóng trên địa bàn trung tâm thị trấn của huyện Với hơn
400 học sinh, đa số là con em gia đình cán bộ công chức, gia đình buôn bán nên có điều kiện đầu tư trang thiết bị cho con em học tập Đội ngũ CBGV của trường có tay nghề vững vàng, nhiệt huyết với công việc Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đúng mức đến chất lượng học tập và nề nếp của các em Đầu năm học
2011-2012 tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2D đây là lớp có số học sinh
22 em, trong đó 4 em học sinh giỏi, 10 em học sinh khá Đây cũng là thuận lợi lớn trong công tác giảng dạy của bản thân
* Khó Khăn:
Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn nhất định như số học sinh có hoàn cảnh gia đình nghèo trong lớp chiếm tỷ lệ khá cao, một số gia đình phụ huynh học sinh chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con em mình
b Thành công – Hạn chế:
* Thành công
Ngay từ đầu năm học, khi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 2D, tôi
đã tiến hành xây dựng cho học sinh trong lớp một nề nếp học tập đúng đắn, vừa mang lại hiệu quả của kiến thức vừa tạo ra một không khí học tập cởi mở, thân thiện và tương tác Việc tổ chức những trò chơi nhỏ trong các tiết học nói chung
và tiết thủ công nói riêng là một hình thức tạo ra không khí học tập vui vẻ, tương tác và thân thiện Chính điều này là một trong những thành công của bản thân tôi
Trang 7trong quá trình giảng dạy Hình thức tổ chức này đã góp phần không nhỏ đến sự phát triển về chất lượng học tập của các em trong lớp
* Hạn chế :
Bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định như đa số học sinh lớp 2D là con em gia đình ở nông thôn, mới học lớp 2 nên cách học của các em chủ yếu là nghe giáo viên giảng chứ chưa biết cách tham gia học tương tác (học sinh đóng vai trò chủ đạo) nên tính mạnh dan, tự tin của các em còn yếu, gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng các trò chơi khi giáo viên tổ chức
c Mặt mạnh – Mặt yếu:
* Mặt mạnh:
Hình thức tổ chức trò chơi cho học sinh khi trình bày sản phẩm thực hành là một hình thức tổ chức khá độc đáo và mang lại hiệu quả cao về chất lượng tiết dạy :
Thứ nhất : Tạo tính thi đua sôi nổi cho học sinh khi trình bày kết quả làm việc của mình trước tập thể lớp
Thứ hai : Rèn luyện tính tự tin, mạnh dạn diễn đạt ngôn ngữ diễn thuyết trước tập thể Tính đoàn kết trong lớp học (nếu trò chơi theo tổ, nhóm)
Thứ ba: Xây dựng ý thức học tập tự giác, tự tin, sáng tạo trong học tập của mỗi cá nhân học sinh
* Mặt yếu:
Bên cạnh những mặt mạnh của việc tổ chức trò chơi trình bày sản phẩm thực hành thì việc xẩy ra những điểm yếu là không thể tránh khỏi nếu giáo viên tổ chức không phù hợp, không logic:
- Gây ồn ào trong giờ học, khó chấm điểm công bằng, đánh giá đúng thực tế năng lực của học sinh
- Nếu nhận xét hoặc tổ chức thiếu hợp lý sẽ làm cho học sinh tự ti, chán nản, thiếu tự giác
d Các nguyên nhân:
Việc tổ chức trò chơi cho học sinh khi trình bày sản phẩm thực hành trong tiết thực hành thủ công lớp 2 ở trường tiểu học hiện nay chưa được tổ chức thực hiện một cách rộng rãi và có hiệu quả Nguyên nhân ở đây có rất nhiều yếu tố, nhưng chúng tôi xin nêu ra 3 yếu tố cơ bản :
Trang 8Tổ chức trò chơi cho học sinh khi trình bày sản phẩm thực hành trong tiết thực hành thủ công lớp 2 là một hình thức tổ chức dạy học khá phức tạp và đòi hỏi cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng và chuẩn bị công phu do đó rất ít giáo viên tổ chức Đối tượng học sinh lớp 2 còn quá nhỏ, chưa có ý thức tổ chức làm việc tập thể, tâm sinh lý chưa bền vững, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện những trò chơi theo tổ hoặc trò chơi hùng biện
Điều kiện về cơ sở vật chất và các yếu tố khác cũng là một yếu tố không nhỏ gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức trò chơi nhỏ trong giờ học
II.3 GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP:
a Mục tiêu của giải pháp:
Tổ chức trò chơi cho học sinh khi trình bày sản phẩm thực hành trong tiết thực hành thủ công lớp 2 là một hình thức tổ chức dạy học mang tính đổi mới theo hướng dạy học tích cực Chính vì thế mục tiêu của giải pháp này là xây dựng cho học sinh một hình thức học tập mang tính tương tác (thầy và trò cùng nhau làm việc), tạo không khí vui tươi, thân thiện trong học tập nhằm phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh Phát huy tốt những kỹ năng tiềm tàng sẵn có trong mỗi cá nhân các em
b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
* Th ng kê nh ng bài d y có th t ch c trò ch i:ống kê những bài dạy có thể tổ chức trò chơi: ững bài dạy có thể tổ chức trò chơi: ạy có thể tổ chức trò chơi: ể tổ chức trò chơi: ổ chức trò chơi: ức trò chơi: ơi:
Chủ đề Yêu cầu
từng chủ đề
Sản phẩm thực hành Trò chơi
Kỹ thuật gấp hình
Bài 1 : Gấp tên lửa Biết tạo được tên lửa
và sử dụng
Tên lửa bằng giấy sử dụng được.
Trò chơi “Không kích” (cách chơi : thi phóng tên lửa theo nhóm vào cuối giờ học)
Bài 2 : Gấp máy bay
phản lực
Biết tạo được máy bay phản lực và sử dụng.
Máy bay phản lực bằng giấy sử dụng được.
Trò chơi “Không kích” (cách chơi : thi phóng máy bay theo nhóm vào cuối giờ
học) Bài 3 : Gấp máy bay Biết tạo được máy bay Máy bay đuôi rời Trò chơi “Không
Trang 9đuôi rời đuôi rời và sử dụng bằng giấy sử
dụng được.
kích” (cách chơi : thi phóng máy bay theo nhóm vào cuối giờ
học) Bài 4 : Gấp thuyền
phẳng đáy không mui
Biết tạo được thuyền phẳng máy không mui
và sử dụng.
Thuyền phẳng đáy không mui bằng giấy sử dụng được.
Trò chơi “Chiến hạm siêu tốc ” (cách chơi : tổ chức vào giờ ngoại khoá) Bài 5 : Gấp thuyền
phẳng đáy có mui
Biết tạo được thuyền phẳng máy có mui và
sử dụng.
Thuyền phẳng đáy có mui bằng giấy sử dụng được.
Trò chơi “Chiến hạm siêu tốc ” (cách chơi : tổ chức vào giờ ngoại khoá)
Kỹ thuật phối hợp
gấp, cắt dán hình
Bài 7 : Gấp, cắt, dán
hình tròn
Biết gấp, cắt, dán hình tròn đúng yêu cầu.
Hình tròn bằng giấy sử dụng được.
Trò chơi “Những bông hoa đẹp” (cách chơi : dán thành bông hoa 3, 4 hoặc 5 cánh theo nhóm) Bài 8 : Gấp, cắt, dán
biển báo giao thông
chỉ lối đi thuận chiều
và biển báo cấm đi xe
ngược chiều
Biết gấp, cắt, dán các loại biển báo giao thông đúng yêu cầu.
Biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm đi
xe ngược chiều.
Trò chơi “Lối đi an toàn” (cách chơi : tổ chức vào giờ ngoại
khoá)
Bài 9 : Gấp, cắt, dán
biển báo giao thông
chỉ chiều xe đi
Biết gấp, cắt, dán các loại biển báo giao thông chỉ chiều xe đi đúng yêu cầu.
Biển báo giao thông chỉ chiều
xe đi đúng và đẹp
Trò chơi “Lối đi an toàn” (cách chơi : tổ chức vào giờ ngoại
khoá) Bài 10 : Gấp, cắt, dán
biển báo giao thông
cấm đỗ xe
Biết gấp, cắt, dán các loại biển báo giao thông cấm đỗ xe đúng yêu cầu.
Biển báo giao thông cấm đỗ xe đúng và đẹp
Trò chơi “Lối đi an toàn” (cách chơi : tổ chức vào giờ ngoại
khoá)
Trang 10Bài 11 : Gấp, cắt,
trang trí thiệp chúc
mừng
Biết gấp, cắt, trang trí thiệp chúc mừng đúng yêu cầu.
Thiệp chúc mừng đúng và đẹp
Trò chơi “Lễ sinh nhật”
Bài 12 : Gấp, cắt, dán
phong bì
Biết gấp, cắt, dán phong bì đúng yêu cầu.
Phong bì đẹp, đúng kỹ thuật
Trò chơi “Đưa thư”
Kỹ thuật phối hợp
ghép hình.
Bài 14 : Làm xúc
xích trang trí
Biết làm xúc xích trang trí đúng kỹ thuật.
Xúc xích đẹp, đúng kỹ thuật
Hướng dẫn cho học sinh ứng dụng vào thực tế cuộc sống các em
Bài 15 : Làm đồng hồ
đeo tay
Biết làm đồng hồ đeo tay đúng kỹ thuật.
Đồng hồ đeo tay đúng và đẹp
Trò chơi “hoa điểm mười”
Bài 16 : Làm vòng
đeo tay
Biết làm vòng đeo tay đúng kỹ thuật.
Vòng đeo tay đúng và đẹp Bài 17 : Làm con
bướm
Biết làm con bướm đúng kỹ thuật.
Con bướm bằng giấy đúng và đẹp Bài 18 : Làm đèn
lồng
Biết làm đèn lồng đúng kỹ thuật.
Đèn lồng bằng giấy đúng và đẹp
Trò chơi “Rước đèn” (cách chơi : hướng dẫn chơi ngoài giờ)
c Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Việc tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm có nhiều phương pháp để lựa chọn :
- Tổ chức cho học sinh trình bày sản phẩm của mình theo hình thức cá nhân, theo nhóm, theo tổ
- Tổ chức trình bày sản phẩm theo hình thức trò chơi học tập
Tuỳ thuộc vào sản phẩm của từng bài học mà giáo viên có thể lựa chọn phương pháp trình bày của học sinh một cách hợp lý nhất, vừa đảm bảo tính khoa học trong phần kiểm tra, đánh giá, vừa tạo cho học sinh không khí thoải mái và