Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – thuốc giòi pouzolzia zeylanica (l ) benn
Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một quốc gia hào hùng với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, với những danh lam thắng cảnh đẹp và hệ động thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Trải qua suốt bề dày thăng trầm của lịch sử, dựa trên điều kiện thiên nhiên sẵn có, với bộ óc sáng tạo và sự đam mê tìm tòi, các cộng đồng người Việt Nam đã phát hiện, sử dụng những cây thuốc cổ truyền và phát triển 1 phương thức chữa bệnh mang đặc trưng riêng của dân tộc mình. Tre già, măng mọc. Thế hệ nối tiếp thế hệ, truyền thống nối tiếp truyền thống càng làm rực rỡ nền y học nước nhà. Từ nhà bác học Chu Văn An với lối chữa bệnh không mê tín dị đoan, đến danh y Tuệ Tĩnh với phương châm Nam Dược Trị Nam Nhân, Thần y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với tác phẩm Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh… tất cả đã làm rạng danh nền y học dân tộc Việt Nam. Thuốc giòi là 1 vị thuốc khá quen thuộc đã được nhân dân ta sử dụng trong cuộc sống cũng như để chữa bệnh. Thuốc giòi có thể cho vào mắm để chống giòi và xuất hiện trong nhiều bài thuốc trị viêm tuyến sữa, ho, viêm phổi… Tuy nhiên, trên thế giới cũng như trong nước mới chỉ bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng dược liệu này. Qua sự tìm tòi tham khảo tài liệu, dựa trên các kết quả thực nghiệm tại Bộ môn Dược liệu, Khoa Dược – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, được sự hỗ trợ và góp ý tận tình của các thầy cô tại Bộ môn, tác giả đã tiến hành làm bài nghiên cứu “Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn, Urticaceae”, mong muốn góp phần quảng bá 1 dược liệu quý, tránh nhầm lẫn trong việc xác định loài cũng như xây dựng 1 bộ tiêu chuẩn cho Dược Liệu này. Dù đã cố gắng hết sức nhưng bài nghiên cứu này vẫn không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự phản hồi đóng góp của quý thầy cô cũng như các bạn để bài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 2 2. TỖNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Thực vật học 2.1.1. Tên gọi và phân loại - Tên gọi: Chi Pouzolzia trên thế giới có 37 loài, trong đó có 4 loài chính gặp ở vùng châu Á, trong đó có Việt Nam. + Loài Pouzolzia zeylanica (Linnaeus) Bennett, Pl. Jav. Rar. 67. 1838 : cây nhỏ hay cây bụi thấp; lá nguyên, thường mọc đối. + Loài Pouzolzia sanguinea (Blume) Merrill, J. Straits Branch Roy. Asiat. Soc. 84(Spec. No.): 233. 1921: cây bụi hay cây nhỏ; lá thay đổi, có răng – răng cưa, mặt dưới lá có lông tơ. + Loài Pouzolzia niveotomentosa W. T. Wang, Acta Bot. Yunnan. 3: 13. 1981.: cây bụi hay cây nhỏ; lá thay đổi, có răng – răng cưa, mặt dưới lá có lông tơ màu tuyết trắng, hoa đực bao hoa 4 thuỳ. + Loài Pouzolzia calophylla W. T. Wang & C. J. Chen, Acta Phytotax. Sin. 17(1): 108. 1979.: cây bụi hay cây nhỏ; lá thay đổi, có răng – răng cưa, mặt dưới lá có lông tơ màu bạc, hoa đực bao hoa 3 thuỳ. * Loài Pouzolzia zeylanica (L.) Benn Tên gọi: Thuốc giòi Tên khoa học: Pouzolzia zeylanica (L.) Benn. Tên Việt Nam: Thuốc giòi, Bọ mắm. Tên nước ngoài: Wu shui ge ( Trung Quốc), Graceful Pouzolz’s Bush, Borali bokua ( Assamese), Bula ( Malayalam), Kallurukki ( Tamil), Kalkuri ( Kannada). Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 3 - Vị trí phân loại Theo hệ thống phân loại của ITIS, cây Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn có vị trí phân loại như sau: Plantae ( Giới thực vật) Ngành Magnoliophyta ( Ngành Ngọc Lan) Lớp Magnoliopsida ( Lớp Ngọc Lan) Phân lớp Rosanae ( Phân lớp Hoa hồng) Bộ Rosales ( Bộ Hoa hồng) Họ Urticaceae ( Họ Gai) Chi Pouzolzia Loài Pouzolzia zeylanica (L.) Benn * Loài Pouzolzia zeylanica (L.) Benn thường gặp 2 thứ sau: + Pouzolzia zeylanica var. zeylanica: tên khác Parietaria zeylanica Linnaeus, Sp. Pl. 2: 1052. 1753; Pouzolzia indica (Linnaeus) Gaudichaud-BeauprÈ; P. indica var. alienata (Linnaeus) Weddell; Urtica alienata Linnaeus. + Pouzolzia zeylanica var. microphylla (Weddell) W. T.Wang in W. T. Wang & C. J. Chen, Fl. Reipubl. Popularis Sin. 23(2): 365. 1995: tên khác Pouzolzia indica subvar. microphylla Weddell in Can-dolle, Prodr. 16(1): 221. 1869; Parietaria cochinchinensis Loureiro. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 4 2.1.2. Nguồn gốc, phân bố và sinh thái - Nguồn gốc, phân bố: Cây Thuốc giòi có nguồn gốc từ vùng Ấn Độ - Malaysia, mọc hoang bên bờ suối, nơi ẩm ướt ở độ cao từ 100 – 1300 m ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Myanmar, Nepal, Papua New Guinea, Pakistan, Phillipines, Sri Lanca, Thái Lan, Việt Nam, Australia, Maldives, Polynesia... Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở nhiều nơi và cũng được trồng ở những nơi ẩm mát như gần giếng nước, quanh vườn. - Sinh thái Cây ưa ẩm mát, mùa hoa quả từ tháng 7 đến tháng 9. 2.1.3. Mô tả thực vật Cây thân thảo sống nhiều năm, có cành mềm mọc trải ra; cao 40 – 50 cm, nham nhám và có lông sát. Lá mọc so le, có khi mọc đối; có 3 lá kèm; cuống lá dài từ 0,2 – 1,8 cm, lá dài từ 1,2 – 9 cm, rộng 0,8 – 3 cm; phiến lá nhỏ, hình mác, bìa nguyên, có 3 gân gốc, có lông ở cả 2 mặt. Hoa nhỏ màu trắng, không cuống, mọc thành xim ở nách lá; hoa đực có 4 nhị với chỉ nhị cong trong nụ, hoa cái có 1 vòi nhuỵ dài, màu trắng. Quả hình trứng nhọn, màu hồng tím có lông. Mùa hoa quả từ tháng 7 đến tháng 9. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn Hình 2. Thân cây Thuốc giòi 5 Hình 3. Đoạn thân mang hoa và quả của cây Thuôc giòi Hình 4. Hình vẽ mô tả cây Thuốc giòi Hình 5. Hình vẽ mô tả Thuốc giòi ( đầy đủ các bộ phận) Bộ phận dùng: Toàn cây bỏ rễ ( Herba Pouzolziae), thu hái quanh năm. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 6 2.2. Thành phần hoá học 2.2.1. Thành phần hoá học trong lá cây Từ bột lá cây, tách ra được alkaloid, glycosid, tanin và flavonoid. Bảng 1. Phân tích thành phần hoá thực vật trong lá cây Pouzolzia zeylanica Dịch chiết Ether dầu hoả Chloroform Cồn Alkaloid + - + Gôm - - - Steroid - - - Flavonoid + + + Đường khử - - - Saponin - - - Tanin + - + Glycosid - + + Chú thích: + = Có; - = Không có 2.2.2. Thành phần hoá học chính trong cây Đã phân lập được 14 hợp chất từ cây Thuốc giòi: beta-sitosterol (1), daucosterol (2), oleanolic acid (3), epicatechin (4), alpha-amyrin (5), eugenyl-beta-rutinoside (6), 2alpha, 3alpha, 19alpha-trihydroxy urs-12-en-28-oic (7), scopolin (8), scutellarein-7-O-alpha-L-rhamnoside (9), scopoletin (10), quercetin (11), quercetin-3-O-beta-D-glucoside (12), apigenin (13), 2alpha-hydroxyursolic acid (14). Gần đây, người ta còn phân lập được chất mới là 7β-hydroxy-3-oxo-28dodecyl friedelan-28-oate. Trong đó, về mặt phân loại: Phytosterol: beta-sitosterol (1), daucosterol (2), Triterpen và dẫn chất: oleanolic acid (3) , alpha-amyrin (5), 2alpha, 3alpha, 19alpha-trihydroxy urs-12-en-28-oic (7), 2alpha-hydroxyursolic acid (14). Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 7 Flavanoid và dẫn chất: epicatechin (4), eugenyl-beta-rutinoside (6), scutellarein7-O-alpha-L-rhamnoside (9), quercetin (11), quercetin-3-O-beta-D-glucoside (12), apigenin (13). Coumarin và dẫn chất: scopolin (8), scopoletin (10). Dưới đây là công thức cấu tạo của những chất thường gặp: (2) Daucosterol (3) Oleanolic acid (9) Scutellarein-7-O-alpha-Lrhamnoside (4) Epicatechin (8) Scopolin (10) Scopoletin Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn (12) Quercetin-3-O-beta-D-glucoside (13) Apigenin (1) Beta-sitosterol (14) 2-alpha-hydroxyursolic acid (7) 2alpha, 3alpha, 19alpha-trihydroxy urs-12-en-28-oic 8 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 9 2.3. Tác dụng dược lý 2.3.1. Theo y học cổ truyền Theo Đông y, cây Thuốc giòi có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng chỉ khái, tiêu đờm, tiêu viêm. 2.3.2. Theo y học hiện đại Tác dụng kháng viêm, trị mụn 1 thành phần chiết tách được từ cây Thuốc giòi với tỷ lệ 0,00002% - 1% (kl/kl) có công dụng chống mụn. Phương pháp để sản xuất thành phần này là lấy dịch chiết của cây Thuốc giòi trong nước khử ion, lấy thành phần lắng ở nhiệt độ thấp và môi trường khô ( nhiệt độ từ - 20 oC đến - 48 oC, áp suất từ 10 K Bar đến 133 K Bar). Dịch chiết này thêm vào citronella ( 0,5% - 3% (kl/kl)), chất tẩy ( 0,3% - 1% (kl/kl)) và surfactant ( 0,5% - 3% (kl/kl)), có thể dùng như 1 công thức trị mụn hiệu quả và bảo quản được trong thời gian dài. Tác dụng trị loét da Nhằm nghiên cứu tác dụng điều trị và cơ chế của Pouzolzia zeylanica trên loét da gây ra do Staphylococcus aureus, 1 mô hình chuột bị loét da đã được thiết lập bằng cách gây thương tích và gây nhiễm khuẩn với Staphylococcus aureus. Hiệu quả điều trị được đanh giá thông qua các thông số: đường kính vết loét, yếu tố bệnh học, chỉ số tuyến ức và lách, TNF-α và Interleukin ( IL-1) trong huyết thanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy Pouzolzia zeylanica làm giảm thể tích vết loét ( P 0,05 hay P 0,01), cải thiện bệnh học, tăng chỉ số lách ( P 0,05) và làm giảm có ý nghĩa IL-1 ( P 0,05). Từ đó đưa đến kết luận dịch chiết Pouzolzia zeylanica có thể cải thiện và làm lành vết thương loét da gây ra do thương tích. Cơ chế có thể liên quan đến ức chế sự phóng thích yếu tố gây viêm và điều hoà chức năng miễn dịch. Tác dụng kháng viêm và giảm đau Nhằm nghiên cứu hiệu quả kháng viêm và giảm đau của những dịch chiết khác nhau từ Pouzolzia zeylanica var. microphylla, 1 mô hình chuột được gây phù tai bằng xylen, gây đau bởi acid acetic và vật nóng đã được sử dụng. Theo dõi hiệu Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 10 quả kháng viêm và giảm đau thông qua việc sử dụng đường uống và dùng ngoài, kèm theo là hiệu quả của các dịch chiết khác nhau. Kết quả: không có sự khác biệt rõ về hiệu quả kháng viêm và giảm đau khi dùng ngoài, trong khi dùng đường uống cho thấy hiệu quả giảm đau mạnh do làm giảm có ý nghĩa số lần chuột vặn mình và phù nề tai do xylen. Dịch chiết nuớc cho hiệu quả tốt hơn dịch chiết cồn. Cũng theo nghiên cứu này, dịch chiết choloroform và dịch chiết nước cho hiệu quả kháng viêm tốt hơn, trong khi tỷ lệ của chloroform và n-butanol cho hiệu quả giảm đau tốt hơn. Tác dụng gây độc tế bào 1 nghiên cứu đã được tiến hành nhằm kiểm tra tác dụng độc tế bào từ dịch chiết cồn của cây Pouzolzia zeylanica. Phân tích sơ bộ thành phần hoá thực vật cho thấy sự hiện diện của alkaloid, glycosid, tanin và flavonoid. Tác dụng gây độc tế bào được đánh giá thông qua tỉ lệ chết trong sinh thử nghiệm Brine Shrimp. Tỷ lệ chết của Brine shrimp được sử dụng để ước tính giá trị LC50. Dịch chiết cho thấy tác dụng gây độc tế bào với giá trị LC50 là 6,1 mcg/ml trong khi giá trị LC90 là 12,2 mcg/ml. Kết quả thực nghiệm này cho thấy Pouzolzia zeylanica có tác dụng gây độc tế bào, hứa hẹn cho việc tìm ra 1 chất kháng ung thư mới. Tác dụng kháng khuẩn 1 nghiên cứu đánh giá tác dụng kháng khuẩn của dịch chiết cồn của Pouzolzia zeylanica đã được tiến hành bằng phương pháp đục lỗ trên đĩa thạch. Kết quả dịch chiết cồn với nồng độ 1000 mg/ml cho thấy tác dụng kháng khuẩn trên cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm như Bacillus subtilis, Bacillus megaterium, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Shigella dysentariae, Salmonella typhi. Dịch chiết cồn cho thấy tác dụng kháng khuẩn rất tốt với Staphylococcus aureus and Escherichia coli. Các nghiên cứu mở rộng về hoạt tính kháng khuẩn của Pouzolzia zeylanica vẫn đang được tiếp tục tiến hành. Tác dụng chống tia phóng xạ và chống oxy hoá Thuốc giòi được chiết với những dung môi khác nhau ( aceton, ethyl acetat và ether dầu hoả), sử dụng những phương thức khác nhau ( chiết lạnh và chiết Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 11 Soxhlet). Để đánh giá tác dụng chống tia phóng xạ và tác dụng chống oxy hoá, 4 test in vitro đã được tiến hành, đó là DPPH, ABTS và thử nghiệm gốc tự do hydroxyl và thử nghiệm reducing power. Tất cả dịch chiết đều cho tác dụng kháng oxy hoá tốt hơn so với butylat hydroxytoluen. Dịch chiết ethyl acetat cho tác dụng chống oxy hoá tốt nhất và phương thức chiết lạnh và khuấy là phương thức hiệu quả hơn để thu được hoạt tính chống õy hoá. Hơn nữa, tác dụng chống oxy hoá và tổng phenol toàn phần cũng cho kết quả theo trật tự tương tự như vậy; do đó có sự tương quan giữa tác dụng chống oxy hoá và tổng phenol toàn phần. Kết quả này cũng cho thấy, dịch chiết ethyl acetat của cây Thuốc giòi có thể mở ra hướng nghiên cứu mới về hợp chất chống oxy hoá tự nhiên, có thể ứng dụng trong điều trị những bệnh gây ra bởi những tác nhân oxy hoá. Tác dụng kháng nấm Nghiên cứu đánh giá tác dụng kháng nấm của dịch chiết cồn từ cây Thuốc giòi đã được tiến hành. Để đánh giá tác dụng kháng nấm, phương pháp đĩa thạch đã được sử dụng. Tác dụng kháng nấm của dịch chiết cồn được so sánh với Griseofulvin ( 500 mcg/đĩa). Dịch chiết cồn từ cây Thuốc giòi cho thấy tác dụng kháng khuẩn rất tốt trong vùng ức chế ( 7,0 – 26) mm và Aspergilus niger là loài nấm nhạy cảm nhất với dịch chiết cồn từ cây Thuốc giòi. Dựa trên những kết quả này, những nghiên cứu sâu hơn trên in vivo cần được tiến hành. Tác dụng hạ đường huyết Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy hiệu quả gây hạ đường huyết trên chuột bị gây đái tháo đường do STZ; và có thể kiểm soát đường huyết trong khoảng mong muốn sau điểu trị. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 12 2.4. Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp thử 2.4.1 Tiêu chuẩn chất lượng Dược liệu Thuốc giòi chưa được xây dựng tiêu chuẩn và đưa vào Dược điển Việt Nam. 2.4.2 Phương pháp thử: Đề nghị phương pháp thử cho những chỉ tiêu sau đây: - Định lượng: tiến hành như sau: * Chiết dịch chiết Methanol: + Chiết nóng bằng Methanol, cô bay hơi hết dung môi Methanol + Hoà tan cắn với nước nóng tạo thành hỗn dịch, lọc qua bông loại bỏ chất nhầy. * Chiết xuất và định lượng các phân đoạn + Lấy dịch chiết nước lắc với các dung môi có độ phân cực tăng dần n-hexan, chloroform, ethyl acetat và n-butanol. Mỗi một loại dung môi được chiết nhiều lần, chiết đến khi dịch chiết không còn màu; gộp dịch chiết lại, đem cô thu hồi dung môi dưới áp suất giảm. Cắn các phân đoạn được đem sấy ở 60 oC đến khối lượng không đổi. + Cắn được cân và tính ra hàm lượng các chất trong các phân đoạn theo công thức sau: F (%) = a × 100 M (100% X %) Trong đó: F là hàm lượng chất (%). a là khối lượng cắn (g). X là độ ẩm dược liệu. M là khối lượng dược liệu đem cân (g). - Định tính: thực hiện phản ứng hoá học trên cắn hay trên dịch chiết cồn. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 13 2.5. Công dụng 2.5.1. Công dụng Dùng chữa ho lâu ngày, ho dai dẳng, ho sơ nhiễm lao, tiêu viêm, thông tiểu, thông sữa, chữa đinh nhọt, viêm mũi, viêm sưng vú, vết bầm tụ máu… 2.5.2. Liều dùng Dùng ngoài: không cân nhắc khối lượng, giã nát đắp lên vết thương hay giã với muối lấy nước rửa vết thương. Dùng uống: liều từ 10 – 20 g/ngày, sắc lấy nước uống hoặc giã nát với muối, lấy nước ngậm dần rồi nuốt. 2.5.3. Một số bài thuốc từ Thuốc giòi - Chữa đinh nhọt, viêm sưng vú, vết bầm tụ máu: Lấy một nắm cây thuốc giòi đem giã nát rồi đắp lên nơi sưng đau. - Chữa viêm mũi sưng đau: Lấy lá hay hoa cây thuốc giòi chừng 15-20 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước, dùng bông y tế thấm bôi vào mũi nơi bị viêm, ngày 3-4 lần. - Chữa ho, viêm đau họng: Cây thuốc giòi khô 10-20 g, sắc lấy nước uống hoặc lấy lá hay hoa cây thuốc giòi chừng 20-30 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước chia ra ngậm nuốt dần, ngày 1 thang trong 7 ngày liền. - Chữa viêm mũi sưng đau: Lấy lá hay hoa cây thuốc giòi chừng 15-20 g, giã nát cùng vài hạt muối, gạn lấy nước, dùng bông y tế thấm bôi vào mũi nơi bị viêm, ngày 3-4 lần. 2.5.4. Chế phẩm từ Thuốc giòi * Siro Eugica: - Mô tả: Siro thuốc được điều chế từ các loại thảo mộc thiên nhiên: Thuốc giòi, Núc nác, Viễn chí, Vỏ quýt, An tức hương, Húng chanh… - Quy cách đóng gói: Hộp 10 ống x 10 ml; Hộp 1 chai x 60 ml; Hộp 1 chai x 100 ml. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 14 - Công dụng: điều trị các trường hợp ho có đờm, ho mất tiếng, ho kinh niên; viêm đau họng, viêm khí quản, viêm phế quản, sổ mũi; làm loãng dịch nhày đường hô hấp, long đờm. - Liều dùng và cách dùng: + Trẻ sơ sinh: uống 2,5 - 5 ml (½ - 1 muỗng cà phê hoặc ¼ - ½ ống) x 3 lần/ ngày. + Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi: uống 5 - 10 ml (1 - 2 muỗng cà phê hoặc ½ - 1 ống) x 3 lần/ ngày. + Trẻ em trên 6 tuổi: uống 15 ml (1 muỗng canh hoặc 1½ ống) x 3 lần/ ngày. Hoặc theo chỉ dẫn của Thầy thuốc. - Chống chỉ định: Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc. - Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai. - Tương tác thuốc: Chưa tìm thấy tài liệu. - Tác dụng không mong muốn: Chưa có báo cáo về các tác dụng không mong muốn. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Hình 6. Siro Eugica – 1 chế phẩm có thành phần Thuốc giòi Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 15 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 3.1. Kiểm nghiệm vi học 3.1.1. Bóc tách biểu bì 3.1.1.1. Biểu bì lá - Biểu bì trên của lá: Biểu bì mặt trên của lá gồm nhiều tế bào biểu bì hình đa giác, không đều, xếp khít nhau, chứa nhiều bào thạch. Tế bào biểu bì Bào thạch Hình 7. Biểu bì trên với bào thạch Hình 8. Biểu bì trên của lá chứa bào Hình 9. Biểu bì trên của lá chứa thạch ( mặt cắt ngang) bào thạch có cuống ( mặt cắt dọc) Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 16 - Biểu bì dưới của lá: gồm nhiều tế bào vách uốn lượn xếp sát nhau, có nhiều lỗ khí, kiểu hỗn bào (có 4 tế bào bạn); có nhiều lông che chở đơn bào hình móc, chân phì đại; lông tiết chân đơn bào, đầu tròn đa bào. Hình 10. Biểu bì dưới của lá Thuốc giòi 3.1.1.2. Biểu bì thân Biểu bì thân gồm nhiều tế bào hình đa giác, không đều, xếp khít nhau, có nhiều lông che chở đơn bào có gai. Lông che chở Tế bào biểu bì Hình 11. Biểu bì thân với lông che chở đơn bào có gai Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 17 3.1.2. Vi phẫu: 3.1.2.1. Vi phẫu Thân: Vi phẫu thân có tiết diện hình tròn. Phần vỏ nhỏ hơn phần tủy. Từ ngoài vào trong có các lớp sau: Lớp biểu bì gồm các tế bào hình chữ nhật nhỏ bên ngoài phủ 1 lớp cutin mỏng. Rải rác trên lớp biểu bì có vài lông che chở đơn bào. Kế tiế p là lớp lục bì gồm 2 – 3 lớp tế bào lớn xếp xuyên tâm. Kế đến là lớp mô dày góc gồm 2 – 3 lớp tế bào sát với lớp lục bì. Dưới lớp mô dày góc là mô mềm đạo, gồm 2 - 3 lớp tế bào xếp lộn xộn. Trong mô mềm đạo có nhiều hạt tinh bột. Tiếp đến là lớp trụ bì gồm 3 - 4 lớp tế bào, một số tế bào hoá mô cứng nằm rải rác bao quanh vi phẫu, tập trung nhiều ở góc lồi của vi phẫu. Nội bì không nhìn thấy rõ. Các bó mạch từ ngoài vào trong bao gồm: libe 1- libe 2- gỗ 2- gỗ 1. Các bó libe - gỗ cấp 2 tạo thành 1 vòng liên tục bao quanh mô mềm tuỷ, gồm 5 - 6 bó libe - gỗ; phân bố không liên tục, tập trung ở các góc lồi vi phẫu. Mô mềm tuỷ có những khuyết nhỏ, tế bào tròn hay hơi đa giác. Rải rác trong mô mềm tủy có những tế bào chứa chất tiết nội sinh màu hồng. Hình 12. Vi phẫu Thân Thuốc giòi ( quan sát ở vật kính 10x) Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn Biểu bì Hạ bì Mô dày góc Mô mềm vỏ Hạt tinh bột Trụ bì hóa mô cứng Hình 13. Vi phẫu phần vỏ thân Thuốc giòi Libe 1 Libe 2 Gỗ 2 Mô mềm gỗ 2 Gỗ 1 Hình 14. Vi phẫu bó libe – gỗ và phần tuỷ thân Thuốc giòi * Sơ đồ vi phẫu thân Thuốc giòi Biểu bì Lông che chở Mô dày góc Libe 2 Mô mềm gỗ 2 Trụ bì hóa mô cứng Libe 1 Gỗ 2 Gỗ 1 18 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 19 3.1.2.2. Vi phẫu Lá: - Gân giữa: Gân giữa có tiết diện gần tròn. Mặt dưới phình lồi tạo thành 1 vòng cung lớn, mặt trên phẳng, nhỏ. Lớp biểu bì gồm những tế bào nhỏ, đều đặn, có phủ lớp cutin mỏng, rải rác có lông che chở đơn bào. Kế đến là mô dày gồm 2 – 3 lớp tế bào hình đa giác. Dưới lớp mô dày góc là mô mềm đạo gồm 4 – 5 lớp tế bào, rải rác có một số tế bào chứa chất tiết nội sinh màu hồng. Các bó mạch có cấu tạo libe - gỗ cấp 1 tạo thành 1 vòng cung liên tục với libe ở dưới và gỗ ở trên. - Phiến lá: Tế bào biểu bì trên lớn, hình đa giác, xếp sát nhau có bào thạch hình cầu, có cuống to. Tế bào biểu bì dưới nhỏ hơn, có nhiều lỗ khí kiểu hỗn bào và có nhiều lông che chở đơn bào đầu nhọn. Phiến lá có 1 lớp mô mềm giậu nằm ngay dưới lớp tế bào biểu bì trên. Phía dưới là lớp mô mềm khuyết. Hình 15.Vi phẫu tổng quát lá Thuốc giòi Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn Mạch gỗ Libe Mô mềm khuyết Mô dày góc Hình 16. Cấu tạo các bó mạch của lá Thuốc giòi * Sơ đồ vi phẫu lá Thuốc giòi: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 + Chú thích: 1. Lông che chở 6. Mô mềm đạo 2.Biểu bì 7.Mô mềm gỗ 3. Lỗ khí 8. Mạch gỗ 4. Mô giậu 9. Libe 5. Mô dày góc 10. Mô dày góc 20 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 21 3.1.2.3. Bột dược liệu Bột dược liệu có màu xanh lục sẫm, hơi xám, có mùi thơm nhẹ. Quan sát dưới kính hiển vi thấy: mảnh biểu bì, lông che chở hình móc, lông che chở có gai; mạch xoắn, mạch vạch, mạch điểm, mạch mạng; hạt tinh bột; bào thạch. Hình 17. Mảnh biểu bì Hình 18. Lông che chở hình móc Hình 19. Mạch điểm Hình 20. Mạch xoắn Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn Hình 21. Mạch mạng Hình 22. Mạch vạch Hình 23. Bào thạch Hình 24. Hạt tinh bột Hình 25. Lông che chở đơn bào có nhiều gai ngắn 22 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 23 3.2. Phân tích sơ bộ thành phần hoá thực vật 3.2.1. Quy trinh chiết các nhóm hợp chất từ Thuốc giòi - Chiết tách hỗn hợp các chất có trong nguyên liệu thực vật thành 3 phân đoạn lần lượt với các dung môi: Ether ethylic, Ethanol và Nước. - Cách chuẩn bị các dịch chiết: + Dịch chiết Ether: Chiết Dược liệu với Ether ethylic bằng phương pháp chiết Soxlet. Thu được dịch chiết Ether và còn lại bã dược liệu. + Dịch chiết cồn: Bã dược liệu sau khi chiết dịch chiết Ether sẽ được chiết tiếp với Ethanol bằng phương pháp đun sôi trên bếp cách thuỷ. Thu được dịch chiết cồn và bã dược liệu. Dịch chiết cồn thuỷ phân: dịch chiết cồn thêm HCl 10%, đun sôi trên bếp cách thuỷ, sau đó chiết lại bằng Ether. + Dịch chiết nước: Bã dược liệu sau khi chiết dịch chiết cồn sẽ được chiết tiếp với nước bằng phương pháp đun sôi trên bếp cách thuỷ. Thu được dịch chiết nước và bã dược liệu. Dịch chiết nước thuỷ phân: dịch chiết nước thêm HCl 10%, đun sôi trên bếp cách thuỷ, sau đó chiết lại bằng Ether. - Các dịch chiết Ether, dịch chiết cồn, dịch chiết cồn thuỷ phân, dịch chiết nước, dịch chiết nước thuỷ phân được sử dụng để thực hiện các phản ứng định tính sơ bộ thành phần hoá học của dược liệu Thuốc giòi. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 24 3.2.2. Bảng kết quả phân tích sơ bộ thành phần hoá thực vật dược liệu Thuốc giòi Kết quả định tính trên các dịch chiết Nhóm hợp chất Thuốc thử - Cách thực hiện Dịch chiết cồn Phản ứng dương tính Dịch chiết nước Dịch chiết Ether Không thủy phân Thủy phân Không thủy phân Thủy Kết quả định tính chung phân Chất béo Nhỏ dd lên giấy Vết trong mờ - Không Carotenoid Carr - Price Xanh chuyển sang đỏ - Không - Không - Không + Có H2SO4 Tinh dầu Triterpenoid tự do Alkaloid Xanh dương hay xanh lục ngả sang xanh dương Bốc hơi tới cắn Có mùi thơm Liebermann- Đỏ- nâu tím, lớp trên có màu Burchard xanh lục Thuốc thử chung Alkaloid Kết tủa - - - Không Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn Coumarin Phát quang trong kiềm Antraglycosid KOH 10% Flavonoid Mg/HCl đđ Thuốc thử vòng Phát quang mạnh hơn Dung dịch kiềm có màu hồng tới đỏ Dung dịch có màu hồng tới đỏ 25 + Có + Không - Có + Tím - - Không Đỏ mận - - Không HCl Đỏ + Có KOH Xanh + Có Proanthocyanidin HCl/ to Đỏ + Có Tanin Dd FeCl3 Glycosid tim lacton Thuốc thử đường 2- desoxy Anthocyanosid Dung dịch Gelatin muối Xanh rêu hay xanh đen (polyphenol) Tủa bông trắng ( Tannin) - - Không - - Không Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn Triterpenoid thủy Liebermann- Đỏ- nâu tím, lớp trên có màu phân Burchard xanh lục Saponin TT Liebermann Có vòng tím nâu Lắc mạnh dd. nước 26 Không - - Không - - Không Acid hữu cơ Na2 CO3 Sủi bọt + Có Chất khử TT Fehling Tủa đỏ gạch +++ Có Hợp chất polyuronid Pha loãng với cồn 90% Tủa bông trắng- vàng nâu + * Chú thich: (-) : Không có (++): Có (±) : Nghi ngờ (+++) : Có nhiều : Có thể có phản ứng nhưng không thực hiện (+) : Có ít (++++) : Có rất nhiều : Không có mặt nhóm hợp chất trong dịch chiết Có Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 27 * Ghi chú kết quả định tính: Dược liệu Thuốc giòi có thể có : + Triterpenoid tự do ( phản ứng định tính rất rõ, hàm lượng nhiều): ++++ + Proanthocyanidin và hợp chất polyuronid ( phản ứng định tính khá rõ, hàm lượng nhiều) : ++ + Chất khử ( phản ứng với thuốc thử Fehling cho nhiều tủa gạch): +++ + Coumarin, Anthocyanosid và Acid hữu cơ ( phản ứng dương tính nhưng không rõ ràng, lượng ít): + * Nhận xét: - Kết quả phân tích sơ bộ thành phần hoá thực vật chỉ cho biết có thể có mặt các nhóm hợp chất trong dược liệu. Muốn kết luận sự có mặt của các nhóm hợp chất trên cần phải định tính xác định chúng bằng các quy trình chiết chuyên biệt hơn và phản ứng phân biệt đặc hiệu cho mỗi nhóm chất. - Kết quả trên chỉ mang tính tương đối, các phản ứng định tính chung cho mỗi hợp chất không đảm bảo phát hiện hoàn toàn các hợp chất đó vì kết quả phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: + Yếu tố khách quan như hàm lượng hoạt chất trong mẫu thử, độ nhạy của thuốc thử, điều kiện tiến hành thử nghiệm cả về thời gian và không gian không được kiểm soát chặt chẽ. + Yếu tố chủ quan như kỹ thuật chiết tách của người làm định tính. + Ngoài ra thuốc thử có thể cho phản ứng dương tính giả. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 28 4. TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU Toàn bộ phần trên mặt đất đã phơi hay sấy khô của cây Thuốc giòi ( Pouzolzia zeylanica (L.) Benn), họ Gai ( Urticaceae). Mô tả Cây thảo sống nhiều năm, có cành mềm mọc trải ra, cao 40- 50 cm, nham nhám và có lông sát. Lá mọc so le, có khi mọc đối; dài 5 – 6 cm, rộng 2,5 – 3 cm; có lá kèm. Phiến lá nhỏ, hình mác, có 3 gân gốc, có lông cả 2 mặt. Hoa nhỏ màu trắng, không cuống, mọc thành xim ở nách lá; hoa đực có 4 nhị với chỉ nhị cong trong nụ, hoa cái có 1 vòi nhụy dài. Quả hình trứng nhọn, màu hồng tím có lông. Vi phẫu Lá: Biểu bì trên có bào thạch hình cầu, có cuống to. Biểu bì dưới có lỗ khí kiểu hỗn bào. Có nhiều lông che chở đơn bào ở cả biểu bì trên và biểu bì dưới. Ở phần gân giữa ở cả mặt trên và mặt dưới đều có 3 – 4 lớp tế bào mô dày góc; có 12 – 15 bó libe – gỗ xếp kiểu vòng cung, libe ở dưới, gỗ ở trên. Phần phiến lá, dưới lớp biểu bì trên có 1 hàng mô mềm giậu chiếm khoảng 1/3 bề dày phiến lá. Thân: biểu bì có phủ lớp cutin mỏng; có lông che chở đơn bào có gai. Dưới lớp biểu bì là 2 – 3 lớp tế bào lục bì; vòng mô dày góc gồm 2 – 3 lớp tế bào. Bên trong là mô mềm đạo có nhiều hạt tinh bột; trụ bì có một số tế bào hoá mô cứng, uốn lượn úp trên libe 1. Trụ giữa gồm nhiều bó libe – gỗ xếp rời nhau, tập trung ở các góc lồi của thân. Trong là mô mềm tuỷ có nhiều khuyết nhỏ, rải rác có những tế bào chứa chất tiết nội sinh màu hồng. Bột Màu lục sẫm hay hơi xám; lông che chở hình móc, mặt ngoài có những gai nhọn. Mảnh biểu bì gồm các tế bào thành ngoằn ngoèo có lỗ khí kiểu hỗn bào. Mảnh mạch xoắn, mạch vạch, mạch điểm, mạch mạng. Hạt tinh bột hình chuông. Bào thạch. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 29 Định tính Lấy 1g bột Thuốc giòi đun sôi với 10 ml cồn 95% trong 5 phút, lọc. Lấy 0,5 ml dịch lọc thêm 5ml dung dịch NaOH 0,1 N, dung dịch tăng màu vàng. Lấy 0,5 ml dịch lọc, pha loãng với 5 ml cồn Ethylic, thêm 2 giọt FeCl 3 1%, dung dịch có màu lục. Lấy 0,5 ml dịch lọc, pha loãng với 5 ml cồn Ethylic, thêm 5 giọt HCl đậm đặc và 1 ít bột Magnesi, sau vài phút sẽ xuất hiện màu hồng đến đỏ. Độ ẩm Không quá 13% ( Phụ lục 9.6). Tro toàn phần Không quá 20% ( Phụ lục 9.8). Tỷ lệ vụn nát Qua rây có kích thước mắt rây 0,3150 mm không quá 8% ( Phụ lục 12.12). Định lượng Tiến hành như sau: Chiết dịch chiết Methanol: chiết nóng bằng Methanol, cô bay hơi hết dung môi Methanol; sau đó hoà tan cắn với nước nóng tạo thành hỗn dịch, lọc qua bông loại bỏ chất nhầy. Lấy dịch chiết nước lắc với các dung môi có độ phân cực tăng dần n-hexan, chloroform, ethyl acetat và n-butanol. Mỗi một loại dung môi được chiết nhiều lần, chiết đến khi dịch chiết không còn màu; gộp dịch chiết lại, đem cô thu hồi dung môi dưới áp suất giảm. Cắn các phân đoạn được đem sấy ở 60 oC đến khối lượng không đổi. Cắn được cân và tính ra hàm lượng các chất trong các phân đoạn theo công thức sau: F (%) = a × 100 M (100% X %) Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 30 Trong đó: F là hàm lượng chất (%). a là khối lượng cắn (g). X là độ ẩm dược liệu. M là khối lượng dược liệu đem cân (g). Chế biến Thu hoạch cây, bỏ gốc, rễ; rửa sạch, phơi khô. Bảo quản Để nơi khô, tránh ẩm mốc. Tính vị, quy kinh Vị ngọt nhạt, tính lương. Công năng, chủ trị Chỉ khái, tiêu đờm, dùng chữa ho lâu ngày, ho dai dẳng, ho sơ nhiễm lao; tiêu viêm, thông tiểu, thông sữa, chữa đinh nhọt; viêm mũi, viêm sưng vú, vết bầm tụ máu. Cách dùng, liều lượng Ngày dùng 10 – 20 g, giã nát cùng muối, gạn lấy nước, thoa hay đắp lên vết thương, nơi sưng viêm; thuốc sắc hay xay nhỏ lấy nước uống. Kiêng kỵ Phụ nữ mang thai không nên dùng. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 31 5. KẾT LUẬN Từ kết quả thực nghiệm thu được trong quá trình thực tập kết hợp với tài liệu tham khảo. Bộ tiêu chuẩn mới về Thuốc giòi gồm các tiêu chuẩn sau: 1) Mô tả 2) Vi phẫu 3) Soi bột 4) Định tính 5) Độ ẩm 6) Tro toàn phần 7) Định lượng 8) Chế biến 9) Bảo quản 10)Tính vị, quy kinh 11) Công năng, chủ trị 12) Cách dùng, liều lượng 13) Kiêng kỵ Dược liệu Thuốc giòi chưa được xây dựng tiêu chuẩn trong Dược điển Việt Nam IV, nên trên đây là tóm tắt những mục tiêu chuẩn đề nghị. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng bài nghiên cứu “ Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn” sẽ không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài nghiên cứu này hoàn chỉnh hơn. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 32 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y Học, Hà Nội, tr. 98 - 99 . 2. Viện Dược liệu (2003), Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam, tập 1, NXB Khoa học và kỹ thuật, tr. 219 - 220. 3. Bộ môn Dược liệu – ĐHYD Tp.HCM (2012), Giáo trình phương phâp nghiên cứu dược liệu, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 3 – 5, 26 – 28, 127, 133 – 134. 4. Bộ môn Dược liệu – ĐHYD Tp. Hồ Chí Minh (2009), Giáo trình nhận thức dược liệu, tr. 179. 5. Bộ Y Tế (2011), Dược liệu học, tập 1, tr. 357 – 359, 366, 368, 375 – 376 , 434, 443 – 445. 6. Trần Mỹ Tiên, Nguyễn Thị Thu Hương, Dương Thị Mộng Ngọc, Trần Công Luận, Lã Văn Kính (2010) – “ Nghiên cứu một số tác dụng dược lý thực nghiệm của cây Bọ mắm và Dây cóc”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, số 2. TIẾNG NƯỚC NGOÀI 1. Flora of China (2003), Vol. 5, pp. 175 – 177. 2. Peiyuan Li, Lini Huo, Wei Su et al (2011) – “Free radical-scavenging capacity, antioxidant activity and phenolic content of Pouzolzia zeylanica”, J. Serb Chem. Soc. 76 (5), pp. 709–717. 3. Cen Huan ( Huan Cen ); Ping Huizhen ; Peng Xiaohong ; YAN Fu-Man (2010) – “Effects of Pouzolzia zeylanica on Blood Sugar in Diabetes Mellitus Mice”, Juanqi, Volume 3 of 31. 4. Fu M, Niu YY, Yu J, Kong QT (2012) – “Study on the chemical constituents in Pouzolzia zeylanica”, Zhong Yao Cai. 2012 Nov; 35(11), pp. 1778-81. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 33 5. Dibyajyoti Saha (Author), Swati Pau (2012) – Studies On Pouzolzia zeylanica (L.) BENN. (Family: Urticaceae): Pharmacognostical, Phytochemical, Biological Studies. 6. Swati Paul*, Dibyajyoti Saha (2012) – “Pharmacognostic Studies of Aerial Part of Pouzolzia zeylanica (L.)”, Asian J. Pharm. Tech. 2012; Vol. 2: Issue 4, pp. 141-142. 7. Dibyajyoti Saha*, Swati Paul and Srikanta Chowdhury (2012) – “Antibacterial activity of Ethanol extract of Pouzolzia zeylanica (L.) Benn”, International Journal of Pharmaceutical Innovations, Volume 2, Issue 1. 8. Dibyajyoti Saha* and Swati Paul (2012) – “Antifungal Activity of Ethanol Extract of Pouzolzia zeylanica (L.) Benn”, International Journal of Pharmacy Teaching & Practices 2012, Vol.2, Issue 2, pp. 272-274. 9. Swati Paul & Dibyajyoti Saha (2012) – “In Vitro Screening of Cytotoxic Activities of Ethanolic Extract of Pouzolzia zeylanica (L.) Benn”, International Journal of Pharmacy Teaching & Practices, Vol.2, Issue 1. 10. A-Shiou Hung-Chen, Pingtung County (TW); Shang-Chia Liu, Taipei City (TW) (2012) – “Ingredient extracted from Pouzolzia zeylanica (L.) Benn and its anti-acne formula”, United States Patent Application Publication, Pub. No.: US 2012/0183631 A1, Hung-Chen et al. Pub. Date: Jul. 19, 2012. 11. Kapil Kumar, V. Fateh, Bipin Verma, S. Pandey (2014) – “Some Herbal Drugs Used For Treatment of Diabetes”, Journal of Pharmacy Research 2014, 8(6), pp. 714-717. 12. Indrajit Sil Sarma, Biswanath Dinda (2013) – “A new Friedelane Triterpene ester from Pouzolzia indica”, Indian Journal of Chemistry, Vol. 52B. pp. 1527 – 1530. Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 34 TRANG WEB 1. http://www.efloras.org/florataxon.aspx?flora_id=2&taxon_id=233500994 (ngày truy cập 03/12/2014). 2. http://www.rxvietnamstore.com/products/Eugica-Syrup-100ml%28Pouzolzia-Zeylanica-Oroxylum%29.html ( ngày truy cập 02/12/2014). 3. http://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?search_topic=TSN&searc h_value=504593 ( ngày truy cập 01/12/2014). 4. http://yhocthuongthuc-nguyentienquang.blogspot.com/2014/07/cay-thuocdoi-chua-sung-vu-pouzolzia.html ( ngày truy cập 02/12/2014). 5. http://duoclieu.hup.edu.vn/?p=1214 ( ngày truy cập 03/12/2014). 6. http://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/caybomam.htm ( ngày truy cập 03/12/2014). 7. http://nongnghiep.vn/cay-thuoc-doi-chua-sung-vu-post127378.html ( ngày truy cập 03/12/2014). 8. http://www.stuartxchange.org/Tuia.html ( ngày truy cập 05/12/2014). 9. http://www.dhgpharma.com.vn/dhg/ho-hap/eugica-syrup-detail.html ( 06/12/2014). 10. http://caythuocquy.info.vn/Cay-bo-m%E1%BA%AFm-khang-sinh-quytrong-cac-b%E1%BB%87nh-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-hoh%E1%BA%A5p-278.html ( ngày 06/12/2014). ngày Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn MỤC LỤC 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................1 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................2 2.1. Thực vật học ...................................................................................................2 2.1.1. Tên gọi và phân loại ...................................................................................2 2.1.2. Nguồn gốc, phân bố và sinh thái ..............................................................4 2.1.3. Mô tả thực vật .............................................................................................4 2.2. Thành phần hoá học.......................................................................................6 2.3. Tác dụng dược lý ...........................................................................................9 2.3.1. Theo y học cổ truyền..................................................................................9 2.3.2. Theo y học hiện đại ....................................................................................9 2.4. Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp thử ............................................ 12 2.4.1. Tiêu chuẩn chất lượng............................................................................. 12 2.4.2. Phương pháp thử...................................................................................... 12 2.5. Công dụng.................................................................................................... 13 2.5.1. Công dụng ................................................................................................ 13 2.5.2. Liều dùng .................................................................................................. 13 2.5.3. Một số bài thuốc từ Thuốc giòi.............................................................. 13 2.5.4. Chế phẩm từ Thuốc giòi ......................................................................... 13 3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM........................................................................ 15 3.1. Kiểm nghiệm vi học ................................................................................... 15 3.1.1. Bóc tách biểu bì ....................................................................................... 15 3.1.1.1. Biểu bì lá ............................................................................................... 15 35 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L.) Benn 3.1.1.2. Biểu bì thân ........................................................................................... 16 3.1.2. Vi phẫu...................................................................................................... 17 3.1.2.1. Vi phẫu Thân ........................................................................................ 17 3.1.2.2. Vi phẫu Lá ............................................................................................. 19 3.1.2.3. Bột dược liệu......................................................................................... 21 3.2. Phân tích sơ bộ thành phần hoá thực vật ................................................. 23 3.2.1. Quy trình chiết tác h các nhóm hợp chất từ Thuốc giòi....................... 23 3.2.2. Bảng kết quả phân tích sơ bộ thành phần hoá thực vật ...................... 24 4. TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU ....................................................................... 28 5. KẾT LUẬN .................................................................................................... 31 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 32 36 [...]... Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L. ) Benn sẽ không tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài nghiên cứu này hoàn chỉnh hơn Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L. ) Benn 32 6 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1 Võ Văn Chi (199 9), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y Học, Hà Nội, tr 98 - 99 2 Viện Dược liệu (200 3), ... hợp với tài liệu tham khảo Bộ tiêu chuẩn mới về Thuốc giòi gồm các tiêu chuẩn sau: 1) Mô tả 2) Vi phẫu 3) Soi bột 4) Định tính 5) Độ ẩm 6) Tro toàn phần 7) Định lượng 8) Chế biến 9) Bảo quản 10)Tính vị, quy kinh 1 1) Công năng, chủ trị 1 2) Cách dùng, liều lượng 1 3) Kiêng kỵ Dược liệu Thuốc giòi chưa được xây dựng tiêu chuẩn trong Dược điển Việt Nam IV, nên trên đây là tóm tắt những mục tiêu chuẩn đề nghị... quát lá Thuốc giòi Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L. ) Benn Mạch gỗ Libe Mô mềm khuyết Mô dày góc Hình 16 Cấu tạo các bó mạch của lá Thuốc giòi * Sơ đồ vi phẫu lá Thuốc giòi: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 + Chú thích: 1 Lông che chở 6 Mô mềm đạo 2.Biểu bì 7.Mô mềm gỗ 3 Lỗ khí 8 Mạch gỗ 4 Mô giậu 9 Libe 5 Mô dày góc 10 Mô dày góc 20 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia. .. (201 0) – “Effects of Pouzolzia zeylanica on Blood Sugar in Diabetes Mellitus Mice”, Juanqi, Volume 3 of 31 4 Fu M, Niu YY, Yu J, Kong QT (201 2) – “Study on the chemical constituents in Pouzolzia zeylanica , Zhong Yao Cai 2012 Nov; 35(1 1), pp 1778-81 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L. ) Benn 33 5 Dibyajyoti Saha (Author), Swati Pau (201 2) – Studies On Pouzolzia zeylanica (L. ). .. kiểm soát đường huyết trong khoảng mong muốn sau điểu trị Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L. ) Benn 12 2.4 Tiêu chuẩn chất lượng và phương pháp thử 2.4.1 Tiêu chuẩn chất lượng Dược liệu Thuốc giòi chưa được xây dựng tiêu chuẩn và đưa vào Dược điển Việt Nam 2.4.2 Phương pháp thử: Đề nghị phương pháp thử cho những chỉ tiêu sau đây: - Định lượng: tiến hành như sau: * Chiết... thich: ( -) : Không có (+ +): Có ( ) : Nghi ngờ (++ +) : Có nhiều : Có thể có phản ứng nhưng không thực hiện ( +) : Có ít (+++ +) : Có rất nhiều : Không có mặt nhóm hợp chất trong dịch chiết Có Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L. ) Benn 27 * Ghi chú kết quả định tính: Dược liệu Thuốc giòi có thể có : + Triterpenoid tự do ( phản ứng định tính rất rõ, hàm lượng nhiều): ++++ +... thức sau: F ( %) = a × 100 M (100% X %) Trong đó: F là hàm lượng chất ( %) a là khối lượng cắn (g) X là độ ẩm dược liệu M là khối lượng dược liệu đem cân (g) - Định tính: thực hiện phản ứng hoá học trên cắn hay trên dịch chiết cồn Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L. ) Benn 13 2.5 Công dụng 2.5.1 Công dụng Dùng chữa ho lâu ngày, ho dai dẳng, ho sơ nhiễm lao, tiêu viêm,... sinh màu hồng Hình 12 Vi phẫu Thân Thuốc giòi ( quan sát ở vật kính 10x) Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L. ) Benn Biểu bì Hạ bì Mô dày góc Mô mềm vỏ Hạt tinh bột Trụ bì hóa mô cứng Hình 13 Vi phẫu phần vỏ thân Thuốc giòi Libe 1 Libe 2 Gỗ 2 Mô mềm gỗ 2 Gỗ 1 Hình 14 Vi phẫu bó libe – gỗ và phần tuỷ thân Thuốc giòi * Sơ đồ vi phẫu thân Thuốc giòi Biểu bì Lông che chở Mô dày... sau: F ( %) = a × 100 M (100% X %) Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L. ) Benn 30 Trong đó: F là hàm lượng chất ( %) a là khối lượng cắn (g) X là độ ẩm dược liệu M là khối lượng dược liệu đem cân (g) Chế biến Thu hoạch cây, bỏ gốc, rễ; rửa sạch, phơi khô Bảo quản Để nơi khô, tránh ẩm mốc Tính vị, quy kinh Vị ngọt nhạt, tính lương Công năng, chủ trị Chỉ khái, tiêu đờm,... thuỷ phân được sử dụng để thực hiện các phản ứng định tính sơ bộ thành phần hoá học của dược liệu Thuốc giòi Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L. ) Benn 24 3.2.2 Bảng kết quả phân tích sơ bộ thành phần hoá thực vật dược liệu Thuốc giòi Kết quả định tính trên các dịch chiết Nhóm hợp chất Thuốc thử - Cách thực hiện Dịch chiết cồn Phản ứng dương tính Dịch chiết nước Dịch chiết ... trị Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L. ) Benn 12 2.4 Tiêu chuẩn chất lượng phương pháp thử 2.4.1 Tiêu chuẩn chất lượng Dược liệu Thuốc giòi chưa xây dựng tiêu chuẩn. .. tính giả Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L. ) Benn 28 TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU Toàn phần mặt đất phơi hay sấy khô Thuốc giòi ( Pouzolzia zeylanica (L. ) Benn) , họ Gai... Nov; 35(1 1), pp 1778-81 Xây dựng tiêu chuẩn dược liệu – Thuốc giòi Pouzolzia zeylanica (L. ) Benn 33 Dibyajyoti Saha (Author), Swati Pau (201 2) – Studies On Pouzolzia zeylanica (L. ) BENN (Family: