1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng khai thác và sử dụngtài nguyên khoáng sản trong quá trình phát triển nền kinh tế tại Việt Nam

9 338 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 36,88 KB

Nội dung

Qua 65 năm nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt Nam cùng với các kết qủa nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước cách mạng tháng 8 đến nay ch

Trang 1

KINH TẾ PHÁT TRIỂN.

Nhóm 2: Thực trạng, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong quá trình phát triển kinh tế tại Việt Nam

Phần I: Giới thiệu:

Việt Nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa phát triển mạnh các quá trình phong hoá thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản Qua 65 năm nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt Nam cùng với các kết qủa nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước cách mạng tháng 8 đến nay chúng ta đã phát hiện trên đất nước ta

có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng

Phần II: Nội dung chính

1 Khái niệm khoáng sản (trích: “Tình hình khai thác và sử dụng khoáng sản ở Việt Nam”-https://text.xemtailieu.com)

- Khoáng sản là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ Trái Đất, mà thành

phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dụng

chúng có hiệu quả và lợi ích trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật

chất của nền kinh tế quốc dân

- Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất

hoặc đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người

có đủ khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp

chúng trong đời sống hàng ngày

2 Phân loại khoáng sản

(Trích “ Tài nguyên khoáng sản Việt Nam”- http://toponejsc.com/Tin-tuc/14).

A) Nhóm khoáng sản năng lượng gồm có dầu khí, than khoáng, urani và địa nhiệt

Về dầu khí Việt Nam có tiềm năng dầu khí đáng kể Tiềm năng và trữ lượng dầu khí có khả năng thu hồi của các bể trầm tích Đệ tam của Việt Nam khoảng 4,300 tỷ tấn dầu quy đổi, trong đó trữ lượng phát hiện là 1,208 tỷ tấn và trữ lượng dầu khí có khả năng thương mại là 814,7 triệu tấn dầu quy đổi Đến ngày 2/9/2009 tập đoàn Dầu khí quốc gia

Việt Nam đã đạt mốc khai thác 300 triệu tấn dầu quy đổi Với sản lượng khai thác dầu khí hàng năm, hiện nay Việt Nam đứng hàng thứ ba ở Đông Nam Á sau Indonesia và

Malaysia.

Than khoáng Việt Nam là nước có tiềm năng về than khoáng các loại Than biến chất thấp (lignit - á bitum) ở phần lục địa trong bể than sông Hồng tính đến chiều sâu 1700m có tài

nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn Nếu tính đến độ sâu 3500m thì dự báo tổng tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn

Than biến chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn.

Than biến chất cao (anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái

Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn Bể than Quảng Ninh là

lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Urani Ở Việt Nam đã phát hiện nhiều tụ khoáng urani ở Đông Bắc Bộ, Trung Trung Bộ và Tây Nguyên Tổng tài nguyên urani ở Việt Nam được dự báo trên 218.000 tấn U308 có thể là nguồn nguyên liệu khoáng cho các nhà máy điện hạt nhân trong tương lai.

Địa nhiệt Việt Nam có nhiều nguồn nước nóng, ở phần đất liền có 264 nguồn có nhiệt độ là

300 C trở lên Các nguồn nước nóng chủ yếu được phân bố ở Tây Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Ngoài ra nhờ khoan thăm dò, khai thác dầu khí chúng ta cũng phát hiện được nhiều nguồn nước nóng ở dưới sâu thuộc Bể Sông Hồng và Bể Cửu Long Tiềm năng địa nhiệt của Việt Nam không lớn nhưng có thể coi là nguồn năng lượng bổ sung cho các nguồn năng lượng truyền thống phục vụ cho nhu cầu công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

B) Nhóm khoáng sản kim loại

Việt Nam có nhiều loại như sắt, mangan, crôm, titan, đồng, chì, kẽm, cobalt, nickel, nhôm, thiếc, vonfram, bismut, molybden, lithi, đất hiếm, vàng, bạc, platin, tantal-niobi

Trang 2

v.v Trong số khoáng sản kim loại kể trên có các loại tài nguyên trữ lượng lớn tầm cỡ thế

giới như bauxit (quặng nhôm)(Việt Nam có hơn 6 tỷ tấn- Trích dẫn “Đánh giá tài nguyên khoáng sản Việt Nam trong bối cảnh khoáng sản thế giới”- http://www.vinacomin.vn/tin-trong-nuoc/danh-gia-tai-nguyen-khoang-san-viet-nam-trong-boi-canh-khoang-san-the-gioi),

đất hiếm, titan, wolfram, crôm v.v

Bauxit có 2 loại chủ yếu là diaspor và gibsit.

Diaspor có nguồn gốc trầm tích phân bố ở Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Dương và Nghệ An với tài nguyên trữ lượng không lớn chỉ đạt gần 200 triệu tấn

Gibsit có nguồn gốc phong hoá từ đá bazan, phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên với trữ lượng đạt

gần 2,1 tỷ tấn (Sở Địa chất Mỹ năm 2010 đã công bố sách hàng hoá khoáng sản thế giới

và xếp bauxit Việt nam đứng hàng thứ 3 thế giới sau Guinea 7,4 tỷ tấn và Australia 6,2

tỷ tấn) với trữ lượng khoảng 2,3 tỷ tấn Hiện bauxit đang được khai thác thử nghiệm để sản

xuất alumina ở Tân Rai, Lâm Đồng và Nhân Cơ, Đăk Nông

Đất hiếm ở Việt Nam tập trung chủ yếu ở Tây Bắc Bộ với tổng tài nguyên trữ lượng đạt gần 10 triệu tấn đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc (36 triệu tấn) và Mỹ (13 triệu tấn) Quặng đất hiếm ở Việt Nam chưa được khai thác sử dụng.

Quặng titan gốc trong đá xâm nhập mafic ở Cây Châm, Phú Lương Thái Nguyên có trữ lượng

4,83 triệu tấn ilmenit và tài nguyên đạt 15 triệu tấn đang được khai thác.

Quặng ilmenit trong vỏ phong hoá và sa khoáng ở các huyện Phú Lương và Đại Từ Thái Nguyên với tài nguyên dự báo đạt 2,5 triệu tấn.

Quặng titan sa khoáng ven biển phân bố rải rác từ Móng Cái đến Vũng Tàu Đặc biệt ở một số diện tích ven biển tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu có tiềm năng lớn, tài nguyên dự báo đạt hàng trăm triệu tấn Ngoài khoáng vật ilmenit, còn có các khoáng vật có giá trị kinh tế kỹ thuật là zircon và monazit Một số mỏ ilmenit ở Hà Tĩnh, Bình Định, Bình Thuận v.v đã được khai thác và xuất khẩu

Quặng Wolfram tập trung chủ yếu ở tụ khoáng Đá Liền, Đại Từ, Thái Nguyên Công ty

Tiberon Minerals đã tiến hành thăm dò xác định tài nguyên và trữ lượng đạt 110,2 triệu tấn quặng chứa 227.500 tấn WO3 , 8,5 triệu tấn CàF2, 191.800 tấn Cu, 20,8 tấn Au và 107.000 tấn Bi Đây là vùng quặng rất đáng được quan tâm chú ý vì có tài nguyên dự báo đáng kể

Quặng crôm sa khoáng có giá trị kinh tế kỹ thuật được tìm thấy ở Cổ Định, Nông Cống Thanh Hoá với trữ lượng 22 triệu tấn đang được khai thác Đi kèm crôm còn có trữ lượng

đáng kể của Nickel và Cobal cần được nghiên cứu sử dụng

C)Nhóm khoáng chất công nghiệp

Việt Nam có nhiều loại khoáng chất công nghiệp như apatit, phosphorit, baryt, fluorit, pyrit, serpentin, than bùn, sét gốm sứ, magnesit, dolomit, felspat, kaolin, pyrophylit, quartzit, cát thuỷ tinh, disthen, silimanit, sét dẻo chịu lửa, diatomit, graphit, talc, atbest, muscovit, vermiculit, bentonit, thạch anh tinh thể Các khoáng chất công nghiệp ở Việt Nam đã được đánh giá và nhiều mỏ đã được khai thác phục vụ cho công nghiệp Các

mỏ lớn đáng chú ý là apatit, baryt và graphit.

Apatit phân bố dọc bờ phải sông Hồng, từ biên giới Việt Trung ở phía Bắc đến vùng Văn

Bàn, dài trên 100 Km, rộng trung bình 1 Km, được đánh giá có tài nguyên đến độ sâu 100m,

là 2,5 tỷ tấn và trữ lượng đã được thăm dò đạt 900 triệu tấn

Baryt phân bố chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam, thường đi kèm với quặng Pb-Zn và đất hiếm

Tổng tài nguyên dự báo đạt 25 triệu tấn (trong tụ khoáng Đông Pao, Lai Châu có 4 triệu tấn)

Graphit có ở Lào Cai, Yên Bái và Quảng Ngãi với tổng tài nguyên và trữ lượng đạt gần 20

triệu tấn

D) Nhóm vật liệu xây dựng

Việt Nam có nhiều mỏ vật liệu xây dựng: sét gạch ngói, sét xi măng, puzzolan, cát sỏi, đá vôi, đá hoa trắng, đá ốp lát, đá ong Các mỏ vật liệu xây dựng đã và đang được khai thác phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước.

Ngoài các loại khoáng sản kể trên, từ năm 1987 chúng ta đã phát hiện nhóm đá quý ruby, saphia, peridot, nhưng trữ lượng không lớn Riêng ruby ở Yên Bái và Nghệ An có

Trang 3

chất lượng cao được thế giới đánh giá đạt chất lượng quốc tế, tương đương với ruby nổi tiếng của Myanmar.

→ Điểm qua về tiềm năng khoáng sản của đất nước ta kể trên, nếu so sánh với các nước ở trong khu vực Đông Nam Á và thế giới, thì thấy rằng: nước ta tuy có diện tích đất liền không lớn, nhưng có vị trí địa chất, địa lý thuận lợi cho sự sinh thành và phát triển khoáng sản Với nguồn tài nguyên khoáng sản đã biết thì có thể xếp nước ta vào hàng các nước có tiềm năng khoáng sản đáng kể.

3 Vai trò của tài nguyên khoáng sản đối với nền kinh tế nước ta.

(Trích “ Khoáng sản Việt Nam-https://nvcuong1992.violet.vn/present/khoang-san-viet-nam) ‒

Cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu cho các ngành sản xuất kinh tế

+ Đối với công nghiệp: Khoáng sản là nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành

công nghiệp như luyện kim, hoá chất, cơ khí,…và là cơ sở vật chất của những tiến bộ về

khoa học, kỹ thuật, đồng thời sự phong phú và đa dạng của các loại khoáng sản đã tạo cho

nước ta có điều kiện để phát triển một nền công nghiệp có cơ cấu ngành đa dạng Không những thế, với sự phân bố theo vùng đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc hình thành và phát triển các trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp với trình độ chuyên môn hoá ngày càng cao.

+ Đối với ngành nông nghiệp: khoáng sản là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu nhằm tạo điều kiện để nước ta đẩy mạnh điện khí hoá,

cơ khí hoá,… trong nông nghiệp Nhờ đó mà năng suất nông nghiệp không ngừng tăng lên, trình độ sản xuất nâng cao.

+ Đối với ngành giao thông vận tải: khoáng sản là nguồn cung cấp vật liệu xây dựng cầu đường, bến cảng, các loại giao phương tiện giao thông vận tải khác,…

+ Đối với thương mại: Khoáng sản là nguồn cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn, đem lại nguồn ngoại tệ cao, kích thích mở rộng thị trường, thu hút đầu tư

+ Ngoài ra, đối với nền kinh tế: nhờ có nguồn thu từ khoáng sản mà nước ta có thể tích

luỹ được một số vốn lớn để đầu tư phát triển các ngành kinh tế còn lại, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, góp phần tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ.

+Là nguồn cung cấp mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao

Nguồn khoáng sản đa dạng, phong phú tạo điều kiện cho nước ta khai thác chế biến phục

vụ cho sản xuất trong nước, đồng thời xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ Nhờ đó,

nước ta có thể tích luỹ vốn, đầu tư, phát triển các ngành kinh tế, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, góp phần tạo sự dịch chuyển cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ kinh tế

+Góp phần thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ

Khoáng sản là cơ sở hình thành các trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp, do đó sự phân bố khoáng sản sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố các trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp Điều này dẫn tới sự phân bố lao động, việc làm theo lãnh thổ thúc đẩy quá trình đô thị hoá.

+Khoáng sản góp phần giải quyết nhiều vấn đề xã hội nước ta:

+ Có khả năng tạo việc làm cho người dân, làm giảm tình trạng thất nghiệp đang là vấn đề khó khăn của nước ta, nâng cao đời sống của người dân

+ Đặc biệt đối với các vùng miền núi, khoáng sản góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội ở nơi đó và giảm khoảng cách chênh lệch với các miền trong nước

+Ở các nước có thu nhập thấp, vốn thiên nhiên chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu trị tài sản quốc gia Ngược lại, ở các nước phát triển, vốn vô hình (nhân lực, tri thức, công nghệ…) chiếm tỉ trọng chủ yếu Theo tính toán, vốn thiên nhiên chiếm khoảng 27% tổng giá trị

tài sản quốc gia của Việt Nam - cùng nhóm các nước thu nhập thấp theo phân loại của Ngân hàng Thế giới (Trích luận văn “ Đóng góp của lao động và tài nguyên thiên nhiên vào

sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở nước ta”- nguồn http://luanvan.net.vn/luan-van/de-tai- dong-gop-cua-lao-dong-va-tai-nguyen-thien-nhien-trong-su-tang-truong-va-phat-trien-kinh-te-cua-viet-nam-8148/ ).

4 Những đặc điểm thuận lợi của tài nguyên khoáng sản nước ta.

Trang 4

(Trích dẫn: “Đánh giá tài nguyên khoáng sản Việt Nam trong bối cảnh khoáng sản thế giới”-http://www.vinacomin.vn)

+Nước ta có nhiều mở kim loại nhe sắt, mangan , đồng,…và nhiều mỏ phi kim loại như than

đá, than mỡ, than nâu, dầu mỏ,…Đó chính là cơ sở để con người tạo ra nhiều nguồn tài nguyên đa dạng để phát triển ngành khai khoáng như : khai thác than, luyện kim màu, luyện kim đen,…

+Theo nghiên cứu thì ở Quảng Ninh nước ta có tới 3,5 tỉ tấn than đá, to tỉ tấn dầu mỏ ở

biển Đông Đặc biệt là một số loại khoáng sản và vật liệu xây dựng như cát thủy tinh, đá

vôi,…cũng rất phong phú Đó chính là nguồn cung cấp những nguyên liệu tốt để phát triển nền công nghiệp từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+Nước ta có nhiều loại khoáng sản có chất lượng tốt như than đá ở Quảng Ninh có chất

lượng tốt ngang với than đá Antraxit của vương quốc Anh.(Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn (43,8%), hầu hết thuộc dòng an-tra-xít, tỷ lệ các-bon ổn định 80 – 90% - Trích

dẫn”Quảng Ninh” - nguồn https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_Ninh) Đó cũng

chính là nguyên liệu tốt để phát triển ngành công nghiệp và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao về kinh tế

+Ở nhiều mỏ khoáng sản có điều kiện khai thác rất thuận lợi như khai thác cát thủy tinh lộ thiên ở bờ biển (Mỏ cát của Khánh Hòa nổi tiếng thế giới về chất lượng, ít tạp chất và đạt tiêu

chuẩn sản xuất thủy tinh cao cấp- trích dẫn “CÁT THỦY TINH NGUỒN NGUYÊN LIỆU VÀNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP”- nguồn http://danhbongkimloai.com.vn )., Apatit

lộ thiên ở Lào Cai Điều đó vừa giúp cho việc khai thác dễ dàng, vừa giúp làm hạ giá thành sản phẩm khi đưa ra ngoài thì trường

+Nước sông, biển quanh năm không bị đóng băng do thời tiết khí hậu nước ta là nắng nóng quanh năm(Việt Nam nằm hoàn toàn trong vòng đai nhiệt đới của nửa cầu bắc, thiên về chí tuyến hơn là phía xích đạoVị trí đó đã tạo cho Việt Nam có một nền nhiệt độ cao Nhiệt độ

trung bình năm từ 22ºC đến 27ºC.-.nguồn http://www.vietnamtourism.com) , vì thế ta có thể

khai thác tài nguyên quanh năm dưới biển mà chi phí lại thấp

5 Những điểm yếu của tài nguyên khoáng sản nước ta.

(Trích dẫn bài viết “Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú” by Trần Thị

Thanh Huyền - nguồn http://moitruongviet.edu.vn/nuoc-ta-co-nguon-tai-nguyen-khoang-san-rat-phong-phu/)

+Tuy là nước có nhiều loại khoáng sản nhưng trữ lượng khoáng sản của ta đều là nhỏ (nhỏ hơn 5% so với thế giới) cho nên khai thác khoáng sản ở nước ta chỉ hợp với quy mô vừa và nhỏ

+Điều kiện khai thác dầu mỏ ở biển Đông là rất khó khăn vì mỏ dầu khí nằm sâu dưới tận đáy biển đòi hỏi phải nhờ đến kĩ thuật nước ngoài, như thế thì rất tốn kém Không những thế còn

có nhiều mỏ khoáng lại phân bố gần biên giới sẽ dẫn đến việc khó khai thác mà khi khai thác nhiều thì sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khác

+Các khoáng chất bị lẫn nhiều các tạp chất khác như vàng lẫn bạc, đồng lẫn chì,…điều này khiến ta phải có công nghệ cao mới có thể tinh luyện được các chất đó mà trên hiện tại thì ta vẫn chưa có các công nghệ hiện đại đó

+Phân bố không đồng đều giữa các vùng như giữa miền Nam và miền Bắc Bên cạnh đó, các

mỏ khoáng sản ở đất liền thì đang trên đà cạn kiệt còn khoáng sản dưới biển thì mới bắt đầu khai thác

+Khí hậu có diễn biến phức tạp, thiên tai xảy ra thường xuyên nên việc khai thác khoáng sản

sẽ rất dễ gây đảo lộn hề sinh thái

6 Thực trạng quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản tại Việt Nam.

(Trích dẫn bài viết “Khai thác khoáng sản tại Việt Nam: Đừng để “cốc mò, cò xơi””-nguồn https://petrotimes.vn)

+Chưa xứng với tiềm năng: Ngành khoáng sản Việt Nam đã có lịch sử phát triển hàng trăm

năm, là tài nguyên không tái tạo, có trữ lượng hạn chế, tuy nhiên sự phát triển và hiệu quả đóng góp của ngành đối với nền kinh tế còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có Một điều

dễ thấy là công nghệ khai thác của nước ta còn lạc hậu, dẫn tới việc khai thác, xuất khẩu

Trang 5

khoáng sản thô không qua chế biến, mới dừng lại ở sản phẩm tinh quặng, giá trị và hiệu quả sử dụng thấp, chưa tương xứng với giá trị tài nguyên của khoáng sản

Lấy dẫn chứng như titan, nếu chỉ khai thác và xuất khẩu thô như hiện nay giá trị đạt được rất thấp, nguồn thu mang lại Nhà nước không tương xứng với giá trị tài nguyên này Cụ thể là sản xuất xỉ titan giá trị sản phẩm tăng 2,5 lần so với quặng, sản xuất được pigment giá trị tăng khoảng 10 lần, còn nếu sản xuất được titan kim loại thì giá trị tăng tới 80 lần

+Bên cạnh đó, các khoáng vật phụ của quặng titan như zircon, rutil, monazit nếu sản xuất thành zircon siêu mịn, rutil nhân tạo giá trị sản phẩm tăng 1,6 lần Như vậy, nếu Việt Nam chỉ xuất khẩu tinh quặng như hiện nay với giá 100 USD/tấn ilmenit (quặng titan), ngay

cả tài nguyên dự báo quặng titan lên đến vài trăm triệu tấn như vừa mới điều tra địa chất ở vùng cát đỏ Bình Thuận thì cũng chỉ thu về được vài chục tỉ USD, bằng thu nhập của ngành Dầu khí trong vài năm Trong khi đó, nếu chế biến sâu thì nguồn tài nguyên này có giá trị gấp

từ 10-80 lần

→ Theo thống kê của Bộ Khoa học và Công nghệ, chỉ có khoảng 0,01% tổng doanh thu của các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản dành cho đầu tư đổi mới công nghệ Mặc dù đã có khuyến cáo về ưu tiên nhập các thiết bị công nghệ từ các nước G7, song do nguồn đầu tư hạn hẹp, nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực cả về tài chính, thiết bị, công nghệ lẫn kinh nghiệm nhưng vẫn được cấp mỏ, khai thác và chế biến bằng công nghệ lạc hậu Dẫn tới việc chế biến thô sơ không phù hợp với đặc điểm và thành phần khoáng vật của quặng nên mức độ thu hồi thấp và không thu hồi được khoáng vật đi kèm Nhiều đơn vị không đầu tư tuyển tinh, xuất khẩu thô làm tổn thất một số quặng khác.

+Lãng phí, tổn thất tài nguyên: Theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước có khoảng trên 1.000 điểm khai thác - chế biến khoáng sản có đăng ký hợp pháp, bên cạnh hàng trăm nghìn cơ sở khai thác bất hợp pháp khác cùng cạnh tranh với nhau PGS.TS Nguyễn Khắc Vinh - Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam cho biết, tổng kết 13 năm thực hiện Luật Khoáng sản

(1996-2009) và trên thực tế đã thấy rất rõ, tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản tràn lan, nhiều nơi vô tổ chức đã không những làm thất thoát lớn nguồn tài nguyên mà còn ảnh hưởng xấu đến cơ sở hạ tầng, làm xuống cấp rất nhanh hệ thống đường xá, cầu cống, phá hủy môi trường sống, nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội cho địa phương nơi có mỏ.Trong

13 năm, cấp Trung ương đã cấp 353 giấy phép khai thác mỏ, cấp địa phương cấp tới 3.822 giấy phép khai thác mỏ Các tỉnh cấp giấy phép khai thác mỏ nhiều nhất là Bình Thuận (200), Vĩnh Long (155), Yên Bái (152), Cao Bằng (142), Lâm Đồng (136), Nghệ An (126), Lai Châu (124), Lào Cai (121) Nhiều loại khoáng sản như đồng, chì, kẽm, antimon, than… xuất thô tiểu ngạch sang nước ngoài làm thất thoát đáng kể và cạn kiệt tài nguyên khoáng sản của đất nước

Kết quả nghiên cứu gần đây của các chuyên gia Viện Tư vấn phát triển (CODE) cũng chứng minh rằng, mặc dù Luật Khoáng sản quy định hạn chế khai thác xuất khẩu sản phẩm thô, song

hầu hết các doanh nghiệp khai thác của Việt Nam hiện nay muốn thu lợi nhuận nhanh nên chỉ chú trọng khai thác xuất khẩu dừng lại ở mức quặng và tinh quặng Vì vậy, giá trị và hiệu quả sử dụng thấp, chưa tương xứng với giá trị tài nguyên khoáng sản, đồng thời gây lãng phí rất lớn tài nguyên do không tận dụng được đáng kể sản phẩm khoáng sản khác đi kèm.

Hiện nay, ở một số mỏ quy mô khai thác nhỏ, với mức độ cơ giới hóa thấp nên đa số chỉ lấy được những phần trữ lượng giàu nhất, bỏ đi toàn bộ quặng nghèo và khoáng sản đi kèm, dẫn

đến lãng phí tài nguyên Đáng lo ngại hơn, việc khai thác theo dạng “ăn sổi” còn gây tổn

thất trong chế biến khoáng sản ở mức độ cao Chẳng hạn trong khai thác vàng, độ thu hồi

quặng vàng trong chế biến (tổng thu hồi) hiện chỉ đạt khoảng 30-40%, nghĩa là khoảng một nửa thải ra ngoài môi trường Thêm nữa, thực trạng tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác còn ở mức độ cao, đặc biệt ở các mỏ hầm lò, các mỏ địa phương quản lý Một số điều tra nghiên cứu cho thấy, tổn thất khai thác khoáng sản như: khai thác apatit 26-43%; quặng kim loại 15-30%; vật liệu xây dựng 15-20%…

PGS.TS Lưu Đức Hải, Khoa Môi trường, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN cho rằng, vấn đề bất cập hiện nay trong chế biến khoáng sản ở Việt Nam là có rất ít doanh nghiệp quan tâm đến các sản phẩm phụ và chất thải có thể tận thu trong quá trình chế biến khoáng

sản, gây lãng phí tài nguyên của đất nước Một số trường hợp, giá trị của chất thải rắn, lỏng

Trang 6

bị loại bỏ khỏi dây truyền chế biến quặng có giá trị kinh tế, chưa được tận dụng Thực tế,

trong tuyển quặng cromit tại mỏ Cổ Định (Thanh Hóa), một lượng lớn khoáng sét bị thải ra ngoài với thành phần khoáng vật chủ yếu là nontronit lại có giá trị sử dụng làm dung dịch khoan.

+Vấn đề về việc quản lý:

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ về khai thác khoáng sản, dầu khí, bao gồm các quy trình về thăm

dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản và quản lý thu chi ngân sách… Tuy nhiên, hiện

vẫn đang tồn tại khoảng cách nhất định giữa những quy định của pháp luật và thực tiễn quản lý, giữa nội dung văn bản và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính trong khai thác khoáng sản.

+ Tình trạng trốn thuế tài nguyên (chủ yếu là do khai báo không đúng sản lượng để tính thuế và sản lượng khai thác thực tế) VD: Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, số

thu thuế tài nguyên ngoài dầu khí chỉ đạt từ 0,9 - 1,1% tổng thu ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2011 – 2013.(Trích dẫn: ”Chính sách thuế tài nguyên còn kẽ hở để doanh nghiệp trốn thuế” - nguồn https://bnews.vn/chinh-sach-thue-tai-nguyen-con-ke-ho-de-doanh-nghiep-tron-thue-/15532.html)

+Vận chuyển, buôn bán lậu đã và đang diễn ra ở nhiều địa phương, dẫn tới thất thu ngân sách VD: Ông Đỗ Ngọc Toàn, Phó cục trưởng Cục phòng chống buôn lậu

và tội phạm, Bộ đội biên phòng nhận diện: Than được các đối tượng gom mua trôi nổi từ trên bờ, không có nguồn gốc Hàng hóa này được các đối tượng hợp thức hóa bằng những hóa đơn đã sử dụng rồi sửa ngày, tháng, sau đó ghi nguồn gốc cũng như giá trị của

lô hàng.( Trích dẫn: “Buôn lậu khoáng sản: Nhận diện hành vi và biện pháp ngăn chặn” -

nguồn http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-phap-luat/phap-luat-kinh-doanh/buon-lau-khoang-san-nhan-dien-hanh-vi-va-bien-phap-ngan-chan-105303.html)

+Những tác động đến môi trường: (Nguồn:nvcuong1992.violet.vn/present/khoang-san-viet-nam-6617493.html)

+ Ô nhiễm không khí, nguồn nước: Phương pháp khai thác tại các mỏ hiện nay chủ yếu

là khai thác lộ thiên bằng cơ giới hoặc thủ công Yếu tố chính gây tác động đến môi trường là

ở các khai trường mỏ và trên đường vận chuyển nguyên liệu, bãi thải làm phát sinh các khí độc hại, bụi và nước thải Nồng độ khí độc hại và bụi ở nhiều khu vực vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhất là những nơi tập trung nhiều mỏ đang khai thác Tại một số mỏ trong quá trình sản xuất không được xử lý đã làm chết hoa màu của nhân dân.

VD: Để sản xuất 1 tấn than, doanh nghiệp cần bóc đi từ 8 đến 10 m³ đất phủ và thải từ 1 đến 3 m³ nước thải mỏ Chỉ tính riêng năm 2006, các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã thải ra môi trường 182,6 triệu m³ đất đá, khoảng 70 triệu m³ nước thải mỏ dẫn đến một số vùng thuộc tỉnh Quảng Ninh bị ô nhiễm đến mức báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm phả…(Trích dẫn:”Khai thác khoáng sản đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”- http://khpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/tin-tuc-phap-luat-bao-ve-moi-truong.aspx?ItemID=23)

+ Ảnh hưởng đến các nguồn tài nguyên khác:

Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những nguyên nhân làm giảm độ che phủ do lớp phủ thực vật bị suy giảm, đất đai bị thoái hoá, dẫn đến tiềm ẩn nhiều tai biến địa chất như

việc khai thác đất đồi Trong mùa mưa, đất đá thải thường trôi lấp đất nông nghiệp Quá trình rửa trôi làm thay đổi dòng chảy gây ảnh hưởng đến các yếu tố môi trường nước (gồm nước ngầm, nước mặt); bề mặt đất đai, thổ nhưỡng bị biến dạng;lớp đất phủ bị phá huỷ, diện tích đất canh tác bị thu hẹp.Nhiều khu vực mỏ đã kết thúc khai thác, nhưng việc hoàn thổ chưa được thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy trình Việc dự trữ lớp đất mặt (lớp đất phủ là đất trồng trọt trong khu vực khai thác mỏ không được phục hồi mà bóc đổ đi cùng đất, đá thải theo trình tự bóc đất) đã dẫn đến suy thoái đất; gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong vùng, làm cho mùa màng bị suy giảm năng suất cũng như công việc phục

hồi đất sau này gặp rất nhiều khó khăn và chi phí tốn kém Hoạt động khai thác khoáng sản cũng làm cho động vật, thực vật bị suy giảm số lượng do các điều kiện sống xấu đi Sản lượng thuỷ sản và lâm sản bị giảm sút.

Trang 7

Các hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép; khai thác đất bãi bồi ven sông để sản xuất gạch không có quy hoạch tại các tuyến sông trên địa bàn tỉnh đã gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trong thời gian vừa qua

VD: Việc khai thác cát trái phép diễn ra trong một thời gian dài trên sông Đồng Nai, đoạn qua địa bàn huyện Vĩnh Cửu đã khiến nhiều diện tích đất bị sạt lở xuống sông Ban đầu chỉ sạt lở vài mét nhưng hiện nay đã lan rộng ra khoảng 1.500 m2, với chiều dài 150 mét, chiều rộng 10 mét (Trích dẫn “Sạt lở nghiêm trọng do nạn khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai” - nguồn http://www.nhandan.com.vn).

7 Các giải pháp cho vấn đề khoáng sản ở nước ta.

(Trích dẫn: “Khoáng sản Việt Nam”- nguồn https://nvcuong1992.violet.vn/present).

-Hợp tác chuyển giao công nghệ: Muốn cho việc khai thác tiềm năng khoáng sản có hiệu quả

hơn thì việc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và công nghệ có vai trò rất lớn Giải pháp hàng đầu vẫn là chuyển giao các dây chuyền công nghệ kỹ thuật Mà những điều này chỉ có

được từ việc hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới Các nước phát triển thường

là những nước có công nghệ hiện đại, chúng ta đang rất cần những cái đó Bởi vì chỉ có công nghệ hiện đại mới có thể giúp chúng ta khắc phục được những hạn chế trong đặc điểm của tài nguyên khoáng sản nước ta; giúp chúng ta nâng cấp và xây dựng mới cơ sở nhà máy xí nghiệp, trang thiết bị, hạ tầng vật chất; giúp chúng ta có điều kiện đề thăm dò, tìm kiếm và phát hiện mới các mỏ và điểm khoáng sản… Bằng mọi cách chúng ta cần mua được những

dây chuyền công nghệ hiện đại của nước ngoài để hỗ trợ cho việc thăm dò, nghiên cứu, định lượng, khai thác và chế biến khoáng sản Hợp tác để chuyển giao công nghệ là vấn đề quan trọng hàng đầu, là giải pháp cần thiết nhất cho vấn đề khoáng sản của nước ta hiện nay

+Xây dựng mới và nâng cấp cơ sở hạ vật chất hạ tầng: Trang bị kỹ thuật hạ tầng tốt là điều kiện đảm bảo cho các quy trình sản xuất được tiến hành thường xuyên liên tục và mang lại

hiệu quả Vì thế, chính sách đầu tư vào để xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở xý nghiệp khai thác và chế biến là hết sức cần thiết Cơ sở vật chất hạ tầng là xương sống của ngành công nghiệp nói chung và của ngành khai thác chế biến khoáng sản nói riêng Chúng ta cần tập trung và xây dựng mới và nâng cấp các cơ sở chế biến khoáng sản Xây dựng đường giao thông hệ thống các điều kiện về vật chất và kỹ thuật khác phục vụ cho việc thăm dò, khai thác

và chế biến khoáng sản.

+Đẩy mạnh việc xuất khẩu các mặt hàng khoáng sản đã qua chế biến: Tất cả các loại sản phẩm khi đã qua chế biến đều cho giá trị lớn hơn rất nhiều lần so với sản phẩm thô ban đầu Khoáng sản cũng là một loại mặt hàng như thế Do từ nhiều năm trở lại nay, chúng ta thường xuất khẩu chủ yếu là các loại khoáng sản thô chưa qua chế biến Đó là một thiệt thòi và lãng phí to lớn cho nước ta Từ khi xuất hiện các ngành luyện kim, hóa dầu, chúng ta đã phần nào khắc phục được những hạn chế đó Vậy giải pháp vo cùng quan trọng đối với việc nâng cao

hiệu quẩ kinh tế cho khoáng sản nước ta là phải tăng cường hơn nữa việc xuất khẩu khoáng sản đã tinh chế, mà tốt hơn là đã chế biến thành sản phẩm Muốn vậy công nghiệp chế biến khoáng sản phải được đầu tư và phát triển hơn nữa.

+Bên cạnh đó, nước ta cần đẩy mạnh hợp tác kinh tế với các nước phát triển, đặc biệt là các nước có công nghệ cao trong khai thác và chế biến khoáng sản để có thể nâng cao hơn nữa trình độ khai thác và chế biến khoáng sản ở nước ta Đó cũng là một trong những yếu tố tạo

cơ sở cho các sản phẩm khoáng sản đã qua chế biến ngày càng phong phú hơn , phục vụ cho xuất khẩu

+ Chính sách thu hút đầu tư:

Đầu tư ở đây không chỉ là đầu tư về mặt nguồn vốn mà còn là sự đầu tư về mặt khoa học và công nghệ Chính sách thu hút đầu tư nếu được thực hiện tốt thì sẽ là một động lực to lớn cho việc khai thác và chế biến khoáng sản của nước ta ngày càng phát triển

Những chính sách về thu hút đầu tư có thể kể đến:

-Có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các nhà đầu tư khi họ tham gia đầu tư cho lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản ở nước ta.

-Tập trung nguồn vốn để nâng cấp, mở rộng quy mô, xây dựng mới các cơ sở, xí nghiệp, nhà máy phục vụ khai thác và chế biến khoáng sản Phải đầu tư xây dựng các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất công nghệ cao,… là những trọng điểm nhằm thu hút

Trang 8

-Đào tạo và nâng cao trình độ tay nghề lao động trong nước, tao mức độ tin cậy cho các nhà đầu tư khi họ quyết định đầu tư vào các ngành liên quan đến tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là trong khai thác và chế biến.

-Tăng cường các hoạt động thăm dò, tìm kiếm các điểm và mỏ khoáng sản mới, phát hiện them nguồn tài nguyên mới để thúc đẩy sự tập trung chú ý và tập trung đầu tư của các nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài.

-Chính sách bảo vệ môi trường tốt cũng là một mặt giúp thu hút đầu tư được dễ dàng hơn.

Thu hút đầu tư là một yếu tố quan trọng làm tăng nguồn lực để các ngành kinh tế sử dụng tài nguyên khoáng sản ngày càng phát triển

+Các chính sách về quản lý khoáng sản:

Để quản lý được hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản của nước ta thì cần phải có sự tham gia và phối hợp của nhiều ngành, nhiều cơ quan khác nhau

Cần phải có kế hoạch quản lý trong việc quy hoạch khu vực thăm dò,bảo vệ và khai thác các loại khoáng sản

Việc cấp giấy phép khai thác phải được tiến hành chặt chẽ qua các cấp, thể hiện được trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng cụ thể Khi đã có giấy phép khai thác đến tay các nhà thầu thì việc giám sát phải được chú trọng hàng đầu Những vi phạm chủ yếu thường gặp hiện nay ở các nhà thầu là coi trọng sản lượng và lợi nhuận mà xem nhẹ tác hại ảnh hưởng đến môi trường Các dự án có giấy phép thường chưa tuân thủ đúng quy định về bảo vệ môi

trường, đó là chưa kể đên các điểm khai thác khoáng sản theo hình thức tự phát.

Cần có một giải pháp cụ thể để hạn chế tình trạng khai thác khoáng sản tự phát của người dân

Đó là xử lý mức độ nặng đối với những trường hợp vi phạm quy định của luật pháp về khai thác khoáng sản trái phép Tăng cường khoanh vùng bảo vệ các mỏ và điểm khoáng sản có giá trị kinh tế, như than đá, các mỏ kim loại, cát thủy tinh Các loại khoáng sản quý và hiếm… Tạo thêm ngành nghề khuyến khích người dân tham gia, cải thiện đời sống kinh tế cho họ.

Cần phải có chính sách quản lý khoáng sản xuất khẩu, nhằm tránh tình trạng thất thoát nguồn khoáng sản của quốc gia

+ Giải pháp giáo dục ý thức của người dân về vấn đề khoáng sản:

+Cần có các chương trình tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân, nâng cao ý thức bảo vệ nguồn khoáng sản của quốc gia Làm rõ vai trò to lớn của tài nguyên khoáng sản đối với các hoạt động sản xuất kinh tế và cuộc sống của con người, giúp họ hiểu và có thái độ đúng đắn đối với vấn đề bảo vệ tài nguyên khoáng sản nói riêng, các loại tài nguyên nói chung.

+ Đưa vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vào chương trình giáo dục phổ thông, và tổ chức các chương trình tuyên truyền là những biện pháp có thể nói là mang lại hiệu quả cao

nhất trong vấn đề bảo vệ tài nguyên

Cần cung cấp những hiểu biêt cơ bản về hậu quả của việc khai thác khoáng sản không quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường đến với các nhà đầu tư, và phải lấy đó làm tiêu chí để lựa chọn nhà đầu tư cho việc thăm dò,khai thác khoáng sản

Phần III Kết luận

Tài nguyên khoáng sản là một nguồn của cải quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người, là một nguồn lực to lớn để phát triển kinh tế xã hội Đối với một nước có nền kinh tế chưa phát triển mạnh như nước ta hiện nay thì tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên khoáng sản nói riêng có một vai trò hết sức quan trọng Chúng ta nhận thức được điều đó, nhưng chúng ta làm gì để phát huy được tiềm năng kháng sản của đất nước là một vấn đề không dễ dàng.Đã có những thành công, những hiệu quả kinh tế nhất định nhưng cũng vấp phải nhiều vấn đề khó giải quyết.Việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên khoáng sản đang đặt ra nhiều thách thức cho chúng ta Nhất là trong quản lý việc khai thác, chế biến khoáng sản Tuy nhiên, trong điều kiện mới của nền kinh tế đang có nhiều khởi sắc, chúng ta

sẽ tận dụng những tiềm năng của quốc gia để cải thiện hơn nữa vần đề khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, trong đó có khoáng sản, làm sao vừa phát huy được nguồn lực đất nước vừa khắc phục được những khó khăn mà nền kinh tế xã hội đã và đang phải đối mặt

Ngày đăng: 09/01/2019, 23:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w