1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ 34 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU MỞ

24 657 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 3 MB

Nội dung

Vậy làm thế nào để trẻ vừa chơi, vừa học, lại vừa sáng tạo là mối quantâm và cũng là nhu cầu thiết yếu của các bậc phụ huynh và giáo viên mầm non.Nguyên vật liệu mở là nguồn nguyên liệu

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

ĐỀ TÀI: NHỮNG BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ 3-4 TUỔI THÔNG QUA SỬ DỤNG CÁC NGUYÊN VẬT

LIỆU MỞ

A ĐẶT VẤN ĐỀ:

Đối với trẻ em mầm non việc đến trường học không giống như học sinhphổ thông là phài học, phải làm bài, viết bài Trẻ mầm non với hoạt động chủđạo của trẻ là vui chơi thông qua chơi mà học

Trẻ con ham chơi ư? Dĩ nhiên rồi đó là một nhu cầu chính đáng Có điều

là chúng ta từ trước đến giờ cứ quen nghĩ, việc trẻ chơi là chẳng có gì là quantrọng cả Ta chỉ chú trọng hướng trẻ vào việc học, viết bài và chỉ có trẻ chơikhi những việc “chính yếu” đó là xong Ít ai biết được rằng, khi trẻ chơi, cũng làlúc chúng đang học, đang làm việc Từ những trò chơi trẻ học được nhiều điều

về bản thân chúng, về những người xung quanh, về thế giới Thời gian chơi làmột trong những khoảng thời gian quan trọng nhất để giúp trẻ học tập và trưởngthành Vì vậy đồ chơi đóng vai trò quan trọng ở trường mầm non, nhưng bằngcách nào chúng ta chọn lựa đồ chơi phù hợp cho trẻ để giúp trẻ học được gì quanhững đồ chơi đó

Những loại đồ chơi phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang tính giáodục càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì kích thích được tính tò

mò ham hiểu biết khám phá của trẻ bấy nhiêu Đồ dùng, đồ chơi phải phù hợpvới quy luật phát triển trí tuệ, ở đúng độ tuổi mới có tác động góp phần hìnhthành và phát triển trí tuệ ở trẻ

Vậy làm thế nào để trẻ vừa chơi, vừa học, lại vừa sáng tạo là mối quantâm và cũng là nhu cầu thiết yếu của các bậc phụ huynh và giáo viên mầm non.Nguyên vật liệu mở là nguồn nguyên liệu vô cùng đa dạng và phong phú có thểgiúp ta tổ chức các hoạt động cho trẻ, hãy tận dụng tối đa những gì có xung

Trang 2

quanh ta bạn nhé! thật đơn giản vì dễ tìm và dễ làm nhưng làm sao đạt đượchiệu quả cao trong việc phát triển tưởng tượng, sáng tạo và cảm xúc ở trẻ.

Để thỏa mãn hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể cho trẻ tự làm đồchơi Đồ chơi tự tạo được làm từ nguyên vật liệu đã qua sử dụng dễ kiếm, đadạng và cũng dễ làm, sản phẩm lại gần gũi với hoạt động của trẻ Sự đa dạngcủa nguyên vật liệu mở đã thu hút được sự chú ý của trẻ mang lại cho trẻ niềmsay mê hứng thú Chính những vật liệu đơn giản sẵn có trong cuộc sống hàngngày là những đồ chơi có giá trị giúp trẻ phát triển toàn diện Bởi vì đồ chơi tựtạo có ưu điểm nổi bật là sẵn có, thường xuyên đổi mới, phong phú và đặc biệtsáng tạo

Hiện nay khi thực hiện chương trình mầm non mới điều khó khăn nhấtđối với chúng ta là làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, tiết kiệm, nhưng lạiđạt hiệu quả cao Dưới góc độ là một giáo viên mầm non, tôi nhận thức đượcvấn đề này trong chăm sóc và giáo dục trẻ Bên cạnh việc ứng dụng công nghệdạy học hiện đại tôi cũng luôn tìm tòi học hỏi và sáng tạo ra các hình thức,phương pháp giáo dục trẻ Từ đó tôi luôn tìm ra cho mình một phương pháp dạykhá hấp dẫn, rất tiết kiệm mà lôi cuốn trẻ vào các hoạt động giúp trẻ học tập tốthơn Một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng nguyên vậtliệu mở và có sẵn ở địa phương gần gũi đôí với đời sống của chúng ta và trẻ để

tổ chức cho trẻ hoạt động

Đặc biệt với lứa tuổi mẫu giáo, việc cho các cháu cùng tham gia tập làm

đồ chơi từ nguyên vật liệu mở có tác dụng rất tốt và rất hiệu quả giúp các cháu

từ ham thích, đến bắt chước và tự tập làm những đồ chơi đơn giản để đưa vàocác hoạt động của trẻ ở trường mầm non Thật vậy việc hướng dẫn trẻ tham giavào công việc lí thú này, chúng ta đã thiết thực góp phần xây dựng và bảo vệmôi trường của chúng ta đang sống ngày một tốt đẹp hơn Và đó cũng là lí dobản thân tôi muốn giới thiệu đến các bạn về đề tài sáng kiến kinh nghiệm

“Những biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ 3-4 tuổi thông qua

Trang 3

việc sử dụng các nguyên vật liệu mở” trong đó trẻ là đạo diễn Ý tưởng này nảy

sinh từ việc tổ chức hoạt động của lớp

B/ NỘI DUNG

Trong trường mầm non, vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi

là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động đó, đồng thời cũng chính là cáchgiúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn

Như chúng ta đã biết, chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối vớicuộc sống của trẻ Nếu như một đứa trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu và khám phá

ra những đồ dùng đồ chơi thì trẻ sẽ biết cách sử dụng dồ dùng đồ chơi đó mộtcách phù hợp và sáng tạo Khi món đồ chơi do tự tay mình làm ra, các cháu sẽcảm thấy yêu quí và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn Đâycũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu quí sức lao động ngay khi còn bé.Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, tôi nghĩ rằng việc dạy cho trẻ tự làm đồchơi là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non

“Sáng tạo từ nguyên vật liệu mở” nhằm giúp trẻ mẫu giáo bé, nâng cao

phát triển khả năng sáng tạo và tưởng tượng của trẻ, tạo hứng thú tích cực chotrẻ ham học và vui chơi để từ đó nâng cao hiệu quả của việc giáo dục nghệ thuậtmang tính tích hợp nhằm phát triển và giáo dục toàn diện cho trẻ

Trẻ mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới, đặc biệt là trẻ 3-4 tuổithích được tự tay tạo ra đồ chơi cho mình Trong thực tế, trải qua nhiều năm dạylớp, tôi cũng tham gia đi dự giờ lớp học trong và ngoài huyện, được tiếp xúc vớitrẻ, được xem trẻ chơi, tôi nhận thấy được rằng trẻ nhỏ rất thích được chơi vớinhững đồ chơi mới lạ đặc biệt là những đồ chơi mà do tự tay trẻ làm ra và tôicũng nhận thấy rõ nhu cầu đó của các bé ngay chính lớp mình Trong khi đó,những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến, hạn chế về cách chơi và

Trang 4

ít được thay đổi Vì vậy trẻ sẽ không phát huy được tính tích cực sáng tạo trongcác hoạt động.

Bên cạnh đó, trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình,thường có rất nhiều sản phẩm bị bỏ đi sau khi sử dụng, ví dụ như vỏ chai dầugội, sữa tắm, hộp xốp đựng thức ăn, vỏ hộp sữa hay các nguyên vật liệu từ thiênnhiên như lõi mì, lá dừa, bẹ chuối… đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đadạng Nhưng bằng bàn tay khéo léo, chúng ta biến những vật đó thành đồ chơi,

đồ dùng đẹp và ấn tượng đẹp cho trẻ Đó là những sản phẩm mang tính sáng tạo

mà không tốn kém

Nếu chúng ta có ý thức thu gom, chọn lọc từ nguồn phế thải đó và có ýtưởng làm các đồ dùng, đồ chơi như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền muasắm vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học củamình Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ sử dụng trong các giờ học và các hoạtđộng Qua đó hình thành ý thức tuyên truyền với mọi người xung quanh, từ trẻđến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường Và như vậy, chúng ta đãgiảm được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ sinh môitrường

Việc “Phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua các đồ chơi từ nguyên vật liệu mở” đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo dục, mang tính thẩm

mỹ, phù hợp với từng lứa tuổi và đảm bảo được sự an toàn cho trẻ nhằm đạthiệu quả cao trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ

II THỰC TRẠNG :

Là một giáo viên được phân công đứng lớp mầm, tôi luôn muốn làm sao

để có thể cùng các bé sáng tạo ra những đồ dùng thiết thực cho bài giảng củamình để thu hút trẻ trong các hoạt động giáo dục, nhưng bản thân chưa học hỏiđược nhiều kinh nghiệm trong thực tế và trong công tác giảng dạy thì tôi đã gặpmột số khó khăn và thuận lợi sau:

1 Thuận lợi:

Trang 5

- Được sự quan tâm, hướng dẫn chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, của ban giámhiệu nhà trường.

- Việc tuyên truyền đến phụ huynh về ý nghĩa của việc làm đồ dùng đồ chơi từnguyên vật liệu thiên nhiên (nguyên vật liệu mở) được đa số phụ huynh đồngtình và ủng hộ cả về vật chất, tinh thần Tích cực sưu tầm các loại nguyên vậtliệu đa dạng, phong phú

- Giáo viên luôn giúp đỡ lẫn nhau cùng nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinhnghiệm

- Lớp có góc chơi nghệ thuật hay còn gọi là “góc sáng tạo” Luôn được cô tạođiều kiện trong việc tiếp xúc với góc chơi sáng tạo của bé

- Bản thân là một giáo viên được tham gia lớp bồi dưỡng: thiết kế đồ dùng đồchơi từ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, bồi dưỡng nội dung kế hoạchchuyên đề một cách đầy đủ, và đã thể hiện đồng bộ về chương trình đổi mới cho

- Trường tạo điều kiện cho giáo viên tham dự các tiết dự giờ, thao giảng và cáctiết dạy tốt ở trường bạn để học hỏi những kinh nghiệm, trau dồi thêm nhữngkiến thức cho mình

- Trường cấp phát cũng như trang bị cho lớp những dụng cụ cần thiết cho việclàm đồ dùng như keo dán, giấy bìa, kéo…

2 Khó khăn:

- Mặc dù trong những năm gần đây, giáo viên cũng rất chú trọng đến việc làm

đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu tự nhiên nhưnghiệu quả chưa cao

- Giáo viên còn hạn chế trong việc lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp, chưa giúptrẻ hoạt động một cách tích cực, hào hứng Do vậy khả năng sáng tạo của trẻcòn thấp, trẻ chưa mạnh dạn, tự tin tham gia hoạt động nghệ thuật

Trang 6

- Khi làm đồ dùng đồ chơi, cô giáo chưa chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ,phương pháp hướng dẫn còn gò bó, áp đặt trẻ, chưa phát huy được tính độc lậpsáng tạo của trẻ.

- Số trẻ trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, số ít cháu còn nhút nháttrong khi thể hiện ý tưởng của mình

- Sản phẩm giữa cô và trẻ làm ra còn đơn điệu, ít, chủ yếu là bìa giấy, đất nặn,chưa toát lên được tác dụng của đồ chơi

- Trẻ quen chơi với đồ chơi có sẵn nên ít có tư duy khi tham gia chơi

- Về phía phụ huynh: rất nhiều phụ huynh còn do dự khi đề cập vấn đề này Họcho rằng trẻ con chưa biết gì về nghệ thuật, hơn nữa những phế liệu ấy thì làmđược gì? Từ những lý do trên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra một số biệnpháp hướng dẫn trẻ tham gia vào hoạt động bằng các nguyên vật liệu vào thựcnghiệm cho trẻ ở lớp tôi

III MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:

Hiện nay khi thực hiện chương trình mầm non mới điều khó khăn nhấtđối với chúng ta là làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, thật tiết kiệm, nhưnglại đạt hiệu quả cao Một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tậndụng các nguyên vật liệu để tổ chức cho trẻ cùng hoạt động

Có thể nói việc sử dụng “nguyên vật liệu tái sử dụng” trong việc tổ chứccác hoạt động không có gì mới đối với giáo viên chúng ta Nhưng làm thế nàocho hiệu quả, phát huy tích cực, khả năng sáng tạo và tưởng tượng ở trẻ mới làđiều cần quan tâm Trước tiên tôi thường cân nhắc những điểm sau:

 Nguyên vật liệu phải thật đơn giản (rẻ tiền, dễ tìm, an toàn )

 Nguyên vật liệu dễ thực hiện (cô và cháu có thể cùng làm)

 Đồ dùng đó phải được sử dụng thật hiệu quả (đẹp, bền, dễ bảo quản,cất giữ)

Trang 7

Đồ dùng ấy có thể sử dụng xuyên suốt trong mọi hoạt động Tuy nhiênlàm cách nào mà những nguyên vật liệu như lá cây, vỏ sò, vải vụn, rơm rạ, vỏhộp mà trẻ có thể say mê hoạt động mới là khó Vì vậy cô giáo cần tạo tìnhhuống và yếu tố bất ngờ để thu hút sự chú ý của trẻ Bởi vì với trẻ nhỏ, yếu tốbất ngờ bao giờ cũng gây được sự chú ý đặc biệt Giáo viên cần phải khai thácnhững gì gần gũi với nhu cầu và sự hứng thú của trẻ, tránh gò bó áp đặt, phảibiết tận dụng cơ hội ở mọi lúc mọi nơi để đưa trẻ vào hoạt động Đối với trẻmầm non sản phẩm do trẻ làm ra dù nhỏ bé nhưng đều rất đáng trân trọng Mặtkhác những sản phẩm ấy là dụng cụ học tập đơn giản, gần gũi, dễ dàng phục vụcho các hoạt động của trẻ, càng có nhiều cách để trẻ chơi với một đồ chơi thì trẻcàng học được nhiều Vì vậy tất cả những sản phẩm đó tôi không cất đi mà sửdụng nó để trang trí cho lớp, bày cho trẻ chơi ở các góc chơi.

Khó khăn cần giải quyết ở đây: Là khi có đầy đủ các nguyên vật liệu rồi

ta sẽ làm cách nào để phát triển trí tưởng tượng cho trẻ và giúp trẻ hoạt độngmột cách sáng tạo Tôi xin đưa ra các biện pháp cụ thể sau:

1/ Thực hiện các nguyên tắc khi lựa chọn nguyên vật liệu

Trẻ cùng bố mẹ và cô giáo sưu tầm tìm kiếm các loại nguyên vật liệu tái

sử dụng, nguyên vật liệu từ thiên nhiên Nhằm giúp trẻ biết tận dụng cácnguyên vật liệu khác nhau để làm ra các ra các sản phẫm một cách sáng tạo, đòihỏi chúng ta phải biết cách chọn lọc các nguyên vật liệu phù hợp với trẻ đó là: + Nguyên vật liệu phải đơn giản, dễ tìm, gần gũi với trẻ và có thể sử dụng vàonhiều nội dung giáo dục khác nhau

Ví dụ: Chai nước suối, lon nước ngọt, hộp giấy, lá khô…với nhiều màu sắc vàhình dạng khác nhau

+ Nguyên vật liệu phải có màu sắc, kích thước phù hợp, an toàn, không độchại,

không nguy hiểm

Trang 8

Ví dụ: Khi dạy trẻ sử dụng chai xà phòng làm đồ chơi Chúng ta chọn chai cókích thước phù hợp với tầm tay trẻ và chai phải được rửa sạch xà phòng bêntrong để tránh gây độc hại cho trẻ Chai được phơi khô và không sắc nhọn + Nguyên vật liệu phải đảm bảo tính sáng tạo tức là từ một nguyên vật liệu cóthể tạo thành nhiều đồ chơi khác nhau, có ý tưởng mới trong khai thác sử dụng.

Ví dụ:

Từ chai nước ngọt, ly nhựa, quả bóng ta hình thành cho trẻ các ý tưởng,sáng tạo nhiều loại đồ chơi khác nhau như: Búp bê, rối, chậu hoa, các con vật…Cho trẻ quan sát chai nước khoáng, ly nhựa, quả bóng Tôi dùng lời nói đểhướng trẻ nói về ý tưởng của bé với những nguyên vật liệu còn sẽ tạo ra đồ chơi

gì ? trẻ sẽ sáng tạo theo cách nghĩ của mình như dùng quả bóng làm đầu búp bêdán vào ly nhựa làm thân rồi tự trẻ sẽ trang trí tóc, quần áo cho búp bê thêmđẹp Ngoài ra từ ly nhựa tôi hướng dẫn trẻ làm bình hoa, làm chuông gió treotrong lớp…

Từ những lon bia chúng ta có thể tạo thành con cá, con chim, con voi… để họctoán, học chữ, đưa vào các giờ dạy để tìm hiểu, khám phá thế giới độngvật ,các góc chơi của trẻ ở trường mầm non…

Ngoài chơi với nguyên vật liệu từ phế thải tôi cũng cho trẻ chơi với vật liệuthiên cũng không kém phần hứng thú đối trẻ như lá khô, hoa ( hoa đại, hoa dâmbụt…), dây cước, dây lạt…Những loại hột hạt sẽ trở thành con kiến, con sâu, vỏcon chai, vỏ trứng trở thành con cua, con cá…

Ví dụ :

Với lá khô, hoa khô, màu nước “ với những đồ dùng này con sẽ làm gì” ,tôi hỏi ý tưởng của trẻ, gợi ý để trẻ thực hiện: trẻ sẽ tạo ra nhiều bức tranh sinhđộng, đẹp mắt bằng cách nhúng các ngón tay vào màu nước và vẽ những hìnhkhác nhau theo trí tưởng tượng của trẻ Có thể trẻ sáng tạo cách khác như dùnghoa khô, lá khô nhúng ngập màu nước và in hình lên giấy hoặc dùng miệng thổi

Trang 9

các giọt nước màu trên giấy theo các hướng khác nhau, biết phối hợp nhiều màu

để bức tranh thêm đẹp Cách chơi này có thể chơi trong hoạt động vui chơi, hoạtđộng chiều, tạo hình ngoài tiết học…

Chơi “ Vòng Hoa” Cho trẻ xâu liên tiếp từng bông hoa vào dây thành mộtdây dài trẻ xâu theo ý thích (xâu cùng một loại hoa, xâu xen kẽ các loại hoa hayxâu xen kẽ giữa hoa và lá khô) Sau đó buộc hai đầu dây thành vòng hoa để đeo

cổ tay, trang trí, chơi bán hàng Trẻ vừa xâu vừa đếm hoa và nhận xét màu hoa,

số lượng hoa cần dùng để xâu vòng Từ những bông hoa, lá khô này trẻ sẽ có ýtưởng mới tạo thành nhiều đồ chơi khác nhau trong các hoạt động diễn ra hằngngày

+ Nguyên vật liệu phải có tác dụng hình thành, cũng cố các khái niệm về toán,hoạt động khám phá khoa học,…hấp dẫn, kích thích trí tò mò của trẻ và trẻ cóthể sử dụng các đồ chơi qua các hoạt động khác nhau

Ví dụ:

Khi dạy chủ đề về “ Thế giới động vật” Sau khi trẻ đã tạo được các con vật từcác lọ sữa chua, sữa hộp, lá mít, quả sung…ta có thể dạy trẻ nhận biết các biểutượng về toán như: Đếm số lượng, phân nhóm,…Hay sử dụng các con vật trêntrong hoạt động vui chơi ở góc xây dựng “Vườn bách thú”, tạo hình ngoài tiếthọc hoặc làm những con rối cho trẻ kể chuyện

Trong quá trình chuẩn bị nguyên vật liệu để làm đồ chơi giáo viên cho trẻquan sát màu sắc (xanh, đỏ, vàng ) hình dáng (tròn, dài, nhọn, bẹt…), tính chất(cứng, mềm, xốp, nhẵn, ráp…) Tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc trực tiếp để nhậnbiết và nói lên suy nghĩ, ý tưởng của trẻ

2/

Sử dụng các nguyên vật liệu mở trong hoạt động tao hình

Làm cách nào phát triển tưởng tượng cho trẻ và giúp trẻ hoạt động sáng tạotheo trí tưởng tượng đó, vì vậy tôi thường xuyên sưu tầm các hình ảnh trongsách báo về cách làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu phế thải để trẻ có sự lựachọn chính xác cho việc sử dụng nguyên vật liệu phù hợp

Trang 10

Ví dụ :

Khi tìm hiểu về các phương tiện giao thông tôi cho trẻ xem các tranh, vậtthật về các loại xe, tầu hỏa, tàu thủy, máy bay…để trẻ nhận biết các đặc điểm cơbản của các phương tiện đó như thân xe ô tô có dạng hình gì ? Bánh xe có dạnghình gì? hoặc các toa tầu hỏa ra sao…Sau đó cho trẻ tìm các nguyên vật liệu cóhình dạng gần giống các vật thật hoặc các hình ảnh trong tranh để trẻ dễ dàngtạo ra sản phẩm theo ý thích như: Chai nước suối, hộp sữa giấy giống thân xehoặc tàu hoả , hạt nút giống bánh xe, que tre giúp kết dính các bánh xe…

Trong quá trình trẻ thực hiện tôi nhận thấy trẻ rất lúng túng khi thực hiệnthao tác kết dính các nguyên vật liệu với nhau để tạo thành sản phẩm Vì vậytôi gợi ý cho trẻ bằng cách đặt những câu hỏi: “muốn bánh xe dính vào thân xephải làm sao ? hoặc làm cách nào để tầu hỏa có nhiều toa hơn? Hay khi dạy trẻtạo hình con vật từ ly nhựa và ống hút tôi gợi ý cho trẻ tìm cách gắn các ống hútvào ly (Ly làm thân con vật, ống hút làm chân con vật) Với cách trên tôi đãcủng cố các kỹ năng tạo hình cho trẻ như vẽ, cắt, xé, dán và cách sử dụng cácloại keo, kim bấm…

Qua các biện pháp trên tôi nhận thấy: Các thao tác của trẻ ngày càngthành thạo tự tin hơn và trẻ đã tạo ra nhiều sản phẩm phong phú đa dạng theotừng chủ đề không còn đơn điệu như trước Đồng thời trẻ rất thích thú và yêuquý sản phẩm do chính tay mình tạo ra Bằng những lời nói kích thích nhẹnhàng tôi đã tạo được hứng thú cho trẻ Trẻ say sưa cắt cắt, dán dán và bàn luậnsôi nổi Tôi theo dõi từng hoạt động của trẻ, động viên kịp thời và kích thích trẻtham gia sáng tạo Kết quả là trẻ tạo ra những sản phẩm ngộ nghĩnh, đáng yêu

mà trẻ rất thích

3/ Vận dụng các sản phẩm từ nguyên vật liệu mở vào các hoạt động khác.

Việc tạo nhóm cho trẻ cùng làm đồ dùng, đồ chơi cần lưu ý đến sự hợp tác

tự nguyện của mỗi trẻ, hứng thú và nhu cầu của trẻ Không nên ép trẻ làm đồ dùng, đồ chơi mà trẻ không thích hoặc khi trẻ không muốn làm

Trang 11

Tôn trọng các lựa chọn khác nhau và nhu cầu thay đổi trong mỗi cách thể hiện của trẻ đối với đồ dùng, đồ chơi chúng làm ra Làm được điều này nghĩa là giáo viên đã tạo điều kiện cho trẻ được phát huy sự sáng tạo trong việc làm và

sử dụng sản phẩm của bản thân cũng như của các bạn đã làm ra

Khi trẻ được hoạt động với sản phẩm của chính mình làm ra, tôi nhận thấytrẻ rất thích thú Vì thế tôi đã tận dụng những sản phẩm của trẻ để tổ chức thựchiện các hoạt động khác như: Những chiếc ô- tô, tàu hỏa, thuyền…được làm từcác hộp to nhỏ khác nhau ta có thể hình thành các biểu tượng toán cho trẻ vềkích thước, hình dạng số lượng, đối với hoạt động khám phá khoa học giúp trẻbiết quan sát, nhận xét và mô tả những đặc điểm rỏ nét về các loại phương tiệngiao thông, trẻ biết phân loại một cách chính xác và qua đó trẻ được cũng cố về

kỹ năng sống của bản thân và thực hiện đúng luật giao thông…hoặc trẻ sử dụngnhững con rối, con vật để kể chuyện sáng tạo hay dùng những sản phẩm từnguyên vật liệu mở dùng để trang trí lớp…

+ Nguyên vật liệu mở còn kích thích sự sáng tạo, tưởng tượng của trẻ qua cácgóc chơi Đặc biệt trong trò chơi xây dựng trẻ dùng nguyên vật liệu mở thay thếcác đồ dùng, dụng cụ mà trẻ cho là cần thiết trong quá trình chơi, trẻ dùng baoxốp làm cây, các loại hộp làm nhà, ống chỉ làm hàng rào, cắt hoa từ giấy, baoxốp…Hoạt động sáng tạo của trẻ còn thể hiện qua Góc “kể chuyện cùng nhau”Trẻ dùng những cành cây khô, lá, cỏ…tạo thành mô hình để kể chuyện

Cụ thể như giờ hoạt động LQVH truyện “ Ông cây già” tôi đã làm như sau:

 Bước 1: Sưu tầm các NVL như cành khô, ống hút, những đồ chơi nhỏnhẹ, vải vụn, bao xốp

 Bước 2: Làm vật liệu rời từ các nguyên vật liệu sưu tầm

Ghép các cành khô tạo thành các cây với các tư thế khác nhau

Thắt nơ từ ống hút, vải vụn, xỏ dây cho đồ chơi cắt hoa từ giấy, bao xốp

 Bước 3: Tổ chức hoạt động

Dùng những cây khô để tạo thành mô hình để kể chuyện : “Ông cây già”

Trang 12

Gợi ý để trẻ phát triển tưởng tượng như làm thế nào để cây già có thể biến thànhcây có sức sống kỳ diệu (như trò chuyện với cây, tưới nước, nhảy múa, vuốt vecây, làm đẹp, trang trí cây ) Hoạt động sáng tạo theo sự tưởng tượng: Trẻ sẽchọn những nguyên vật liệu rời đã chuẩn bị để làm đẹp cho cây, sau đó có thểchơi với cây tùy theo sự tưởng tượng và sáng tạo của từng nhóm trẻ.

Từ việc sử dụng nguyên vật liệu là những cành cây khô cho các hoạt động rất có hiệu quả, tiếp tục với các nguyên vật liệu với giấy và nước, tôi và các bé

sẽ làm ra những quả bầu quả bí đơn giản, sử dụng nó để kể chuyện rối trang trí những nét ngộ nghĩnh, cũng trò chuyện với chúng và sử dụng trong các hoạt động khác khiến trẻ rất thích thú

Một số sản phẩm gợi ý tôi để ở một nơi nào đó trẻ dễ thấy nhằm tạo yếu tốbất ngờ đối với trẻ Trẻ em rất nhạy cảm, với chúng một sự thay đổi dù là nhỏcũng gây sự chú ý nhất là sự thay đổi ấy lại mới lạ, hấp dẫn Trẻ sẽ say sưangắm nghía, bàn luận, cầm lên để chơi Sau đó tôi dùng lời nói kích thích để trẻhào hứng tham gia vào hoạt động sáng tạo một cách nhẹ nhàng, thoải mái Sau đây tôi xin giới thiệu một số đồ dùng đồ chơi :

Đồ chơi: “Những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu”

-Mục đích yêu cầu:

+ Giúp trẻ phát triển sự khéo léo của đôi bàn tay, vận động các ngón tay

+ Phát triển óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo từ các nguyên vật liệu mở.+ Biết nâng niu trân trọng những sản phẩm mình làm ra

-Nội dung:

+ Trẻ xác định được tên gọi, hình dáng đặc điểm cấu tạo của các con vật

+ Trẻ biết tự lựa chọn nguyên vật liệu để làm ra các con vật ngộ nghĩnh

+ Trẻ biết thể hiện cảm xúc của mình đối với con vật mình yêu thích

Ngày đăng: 11/01/2019, 15:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w