XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN DƯỢC LIỆU 1 Tiêu chuẩn đề nghị:

Một phần của tài liệu xây dựng tiêu chuẩn cho dược liệu chó đẻ răng cưa (Trang 29 - 34)

3.1. Tiêu chuẩn đề nghị:

Căn cứ vào các nội dung đã trình bày ở trên, xin được đề nghị tiêu chuẩn kiểm nghiệm dược liệu Chó Đẻ Răng Cưa như sau:

Chó đẻ răng cưa

Herba Phyllanthi urinariae

Bộ phận dùng

Toàn cây tươi hoặc đã phơi sấy khô của cây Chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria

L.), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae).  Mô tả

Cây cao khoảng 30 cm, thân gần như nhẵn, mang nhiều cành nhỏ màu hơi tía. Lá mọc so le xếp thành hai dãy xít nhau trông như lá kép lông chim. Phiến lá thuôn bầu dục hay trái xoan ngược, dài 5-15 mm, đầu nhọn hay hơi tù, màu xanh sẫm ở mặt trên, xanh nhạt ở mặt dưới, không cuống hay có cuống rất ngắn. Hoa màu trắng mọc ở dưới lá, đơn tính, hoa đực hoa cái cùng gốc, hoa đực ở đầu cành, hoa cái ở dưới. Hoa không có cuống hoặc có cuống rất ngắn. Quả nang hình cầu, đường kính có thể tới 2 mm, sần sùi, nằm sát dưới lá. Quả có sáu hạt. Hạt hình tam giác màu nâu nhạt, lưng hạt có vân ngang.

Vi phẫu

Thân: Vi phẫu có thiết diện tròn, có 2 - 3 góc lồi không đều nhau. Biểu bì gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, dẹt, nằm ngang không đều nhau; mô mềm vỏ gồm những tế bào hình tròn hay hình bầu dục xếp ngang, không đều, xếp chừa những khe nhỏ, có chứa ít tinh bột. Một vài tinh thể calci oxalat hình khối trong mô mềm tuỷ.

Gân lá: Gân giữa mặt dưới lồi nhiều, mặt trên hơi lồi. Không có mô mềm giậu như

P. amarus. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai rất nhiều, tập trung ở vùng mô mềm ngay dưới sợi.

Phiến lá: Biểu bì trên là những tế bào hình chữ nhật dẹt. Lỗ khí kiểu song bào. Lông che chở đa bào (2 tế bào), ngắn, vách dày ở sát mép lá, không có lông che chở.  Bột

bào thành mỏng hình chữ nhật. Lông che chở đơn bào hoặc đa bào. Mảnh mô mềm gồm những tế bào đa giác thành mỏng. Một vài đám tế bào mô mềm đang phân hoá thành mô dày (thành hơi dày lên ở góc). Bó sợi dài. Mảnh mạch chấm và mạch xoắn. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai.

Định tính: như phần 1.4.1.1 ở trên nhưng đề nghị hệ dung môi khai triển sắc ký

lớp mỏng là Cloroform - methanol (7:1 ).  Độ ẩm: không quá 12% (phần 1.4.1.2 ở trên)

Tỷ lệ vụn nát:

Qua rây có kích thước mắt rây 3,150 mm: Không quá 8% (phần 1.4.1.3 ở trên).  Tạp chất: Không được quá 2% (phần 1.4.2.1 ở trên).

Tro toàn phần: Không được quá 15% (phần 1.4.3.2 ở trên).

Tro không tan trong acid: Không được quá 7% (phần 1.4.2.3 ở trên). Định lượng

Hàm lượng chất chiết được trong dịch chiết cồn

Không được ít hơn 7% (phần 1.4.1.4 ở trên).

Hàm lượng chất chiết được trong dịch chiết nước

Không được ít hơn 13% (phần 1.4.2.5 ở trên).

Định lượng dư lượng thuốc trừ sâu: (phần 1.4.3.4 ở trên).

Chế biến

Thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hè-thu, đem về rửa sạch dùng tươi. Có thể cắt từng đoạn phơi khô; hoặc rửa sạch cả cây, phơi gần khô rồi bó lại, phơi âm can tiếp đến khô, khi dùng loại bỏ tạp chất, rửa qua nước, cắt đoạn 5 - 6 cm phơi khô. Có thể lấy là ép lại thành bánh.

Bảo quản

Để nơi khô, tránh ẩm, mốc, mọt.  Tính vị, qui kinh

Cam, khổ, lương.Vào các kinh can, phế.  Công năng, chủ trị

Tiêu độc, hoạt huyết, lợi mật, thanh can sáng mắt, lợi thuỷ. Dùng khi viêm gan hoàng đản, viêm họng, mụn nhọt, viêm da thần kinh, chàm, viêm thận, phù thũng,

sỏi tiết niệu, viêm ruột, tiêu chảy.  Cách dùng, liều lượng

Ngày dùng 8 – 20 g dược liệu khô, dạng thuốc sắc.  Kiêng kỵ

Phụ nữ có thai không dùng.

3.2. Giải thích tiêu chuẩn

- Phần mô tả thực vật, vi phẫu, bột dược liệu, định tính, độ ẩm, tỷ lệ vụn nát, hàm lượng chất chiết được trong dược liệu, chế biến, bảo quản, tính vị, quy kinh, công năng, chủ trị, cách dùng, liều dùng, tương kỵ vẫn giữ nguyên theo tiêu chuẩn của Dược Điển Việt Nam IV.

Ngoài ra, còn bổ sung thêm một số chỉ tiêu như sau:

Trong phần thử tinh khiết: ngoài các chỉ tiêu về độ ẩm, tỷ lệ vụn nát, đã bổ

sung thêm các chỉ tiêu: - Tạp chất.

- Tro toàn phần.

- Tro không tan trong acid.

Các chỉ tiêu trên là cần thiết phải được bổ sung để đảm bảo chất lượng dược liệu, đảm bảo tính tinh khiết của dược liệu, tránh các sai số xảy ra khi định tính, định lượng các phần không phải là dược liệu.

Trong phần định tính:

- Trong phần sắc ký lớp mỏng, khi tiến hành thực nghiệm trên dược liệu thu hái thì nhóm thực tập chạy với hệ dung môi Cloroform - methanol (7:1 ) hơi khác với hệ dung môi DĐVN IV qui định Cloroform - methanol ( (9:1 ). Thực nghiệm cho thấy kết quả sắc ký lớp mỏng hệ dung môi Cloroform - methanol (7:1 ) tách tốt hơn nên đề nghị tiêu chuẩn phần định tính sắc ký lớp mỏng chạy với hệ dung môi Cloroform - methanol (7:1 ).

- Ngoài các phương pháp định tính bằng các phản ứng hóa học, định tính bằng sắc ký lớp mỏng, đã bổ sung thêm các phổ hồng ngoại biến đổi (phổ FT-IR) của phyllanthin và hypophyllanthin để tăng tính đặc hiệu của các phản ứng định tính.  Trong phần định lượng

Dược điển Việt Nam có chỉ tiêu xác định hàm lượng chất chiết được trong dược liệu, sử dụng dung môi ethanol 96%. Vì vậy, khi xây dựng tiêu chuẩn cho dược liệu đã bổ sung thêm chỉ tiêu:

- Xác định hàm lượng chất chiết được trong dịch chiết nước

- Có thể định lượng phyllanthin và hypophyllanthin bằng phương pháp HPLC dựa vào các phổ chuẩn của chúng.

Ngoài ra, vấn đề dư lượng thuốc trừ sâu trong dược liệu cũng là vấn đề đang được quan tâm nên khi xây dựng tiêu chuẩn cho dược liệu đã bổ sung thêm phần định lượng dư lượng thuốc trừ sâu trong dược liệu. Đây cũng là một chỉ tiêu khá quan trọng.

KẾT LUẬN

 Để đảm bảo tính an toàn, hiệu quả và chất lượng của thuốc thì yêu cầu các nguyên liệu làm thuốc phải đạt tiêu chuẩn nhất định, nhất là các nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc từ dược liệu. Xây dựng một tiêu chuẩn cho một dược liệu là yêu cầu rất quan trọng, giúp xác định dược liệu đó có đạt các yêu cầu của một nguyên liệu làm thuốc hay không.

 Chó đẻ răng cưa, một dược liệu rất thường gặp và có nhiều tác dụng chữa bệnh cần có một tiêu chuẩn cụ thể để kiểm tra chất lượng dược liệu trước khi dùng làm thuốc. Qua bộ tiêu chuẩn đã xây dựng ở trên hi vọng sẽ giúp các sản phẩm thuốc từ dược liệu chó đẻ răng cưa sẽ có chất lượng cao hơn, điều trị bệnh hiệu quả hơn.  Bộ tiêu chuẩn trên được xây dựng khá đầy đủ ứng với nhiều nguồn tài liệu tham khảo khác nhau. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện kỹ thuật ở mỗi nơi mà các giá trị thử nghiệm, các phương pháp định tính, định lượng,… sẽ luôn được cập nhật, sửa đổi để phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢOTài liệu tiếng Việt Tài liệu tiếng Việt

1. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (2004), trang 438-441, NXB Khoa học và kỹ thuật.

2. Võ Văn Chi (2003), Từ điển thực vật thông dụng, tập 2, trang 1943, NXB Khoa học và kỹ thuật.

3. Đỗ Tất Lợi (2009), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y Học.

4. Ngô Đức Trọng (2008), Nghiên cứu hóa học và nhận dạng một số nhóm chất co trong cây chó đẻ răng cưa Phyllanthus urinaria L., Euphorbiaceae, Thái Nguyên.

Tài liệu tiếng Anh

5. Bo Shen, Jun Yu, Shiyan Wang, Chu Eagle S. H., Wong V.W.S., Xin Zhou, Ge Lin, Sung Joseph, Chan Henry (2008), “Phyllanthus Urinaria Ameliorates the Severity of Nutritional Steatohepatitis Both In Vitro and In Vivo”,

HEPATOLOGY, pp. 473-483

6. Chia-Chuan Chang, Yu-Chin Lien, Karin C. S. Chen Liu and Shoei-Sheng Lee (2003), “Ligans from Phyllanthus urinaria”.

7.Domesco Medical Import - Export JSC, “Detailed information for Chamberbitter”.

8. Government of India – Ministry of Health and Family Welfare Deparment of Ayush, The Ayurvedic Pharmacopoeia of India, Part I, Volume I.

9. João B. Calixto, Adair R. S. Santos, Valdir Cechinel Filho, Rosendo A. Yunes (1998), A Review of the Plants of the GenusPhyllanthus: Their

Chemistry, Pharmacology,and Therapeutic Potential.

10. Shin MS, Kang EH, Lee YI, “A Flavonoid from Medicinal Plants Blocks Hepatitis B Virus-e Antigen Secretion in HBV-infected Hepatocytes”.

Một phần của tài liệu xây dựng tiêu chuẩn cho dược liệu chó đẻ răng cưa (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w