xây dựng tiêu chuẩn cho dược liệu chó đẻ răng cưa

35 1.2K 8
xây dựng tiêu chuẩn cho dược liệu chó đẻ răng cưa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

xây dựng tiêu chuẩn cho dược liệu chó đẻ răng cưa

Trang 1 LỜI CẢM ƠN    Em xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô bộ môn Dược Liệu – Khoa Dược Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn để giúp em hoàn thành nội dung quyển báo cáo hết môn này. Em xin trân trọng cảm ơn đến Thầy PGS.TS Trần Hùng và TS. Nguyễn Viết Kình – bộ môn Dược Liệu – Khoa Dược Trường Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt nhiều kiến thức quý báu để giúp em hiểu và làm tốt quyển báo cáo này. Em cũng chân thành các bạn trong lớp Dược K32 đã phối hợp với em để thực hiện tốt các nội dung thực nghiệm của dược liệu Chó đẻ răng cưa. Trang 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 80% dân số toàn cầu sử dụng các loại thảo dược truyền thống để bảo vệ sức khỏe. Viện Thực vật học Trung Quốc khẳng định, cùng với Trung Quốc và Lào, Việt Nam là một trong những nước có tài nguyên cây thuốc phong phú nhất với số lượng trên 3.800 loài cây làm thuốc trên tổng số hơn 10.600 lọai thực vật. Thị trường dược liệu và thuốc có nguồn gốc từ dược liệu đang phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, Việt Nam cần tận dụng tiềm năng về nguồn dược liệu to lớn này để phát triển công nghiệp chiết xuất dược liệu và đẩy mạnh nghiên cứu các chế phẩm thuốc mới từ cây thuốc. Tuy nhiên, theo thống kê của Cục Quản Lý Dược Việt Nam, thuốc từ dược liệu chỉ chiếm khoảng 30% tổng số thuốc đăng ký trong nước, hơn 90% nguyên liệu sản xuất thuốc trong nước vẫn phải nhập khẩu. Vì vậy, để phát huy tiềm năng của nguồn dược liệu đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân đòi hỏi các cơ quan chức năng cần có giải pháp hiệu quả. Một trong số đó là vấn đề xây dựng các tiêu chuẩn cho dược liệu. Đây cũng là một yêu cầu cấp bách đối với các nhà nghiên cứu dược liệu. Để có thể sử dụng dược liệu làm nguyên liệu thuốc, thuốc thì đòi hỏi người ta phải xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời xây dựng các phương pháp thử để đánh giá các tiêu chuẩn đó. Chó đẻ răng cưa, một dược liệu quý có tác dụng chữa trị rất nhiều bệnh cũng cần phải có một tiêu chuẩn chất lượng cụ thể trước khi được dùng làm thuốc. Vì thế, vấn đề “Xây dựng tiêu chuẩn cho dược liệu Chó đẻ răng cưa“ là một vấn đề cấp thiết. Quyển báo cáo này sẽ cung cấp những vấn đề có liên quan đến dược liệu Chó đẻ răng cưa như tổng quan về thực vật học, thành phần hóa học, tác dụng dược lý và đề nghị một tiêu chuẩn kiểm nghiệm. Trang 3 NỘI DUNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU: 1.1. Thực vật học: 1.1.1. Tên gọi: [1],[2],[3] Cây chó đẻ răng cưa  Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L., họ thầu dầu (Euphorbiaceae).  Tên khác: vùng cao nguyên Tây Bắc gọi là trân châu thảo (cỏ hạt châu), vùng hạ đồng bằng sông Cửu Long (Cà Mau, Kiên Giang) gọi là me đất đắng. Ngoài ra, chó đẻ răng cưa còn có các tên gọi khác như diệp hoè thái, lão nha châu, cam kiềm, rút đất, khao ham (Tày), prakphle (Campuchia)…  Theo y sư Tuệ Tĩnh trong “Đông dược thần thảo tòng thư” có tên là “chó đẻ” vì ở các vùng nông thôn, chó cái sau khi đẻ con xong thường ra vườn tìm cây diệp hạ châu nhai nuốt liên tục 2, 3 ngày, vừa để cầm máu, vừa để bảo vệ sinh mạng, một bản năng tự vệ do tạo hóa ban cho loài vật. Vì vậy, cây chó đẻ phải là thảo dược hữu ích. Còn dân ở miền Đông Nam bộ và các nhà chế biến Nam dược gọi là diệp hạ châu vì dưới kẽ lá có trái tròn, bóng láng xâu thành chuỗi cho trẻ chơi bán hàng. 1.1.2. Phân loại: Giới Plantae – Plants Phân giới Tracheobionta – Thực vật có mạch Nhóm Spermatophyta – Thực vật có hạt Ngành Magnoliophyta – Thực vật hạt kín Lớp Magnoliopsida – Hai lá mầm Bộ Malpighiales Họ Euphorbiaceae Tông Phyllantheae Phân tông Flueggeinae Chi Phyllanthus Loài Phyllanthus urinaria 1.1.3. Mô tả: [1],[2],[3] Cây thảo sống hàng năm hay sống dai, cao 20-30cm, có thể cao đến 60-70cm. Thân nhẵn thường có màu hồng đỏ. Lá mọc so le, hình bầu dục, xếp xít nhau thành 2 dãy như một lá kép hình lông chim, mặt trên xanh lục nhạt, mặt dưới xanh xám nhạt, dài 1-1,5cm, rộng 3-4mm; cuống lá rất ngắn. Trang 4  Hoa đực mọc ở kẽ lá, có cuống ngắn, đơn tính cùng gốc; hoa đực ở đầu cành có 3 lá đài, 3 nhị, chỉ nhị ngắn;hoa cái ở cuối cành, 6 lá đài, hình bầu trứng.  Quả nang hình cầu, hơi dẹt, mọc rủ xuống ở dưới lá, có khía mờ và có gai; hạt hình 3 cạnh.  Mùa hoa: tháng 4-6; mùa quả khoảng tháng 7-9. 1.1.4. Phân bố, sinh thái: [1],[3]  Phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam mọc rải rác khắp nơi, trừ vùng núi cao lạnh. Trên thế giới cũng phân bố ở một số nước nhiệt đới châu Á khác như Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào và Trung Quốc.  Chó đẻ là cây ưa ẩm và ưa sáng hoặc có thể hơi chịu bóng, thường mọc lẫn trong các bãi cỏ, ở ruộng cao, nương rẫy, vườn nhà và đôi khi ở vùng đồi. Cây con mọc từ hạt vào cuối xuân, sinh trưởng nhanh trong mùa hè và tàn lụi vào giữa mùa thu. Do khả năng ra hoa kết quả nhiều, hạt giống phát tán gần nên cây thường mọc thành đám dày đặc, đôi khi lấn át cả cỏ dại và cây trồng khác.  Ở phương Tây, chó đẻ răng cưa và một số loài thực vật cùng họ Euphorbiaceae được gọi tên là “Chanca Piedra”. Tên Chanca Piedra có xuất xứ từ thổ ngữ của 1 bộ Trang 5 lạc người da đỏ ở Peru với ý nghĩa Break Stone, tạm dịch là cây tán sỏi. (Từ Chanca có nghĩa to break làm bể hoặc bẻ gảy; từ Piedra có nghĩa stone sạn, sỏi). Chó đẻ răng cưa là 1 cây thuốc phổ biến được sử dụng từ lâu đời ở Nam Mỹ để điều trị nhiều loại bệnh khác nhau như phù thủng, bệnh gout, sốt rét, thương hàn, cảm cúm, kiết lỵ, ung nhọt, lở loét, tiểu đường. 1.1.5. Bộ phận dùng, thu hái chế biến: [1],[3]  Bộ phận dùng: toàn cây trên mặt đất.  Thu hái, sơ chế: - Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa hạ. Thường dùng tươi. Có thể dùng cây phơi hoặc sấy khô. - Khi 3/4 số cây ra hoa thì thu hoạch lứa 1. Cắt cây chừa gốc 20cm (để các cành ngủ mau phát triển). Cắt xong, tưới bón cho cây 1 lần để thu hoạch lứa 2. - Rửa sạch, thái ngắn, bó lại phơi trong râm, hong gió hoặc phơi trực tiếp ngoài nắng. Khi bẻ thân thấy cây khô ròn là được. Thu hạt, lá rụng cho vào túi khô, sạch kín để bảo quản. Lá và cành khô làm thuốc. - Thường người ta thu hái cây chó đẻ răng cưa vào mùa hè - bởi thời điểm này các hoạt chất chữa bệnh của cây đạt ở ngưỡng cao nhất. 1.1.6. Phân biệt với một số loài cùng họ Euphorbiaceae: - Trên thực tế ở nước ta có nhiều loài chó đẻ nhưng thường gặp nhất là 3 loại chó đẻ răng cưa, chó đẻ quả tròn, chó đẻ thân xanh nên cần phân biệt chó đẻ răng cưa với chó đẻ quả tròn và chó đẻ thân xanh.  Cây Chó đẻ quả tròn (Phyllanthus niruri Linn): cây thảo mọc hàng năm, nhẵn. Thân màu hồng nhạt, các cành có góc. Lá thuôn, tù cả gốc lẫn đầu. Lá kèm hình dùi trong suốt. Cụm hoa ở nách gồm 1 hoa đực và 1 hoa cái hoặc chỉ có hoa cái. Hoa đực có cuống rất ngắn, đài 5-6 hình bầu dục mũi mác, đĩa mật gồm những tuyến rất bé, nhị 3. Hoa cái cũng có cuống ngắn, đài 5-6 giống ở hoa đực nhưng rộng hơn một ít, đĩa mật hình đấu có 5 thùy sâu, các vòi nhụy rất ngắn, rời nhau chẻ đôi ở đầu, bầu hình cầu. Quả nang hình cầu. Ra hoa từ tháng 1-10. Cây mọc dại trong vườn, gặp khắp nơi trong nước ta. Kinh nghiệm nhân dân làm thuốc thông tiểu, thông sữa. Trang 6  Chó đẻ thân xanh (Phyllanthus amarus Schum. Et Thonn.): cây cao 40cm đến 80cm, thân tròn, bóng, màu xanh, phân nhánh đều, nhiều. Lá mọc so le xếp thành 2 dãy xít nhau trông như lá kép hình lông chim. Phiến lá hình bầu dục, dài từ 5mm đến 10mm, rộng 3mm đến 6mm, màu xanh sẫm ở mặt trên, màu xanh nhạt ở mặt dưới. Hoa đực và hoa cái mọc thành cụm. Hoa đực có cuốn ngắn 1mm đến 2mm, đài 5, có tuyến mật, nhị 3, chỉ nhị dính nhau. Hoa cái có cuốn dài hơn hoa đực. Quả nang, nhẵn, hình cầu, đường kính 1,8mm đến 2mm, có đài tồn tại. Chứa 6 hạt hình tam giác, đường kính 1mm, hạt có sọc dọc ở lưng. 1.2. Thành phần hóa học: [ 1],[3],[4],[6],[9],[11] 1.2.1. Các nhóm hợp chất hoá học có trong Phyllanthus urinaria L.: − Lignan: phylanthin, phytetralin, hypophylanthin, urinatetralin, dextrobuscherlin, 5-demethyoxynirathin, urinaligran − Acid: acid hexacosanoic − Alkanol: triacontanol. − Benzenoid: acid gallic − Coumarin: trimethylester dehydrochebulic acid, methylbrevifolin carboxylate, ellagic acid − Ester: montanoic acid ethyl ester − Flavonoid: quercetin, quercitrin, isoquercitrin, rutin, kaempferol − Phytallate: phyllester. − Sterol: daucosterol, β-sitosterol. Phyllanthus niruri L. Phyllanthus amarus S. Trang 7 − Tannin: geraniin − Triterpene: lupeol acetate, β –amyrin 1.2.2. Một số hoạt chất có hoạt tính sinh học cao trong cây Phyllanthus urinaria L. 1.2.2.1. Phyllanthin (C 24 H 34 O 6 ) 1.2.2.2. Hypophyllanthin (C 24 H 30 O 7 ) 1.2.2.3. Quercetin - Khối lượng phân tử: M = 418,523 đvC. - Có dạng tinh thể hình kim ngắn, không màu. - Nhiệt độ nóng chảy: 96 0 C. - λ max (EtOH) = 230; 280nm. - [α] 30 D = + 15.5 0 C. - Khối lượng phân tử: M = 430,491 đvC. - Kết tinh trong ete dầu hỏa dạng tinh thể hình kim dài, không màu. - Nhiệt độ nóng chảy: 128 0 C. - [α] 30 D = + 3.8 0 C. - Có dạng tinh thể hình kim màu vàng (EtOH) loãng. - Nhiệt độ nóng chảy: 314 0 C. - λ max (EtOH) = 258nm. Trang 8 1.2.3. Một số công thức của các chất khác 1.2.4. Một số nghiên cứu ngoài nước: [9] Hợp chất tự nhiên Tên hợp chất Alkaloids Securinine, Norsecurinine, Epibubbialine, Isobubbialine (Houghton et al., 1996) Flavonoids Catechin, Gallocatechin, Quercetin, Quercitoside và Rutin (Morton, 1981; Foo, 1993) Hydrolysabletanins Amariin, Amariinic, Amarulone, Corilagin, Glucopyranoside… (Foo and Wong, 1992; Foo, 1993, Foo, 1995) Lignan chính Phyllanthin và Hypophyllanthin (Morton, 1981; Chevallier, 2000) Phenolic Acid Gallic (Foo, 1993) Polyphenols Acid Ellagic, Phenazine và dẫn xuất Phenazine (Foo, 1993) 1.3. TÁC DỤNG – CÔNG DỤNG: [1],[3],[4],[5],[10],[12],[13],[14] 1.3.1. Tác dụng dược lý Gallocatechin Catechin Trang 9  Điều trị viêm gan: Tại Việt Nam, khá nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng điều trị viêm gan của Diệp hạ châu đã được tiến hành, chẳng hạn: nhóm nghiên cứu của Lê Võ Định Tường (Học Viện Quân Y - 1990 - 1996) đã thành công với chế phẩm Hepamarin từ Phyllanthus amarus; nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn Thượng Dong (Viện Dược Liệu) với bột Phyllanthin (2001).  Tác dụng trên hệ thống miễn dịch: - Vào năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản cũng đã khám phá tác dụng ức chế sự phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri thông qua sự kìm hãm quá trình nhân lên của virus HIV. - Năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bristol Myezs Squibb cũng đã chiết xuất từ Diệp hạ châu được một hoạt chất có tác dụng này và đặt tên là “Nuruside”.  Tác dụng giải độc: - Người Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc dùng Diệp hạ châu để trị các chứng mụn nhọt, lở loét, đinh râu, rắn cắn, giun. Nhân dân Java, Ấn Độ dùng để chữa bệnh lậu. Theo kinh nghiệm dân gian Malaysia, Diệp hạ châu có thể dùng để trị các chứng viêm da, viêm đường tiết niệu, giang mai, viêm âm đạo, - Công trình nghiên cứu tại Viện Dược liệu - Việt Nam (1987 - 2000) cho thấy khi dùng liều 10 - 50g/kg, Diệp hạ châu có tác dụng chống viêm cấp trên chuột thí nghiệm.  Điều trị các bệnh đường tiêu hóa: Cây thuốc có khả năng kích thích ăn ngon, kích thích trung tiện. Người Ấn Độ dùng để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, kiết lỵ, táo bón, thương hàn, viêm đại tràng. Nhân dân vùng Haiti, Java dùng cây thuốc này trị chứng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa,  Bệnh đường hô hấp: Người Ấn Độ sử dụng Diệp hạ châu để trị ho, viêm phế quản, hen phế quản, lao,.  Tác dụng giảm đau: Kenneth Jones và các nhà nghiên cứu Brazil đã khám phá tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của một vài loại Phyllanthus, trong đó có cây Diệp hạ châu. Tác dụng Trang 10 giảm đau của Diệp hạ châu mạnh hơn indomethacin gấp 4 lần và mạnh hơn 3 lần so với morphin. Tác dụng này được chứng minh là do sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid (beta sitosterol và stigmasterol) có trong Diệp hạ châu.  Tác dụng lợi tiểu: Y học cổ truyền một số nước đã sử dụng Diệp hạ châu làm thuốc lợi tiểu, trị phù thũng. Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil-1984) đã phát hiện một alkaloid của Diệp hạ châu (phyllan thoside) có tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi mật của cây thuốc.  Điều trị tiểu đường: Tác dụng giảm đường huyết của Diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) đã được kết luận vào năm 1995, đường huyết đã giảm một cách đáng kể trên những bệnh nhân tiểu đường khi cho uống thuốc này trong 10 ngày. 1.3.2. Một số công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây Diệp hạ châu:  Các nhà khoa học đã chứng minh dịch chiết của Phyllantus có tác dụng ức chế mạnh HBV, thông qua cơ chế ức chế enzym ADNp (DNA polymerase) của HBV, làm giảm hoạt độ HbsAg và Anti- HBs. Theo các nghiên cứu, cây diệp hạ châu chứa một số enzyme và hoạt chất có tác dụng chữa viêm gan như phyllanthine, hypophyllanthine, alkaloids và flavonoids Người ta cho rằng chó đẻ răng cưa có tác dụng ức chế mạnh HBV- DNA (virut viêm gan B trên hệ mã di truyền) và làm cho virut bị đào thải, không bám vào được ADN của người. Những bệnh nhân viêm gan do HBV sau khi sử dụng thuốc có chó đẻ răng cưa, được phục hồi enzym transaminase từ 50-97%, bilirubin toàn phần trở về bình thường.  Một nghiên cứu cho thấy, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất đi sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày). Trong thời gian nghiên cứu, không có bất kỳ sự tương tác nào giữa Diệp hạ châu với các thuốc khác. [...]... sắc ký có “vết càng cua” là khá đặc trưng cho dược liệu Chó đẻ răng cưa 2.5 Đo độ ẩm: Kết quả đo độ ẩm của dược liệu Chó đẻ răng cưa bằng cân hồng ngoại là 8.3% Trang 29 3 XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU 3.1 Tiêu chuẩn đề nghị: Căn cứ vào các nội dung đã trình bày ở trên, xin được đề nghị tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Chó Đẻ Răng Cưa như sau: Chó đẻ răng cưa Herba Phyllanthi urinariae  Bộ phận dùng... định dược liệu đó có đạt các yêu cầu của một nguyên liệu làm thuốc hay không  Chó đẻ răng cưa, một dược liệu rất thường gặp và có nhiều tác dụng chữa bệnh cần có một tiêu chuẩn cụ thể để kiểm tra chất lượng dược liệu trước khi dùng làm thuốc Qua bộ tiêu chuẩn đã xây dựng ở trên hi vọng sẽ giúp các sản phẩm thuốc từ dược liệu chó đẻ răng cưa sẽ có chất lượng cao hơn, điều trị bệnh hiệu quả hơn  Bộ tiêu. .. trong dược liệu, sử dụng dung môi ethanol 96% Vì vậy, khi xây dựng tiêu chuẩn cho dược liệu đã bổ sung thêm chỉ tiêu: - Xác định hàm lượng chất chiết được trong dịch chiết nước - Có thể định lượng phyllanthin và hypophyllanthin bằng phương pháp HPLC dựa vào các phổ chuẩn của chúng Ngoài ra, vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu trong dược liệu cũng là vấn đề đang được quan tâm nên khi xây dựng tiêu chuẩn cho dược. .. Râu Bắp 50mg  Tá dược ………………vừa đủ 1 viên CÔNG DỤNG:  - Hạ men gan, tăng cường chức năng gan, phục hồi tế bào gan  - Hỗ trợ điều trị viêm gan cấp và mãn tính 1.4 TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ 1.4.1 Các chỉ tiêu kiểm nghiệm Chó Đẻ Răng Cưa theo Dược Điển Việt Nam IV (xem chuyên luận dược liệu) Yêu cầu kiểm nghiệm dược liệu chó đẻ răng cưa được trình bày ở các chỉ tiêu sau: đặc điểm cảm... tiêu chuẩn cho dược liệu đã bổ sung thêm phần định lượng dư lượng thuốc trừ sâu trong dược liệu Đây cũng là một chỉ tiêu khá quan trọng Trang 33 KẾT LUẬN  Để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và chất lượng của thuốc thì yêu cầu các nguyên liệu làm thuốc phải đạt tiêu chuẩn nhất định, nhất là các nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc từ dược liệu Xây dựng một tiêu chuẩn cho một dược liệu là yêu cầu rất... hàng ngày sẽ khỏi  Chữa viêm gan vàng da, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt đau sưng đỏ: - Cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 12g - Sắc uống Một số chế phẩm có nguồn gốc từ dược liệu chó đẻ thân xanh có trên thị trường hiện nay  Chế phẩm EQIDO của công ty TNHH Mai Hân THÀNH PHẦN: Tính chất cây chó đẻ răng cưa 100% thiên nhiên CÔNG DỤNG:  Tăng cường sức đề kháng cơ thể  Hỗ trợ... thành phần có chó đẻ răng cưa Ngoài ra, còn dùng chữa lở loét, mụn nhọt không liền miệng: Lá chó đẻ răng cưa, lá thồm lồm ăn tai, lượng bằng nhau, đinh hương 1 nụ, giã nát, đắp vào chỗ đau  Bệnh viện Quân khu IV đã thử nghiệm lâm sàng điều trị viêm gan B mãn tính với hepaphyl có chứa bột Diệp hạ châu đắng của xí nghiệp dược phẩm Trung Ương 25 trên 54 bệnh nhân Sau 4 tháng theo dõi, kết quả cho thấy các... trăm của các chất trong dịch chiết ethanol so với dược liệu khô trong không khí 1.4.2.5 Xác định hàm lượng chất chiết được trong dịch chiết nước: không ít hơn 13% (Phụ lục 2.2.7) Tiến hành theo chỉ dẫn để xác định chất trong dịch chiết ethanol, nhưng sử dụng cloroform-nước thay vì ethanol 1.4.3 Tiêu chuẩn cơ sở của kiểm nghiệm nguyên liệu Chó Đẻ Răng Cưa của Công Ty Xuất Nhập Khẩu Y Tế Domesco: [7]... chiết được trong dược liệu, chế biến, bảo quản, tính vị, quy kinh, công năng, chủ trị, cách dùng, liều dùng, tương kỵ vẫn giữ nguyên theo tiêu chuẩn của Dược Điển Việt Nam IV Ngoài ra, còn bổ sung thêm một số chỉ tiêu như sau:  Trong phần thử tinh khiết: ngoài các chỉ tiêu về độ ẩm, tỷ lệ vụn nát, đã bổ sung thêm các chỉ tiêu: - Tạp chất - Tro toàn phần - Tro không tan trong acid Các chỉ tiêu trên là... chất lượng dược liệu, đảm bảo tính tinh khiết của dược liệu, tránh các sai số xảy ra khi định tính, định lượng các phần không phải là dược liệu  Trong phần định tính: - Trong phần sắc ký lớp mỏng, khi tiến hành thực nghiệm trên dược liệu thu hái thì nhóm thực tập chạy với hệ dung môi Cloroform - methanol (7:1 ) hơi khác với hệ dung môi DĐVN IV qui định Cloroform - methanol ( (9:1 ) Thực nghiệm cho thấy . nhiều loài chó đẻ nhưng thường gặp nhất là 3 loại chó đẻ răng cưa, chó đẻ quả tròn, chó đẻ thân xanh nên cần phân biệt chó đẻ răng cưa với chó đẻ quả tròn và chó đẻ thân xanh.  Cây Chó đẻ quả. vấn đề Xây dựng tiêu chuẩn cho dược liệu Chó đẻ răng cưa là một vấn đề cấp thiết. Quyển báo cáo này sẽ cung cấp những vấn đề có liên quan đến dược liệu Chó đẻ răng cưa như tổng quan về thực. phần Dược Danapha 1.4. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ 1.4.1. Các chỉ tiêu kiểm nghiệm Chó Đẻ Răng Cưa theo Dược Điển Việt Nam IV (xem chuyên luận dược liệu) Yêu cầu kiểm nghiệm dược liệu

Ngày đăng: 19/12/2014, 17:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 7. Domesco Medical Import - Export JSC, “Detailed information for Chamberbitter”.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan