1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện đại (khảo sát các chương trình phát thanh trực tiếp và phóng sự hiện đại trên VOV)

108 191 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- KIM VĂN HIỀN CÂU HỎI PHỎNG VẤN TRONG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI KHẢO SÁT CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP VÀ PHÓN

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

KIM VĂN HIỀN

CÂU HỎI PHỎNG VẤN TRONG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI

(KHẢO SÁT CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP VÀ

PHÓNG SỰ HIỆN ĐẠI TRÊN VOV)

LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁO CHÍ Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2017

Style Definition: TOC 2

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

KIM VĂN HIỀN

CÂU HỎI PHỎNG VẤN TRONG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI (KHẢO SÁT CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP VÀ

PHÓNG SỰ HIỆN ĐẠI TRÊN VOV)

Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học

Mã số: 60320101

Giảng viên hương dẫn: PGS.TS Vũ Quang Hào

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Kim Văn Hiền

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Em xin trân thành cảm ơn tới PGS.TS Vũ Quang Hào, giảng viên Khoa Báo chí Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này Bên cạnh đó, để có được kiến thức cũng như kinh nghiệm không chỉ trong việc hoàn thiện luận văn mà còn đối với chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp, em xem cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Báo chí – Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giành nhiều tâm huyết giúp đỡ cho các học viên, trong đó có em trong thời gian học tập tại trường

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp, lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, Hệ Thời sự, Chính trị, Tổng hợp VOV1 đã cung cấp tư liệu, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này

Trang 5

MỤC LỤC

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 10

7 Bố cục của luận văn 10

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT THANH VÀ PHỎNG VẤN PHÁT THANH 12

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 12

1.2 Đặc trưng của ngôn ngữ phát thanh 26

1.3 Câu hỏi phỏng vấn phát thanh 30

1.3.1 Phỏng vấn phát thanh 30

1.3.2 Các dạng phỏng vấn phát thanh 31

1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng câu hỏi phỏng vấn phát thanh 34

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 35

CHƯƠNG 2: THựC TRạNG Sử DụNG CÂU HỏI PHỏNG VấN TRONG CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRựC TIếPVÀ PHÓNG Sự HIệN ĐạI TRÊN KÊNH VOV 37

2.1 Giới thiệu về các chương trình được khảo sát 37

2.1.1 Các chương trình Thời sự và Theo dòng thời sự trực tiếp trên Hệ VOV1 37

2.1.2 Chương trình giao lưu – tọa đàm trực tiếp Cửa sổ tình yêu 38

2.2 Khảo sát các câu hỏi phỏng vấn trong các chương trình thời sự trực tiếp 39

2.2.1 Các câu hỏi phỏng vấn sử dụng trong tin tức phát thanh 39

2.2.2 Các câu hỏi phỏng vấn sử dụng trong phỏng vấn phát thanh 45

_Toc505223141 2.3 Khảo sát các câu hỏi phỏng vấn trong các phóng sự 52

Trang 6

2

2.4 Khảo sát các câu hỏi phỏng vấn trong các chương trình giao lưu tọa

đàm trực tiếp 58

2.4.1 Câu hỏi phỏng vấn của biên tập viên dẫn chương trình 59

2.4.2 Câu hỏi phỏng vấn của các chuyên gia 62

2.4.3 Câu hỏi của thính giả 68

2.5 Thành công và hạn chế của các câu hỏi phỏng vấn trong các chương trình được khảo sát 69

2.5.1 Thành công 69

2.5.2 Hạn chế 70

CHƯƠNG 3: MộT Số GIảI PHÁP Sử DụNG HIệU QUả CÂU HỏI PHỏNG VấN TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH 73

3.1 Các giải pháp chung 73

3.2 Các giải pháp cụ thể 76

3.2.1 Đối với phóng viên 76

3.2.2 Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn và cuộc phỏng vấn 77

3.2.3 Tiến hành cuộc phỏng vấn 81

3.2.4 Đối với biên tập viên 84

3.2.5 Nâng cao vai trò của đạo diễn chương trình 86

KẾT LUẬN 88

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

PHỤ LỤC 94

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Phát thanh với tư cách là một loại hình báo chí lâu đời luôn thể hiện được ưu thế của mình trong đời sống báo chí Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự thay đổi không ngừng của ngành công nghiệp truyền thông, các loại hình báo chí trong đó có báo phát thanh đã thay đổi không ngừng để đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng Đây cũng chính là cuộc cạnh tranh để tranh giành thị phần công chúng, bất cứ tờ báo nào, đài phát thanh nào, đài truyền hình nào cũng đều mong muốn mình có đông công chúng hơn

Đứng trước cuộc cạnh tranh đó, các đài phát thanh đã phải không ngừng đổi mới về hình thức thể hiện, nội dung thông tin cũng như cách tiếp cận để thu hút thính giả Trong những phương thức thay đổi đó, phương thức thay đổi về nội dung

là điều có thể thấy rõ nhất cùng với quá trình phát triển của kỹ thuật truyền thanh, trong đó việc đặt câu hỏi phỏng vấn của các chương trình phát thanh hiện đại là điều được trú trọng hơn hết Đặt câu hỏi như thế nào?Đặt câu hỏi với ai? Hướng tới mục tiêu gì? đều được ban biên tập, phóng viên cân nhắc trước khi tiến hành Có thể nói, câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện đại sẽ giúp phóng viên xác định được vấn đề mình muốn viết, giúp cho bài viết cuả mình hay hơn, sâu sắc hơn, chân thực hơn, tiếp cận được gần hơn với công chúng Và câu hỏi phỏng vấn hiện đại cũng giúp cho công chúng cảm nhận được sự gần gũi của các chương trình phát thanh

Để cho các tác phẩm phát thanh có chất lượng cao hơn thì một trong những yêu cầu cấp thiết đó là phải nâng cao chất lượng các câu hỏi phỏng vấn trong quá trình sản xuất các chương trình phát thanh.Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay là việc sử dụng câu hỏi phỏng vấn ở trong các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam chưa đồng đều về chất lượng Nhiều khi câu hỏi phỏng vấn không giúp đào sâu thêm vấn đề mà dường như là “ hỏi chỉ để hỏi” khiến cho người được phỏng vấn và thính giả cảm thấy chưa thực sự ấn tượng với chương trình và thiếu thông tin trong câu hỏi phỏng vấn cũng như câu trả lời

Xung quanh vấn đề câu hỏi phỏng vấn trên sóng VOV có nhiều vấn đề cần phải quan tâm giải quyết Cụ thể như: hiện trạng các câu hỏi phỏng vấn trong các

Trang 8

4

chương trình của VOV như thế nào? Những thay đổi về mặt hình thức và nội dung của thể loại phỏng vấn phát thanh

Với những lý do đó, đề tài luận văn “Câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh

hiện đại – khảo sát các chương trình phát thanh trực tiếp và phóng sự hiện đại trên VOV” sẽ khảo sát, luận giải những mặt được và hạn chế của câu hỏi phỏng vấn

trong các chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, đặc biệt là trên Hệ Thời sự, Chính trị, Tổng hợp VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam Tác giả mong muốn, luận văn sẽ góp một phần nhỏ vào việc xây dựng các các chương trình phát thanh ở Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung để phát thanh ngày càng thể hiện rõ những ưu thế của mình trong cuộc cạnh tranh thông tin giữa các loại hình báo chí

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cuốn Báo phát thanh (2002) do Phân viện Báo Chí Tuyên truyền và Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp biên soạn có nhắc đến việc sản xuất các chương trình phát thanh, và sản xuất phóng sự phát thanh trong đó có đề cập đến kỹ năng phỏng vấn Trong các giáo trình chuyên ngành báo phát thanh phải kể đến cuốn Lý luận Báo Phát thanh (2003), NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội của tác gỉa Đức Dũng có phần nói đến kỹ năng khi phỏng vấn để thực hiện các phóng sự phát thanh

Trong cuối Hành trang nghề báo kỹ năng thu thập thông tin và viết bài, NXB Thông tấn do Thuỳ Long và Hương Thư chủ biên có nêu khá chi tiết đến kỹ năng phỏng vấn, hỏi đáp Các tác giả đã nêu ra phương pháp tiến hành một cuộc phỏng vấn báo chí từ khi chuẩn bị, tiến hành và xử lý lại thông tin từ cuộc phỏng vấn đó để viết bai.Tuy nhiên, dường như những kỹ năng này thiên gàinh cho những người làm báo in nhiều hơn là những người làm báo phát thanh

Trong bài viết của mình trên website của Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Bắc Ninh, tác giả Nguyễn Tiến Vụ có đề cập đến kỹ năng phỏng vấn của phóng viên

phát thanh hiện đại Trong đó tác gỉa có nêu khái niệm “ Phỏng vấn phát thanh là

một thể loại báo chí, qua hỏi và trả lời giữa phóng viên và nhân vật trong phạm vi một chủ thể nhất định, đối tượng nghe ( tiếp nhận thông tin) có thể nhận biết được thực tiễn cũng như thái độ của nhà báo và nhân vật trước vấn đề mình đang quan tâm.”

Trang 9

Bài viết chỉ dừng lại ở mức độ bài trao đổi nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp, tuh nhiên tác gỉa cũng nêu khá chi tiết về việc là sao để thực hiện một cuộc phỏng vấn phát thanh hiện đại hiệu quả.Trong đó tác giả trú trọng đến việc chọn chủ đề phỏng vấn, chọn người trả lời phỏng vấn, cách thức để thực hiện cuộc phỏng vấn phát thanh một cách tự nhiên và đạt hiệu quả cao

Trên trang web www.24hdansuneredaction.comcó giới thiệu khá đầy đủ về kỹ năng trong đó giúp cho phóng viên phát thanh có thể có được kỹ năng từ chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, tìm hiểu đối tượng phỏng vấn và làm sao để sử dụng máy ghi

âm để có được cuộc phỏng vấn hiệu quả

Bài viết Phỏng vấn báo chí trên trang website của Hội Nhà báo Việt Nam đã

đưa ra được những yêu cầu đối với một bài phỏng vấn báo chí nói chung, trong đó

có thể loại báo phát thanh Tác giả bài viết đã đưa ra 4 kỹ năng để có được một bài phỏng vấn tốt, trong đó có nêu đến vấn đề về cách đạt câu hỏi phỏng vấn, cách lắng nghe, chia sẻ để bài phỏng vấn đạt hiệu quả

Trong cuốn Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanhtập hợp rất nhiều nội

dung về báo phát thanh từ khái niệm, đặc trưng, nguyên tắc viến cho phát thanh, tốc

độ và thời lượng cho một văn bản phát thanh, đến những vấn đề kỹ thuật phát thanh

và một vài thể loại cơ bản của báo phát thanh

Cuốn Nghệ thuật phỏng vấn các nhà lãnh đạo, do Nhà xuất bản Thông tấn

xuất bản năm 2003 là một cuốn sách khá đầy đủ về phỏng vấn báo chí, trong đó có nêu lên một phần về câu hỏi phỏng vấn Tuy nhiên, cuốn sách chỉ dừng lại ở mức

độ là phỏng vấn các nhà lãnh đạo, thiên nhiều về kỹ năng, kỹ xảo khi phỏng vấn đối với các lãnh đạo cấp cao, thiếu đi tính bao hàm của câu hỏi phỏng vấn nói chung

Cuốn Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp do Đài Tiếng nói Việt Nam,

tổ chức Sida Thuỵ Điển và Bộ Văn hoá Thông tin phát hành năm 2005 đã giành một phần để nói về phỏng vấn và câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh trực tiếp

Cuốn Nhập môn phát thanh truyền hình của Thạc sỹ Kim Ngọc Anh cũng đã

nhắc đến những vấn đề cơ bản của phát thanh và thực hành phát thanh, tuy nhiên, cuốn sách này nặng về lịch sử hình thành và phát triển của Đài Tiếng nói Việt Nam Nêu lên một phần nghiệp vụ và không đề cập nhiều đến vấn đề phỏng vấn phát thanh

Trang 10

6

Trong cuốn sách Nghệ thuật ngôn ngữ của người dẫn chương trình, tác giả

Ngô Úc cũng đã nhấn mạnh đến việc thể hiện ngôn ngữ của người dẫn trình cho cả phát thanh và truyền hình.Có một phần nhắc đến cách đặt câu hỏi của người dẫn chương trình

Trong cuốn Phát thanh trực tiếp khi viết về những đặc điểm của phát thanh

trực tiếp, các tác giả cũng đã nêu yêu cầu đối với phóng viên – người dẫn chương trình trực tiếp.Đây cũng có thể là điều mà các phóng viên, biên tập viên có thể áp dụng cho việc đặt câu hỏi phỏng vấn

Trong cuốn Công nghệ phỏng vấn Maria Lukina các dạng câu hỏi phỏng vấn

khác nhau, theo đó, có các dạng câu hỏi phỏng vấn như: câu hỏi tu từ; câu hỏi tán dương; câu hỏi khiêu khích; câu hỏi quá tải; hai câu hỏi trong một; câu hỏi ngớ ngẩn

Ở mảng luận án tiến sỹ, có luận án của tiến sỹ của Trương Thị Kiên bảo vệ tại Học viện Báo chí và tuyên truyền vào năm 2011 với chủ đề “ Lời nói trong báo phát thanh hiện nay” (khảo sát các chương trình trên hệ VOV1, VOV2, VOV Giao thông Đài tiếng nói Việt Nam từ tháng 6/2008 – 6/2010) đã đề cập khá toàn diện đến lời nói, cách thức đọc thể hiện văn bản của phát thanh viên, biên tập viên của Đài Tiếng nói Việt Nam Tuy nhiên, đề tài cũng không đề cập riêng biệt đến vấn đề câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh

Ở mảng luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành báo chí học, chỉ có một số luận văn liên quan đến vấn đề phỏng vấn phát thanh, luận văn Voxpop trong chương trình phát thanh Việt Nam hiện nay của tác giả Vũ Thị Luyến, luận văn đã chỉ ra tầm quan trọng của voxpop hay còn được hiểu là “ Phỏng vấn dư luận” hoặc

“phỏng vấn đường phố” trong các chương trình phát thanh Thông qua luận văn, tác giả đã tìm ra điểm mạnh, điểu hạn chế khiến voxpop chưa thực sự hấp dẫn đối với công chúng

Đối với các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Đài Tiếng nói Việt Nam,

đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu đến việc thay đổi việc sản xuất chương trình, nâng cao chất lượng phát thanh, nâng cao chất lượng các phóng sự, tin, bài Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào của Đài Tiếng nói Việt Nam khu biệt vào câu hỏi phỏng vấn phát thanh

Trang 11

Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về phát thanh.Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh, nhất là phát thanh hiện đại ngày nay.Các công trình nghiên cứu trên đang dừng lại ở mức tìm hiểu, chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu Chính vì

vậy tác giả lựa chọn đề tài “ Câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện đại – khảo

sát các chương trình phát thanh trực tiếp và phóng sự hiện đại trên VOV” với

mong muốn tìm hiểu sâu hơn về nội dung, hình thức, kỹ năng thực hiện và ý nghĩa của câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện đại ngày nay ở Việt Nam Từ đó tác giả xác định những vấn đề tồn tại, vướng mắc khi các phóng viên, biên tập viên đặt câu hỏi phỏng vấn để tìm giải pháp nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh

Riêng đối với cá nhân tác giả, đề tài ngày có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận diện những dạng câu hỏi phỏng vấn phát thanh, hình thức, nội dung, phương pháp để tiến hành phỏng vấn phát thanh, góp phần nâng cao chính kỹ năng, nghiệp

vụ của tác giả trong quá trình công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:

Thông qua việchệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn khảo sát, nghiên cứu việc sử dụng câu hỏi phỏng vấn trong các chương trình phát thanh trực tiếp và phóng sự phát thanh hiện đại của VOV, tác giả luận văn sẽ làm rõ tình hình sử dụng các câu hỏi phỏng vấn trong các thể loại được sử dụng trong các chương trình Luận văn sẽ đưa ra các luận giải, chỉ ra những mặt tốt, cần phát huy

và đưa ra phương hướng để khắc phục những mặt còn hạn chế trong sử dụng câu hỏi phỏng vấn đối với các tác phẩm phát thanh trong các chương trình này

Nhiệm vụ:

+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến chương trình phát thanh, phát thanh trực tiếp và phóng sự phát thanh và câu hỏi phỏng vấn trong các chương trình phát thanh

+ Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu rõ hơn về phỏng vấn phát thanh, cách thức đặt câu hỏi phỏng vấn phát thanh nói riêng để thấy được đặc trưng trong câu hỏi phỏng vấn của loại hình báo chí phát thanh

Trang 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là “Câu hỏi phỏng vấn trong phát

thanh hiện đại – khảo sát các chương trình phát thanh trực tiếp và phóng sự hiện đại trên VOV”

Phạm vi nghiên cứu là các chương trình thời sự 6h,12h,18h, 21h30 và chương trình theo dòng thời sự trên Hệ Thời sự, Chính trị, Tổng hợp VOV1, chương trình Cửa sổ tình yêu trên Hệ VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam trong thời gian khảo sát là

6 tháng cuối năm 2017, từ tháng 6 đến hết tháng 12 năm 2017

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận:

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về báo chí nói chung và báo phát thanh nói riêng Bên cạnh đó là các sách, tài liệu nghiên cứu về các loại hình báo chí, trọng tâm là báo phát thanh

Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp sau: Một là, phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này, tác gỉa tìm hiểu, khai thác các sách tham khảo, tài liệu đề cập đến phát thanh nói chung, và các chương trình phát thanh trực tiếp nói riêng cũng như một số tài liệu bao chí phát thanh có liên quan để làm cơ sở lý thuyết, phục vụ cho việc hoàn thành chương 1 của luận văn

Hai là, phương pháp khảo sát thực tế: dựa vào các kịch bản của các chương trình Thời sự 6h, 12h, 18h, 21h30 và các chương trình Theo dòng thời sự, chương trình Cửa sổ tình yêu và các văn bản có liên quan…khảo sát chưong trình thời sự 6h, 12h, 18h, 21h30, chương trình Theo dòng thời sự trên Hệ VOV1 và chương

Trang 13

trình Cưa sổ tình yêu trên Hệ VOV2 – Đài Tiếng nói Việt Nam trong 6 tháng cuối năm 2017 để có những cứ liệu chính xác, trung thực nhằm tạo cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất khuyến nghị và giải pháp

Phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm mục đích rút ra những nét cơ bản nhất

về câu hỏi phỏng vấn được sử dụng trong các tác phẩm phát thanh phát sóng trong các chương trình Thời sự 6h,12h,18h, 21h30 và chương trình Theo dòng thời sự, chưong trình Cửa sổ tình yêu Đồng thời phương pháp này cũng giúp cho tác giả đưa ra những đánh giá thành công cũng như hạn chế, nguyên nhân của thành công

và hạn chế trong việc sử dụng câu hỏi phỏng vấn trong các chương trình phát thanh hiện nay

Phương pháp so sánh, đối chiếu: tác giả luận văn sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để làm nổi bật đặc điểm của các dạng câu hỏi phỏng vấn trên sóng phát thanh, đặc biệt trong dòng chảy thông tin hiện đại, sự cạnh tranh gay gắt giữa các phương tiện thông tin đại chúng, giữa các loại hình báo chí đòi hỏi sự nhanh nhạy, chính xác như hiện nay

Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả luận văn sẽ phỏng vấn 9 người trong đó

có 3 nhà quản lý nhằm tìm hiểu quan điểm, định hướng về việc đặt câu hỏi phỏng vấn, quan điểm về việc sử dụng câu hỏi phỏng vấn trong chương trình thời sự và theo dòng thời sự, cũng như chương trình Cửa sổ tình yêu Tác giả cũng phỏng vấn sâu 4 người là phóng viên, những người trực tiếp tác nghiệp tại hiện trường, trực tiếp đặt câu hỏi phỏng vấn để thu thập thông tin, viết bài; phỏng vấn sâu 2 biên tập viên làm chương trình thời sự tại Hệ VOV1, là những người trực tiếp thực hiện các chương trình thời sự và theo dòng thời sự tại Hệ VOV1 Những phỏng vấn sâu này đều hướng đến việc tìm hiểu quan điểm cá nhân của các phóng viên, biên tập viên tác nghiệp về câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện đại, sự giao thoa trong các dạng thức của câu hỏi phỏng vấn và cách thức sử dụng các câu hỏi này trên sóng phát thanh, từ đó đưa ra những đánh giá chung nhất về tình hình sử dụng các dạng câu hỏi phỏng vấn trong các chương trình Thời sự, Theo dòng thời sự trên Hệ VOV1 và chương trình Cửa sổ tình yêu trên Hệ VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam Phương pháp thống kê, từ việc sưu tầm, chọn lọc những tác phẩm là tin, bài, phản ánh, phóng sự ngắn, toạ đàm được sử dụng trong các chương trình Thời sự và

Trang 14

10

theo dòng thời sự, tác giả luận văn đã thống kê theo số lượng, nội dung, hình thức đặt câu hỏi và đưa ra những kết luận về thực trạng sử dụng các câu hỏi phỏng vấn trong chương trình Thời sự và Theo dòng thời sự theo những số liệu cụ thể Với khoảng 300 tác phẩm là tin, bài, phóng sự, toạ đàm sưu tầm được trong 6 tháng từ 6 -12/2017, tác giả luận văn sẽ thống kê được những dạng thức câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh, chỉ ra những thành công và hạn chế trong việc sử dụng các dạng thức câu hỏi này trong các chương trình Thời sự và Theo dòng thời sự và Cửa sổ tình yêu

Phương pháp suy đoán, vì thực chất câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh không phải lúc nào cũng hiện hữu trong sản phẩm phát thanh, do đó, tác giả phải sử dụng phương pháp suy đoán để nhận ra câu hỏi của phóng viên

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Ý nghĩa lý luận: Với việc nghiên cứu về câu hỏi phỏng vấn trong chương trình Thời sự 6h, 12h, 18h, 21h30 và chương trình Theo dòng thời sự trên Hệ VOV1, chương trình Cửa sổ tình yêu trên Hệ VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam, luận văn góp phần bổ sung thêm thông tin lý luận về báo phát thanh, là tài liệu tham khảo cho sinh viên báo chí nói chung và sinh viên chuyên ngành báo phát thanh nói riêng, cùng những ai quan tâm đến đề tài này

Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là tài liệu tham khảo cho những phóng viên, biên tập viên Hệ VOV1, VOV2 Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng và những người làm báo phát thanh nói chung, từ đó đưa ra những thay đổi cho phù hợp trong quá trình tác nghiệp của bản thân để phù hợp với tình hình mới Ngoài ra đây cũng là một tài liệu tin cậy để giúp những ai quan tâm đến đề tài này có các thông tin chi tiết, cụ thể

về phỏng vấn, việc sử dụng các câu hỏi phỏng vấn nói riêng trên phát thanh hiện đại

7 Bố cục của luận văn

Sau phần mở dầu, những nội dung chính của luận văn dược trình bày trong 3 chương Cụ thể như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát thanh và phỏng vấn phát thanh:

Chương này trình bày các khái niệm liên quan đến câu hỏi phỏng vấn, phỏng vấn phát thanh Sự hình thành và vị trí của nó đối với các tác phẩm, chương trình phát

Trang 15

thanh nói chung và chương trình Thời sự 6h, 12h, 18h, 21h30, chương trình Theo dòng thời sự trên hệ VOV1 và chương trình Cửa sổ tình yêu trên Hệ VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam.Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những đặc điểm, tiêu chí và

kỹ năng khi tiến hành phỏng vấn và đặt câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện đại

Chương 2: Thực trạng sử dụng câu hỏi phỏng vấn trong chương trình phát thanh trực tiếp và phóng sự hiện đại trên VOV:Chương này tập trung khảo

sát các tác phẩm phát thanh phát sóng trong các chương trình Thời sự và Theo dòng thời sự, Cửa sổ tình yêu trên hai dạng văn bản và âm thanh để thấy được cách thức

sử dụng các dạng câu hỏi phỏng vấn trong các tác phẩm phát thanh tại các chương trình Thời sự 6h, 12h,18h, 21h30, chương trình Theo dòng thời sự trên Hệ VOV1

và chương trình Cửa sổ tình yêu trên Hệ VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam, từ đó rút

ra những đặc điểm về nội dung và hình thức, thành công và hạn chế trong việc sử dụng câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện đại ngày nay

Chương 3: Một số giải pháp sử dụng hiệu quả câu hỏi phỏng vấn trong các chương trình phát thanh: Trên cơ sở đánh giá tình hình sử dụng các câu hỏi

phỏng vấn và câu trả lời phỏng vấn trong các tác phẩm sử dụng trong chưương trình Thời sự 6h,12h,18h, 21h30, chương trình Theo dòng thời sự trên Hệ VOV1, và chương trình Cửa sổ tình yêu trên Hệ VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam, chương 3 đưa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả câu hỏi phỏng vấn

và câu trả lời phỏng vấn trong các chương trình phát thanh nói chung Đồng thời tác giả cũng đưa ra các giải pháp cụ thể để các chất lượng của các câu hỏi phỏng vấn đạt kết quả cao nhất

Tiếp theo là phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo Cuối luận văn là phần phụ lục, trong đó có các tác phẩm được khảo sát trong các chương trình Thời

sự 6h, 12h, 18h, 21h30, chương trình Theo dòng thời sự trên Hệ VOV1 và chương trình Cửa sổ tình yêu trên Hệ VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam

Trang 16

Trong Luật Báo chí Việt Nam, tên gọi Báo phát thanh theo ngôn ngữ thuần

Việt là báo nói, được định nghĩa như sau: “Báo nói là loại hình báo chí sử dụng

tiếng nói, âm thanh được truyền dẫn phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau.”

Còn theo tác giả Nguyễn Văn Dững – Học viện Báo chí và tuyên truyền thì:

“Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trực tiếp vào thính giác người tiếp nhận Chất liệu chính của phát thanh là sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc trong việc phản ánh cuộc sống.Thông điệp được mã hoá truyền qua kênh phát thanh và người nhận phải có máy thu thanh mới tiếp nhận được thông điệp.”

[9,tr.160]

Trong cuốn “Báo phát thanh”, tác giả Đức Dũng đưa ra định nghĩa về báo phát

thanh “là một loại hình báo chí sử dụng sóng điện từ và hệ thống truyền thanh,

truyền đi ngôn ngữ âm thanh trực tiếp tác động vào thính giác của đối tượng tiếp nhận.” [5,tr.32]

Theo tác giả X.V.Xmirnop, “Phát thanh – đó là kênh chuyển tải những nghệ

thuật âm thanh khác, bằng lời thoại, chuyển tải những khối lượng lớn hoạt động sáng tạo của mình Mặt khác, phát thanh là sản phẩm của thực tế ngôn ngữ mới, của sự tồn tại ngôn ngữ trong không trung.”[35,tr.9] Điều này có nghĩa là khi viết

cho phát thanh đòi hỏi sự ngắn gọn, xúc tích, logic nhưng không kém phần sinh động, hấp dẫn, không thể ôm đồm quá nhiều thông tin hay được biết bằng những câu quá dài Sự hấp dẫn còn thể hiện ở khả năng lôi kéo, truyền đạt thông tin và hướng vào cảm xúc thính giả, làm tăng khả năng viễn tưởng và hình dung của người nghe.Điều đó được cụ thể hoá bằng sắc thái giọng điệu, sự nhấn mạnh về logic và cảm xúc, nhịp điệu, nhịp độ, cường độ âm thanh

Mỗi loại hình báo chí đều có thế mạnh và hạn chế riêng Báo Phát thanh cũng

có thế mạnh mà không loại hình báo chí nào cũng có được:

Trang 17

Trước hết, thế mạnh của phát thanh là ở tính lan rộng, toả khắp Thông tin phát thanh không bị giới hạn bởi hàng rào địa lý, biên giới, hải đảo mà ngay lập tức tác động tỚI hàng triệu người trên khắp hành tinh

Nếu như báo in đến với từng cá nhân đơn lẻ thì thông tin phát thanh được đưa

ra nhanh chóng, được công chúng tiếp nhận đồng thời Điều này thể hiện tính phổ cập, rộng rãi của phát thanh.Nhờ đó phát thanh có sức mạnh huy động và hình thành dư luận xã hội một cách rộng rãi.Đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh thì những thông điệp, lời kêu gọi được truyền tải qua làn sóng phát thanh có ý nghĩa hiệu triệu lòng người Điều này được thể hiện qua những slogan về phát thanh, ví

dụ như: “một lời nói, triệu người nghe”…

Thông tin phát thanh sống động, riêng tư, thân mật Cấu tạo của ngôn ngữ phát thanh bao gồm: Lời nói, tiếng động, âm nhạc, nhằm phản ánh hiện thực đời sống, tạo nên bức tranh sinh động, thu hút sự chú ý của người nghe Mặc dù phát thanh hướng số đông, tiếp nhận đồng thời nhưng người nghe lại nghe radio (đài) với tư cách cá nhân Qua giọng nói, cách thức thể hinej với ngữ điệp, nhịp điêu, nhịp độ, tiết tấu sẽ tạo nên sự gần gũi với người nghe, như sự thủ thỉ, tâm tình

Phát thanh là kênh truyền thông rẻ tiền

Trong khi nghe phát thanh, người nghe có thể kết hợp làm nhiều việc khác Ví

dụ như lái xe, làm việc nhà, nấu ăn, đi chợ, hay sử dụng các phương tiện công cộng Đây chính là cơ hội và lợi thế để phát thanh phát triển, lấy lại vị trí của mình trong lòng công chúng và cũng là minh chứng quan trọng cho vị thế không thể thay thế của phát thanh trong cộng đồng

Bên cạnh đó, phát thanh còn có những ưu thế khác như: đến được với nhiều đối tượng, không phân biệt trình độ văn hoá cao hay thấp, có khả năng phục vụ nhu cầu giải trí cho công chúng Phát thanh cũng có vai trò và vị thế trong việc giữ gìn tiếng nói dân tộc Bên cạnh đó, phát thanh luôn hiện diện đến từng thôn, xóm, xã phường và hết sức gần gũi với người dân

Ngoài những ưu thế kể trên, phát thanh cũng có những điểm hạn chế nhất định khiến số lượng công chúng giảm đi một phần, nhất là khi truyền hình vào báo mạng điện tử ra đời Đó là với trật tự tuyến tính về thời gian, mỗi chương trình phát thanh phát đi phải đảm bảo tính liên tục, người nghe có thể nghe được đoạn đầu mà mất đi

Trang 18

14

đoạn cuối và ngược lại nếu không tập trung theo dõi chương trình Thông tin phát thanh mặc dù dễ tiếp cận, nhưng lại dễ quên và không thê lưu giữ hoặc lưu giữ được nhưng không nhiều trong ý thức của công chung nghe đài

Ngày nay, trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin và nhu cầu thông tin giải trí ngày càng cao của công chúng, bên cạnh những cơ hội, các loại hình báo chí cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức Không riêng phát thanh mà các loại hình báo chí cũng phải thay đổi để thu hút ngày càng đông công chúng đến theo dõi sản phẩm báo chí của mình Sự thay đổi ấy một phần không nhỏ phụ thuộc vào nhu cầu và thói quen tiếp cận thông tin của công chúng Hiện nay, mọi người có thể nghe phát thanh trên cá phương tiện thông tin đại chúng như: radio (đài); trên điện thoại; trên internet thậm chí cả trên tivi Đặc biệt, khi phát thanh được đưa lên mạng internet đã làm thay đổi thói quen nghe của công chúng Thay vì nghe theo trật tự thời gian tuyến tính như trước, họ có thể nghe lại bất cứ chương trình, chuyên mục

mà mình ưa thích Không chỉ được nghe, họ còn được đọc và xem những thông tin

về chương trình ấy được các biên tập viên bổ sung thêm file âm thanh chương trình Phát thanh hiện đại cũng mở ra nhiều khả năng tương tác giữa biên tập viên, phóng viên với công chúng nghe đài.Thay vì cách truyền đạt thông tin một chiều,

họ có thể cùng nhau đối thoại trực tiếp trên sóng phát thanh Không ít chuyên gia, nhà nghiên cứu được mời đến phòng thu để cùng bàn luận về một vấn đề nóng, đang thu hút sự quan tâm của dư luận Nhiều người dân nghe đài đã hoàn thành có thể bộc lộ quan điểm cá nhân và đối thoại trực tiếp với khách mời phòng thu về đường lối, chính sách phát luật của Đảng và Nhà nước, về những khó khăn, nguyện vọng của họ trong đời sống Không ít đài phát thanh đã mở thêm chuyên mục, chương trình từ ý tưởng tập hợp các ý kiến phản hồi của thính giả… Có thể nói, sự tương tác dưới nhiều hình thức đã làm cho nội dung chương trình phát thanh hấp dẫn, sinh động và gần gũi với đời sống hơn rất nhiều

Để đáp ứng yêu cầu nhanh, sống động, hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của thính giả, yếu tố công nghệ phải đi trước một bước, hỗ trợ đắc lực cho những người làm biên tập, phóng viên Hiện nay, các phần mềm xử lý âm thanh đều được số hoá và liên tục cập nhật những ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất chương trình.Có như vậy, chất lượng âm thanh và truyền dẫn mới ngày được nâng cao

Trang 19

Trong kỹ năng tác nghiệp, thực hiện tác phẩm phát thanh, mỗi phóng viên, biêntập viên cần phải phát huy thế mạnh của các hệ thống tín hiệu dể tăng sức hấp dẫn của chương trình Đó là việc đàu tư cho chất lượng âm thanh phỏng vấn, tiêng động hiện trường và âm nhạc là ba yếu tố quan trọng của phát thanh từ truyền thống đến hiện đại, người thực hiện cần phải vận dụng linh hoạt hơn nữa sao cho súc tích, ngắn gọn và sinh động hơn trên sóng phát thanh Ngay cả vứoi người dẫn trên sóng, phát thanh viên bây giờ không còn lá số một Chính yếu tố đa giọng điệu ( tức là sử dụng nhiều giọng nói hơn: phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên các vùng miền)

có vai trò tạo không khí, tái hiện sự viện, sự kiện Thay vì đọc như trước kia, phát thanh ngày này thể hiện trên sóng với hình thức đọc mà như nói, phải tạo ra âm hưởng thích hợp cho từng câu chuyện nhằm tạo sự thân mật, gần gũi với từng đối tượng thính giả

Với phát thanh hiện đại, ý kiến nhân chứng góp phần rất quan trọng vào tái tạo

sự kiện, không chỉ đóng vai trò minh hoạ cho lời dẫn của phóng viên như trước kia Bản thân lời nhân chứng là một giá trị và những người thực hiện các tác phẩm phát thanh, chương trình phát thanh hiện nay phải để cho công chúng được nói nhiều hơn trên sóng phátt hanh Không chỉ tạo ra nhiều sự tương tác, thu thập thêm nhiều thông tin từ đời sống, mà hướng đi này cũng là một cách thu hút nhiều công chúng hơn đến với phát thanh

Trước nhu cầu thông tin ngày càng sinh động, hấp dẫn, có chất lượng, phát thanh trực tiếp ra đời, bổ sung cho những hạn chế của phát thanh, truyền thống Phát thanh trực tiếp sẽ thể hiện được tính chân thật một cách cao nhất; tính chất hiện thời, trực tiếp sẽ được trú trọng hơn cả.Khi đó, tin, bài, phản ánh, phỏng vấn nhạy nhạy các sự kiện, sự việc xảy ra trong đời sống, làm cho thính giả như được chứng kiến tận mắt vấn đề tại hiện trường.Những cuộc giao lưu, đối thoại trên sóng

sẽ làm cho bức tranh âm thanh trở nên phong phú, mọi người cùng lắng nghe và cùng suy ngẫm và đồng cảm, tạo ra hiệu ứng vô cùng sâu sắc Điều này thật khác xa

so với một chương trình chỉ đơn thuần có giọng đọc của phát thanh viên Không những thế, sự tham gia của công chúng thính giả còn tạo nên nhiềm tin không chỉ riêng với người tham gia mà còn có công chúng thính giả nghe đài, làm cho họ biết trong chương trình có sự hiện diện của mình Phương thức sản xuất chương trình

Trang 20

16

phát thanh trực tiếp cũng đòi hỏi một ê kịp làm việc phối hợp ăn ý với nhau Trong nhóm sản xuất chương trình có các thành viên như: Đạo diễn, biên tập viên, người dẫn chương trình, kỹ thuật viên, tổ chức sản xuất….Như vậy, trong xu thế cạnh tranh và sự bùng nổ thông tin của các loại hình báo chí, phát thanh trực tiếp đã tạo

ra động lực mới mẻ và ưu thế tích cực cho phát thanh hiện đại

Bên cạnh việc thay đổi cách làm, giờ đây các kênh phát thanh cũng không chỉ dừng lại ở hình thức tổng hợp mà đi sâu, chuyên biệt với từng đối tượng Ví dụ kênh chuyên biệt về giao thông, kênh chuyên biệt về giải trí, kênh chuyên biệt về thực phẩn, sức khoẻ… Việc chuyên biệt hoá trên các kênh sóng phát thanh nhằm thu hút, định hướng công chúng rõ ràng hơn từ đó các tác phẩm phát thanh sẽ tạo sức hút mạnh hơn, cung cấp thông tin sâu hơn trong từng lĩnh vực cụ thể đến công chúng

Chương trình phát thanh

Chương trình phát thanh được hiểu là: “Sự liên kết, sắp xếp các tin, bài, tư

liệu âm nhạc trong một thời lượng nhất định Các thành phần cấu tạo (tin, bài, âm nhạc ) trong chương trình cần có sự thống nhất về cả nội dung và hình thức nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho người nghe.” Bên cạnh đó, chương trình phát thanh

còn là: “sự liên kết, sắp xếp hợp lý tin, bài, bang tư liệu âm nhạc trong một thời

lượng nhất định, được mở đầu bằng nhạc hiệu và kết thúc với lời chào tạm biệt nhàm đáp ứng nhu cầu tuyên truyền của cơ quan báo phátt hanh, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất đối với người nghe.” [22,tr.9]

Về mặt nội dung, chương trình phát thanh được cấu tạo bởi những tác phẩm báo chí hướng về một chủ đề, được sắp xếp có chủ đích của người thực hiện.Trong chương trình ấy có thể có phóng sự, tin, phỏng vấn, bình luận…cũng có thể có một chuyên mục trong các chương trình phátt hanh, phục vụ định hướng tuyên truyền trong từng giai đoạn.Ví dụ như trong chương trình Thời sự trên sóng VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam, thường xuyên mở các chuyên mục đặc biệt Ví dụ như chuyên mục kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, chương trình Quốc hội với cử tri nhân dịp Quốc hội họp hay chuyên mục kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Bác Hồ, chuyên mục 70 năm ngày thành lập nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam…

Trang 21

Trên một phạm vi rộng hơn, chương trình phát thanh là một đơn vị cấu thành

hệ chương trình bao gồm nhiều chương trình lớn, nhỏ khác nhau Ví dụ: Hệ Thời

sự, chính trị, Tổng hợp VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam với việc phát song 24/24 với nhiều chương trình được sắp xếp phân bổ một cách khoa học nhằm phục vụ người nghe một cách tốt nhất Hệ VOV2 – Hệ Văn hoá đời sống khoa giáo, Đài Tiếng nói Việt Nam với các chương trình hướng đến việc đào sâu các vân đề ăn hoá, văn nghệ, khoa giáo nhằm cung cấp kiến thức cho thính giả Tuỳ vào mục đích tuyên truyền và khả năng hấp dẫn của mỗi chương trình, ban giám đốc của các Hệ chương trình sẽ có sự thay đổi, hoặc bỏ chưogn trình và thay thế bằng mộ chương trình khác sinh động hơn, hấp dẫn hơn, mới mẻ hơn Giữa các chương trình đều cso

sự liên kết bởi sự dẫn dắt của người dẫn Hệ Với Đài Tiếng nói Việt Nam, mỗi ngày

sẽ có ba người dẫn Hệ theo những khung giờ khác nhau Người dẫn hệ sẽ có vai trò dẫn dắt, nắm bắt thông tin cơ bản từ các chương trình, khớp nối bằng lời dẫn sao cho logic.Như vậy, chương trình phát thanh là những thành tố nhỏ để tạo nên Hệ chương trình phát thanh, phát sóng trong một khung giờ nhất định

Theo các tác giả trong cuốn “Báo phát thanh” thì:

Với khả năng cung cấp thông tin nhanh, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, an ninh, quốc phòng, chương trình thời sự đem đến cho thính giả một lượng thông tin tổng hợp, bao quát, giúp thính giả có cái nhìn khái quát về vức tranh toàn cảnh của đời sống xã hội với những điểm nóng hoặc biến cố nổi trội

Chương trình phát thanh trực tiếp

Có thể nói, phát thanh trực tiếp vẫn còn là một khái niệm gây tranh cãi và chưa có được một cách hiểu thống nhất người ta đồng ý với những ưu thế và tính hiện đại của phát thanh trực tiếp, về khả năng tạo ra một phong cách làm việc mới cho đội ngũ ngũ những người làm công tác phát thanh của phương thức này nhưng vẫn còn có những cách hiểu khác nhau khi đề cập đến đặc trưng và những đặc điểm của nó

Có quan điểm cho rằng, phát thanh trực tiếp là đọc trực tiếp trước máy Ở đây

là đọc trực tiếp các lời dẫn tin, bài và có thể thể hiện trực tiếp một số tin nhất định theo kịch bản Các tin bài đã được chuẩn bị từ trước, một phần đã được ghi âm

Trang 22

18

trước Để quá trình này được đảm bảo đúng với dự kiến, biên tập viên, kỹ thuật viên cũng pải có mặt trong khi phát thanh viên đang đọc để xử lý những tình huống bất ngờ.Toàn bộ só tin, bài này đã được biên tập trước để tương ứng với thời lượng nhất định của chương trình.Nếu quá trình thực hiện vượt quá thời gian quy định của chương trình, biên tập viên sẽ quyết định bỏ đi những tin, bài để đảm bảo thời lượng chương trình Tuy nhiên, nếu hết nội dung mà vẫn còn thời lượng, lúc này sẽ quyết định đưa thêm tin, bài hoặc phát âm nhạc theo yêu cầu của đạo diễn

Một quan điểm khác cho rằng, phát thanh trực tiếp thực chất là những chương trình tường thuật về các sự kiện thực hiện trực tiếp ngay tại hiện trường.Toàn bộ chương trình không có một tin, bài nào được ghi âm sẵn mà tất cả phải được phát sóng trực tiếp

Trong cuốn Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với tổ chức Sida và Bộ Văn hoá – Thông tin phát hành thì tiêu chí của một chương trình phát thanh trực tiếp như sau:

Thứ nhất: Sóng phát thanh phải đồng hành với sự kiện

Thứ hai: Hấp dẫn thính giả với một chút riêng tư

Thứ ba: Tiếp cận sự kiện ở những góc nhìn mới

Cũng trong cuốn sách này có nêu định nghĩa về chương trình phát thanh trực

tiếp như sau: “Phát thanh trực tiếp là phương thức thông tin linh hoạt, đáp ứng

được các yêu cầu của phát thanh hiện đại Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, phát thanh trực tiếp được trang bị thêm những thiết bị mới, phát huy được các thế mạnh của báo nói, đáp ứng ngày càng tôt shown yêu cầu ngày càng tăng cao của phát thanh hiện đại.”[tr.9]

Theo tác giả Vũ Văn Hiền và Đức Dũng trong cuốn Phát thanh trực tiếp thì phát thanh trực tiếp có thể có hàng chục dạng chương trình khác nhau Có thể dược thực hiện ngay tại phòng thu, thực hiện tại hiện trường, hoặc là kết hợp cả hai phương pháp này

Trong cuốn Báo Phát thanh thì tác giả cho rằng: Phát thanh trực tiếp có thể được hiểu là phương thức mà quá trình sản xuất chương trình phát thanh được thực hiện đồng thời với quá trình phát sóng nhằm chuyển đến người nghe những thông tin đồng thời với sự kiện đang xảy ra và có thể thu hút người nghe tham gia vào quá

Trang 23

trình sản xuất chương trình Tác giả cũng cho rằng, người quan trọng nhất, cốt lõi nhất của phát thanh trực tiếp là phóng viên hoặc người đưa tin, cộng tác viên phải đang ở chỗ xảy ra sự kiện hoặc là người trong cuộc đang trực tiếp nói trước máy phát sóng Điều này sẽ làm cho độ tin cậy của thông tin tăng lên rõ rệt

Trong cuốn Phát thanh trực tiếp, các tác gỉa đưa ra định nghĩa khá đầy đủ về chương trình phát thanh trực tiếp, khái niệm này đã phân biệt được rõ ràng giữa phương thức phát thanh truyền thống và phương thức phát thanh trực tiếp Theo đó đặc điểm để phân biệt chính là quy trình sản xuất chương trình phát thanh trực tiếp.Chương trình phát thanh trực tiếp thì quy trình hình thành chương trình phát thanh diễn ra đồng thời với thời gian mà chương trình đó được phát sóng.Nói cách khác, một chương trình phát thanh trực tiếp chỉ được coi là hoàn thành khi quá trình sản xuất chương trình đó kết thúc

Như vậy, chương trình phát thanh trực tiếp là chương trình phát thanh hình thành đến đâu được phát sóng ngay đến đó Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý rằng, ngoài các yếu tố trực tiếp như: đọc thẳng, gọi điện đến phòng thu, tường thuật trực tiếp, phỏng vấn trực tiếp, khách mời tại phòng thu, toạ đàm trực tiếp, phóng sự trực tiếp, phát thanh lưu động…những người thực hiện chương trình vẫn phải sử dụng những chất liệu không trực tiếp để xây dựng một chương trình hoàn thiện như: các

ca khúc, bài phỏng vấn, phóng sự đã được thu thanh hoàn thiện, các loại nhạc cắt, nhạc nền, nhạc hiệu đã được chuẩn bị sẵn từ trước

Trong một chương trình phát thanh trực tiếp có thể có nhiều nội dung khác nhau, được thực hiện bởi những nhóm phóng viên khác nhau, ở những địa điểm, thời điểm khác nhau Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là toàn bộ các nội dung đó phải được liên kết lại trong một chương trình có tính thống nhất cao, hoàn chỉnh về mặt tính chất, về chủ đề chung của cả chương trình và quá trình liên kết đó cũng phải đông thời với quá trình phát sóng chương trình

Một chương trình phát thanh trực tiếp nhìn chung phải có sự ổn định về nội dung với một chủ đề có tính thống nhất cao Tuy nhiên với các dạng chương trình phát thanh trực tiếp được thực hiện tại hiện trường hoặc các chương trình có sự tham gia của thính giả, người ta phải chấp nhận cả những yếu tố ngẫu nhiên, đột xuất ngoài dự kiến.Những yếu tố này có tính hai mặt, vừa làm phong phú cho

Trang 24

20

chương trình nhưng đồng thời cũng có thể phá vỡ tính thống nhất của chương trình

Do đó, để có thể đảm bảo sự liên kết hợp lý giữa các thành phần khác nhau được tập hợp trong một chương trình phát thanh trực tiếp đòi hỏi phải có sự nhạy bén ủa đạo diễn và của những người tham gia thực hiện chương trình

Chương trình phát thanh trực tiếp ngoài việc phải có lượng thông tin nhanh, phong phú, mới mẻ còn phải đáp ứng được nhu cầu của thính giả qua những yếu tốt thuộc về hình thức thể hiện như: Thông tin ngắn gọn, cấu trúc chương trình mở, linh hoạt, dẫn chương trình sinh động, kết hợp hợp lý giữa lời nói với tiếng động,

âm nhạc

Trong bối cảnh bùng nổ thông tin và công chúng quá nhiều nguồn tin để lựa chọn thì các tác phẩm phát thanh đang có xu hướng ngày càng co ngắn lại về mặt thời lượng Sự ngắn gọn của các tác phẩm phát thanh sẽ giúp cho chương trình phát thanh trực tiếp đảm bảo được tính thời sự, nhanh nhạy của thông tin, phát huy tối đa đặc trưng của loại hình báo phát thanh

Trong chương trình phát thanh trực tiếp, bố cục của thông tin có vai trò hết sức quan trọng trong việc thu hút và lôi cuốn thính giả Thông tin cô đọng, ngắn gọn sẽ làm bớt đi sức ép tâm lý đối với phóng viên, biên tập viên thực hiện chương trình phát thanh trực tiếp, đồng thời phát huy đặc tính của phát thanh là người tiếp nhận thông tin qua cơ quan thính giác, tức là đối tượng tiếp nhận thông tin chỉ có thể tiếp nhận được những thông tin ngắn gọn, đơn giản nhưng phải hấp dẫn Trong chương trình phát thanh trực tiếp, cùng với những thông tin trực tiếp, các tác phẩm được thu thanh trước và các chuyên mục, tiết mục được chuẩn bị sẵn

có vai trò rất quan trọng Những nội dung này không chỉ có nhiệm vụ tạo ra tính ổn định cho các chương trình phát thanh trực tiếp mà còn có nhiệm vụ tạo ra những khoảng thời gian cần thiết để những người thực hiện chương trình có thể lắng lại đôi chút trước khi tiếp tục thực hiện các nội dung khác trong chương trình

Các chương trình phát thanh trực tiếp có những ưu thế nổi bật so với hình thức phát thanh truyền thông như sau:

- Chương trình phát thanh trực tiếp phát huy ưu tế của dạng chương trình

mở, trong đó thính giả có thể tham gia trực tiếp vào chương trình Sự tha gia trực tiếp của thính giả tạo ra một phương thức giao tiếp mới khi sóng

Trang 25

phát thanh trở thành diễn đàn của đông đảo công chúng Do tính chất mở của chương trình, phát thanh trực tiếp có những yêu cầu rất cao, đòi hỏi những người tham gia sản xuất chương trình phải có kỹ năng xử lý linh hoạt các tình huống bất ngờ không có trong kịch bản

- Chương trình phát thanh trự tiếp mang đến cho làn sóng phát thánhwj mới

mẻ, sinh động và sự gần gũi với đời sống của con người Những người làm phát thanh trực tiếp còn có thể làm tăng tính cùng lúc, đồng thời giữa thừoi điểm xảy ra sự kiện với thời điểm tiếp nhận thông tin bằng cách đến mọi ngóc ngách của cuộc sống và phản ánh sự kiện ngay tại nơi nó đang xảy ra bằng các phương tiện phát thanh lưu động Bên cạnh đó, sự tổng hợp thông tin, đan xen các thể loại với nhau, với những lời nói trực tiếp của nhân chứng cũng có thể tạo ra những nét hấp dẫn do sự đa dạng và mới lạ

- Phương thức sản xuất các chương trình phát thanh trực tiếp đòi hỏi phải hình thành một nhóm sản xuất chương trình phát thanh chuyên nghiệp Mỗi thành viên trong nhóm sản xuất chương trình phải chịu trách nhiệm ở một khâu cụ thể Sự phối hợp của các thành viên trong nhóm sẽ quyết định

sự thành bại của chương trình Sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm là những điều kiện tiền đề có tác động quyết định chất lượng và hiệu quả của chương trình phát thanh trực tiếp

- Trong các chương trình phát thanh trực tiếp, sự xuất hiện của những người trực tiếp sản xuất chương trình có thể tạo được những hiệu ứng giao cảm đặc biệt Sự có mặt của họ nhấn mạnh thêm tính chân thực của sự kiện làm phong phú chương trình bằng những phong cách cá nhân khác nhau Quá trình truyền đạt thông tin ưu tiên cho lói văn nói giàu tính đối thoại và dùng nhiều khẩu ngữ cũng có thể tạo ra sự thân mật, gần gũi đặc biệt mà phát thanh truyền thống không thể có được Dù người nghe có ở xa cách sự kiện, nhưng qua những âm thanh sống động của hiện trường và giọng nói của người dẫn chương trình, của biên tập viên và các phóng viên hiện trường, sự kiện nhưng đang diễn ra ngay trước mắt người nghe đài

Phóng sự phát thanh

Trang 26

22

Cho đến nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về phóng sự Trước đây, Stanny Johnson và Jolian Narit - hai giáo sư bộ môn báo chí trường ĐH Tennesse

trong cuốn sách Người phóng viên toàn năng cho rằng: “ phóng sự là một bài tường

thuật hoặc một bài báo được phát triển và xử lý một cách có văn học” Quan điểm này thừa nhận trong phóng sự có thể sử dụng những yếu tố văn học mà chất lượng tuỳ thuộc vào cá tính và khả năng của mỗi tác giả Nhà văn, nhà báo Mỹ Mark Twain thì coi: “Phóng sự chỉ là một sự ghi chép máy móc đơn thuần các sự việc chứ không phải là một công việc sáng tạo” Trái lại, giáo sư Pơ-rô-min, khoa Báo chí trường ĐH Lô-mô-nô-xốp cho rằng: “Phóng sự là một cách đặc biệt để thông tin về một sự việc như sự việc đó đã diễn ra trước mặt người viết Thực chất phóng sự là đưa tin về hoạt động của con người nghĩa là trước hết phải nêu được những hoạt động của con người.” Quan niệm này thừa nhận tính sinh động, hấp dẫn trong những thông tin được đưa ra trong phóng sự khiến cho người đọc cảm giác như được chứng kiến sự kiện

Giáo trình nghiệp vụ báo chí (khoa Báo chí - trường tuyên huấn trung ương trước đây) đưa ra quan niệm: “Phóng sự là một trong những thể tài thông tin quan trọng của báo, có ít nhiều đặc trưng văn học, phản ánh sự kiện xảy ra có thể kết hợp với nghị luận, nhằm nêu lên phẩm chất tinh thần của con người và toàn bộ xã hội theo một hệ thống quan điểm và đương lối chính trị nhất định” Tác giả Đức Dũng

trong Các thể kí báo chí đưa ra quan niệm: “ Phóng sự là một thể loại đứng giữa

văn học và báo chí có khả năng trình bày, diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển dưới dạng một bức tranh toàn cảnh vừa khái quát, vừa chi tiết sống động với vai trò quan trọng cảu nhân vật trần thuật và bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học”

Từ những quan niệm trên có thể thấy hai điểm chung: thứ nhất, phóng sự có

mục đích tối thượng là thông tin thời sự về người thật, việc thật trong quá trình phát

sinh, phát triển; thứ hai, phóng sự sử dụng bút pháp linh hoạt, sinh động gần với

văn học

Từ đó có thể đưa ra định nghĩa về phóng sự: Phóng sự là một thể loại báo

chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn đề đàn diễn ra trông hiện thực khách

Trang 27

quan có liên quan đến những hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp với nghị luận ở mức độ nhất định Trong phóng sự, vai trò cái tôi trần thuật, nhân chứng khách quan rất quan trọng

Phóng sự phát thanh là một thể loại của các thể loại báo phát thanh, mang đầy đủ các đặc điểm của phóng sự báo chí Tuy nhiên, phóng sự phát thanh cũng có những dấu hiệu thê rloaij chủ yếu như: Tính tài liệu, tính xác thực, tính nhanh chóng Nhiệm vụ của phóng sự phát thanh là phản ánh các sự kiện gắn với quá trình diễn ra sự kiện trên phương tiện thông tin và thời gian

Phóng sự gắn với tài liệu mang tính thời gian Do vậy, nó mang tính sự kiện, tính chất mới mẻ và năng động Thường thấy nhiều nhất tron phóng sự phát thanh là

đề cập đến một vấn đề nóng hổi mang ý nghĩa xã hội, là sự kiện phần lớn công chúng quan tâm.Người làm phóng sự phải luôn có mặt tại hiện trường, nơi xảy ra sự kiện.PHóng sự là chuyện kể của nhân chứng, nhiệm vụ của phóng sự là giới thiệu với thính giả bức tranh sống dộng về những gì đang diễn ra, giúp tạo ra ở thính giả một ý niệm hình ảnh về bức tranh đó Do vậy, trong phóng sự phát thanh có ba hiệu quả qua trọng trọng là : Tính xác thực, sự hiện diện của tác giả và đồng cảm xúc Như vậy, một mặt trong phóng sự phát thanh có các sự kiện, sự việc, các chi tiết tình huống do sự kiện, sự việc nào đó quyết định Và những sự việc, chi tiết ấy phải khách quan, phải phản ánh cái tiêu biểu và sáng rõ nhất Mặt khác, phóng viên làm phóng sự phải cso năng lực nhìn thấy tất cả những sự việc diễn ra, tìm ra cái có

ý nghĩa nhất, quan trọng nhất để đánh giá nó, tạo điều kiện cho những người tham gia sự kiện có cơ hội phát biểu ý kiến của mình về những gì đang diễn ra

Phóng sự là thể loại tổng hợp, nó có thể bao gồm những yếu tố phác hoạ, phỏng vấn, bình luận.Ở đây, nhà báo mới vào nghề đứng trước không ít khó khăn.Bài phóng sự phát thanh phải liên kết một cách hữu cơ tất cả những yếu tố hợp thành nó Chúng phải có sự tác động qua lại, chuyển động theo hướng khám phá chủ đề cốt lõi của bài phóng sự

Những yếu tố phỏng vấn trong bài phóng sự được thực hiện tại nơi xảy ra sự kiện.Những yếu tố ấy thể hiện bầu không khí của phóng sự Nếu trong bài phóng sự

Trang 28

24

bình thường, nhà báo quan tâm trước hết đến thông tin nóng hổi, thì trong phần phỏng vấn của bài phóng sự, phóng viên phải hướng đến câu chuyện trao đổi vào việc làm rõ tính chất của sự kiện hoặc vấn đề Việc ghi âm phần phỏng vấn tại nơi xảy ra sự kiện giữa sự hiện diện của người khác đòi hỏi nhà báo không những phải

có kỹ năng tháo vát, sự tự tin về tâm lý mà còn phải biết truyền sự tự tin ấy cho người đối thoại.Phần phỏng vấn phải rất linh hoạt, ngắn, mang tính chất biểu cảm Những câu hỏi phỏng vấn kéo dài hoặc có quá nhiều câu hỏi làm cho bài phóng sự phát thanh bị méo mó về mặt nội dung

Iu.Lêtnuốp khẳng định rằng “Phóng sự phát thanh có những đặc điểm về cấu trúc, có sự tinh tế của mình.Phóng sự là một tác phẩm nhỏ, nhưng hoàn chỉnh, có phần mào đầu, thắt nút và mở nút.Phóng sự phải mang kịch tính.”

Trong phóng sự phát thanh, nhà báo có vai trò tích cực, không chỉ luôn luôn

có mặt ở trung tâm sự kiện mà còn ở trung tâm của phóng sự.Tác giả là nhạc trưởng của cả phóng sự, là đạo diễn, là người dẫn chương trình.Việc giới thiệu nhân vật tham gia đối thoại, người tham gia sự kiện đòi hỏi nhà báo phải có một nghệ thuật nhất định Nhiều khi do không chú trọng đến điều này nên nhà boá sử dụng cách thức dễ dàng nhất, vì vậy, thay vì có thể tạo ra một khía cạnh chuyển biến của sự kiện thì nhân vật trong bài phóng sự chỉ là gánh nặng, một giọng nói thừa Hơn nữa, thính giả nhiều khi thấy rõ những sai sót ấy

Phóng sự phát thanh là thể loại được các đài phát thanh, trong đó có Đài Tiếng nói Việt Nam sử dụng nhiều Khái niệm “chuyên nghiệp” trong tác nghiệp của phóng viên phát thanh cũng có sự thay đổi: trước kia nhà báo phát thanh thường

sử dụng micro chuyên dụng và chỉ được phép dùng các thiết bị chuyên dụng Giờ đây, phóng viên phát thanh cần biết cách sử dụng điện thoại thông minh để làm chương trình Cùng với đó, vấn đề mà phóng sự phát thanh đề cập phải gắn với người nghe: lợi ích, tình cảm của họ Những vấn đề chính trị, phức tạp cũng nên tìm cách sao cho dễ hiểu, dễ tiếp nhận không nên phức tạp hóa những vấn đề đơn giản

Toạ đàm phát thanh

Trong cuốn các thể loại báo chí phát thanh, tác giả đã để thể loại toạ đàm phát thanh vào nhóm các thể loai phân tích trong báo chí phát thanh.Theo đó, toạ

Trang 29

đàm là thể loại đặc trưng hữu cơ của đài phát thanh, đặc trưng cho tính chất đối thoại của nó, cho tính định hướng của nó hướng đến thính giả

Chức năng của toạ đàm là thông tin những tri thức mới cho thính giả dưới hình thức trình bày một cách sâu sắc, có hệ thống về một chủ đề nhất định.Đề tài của cuộc đối thoại luôn luôn nóng hỏi, phù hợp với thời đại, nhiều khi còn nảy sinh

từ một nguyên nhân thực tế.Bản chất của thể loại này là trò chuyện

Còn toạ đàm phát thanh là thể loại giao lưu đối thoại sống động Nó giả định một sự tiếp xúc tập lý đặc biệt nhằm thụ cảm nội dung bằng tai Điều đó đã quyết định những đặc điểm của giao tiếp bằng lời của người phát biểu tại phòng thu Nhân vật ngồi tại phòng thu phải đại diện thật tốt cho thính giả gỉa định của mình và hướng về chính họ Những hình thức hướng về thính giả có thể rất khác nhau: từ câu chào hỏi cho đến những câu hỏi mà thính giả có thể nêu ra Điều có ý nghĩa quan trọng là giọng điều dầy quan tâm, sự hình thành đầy cảm xúc.Thính giả phải cảm nhận được rằng nhân vật đang trao đổi với nhau không những nắm chắc tài liệu

mà còn có thể kể một cách lý thú về những gì mà nhân vật ấy biết

Với những cuộc toạ đàm được thực hiện trực tiếp thì không phải qua khâu biên tập, nhưng nó đòi hỏi năng lực dẫn dắt, kiểm soát vấn đề, làm chủ thôngtin, làm chủ thời gian của chủ toạ Một cuộc toạ đàm trực tiếp là sự phối hợp đồng bộ giữa đạo diễn, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên và những khách mời tham gia cuộc toạ đàm.Áp lực thời gian đòi hỏi phải đảm bảo thời lượng phát sóng đã được quy định cho nên co thể phải kết thúc toạ đàm trong khi chưa giải quyết xong vấn đề hoặc chưa hết thời gian phát sóng thì ý kiến của khách mời đã kết thúc Khi thực hiện cuộc toạ đàm phát hanh trực tiếp, những người làm chương trình thường gặp những vấn đề về tâm lý do căng thẳng, lo lắng và hồi hộp ĐIều đó dẫn đến việc quên hoặc không tìm ra được những lời dẫn hay; không tìm được ý tứ

để kích thích tính tranh luận; lời dẫn khô khan, vấp váp; lúng túng trong diễn đạt Ngoài ra những cuộc toạ đàm phát thanh trực tiếp còn có thể có một só tình huống bất ngờ xảy ra,những sự cố xảy ra làm giảm hiệu quả của chương trình.Cùng với đó, các khách mời tham gia cuộc toạ đàm cũng chịu những áp lực nhất định về tâm lý.Đó là những căng thẳng, thậm chí là lo sợ nếu chưa một lần nói trước công

Trang 30

và tỉnh táo khi xử lý

Để làm tăng mức độ thành công của các cuộc toạ đàm phát thanh nói chung

và phát thanh trực tiếp nói riêng thì việc chuẩn bị chu đáo về nội dung cũng như hình thức và dự kiến những tình huống có thể xảy ra là những yêu cầu không thể bỏ qua Sự nhanh nhẹn, hoạt bát, lợi khẩu của những người làm chương trình có tác động lớn dến sự thành công của chương trình

1.2 Đặc trưng của ngôn ngữ phát thanh

Ngôn ngữ báo phát thanh, mang trong mình tất cả các tính chất của ngôn ngữ báo chí nói chung Song, bên cạnh đó, theo tập bài giảng về ngôn ngữ phát thanh của trường Cao đẳng Phát thanh truyền hình 2, Đài Tiếng nói Việt Nam thì ngôn ngữ phát thanh có những đặc trưng riêng biệt của loại hình như sau:

Ngôn ngữ phát thanh là ngôn ngữ nói (ngôn ngữ âm thanh)

Đây là một phẩm chất vô cùng quý giá , vì ngôn ngữ nói hướng tới thính giác - một hệ thống tri giác hoàn hảo nhất của con người Theo các chuyên gia thì dung lượng thông tin mà con người chuyển tải hay tiếp nhận được nhờ thính giác và ngôn ngữ nói lớn gấp ba lần so với lượng thông tin mà anh ta chuyển tải hay tiếp nh ận bằng con đường thi ̣ giác - đọc ho ặc viết Nguyên do là bởi ngôn ngữ nói , ngoài thông tin nằm trong ý nghĩa của ngôn từ , còn mang trong mình m ột thông tin bổ trơ ̣ đáng kể khác được thể hiện qua chất giọng, qua ngữ điệu, qua âm lượng Nói là " bổ trơ ̣ " nhưng thực ra thông tin này có vai trò quan tro ̣ng không kém thông tin chính

Và trong không ít trường hợp , chính nó là nhân tố quyết định mức đ ộ hiệu quả của việc tiếp nhận thông tin Một bài viết trung bình nhưng do m ột người có chất giọng tốt và biết sử du ̣ng ngữ đi ệu hợp lý, linh hoa ̣t truyền đa ̣t sẽ có sức tác đ ộng lớn hơn

Trang 31

nhiều so với m ột bài viết hay nhưng do m ột người có chất giọng tồi và thường xuyên xử lý sai ngữ điệu trình bày Không phải ngẫu nhiên mà nhà nghiên cứu ngôn ngữ phát thanh nổi tiếng người Mỹ W Hofman đã nh ận đi ̣nh: " Nội dung của từ ngữ làm người ta xúc đ ộng tới mức nào, thì âm thanh của tiếng nói cũng có thể làm người ta rung cảm tới chừng ấy "

Ngôn ngữ phát thanh thiên về hình thức đ ộc thoa ̣i tuy có sử dụng nhiều phương tiện của đối thoa ̣i:

Có lẽ trước hết chúng ta nên tìm hiểu về hai khái ni ệm " độc thoa ̣i " và " đối thoại "

" Độc thoa ̣i " là sản phẩm ngôn ngữ của một cá nhân trong hoàn cảnh giao tiếp chỉ có anh ta là người nói Theo nhà ngôn ngữ ho ̣c L V Serba ( Nga ) " đây là h ệ thống có tổ chức cao của các ý tưởng được biểu đa ̣t qua ngôn từ , nhằm tác động có chủ đích tới những người xung quanh "

Còn đối thoại là m ột chuỗi những lời hồi đáp với tư cách là những phản ứng qua la ̣i giữa ít nhất hai cá thể nào đó

Nhưng ở đây cần bổ sung thêm ngay rằng những lời hồi đáp có du ng lượng quá lớn ( gồm nhiều câu và thể hiện tro ̣n ve ̣n một chủ đề nào đó ) cũng được xem là độc thoa ̣i Điều này có nghĩa là độc thoa ̣i có thể tồn ta ̣i ngay trong đối thoa ̣i Với cách hiểu như trên của ngôn ngữ ho ̣c v ề " độc thoa ̣i " và " đối thoa ̣i ", chúng ta thấy ngôn ngữ phát thanh có khuynh hướng đ ộc thoa ̣i rất rõ nét Phần lớn các thể loại của báo phát thanh như bình lu ận phóng sự , phản ánh , câu chuy ện phóng viên, điểm tin, tiểu phẩm, đều mang tính chất độc thoa ̣i Rồi ngay cả một số

ít thể loại vốn được coi là thu ộc kiểu đối thoa ̣i như phỏng vấn , đàm thoa ̣i bàn tròn thực ra cũng không thuần chất chỉ là đối thoa ̣i Bởi vì trong chúng có kh ông ít những lời hồi đáp mang tính chất độc thoa ̣i

Bên cạnh đó , chúng ta cũng không thể phủ nh ận là đ ộc thoa ̣i trên báo phát thanh ngày càng dùng nhiều hơn các phương ti ện của đối thoa ̣i Chẳng ha ̣n, trước khi bắt đầu độc thoa ̣i về một vấn đề, sự kiện hay hiện tượng nào đó, người ta có thể xây dựng m ột tình huống đối thoa ̣i giữa hai người nhằm ta ̣o sự sinh đ ộng để thu hút sự chú ý Rồi trong quá trình độc thoa ̣i, người ta

Trang 32

28

thường xuyên sử dụng các từ ngữ , cách diễn đạt, đặc trưng cho ngôn ngữ đối thoại để người nghe thấy gần gũi , có cảm giác là nhà báo đang trò chuy ện trực tiếp với mình, và do v ậy, hiệu quả tiếp nhận thông tin sẽ cao hơn Tuy nhiên, việc sử dụng các phương ti ện của đối thoa ̣i chỉ là thủ pháp tăng cường giá tri ̣ biểu cảm cho ngôn từ chứ không thể làm thay đổi bản chất của đ ộc thoa ̣i, khiến nó trở thành đối thoại

Ngôn ngữ phát thanh luôn mang dấu ấn cá nhân rõ nét của người nói hay người đọc:

Mức độ của nó tuỳ thu ộc vào từng thể loa ̣i , từng tình huống giao tiếp cụ thể Khi người truyền tin là phát thanh viên , dấu ấn cá nhân có vẻ như bị hạn chế tới mức thấp nhất, song người ta vẫn nh ận thấy thái đ ộ cảm xúc của anh ta đối với bài viết thông qua gio ̣ng đi ệu Còn nếu như người truyền tin là tác giả bài viết ( phóng viên, biên tập viên ) thì dấu ấn cá nhân rõ nét hơn nhiều Khảo cứu cho thấy, lời nói của những người chưa từng qua các khoá đầo tạo đ ặc biệt về đo ̣c, nói, luyện gio ̣ng ( tức là ho ̣ không phải là phát thanh viên hay nhà hùng b iện chuyên nghiệp ) thường

là công cụ biểu đạt hết sức tinh tế trạng thái tâm lý đích thực cũng như nhiều đ ặc điểm của người phát ngôn Có lẽ đây là lý do khiến cho nhiều đài phát thanh trên thế giới thường xuyên yêu cầu các chủ thể sáng tạo trình bày ngay chính tác phẩm của họ trước micrô Bởi điều này ta ̣o điều ki ện cho thính giả giải toả được nhu cầu : khám phá một cá thể mới với những nét riêng tư trong đời sống n ội tâm của anh ta Đây là một nhu cầu hết sức tự nhiên và nhân bản , nó luôn mang tính cấp thiết trong

bất cứ thời đa ̣i nào, đúng như Hecxen viết: " Con người luôn muốn xâm nh ập vào cá

thể khác, muốn chạm tới từng thớ mạc h li ti của trái tim người khác để lắng nghe nhịp đập của nó Anh ta so sánh, kiểm chứng, tìm kiếm sự khẳng định, sự đồng cảm, sự biện hộ”

Ngôn ngữ phát thanh không có khả năng được minh hoạ bằng hình ảnh

Đây là m ặt khác bi ệt, đồng thời cũng là m ặt ha ̣n chế của nó so với truyền hình và báo in.Tuy nhiên, ngôn ngữ phát thanh đã tìm thấy sự minh hoạ cho mình ở các nguồn khác cũng nằm trong chính thế giới của âm thanh Đó là các băng ghi âm

tư liệu, là tiếng động, là âm nhạc, và đặc biệt là các đặc tính vật chất và hình tượng của ngôn từ cất thành tiếng Có thể nói , nhà báo phát thanh phải vẽ nên hình ảnh

Trang 33

bằng âm thanh Thực tế cho thấy là các tác phẩm báo phát thanh hay , có sức tác động lớn bao giờ cũng có ngôn ngữ hết sức sống đ ộng, giàu hình ảnh , có tính trực quan cao, chắp cánh cho sự tưởng tượng của người nghe , khiến cho họ có cảm giác đang được chứng kiến sự vi ệc xảy ra ngay trước m ặt mình ; bên cạnh đó , nó còn phải được trình bày bởi m ột chất gio ̣ng tốt , lên bổng xuống trầm , tăng giảm tốc đ ộ

âm thanh một cách hợp lý

Hiện nay, đang có nhiều ý kiến cho rằng ha ̣n chế về phương di ện hình ảnh của báo phát thanh rất có thể lại trở thành ưu thế của nó , vấn đề là sử du ̣ng ngôn ngữ âm thanh như thế nào Quả vậy, nếu biết sử dụng ngôn từ khéo léo và linh hoa ̣t , nhà báo phát thanh có khă năng kích thích tư duy sáng tạo của người nghe , làm cho

họ luôn đóng vai trò tích cực trong vi ệc tiếp nh ận thông tin Trong khi đó thì ở truyền hình, do được cung cấp quá đầy đủ thông tin ở cả hai bì nh diện hình ảnh lẫn ngôn từ, khán giả ít phải tư duy hơn nên dần dần trở nên thụ đ ộng mỗi khi tham gia vào kênh giao tiếp này

Ngôn ngữ phát thanh , cũng như ngôn ngữ truyền hình , có tính hình tuyến:

Các tín hiệu của ngôn ngữ phát thanh xuất hiện lần lượt, cái này tiếp theo sau cái kia , tạo thành dòng chảy liên tục , theo bề r ộng một chiều của thời gian Và người nghe phải tiếp nh ận chúng m ột cách tức thời cho nên ho ̣không có khả năng quay la ̣i với điều chưa hiểu ho ặc đầu tư thời gian để nghiền ngẫm thấu đáo điều đã lĩnh hội được Chính vì thế, bất cứ sai sót nào ( hay chỉ đơn giản là sự chưa quen tai ) của ngôn ngữ phát thanh cũng khiến cho thính giả phải dừng lại để suy nghĩ , tìm hiểu và có nghĩa là không còn t ập trung tư tưởng để nghe các thông tin kế tiếp nữa Kết quả là cái thì đựoc hiểu mơ hồ , cái thì bị bỏ qua Và như vậy thì tính hi ệu quả của chương trình bi ̣ giảm sút đáng kể Xuất phát từ đây, yêu cầu đặt ra đối với ngôn

ngữ phát thanh là: Chính xác, đơn nghĩa, rõ ràng, dễ hiểu

Nói đến tính hình tuyến của tín hi ệu ngôn ngữ , không thể không nói đến quan hệ ngữ đoa ̣n như là hệ quả của nó Theo quan hệ này, các đơn vị ngôn ngữ khi đứng ca ̣nh nhau sẽ quy đi ̣nh lẫn nhau và cho ta những kết hợp go ̣i là ngữ đoa ̣n Trong ngôn ngữ phát thanh , biểu hiện nổi b ật nhất của quan hệ ngữ đoa ̣n là vi ệc

Trang 34

30

ngắt đoa ̣n khi nói , khi đo ̣c Do đó, đây là điều cần được các nhà báo phát thanh đ ặc biệt quan tâm Cùng một sản phẩm ngôn từ , nếu được ngắt đoa ̣n ở những chỗ khác nhau, sẽ biểu đạt các ý nghĩa khác nhau Còn nếu ngắt đoạn sai thì tính chỉnh thể về mặt kết cấu của sản phẩm ngôn từ đó bi ̣ phá vỡ , hậu quả là người nghe khó hiểu được đúng nội dung của nó

1.3 Câu hỏi phỏng vấn phát thanh

1.3.1 Phỏng vấn phát thanh

Phỏng vấn là một trong những kỹ năng cơ bản của nghề làm báo Có thể nói không sợ quá rằng, người viết báo thiếu trau dồi, rèn luyện kĩ năng phỏng vấn thường xuyên thì rất khó tìm được tư liệu quý và do đó tạo ra được rất ít tác phẩm báo chí chất lượng cao Trên thực tế hiện còn nhiều nhà báo chưa quan tâm sâu sắc

đến nghệ thuật phỏng vấn

Phỏng vấn có 2 mục đích.Với mục đích khai thác tư liệu thì chưa biết phải

hỏi.Nhưng với mục đích tạo ra một tác phẩm báo chí thuộc thể loại phỏng vấn thì

biết rồi mới hỏi.Tách bạch ra như thế để nhấn mạnh cái thực chất của phương pháp hành nghề.Ngay khi khai thác tư liệu, trình độ của nhà báo, thái độ thuyết phục của nhà báo, nghệ thuật đặt câu hỏi của nhà báo cũng cho kết quả rất khác nhau Phỏng vấn phát thanh là một thể loại báo chí, qua hỏi và trả lời giữa phóng viên và nhân vật trong phạm vi một chủ thể nhất định, đối tượng nghe (tiếp nhận thông tin) có thể nhận biết được thực tiễn cũng như thái độ của nhà báo và nhân vật trước vấn đề mình đang quan tâm Những dạng phỏng vấn hay sử dụng trong phát thanh bao gồm: dạng phỏng vấn về sự kiện, dạng phỏng vấn về vấn đề, dạng phỏng vấn chân dung Ngoài ra, còn có một số tác phẩm là sự kết hợp, giao thoa giữa các dạng phỏng vấn kể trên Thế mạnh của phỏng vấn phát thanh là có khả năng “đời thường” hoá các sự kiện và vấn đề thời sự - chính trị, nhất là những đề tài mang tính nhạy cảm cao trong đời sống Chính trị - Xã hội diễn ra hàng ngày

Với các thiết bị công nghệ hiện đại như hiện nay, nhà báo có thể thực hiện những cuộc phỏng vấn, toạ đàm phát thẳng, trực tiếp, tức là có thể phản ánh đồng thời với sự kiện đang diễn ra tại hiện trường, vì vậy phạm vi phản ánh của nó rất rộng Các nhân vật tham gia trả lời phỏng vấn đa dạng, gồm nhiều thành phần, lứa

Trang 35

tuổi khác nhau, vì vậy để đạt được hiệu quả cao trong các cuộc phỏng vấn, ngoài bản lĩnh nghề nghiệp, có kiến thức sâu về vấn đề phỏng vấn

Bên cạnh những bài phỏng vấn mang tính chất chuyên sâu về một vấn đề có

sự trao đổi qua lại giữa phóng viên và nhân vật để chuyển tải nội dung thông điệp tới công chúng thì cũng có những câu hỏi phỏng vấn mang tính chất thu thập thông tin Sử dụng những dạng phỏng vấn này, thông tin phỏng vấn, câu trả lời phỏng vấn được phóng viên, biên tập viên biên tập, cắt gọn cho phù hợp với nội dung bài viết

mà tác giả muốn chuyển tải

Theo cuốn Các thể loại báo chí phát thanh của V.Ximirnop, phỏng vấn là một trong những thể loại tiêu biểu nhất trong những lĩnh vực phát thanh, cũng mang bản chất đối thoại.Phỏng vấn trên đài phát thanh là hành thông tin giữa người được phong vấn, nhà báo và thính giả Mục đích của thể loại này là thu thập thông tin nóng hỏi, đáng quan tâm nhưng từ một nhân vật có thẩm quyền và am hiểu Cơ sở của thể loại này là sự đan xen giữa câu hỏi và câu trả lời, tạo thành một chỉnh thể thống nhất về nội dung ý nghĩa và cảm xúc có chung một chủ đề

Tính chất đặc thù của thể loại phỏng vấn trên đài phát thanh ở chỗ là phóng viên ghi âm cuộc trò chuyện hoặc chuyển tải trực tiếp cuộc nọi chuyện ấy qua sóng phát thanh.Đó là hình thức đối thoại sinh động trên sóng phát thanh.Khác với thể loại này, phóng viên báo in viết bài rồi xử lý tài liệu về phương diện văn học Phóng viên có thể rút gọn rồi nén chặt câu văn mà người đối thoại có thể nói ra một cách

rõ ràng hoặc viết lại những câu hỏi của mình Tác phẩm phỏng vấn phát thanh ra đồi khi nhà báo tiến hành cuộc đối thoại Trong trường hợp này việc ghi âm kỹ thuật trở thành một quá trình sáng tạo đem lại những kết quả cuối cùng Sau đó, nếu cuộc đối thoại ấy không được phát sóng thì nhà báo có thể sử dụng để dựng, ghép cuộc nói chuyện ấy, bỏ đi những yếu tố không cần thiết, một số câu chữ dài dòng, nhưng không thay đỏi quá trình, diễn biến của cuộc đối thoại

1.3.2 Các dạng câu hỏi phỏng vấn phát thanh

Phỏng vấn trên đài phát thanh chuyển tải những giọng nói sống động của những người tham gia đối thoại thì có tính chất xác thực hơn, cảm xúc hơn.Có nhiều cách để chia các câu hỏi phỏng vấn phát thanh thành các dạng khác nhau

Trang 36

32

Nếu xét về phương diện câu hỏi phỏng vấn báo chí thì có thể chia câu hỏi phỏng vấn phát thanh thành các dạng: câu hỏi đóng, câu hỏi mở, hoặc câu hỏi khai thác thông tin chung, câu hỏi kiểm chứng thông tin, câu hỏi thăm dò, câu hỏi dẫn dắt, câu hỏi giả định, câu hỏi thử thách, câu hỏi phản ánh, câu hỏi định hướng, hoặc phân chia theo tiêu chí mà tác giả Maria Lukina đưa ra trong cuốn “Công nghệ phỏng vấn” có các dạng:

Câu hỏi tu từ: Thực chất đây không phải là câu hỏi, tự thân câu hỏi tu từ đã là

một câu trả lời Câu hỏi tu từ thường làm gián đoạn tiến trình phỏng vấn và không mang lại hiệu quả cho việc khai thác thông tin của nhà báo

Câu hỏi gợi ý: Loại câu hỏi này mang sẵn trong mình câu trả lời theo mong

muốn của nhà báo, khiến người được phỏng vấn đem tới những câu trả lời thiếu giá trị vì nhà báo đã gợi ý phương án lựa chọn từ trước đó Loại câu hỏi này chỉ nên dùng trong trường hợp giúp người đối thoại vượt qua sự lúng túng về những vấn đề

“khó nói” trong cuộc trò chuyện

Câu hỏi tán dương: Những nhà báo trẻ thường dùng chúng để thể hiện sự

khâm phục đối với nhân vật được phỏng vấn Những câu hỏi tán dương là phương cách kém hiệu quả nhất trong bất cứ cuộc phỏng vấn.Điều này chỉ làm tốn thời gian của người phỏng vấn mà không đem lại giá trị thông tin mới mẻ nào

Chúng ta cần phân biệt câu hỏi tán dương với những lời khen.Khác với những câu hỏi tán dương, mục đích của những lời khen chỉ để tạo ra bầu không khí bớt căng thẳng và kích thích cuộc trao đổi thông tin diễn ra tốt hơn

Câu hỏi khiêu khích: Những câu hỏi này chủ yếu nhằm “chọc giận” người đối

thoại khiến họ bị kích động về mặt cảm xúc, từ đó nhà báo sẽ nhận được câu trả lời thẳng thắn Tuy nhiên, những câu hỏi khiêu khích có thể mang lại rủi ro rất lớn cho nhà báo, đặc biệt là những nhà báo thiếu kinh nghiệm Vì vậy, trước khi đặt câu hỏi, hãy lường trước rủi ro mà nó đem lại

Câu hỏi quá tải: Mỗi từ trong câu hỏi đều có 1 vai trò riêng, tuy nhiên do kết

hợp với các nhân tố phụ khiến câu hỏi được bổ sung các khía cạnh có tính chất cảm xúc hay tình thái: ngạc nhiên, nghi ngờ, băn khoăn, thiếu tin cậy Những câu hỏi như này buộc người đối thoại phải giải quyết đồng thời nhiều nhiệm vụ, dẫn tới

Trang 37

thông tin bị quá tải Do vậy, thay vì hỏi một câu với số lượng thông tin lớn, nhà báo cần chia nhỏ vấn đề để khai thác thông tin một cách tốt hơn

Hai câu hỏi trong một: Đây cũng là một dạng câu hỏi quá tải và là lỗi nghiêm

trọng nhất của các nhà báo

Câu hỏi “ngớ ngẩn”: Những câu hỏi không đúng chỗ, không phù hợp, không

liên quan tới nội dung cuộc trò chuyện cũng thường xuất hiện trong quá trình phỏng vấn khi nhà báo "bí" câu hỏi

Nếu xét theo phương diện báo phát thanh câu hỏi phỏng vấn phát thanh có thể được chia thành hai loại là câu hỏi ẩn và câu hỏi hiển thị Câu hỏi ẩn thường thấy trong các thể loại như tin, phản ánh, phóng sự Câu hỏi hiển thị thường thấy trong các thể loại như: bài phỏng vấn, phóng sự, toạ đàm

Có thể nhận thấy rõ ràng nhất là các buổi toạ đàm phát thanh mà trên Đài Tiếng nói Việt Nam hiện nay đang sử dụng Trong loại hình phỏng vấn này, nhà báo là người trung gian, là cầu nối giữa nguồn thông tin và công chúng thínhg giả

Và đó là một trung gian cầu nối tích cực và sáng tạo Công việc chuẩn bị bài phỏng vấn đòi hỏi phải có sự chuẩn bị công phu và tài nghệ chuyên môn, đặc biệt là nếu

nó được phát thanh trực tiếp từ hiện trường

Loại phỏng vấn có văn bản, phỏng vấn đối thoại, phỏng vấn thăm dò ý kiến, họp báo thuộc vào loại hình phỏng vấn thông tin

Phỏng vấn có văn bản cung cấp thông tin chính thức về cuộc gặp gỡ với nhà

hoạt động chính trị tại sân bay, trên đường phố, tại sân vận động, cuộc phỏng vấn chính thức đại diện chính quyền về một cuộc họp long trọng về một sự kiện nào đó…Những câu hỏi của cuộc phỏng vấn như vậy thường mang tính quy chuẩn, được biết trước

Phỏng vấn đối thoại là cuộc gặp gỡ giữa nhà báo với một người hoặc với một

nhóm người đối thoại.Đây là loại hình phỏng vấn cổ điển

Phỏng vấn thăm dò ý kiến là cuộc phỏng vấn nhanh bất thường trên đường

phố, trong các phòng họp, phòng biểu diễn văn nghệ, trên đường phố…thông thường người ra nêu ra một câu hỏi cho nhiều người được phỏng vấn

Ví dụ, phóng viên được giao phỏng vấn ý kiến người dân về mong muốn trong năm mới tại một tụ điểm đón năm mới, tất cả những người được phỏng vấn sẽ được

Trang 38

34

hỏi chung một câu hỏi: “Ông, bà, anh, chị mong muốn điều gì cho bản thân và gia

đình trong năm mới?” Câu hỏi của loại hình thăm dò ý kiến phải mang tính chất lý

thú, nóng hổi đối với đông đảo người nghe

Họp báo được tiến hành với sự tham gia của các đại diện của các phương tiện

truyền thông đại chúng Đối với nhà báo phát thanh thì điều khó khăn nhất chính là việc ghi lại nội dung của cuộc họp báo Kỹ thuật ghi lại các câu hỏi và câu trả lời của các nhân vật tham gia cuộc gặp gỡ đó thì phức tạp hơn rất nhiều

Câu hỏi phỏng vấn phát thanh là câu hỏi phỏng vấn báo chí nhằm trao đổi, tìm hiểu thông tin từ người được phỏng vấn để cung cấp thông tin, chuyển tải thông tin tới thính giả thông qua các tác phẩm phát thanh Như vậy, ta có thể thấy, câu hỏi phỏng vấn phát thanh mang đầy đủ những tính chất của các câu hỏi phỏng vấn của các loại hình báo chí khác, dược đặt ra ở nhiều hoàn cảnh khác nhau như: trong bài phỏng vấn, trong buổi toạ đàm phát thanh, trong phóng sự phát thanh và trong tin, bài phát thanh…

1.4 Tiêu chí đánh giá chất lượng câu hỏi phỏng vấn phát thanh

Để có được câu hỏi phỏng vấn phát thanh hay, cần có được tiêu chí đánh giá chất lượng phát thanh Sau khi tham khảo các tài liệu và nghiên cứu thực tế có thể đưa ra những yêu cầu đối với câu hỏi phỏng vấn phát thanh như sau:

Một là, chủ đề của câu hỏi phỏng vấn phải rõ ràng, đáp ứng được yêu cầu thông tin của từng thời điểm, từng địa bàn và được công chúng thính giả quan tâm Hai là, chọn vấn đề để phỏng vấn phải hấp dẫn, giải quyết được nội dung cần thông tin qua tác phẩm báo chí phát thanh

Ba là, cách đặt câu hỏi của phóng viên phải gãy gọn, rõ ràng và đầy đủ thông tin để hỏi người được phỏng vấn Phóng viên, biên tập viên phải biết lắng nghe, tôn trọng người được phỏng vấn

Bốn là, kết cấu của các câu hỏi phỏng vấn phải chặt chẽ, các câu hỏi và câu trả lời phải phát triểntheo một logic nhất định, gắn kết với nhau

Năm là, các câu hỏi phải có lượng thông tin tốt, phóng viên biết dùng các chi tiết báo chí để hỏi, lợi dụng ngay những tư liệu mà người trả lời đưa ra để tiếp tục phát triển câu hỏi phỏng vấn để mở rộng thông tin

Trang 39

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã đưa ra các khái niệm liên quan đến các vấn đề được nghiên cứu ở chương 2 của luận văn.Theo đó, các khái niệm về báo phát thanh, chương trình phát thanh, chương trình phát thanh trực tiếp, toạ đàm phát thanh, phóng sự phát thanh đã được nêu ra.Cùng với những đặc trưng của thể loại báo chí phát thanh, đặc trưng của ngôn ngữ phát thanh hay còn được gọi là báo nói cũng được làm rõ

Theo đó, ngôn ngữ phát thanh phải là ngôn ngữ nói, hướng đến thính giác của con người; ngôn ngữ phát thanh là ngôn ngữ độc thoại – là ngôn ngữ của một cá nhân trong hoàn cảnh giáo tiếp chỉ có người nghe và người nói; ngôn ngữ của phát thanh cũng là ngôn ngữ mang dấu ấn cá nhân rõ nét của người nói hay người đọc; ngôn ngữ phát thanh không có khả năng được minh hoạ bằng hình ảnh – đây là mặt khác biệt, đồng thời cũng là mặt hạn chế so với báo hình, báo in và báo mạng điện tử; ngôn ngữ của báo phát thanh có tính hình tuyến – tức là các tín hiệu phát thanh xuất hiện lần lượt, dòng chảy thông tin nối tiếp nhau, theo bề rộng một chiều của thời gian và người tiếp nhận thông tin phải tiếp nhận chúng một cách tức thời cho nên không có khả năng quay lại với điều chưa hiểu hoặc đầu tư thời gian để nghiền ngẫm thấu đáo điều đã lĩnh hội được

Trong chương 1, tác giả cũng đưa ra khái niệm phỏng vấn, phỏng vấn phát thanh và câu hỏi phỏng vấn phát thanh

Theo đó, phỏng vấn là một trong những kỹ năng cơ bản của nghề làm báo

Có thể nói không sợ quá rằng, người viết báo thiếu trau dồi, rèn luyện kĩ năng phỏng vấn thường xuyên thì rất khó tìm được tư liệu quý và do đó tạo ra được rất ít tác phẩm báo chí chất lượng cao Trên thực tế hiện còn nhiều nhà báo chưa quan tâm sâu sắc đến nghệ thuật phỏng vấn

Phỏng vấn phát thanh là một thể loại báo chí, qua hỏi và trả lời giữa phóng viên và nhân vật trong phạm vi một chủ thể nhất định, đối tượng nghe (tiếp nhận thông tin) có thể nhận biết được thực tiễn cũng như thái độ của nhà báo và nhân vật trước vấn đề mình đang quan tâm Những dạng phỏng vấn hay sử dụng trong phát thanh bao gồm: dạng phỏng vấn về sự kiện, dạng phỏng vấn về vấn đề, dạng phỏng vấn chân dung Ngoài ra, còn có một số tác phẩm là sự kết hợp, giao thoa giữa các

Trang 40

36

dạng phỏng vấn kể trên Thế mạnh của phỏng vấn phát thanh là có khả năng “đời thường” hoá các sự kiện và vấn đề thời sự - chính trị, nhất là những đề tài mang tính nhạy cảm cao trong đời sống Chính trị - Xã hội diễn ra hàng ngày

Câu hỏi phỏng vấn phát thanh là câu hỏi phỏng vấn báo chí nhằm trao đổi, tìm hiểu thông tin từ người được phỏng vấn để cung cấp thông tin, chuyển tải thông tin tới thính giả thông qua các tác phẩm phát thanh Như vậy, ta có thể thấy, câu hỏi phỏng vấn phát thanh mang đầy đủ những tính chất của các câu hỏi phỏng vấn của các loại hình báo chí khác, dược đặt ra ở nhiều hoàn cảnh khác nhau như: trong bài phỏng vấn, trong buổi toạ đàm phát thanh, trong phóng sự phát thanh và trong tin, bài phát thanh…

Có nhiều dạng câu hỏi phỏng vấn phát thanh khác nhau, theo đó có thể chia thành các dạng câu hỏi theo hai tiêu chí chia là tiêu chí dạng thức xuất hiện của câu hỏi thì có dạng câu hỏi ẩn và câu hỏi hiện thị Nếu chia theo kỹ thuật hỏi thì có câu hỏi khai thác, kiểm chứng thông tin, câu hỏi đóng, câu hỏi mở, câu hỏi thăm dò ý kiến ( hay còn gọi là câu hỏi quần chúng)

Tác giả cũng đã đưa ra những tiêu chí đối với câu hỏi phỏng vấn phát thanh Theo đó, một câu hỏi phỏng vấn phát thanh cần có những tiêu chí như sau:

Một là, chủ đề của câu hỏi phỏng vấn phải rõ ràng, đáp ứng được yêu cầu thông tin của từng thời điểm, từng địa bàn và được công chúng thính giả quan tâm Hai là, chọn vấn đề để phỏng vấn phải hấp dẫn, giải quyết được nội dung cần thông tin qua tác phẩm báo chí phát thanh

Ba là, cách đặt câu hỏi của phóng viên phải gẫy gọn, rõ ràng và đầy đủ thông tin để hỏi người được phỏng vấn Phóng viên, biên tập viên phải biết lắng nghe, tôn trọng người được phỏng vấn

Bốn là, kết cấu của các câu hỏi phỏng vấn phải chặt chẽ, các câu hỏi và câu trả lời phải phát triểntheo một logic nhất định, gắn kết với nhau

Năm là, các câu hỏi phải có lượng thông tin tốt, phóng viên biết dùng các chi tiết báo chí để hỏi, lợi dụng ngay những tư liệu mà người trả lời đưa ra để tiếp tục phát triển câu hỏi phỏng vấn để mở rộng thông tin

Ngày đăng: 11/01/2019, 16:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w