Thế giới vật chất luôn vận động không ngừng.Các hiện tượng vật lí xung quanh chúng ta luôn đặt ra cho chúng ta biết bao câu hỏi, việc tìm hiểu và nghiên cứu bản chất của các hiện tuợng là nhu cầu thiết yếu trong việc chiếm lĩnh và sở hữu tri thức. Để hoạt động đó có hiệu quả thì con người phải biết sắp xếp thời gian,công việc một cách khoa học, con người họ có tư duy trí tuệ cao và tự biết công việc nào cần thiết, cần làm trước và công việc nào không cần làm
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
I.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế giới vật chất luôn vận động không ngừng.Các hiện tượng vật lí xung quanh chúng
ta luôn đặt ra cho chúng ta biết bao câu hỏi, việc tìm hiểu và nghiên cứu bản chất của các hiện tuợng là nhu cầu thiết yếu trong việc chiếm lĩnh và sở hữu tri thức Để hoạt động đó có hiệu quả thì con người phải biết sắp xếp thời gian,công việc một cách khoa học, con người họ có tư duy trí tuệ cao và tự biết công việc nào cần thiết, cần làm trước và công việc nào không cần làm, làm sau
Ở trường THCS đối với học sinh cũng vậy, tuy các em còn nhỏ nhưng cũng được thầy
cô dạy dỗ những điều hay lẽ phải, biết tự mình cố gắng vươn lên trong học tập, học không bao giờ là dư thừa, càng học càng thấy mình còn nhiều điều chưa biết, cần phải tìm hiểu Như Bác Hồ đã nói “ Học,học nữa –Học mãi”
Như chúng ta đã biết quá trình dạy học là một một quá trình rèn luyện toàn diện Những quan điểm lớn của Đảng về giáo dục đã nói :
Đại hội III chỉ thị : ” Nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những người lao động làm chủ đất nước, có giác ngộ xã hội chủ nghĩa có văn hoá, mĩ thuật và có sức khoẻ”
Đại hội IV chỉ thị : “Tiến hành cải cách giáo dục trong cả nước làm cho hệ thống giáo dục quốc dân gắn chặt hơn nữa với sự nghiệp cách mạng chủ nghĩa”
Nghị quyết TW II của Đảng Cộng Sản Việt Nam nói : ”Cải tiến chất lượng dạy và học, khắc phục những yếu kém trong giáo dục để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nâng cao dân trí đào tạo nhân lực phát triển nhân tài, cung cấp nguồn nhân lực cho giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước”
Đối với nhà trường cần xác định, nền giáo dục của nhà nước ta là nền giáo dục toàn diện nhằn làm cho học sinh phát triển đầy đủ các mặt và cân đối giữa các mặt theo mục tiêu cấp học, do vậy bất cứ môn học nào nói chung cũng không chỉ nhằm cung cấp kiến thức mà phải làm cho trí lực, thể lực của học sinh ngày càng phát triển làm cho học sinh lớn lên về nhiều mặt để thích ứng được với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay
Đối với môn vật lí nói riêng cũng góp phần đào tạo học sinh thành những con người
có sức lực và tài năng có phẩm chất đạo đức tốt để tiếp tục sự nghiệp cách mạng trong giai đoạn mới Môn vật lí cần làm cho học sinh nắm vũng được các kiến thức vật lí một cách chính xác và hệ thống, biết vận dụng linh hoạt những điều đã học vào bài tập vào thực hành vào thực tế đời sống đồng thời góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những năng lực nhận thức những năng lực thực hành và hình thành ở học sinh một thế giới quan nhân sinh nhất định
Trang 2Với học sinh lớp 8 còn rất vô tư chưa biết đến khái niệm cuộc sống như thế nào Các
em chỉ biết ở nhà là vui chơi đến lớp là để học Đó là nhiệm vụ chính, em nào cũng muốn mình đạt điểm cao nhưng lại không có một phương pháp học hiệu quả Theo các em suy nghĩ thì môn vật lí là rất khó, không làm được bài thì cho là khó, học lí thuyết theo các học vẹt, công thức thì không nhớ, mà nhớ thì đựơc công thức gốc còn đại lượng còn lại không biết rút ra nên các em không làm được bài tập Mặt khác đối với học sinh khối 8 là do mỗi tuần chỉ có một tiết, trong khi đó cả chương trình vật lí 8 không có tiết bài tập trong PPCT, đa số cắc em chưa biết biến đổi công thức để rút ra đại lượng cần tìm
Vậy muốn giải được bài tập tốt trước tiên các em phải nhớ công thức vật lí, trong mỗi công thức học sinh phải nắm rõ từng đại lượng vật lí
Với tôi khi được phân công giảng dạy môn vật lí khối lớp 8 Tôi đã dành nhiều thời gian tìm hiểu và lựa chọn phương pháp để truyền đạt kiến thức cho học sinh dễ hiểu,
dễ nhớ công thức nhất Xuất phát từ những thực tế đã giảng dạy tôi mạnh dạn chọn đề tài:
“RÈN KĨ NĂNG NHỚ CÔNG THỨC VÀ GIẢI BÀI TẬP CHƯƠNG I VẬT LÍ 8”
I.2
M ỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
a
M ục tiêu
Căn cứ vào nhiệm vụ chung của trường phổ thông mà tôi đã xác định cụ thể những nhiệm vụ và yêu cầu của việc giảng dạy vật lí đồng thời đề ra biện pháp thực hiện Nhiệm vụ của môn vật lí được cụ thể hoá ở SGK, tài liệu hướng dẫn giảng dạy Tuy nhiên tất cả những tài liệu đó chỉ là những nét cơ bản và được người giáo viên dẫn dắt theo từng phương pháp của từng người Đối với những tiết dạy bài tập thường khô khan, học sinh hay nhàm chán, khi giáo viên hỏi đến công thức thì không nhớ Nhiều giáo viên đến tiết bài tập cho học sinh tự làm mà không định hướng
Mục tiêu của đề tài này là rèn luyện kĩ năng nhớ công thức và giải bài tập chương I vật lí lớp 8 Với đề tài này rèn cho học sinh cách rút ra đại lượng cần tìm, kĩ năng giải bài tập một cách chính xác, lôgic không phải mò mẫm Từ đó giúp học sinh có kĩ năng nhớ công thức, giải bài tập
b)
Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài này giúp học sinh lớp 8 có kĩ năng nhớ công thức và giải bài tập Để đạt được mục tiêu trên Là một giáo viên ra trường hơn 12 năm, được nhà trường phân công dạy lớp 8 nhiều năm tôi đã tìm ra cách nhớ công thức, con đường lập mối liên hệ giữa các đại lượng để giải bài tập Qua quá trình dạy tôi đã vận dụng cho học sinh, bản thân tôi thấy đề tài này có tính khả thi cao đặc biệt đối với học sinh tôi đã dạy
I.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Học sinh khối 8 trường THCS
Vấn đề nghiên cứu phần cơ học trong chương trình vật lí 8
Bài 2: vận tốc
Trang 3Bài 7 : áp suất Bài 8 : áp suất chất lỏng Bài 10 : lực đẩy ACSi MET Bài 13: công cơ học
I.4 GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Vì có những hạn chế về nguồn lực và thời gian nên đề tài chỉ giới hạn trong phạm lớp …… của Trường THCS – -
Nội dung mới nghiên cứu được 5 bài Các vấn đề còn lại tôi rất mong các đồng nghiệp nghiên cứu tiếp và giới thiêu đến các em học sinh trong thời gian sau
I.5 P HƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
1) phương pháp quan sát 2) phương pháp điều tra, phân tích tổng hợp 3) phương pháp giải bài tập mẫu
4) phương pháp đọc sách và tài liệu tham khảo 5) phương pháp đàm thoại
Ngoài ra tôi còn sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG
II.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN
Vật lí là một bộ môn khoa học đều có những đặc điểm riêng, có đối tượng nghiên cứu
và phương pháp nghiên cứu tương ứng, trong sự vận động và phát triển của môn vật lí
đã nảy sinh nhiều tri thức vật lí mới Do vậy khi giảng dạy bài tập vật lí ở trường phổ thông, người giáo viên phải nắm vững đặc điểm của tri thức vật lí và phương pháp vật
lí, để từ đó lựa chọn phương pháp dạy thích hợp
Vai trò của bài tập vật lí trong dạy học vật lí: Với tư cách là một phương pháp dạy học Bài tập vật lí giữ một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy học sinh cách áp dụng kiến thức trong học tập vào thực tiễn
Bài tập vật lí là một vấn đề được đặt ra đòi hỏi phải giải quyết nhờ suy nghĩ lôgic những phép toán và những thí nghiệm dựa trên cơ sở các định luật Bài tập vật lí là phương tiện tốt để phát triển tư duy học sinh
Bài tập vật lí là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của học sinh Vây để giải được bài tập vật lí thì đòi hỏi học sinh phải nhớ công thức, nắm chắc trình tự giải một bài tập vật lí
Qua cơ sở lí luận nói trên là một giáo viện dạy môn vật lí tôi thấy học sinh còn thụ động trong việc học, chưa xác định được nhiệm vụ của môn vật lí, chưa có kĩ năng
nhớ công thức, chưa biết cách giải bài tập Do đó việc tìm hiểu từ dữ liệu của bài toán
phân tích các hiện tượng để đi đến bản chất vật lý là việc rất quan trọng giúp ta định
Trang 4hướng cách giải một bài tập vật lý.Điều đó giúp tôi tìm hiểu và đi nghiên cứu đề tài này
II.2 THỰC TRẠNG VỀ VIỆC NHỚ CÔNG THỨC VÀ GIẢI BÀI TẬP VẬT
LÝ CỦA HỌC SINH.
a Thuận lợi và khó khăn :
*Thuận lợi:
Nhà trường cùng hội cha mẹ phụ huynh học sinh quan tâm đến cơ sở vật chất đầu tư trang thiết bị tương đối đầy đủ, đảm bảo cho việc dạy và học
Đa số ý thức đạo đức của học sinh luôn ngoan và lễ phép với thầy cô mặc dù xã hội đang có nhiều thay đổi và diễn ra phức tạp Ý thức học tập trên lớp luôn đoàn kết và hợp tác với thầy cô giáo, nhiệt tình chăm ngoan.Việc tiếp cận thông tin các em khá tốt Thuận tiện cho việc dạy và học theo giáo án điện tử
Học sinh đẫ được làm quen với môn vật lí từ lớp 6
Được dạy với đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy
Trong quá trình viết sáng kiến được sự giúp đỡ của giáo viên tin ,toán và các đồng nghiệp trong trường
*Khó khăn :
Qua nhiều năm giảng dạy vật lý ở trường THCS đối với học sinh vấn đề nhớ công thức, giải và sửa các bài tập vật lý gặp không ít khó khăn vì học sinh thường không nắm vững lý thuyết, không có giờ luyện tập, bài tập ở lớp (phân phối chương trình lý 8), không có tiết chữa bài tập, chưa có kỹ năng vận dụng kiến thức vật lý Vì vậy các em giải bài tập một cách mò mẫm, không có định hướng rõ ràng, áp dụng công thức máy móc và nhiều khi không giải được, có nhiều nguyên nhân:
- Học sinh không nhớ công thức
- Học sinh chưa biết phương pháp để giải bài tập vật lý
- Học sinh không chịu khó nghiên cứu bài, chỉ chờ giáo viên chữa bài rồi ghi vào vở
b Thành công và hạn chế:
*Thành công
Thành công của sáng kiến này là giúp các em có kĩ năng nhớ công thức và phương pháp giải bài tập và dù là cấp nào vẫn áp dụng giải bài tập được, và giải theo các bước cơ bản.giúp các em không quên Đặc biệt trong tiết dạy 2 buổi có nhiều bài tập và các tiết bài tập chính khóa trên lớpcác em chăm chỉ làm bài
Khi áp dụng sáng kiến này đã giúp học sinh biết áp dụng các công thức để giải bài tập ở nhiều dạng
*Hạn chế
Mặt hạn chế kĩ năng nhớ công thức chỉ áp dụng cho những công thức chỉ có 3 đại lượng, phương pháp đòi hỏi giáo viên có thời gian chuẩn bị lâu hơn có kiến thức chủ lực về toán học và kiến thức lập luận của văn Ví dụ như phương pháp giải bài tập
Trang 5phần cơ không khó nhưng giải khá dài, phần nào cũng có cách giải, bước giải khác nhau Các đại lượng vật lí thì kí hiệu còn chồng chéo
c Mặt mạnh và mặt yếu :
sinh , phát huy khả năng thực tế nhiều và quá trình giao tiếp thầy và trò thân thiện hơn đáp ứng được nhiệm vụ dạy và học.Giúp các em học sinh có cách nhớ công thức và rút đại lượng cần tìm chính xác, tự giải bài tập cơ bản khi học trên lớp cũng như bài tập về nhà, cũng như ôn học sinh giỏi
cần tìm,cần có thời gian luyện tập
d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
Các nguyên nhân thường có nguyên nhân chủ quan và khách quan
Nếu giáo viên nhiệt tình, tận tâm giảng dạy mà học sinh không chịu khó học bài, bài tập áp dụng cho về nhà mà học sinh không làm thì kết quả không khả thi
Học sinh cho rằng vật lí là môn học khô khan, trừu tượng Vật lí gắn liền với các môn học khác, đặc biệt là môn toán, văn, địa lí… nếu các em không có kiến thức cơ bản về các môn học đó thì cũng không thể nào đòi hỏi giải được bài tập vật lí có kết quả đúng được
Ví dụ như khi đặt lời giải cho bài toán thì vận dụng đến kiến thức của môn văn, khi tính toán thì vận dụng đến môn toán
e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
Là giáo viên giảng dạy môn vật lí nhiều năm, tôi thấy trong tư tưởng của học sinh luôn nghĩ rằng “ khó như lí, bí như hình …” Vậy để giải toả ý nghĩ của học sinh tôi rất băn khoăn làm cách nào để giúp học sinh không còn mặc cảm với suy nghĩ đó nữa Trong quá trình dạy tôi đã dần tìm hiểu từng đối tượng học sinh Với học sinh yếu tôi đặt câu hỏi nguyên nhân nào các em không làm được bài tập, học sinh trả lời:
”Em không biết bắt đầu làm từ đâu, em không biết rút các đại lượng mà bài toán yêu cầu ,…”
Tôi không e dè hỏi học sinh vậy em cho cô biết công thức tính vận tốc, học sinh trả lời nhanh và đúng, khi tôi yêu cầu học sinh cho cô biết muốn tính quãng đường từ công thức đó em làm thế nào? Đối với học sinh khá, giỏi thì quá dễ, nhưng đối với những học sinh này thì rất khó khăn
Để giúp các em nhớ và biết rút các đại lượng cần tìm đó mà học thuộc lòng thì rất lâu:
Ví dụ như muốn tìm quãng đường đi được ta lấy vận tốc nhân với thời gian, hoặc muốn tìm thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc ….nếu theo cách đó thì các
em chỉ thuộc được những bài mà cô cho ghi như thế còn không thì lại không biết Đối với công thức tính vận tốc các em còn được làm quen ở bậc tiểu học mà khi lên lớp 8 còn thấy rất bỡ ngỡ Mà trong chương 1, phần cơ học của lớp 8 còn rất nhiều các công thức mà các đại lượng có mặt trong công thức còn rất mới lạ nên các em không
Trang 6thể nhớ hết cũng là điều dễ hiểu Vì vậy nhiệm vụ của giáo viên làm sao để cho các học sinh nhớ được hết các công thức trong chương này là điều rất cần thiết
Giáo viên phải hiểu được đặc thù từng học sinh, trước hết hướng dẫn các em cách nhớ công thức trong bài học, sau đó hướng dẫn các em từ công thức đó đưa về công thức
tam giác điều này rất quan trọng trong bước đầu để học cách nhớ công thức và rút ra các đại lượng cần tìm
Từ buổi đầu tiếp xúc với các học sinh tôi đưa ra phương pháp cách nhớ công thức để
từ đó rèn kĩ năng nhớ cho các em Khái niệm đầu tiên tôi đưa ra là công thức tam giác các em rất bỡ ngỡ không hiểu tại sao cô lại gọi là công thức tam giác Tôi phân tích cho các em dự vào hình tam giác mà ta gắn các đại lượng vật lí sao cho nằm gọn vào phần trong của tam giác mà khi ta vẽ đường trung bình trong tam giác mà một đại lượng ở phía trên đường trung bình, hai đại lượng nằm ở dưới Khi học sinh đã nắm được thao tác rồi thì phần rút ra đại lượng cần tìm thì không còn khó khăn nữa Học sinh nhớ các công thức rồi thì làm cách nào vận dụng vào giải bài tập một cách có hiệu quả lại là vấn đề cần trao đổi nhiều hơn
Vậy tôi lại đặt câu hỏi cho học sinh khi các em còn chưa nhớ công thức Khi làm một bài tập vật lí thì em tiến hành như thế nào? Học sinh ấp úng không giám trả lời, có em thì nhanh nhẹn trả lời: ”chúng em cứ giải mò có bài dễ, bài mà áp dụng công thức trong bài vào giải ngay thì làm được hoặc bài nào mà tìm ít đại lượng, mà công thức không phải suy luận nhiều thì chúng em làm được Tôi lại hỏi tiếp vậy các em giải bài tập vật lí tuân theo những bước nào? Các em cũng không trả lời gãy gọn được mà cứ giải bài tập theo kiểu mò mẫm thôi Có học sinh đặt lời giải thì không viết công thức
áp dụng nào, có em thì viết công thức lại không có lời giải Khi làm bài xong thì không ghi đơn vị, không ghi đáp số
Khi dạy các em về cách giải bài tập vật lí yêu cầu học sinh lên bảng tóm tắt bài toán, các em không dùng kí hiệu các đại lượng vật lí để tóm tắt mà các em tóm tắt như làm bài toán ở cấp 1, ghi chữ ra rồi viết số kèm theo
Ví dụ: tóm tắt bài 3.10
Quãng đường đầu bằng quãng đường thứ 2 bằng quãng đường thứ 3 và bằng 1/3 quãng đường
Vận tốc đi trong đoạn 1 là 12m/s
Vận tốc đi trong đoạn 2 là 8m/s
Vận tốc đi trong đoạn 3 là 16m/s
Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường
Như thế đâu phải gọi là tóm tắt, mà là viết bớt đề bài để ngắn lại Đa số học sinh học vật lí là như thế, tôi rất băn khoăn Làm sao để các em em làm được bài tập
Thực tế các em học vật lí theo cách đó thì không thể khá được Trong quá trình học một cấp học như thế các em được nhiều giáo viên dạy, mỗi năm một giáo viên dạy khác nhau, mà mỗi giáo viên lại có những phương pháp dạy khác nhau
Trang 7Qua quá trình dạy học sinh tôi thấy một thực trạng như thế là không được Học sinh lớp 8 rồi mà không biết tóm tắt một bài toán Khi giáo viên hướng dẫn học sinh cách tóm tắt thì yêu cầu các em đi giải bài toán các em vẫn không biết cách xác lập mối liên hệ giữa các đại lượng
Nói tóm lại, để làm hoàn chỉnh một bài tập vật lí các em cứ làm thế không theo một kiểu hướng dẫn nào.Thực trạng này là rất nhiều các học sinh học yếu và trung bình Khi giáo viên yêu cầu học sinh làm một bài tập thong thường theo các bước nào, không có học sinh nào trả lời được đầy đủ các bước cơ bản Tôi là một giáo viên dạy vật lí tôi thiết nghĩ nếu cứ tình trạng này thì học sinh không có hứng thú học môn vật
lí, sẽ không có học sinh giỏi
Khi giải bài tập các em chưa tìm hiểu bài tập, xem xét điều kiện vật lí được đề cập, Chưa có tư duy trong quá trình giải bài tập vật lí,học sinh chưa có kĩ năng giải bài tập vật lí
Trước khi thực hiện đề tài này tôi đã tiến hành kiểm tra khảo sát đối với học sinh tôi dạy năm 2010-2011gồm có ba lớp 8A2, 8A3, 8A4 bằng các bài tập cơ bản tương ứng với mức độ, nội dung kiến thức đã học
Qua kết quả trên tôi thấy số lượng học sinh khá giỏi thấp, còn học sinh trung bình và dưới trung bình còn cao so với yêu cầu của giáo dục hiện nay
Là một giáo viên dạy tôi rất buồn cho thế hệ học sinh hôm nay Vậy xuất phát từ thực trạng trên tôi quyết định đưa ra sáng kiến này để các em học sinh có kĩ năng nhớ công thức và vận dụng công thức để giải bài tập một cách có hiệu quả
II.3 GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
a Mục tiêu và ý nghĩa của giải pháp, biện pháp
Ghi nhớ công thức giúp học sinh không bị nhầm lẫn khi tìm các đại lượng trong quá trình làm bài tập
Trong quá trình dạy học bài tập vật lí có tầm quan trọng đặc biệt như là một phương tiện nghiên cứu tài liệu mới khi trang bị kiến thức mới cho học sinh nhằm đảm bảo cho học sinh lĩnh hội những kiến thức mới một cách sâu sắc và vững chắc
Bài tập vật lí là một phương tiện rèn luyện cho học sinh khả năng vận dụng kiến thức liên hệ lí thuyết với thực tế
Bài tập vật lí là một phương tiện có tầm quan trọng đặc biệt trong việc rèn luyện tư duy bồi dưỡng phương pháp khoa học cho học sinh, bởi vì giải bài tập vật lí là hình thức luyện viết tự lực căn bản của học sinh
Bài tập vật lí là một phương tiện ôn tập, củng cố kiến thức một cách sinh động có hiệu quả, khi giải bài tập vật lí đòi hỏi học sinh phải nhớ các kiến thức đã học như: Công thức vật lí Định luật, có khi đòi hỏi kiến thức tổng hợp các kiến thức đã học trong
Trang 8một chương, một phần Do đó học sinh sẽ hiểu rõ hơn và ghi nhớ vững các kiến thức
đã học và các công thức vật lí liên quan thông qua việc giải bài tập
b Nội dung và cách thức thực hiện.
*RÈN KĨ NĂNG NHỚ CÔNG THỨC CHO HỌC SINH
* Công thức tính vận tốc : v=s/t :Trong đó v là vận tốc vận tốc
s là quãng đường mà vật đi được.t là thời gian vật đi hết quãng đường đó
Để học sinh rút ra một đại lượng cần tìm trong công thức thì có nhiều học sinh rút ra sai Là giáo viên dạy lớp 8 nhiều năm tôi thấy việc tìm ra phương pháp nhớ công thức
là một điều khó, mà từ công thức trong bài học đi tìm một đại lượng kia còn khó hơn
Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra cách tìm đại lượng vật lí trong công thức tam giác:
Công công thức tính VẬN TỐC( tốc độ)
Trước hết phải đưa công thức đã cho về dạng công thức tam giác
s v.t
Muốn tìm đại lượng nào che khuất đại lượng đó đi thì xuất hiện công thức cần tìm (đại lượng cần tìm là màu đỏ)
-Ví dụ: Muốn tìm đại lượng thời gian thì ta lấy tay che đại lượng t trên công thức tam giác xuất hiện còn lạ là s /v (công thức cần tìm là : t = s/v)
s
v t
Ví dụ : Muốn tìm đại lượng quãng đường thì ta lấy tay che đại lượng s trên công thức tam giác xuất hiên còn lạ là v.t (công thức cần tìm là :s=v.t)
Trang 9v.t
Công thức tính ÁP SUẤT
Trước hết phải đa công thức đã cho về dạng công thức tam giác:
F p.S
Muốn tìm đại lượng nào ta che khuất đại lượng đó đi thì xuất hiện công thức cần tìm
-Ví dụ: Muốn tìm đại lượng áp lực thì ta lấy tay che đại lượng F trên công thức tam giác xuất hịên còn lạ là p.S (p thường)
(công thức cần tìm là: F= p.S)
F
p.S
Ví dụ: Muốn tìm đại lượng diện tích tiếp xúc thì ta lấy tay che đại lượng S trên công thức tam giác xuất hiên còn lạ là F/p (công thức cần tìm là: S=F/p)
F p.S
Trang 10Ví dụ: Muốn tìm đại lượng Áp Suất thì ta lấy tay che đại lượng p trên công thức tam giác xuất hiên còn lạ là F/p
(công thức cần tìm là: p=F.S) F
p.S
Trong công thức tính lực đẩy ÁCSIMÉT:
Trước hết phải đưa công thức đã cho về dạng công thức tam giác
FA
d.V
Muốn tìm đại lượng nào ta che khuất đại lượng đó đi thì xuất hiện công thức cần tìm Ví dụ: Muốn tìm đại lượng trọng lượng riêng thì ta lấy tay che đại lượng d trên công thức tam giác xuất hiên còn lạ là FA/V
(công thức cần tìm là :d=FA/V)
FA
d V
Ví dụ: Muốn tìm đại lượng thể tích phần nước chiếm chỗ trong chất lỏng thì ta lấy tay che đại lượng V trên công thức tam giác xuất hiên còn lạ là FA/d ( V=FA/d)
FA