1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho dược liệu cây muồng trâu

28 611 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho dược liệu cây muồng trâu

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU



Việt Nam là nước nhiệt đới có những đặt điểm khí hậu địa lý ở nhiều vùng khác nhau,

có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng Việt Nam lại có một nền y dược học cổ truyền dân tộc, có truyền thống từ lâu đời, nhân dân ta đều dùng dược liệu thiên nhiên sẳn có xung quanh mình để làm thuốc, thực phẩm và bảo vệ sức khỏe Hiện nay, nước ta có mục tiêu phát triển các thuốc cổ truyền theo hướng hiện đại, do

đó nhu cầu sử dụng dược liệu là rất lớn

Trên thị trường Việt Nam lúc bấy giờ rất nhiều dược liệu bị giả mạo, chất lượng không đảm bảo, gây hại đến sức khỏe cho người sử dụng Ngoài ra, việc sản xuất mua bán các loại thuốc có nguồn gốc dược liệu gặp nhiều khó khăn do không có tiêu chuẩn chất lượng cụ thể Vì vậy chúng ta phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng dược liệu để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả, chất lượng cho người sử dụng

Dược liệu còn là nguyên liệu cho việc bán tổng hợp một số thuốc hóa dược Tuy nhiên dược liệu được tiêu chuẩn hóa và được đưa vào trong các chuyên luận rất ít Do vậy việc tiêu chuẩn hóa một dược liệu rất cần được quan tâm để góp phần được nâng cao giá trị sử dụng dược liệu

Muồng trâu là một dược liệu rất gần gủi với chúng ta, nhiều công dụng làm thuốc góp phần chăm sóc sức khỏe cũng như đảm bảo nhận thức đúng sử dụng an toàn cây Muồng Trâu cho nhân dân Nên việc đưa ra những chỉ tiêu để làm cơ sở xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cây Muồng Trâu là rất cần thiết Trong phạm vi bài báo cáo này, em xin được trình bày “xây dựng tiêu chuẩn chất lượng” cho dược liệu cây Muồng Trâu

Trang 2

Cây nhỏ cao 1,50m có khi đến 3m, thân gổ mềm có đường kính 10 - 12cm hoặc hơn

Lá kép lông chim chẵn, dài 30 - 40cm, có 8 - 14 đôi lá chét Lá chét hình trứng, gốc và đỉnh lá đều tròn Đôi lá chét đầu tiên (phía cuống) nhỏ nhất và cách đôi lá chét thứ hai một quãng hơi xa hơn so với quãng cách giữa các đôi lá chét sau Lá chét trên cùng có thể dài đến 12 - 14cm, rộng 5 - 6cm Cụm hoa mọc thành bông dày đặc nhiều hoa Bông dài 30 - 40cm Hoa màu vàng sẫm Quả loại đậu dài 8 - 16cm rộng 15 - 17mm,

có hai cánh suốt theo chiều dọc của quả Quả có tới 60 hạt

Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi, có nhiều ở miền Nam và miền Trung

3 BỘ PHẬN DÙNG – THU HÁI – CHẾ BIẾN:

Lá (Folium Senna alatae), quả, thân

Thu hoạch vào mùa hạ, hái lấy lá, phơi âm can, hoặc sấy nhẹ hay sao đến khô

4 TÁC DỤNG DƢỢC LÝ:

Nghiên cứu gần đây ở nước ngoài cho thấy lá muồng trâu có tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn, vì vậy cho rằng có triển vọng làm thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội cho bệnh nhân AIDS

Cao lá muồng trâu có tác dụng bảo vệ gan tốt, thể hiện trên tác dụng làm giảm có ý nghĩa thống kê 73,58 % hoạt độ ALT và 31,32 % hàm lượng bilirubin ở chuột nhắt trắng bị gây viêm cấp bằng CCl4

Cao nước lá muồng trâu có tác dụng ức chế xơ gan, làm giảm 12,64 % hàm lượng collagen ở gan chuột cống trắng bị gây xơ gan bằng CCl4 ( P < 0,01 )

Cao nước lá muồng trâu có tác dụng chống viêm mạn tốt, làm giảm 26,6 % trọng lượng u hạt ở chuột cống trắng bị gây bởi amian (P < 0,05 )

Cao nước lá muồng trâu có tác dụng lợi mật, làm tăng 39,64 % lượng mật sinh ra ở chuột nhắt trắng

Trang 3

Cao nước lá muồng trâu có triển vọng trong nghiên cứu làm thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan cấp và mãn tính

- Rai K N; Prasad S N chiết xuất và phân lập được 1,5- dihydroxy- 2- methyl

anthraquinon- 1,0- netinosid từ cành muồng trâu

- Hemlata Kalidhar cũng chiết xuất được một anthron từ cành và xác định 3.formyl, 1,6,8,10- tetrahydroxy anthron

Sau đó, Kelli T Rosa, Ma Zeukun, KuWei đã xác định lại cấu trúc của alatinon là 1,6,8- trihydroxy- 3- methyl anthraquinon Như vậy alatinon thực chất là emodin

- Hemlata Kalidhar S.B đã phân lập một anthraquinon đặt tên là alatonan có cấu trúc là 2.formyl, 1,3,8- trihydroxy anthraquinon

Từ dịch chiết cồn của lá muồng trâu, planichamy S.và Nagarajan S đã tách riêng một flavonglucosid là kaempferol - 3 – O – sophorosid Chất này có hoạt tính chống viêm khá mạnh

- Hai chất flavonosidglucosid mới cũng được Gupta Dipti; Singh J tách từ hạt muồng trâu là chrysoeriol - 7 – O - (2’’ – O - β - D – manno pyranosid) - β - D –allopyranosid

và rhamnetin – 3 – O – (2’’ – O - β - mannoipyranosyl) - β - D – allopyrannosid

- Trong hạt muồng trâu còn có khoảng 15% protein Các acid béo không no khoảng 60% , lượng acid béo toàn phần chủ yếu gồm các acid béo 18 carbon Ngoài ra, còn có các chất như Ca, Mg, Na, Mn, trong đó Ca chiếm tỷ lệ cao nhất (17mg/100g)

Trang 4

ĐỊNH T NH- THAM KHẢO

A Lấy 1 g bột lá, thêm 10 ml dung dịch acid sulfuric 25% (TT) đun sôi trong 2 phút,

để nguội, lọc vào bình gạn Cho vào dịch lọc 5 ml cloroform (TT), lắc Để lắng, gạn lấy lớp cloroform (TT), thêm 2 ml dung dịch natri hydroxyd 10% (TT), lắc, để lắng,

lớp kiềm có màu hồng hoặc đỏ

B Phương pháp sắc ký lớp mỏng:

Bản mỏng: Silica gel G

Dung môi khai triển: Cloroform- aceton - benzen (4 : 3 : 3)

Dung dịch thử: Lấy 2 g bột lá đun cách thủy với 20 ml ethanol 96% (TT) trong 30

phút, để nguội, lọc, để bay hơi đến cắn khô Cắn thêm vào 10 ml nước và 1 ml dung

dịch acid hydrocloric 10% (TT) đun cách thủy 30 phút, để nguội sau đó lắc với 20 ml ether ethylic (TT) 2 lần, dịch ether được bay hơi đậm đặc làm dung dịch thử

Dung dịch đối chiếu: Pha dung dịch chrysophanol 0,1% trong ethanol 96% (TT) Nếu

không có các chất đối chiếu, dùng 2 g bột lá Muồng trâu (mẫu chuẩn), chiết như mẫu thử

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 l dung dịch thử và dung dịch đối chiếu Sau khi triển khai, để khô bản mỏng trong không khí, quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365 nm và hơi amoniac Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết có cùng màu sắc và Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu

Độ ẩm:

Không quá 13% (Phụ lục 12.13)

6 TÍNH VỊ - CÔNG NĂNG:

Tân, ôn Vào các kinh can, đại trường

7 CÔNG DỤNG – LIỀU DÙNG – BÀI THUỐC:

Nhuận tràng, lợi gan mật, tiêu độc, tiêu viêm, sát trùng, chỉ ngứa

Chủ trị: Táo bón (dùng sống), viêm gan, da vàng (dùng thuôc đã sao khô)

Lượng thích hợp, rửa sạch, giã nát lá, lấy nước cốt bôi, một ngày 2 lần, hoặc lấy lá tươi

vò, chà sát vào chỗ bị hắc lào

Trang 5

- Chữa thấp khớp: Muồng trâu 40g + Vòi voi 30 g +Tang ký sinh, Quế chi, Dứa dại,

dễ Cỏ xước, mỗi vị 20g Sắc uống ngày 1 thang trong 7-10 ngày

- Chữa viêm thần kinh tọa: Muồng trâu 24g + Cây lức 20g + Thần thông,

rễ Nhàu, Kiến cò, ( mỗi vị 12g,) + Đỗ trọng 8g Sắc uống ngày 1 thang

- Chữa ban trái (ban chẩn): Lá Muồng trâu 8g + Hương bài10g + Đọt Tre non, Ké đầu

ngựa + Mùi tàu, cây Lức.( mỗi vị 8g,) + Mức hoa trắng 6g + Vỏ Quýt 4g +

Đăng tâm 2g, sắc uống ngày 1 thang

9 KIÊNG KỲ:

Phụ nữ có thai không nên dùng

Trang 6

SẢN PHẨM CÓ CHỨA MUỒNG TRÂU TRÊN THỊ TRƯỜNG

HOÀN TIÊU VIÊM

Thành phần:

Cỏ mực, giấp cá, hoàng đằng, kinh giới, lá dâu, lá lốt,

mã đề, muồng trâu, nghệ, ngãi cứu, sâm đại hành

Công dụng: Tiêu độc, trị mụn nhọt, mẫn ngứa, dị ứng phối hợp trong phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ

Trang 7

CHƯƠNG II:

TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ

Để kiểm nghiệm một dược liệu là đúng hay sai hay để xây dựng tiêu chuẩn cho một dược liệu mới thì không thể dựa vào mô tả là đủ,mà cần phải dựa vào đặc điểm vi học,các hằng số vật lý,định tính,thử tinh khiết, định lượng và một số nội dung khác Cấu tạo giải phẫu của các cơ quan thực vật là một đặc điểm quan trọng trong kiểm nghiệm dược liệu.Trong phần lớn các trường hợp,hình dạng và cấu trúc của vách tế bào có ý nghĩa quan trọng nhất trong khảo sát vi học.Vì vậy,khi quan sát các mẫu người ta thường loại bỏ tế bào chất,nhuộm màu màng tế bào để việc quan sát dễ dàng hơn

1 Đối với mẫu vi phẫu:

a.Chọn mẫu:dùng mẫu tươi

b.Cắt vi phẫu:dùng lưỡi lam cắt thật mỏng để nhuộm

2 Khảo sát bột dược liệu:

Mỗi dược liệu đều có những đặc điểm mô học đặc trưng,chúng được thể hiện một phần qua bột dược liệu.Những đặc điểm này có thể dùng để phân biệt dược liệu này với dược liệu khác,để xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm

Khảo sát bột dược liệu bằng kính hiển vi để tìm ra những đặc điểm vi học đặc trưng của bột dược liệu,giúp cho việc định danh,xác định độ tinh khiết,phân biệt dược liệu này với dược liệu dễ bị nhầm lẫn và phát hiện giả mạo nếu có

3 Cách lên tiêu bản bột soi:

Phương pháp thường:Nhỏ 1-2 giọt chất lỏng để soi (thường là nước) nhỏ lên lame.Lấy một lượng bột dược liệu khoảng bằng đầu tăm cho vào giọt nước đó,khuấy kỹ.Đậy lamelle lên trên lame,dùng ngón tay di nhẹ trên lame cho bột phân tán đều.Dùng giấy lọc thấm nhanh nước thừa ở mép lamelle

Trang 8

4 Phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật

Thành phần hóa học của một dược liệu là rất phức tạp và thường không thể biết được một cách tường tận.Vì thế,thông thường việc nghiên cứu thành phần hóa học của dược liệu thường bắt đầu bằng việc xác định các nhóm hợp chất thường gặp trong thực vật bằng phản ứng hóa học

Trong phân tích thành phần hóa thực vật,người ta thường sử dụng các phản ứng hóa học đặc trưng cho một nhóm hợp chất để xác định sự có mặt của hợp chất này trong nguyên liệu thực vật.Việc phân tích này được tiến hành theo 2 bước:

4.1 Phân tích sơ bộ:

Dịch chiết được phân thành một vài phân đoạn đơn giản bằng cách sử dụng các qui trình chiết đơn giản,trong những điều kiện nhất định (dung môi,pH môi trường…).Định tính nhanh các hợp chất trong các phân đoạn bằng thuốc thử chung 4.2 Định tính xác định:

Dùng các qui trình chiết đặc hiệu hơn,nhiều phản ứng đặc hiệu hơn để xác định sự có mặt của nhóm hợp chất

Quy trình dùng để xác định nhanh một số nhóm hợp chất thường gặp trong nguyên liệu thực vật bằng các phản ứng hóa học dựa trên nguyên tắc:

Phân tách hỗn hợp các chất trong nguyên liệu thành những phân đoạn đơn giãn theo độ phân cực tăng dần:kém phân cực,phân cực trung bình và phân cực mạnh

Dùng các phản ứng hóa học đặc trưng (thường là các phản ứng kết tủa,phản ứng màu)

để phát hiện nhóm hợp chất có trong dịch chiết

Yêu cầu chung của các phản ứng hay thuốc thử sử dụng trong định tính một nhóm hợp chất là chúng phải đặc hiệu,nhạy và dễ phát hiện.Chúng cũng phải không hay ít bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của các hợp chất khác có trong phản ứng

Chiết tách hỗn hợp các chất có trong nguyên liệu thực vật thành 3 phân đoạn lần lượt với các dung môi ether etylic, ethanol và nước

Trang 9

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM

I MÔ TẢ THỰC VẬT: Cây nhỏ cao 1,50m có khi đến 3m, thân gổ mềm Lá kép

lông chim chẵn Lá chét hình trứng, gốc và đỉnh lá đều tròn Đôi lá chét đầu tiên (phía cuống) nhỏ nhất và cách đôi lá chét thứ hai một quãng hơi xa hơn so với quãng cách giữa các đôi lá chét sau Cụm hoa mọc thành bông dày đặc nhiều hoa Hoa màu vàng sẫm Quả loại đậu dài, có hai cánh suốt theo chiều dọc của quả Quả có tới 60 hạt

Cây muồng

trâu

Cây nhỏ, thân gỗ mềm

Lá hình trứng

Quả loại đậu Quả có nhiều

Trang 10

II ĐẶC ĐIỂM VI HỌC:

1 BÓC TÁCH BIỂU BÌ:

1.1 Chọn mẫu: Lá

Xé hoặc dùng lưỡi lam cạo, tách lớp ngoài cùng

1.2 Các cấu tử quan sát được: Lông che chở đơn bào, lỗ khí kiểu song bào, lông tiết chân đa và đầu đa bào

2 ĐẶC ĐIỂM VI PHẪU:

2.1.VI PHẪU: Lá, thân và rễ

 Lá: biểu bì trên, nhu mô diệp lục hình giậu, cutin lồi, mô mềm, biểu bì dưới

 Thân: biểu bì, mô mềm vỏ, libe 1, gỗ 1, mô mềm tủy

 Rễ: bần, libe 2, gỗ 2

Cắt ngang phiến lá, đoạn rễ non, dùng phương pháp nhuộm kép carmin-lục iod

Pha thuốc nhuộm:

Dung dịch lục iod 0.1%

Hòa tan 0.1g lục iod trong 90 ml nươc cất, thêm 10 ml cồn 90% Thuốc nhuộm lục iod

sẽ nhuộm xanh các mô gỗ và bần

Lỗ khí kiểu song

bào

Cutin lồi

Trang 11

Nghiền mịn và trộn đều carmin và phèn nhôm kali trong cối, dùng nước cất hòa tan torng chén sứ Đun nóng nhẹ và khuấy thường xuyên bằng đũa thủy tinh cho đến lúc hỗn hợp có màu đỏ rượu vang ( từ 10-15 phút) Để nguội khối này sẽ rắn lại.Để yên 24 giờ, sau đó hòa tan từ từ với 100 ml nước nóng Lọc qua giấy lọc, thêm phenol vào để bảo quản Dung dịch son phèn nhuộm màng tế bào cellulose thành màu hồng hay màu

đỏ

Cách nhuộm:

Tiến hành tuần tự như sau :

Ngâm lát cắt vào dung dịch Javel từ 15-30 phút ( cho đến khi lát cắt trở nên trắng), rửa bằng nước cất nhiều lần

Ngâm lát cắt vào dung dịch acid acetic 1%-3% trong 2 phút để tẩy Javel còn sót lại Rửa bằng nước cất

Ngâm tiếp lát cắt vào dung dịch cloral hydrat 50% ( nếu thấy lát cắt chưa thật trắng và trong) khoảng 10-15 phút Rửa bằng nước cất

Ngâm vào dung dịch lục iod từ 5-10 giây.Rửa bằng nước cất

Ngâm tiếp dung dịch son phèn khoảng 15-30 phút Rửa bằng nước cất đến khi dung dịch rửa hết màu

Vi phẫu chuẩn bị xong đem soi bằng nước Quan sát dưới kính hiển vi với các vật kính thích hợp

Trang 12

2.1.1 Cấu tạo thân:

Trang 13

2.1.2 Cấu tạo vi phẫu lá:

Biểu bì trên

Nhu mô diệp lục hình giậu

Cutin lồi Biểu bì dưới

Mô mềm

Mô dày

Mô mềm đạo

Cutin lồi

Lông che chở đơn bào

Cấu tạo lá

Trang 14

2.1.3 Cấu tạo vi phẫu rễ:

2.2 SOI BỘT:

Bằng cảm quan: bột sau khi xay đem rây tương đối mịn, khô, bột có mùi thơm đặc trưng, bột rễ màu vàng nâu, bột thân màu xanh, bột lá màu xanh đậm

bột thân bột lá

-Soi dưới kính hiển vi, tìm những đặc điểm vi học đặc trưng

- Chuẩn bị bột: dược liệu phơi khô, xay thành bột mịn

- Cách làm tiêu bản: nhỏ 1 giọt chất lỏng ( thường là nước) lên lame, lấy một lượng bột khoảng bằng đầu tăm cho vào giọt nước, khuấy kỹ Đậy lamelle lên trên lame, cầm lamelle tạo với lame 1 góc khoảng 300- 450 sau đó hạ từ từ xuống để hạn

Bần

Libe 2

Gỗ 2

Cấu tạo rễ

Trang 15

chế bọt khí, dùng ngón tay di nhẹ trên lam để bột phân tán đều dùng giấy lọc thấm nước thừa nếu có Đem quan sát dưới kính hiển vi, vật kính 10x để xem tổng quát, chuyển sang vật kính 40x để xem chi tiết

Các cấu tử quan sát được: Mạch chấm đồng tiền, Tinh thể Calxi Oxalat hình khối và mạch vòng

3 PHÂN T CH SƠ BỘ THÀNH PHẦN HÓA THỰC VẬT:

3.1 Nguyên tắc: Chiết tách hỗn hợp các chất có trong nguyên liệu thực vật thành 3

phân đoạn theo độ phân cực tăng dần: kém phân cực, phân cực trung bình và phân cực mạnh bằng cách chiết nguyên liệu lần lượt với các dung môi: ether ethylic, ethanol (hay methanol) và nước Xác định các nhóm hợp chất trong từng dịch chiết bằng các phản ứng đặc trưng

Mạch chấm đồng tiền

Tinh thể Calxi Oxalat hình khối và mạch vòng

Trang 16

HCl 10% /CT Chiết lại bằng ether

Dịch chiết nước thủy

Trang 17

3.3 Xác đinh các nhóm có trong hợp chất

3.4 Xác định các chất tan trong dịch chiết ether:

Dịch ether được dùng để xác định các nhóm hợp chất sau: Chất béo, alkaloid, tinh dầu, counmarin, carotenoid, anthraquinone, triterpenoid, flavonoid

3.5 Xác định các chất tan trong dịch chiết cồn:

Dịch chiết cồn không thủy phân được dùng để xác định các nhóm hợp chất sau:

Alkaloid, tannin, counmarin, saponin, glycoside tim, các chất khử, flavonoid, acid hữu

 Dịch chiết cồn thủy phân được dùng để xác định các nhóm hợp chất sau:

Triterpenoid thủy phân, glycoside tim, counmarin, flavonoid, anthraquinone

3.6 Xác định các chất tan trong dịch chiết nước:

Dịch chiết nước không thủy phân được dùng để xác định các nhóm hợp chất sau:

Alkaloid, saponoside, glycoside tim, các chất khử, flavonoid, acid hữu cơ, tannin, polyuronic

 Dịch chiết nước thủy phân được dùng để xác định các nhóm hợp chất sau:

Triterpenoid thủy phân, anthraquinone, alycoside tim, flavonoid

Tiến hành:

Chiết dịch chiết ether: Chiết 10g bột dược liệu bằng ether dầu lắc trong bình nón trong

20 phút.Chiết cho tới khi dịch chiết ether sau khi bốc hơi không còn để lại lớp mờ trên mặt kính đồng hồ Gộp dịch chiết, lọc và cô lại đến khi còn khoảng 50ml dịch chiết ether

Chiết dịch chiết cồn: Bã dược liệu được chiết tiếp bằng cồn cao độ trong bình nón đun hồi lưu 20 – 30 phút trên bếp cách thủy, thực hiện 2 – 3 lần Gọp các dịch chiết, lọc và

cô lại đến khi còn khoảng 50ml dịch chiết cồn

Chiết dịch chiết nước: bã dược liệu sau khi chiết bằng cồn được đem chiết nóng với nước trong bình nón trên bếp cách thủy sôi Gọp các dịch chiết, để nguội, lọc để thu được khoảng 50ml dịch chiết nước

Ngày đăng: 11/01/2019, 15:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w