Ban đầu, một số công ty du lịch tổ chức những trò chơi thách thức tinh thần tập thể cho du khách, dù khi đó những hoạt động này chưa thể hiện hết tính chất và hiệu quả của team building
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN XUÂN TÌNH
XÂY DỰNG SẢN PHẨM TEAMBUILDING
PHỤC VỤ CÁN BỘ NHÂN VIÊN CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
Hà Nội, 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN XUÂN TÌNH
XÂY DỰNG SẢN PHẨM TEAMBUILDING
PHỤC VỤ CÁN BỘ NHÂN VIÊN CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH
Mã số: Đào tạo thí điểm
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN QUANG VINH
Hà Nội, 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan luận văn “Xây dựng sản phẩm teambuilding phục
vụ cán bộ nhân viên các ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội” là công trình
nghiên cứu của chính tác giả
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào
Hà Nội, tháng 02 năm 2018
Học viên thực hiện
Nguyễn Xuân Tình
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ii
DANH MỤC HÌNH v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU vi
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TEAM BUILDING VÀ THỊ TRƯỜNG TEAM BUILDING 7
1.1 Một số vấn đề cơ bản về team building 7
1.1.1 Khái niệm team building 7
1.1.2 Mục đích team building 10
1.2 Sản phẩm team building 18
1.2.1 Khái niệm sản phẩm team building 18
1.2.2 Các yếu tố cấu thành sản phẩm team building 21
1.2.3 Phân loại sản phẩm team building 22
1.2.4 Quy trình tổ chức chương trình team building 26
1.3 Thị trường team building 29
1.3.1 Khái niệm thị trường team building 29
1.3.3 Nhân khẩu học và đặc điểm tính cách nổi bật 38
1.3.4 Quy mô thị trường 39
Tiểu kết chương 1 41
Chương 2 SẢN PHẨM TEAM BUILDING PHỤC VỤ CÁN BỘ NHÂN VIÊN CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI 42
2.1 Đặc điểm thị trường cán bộ nhân viên các ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội 42
2.1.1 i i thiệu v các ngân hàng nư c ngoài tại à Nội 42
2.1.2 Nhân khẩu học và đặc điểm tính cách nổi bật 45
2.1.3 Quy mô thị trường 46
2.1.4 Quá trình tiêu dùng sản phẩm 48
Trang 62.2 Hiện trạng sản phẩm team building phục vụ cán bộ nhân viên các ngân
hàng nước ngoài tại Hà Nội 52
2.2.1 Khái quát v các doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm team building cho thị trường này 52
2.2.2 Các yếu tố cấu thành sản phẩm team building cho thị trường này 55
2.2.3 Quy trình tổ chức chương trình team building cho thị trường này 56
2.2.4 Kết quả kinh doanh sản phẩm teambuilding cho thị trường này 67
2.3 Đánh giá của cán bộ nhân viên các ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội về sản phẩm team building hiện tại 69
2.3.1 Số lượng và các yếu tố cấu thành sản phẩm 69
2.3.2 Chất lượng sản phẩm 71
Tiểu kết chương 2 79
Chương 3 XÂY DỰNG MỘT SỐ SẢN PHẨM TEAM BUILDING PHỤC VỤ CÁN BỘ NHÂN VIÊN CÁC NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI TẠI HÀ NỘI 80
3.1 Làm mới sản phẩm team building hiện có 80
3.1.1 Nâng cao chất lượng nhân sự xây dựng và tổ chức chương trình team building 80
3.1.2 Đi u chỉnh kịch bản phù hợp v i đối tượng khách 81
3.1.3 Nâng cấp đạo cụ phù hợp v i đối tượng khách 83
3.1.3 Triển khai quy trình phù hợp v i đối tượng khách 83
3.1.5 Nâng cao chất lượng các dịch vụ đi kèm 85
3.1.6 Nâng cao chất lượng của các yếu tố khác trong chương trình 86
3.2 Xây dựng sản phẩm mới 88
3.2.1 Xác định yêu cầu sản phẩm m i 89
3.2.2 Một số sản phẩm team building m i 89
Tiểu kết chương 3 97
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình phát triển đội nhóm của Bruce Tuckman 11
Hình 1.2 Mô hình phát triển đội nhóm của Paul Tizzard 14
Hình 1.3 Bốn giai đoạn phát triển đội nhóm 16
Hình 1.4 Quy trình tổ chức chương trình team building 27
Hình 1.5 Quá trình tiêu dùng sản phẩm 32
Hình 3.6 Mật mã QR trong chương trình mật thư 92
Hình 3.7 Thử thách tìm hiểu về Cây Chá trong chương trình cuộc đua kỳ thú 93
Hình 3.8 Thử thách tạo lửa trong chương trình kỹ năng sinh tồn 94
Trang 8DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 Danh sách các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại hà nội 43
Bảng 2.2 Phân bố mẫu theo độ tuổi 45
Bảng 2.3 Phân bố mẫu theo giới tính 45
Bảng 2.4 Phân bố mẫu theo đặc điểm tính cách nổi bật 46
Bảng 2.5 Phân bố mẫu theo số lượng nhân viên 47
Bảng 2.6 Phân bố thời gian tổ chức team building của mẫu 47
Bảng 2.7 Kênh thu thập thông tin về sản phẩm team building của mẫu 48
Bảng 2.8 Phân bố nhân sự trong ban tổ chức theo chức vụ 49
Bảng 2.9 Lý do sử dụng một chương trình team building của mẫu 50
Bảng 2.10 Kết quả mong muốn từ một chương trình team building 50
Bảng 2.11 Tiêu chí đánh giá một chương trình team building thành công 51
Bảng 2.12 Đánh giá chương trình team building lần gần nhất 52
Bảng 2.13 Phân bố các công ty tổ chức team building cho mẫu 53
Bảng 2.14 Số lượng thành viên của mẫu tham gia chương trình 57
Bảng 2.15 Thời lượng chương trình team building lần gần nhất 58
Bảng 2.16 Địa điểm tổ chức chương trình team building lần gần nhất 59
Bảng 2.17 Sự tương tác trong môi trường làm việc nhóm của mẫu 60
Bảng 2.18 Loại hình trò chơi trong chương trình team building gần nhất 62
Bảng 2.19 Doanh thu team building của một số doanh nghiệp từ năm 2014 – 2016 67
Bảng 2.20 Mức độ quan trọng của các hạng mục trong chương trình team building 71
Bảng 2.21 Đánh giá hạng mục chính trong chương trình team building lần gần nhất 72
Bảng 2.22 Số lượng thành viên hợp lý khi gia chương trình team building 73
Bảng 2.23 Thời lượng hợp lý cho một chương trình team building 73
Trang 9Bảng 2.24 Địa điểm yêu thích tổ chức chương trình team building 74 Bảng 2.25 Loại hình trò chơi yêu thích trong chương trình team building 75 Bảng 2.26 Đánh giá dịch vụ đi kèm trong chương trình team building lần gần nhất 76 Bảng 2.27 Đánh giá nhân viên tư vấn bán hàng trong chương trình 77 Bảng 2.28 Đánh giá nhân viên chăm sóc khách hàng hàng trong chương trình 78
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Đứng trước bối cảnh toàn cầu hóa ở nhiều lĩnh vực khác nhau từ kinh
tế, văn hóa cho đến cả chính trị… Nhiều sự thay đổi đã và đang diễn ra Những cơ hội và tiện ích mang lại từ quá trình toàn cầu hóa thúc đẩy sự giao lưu, tiếp xúc văn hóa đồng thời cũng tạo điều kiện để phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ một cách rõ rệt
Các doanh nghiệp trên thế giới vào Việt Nam mang đến phong cách làm việc hiện đại, trong đó có phong cách làm việc theo nhóm (team-work) Muốn tạo được hiệu quả cao trong làm việc nhóm thì xây dựng đội nhóm (team building) chính là điều tất yếu
Kể từ khi team building xuất hiện thì sản phẩm du lịch kết hợp team building cũng nhen nhóm xuất hiện theo bởi chính những điểm tương đồng vốn có trong dịch vụ cấu thành của du lịch và team building Ban đầu, một số công ty du lịch tổ chức những trò chơi thách thức tinh thần tập thể cho du khách, dù khi đó những hoạt động này chưa thể hiện hết tính chất và hiệu quả của team building nhưng nó cũng mở ra một thời kỳ mới cho sản phẩm này
Những năm gần đây du lịch kết hợp team building có sự phát triển rộng rãi và chuyên sâu hơn, được nhiều du khách, doanh nghiệp biết đến và nó đang dần trở thành một xu thế trong ngành du lịch Việt Nam
Du lịch kết hợp team building xuất hiện tại Việt Nam một cách tự nhiên bởi những lý do sau:
Làn sóng các hoạt động team building tràn vào Việt Nam những năm
90 của thế kỷ XX, và ngày càng được các tập thể trẻ, doanh nghiệp đón nhận
và quan tâm cho đến ngày nay
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang thích nghi với phong cách làm việc nhóm (team-work) Một điều gần như chắc chắn là hiện nay tại nơi làm việc, mọi người phải hoạt động theo nhóm cho dù họ thích hay không
Trang 11Các doanh nghiệp tại Việt Nam thường tổ chức cho nhân viên đi du lịch một hoặc vài lần trong năm Ngoài mục đích tham quan đơn thuần, các doanh nghiệp cũng chú ý hơn tới những hoạt động có thể đưa vào các chương trình du lịch
Nắm bắt được xu thế và nhu cầu của khách hàng, do tính tương đồng vốn có của các yếu tố cấu thành dịch vụ như vận chuyển, lưu trú, ăn uống… Các công ty du lịch cũng khai thác các hoạt động team building, ngoài việc tăng thêm tính hấp dẫn của chương trình du lịch còn có mục đích và nhiều ý nghĩa to lớn khác đối với doanh nghiệp
Mang đến nhiều thuận tiện, hiệu quả cho khách hàng Tổ chức cho nhân viên đi du lịch mở mang kiến thức, đồng thời huấn luyện team building cho nhân viên mà không phải tổ chức một chương trình huấn luyện team building vào một thời điểm khác (đỡ tốn thêm chi phí)
Từ những lý do ở trên và mong muốn mang đến khách hàng những sản phẩm team building ý nghĩa, đúng giá trị vốn có của team building, tác giả đã
chọn đề tài “Xây dựng sản phẩm teambuilding phục vụ cán bộ nhân viên các ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
“hoạt động tương quan giữa người và người” (Human Relations Movement), với những chuỗi hoạt động thử thách trong những điều kiện nhất định, nhằm thử khả năng làm việc của nhóm công nhân Qua nhiều lần nghiên cứu và phân tích, người ta đồng ý rằng yếu tố chủ yếu thành công là xây dựng tinh thần đồng nhất, tạo sự gắn kết và hỗ trợ nhau trong tập thể
Trang 12Qua hai thập niên sau đó, nhiều cuộc thử nghiệm và phân tích được áp dụng cho nhiều nhóm công nhân, đã minh chứng rằng năng suất làm việc tăng nhanh khi các công nhân được lập thành nhóm Cùng thời kì đó, Abraham Maslou đã đưa ra thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs), có liên quan đến động cơ thúc đẩy và thi hành
Vào những năm 1950, tập đoàn Genaral Foods đã có một cuộc thử nghiệm về khái niệm làm việc nhóm Nhiều nghiên cứu sau đó liên tục được đưa
ra, nhấn mạnh tầm quan trọng của nhóm trong việc tăng năng suất làm việc
Những thập niên sau đó, càng ngày càng có nhiều tập đoàn như Genaral Motors, Saab, Volvo, Honeywell, Xerox, và Pratt & Whitney tổ chức những hoạt động, nhằm chứng tỏ hiệu quả lớn lao của làm việc nhóm
Kể từ đó, các tập đoàn, doanh nghiệp đã bắt đầu nghĩ tới ý tưởng thành lập nhóm và áp dụng những giải pháp mang tính thách thức cao, nhằm mục đích xây dựng nhóm làm việc hiệu quả Cho đến ngày nay, những hoạt động team building vẫn là mối quan tâm hàng đầu trong việc phát triển nguồn nhân
sự toàn cầu
Ở Việt Nam
Team building du nhập vào Việt Nam vào những năm 90 của thế kỷ
XX khi nền kinh tế của chúng ta bắt đầu mở cửa Từ đó, các hoạt động team building được các doanh nghiệp nước ngoài áp dụng cho nhân viên Việt Nam, dần dần trở nên quen thuộc với tầng lớp doanh nhân Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng không ngừng xây dựng nguồn nhân sự bằng các giải pháp team building
Những công trình nghiên cứu về team building tại Việt Nam còn rất hạn chế thường mang tính nội bộ và ít công bố tại các tập đoàn lớn tại Việt Nam như FPT, Unilever, Techcombank, Showa, Samsung, Viettel, Mobifone… Đa
số đều nhìn nhận và đánh giá được tầm quan trọng của hoạt động team building trong quá trình hình thành và phát triển của tổ chức, doanh nghiệp Từ đó đưa
Trang 13ra những hoạt động để gắn kết đội nhóm, giải quyết mâu thuẫn hay đưa ra những xúc tác cần thiết để phát triển ở mức độ bền chặt hơn
Tuy nhiên còn nhiều người vẫn chưa hiểu đúng về sản phẩm du lịch kết hợp team building thậm chí còn không phân biệt được sản phẩm team building với những chương trình tour games (tour kết hợp với một số trò chơi vận động)
Đa số những nghiên cứu về team building nói chung và team building kết hợp với du lịch nói riêng trên thế giới cũng như tại Việt Nam đều mang tính chất nội bộ và còn rất hạn chế, các tác giả mới chỉ tập trung vào việc đưa
ra hiệu quả của team building, phân tích các dấu hiệu trong các giai đoạn phát triển đội nhóm nhưng chưa đưa ra những giải pháp cụ thể giải quyết triệt để những tồn tại trong tổ chức nhóm đó
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là góp phần phát triển sản phẩm team building phục vụ cán bộ nhân viên các ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội Cụ thể là đề xuất một số giải pháp để triển khai thành công các sản phẩm team building sẵn có và xây dựng một số sản phẩm team building mới phục vụ cán bộ nhân viên các ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ sau:
Thu thập và tổng quan tài liệu về các vấn đề liên quan như tài liệu, công trình nghiên cứu về sản phẩm team building trên thế giới cũng như tại Việt Nam
Thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát, quan sát thực tế, phỏng vấn sâu để bổ sung thông tin
Đánh giá thực trạng của sản phẩm team building phục vụ cán bộ nhân viên của các ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện sản phẩm sẵn có và xây dựng một
số sản phẩm team building mới phục vụ cán bộ nhân viên của các ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội
Trang 144 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là: Sản phẩm team buiding phục vụ cán bộ nhân viên các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội Tập trung chủ yếu vào 3 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội là Citi Bank Hà Nội, Taipei Fubon Bank Hà Nội, Bangkok Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Xây dựng một số sản phẩm team building phục vụ cán bộ nhân viên của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội
Phạm vi không gian: Tại Hà Nội
Phạm vi thời gian: Thực hiện điều tra khảo sát dữ liệu sơ cấp từ tháng 05/2017 đến 10/2017; thu thập dữ liệu thứ cấp từ năm 2013 - 2017
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau được sử dụng:
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Các thông tin này được thu thập từ các công trình nghiên cứu, giảng dạy như giáo trình, bài báo của các tác giả trong và ngoài nước về sản phẩm du lịch kết hợp team building Những thông tin thực tế liên quan đến sản phẩm team building phục vụ cán bộ nhân viên các ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp nghiên cứu trong bài viết được tác giả tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên với số lượng hơn
100 cán bộ nhân viên đã từng sử dụng sản phẩm team building chủ yếu tại 3 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội là Citi Bank Hà Nội, Taipei Fubon Bank Hà Nội, Bangkok Hà Nội trong khoảng thời gian từ tháng 05 đến tháng 10 năm 2017:
- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Tác giả tổng hợp kết quả từ 102 bảng hỏi hợp lệ, trong đó có 24 người thường xuyên trong ban tổ chức - đa số họ là những người giữ chức vụ Trưởng phòng Hành chính – Nhân sự, Trưởng
Trang 15phòng Marketing, hoặc Chủ tịch Công đoàn của 3 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội là Citi Bank Hà Nội, Taipei Fubon Bank Hà Nội, Bangkok
6 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về team building và thị trường team building; Chương 2 Sản phẩm team building phục vụ cán bộ nhân viên các ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội;
Chương 3 Xây dựng một số sản phẩm team building phục vụ cán bộ nhân viên các ngân hàng nước ngoài tại Hà Nội
Trang 16Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TEAM BUILDING
VÀ THỊ TRƯỜNG TEAM BUILDING 1.1 Một số vấn đề cơ bản về team building
1.1.1 Khái niệm team building
Một điều gần như chắc chắn là hiện nay, vào một lúc nào đó tại nơi học tập hay làm việc, mọi người phải làm việc theo nhóm dù có thích hay không Làm việc nhóm (team-work) thực chất đã xuất hiện từ rất lâu trong thế giới tự nhiên cũng như lịch sử phát triển của loài người và nó mang đến nhiều giá trị
to lớn không thể phủ nhận Để có một đội nhóm làm việc hiệu quả thì chắc chắn phải có quá trình xây dựng nhóm (team building) đúng đắn
Ở thế giới tự nhiên, loài kiến thường sống thành bầy đàn với tổ chức chặt chẽ có kiến chúa, kiến thợ, kiến lính trong một tổ được làm trên cây hoặc dưới đất Một số nghiên cứu cho thấy chúng xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng những loài vật khỏe nhất hành tinh chỉ sau bọ hung và ve giáp Kiến có thể tha những vật có trọng lượng gấp 50 lần trọng lượng của chúng, tương đương với một người nặng 50 kg nâng được trọng lượng nặng 2,5 tấn Mặc dù mạnh như vậy nhưng chúng không chọn cách làm việc độc lập, chúng luôn làm việc cùng nhau Chính bằng sức mạnh của làm việc nhóm mà chúng có thể cùng nhau xây dựng những công trình đáng kinh ngạc như tổ kiến khổng lồ dưới lòng đất hay chống lại kẻ thù to khỏe hơn chúng Thậm chí, chúng còn có thể tự sử dụng thân mình để cùng tạo nên một cây cầu sống nhằm mục đích rút ngắn khoảng cách tìm kiếm thức ăn cho đồng loại Chính vì vậy kiến được coi là biểu tượng của tinh thần đoàn kết với tổ chức nhóm khá hoàn hảo [37]
Trở về với xã hội loài người cổ đại xa xưa, một số công trình khảo cổ
đã chỉ ra rằng cách đây khoảng 400.000 năm trước, con người đã tập hợp thành nhóm để săn những con voi có kích cỡ gấp đôi những con ngày nay chỉ với những công cụ thô sơ Họ đã biết phân công nhiệm vụ rõ ràng trong một
Trang 17cuộc đi săn, mỗi người đảm nhận một vai trò riêng: người nhử mồi, người phi lao, người lăn đá để có thể hạ gục con vật khổng lồ có sức mạnh khủng khiếp như vậy sau đó xẻ thịt chia nhau Đó hoàn toàn được coi là quá trình xây dựng và làm việc nhóm, khởi đầu cho sự phát triển của những quy trình xây dựng và làm việc nhóm phức tạp của con người ngày nay
Mặc dù hoạt động team building đã có nguồn gốc hình thành từ rất lâu
và mang lại những hiệu quả rõ rệt như vậy, song cho đến nay khái niệm “team building” vẫn được hiểu theo nhiều cách khác nhau
Tuy chưa có một nhận thức thống nhất nào về khái niệm “team building” trên thế giới cũng như tại Việt Nam nhưng trước thực tế phát triển của xã hội và quá trình toàn cầu hóa thì việc nghiên cứu, thảo luận để đi đến khái niệm thống nhất về team building là một đòi hỏi khách quan
“Team building” là một từ ghép tiếng Anh, được hình thành bởi 2 từ
“team” và “building” “Team” có nghĩa đã đội nhóm, “building” có nghĩa là xây dựng Như vậy, “Team builing” có thể tạm dịch là xây dựng đội nhóm trong công ty hoặc tổ chức nào đó
Năm 1933, Elton Mayo, Nhà tâm lý học người Anh có viết:
“Human collaboration in work, in primitive and developed societies, has always depended for its perpetuation upon the evolution of a non-logical social code which regulates the relations between persons and their attitudes
to one another.” [30]
Tạm dịch: Sự phối hợp của con người trong công việc, từ xã hội nguyên thuỷ đến xã hội phát triển, đã dựa vào sự phát triển của các quy tắc xã hội phi logic mà những quy tắc đó quy ước mối quan hệ giữa người này với người khác và thái độ của họ với nhau
Nội dung nêu lên mối tương quan giữa con người với con người trong công việc, đặt nền tảng cho việc nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển đội nhóm
Trang 18Ngoài ra, tinh thần đoàn kết cũng được thấy rõ trong truyền thống của dân tộc Việt Nam, tinh thần ấy được truyền tải qua những tác phẩm văn học dân gian Việt Nam như câu chuyện “Bó đũa” hay câu tục ngữ “Một cây làm chẳng nên non; Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.” Tinh thần đoàn kết dân tộc luôn được gìn giữ và phát huy mạnh mẽ trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, đặc biệt là trong công cuộc chống giặc ngoại xâm
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân cũng đưa ra quan điểm: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công.”
Năm 2006, Paul Tizzard, học giả người Anh đưa ra quan niệm:
“Team building – a group of people are brought together who need to work at a more intimate level of understanding They may have reached this stage over a period of time, but it is more likely that the manager is actively working to form them into a certain kind of team.” [35, tr 10]
Tạm dịch: Xây dựng nhóm - tập hợp những cá nhân được chọn lựa cùng nhau, cần làm việc với nhau ở mức độ hiểu biết cá nhân sâu hơn Họ sẽ đạt được ngưỡng này sau một thời gian tuy nhiên gần như chắc chắn người quản lý sẽ chủ động thành lập những nhóm như thế
Năm 2007, Geneva cũng đưa ra quan điểm:
“Team Building: The process of gathering the right people and getting them to work together for the benefit of a project.” [29, tr 4]
Tạm dịch: Xây dựng nhóm: Quá trình tập hợp đúng người và giúp họ làm việc cùng nhau vì lợi ích của một dự án
Tóm lại, team building là một quá trình xây dựng đội nhóm dài hạn từ khi nhóm hình thành đến khi nhóm đạt được hiệu quả, hoàn thành được mục tiêu công việc
Trang 191.1.2 Mục đích team building
Team building là tiền đề cho làm việc nhóm Bởi vì muốn đạt được hiệu quả công việc cao khi làm việc nhóm thì phải tổ chức được đội nhóm hoàn hảo, muốn có một đội nhóm hoàn hảo thì phải có một quá trình xây dựng đội nhóm đúng đắn
Nhóm lý tưởng là nhóm tập hợp bởi nhiều thành viên với đa dạng tính cách, được chọn lựa cẩn thận để đảm bảo không có bất cứ sự sai sót nào tác động tới công việc chung Tuy nhiên, trong thực tế ít khi các nhóm làm việc được tổ chức tốt như vậy Một nhóm có thể làm việc cùng nhau, chia sẻ, trò chuyện và dành thời gian cho nhau nhưng chưa thể coi đó là một nhóm đích thực
Những người lãnh đạo luôn muốn tổ chức nhóm và đạt được mục tiêu gắn kết chặt chẽ để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất Muốn thực hiện được điều đó đòi hỏi phải can thiệp bằng những tác động đúng đắn vào suốt quá trình phát triển của đội nhóm
Mục đích cụ thể của một chương trình team building là tìm hiểu được giai đoạn phát triển và vấn đề mà đội nhóm đang gặp phải, từ đó đưa ra những hoạt động nhằm giải quyết được những vấn đề đó một cách tối ưu để nhóm phát triển ở mức độ cao hơn vì mục tiêu chung của nhóm
Tại Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, có một số quan niệm đánh đồng team building với hoạt động vui chơi, giải trí đi kèm với chương trình du lịch để làm đa dạng hóa hơn những hoạt động du lịch nhưng thực chất thì không phải như vậy Ngoài những yếu tố vốn có của chương trình du lịch thuần túy, một chương trình team building không chỉ mang giá trị vui chơi giải trí, nó còn mang trong đó giá trị gắn kết đội nhóm và thể hiện giá trị sẵn có của chính doanh nghiệp khách hàng
Đội nhóm nào đó có thể đang trong giai đoạn hình thành, nội bộ đang tranh cãi hoặc cần sự xúc tác Mỗi bước phát triển của nhóm cần nhiều hoạt động khác nhau, vì vậy điểm mấu chốt nhất ở đây là biết điểm khởi đầu trước
Trang 20khi quyết định cần tác động điều gì Bất kỳ một sự kiện đội nhóm nào cũng sẽ
là cơ hội để mọi người đến cùng nhau, trải nghiệm thứ gì đó đáng giá và trò chuyện về chúng sau đó
Mục đích cuối cùng của team building là giúp các nhóm đạt hiệu quả cao trong công việc Tuy nhiên một nhóm hình thành, tồn tại và phát triển sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau Những giai đoạn phát triển của nhóm đã được một số các học giả nghiên cứu
Năm 1965, Bruce Tuckman đã đưa ra mô hình bốn hoạt động phát triển đội nhóm Tuckman gồm Hình thành – Sóng gió – Chuẩn hóa – Thi hành:
[Nguồn: Bruce Tuckman] Hình thành (Forming):
Đây là giai đoạn định hình cho sự phát triển của đội nhóm, được đánh dấu bởi thời điểm một số người nhất định được tập hợp lại thành một đội vì một mục tiêu, mục đích chung nào đó Ở giai đoạn này, các thành viên của đội giới thiệu và làm quen với nhau Người ta trao đổi với nhau về nhiệm vụ
và mục tiêu của đội dự định sẽ lập lên (sẽ làm ra sản phẩm gì, cần học hỏi, tìm kiếm thông tin gì ) và tìm đến những sự đồng thuận Ở những hợp quyết
tự phát (ví dụ các đội sinh hoạt tự do) thì điều cần thiết để có thể hoạt động là những quan điểm và mục tiêu cá nhân phải tương đồng tối đa và tất nhiên là
có một sự gần gũi về mặt địa lý thích hợp
Giai đoạn hình thành bao gồm các tình cảm và hành vi: Hưng phấn, hy vọng và lạc quan; Tự hào khi được chọn lựa để thực hiện dự án; Gắn kết với đội một cách dè dặt; Hoài nghi và lo âu về công việc; Định hình nhiệm vụ và cách thức hoàn thành nhiệm vụ đó; Xác định những hành vi thích hợp trong đội; Quyết định những thông tin nào cần thu thập
Hình 1.1 Mô hình phát triển đội nhóm của Bruce Tuckman
Trang 21Sóng gió (Storming):
Đây là giai đoạn mà bất kỳ đội nhóm mới hình thành nào cũng phải trải qua, họ phải đối mặt với những xung đột trong nội bộ Tất cả các thành viên đều có những ý tưởng riêng về tiến trình phát triển cũng như cách thức làm việc của tập thể, mà những quan điểm cá nhân thường hơi quá khích Giai đoạn này có lẽ là thời kỳ khó khăn và phức tạp nhất của tập thể Các tập thể thường nhận ra rằng những nhiệm vụ phía trước thực sự khó khăn và khác xa những gì họ hình dung trước đó Sốt ruột do không thấy sự tiến triển nào, các thành viên sẽ tranh luận về việc tập thể cần có những hành động gì cho phù hợp Họ cố gắng dựa vào những kinh nghiệm cá nhân cũng như chuyên môn,
và cự tuyệt hợp tác với hầu hết các thành viên khác trong tập thể
Giai đoạn sóng gió bao gồm các tình cảm và hành vi: Từ chối các nhiệm vụ đặt ra; Phản đối các biện pháp tiếp cận nhiệm vụ do các thành viên khác đề xuất; Thay đổi rõ nét trong quan điểm về cơ hội thành công của đội nhóm; Tranh luận giữa các thành viên, thậm chí cả khi họ đã đồng ý và thống nhất về một số vấn đề nào đó; Có chiều hướng phòng vệ, cạnh tranh và lựa chọn bè phái; Nghi ngờ sự sáng suốt và hiểu biết của những người có quyền lựa chọn kế hoạch và bổ nhiệm các thành viên của đội nhóm; Đặt ra những mục tiêu không thực tế; Thiếu đoàn kết, ghen tỵ và không khí căng thẳng ngày một gia tăng
Những sức ép này sẽ khiến các thành viên trong đội nhóm không còn sức lực để tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu đặt ra Tuy nhiên, các thành viên cũng đã bắt đầu hiểu nhau hơn Đội nhóm muốn hoạt động thành công phải dám đối diện với các xung đột này: thừa nhận sự có mặt của nó và quản lý, giải quyết nó để chuyển sang giai đoạn mới
Chuẩn hóa (Norming):
Giai đoạn ổn định bắt đầu khi tập thể có được sự đồng thuận Hóa giải được những xung đột không thể tránh khỏi khi tham gia một đội, các thành viên sẽ bước vào một giai đoạn hình thành chuẩn mực trên cơ sở tin tưởng và
Trang 22gia tăng sự hợp tác, gắn bó giữa các thành viên Chính việc bùng nổ xung đột
và hóa giải các xung đột trong giai đoạn sóng gió của một đội nhóm đã tạo tiền đề cho từng cá nhân tự bộc lộ mình và thấu hiểu người khác Họ nhận ra giá trị của mô hình làm việc hợp tác và cảm nhận được môi trường an toàn trong nhóm làm việc Các cuộc đối thoại, tranh luận sẽ cởi mở và hướng đến công việc nhiều hơn, tiến tới sự tự ý thức của từng cá nhân về vai trò của mình trong đội nhóm (thay vì được lãnh đạo chỉ định) Qua đó, các thành viên trong đội củng cố mối quan hệ với nhau đồng thời hệ thống thiết lập được những nguyên tắc và chuẩn mực chung trong cách thức tổ chức đội, phương pháp và quy trình làm việc
Lúc này, mọi người đều mong muốn chia sẻ những vấn đề trọng tâm
mà họ mới phát hiện ra Sự hăng hái và nhiệt tình luôn ở mức độ cao, và đội nhóm bị cuốn hút vào việc làm sao để vượt ra khỏi những giới hạn ban đầu của tiến trình phát triển Trong giai đoạn này, các thành viên của đội sẽ biết điều chỉnh hài hoà tính tranh đua, lòng trung thành và tinh thần trách nhiệm
Họ chấp nhận tập thể, các quy tắc căn bản chung, chấp nhận vai trò, chức vụ của mình trong đội, đồng thời chấp nhận tính cách cá nhân của các thành viên khác Những mâu thuẫn dựa trên cảm tính giảm bớt do mối quan hệ cạnh tranh trước kia đã chuyển thành mối quan hệ cộng tác
Giai đoạn ổn định, hình thành chuẩn mực bao gồm các tình cảm và hành vi: Có khả năng đưa ra những phê bình mang tính xây dựng; Chấp nhận
tư cách thành viên trong đội nhóm; Cố gắng đạt được sự hoà hợp trong nhóm bằng việc tránh những xung đột; Thân thiện, tin tưởng lẫn nhau, chia sẻ những chuyện riêng tư; Có cảm giác gắn kết, hoà mình, đồng thời có mục tiêu chung với đội nhóm; Hình thành và duy trì những quy tắc cơ bản cũng như những ranh giới của nhóm
Khi các thành viên trong tập thể xoá bỏ sự khác biệt lẫn nhau, họ sẽ dành nhiều thời gian và công sức hơn để hoàn thành các mục tiêu chung
Thi hành (Performing):
Trang 23Giai đoạn này là thời kỳ kiểm nghiệm hiệu quả làm việc của đội nhóm
Kế thừa thành quả đồng thời giải quyết những tồn đọng còn sót lại của các giai đoạn trước Không phải đội nào cũng đạt tới giai đoạn phát triển này Để thành công, cả đội phải cùng nhau học cách quản lý và làm việc ăn ý ngay từ khi đội mới thành lập Đội sẽ ổn định thành một hệ thống có tổ chức, hoạt động hiệu quả trên cơ sở trao đổi ý kiến một cách tự do và thẳng thắn Các thành viên làm việc nhiệt tình, chủ động và tích cực vì thành công chung của
cả đội Cũng chính ở đây tinh thần đồng đội mới được bộc lộ rõ nét và sâu sắc nhất Các thành viên phối hợp với nhau nhịp nhàng, họ biết mình phải làm gì, mình được người khác kỳ vọng ra sao, cụ thể, chính xác và thống nhất cao độ Cái tôi cá nhân dường như không còn, trong mỗi thành viên là một linh hồn khác, linh hồn đồng đội, họ là những mảnh ghép hoàn hảo và hài hòa cho một bức kiệt tác
Giai đoạn thi hành bao gồm những tình cảm và hành vi: Các thành viên nắm vững về các tiến trình phát triển của cá nhân, đội nhóm; Các thành viên hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của nhau; Tự thay đổi có tính xây dựng; Khả năng đương đầu hay giải quyết vấn đề của đội nhóm
Đến năm 2006, Paul Tizzard tiếp tục nghiên cứu dựa trên những kết quả của mô hình Tuckman để đưa ra mô hình phát triển đội nhóm bao gồm Lịch thiệp – Xung đột – Thấu hiểu – Tiếp thu [35]:
[Nguồn: Paul Tizzard] Lịch thiệp (Polite):
Giai đoạn lịch thiệp trong quá trình phát triển nhóm là phổ biến nhất khi nhóm mới thành lập, nó cũng có thể diễn ra khi có một quản lý mới Giai đoạn lịch thiệp được thể hiện qua những tình cảm và hành vi:
Hình 1.2 Mô hình phát triển đội nhóm của Paul Tizzard
Trang 24Mọi người thận trọng trong cách cư xử; Ngượng nghịu và trông đợi vào
sự rõ ràng cởi mở; Sự vụng về; Lịch thiệp quá mức; Một số người không bày
tỏ ý kiến (do dự); Tìm hiểu lẫn nhau
Tại giai đoạn này, họ cần biết họ đang ở đâu và cần đi đến đâu
Xung đột (Angry):
Khi một đội ngũ trưởng thành trong giai đoạn xung đột, thường bộc lộ những trạng thái cảm xúc và hành vi sau:
Cảm xúc giận dữ hay tiêu cực thể hiện rõ rệt; Đố kỵ và châm chọc; Một
số người quen làm việc độc lập thể hiện sự mất kiên nhẫn; Thủ đoạn cá nhân; Mọi người bắt đầu khẳng định cái tôi; Một số tranh giành nhau vị trí làm việc; Cảm xúc được bộc lộ tích cực và tiêu cực
Thấu hiểu (Understanding):
Sau giai đoạn xung đột là giai đoạn thấu hiểu trong quá trình phát triển của đội nhóm Ở giai đoạn này có thể quan sát được những tình cảm và hành vi: Mọi người bắt đầu hiểu nhau nhiều hơn; Xuất hiện nhiều hơn những cam kết và thống nhất mục tiêu; Ít bè phái hơn; Các thành viên tôn trọng lãnh đạo
và quản lý nhiều hơn; Sự hài hước trở nên thoải mái hơn, không hàm ý mỉa mai; Mọi người đều đã cảm nhận được vai trò của mình trong đội nhóm; Ổn định; Thụ động; Không định hướng; Thoải mái
Tiếp thu (Learning):
Giai đoạn này là mong ước của tất cả các đội nhóm, những tình cảm và hành vi sau đây được thể hiện: Mọi người học tập từ cách làm việc của nhau và cởi mở hơn về điểm mạnh, điểm yếu của nhau; Mọi người cởi mở thông tin phản hồi; Chia sẻ ý tưởng dễ dàng hơn; Tin tưởng cao hơn; Đương đầu với sự bất đồng và chào đón những quan điểm khác nhau; Tự chủ hơn và kiểm tra với người quản lý ít hơn; Quan tâm lẫn nhau và tình nguyện giúp đỡ; Định hướng bản thân; Được khích lệ cao; Tự huấn luyện; Hợp tác ở các mức độ cao hơn
Từ quá trình nghiên cứu, tổng hợp hai mô hình của Tuckman và Paul cũng như quá trình làm việc thực tế, tác giả phân chia quá trình hình thành -
Trang 25phát triển của một đội nhóm thành bốn giai đoạn và đưa ra những mục đích cụ thể cho từng giai đoạn như sau:
(1) Thích nghi:
Nghi thức giao tiếp cơ bản đóng vai trò sống còn trong giai đoạn này Trong hoạt động nhóm, nó tạo điều kiện cho mọi người thấu hiểu lẫn nhau Nếu chưa đạt được điều này, mọi người không thể tương tác với nhau hiệu quả hơn Giống như những người lạ mặt gặp nhau trong một bữa tiệc, kể với nhau về những rắc rối cá nhân Khi mới gặp mặt, điều này khó có thể xảy ra,
họ đã bỏ qua một số giai đoạn làm quen cần thiết Giai đoạn này nên được chủ trì bởi nhà quản lý hoặc tư vấn viên đào tạo Những hoạt động này thiên
về giao tiếp chào hỏi, làm quen và tìm hiểu
Nhà quản lý phải có cách thức quản lý theo thiên hướng quản lý bằng chỉ thị hoặc lời nói, phụ thuộc nhiều vào nhà quản lý hoặc lãnh đạo nhóm Họ đưa ra những hướng dẫn, hành động, và đặc biệt sự hiện diện rõ ràng của họ
[Nguồn: Nghiên cứu của tác giả]
Hình 1.3 Bốn giai đoạn phát triển đội nhóm
Trang 26Tư vấn viên đào tạo tổ chức những hoạt động này, cần thiết để vận dụng hỗn hợp những cách thức Tuy nhiên, đừng tỏ ra ngạc nhiên nếu mọi người không đóng góp tiếng nói Chuẩn bị để lạc quan, hài hước tích cực trong trường hợp bạn không thể kích thích câu trả lời từ các thành viên trong nhóm
(2) Mâu thuẫn:
Một đội ngũ có thể trải qua những trạng thái tâm lý này vì những lý do khác nhau, tuy nhiên nhìn chung nó là dấu hiệu thể hiện sự thay đổi trong đội ngũ, thậm chí thứ gì đó càng đơn giản càng thu hút những thành viên mới Những hoạt động được tổ chức bởi các tư vấn viên đào tạo và các quản lý
Mục đích chính là làm sáng tỏ mục tiêu và đem ra trước ánh sáng những gì thực sự diễn ra nhưng không được đề cập tới
Quản lý có thể tiên liệu sự lo lắng khi đội ngũ làm việc bắt đầu tìm hiểu
họ là ai và họ nên đứng ở đâu Quản lý cần phải giữ vững mục tiêu và cảm tưởng về đích đến Thêm vào nữa, mong muốn được kiểm chứng và chuẩn bị cho phương án giải quyết vấn đề Quản lý có thể quan sát mọi người thách thức lẫn nhau công khai và bí mật, thành lập bè phái Phương pháp tiếp cận tốt nhất phụ thuộc vào mức độ nhiệt tình, và giúp đỡ mọi người nhận thức một đội tuyệt vời ẩn trong sự bất đồng
Phương pháp của tư vấn viên đào tạo nên mang tính đơn giản hóa, không dính quá sâu vào những bè phái Sẽ dễ rơi vào những vòng xoáy tiêu cực ở đây Luôn lạc quan, tích cực và tập trung
(3) ợp tác:
Nếu không được quản lý cẩn thận, có thể là một mối nguy hiểm khi rơi vào bế tắc hoặc dậm chân tại chỗ (một số đội ngũ có thể mắc vào giai đoạn này mãi mãi) Hoạt động này khích lệ nhóm không mất đà, tuy nhiên vẫn tiếp tục vận động Thêm nữa, giúp mọi người tập trung vào những mục tiêu chung Những hoạt động này có thể được chủ trì bởi quản lý hoặc tư vấn viên đào tạo, khuyến khích những thành viên giúp đỡ theo mọi cách họ có thể
Trang 27Tại giai đoạn này, ứng xử của quản lý dễ dàng hơn, có thể lắng nghe và giúp đỡ đội ngũ cùng đưa ra những cách giải quyết vấn đề chung Người quản
lý nên “xuống nước một chút” và dành thời gian động viên hơn thay vì săn tìm
Tư vấn viên đào tạo nên động viên mọi người đưa ra ý kiến và làm sáng tỏ chúng để bất kỳ ai có quyền phát biểu được tôn trọng
(4) iệu quả:
Có thể áp dụng hỗn hợp phương thức lãnh đạo theo những nhu cầu cá nhân Sử dụng những câu hỏi giúp mọi người giải đáp vấn đề riêng của họ Nhấn mạnh kết quả cuối cùng thay vì tập trung vào quá trình Khuyến khích mọi người làm việc với nhau, giúp nhau học tập, phần lớn trong công việc Động viên họ vận dụng những điểm mạnh
Quản lý có thể áp dụng hỗn hợp phương thức lãnh đạo theo những nhu cầu cá nhân Sử dụng những câu hỏi giúp mọi người giải đáp vấn đề riêng của
họ Nhấn mạnh kết quả cuối cùng thay vì tập trung vào quá trình Khuyến khích mọi người làm việc với nhau, giúp nhau học tập, phần lớn trong công việc
Mục tiêu của tư vấn viên đào tạo là giúp nhóm tự giải quyết vấn đề Họ thậm chí có thể tự thiết lập chương trình nghị sự Kích thích họ thảo luận cách tốt nhất phối trộn những năng lực khác nhau và chia sẻ trách nhiệm với quản
lý về đưa ra quyết định
Tựu chung lại, mục đích của một chương trình team building là tập trung tìm hiểu ra các giai đoạn phát triển của đội nhóm, từ đó đưa ra những hoạt động phù hợp giải quyết vấn đề đó giúp các nhóm phát triển ở cấp độ cao hơn, sớm đạt hiệu quả cao nhất trong công việc
1.2 Sản phẩm team building
1.2.1 Khái niệm sản phẩm team building
1.2.1.1 Khái niệm sản phẩm
Theo C Mác: Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng để phục
vụ cho việc làm thỏa mãn nhu cầu của con người Trong nền kinh tế thị
Trang 28trường, người ta quan niệm sản phẩm là bất cứ cái gì đó có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận
Theo Từ điển Tiếng Việt:
Sản phẩm là cái do lao động của con người tạo ra
Cái được tạo ra, như là một kết quả tự nhiên
Theo ISO 9000:2000: Sản phẩm là kết quả của các hoạt động hay các quá trình Sản phẩm bao hàm cả những yếu tố vật chất và phi vật chất, cả những vật thể hữu hình (thông thường được gọi là hàng hoá) và vô hình (hay còn gọi là dịch vụ)
Theo Trần Minh Đạo, Giáo trình Marketing căn bản: Sản phẩm được hiểu là tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ có thể đem chào bán, có khả năng thỏa mãn một nhu cầu hay mong muốn của con người, gây sự chú ý, kích thích sự mua sắm và tiêu dùng của họ
Như vậy, khi con người nảy sinh một nhu cầu hay mong muốn nào đó thì tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ có thể đem chào bán, làm họ thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn đó thì được hiểu là sản phẩm
Theo nghĩa rộng: Từ góc độ thỏa mãn chung của sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch là sự kết hợp các dịch vụ hàng hóa cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc
sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực tại một cơ sở, một vùng, địa phương hay của một quốc gia
Trang 29Theo nghĩa hẹp: Từ góc độ thỏa mãn đơn lẻ từng nhu cầu đi du lịch Sản phẩm du lịch là sản phẩm hàng hóa cụ thể thỏa mãn các nhu cầu khi đi du lịch của con người Có nghĩa là bất cứ cái gì có thể mang ra trao đổi để thỏa mãn mong muốn của khách du lịch Bao gồm sản phẩm hữu hình và sản phẩm
vô hình Ví dụ: món ăn, đồ uống, chỗ ngồi trên phương tiện vận chuyển, buồng ngủ, tham quan, chương trình sự kiện
Theo quan điểm Marketing: Sản phẩm du lịch là những hàng hoá và dịch vụ có thể thoả mãn nhu cầu của khách du lịch, mà các doanh nghiệp du lịch đưa ra chào bán trên thị trường, với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm
và tiêu dùng của khách du lịch
Theo Luật Du lịch Việt Nam năm 2017 giải thích từ ngữ: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch” [19]
Từ những khái niệm trên, có thể thấy sản phẩm du lịch là tập hợp những dịch vụ cần thiết nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách du lịch được các công ty du lịch khai thác
1.2.1.3 Khái niệm sản phẩm team building
Trong thực tế thì có sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình, có sản phẩm thiên về dịch vụ, và rất nhiều sản phẩm là sự kết hợp của cả hai loại trên
Một sản phẩm team building chính là một chương trình team building đa
số được các công ty du lịch khai thác, thường là tổng hợp các dịch vụ như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tìm hiểu, khám phá… kết hợp với những thử thách trải nghiệm (có thể là trò chơi) nhằm truyền tải những thông điệp nhất định
Team building là sản phẩm dịch vụ được thiết kế để thỏa mãn ước muốn đề ra là phát triển đội nhóm ở cấp độ cao hơn nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc mà đội nhóm đó đảm nhiệm
Do vậy, sản phẩm team building thường là sản phẩm du lịch tập hợp các dịch vụ như: vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tìm hiểu, khám phá và vui
Trang 30chơi nhằm tạo nên các hoạt động khác nhau để những người tham gia có thể trải nghiệm những tình huống nhất định, từ đó rút ra các bài học thực tiễn trong công việc, nhằm điều chỉnh thái độ và hành vi cá nhân trong khi làm việc chung với nhau cùng hướng đến mục tiêu chung của tổ chức
1.2.2 Các yếu tố cấu thành sản phẩm team building
Sản phẩm team building được cấu thành bởi rất nhiều những yếu tố khác nhau, những yếu tố quan trọng và dễ thấy nhất chính là nhân sự thực hiện chương trình (MC, trọng tài, hỗ trợ ), đạo cụ (đạo cụ games, trang thiết bị) và kịch bản chương trình (nội dung chương trình):
1.2.2.1 Nhân sự
Nhân sự thực hiện chương trình thường bao gồm Hướng dẫn viên, MC games, MC dẫn lễ, đạo diễn chương trình, hoạt náo viên, trọng tài, nhân sự hỗ trợ, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật ánh sáng, quay phim, chụp ảnh, ca sỹ, nhóm múa Đội ngũ nhân sự thực hiện là yếu tố tối cần thiết cho một chương trình diễn ra, là bộ phận tương tác nhiều nhất với khách hàng và trong đa số các trường hợp nhân sự chính là yếu tố quyết định sự thành bại của chương trình (nhưng không phải tất cả)
1.2.2.2 Kịch bản
Kịch bản chương trình dựa vào nội dung tương ứng trong bước tiếp nhận thông tin khách hàng để có được các thông tin về số lượng khách, thời lượng, thời điểm của chương trình, mục đích chương trình, loại hình chương trình, các hoạt động trong chương trình, lộ trình, ý nghĩa, thông điệp… Nếu đạo cụ là phần xác của chương trình team building thì kịch bản là linh hồn của chương trình đó
1.2.2.3 Đạo cụ
Đạo cụ và trang thiết bị cho chương trình thường bao gồm các thiết bị sân khấu, âm thanh, ánh sáng, các đạo cụ trò chơi dùng trong chương trình thậm chí cả những vật dụng dự phòng cho các trường hợp sai hỏng hoặc
Trang 31những tình huống khẩn cấp như cấp cứu người bị thương, hỏa hoạn, thiên tai hay đơn giản là những tình huống thời tiết xấu như trời mưa hoặc nắng quá Đạo cụ phản ánh sự công phu của chương trình cũng như kỹ thuật thiết kế của đơn vị tổ chức
1.2.3 Phân loại sản phẩm team building
Tùy theo không gian, mục đích, đối tượng, địa hình và nội dung tổ chức
mà team building được phân ra thành nhiều loại hình khác nhau Chính vì thế, người tổ chức team building phải nắm bắt rõ nhu cầu và mục đích của khách hàng để tổ chức hoạt động thật phù hợp Dưới đây là một số cách phân loại
sản phẩm team building mà các doanh nghiệp thường sử dụng:
Phân loại theo không gian tổ chức hoạt động: teambuilding indoor (trong nhà) và teambuilding outdoor (ngoài trời) Phân loại theo mục đích chương trình: truyền đạt thông tin lãnh đạo (khi công ty có lãnh đạo mới hoặc thay đổi chiến lược kinh doanh); thử nghiệm phản ứng của nhân viên khi bước vào môi trường kinh doanh mới (áp dụng khi doanh nghiệp muốn tránh rủi ro thực tế; tạo sự thích ứng cho nhân viên mới); kích thích tinh thần nhân viên; xây dựng văn hóa yêu con người, yêu thiên nhiên Phân loại theo đối tượng tham gia: lãnh đạo, nhân viên, sinh viên – học sinh Phân loại theo loại hình trò chơi Phân loại theo các giai đoạn phát triển đội nhóm Các hình thức team building này được phân loại đa dạng vì thế người tổ chức cần nắm bắt được tối đa thông tin để tư vấn, định hướng cho khách hàng hình thức tổ chức phù hợp nhất
Dưới đây là hai cách phân loại thông dụng nhất:
1.2.3.1 Phân loại theo loại hình trò chơi
Trò chơi team building là chất liệu cơ bản nhất, thông dụng nhất trong các chương trình tổ chức team building Bởi vì trò chơi là nền tảng cho sự sáng tạo và truyền đạt nhiều thông điệp xây dựng đội ngũ, văn hóa doanh nghiệp khác nhau Trò chơi, ngoài giá trị về giải trí còn giúp con người tăng
Trang 32khả năng tương tác, đào tạo và truyền thông với nhau Có 6 loại hình trò chơi team building tiêu biểu nhất:
(1) Truy tìm kho báu: Là một tổ hợp các trò chơi lớn nhỏ khác nhau
được tổ chức trên một vùng địa hình rộng, đa dạng Vì là một chương trình trò chơi tổng hợp nên giá trị của nó được nhìn nhận nhiều mặt về phát triển tư duy, kỹ năng cá nhân và kỹ năng đội nhóm, tinh thần cá nhân và đồng đội… Đặc biệt nó thỏa mãn chí tưởng tượng, khám phá của người tham gia Ban tổ chức thì dễ dàng lồng ghép câu chuyện, hoạt động khác vào kịch bản Hiện nay, loại hình trò chơi truy tìm kho báu được phát triển thành những chương trình games show truyền hình thực tế ăn khách như Amazing Race, Big Games (Mật Thư), Running Man…
(2) Vượt vật cản: Đây là thể loại trò chơi đồng đội tập trung vào mục
tiêu rèn luyện: chiến thuật, sự phối hợp ăn ý giữa thành viên trong đội nhóm
và năng lực lãnh đạo của đội trưởng Trò chơi luôn yêu cầu đội nhóm phải đưa thành viên vượt qua vật cản một cách nhanh nhất, an toàn và đúng luật Vật cản có thể là mô hình dòng sông, bãi mìn, mê cung, bộ chướng ngại vật phức hợp, mạng lưới… Với mỗi tình huống và vật cản khác nhau sẽ tạo nên nội dung cũng như mức độ hấp dẫn riêng của trò chơi Giá trị của trò chơi được nêu bật và đi sâu, ngấm vào người tham gia hoạt động team building khi
áp dụng phương pháp huấn luyện của ban tổ chức Những trò chơi thuộc thể loại vượt vật cản thường thấy như: Xây Cầu Vượt Sông, Mạng Nhện Độc, Cầu Dây, Thảm Bay, Mê Cung, Bãi Mìn…
(3) Dây thăng bằng: Trò chơi này được sáng tạo theo mô tuýp mỗi
thành viên trong đội nhóm cầm và điều khiển chiếc dây mà đầu chung của những chiếc dây đó buộc vào một vật thể trung tâm Theo đó, mỗi cá nhân chỉ được phép điều khiển dây của mình, không được rút ngắn, không được chạm vào vật thể trung tâm, sao cho cả đội phối hợp ăn khớp và đưa vật thể về đúng điểm đích Đồ vật trung tâm có thể là ván gỗ, bóng, thang gỗ, xô nước, cây
Trang 33bút… Trò chơi phát huy mạnh mẽ yếu tố “cùng nhau và ăn ý” của các thành viên trong nhóm Một góc độ khác cũng được khai thác đó là giá trị trách nhiệm trong đội ngũ Bởi vì, bản thân điều khiển một sợi dây như điều khiển con rối mà lại đông người tác động đến nó, từ đó dẫn đến việc dây căng, dây trùng, dây cao, dây thấp… làm nghiêng, rơi, đổ vỡ vật trung tâm Mà khi hỏng việc, nhiều người lại đổ lỗi cho nhau… tinh thần trách nhiệm cần được phân tích, thấu hiểu và cam kết
(4) Truy n tin: Là thể loại trò chơi mô phỏng quá trình/quy trình làm
việc tại các công ty, đội nhóm Khi mà kết quả của người trước là đầu vào của người sau; khi mà việc bàn giao thông tin, hồ sơ luôn luôn, liên tục, gấp gáp nhưng cần độ chính xác cao Đội nhóm gặp vấn đề khi một “mắt xích” nào đó
bị đứt quãng hoặc thiếu chính xác Thông tin/công việc bị sai lệch mà chính người sau không hề biết Trò chơi tạo cho đội ngũ cái nhìn tổng quan về quy trình làm việc nhóm và ý nghĩa về sự tập trung, để tâm trong công việc Tất cả gói gọn trong triết lý Cho và Nhận đơn giản và sâu sắc
(5) Xây tháp: Khác với 4 nhóm thể loại trò chơi trên là vận động, với
xây tháp bạn có thể tổ chức trò chơi trong nhà, trên lớp học vì mức độ vận động không lớn nhưng đổi lại là mức độ tư duy sáng tạo và phối hợp nhóm tương đối cao Yêu cầu thể loại này là đội nhóm cần xây dựng một tháp bằng vật liệu cho trước (hoặc không cho trước) sao cho tháp cao nhất có thể, vững chắc nhất và đẹp nhất… Tất nhiên là trong khoảng thời gian, địa điểm và vật dụng giới hạn nhất định Chính nguồn lực giới hạn đó đã yêu cầu đội nhóm phải tư duy sáng tạo sao cho hiệu quả nhất, ngoài ra đội nhóm có sự phân công theo kế hoạch, có người lãnh đạo nhóm và xử lý những sự cố, vấn đề gặp phải Thể loại trò chơi này được phát triển thành loại hình trò chơi “thiết
kế sáng tạo” Ví dụ: Thiết Kế Xe, Ghép Bè, Làm Súng Thần Công, Đồ Gia Dụng Tái Chế…
(6) ỡ rối: Hoặc còn gọi thể loại trò chơi thách thức sự kiên nhẫn, tài
năng quan sát điều hành của đội trưởng và sự lắng nghe thấu hiểu của thành
Trang 34viên đội nhóm Tình huống trò chơi luôn đẩy đội nhóm vào trận địa mắc kẹt, mắc rối bởi dây, lưới, tay chân, bịt mắt hoặc mê cung… Những người thiếu kiên nhẫn và thiếu thái độ hợp tác sẽ phát khùng lên với ban tổ chức, thậm chí
họ bỏ cuộc Nhưng trò chơi này chính là một ví dụ nhỏ mô tả chuỗi vấn đề, công việc cũng như mối quan hệ mỗi người gặp phải Người chơi cảm thấy mắc rối hay mạch lạc rõ ràng; người chơi cảm thấy bực mình hay cảm giác thích thú khám phá chinh phục và giải quyết; người chơi vội vàng mất phương hướng hay bình tĩnh suy xét nhìn nhận đâu vấn đề… Tất cả chỉ phụ thuộc vào thái độ của người chơi Do đó, trò chơi này không chỉ thách thức kỹ năng, nó còn thách thức tinh thần của người chơi
1.2.3.2 Phân loại theo giai đoạn phát triển đội nhóm
Mỗi đối tượng khách hàng lại ở một giai đoạn phát triển đội nhóm khác nhau và tồn tại những vấn đề khác nhau Do vậy, tùy theo những thông tin phân tích được mà các công ty lữ hành sẽ đưa ra những loại hình sản phẩm team building khác nhau Căn cứ theo mục đích của team building đã đề cập ở mục 1.1.2 thì có thể phân chia ra 4 dòng sản phẩm cơ bản của team building gắn với 4 giai đoạn phát triển của đội nhóm dưới đây
(1) Thích nghi:
Khi tổ chức mới được thành lập hoặc khi tổ chức có thêm những thành viên mới vì lý do nào đó thì tổ chức sẽ thường ở giai đoạn thích nghi
Ở giai đoạn này cần áp dụng những hoạt động vui nhộn, đơn giản, thiên
về vận động, xúc tiến quá trình giao tiếp, làm quen Các hoạt động đó thường được tổ chức tại những không gian trống, bằng phẳng, rộng rãi như bãi biển, sân cỏ, các khu resort, khu cắm trại, công viên, sân vận động, sân trường hay sân bóng Số lượng người tham gia đông, đa dạng về độ tuổi, tính cách và làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong tổ chức Mục đích chủ yếu là vui vẻ, gắn kết như các hội thao, ngày hội gia đình
Trang 35(2) Mâu thuẫn:
Những hoạt động team building cần tập trung vào cả trí tuệ lẫn thể lực, chủ yếu giúp người tham gia lắng nghe, đóng góp ý kiến và những kỹ năng trong làm việc nhóm giúp giải quyết những bất đồng, các thành viên hiểu rõ nhau hơn, chấp nhận lẫn nhau, không phân chia bè phái, giảm bớt không khí căng thẳng và quan trọng nhất là giúp mọi người nhận ra 1 đội nhóm tuyệt vời đằng sau sự bất đồng ấy chuyển sang giai đoạn mới
(3) ợp tác:
Những hoạt động team building ở giai đoạn này tập trung vào sự khích
lệ, động viên và đặc biệt là giúp các thành viên ý thức hơn về mục tiêu, tạo động lục muốn chinh phục những khó khăn thử thách, tránh tình trạng bế tắc hoặc dậm chân tại chỗ mãi mãi Thường lựa chọn tổ chức tại các địa điểm có địa hình đa dạng như ao, hồ, sông, suối, đồi núi, rừng cây Những kịch bản thường áp dụng như truy tìm kho báu, cuộc đua kỳ thú
(4) iệu quả:
Những hoạt động team building ở giai đoạn này cần tập trung vào việc đánh thức năng lực làm việc của mỗi người, khuyến khích mọi người học tập lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong công việc cũng như cuộc sống và động viên họ sử dụng điểm mạnh Những hoạt động đó thường được tổ chức ở những nơi có địa hình đặc biệt như đầm lầy, rừng rậm, hay đảo hoang Những kịch bản thường thấy là kỹ năng sinh tồn, bài toán kinh doanh
1.2.4 Quy trình tổ chức chương trình team building
Một sản phẩm du lịch được khách hàng đánh giá là tốt không phải chỉ
là một sản phẩm được thiết kế hay mà sản phẩm đó còn phải được tổ chức thực hiện tốt, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng Đây chính là đặc điểm khiến cho hoạt động kinh doanh lữ hành khác hẳn với các ngành kinh doanh khác Đối với những sản phẩm hữu hình thì người tiêu dùng có thể đánh giá chất lượng của sản phẩm ngay nhưng do sản phẩm du lịch là sản phẩm vô hình, chỉ sau khi tiêu dùng nó thì mới biết được chất lượng của sản phẩm đó
Trang 36như thế nào Do vậy quy trình tạo nên sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
Mỗi một doanh nghiệp lại áp dụng một quy trình riêng, thậm chí mỗi một loại hình sản phẩm khác nhau lại có một quy trình khác nhau Dựa trên quy trình tại Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh lữ hành cũng như quá trình làm việc thực tế, tác giả trình bày một quy trình chung nhất với những bước cơ bản nhất áp dụng cho sản phẩm team building [11]:
[Nguồn: Nghiên cứu của tác giả]
Bước 1: Tiếp nhận thông tin khách hàng
Hình 1.4 Quy trình tổ chức chương trình team building
Trang 37Tiếp nhận những thông tin cụ thể về chương trình từ phía khách hàng:
số lượng người tham gia, thời lượng, thời điểm, địa điểm, thông tin người tham gia (độ tuổi, giới tính, tính cách ), mục đích chương trình, hạng dịch vụ, ngân sách
Bước 2: Xây dựng kịch bản và báo giá
Kịch bản và báo giá được xây dựng dựa vào những thông tin đã có từ bước 1 Những nội dung có trong kịch bản và báo giá phải đáp ứng được tối
đa những yếu tố: phù hợp với đối tượng khách, khả thi về nội dung cũng như ngân sách, sáng tạo, hiệu quả
Bước 3: Đặt dịch vụ, chuẩn bị chương trình
Liệt kê cụ thể những hạng mục để đặt những dịch vụ được sử dụng trong chương trình: nhân sự thực hiện chương trình, lưu trú, ăn uống, phương tiện vận chuyển, vé tham quan, thủ tục hành chính cần thiết, đạo cụ - trang thiết bị và các dịch vụ khác
Bước 4: Thực hiện chương trình
Thực hiện chương trình theo khung chương trình đã có trong kịch bản
từ đón khách, di chuyển trên xe, nhận phòng khách sạn, tổ chức các bữa ăn, hướng dẫn thăm quan, tổ chức hoạt động team building, giải quyết những tình huống phát sinh, trả phòng khách sạn, tiễn khách
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện
Sau khi hoàn thành chương trình, bộ phận thực hiện chương trình cần báo cáo những thông tin cụ thể của chương trình để những bộ phận liên quan khác như kế toán hay điều hành xử lý những công việc còn tồn đọng sau chương trình để từ đó tiến hành phân tích, đánh giá kết quả
Bước 6: Thanh, quyết toán chương trình
Tiến hành những nghiệp vụ thanh lý chương trình cũng như tư vấn giải pháp cần thiết cho những chương trình tiếp theo
Trang 381.3 Thị trường team building
1.3.1 Khái niệm thị trường team building
1.2.1.1 Khái niệm thị trường
Trong quá trình lưu thông, hàng hóa sản xuất ra được trao đổi thông qua việc mua và bán Thị trường bao hàm cả điều kiện mua và điều kiện bán Đối với người bán, thị trường chứa đựng điều kiện thực hiện hàng hóa của họ Còn đối với người mua, họ tìm thấy ở thị trường những điều kiện mua sắm Tại đây diễn ra sự “gặp gỡ” giữa cung và cầu, phù hợp về chủng loại, chất lượng, số lượng, thời gian cung cấp, nhịp độ cung cấp cũng như các loại dịch
vụ phục vụ khác
Khái niệm thị trường gắn liền với quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hóa, tồn tại trong điều kiện sản xuất hàng hóa Thị trường có thể xem như là nơi trao đổi hàng hóa, vật chất và dịch vụ Vì vậy nói đến thị trường là nói đến địa điểm, nơi trao đổi hàng hóa Điểm cố định này có thể là cái chợ, cửa hàng, cửa hiệu, sở giao dịch Tuy nhiên ở một vài trường hợp, người mua và người bán không phải lúc nào cũng gặp nhau trực tiếp mà giao dịch thông qua các phương tiện thông tin hiện đại như điện thoại, fax, email, các kênh thương mại điện tử
Khi nói đến thị trường là nói đến cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế để xác định giá trị và khối lượng hàng hóa Vì vậy thị trường là nơi tập trung và thực hiện của cung và cầu về một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó, là tổng thể các mối quan hệ kinh tế hình thành giữa người mua và người bán Kinh tế hàng hóa càng phát triển thì khái niệm thị trường càng được mở rộng, từ đó kéo theo sự thay đổi của khái niệm người mua và người bán Trong thời kỳ đầu của sự hình thành thị trường, người bán đồng thời là người sản xuất, còn người mua cũng là người tiêu dùng Khi thị trường được mở rộng, sản xuất phát triển, sự chuyên môn hóa ngày một cao, khái niệm người mua và người bán bao gồm: người tiêu dùng, người mua, người trung gian, người bán và người sản xuất
Trang 39Trong kinh tế chính trị học có nhiều khái niệm khác nhau về thị trường Tuy nhiên, có thể đưa ra một định nghĩa chung: Thị trường là phạm trù của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với các mối quan hệ đó
Theo Philip Kotler: “Thị trường là tập hợp tất cả những người mua thực
sự hay những người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm.” [18] Đối với doanh nghiệp, tốt nhất nên hiểu thị trường là nơi có nhu cầu cần được đáp ứng
Có 2 cách tiếp cận thị trường chủ yếu: Theo quan điểm kinh tế học, “thị trường” bao hàm mọi người mua và người bán trao đổi nhau các hàng hóa hay dịch vụ Theo quan điểm marketing, “thị trường” chính là tập hợp khách hàng
Trong luận văn này, “thị trường” được tiếp cận theo hướng marketing, thị trường là tập hợp những người hiện đang mua và những người sẽ mua một loại sản phẩm nhất định
1.2.1.2 Khái niệm thị trường du lịch
Để đảm bảo cho các hoạt động trong du lịch không bị ách tắc thì các dịch vụ phải được tạo ra, các hàng hóa dưới nhiều dạng phải được mua và bán, và phải được tiêu dùng Nhưng quá trình mua và bán chỉ có thể được diễn ra trên thị trường Như vậy trong du lịch cũng tồn tại thị trường
Trong lịch sử phát triển của du lịch, lúc đầu khách đến một vùng nào đó rất ít ảnh hưởng đến cư dân điểm du lịch Việc đi lại do khách du lịch tự lo, nơi ăn chốn ở do những người hảo tâm hoặc bà con nơi du lịch sắp xếp bố trí Nhưng cùng với quá trình phát triển, du lịch dần trở thành một hiện tượng phổ biến, đã xuất hiện những tổ chức chuyên doanh dịch vụ vận chuyển, ăn uống
và lưu trú Khách du lịch trả tiền cho những cơ sở chăm lo cho việc họ đi lại,
ăn, nghỉ, lưu trú và vui chơi giải trí Thị trường du lịch đã được hình thành như vậy trong quá trình chuyển đổi tiền – hàng giữa khách du lịch và các cơ
sở chuyên doanh
Trang 40Một mặt, những dịch vụ, hàng hóa trên thị trường du lịch là do các cơ
sở chuyên doanh về du lịch tạo ra hoặc chuyển bán, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch một cách trực tiếp, ví dụ các dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, các tour
du lịch, thực phẩm, điện, nước, dịch vụ thông tin liên lạc Những hàng hóa này (dưới dạng vật chất hoặc dịch vụ) đáp ứng những nhu cầu chung của của khách du lịch và cả những người không phải khách du lịch (có thể là người địa phương hoặc người nơi khác đến nhưng không phải là khách du lịch) và được mua bán, trao đổi trên thị trường hàng hóa chung và trên thị trường chỉ dành riêng cho du lịch
Vì vậy có thể nói rằng: Thị trường du lịch là bộ phận của thị trường hàng hóa chung, chịu sự chi phối của quy luật kinh tế trong nền sản xuất hàng hóa chung, chịu sự chi phối của quy luật kinh tế trong nền sản xuất hàng hóa như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh
Việc phân định ranh giới giữa các thị trường thành phần rất khó Ranh giới giữa chúng không cố định mà rất linh hoạt, có những vùng đan xen lẫn nhau giữa các thị trường, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau
Dưới góc độ của các nhà kinh doanh du lịch thì thị trường du lịch là các nhóm khách du lịch đang có mong muốn và sức mua sản phẩm du lịch nào đó Mục đích chủ yếu của kinh doanh du lịch là tìm kiếm thị trường du lịch, tìm kiếm nhu cầu của du khách để họ mua chương trình du lịch [14, Tr 21 - 23]
Như vậy, thị trường du lịch là tất cả những người nào mua sản phẩm du lịch
1.2.1.2 Khái niệm thị trường team building
Do được các công ty du lịch khai thác để phục vụ khách du lịch và sản phẩm team building cũng mang những yếu tố dịch vụ cấu thành tương đồng với du lịch như vận chuyển, lưu trú, ăn uống nên thị trường team building cũng chính là thị trường du lịch Thị trường team building là các nhóm khách
du lịch đang có mong muốn và sức mua sản phẩm team building