1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CÁC VÙNG VÙNG VĂN HÓA VIỆT NAM

76 656 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 3,98 MB

Nội dung

vùng lãnh thổ có những tương đồng về mặt hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tếvùng lãnh thổ có những tương đồng về mặt hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hoá qua lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của cư dân, xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hoá qua lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của cư dân,

Trang 1

CHƯƠNG 4 CÁC VÙNG VÙNG VĂN

HÓA VIỆT NAM

Trang 2

VÙNG VĂN HÓA

Là 1 vùng lãnh thổ có những tương đồng về

mặt hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở

đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế- xã hội, giữa họ

đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hoá qua lại, nên trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng văn hoá khác

Trang 3

1 VÙNG VĂN HOÁ TÂY BẮC a.Điều kiện tự nhiên:

- Địa hình:

+ nằm phía hữu ngạn s Hồng

+ là một miền núi cao hiểm trở Các dãy núi

chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, trong đó có dãy Hoàng Liên Sơn dài đến

180 km, rộng 30 km, cao từ 1500m trở lên

+ Có nhiều sông lớn chảy qua (vùng đất "ba

con sông”): Sông Mã, sông Hồng, sông Đà

Trang 4

Rộng 30km, chạy dài 180km theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu kéo dài đến tận phía Tây Yên Bái Đây là phần cuối của dãy núi Ai Lao, đoạn tận cùng phía Đông Nam của dãy núi Himalaya Phần Tây Bắc của dãy núi có nhiều ngọn núi cao trên 2.800m, trong đó có ngọn Phan Xi Păng cao 3.143m (có tài liệu nói Phan Xi Păng cao

3.142m), cao nhất Đông Dương Ngoài ra còn có ngọn Tả Giàng Phình cao 3.090m, Pú

Luông cao 2.938m

Trang 5

b Khí hậu:

- Nằm trong vòng đai nhiệt đới gió mùa, nhưng

do ở một độ cao từ 800-3000m nên khí hậu ngả sang á nhiệt đới và nhiều nơi cao như Sìn Hồ có cả khí hậu ôn đới

- Do địa hình bị chia cắt tạo nên những thung

lũng, có nơi lớn thành lòng chảo như vùng Nghĩa Lộ, Điện Biên Do vậy, Tây Bắc còn là nơi có nhiều tiểu vùng khí hậu: ở thung lũng Mường La, người ta mặc áo ngắn tay giữa mùa đông thì ở Mộc Châu phải mặc áo bông dầy mà không khỏi rét

Trang 6

b Điều kiện xã hội- cư dân:

- Thành phần cư dân: khoảng

>20 tộc người: H’mông,

Thái, Mường, …

- Phương thức sống: làm nông

nghiệp với hai loại hình :

ruộng nước ở thung lũng, và nương rẫy ở sườn núi

Trang 7

Ruộng bậc thang

Trang 8

Ruộng bậc thang mùa lúa chín

Trang 9

c Đặc trưng văn hóa

- Tín ngưỡng: + “vạn vật hữu

linh”- một loại tín ngưỡng mà mọi dân tộc trên hành tinh đều trải qua

+ thờ các loại

thần: sông núi, suối khe, đá, cây, súc vật, các lực lượng thiên nhiên như sấm, chớp, mưa, gió

Trang 10

- Văn hóa nghệ thuật:

+ âm nhạc: thích âm nhạc và có hệ

nhạc cụ hơi phong phú: có lưỡi gà bằng tre, bằng đồng hay bằng bạc:

Pí pặp, khèn bè Thái, sáo và khèn H'mông Ngoài ra, mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng như cây Tính Tảu Thái, đống ôi Mường, chưn may Khơmú, đàn tròn và đàn ba dây Hà nhì v.v

Trang 11

- Múa dân gian: nghệ thuật múa dân tộc là một

nét đặc trưng của vùng Tây Bắc:

điệu Xòe của người Thái

+ điệu múa khèn, đá châm hùng dũng của nam

giới người Mông

+ điệu múa lắc mông, lượn eo của người Khơmú

và Xinhmun.

+ điệu Tăng bu (dỗ ống) là sở hữu của người

Laha.

+ múa bông của người Mường

+ Riêng điệu múa Xạp, trừ người H'mông còn

dân tộc nào trong vùng cũng có, mỗi nơi một

vẻ riêng

Trang 12

- văn học:

+ giàu có và đủ thể loại từ tục ngữ, thành

ngữ, đồng dao, giao duyên, cho đến lời khấn, lời bùa chú, các áng văn trong lễ tang, trong lễ hội, các bài văn vần dạy bảo đạo đức cho dâu rể trong đám cưới, các thần thoại, đồng thoại, cổ tích, truyện cười v.v

+ ở một số dân tộc có truyện thơ dài hàng

ngàn câu

Trang 13

Trang phục + có sở thích trang trí trang phục,

chăn màn, đồ dùng với các sắc

độ của gam màu nóng ; họa tiết,

bố cục, phối màu của trang trí phong phú

+ thích sử dụng đồ trang sức

Trang 14

Váy của người H’mông

Trang 15

Người Mường

Trang 16

Người Thái

Trang 17

Nhà ở

Do xa biển gần rừng, sẵn mưa nhưng

ít bão nên nhà sàn cao, mái doãng, lợp ngói máng (thứ ngói xếp tiếp vào nhau không cần ràng buộc) hoặc lợp bằng những mảng gỗ pơ mu, gỗ hoàng

la chẻ mỏng Hầu như nhà nào cũng

có một hàng rào nứa vót nhọn cao vây quanh để chống thú dữ.

Trang 20

VÙNG VĂN HOÁ VIỆT BẮC

a Điều kiện tự nhiên:

- Địa hình:

+ Gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái

Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang,

Hà Giang và cả phần đồi núi của các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang và tỉnh Quảng Ninh

- Chủ yếu là núi và trung du

Trang 21

- Hệ thống núi:

+ Cấu trúc theo kiểu cánh cung tụ

lại ở Tam Đảo, mở ra ở phía Bắc

và đông Bắc và phần hướng lồi quay ra biển, thứ tự: sông Gâm, Ngân Sơn, Yên Lạc, Bắc Sơn và Đông Triều

+ Các dãy núi đều thuộc loại có độ

cao trung bình và thấp

Trang 22

- 5 hệ thống sông: sông Thao,

sông Lô, hệ thống các sông Cầu, sông Thương, Lục Nam, độ dốc lòng sông lớn, mùa lũ là thời gian dòng chảy mạnh nhất

- Có nhiều hồ như hồ Ba Bể,

hồ Thang Hen

Trang 23

Khí hậu -Do nằm ở những vĩ độ cao nhất (vĩ

tuyến từ 21 độ đến 23 độ vĩ bắc) nên môi trường tự nhiên có dấu hiệu chuyển tiếp từ tự nhiên nhiệt đới sang á nhiệt đới

- Do nằm ở vị trí địa đầu đất nước về

phía Đông Bắc nên là vùng đón nhận đầu tiên gió mùa đông bắc và chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của nó

Trang 24

b HOÀN CẢNH XÃ HỘI -Chủ yếu là người Tày và Nùng và một số

dân tộc ít người khác: Dao, H'mông, Lô

Lô, Sán Chay

-Người Tày- Nùng sống trong các gia đình

phụ hệ, ý thức trọng nam khinh nữ khá đậm nét, tầng lớp trí thức hình thành từ rất sớm, đầu tiên là các trí thức dân

gian dưới lớp vỏ nghề nghiệp như thày

Mo, Then, Tào, Pụt, sau này là tầng lớp trí thức nho học

Trang 25

- Bản phân bố ven đường, cạnh

sông suối hay thung lũng

- Bản là đơn vị cơ sở nhỏ nhất lấy đơn vị nhà làm cơ sở

- Bản không làm chức năng của

một đơn vị sản xuất, mà chỉ là một cộng đồng về mặt xã hội.

Trang 26

C ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA

- Nhà ở: 2 loại : nhà sàn (sàn 2 mái và sàn 4 mái)

và nhà đất

- Trang phục: có tính thống nhất, được phân biệt

theo giới tính, địa vị, lứa tuổi, theo nhóm địa phương, ít dùng đồ trang sức, màu chủ đạo

là màu Chàm

- Ẩm thực: Việc chế biến món ăn của cư dân Tày

- Nùng, một mặt có những sáng tạo, một mặt tiếp thu kĩ thuật chế biến của các tộc lân cận như Hoa, Việt v.v Tinh tế trong chế biến các món ăn từ ngô

Trang 27

Người Tày

Trang 28

Người Nùng

Trang 29

-Tín ngưỡng + quan niệm vạn vật hữu linh, đa thần giáo:

hệ thống thần linh rất đa dạng: thần núi, thần sông, thần đất Ngoài ra lại có các vua, có Giàng Then

+ đề cao ý thức cộng đồng qua tục thờ thần

bản mệnh của mường hay của bản; thờ phụng tổ tiên

+ có sự pha trộn giữa tín ngưỡng bản địa và

tín ngưỡng ngoại lai, giữa tín ngưỡng dân gian và các tôn giáo khác (Tam giáo)

Trang 30

- Chữ viết và văn học: chữ viết

xuất hiện sớm gọi là chữ Nôm Tày

- Văn học: đa dạng về thể loại,

phong phú về số lượng: thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích, nói ví, câu đố và đồng dao, dân ca.

Trang 31

3 VÙNG VH BẮC BỘ a.ĐK TN

- bao gồm lưu vực hệ thống sông Hồng, sông

Thái Bình và sông Mã

- là tâm điểm của con đường giao lưu quốc

tế theo hai trục chính: Tây-Đông và Nam.

Bắc địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung

lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải Tây Bắc - Đông Nam, từ độ cao 10 - 15m

giảm dần đến độ cao mặt biển

Trang 32

+ Mạng lưới sông ngòi và mương

máng tưới tiêu dày đặc Thủy chế các dòng sông, nhất là sông Hồng chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều và có hai mùa rõ rệt : mùa cạn: dòng chảy nhỏ, nước trong và mùa lũ: dòng chảy lớn, nước đục

+ Nhiều hồ ao, đầm, mương máng

thuận lợi cho khai thác thủy sản

Trang 33

+ khí hậu vùng lại rất thất thường, gió

mùa đông bắc vừa lạnh vừa ẩm, rất khó chịu, gió mùa hè nóng và ẩm

Trang 34

b Hoàn cảnh xã hội- cư dân + Chủ yếu là người Kinh sống với nghề

trồng lúa nước, làm nông nghiệp một cách thuần túy, khi mùa vụ nông nhàn thì làm thêm các nghề thủ công

+ Biển và rừng bao bọc quanh đồng

bằng Bắc Bộ nhưng từ trong tâm thức, người nông dân Việt Bắc Bộ

là những cư dân "xa rừng nhạt biển”

Trang 35

+ Làng là đơn vị xã hội cơ sở, vừa là một tổ

chức tự quản về kinh tế (nắm ruộng đất công), tự quản về luật lệ (hương ước), tự quản về văn hóa

quan hệ giai cấp “nhạt nhòa“ chưa phá

vỡ tính cộng đồng, tạo ra một lối sống ngưng đọng của nền kinh tế tư cấp tự túc, một tâm lí bình quân, ảo tưởng về

sự "bằng vai", "bằng vế"

Trang 36

c Đặc trưng văn hóa

Trang 39

Kết cấu vì- kèo

Trang 40

- Ẩm thực:

+ mô hình bữa ăn: cơm + rau + cá, phần cá chủ yếu

hướng tới các loại cá nước ngọt.

+ Cầu kỳ, tinh tế trong chế biến và sử dụng gia vị

+ Món ăn thanh đạm, chủ yếu là luộc

- Trang phục:

+ đặc điểm: giản dị, gọn gàng phù hợp với khí hậu

và nghề lúa nước Nam: quần lá tọa Áo cánh;

nữ: váy thâm, áo nâu, khăn mỏ quạ Ngày hội

hè, lễ tết: đàn bà với áo dài mớ ba mớ bảy, đàn ông với chiếc quần trắng, áo dài the, chít khăn đen

+ Màu sắc: màu nâu

Trang 41

- Văn học: là 1 loại mỏ với nhiều

khoáng sản quý hiếm: thần thoại, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện trạng Ca dao xứ Bắc trau chuốt, tỉa gọt hơn ca dao Nam

Bộ

- Nghệ thuật biểu diễn dân gian: đa

dạng và mang sắc thái vùng đậm nét: hát quan họ, hát xoan, hát trống quân, hát chầu văn, hát chèo, múa rối v.v

Trang 42

- Tín ngưỡng: mang đặc trưng

của cư dân trồng lúa nước như thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ các ông tổ nghề v.v

- Lễ hội, Lễ Tết: nhiều, phân

bố chủ yếu 2 mùa xuân- thu

Trang 43

- là "nơi phát sinh nền văn hóa bác học" và đội

ngũ tri thức đông đảo, phát triển

+ Thời tự chủ: Thăng Long là trung tâm giáo dục

của cả nước: Năm 1070 xây Văn Miếu; 1076

có Quốc Tử Giám, 1075 bắt đầu chế độ thi cử chọn người hiền tài v.v

tạo ra cho xứ Bắc một đội ngũ trí thức đông

đảo, trong đó có nhiều danh nhân văn hóa

tầm cỡ trong nước, ngoài nước Trong lịch sử

850 năm (l075-1915) cả nước có 56 trạng

nguyên thì 52 người là ở vùng đồng bằng

miền Bắc.

Trang 44

+ Thời thuộc Pháp, Hà Nội là nơi có các cơ sở giáo

dục, khoa học, thu hút các trí thức mọi vùng.

+ ở thời hiện đại, PGS, PTS Ngô Đức Thịnh nhận

xét : "Với đội ngũ trí thức mới, không những ở đây là nơi đầu mối các trung tâm đào tạo và

nghiên cứu khoa học (90% các viện nghiên cứu

và 64% các trường đại học), mà đội ngũ trí thức cũng tập trung đông đảo nhất, chiếm 57% tổng

số trí thức cả nước đội ngũ trí thức được sinh

ra từ những nền giáo dục này tiếp nhận vốn văn hóa dân gian, vốn văn hóa bác học Trung Quốc,

Ấn Độ, phương Tây, tạo ra dòng văn hóa bác

học

Trang 45

CÁC TIỂU VUNG VH

+ Tiểu vùng Đất Tổ - Phú Thọ, + Tiểu vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh + Tiểu vùng Thăng Long - Hà Nội

+ tiểu vùng Hải Đông + Tiểu vùng Hưng Yên - Hưng Nhân

+ tiểu vùng Hà - Nam - Ninh

+ Tiểu vùng Duyên Hải, + tiểu vùng lưu vực sông Mã

+ tiểu vùng Nghệ - Tĩnh

Trang 46

4 VÙNG VH TRUNG BỘ

a ĐK TN: từ Quảng Bình đến Bình Thuận

- Địa hình: + hẹp theo chiều ngang Đông Tây.

+ bị chia cắt theo chiều dọc Bắc Nam bởi các

đèo

+ Vận động tạo sơn còn "ném" ra biển các đảo

và quần đảo: q.đ Hoàng Sa, Trường Sa,

các hòn đảo gần bờ: Hòn Gió (Quảng Bình)

; Cồn Cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm

(Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Phú Yên), Hòn Tre (Khánh Hòa)

v.v , tạo ra những "bình phong" ngăn

chặn bớt sóng gió Biển Đông

Trang 47

+ Các sông đều chảy ngang theo chiều

Đông Tây ra biển, sông ngắn, nước

biếc xanh, ít phù sa, châu thổ hẹp,

nhiều cửa sông sâu tạo thành các vịnh, cảng

- Khí hậu: khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng

của gió phơn Tây Nam (gió Lào) nắng nóng, có mùa mưa lệch pha với hai

đầu Bắc Nam

Trang 48

b Đặc điểm cư dân- xã hội

- là vùng đất biên viễn của Đại Việt, nơi diễn ra sự giao lưu trực tiếp giữa người Việt và người Chăm

- Trong tiến trình lịch sử, Trung Bộ là trạm trung chuyể

n, đất đứng chân để người Việt “Nam tiến”: + Năm10 59: Quảng Bình thuộc về nhà Lý;

+ 1336: Châu Ô, lý thuộc về nhà Trần

+1470: Phú Yên trở ra thuộc về nhà Lê

+1558 chúa Nguyễn Hoàng bắt đầu “kinh doanh dải đất miền Trung

+ 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi vua, đặt kinh đô ở Phú Xuân

+ 1802-1945: nhà Nguyễn đặt kinh đô ở Huế

Trang 49

Cư dân: người Chăm và người Việt sống bằng nghề trồng lúa xen kẽ với nghề đi biển

+ Người Chăm: thuộc ngữ hệ Nam Đảo, di cư đến đất liền Đông Nam Á vào thời đại văn h

oá Sa Huỳnh (1-2 Tcn); gồm 3 nhóm: Chăm

H'roi, Chăm Ninh Thuận - Bình Thuận, và C hăm Nam Bộ

+ người Việt khai phá Trung Bộ theo kiểu tiệ

m tiến, tiếp nhận và Việt hóa các di sản văn hóa Chăm

Trang 50

c Đặc trưng văn hóa

-Là vùng đất chứa nhiều dấu tích văn hóa Chămpa:

+ di sản hữu thể: Tháp chăm, các bức

tượng bà Pô nagar, linga, yoni, bia đá

+ di sản vô thể: tín ngưỡng dân gian thờ

mẹ xứ sở, thờ cá ông, thờ thần biển…

Trang 51

Nhà ở

- nhà người Chăm:+

+ bố trí theo liên gia trong dòng họ,

từng dãy nằm song song cách nhau.

+ luôn được bao bọc bởi hàng rào

+ cổng vào nhà hướng về Nam

+ nhà có nhiều căn theo trật tự: nhà

khách, nhà của cha mẹ và các con nhỏ tuổi, nhà của các cô gái đã lập gia đình, nhà bếp và nhà tục trong đó có kho

thóc, buồng tân hôn và là chỗ ở vợ

chồng cô gái út.

Trang 54

- Nhà ở của người Việt

+ mái nhà thấp, dày, cột lớn,

chân cột kê đá tảng, chắc chắn như đúc.

- xứ Huế: nhà vườn

Trang 59

Ẩm thực + bữa ăn nghiêng về hải sản,

đồ biển, sử dụng nhiều chất

cay.

+ Món Huế: “đế vương hóa

các món ăn Mường”

Trang 60

5 VÙNG VH TÂY NGUYÊN

a Điều kiện tự nhiên:

- gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk

Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng

- là một loạt cao nguyên liền kề, đất đỏ

bazan phù hợp với những cây công nghiệp: cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm

- khí hậu: cận xích đạo, n độ tb: 200C , có

hai mùa: mùa mưa (t5-t10) và mùa khô (t11- t4)

Trang 61

b Hoàn cảnh XH- cư dân

- Cư dân: khoảng 47 dân tộc thuộc hai nhóm ngôn ngữ chính là Nam Đảo (Malayô-

Pôlinêdiêng) và Nam Á (Môn-Khơ me)

- Buôn làng là đơn vị tổ chức xã hội cao

nhất, vẫn mang dấu ấn của công xã thị tộc

- Có tổ chức cộng đồng bền chặt, ý thức tập thể rất cao; đất đai, núi rừng, nguồn nước là

sở hữu chung; mọi hoạt động sản xuất và xã hội đều tuân thủ luật lệ, phong tục của buôn làng

Trang 62

- Lối sống: chủ yếu là đại gia đình mẫu hệ, người phụ nữ cao tuổi có

uy tín nhất cai quản; 1 số dân tộc

theo chế độ phụ hệ.

- Phương thức sống: làm nương

rẫy và khai thác đất theo chế độ

luân canh; sản xuất thô sơ, chủ yếu dựa vào thiên nhiên

Trang 63

c Đặc trưng văn hóa

- Lễ hội: có nhiều lễ hội, nghi thức độc đáo: lễ trưởng thành, lễ bỏ mả, lễ mừng mùa mới, lễ đâm trâu, lễ hội cồng chiêng

-Văn học- nghệ thuật: độc đáo với sử thi

và hoạt động diễn xướng sử thi diễn ra trong các dịp hội hè, tiếp khách, mừng nhà mới, cưới xin… Các nghệ nhân vừa hát kể sử thi, vừa đệm nhạc, điệu bộ

Trang 64

Kiến trúc nhà + Nhà Rông: là ngôi nhà cộng đồng, dùng làm nơi tụ họp, thực thi các luật tục, tiếp khách,

lưu giữ các hiện vật: cồng, chiêng, trống, vũ

khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày

lễ Có 2 loại nhà: nhà Rông trống- nhà Rông

mái

Nhà rông chỉ có ở những buôn làng người dân tộc như Gia Rai, Ba Na ở phía Bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Trang 65

3 Đặc trưng văn hóa

+ Nhà sàn dài, mái dốc, có 2 cầu thang dành cho nam nữ, số bậc là

số lẻ, nhà có bao nhiêu cửa sổ thì

có bấy nhiêu con gái trong nhà

+ Nhà mồ: xây trùm lên mộ, thường dùng 3 màu đen- đỏ- trắng; trang trí tượng gỗ xung quanh

Ngày đăng: 10/01/2019, 20:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w