1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh

112 208 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ---VÕ KỲ NAM NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

-VÕ KỲ NAM

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG TẠI CÁC KHU CHẾ XUẤT VÀ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS CHU VIỆT CƯỜNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Võ Kỳ Nam

Ngày sinh: 29/08/1979 Nơi sinh: TP.HCM

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp

I- Tên đề tài : Nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM.

II- Nhiệm vụ và nội dung :

- Khảo sát thực trạng sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tiến độ thực hiện đầu tư xâydựng các công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bànTP.HCM

- Nghiên cứu xác định những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đầu tư xâydựng các công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bànTP.HCM

- Đưa ra một số gải pháp hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố đến tiến độ thực hiệnđầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trênđịa bàn TP.HCM và đánh giá kết luận

III- Ngày giao nhiệm vụ : 26/09/2016

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 29/06/2017

V- Cán bộ hướng dẫn : TS Chu Việt Cường

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quảnêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Học viên thực hiện Luận văn

Võ Kỳ Nam

Trang 5

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn , giúp

đỡ quý báu của thầy cô, các anh chị đồng nghiệp và các bạn.Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:

Bộ môn Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp đại học Công Nghệ TPHCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập

và hoàn thành luận văn.

Tiến sĩ Chu Việt Cường, người thầy kính mến đã hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn thành luận văn này.

Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn, trao đổi và tiếp thu những ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu, song không tránh khỏi có những sai sót Rất mong nhận được những thông tin góp ý từ Quý Thầy, Cô và bạn đọc.

Xin cảm ơn các bạn bè, các anh chị em đang công tác tại Ban quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp TP.HCM Các anh chị em hoạt động trong ngành xây dựng

đã giúp tôi có số liệu khảo sát để phục vụ luận văn tốt nghiệp.

Xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 06 năm 2017

Người thực hiện luận văn

Võ Kỳ Nam

Trang 6

TÓM TẮT

Trong những năm qua tiến độ thực hiện đầu tư Xây dựng các công trình

hạ tầng tại các Khu chế xuất và Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM bịảnh hưởng rất lớn, các công trình hạ tầng tại các Khu chế xuất và Khu công nghiệptrên địa bàn TP.HCM đưa vào hoạt động không đúng tiến độ để ra gây khó khăntrong việc giao đất cho đơn vị thuê đất của chủ đầu tư các KCN và KCX Chính

vì vậy cần phải tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiệnđầu tư Xây dựng các công trình hạ tầng tại các Khu chế xuất và Khu công nghiệptrên địa bàn TP.HCM và tìm ra biện pháp kiểm soát, hạn chế ảnh hưởng là yêu cầucấp bách, rất cần thiết

Mục tiêu của nghiên cứu là xác định, phân tích, đánh giá và lựa chọndanh mục những yếu tố ảnh hưởng chính đến tiến độ thực hiện đầu tư Xây dựng cáccông trình hạ tầng tại các Khu chế xuất và Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM.Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó và đưa ra các giải pháp thích hợp

để hạn chế sự ảnh hưởng của các yếu tố đến việc triển khai thực hiện các dự ánđầu tư Xây dựng các công trình hạ tầng tại các Khu chế xuất và Khu công nghiệptrên địa bàn TP.HCM

Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu đã khảo sát tất cả các dự án đầu tư Khu chếxuất và Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM Từ kết quả khảo sát, kỹ thuậtphân tích nhân tố đã rút gọn tập hợp 24 yếu tố thành 6 nhân tố đại diện Quakiểm định mô hình hồi quy đa biến khẳng định 6 nhóm yếu tố trên có ảnh hưởngđến tiến độ thực hiện đầu tư Xây dựng các công trình hạ tầng tại các Khu chếxuất và Khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM

Với kết quả trên nghiên cứu đã đưa ra kiến nghị với chủ đầu tư cần xây dựng

kế hoạch, nghiên cứu tốt các vấn đề liên quan đến tài chính và kịp thời ứng phó với

sự biến động của những thay đổi về chính sách Chọn nhà thầu tư vấn, thiết kế cókinh nghiệm và năng lực trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế KCN, đồng thời chủ đầu tưcần bám sát quá trình thực hiện để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc Song song đóchủ đầu tư cần nâng cao năng lực quản lý của mình để thực hiện dự án một cáchhiệu quả nhất

Trang 7

ABSTRACT

In recent years, the progess of infrastructure construction investmentimplementation at the export processing zones and industrial zones is affected by alot of element, it is affected to transfer land for the renter of the export processingzones and industrial zones Therefore, it is necessary to investigate all influences theprogess of infrastructure construction investment implementation at the exportprocessing zones and industrial zones in Ho Chi Minh City and find out thecontrollable methods and limit influences

Based on the researching theory, we have surveyed in Ho Chi Minh City.From the survey results and analysis, we have gathered 24 elements to 6representative groups By examining the multivariate regression model, 6representative groups have been negatively correlated with the implementation toinfrastructure construction investment implementation at the export processingzones and industrial zones

With above results, we recommend the investor have to have researching planabout finance to cope with chance of policies The investor has to selectexperienced consultant and design consultants in the area of industrial park designand follow close the implementation process to remove problems in time Besides,they need to improve their management capacity to implement the projecteffectively

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CÁM ƠN ii

TÓM TẮT iii

ABSTRACT iv

MỤC LỤC .v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT viii

CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Tính cấp thiết của đề tài 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 7

1.4 Phương pháp, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 8

1.5 Đóng góp của nghiên cứu 9

1.6 Cấu trúc Luận văn gồm: .9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 11

2.1 Một số khái niệm 11

2.2 Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng công trình 12

2.3 Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng công trình tại KCX – KCN TP Hồ Chí Minh .12

2.4 Tiến độ thực hiện dự án 13

2.4.1 Khái niệm tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng .13

2.4.1.1 Quản lý tiến độ thi công xây dựng: .14

2.4.1.2 Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình .14

2.4.1.3 Quản lý chất lượng công trình : .15

2.4.1.4 Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng: 15

2.4.1.5 Quản lý môi trường xây dựng: .16

Trang 10

2.5.1 Các kết quả đã đạt được 19

2.5.2 Những hạn chế 23

2.6 Sơ lược về các nghiên cứu trước đây 24

2.6.1 Các nghiên cứu trên thế giới 24

2.6.2 Các nghiên cứu trong nước 25

2.7 Các yếu tố ảnh hưởng biến động tiến độ hoàn thành dự án 26

2.7.1 Nhóm yếu tố về chính sách 26

2.7.2 Nhóm yếu tố tự nhiên 26

2.7.3 Nhóm yếu tố về kinh tế 27

2.7.4 Nhóm yếu tố về năng lực đơn vị tư vấn 28

2.5.5 Nhóm yếu tố năng lực CĐT 28

2.5.6 Nhóm yếu tố về nhà thầu thi công 29

2.6 Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đề xuất 30

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

3.1 Thiết kế nghiên cứu: 34

3.2 Bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu 35

3.2.1 Quy trình thiết kế bảng câu hỏi khảo sát và thu thập dữ liệu 35

3.2.2 Nội dung bảng câu hỏi khảo sát Error! Bookmark not defined. 3.3 Kíchthước mẫu 36

3.4 Thu thập dữ liệu 36

3.5 Phân tích nhân tố 37

3.5.1 Khái niệm phương pháp phân tích nhân tố 37

3.5.2 Kiểm định thang đo 38

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 45

4.1 Giới Thiệu Error! Bookmark not defined. 4.1.1 Mã hóa các yếu tố 45

4.2 Thông Tin Mẫu Nghiên Cứu 46

4.2.1 Thống kê kinh nghiệm làm việc: 47

4.2.2 Thống kê độ tuổi của người được phỏng vấn 47

Trang 11

4.2.3 Thống kê trình độ của người được khảo sát 49

4.2.4 Thống kê đơn vị làm việc của người được khảo sát 50

4.3 Kiểm Định Mô Hình 51

4.3.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các thang đo 51

4.3.1.1 Nhóm yếu tố về chính sách 52

4.3.1.2 Nhóm yếu tố về tự nhiên 52

4.3.1.3 Nhóm yếu tố về kinh tế 53

4.3.1.4 Nhóm yếu tố năng lực đơn vị tư vấn 53

4.3.1.5 Nhóm yếu tố về năng lực CĐT 54

4.3.1.6 Nhóm yếu tố về năng lực nhà thầu thi công 54

4.4 Kết quả phân tích nhân tố (PCA) 55

4.4.1 Điều chỉnh mô hình nghiên cứu từ kết quả PCA .57

4.4.2 Kết quả phân tích hồi quy .58

4.4.3 Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố 61

4.4.4 Giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng của các yếu tố .63

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 69

PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT 72

PHỤ LỤC 2 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHUYÊN GIA 75

PHỤ LỤC 3 ĐẶC ĐIỂM MẪU KHẢO SÁT 78

PHỤ LỤC 4 ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO BẰNG CRONBACH’S ALPHA 80

PHỤ LỤC 5 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ CÁC THANG ĐO 83

PHỤ LỤC 6 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH BỘI 86

Trang 12

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 13

wn structure) Cấu trúc phân chia công việc

Tư vấn thiết kếPrincipal Compone

nt AnalysisPhầnmềmthốn

g kê cho khoa học

xã hội (StasisticalPackagge for the ScialSciences)

( Analysis Variance) Phân tích phương sai

Hệ số Kaiser-Mayer-Olkin

(Observed significance level) Mức

ý nghĩa quan sát (Variance inflation factor) Nhân tố phóng đại phương sai Giải phóng mặt bằng

Khu công nghiệpKhu chế xuất

Trang 14

CHƯƠNG 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề

Sau 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập, cùng cả nước thực hiện đườnglối đổi mới, TPHCM đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện Tình hình chínhtrị-xã hội luôn được giữ vững; kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao, quy mô kinh tếđược mở rộng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đứng hướng; các nguồn lực xã hội đượcphát huy; các ngành, lĩnh vực đều có bước phát triển vượt bậc; đời sống người dânngày càng được nâng cao Hiện nay, tốc độ phát triển kinh tế của Thành phố gấp1,6-1,7 lần cả nước; tổng sản phẩm quốc nội chiếm 21% và đóng góp hơn 30% ngânsách cả nước Số hộ nghèo theo tiêu chuẩn của Thành phố (có thu nhập dưới 16triệu đồng/người/năm) chỉ còn dưới 1%; hộ cận nghèo (có thu nhập từ 16-21 triệuđồng/người/năm) chỉ chiếm 2,7% dân số

Góp phần không nhỏ trong những thành tựu đó của TP Hồ Chí Minh là sựđóng góp của các Khu công nghiệp và khu chế xuất trên địa bàn, đóng góp đến 40

% kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp, góp phần đưa thành phố trở thành trungtâm xuất khẩu lớn nhất nước Nhiều chính sách quản lý tiên tiến về quản lý công đốivới loại hình KCX - KCN ra đời tại thành phố và được áp dụng rộng rãi trong cảnước, đóng góp rất lớn cho sự hình thành hệ thống các KCN ở Việt Nam như môhình Ban quản lý KCN; quản lý “một cửa, tại chỗ” đối với các doanh nghiệp tại cácKCN; cơ chế phối hợp với các bộ ngành trung ương và địa phương để tháo gỡvướng mắc cho nhà đầu tư; cơ chế khoán phí để thực hiện “tự chủ về tài chính” đốivới hoạt động của Ban quản lý KCX - KCN Tính đến ngày 30/8/2015, tại cácKCX-KCN có 1.389 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 9,050

tỷ USD Trong đó: dự án có vốn đầu tư nước ngoài là 560 dự án, vốn đầu tư đăng ký5,4 tỷ USD; dự án có vốn đầu tư trong nước là 829 dự án, vốn đầu tư đăng ký54.641 tỷ VNĐ (tương đương 3,64 tỷ USD)

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đếnnăm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết

định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 chỉ rõ:“Tiếp tục phát triển các khu công

Trang 15

nghiệp công nghệ cao; bố trí sản xuất vào các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch; phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ phát triển công nghiệp cơ khí, điện tử - tin học; hạn chế các dự án đầu tư mới thâm dụng lao động phổ thông Tốc độ tăng trưởng GDP khu vực công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2011 - 2015 đạt bình quân 8,7%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt bình quân 8,7%/năm và giai đoạn

2021 - 2025 đạt bình quân 8,5%/năm” [1].

1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Tình hình xây dựng và phát triển KCN và KCX đã đạt được các kết quả nhất định về số lượng và chất lượng cơ sở hạ tầng Về số lượng, TP HCM hiện có 3KCX, 12 KCN với tổng diện tích 3.104 ha Ngoài ra, có 7 KCN dự kiến thành lậpmới đang trong giai đoạn thực hiện thủ tục pháp lý với tổng diện tích 2.189 ha và 4KCN dự kiến mở rộng với tổng diện tích 849 ha Như vậy, đến năm 2020, TP.HCM

sẽ có tổng cộng 22 KCX - KCN tập trung với tổng diện tích gần 6.000 ha

Bảng 1.1 Các KCX và CN đã hình thành và đi vào hoạt động

20

20T

Trang 16

ia

20

59

28

- Việc hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về KCN, KCX chưađược triển khai đầy đủ Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 [2] đã đượcban hành cuối năm 2013, quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành trong việchướng dẫn thực hiện phân cấp ủy quyền cho Ban Quản lý các KCN và hướng dẫnmột số nội dung về quy hoạch nhà ở cho công nhân trong KCN, KCX Tuy nhiên,đến nay, mới có Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Công Thương đã có vănbản hướng dẫn, các Bộ, ngành khác chưa triển khai hướng dẫn theo quy định củaNghị định số 164/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 [2]

- Việc phân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý KCN còn bất cập, chưa thuận lợicho Ban Quản lý KCN thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước, ảnh hưởng trực tiếpđến tiến độ triển khai thực hiện dự án KCX-KCN, cụ thể là:

+ Các quy định tại pháp luật chuyên ngành không thống nhất với quy định vềphân cấp, ủy quyền cho Ban Quản lý KCX-KCN như quy định tại Nghị định số

Trang 17

lý các KCX-KCN không được giao thực hiện chức năng thanh tra nên hiệu quả hoạtđộng quản lý nhà nước của Ban Quản lý không cao, xảy ra tình trạng Ban Quản lýphát hiện vi phạm của các doanh nghiệp trong KCN, KCX nhưng không thể xử phạtđược, phải chuyển hồ sơ vi phạm của các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng đến bộ phậnThanh tra các Sở chuyên ngành như Thanh tra Sở Xây dựng, Thanh tra Sở Giaothông – Vận tải, Thanh tra Sở Quy hoạch – Kiến trúc, Thanh tra Sở Tài nguyên vàMôi trường để xử lý, việc này cũng làm chậm trễ, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai

dự án

- Công tác bảo vệ môi trường KCN, KCX chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra:

+ Vì tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa chi phí nên ý thức bảo vệ môi trườngcủa doanh nghiệp phát triển hạ tầng, doanh nghiệp thứ cấp trong các KCN, KCXchưa cao nên vẫn có một số KCN, KCX doanh nghiệp chưa tuân thủ nghiêm túcpháp luật về môi trường, việc này đôi khi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môitrường KCX, KCN, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, do đódân cư khu vực có KCX, KCN cũng đã nhiều lần phản đối và thậm chí kiện ra tòa

để các công ty đầu tư hạ tầng có biện pháp khắc phục trong quá trình triển khai thicông dự án hạ tầng như tại KCN Tân Tạo (quận Bình Tân), KCN Tân Bình (quậnTân Phú), KCX Linh Trung 2 (quận Thủ Đức)…Việc này, khiến các dự án triểnkhai hạ tầng phải tạm dừng lại thời gian từ 3 tháng đến 6 tháng, ảnh hưởng đến tiến

độ chung của dự án

+ Ước tính đến cuối năm 2015, tỷ lệ KCN, KCX đang hoạt động có hệ thống

xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường mới đạt 84% Như vậy, so vớimục tiêu đề ra vào cuối năm 2015 là 100% thì còn có khoảng cách lớn, việc phát

Trang 18

thải các chất thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn thời gian qua được báo chí đưa tin,

cụ thể là tháng 11/2008, báo Sài Gòn Giải Phóng đưa tin về vụ “Cây lá trắng” tạiKCN Lê Minh Xuân, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh

+ Nhu cầu vốn đầu tư để xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung lớn.Trong khi, vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ xây dựng công trình xử lý nước thảitập trung tại KCN, KCX theo Quyết định 43/2009/QĐ-TTg ngày 19/03/2009 [5] vàQuyết định 126/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 [6] hạn chế do thủ tục pháp lý vềtài chính và thủ tục giải ngân chưa thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng Huyđộng các nguồn vốn khác cho đầu tư xử lý nước thải còn khó khăn do nguồn vốnđầu tư xây dựng và trang thiết bị vận hành khá tốn kém, đòi hỏi Doanh nghiệp hạtầng mất nhiều thời gian để theo đuổi và thực hiện, việc này ảnh hưởng không nhỏđến tiến độ, quá trình triển khai hạ tầng chung của KCX và KCN

- Vấn đề nhà ở, phúc lợi xã hội và đời sống công nhân trong KCN, KCXchưa được cải thiện rõ rệt, đây cũng là vấn đề tồn tại từ khi KCX, KCN hình thànhvào thời kì đầu (năm 1991), khi đó quy hoạch KCX và KCN chưa có quy hoạch khudân cư liền kề để xây dựng các công trình phúc lợi phục vụ người lao động, dẫn đếnviệc trong quá trình xây dựng hạ tầng KCX, KCN thời gian đầu khó tìm được laođộng nên các dự án thường bị trễ tiến độ, từ thực tế đó:

+ Nghị định 188/2013/NĐ-CP [7] đã quy định nhiều chính sách ưu đãi chođầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân nhưng thời gian có hiệu lực chưa lâu nênchưa phát huy được hiệu quả Ngoài ra, tại các địa phương tập trung nhiều KCN,việc giải phóng mặt bằng, bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở cho công nhân khókhăn, chậm triển khai Do đó, vấn đề nhà ở cho công nhân chưa được cải thiện rõrệt

+ Việc đầu tư xây dựng nhà ở và các công trình phúc lợi xã hội khác chongười lao động (cơ sở khám chữa bệnh, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, khu vui chơigiải trí ) chưa được quan tâm đúng mức và công tác xã hội hóa lĩnh vực này cũngchưa được đẩy mạnh

Trang 19

- Việc huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN,KCX còn khókhăn Chất lượng dự án đầu tư vào KCN đã được cải thiện và thu hút được một số

dự án quy mô lớn có hàm lượng công nghệ cao nhưng chưa đáp ứng yêu cầu vềchuyển giao công nghệ, các dự án công nghệ nguồn, các dự án công nghiệp phụ trợ

- Chính sách hiện hành còn một số điểm vướng mắc chưa thuận lợi cho thuhút đầu tư, phát triển các KCN:

+ Về ưu đãi thuế TNDN: theo quy định tại Nghị định số 218/2013/NĐ-CPngày 26/12/2013 [8], dự án đầu tư vào KCN không được áp dụng thuế suất ưu đãi,

dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN không được áp dụngthuế suất ưu đãi và thời gian miễn, giảm như quy định trước đây

+ Về cho thuê lại đất và đơn giá cho thuê đất đối với doanh nghiệp phát triển

hạ tầng KCN: Luật Đất đai năm 2013 [9] không cho phép doanh nghiệp hạ tầng tậndụng được nguồn vốn dài hạn thông qua việc thuê đất của Nhà nước trả tiền thuêđất hàng năm và cho thuê lại đất thu tiền thuê đất một lần đối với nhà đầu tư thứ cấpnhư trước đây Việc chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm sang

Trang 20

hình thức thuê đất trả tiền thuê đất một lần đối với doanh nghiệp hạ tầng còn gặp một số vướng mắc, khó khăn và chưa được hướng dẫn cụ thể.

Theo quy định tại Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 [10] củaChính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, đơn giá Nhà nước chodoanh nghiệp hạ tầng thuê đất trả tiền thuê đất một lần được định giá theo giá thịtrường, qua đó, đẩy giá cho thuê lại đất lên rất cao, không hấp dẫn các nhà đầu tưthứ cấp Việc thanh toán tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê tính giá đất phinông nghiệp bằng với giá Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất Như vậy, sốtiền nộp tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê đối với các KCN rất lớn, nângchi phí đầu tư lên cao và giá cho thuê lại đất tăng cao

+ Về ưu đãi miễn tiền thuê đất đối với dự án đầu tư hạ tầng KCN: Theo quyđịnh tại Điều 19, Nghị định số 46/2014/NĐ-CP 15/5/2014 [10], danh mục địa bàn

có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệtkhó khăn thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư; danh mục địa bàn đượchưởng ưu đãi tiền thuê đất chỉ áp dụng đối với địa bàn có địa giới hành chính cụ thể.Trong khi đó, theo quy định của pháp luật về đất đai, chỉ có đơn vị hành chính cấptỉnh, huyện, xã mới có địa giới hành chính Do đó, KCN, KCX không còn là địa bàn

ưu đãi tiền thuê đất Việc ưu đãi tiền thuê đất được căn cứ vào địa bàn cấp huyện

mà KCN, KCX được thành lập

Tóm lại, cá nhân tác giả hiện đang công tác tại Ban quản lý các Khu chế xuất

và công nghiệp TP HCM, nhận thức rõ được những bất cập và vướng mắc trongquản lý thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

mà đặc biệt là những bất cập ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tư, xâydựng các công trình hạ tầng tại các KCX và KCN Do đó, tác giả nhận thấy việc

nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực

hiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là rất cần thiết trong giai đoạn hiện

nay

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 21

Xác định các nhân tố gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đầu tư xây dựngcác công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn thànhphố Hồ Chí Minh Tìm ra các nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến tiến độ thựchiện đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu côngnghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh Tìm hiểu các tài liệu liên quan vàtham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành xây dựng để tìm cách khắc phụccác nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến tiến độ Đưa ra các đề xuất cần giảiquyết cho các nghiên cứu sau này mà trong quá trình làm nghiên cứu chưa giảiquyết xong

1.4 Phương pháp, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

 Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1 (nghiên cứu sơ bộ): được thực hiện thông qua phương phápnghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng cách thảo luận với

5 chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư xây dựng khu công nghiệp có thâm niên lâu năm

và có vị trí lãnh đạo trong các công ty và ban quản lý KCX & CN TP.HCM, đồngthời tìm hiểu qua các nghiên cứu, các tạp chí nói về các yếu tố gây ảnh hưởng đếntiến độ trong các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng nhằm xây dựng nênbảng câu hỏi

- Giai đoạn 2 (nghiên cứu chính thức): được thực hiện bằng phương phápđịnh lượng tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả thảo luận với

5 chuyên gia; giai đoạn này nhằm thu thập, phân tích dữ liệu khảo sát, cũng nhưước lượng, kiểm định mô hình nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu: Trong đề tài này, tác giả nghiên cứu các nhân tố gây ảnhhưởng đến tiến độ trong các dự án đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tại cáckhu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Việc khảo sát sẽ được thực hiện ở Ban Quản lý các KCX-KCN thành phố, tất

cả dự án đầu tư KCX và KCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Công ty xâydựng đã từng thực hiện các công việc liên quan đến khu công nghiệp

Trang 22

Thành phần tham gia nghiên cứu: Ban Quản lý các KCX-KCN thành phố (đơn

vị quản lý nhà nước đối với KCX-KCN thành phố HCM), Chủ đầu tư (ban Quản lý

dự án), Tư vấn thiết kế, Giám sát, Nhà thầu

1.5 Đóng góp của nghiên cứu

Thông qua kết quả khảo sát được thu thập và các phân tích thống kê, nghiêncứu đã góp phần:

Đóng góp về mặt học thuật:

+ Xác định được các nhân tố gây ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện đầu tư xâydựng các công trình hạ tầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bànthành phố Hồ Chí Minh

Đóng góp về mặt thực tiễn:

+ Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số đề xuất các giải phápnâng cao hiệu quả công tác quản lý thực hiện đầu tư xây dựng các công trình hạtầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.Đây là mục tiêu đóng góp chính của kết quả nghiên cứu vào việc áp dụng thực tiễncho các KCN- KCX

+ Là mô hình tham khảo tốt cho các nhà đầu tư, các nhà quản lý KCN- KCXkhi tham gia đầu tư vào các khu công nghiệp và chế xuất tại TP Hồ Chí Minh

1.6 Cấu trúc Luận văn gồm:

- Chương 1: Phần mở đầu

Trong chương này, tác giả đề cập đến thực trạng từ quá trình hình thành KCX

và KCN trên địa bàn thành phố, số lượng các KCX, KCN đã hình thành, đi vào khaithác, thu hút đầu tư trong nhưng năm qua, các KCN dự kiến thành lập mới (giaiđoạn từ năm 2015-2020), qua đó phát sinh những vướng mắc gây ảnh hưởng đếntiến độ trong quá trình triển khai, thực hiện dự án xây dựng hạ tầng các KCX vàKCN Từ đó, tác giả xác định Mục tiêu, phương pháp, đối tượng nghiên cứu, nhìnnhận chung về đóng góp của nghiên cứu đề tài đối với lĩnh vực học thuật và thựctiễn tại các KCX, KCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Trang 23

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Trong chương này, tác giả liệt kê một số định nghĩa, cơ sở lý thuyết, nghiêncứu các nghiên cứu trước và tham khảo ý kiến chuyên gia để đưa ra các yếu tố ảnhhưởng đến tiến độ trong quá trình triển khai, thực hiện dự án xây dựng hạ tầng cácKCX và KCN và đưa ra mô hình nghiên cứu

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Tác giả trình bày phương pháp nghiên cứu, quy trình thiết kế bang câu hỏi, các

lý thuyết liên quan đến phần mềm sẽ sử dụng trong luận văn

- Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu

Từ dữ liệu thu thập được, tác giả dung phần mềm IBM SPSS Statistics 20 đểkiểm định thang đo, phân tích nhân tố, kiểm định mô hình, từ đó xác định được cácyếu tố ảnh hưởng đến tiến độ trong quá trình triển khai, thực hiện dự án xây dựng

hạ tầng các KCX và KCN và đưa ra các biện pháp hạn chế sự ảnh hưởng cho cácbên liên quan

- Chương 5: Kết luận và đánh giá đề tài

Trong chương này, tác giả trình bày các thành tựu đã đạt được của luận văncũng như hạn chế của luận văn và đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 24

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong chương 1, tác giả đã trình bày thực trạng từ quá trình hình thành KCX

và KCN trên địa bàn thành phố, qua đó phát sinh những vướng mắc gây ảnh hưởngđến tiến độ trong quá trình triển khai, thực hiện dự án xây dựng hạ tầng các KCX vàKCN Trong chương này tác giả liệt kê một số định nghĩa, cơ sở lý thuyết, nghiêncứu các nghiên cứu trước và tham khảo ý kiến chuyên gia để đưa ra các yếu tố ảnhhưởng đến tiến độ trong quá trình triển khai, thực hiện dự án xây dựng hạ tầng cácKCX và KCN và đưa ra mô hình nghiên cứu

2.1 Một số khái niệm

Dự án đầu tư xây dựng: là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng

vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trìnhxây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm,dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xâydựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xâydựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuậtđầu tư xây dựng

Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật: gồm công trình giao thông, thông tin

liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lýnước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác

Hệ thống công trình hạ tầng xã hội: gồm công trình y tế, văn hoá, giáo dục,

thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên và công trình khác

Khu công nghiệp: là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các

dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theođiều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số: 29/2008/NĐ-CP ngày14/03/2008 [3]

Khu chế xuất: là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện

dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xácđịnh, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu côngnghiệp quy định tại Nghị định số: 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 [3]

Trang 25

2.2 Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng công trình

Theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015 [11] về trình tự thực hiệnđầu tư xây dựng công trình như sau:

a) Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: Tổ chức lập, thẩm định, phêduyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáonghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét,quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đếnchuẩn bị dự án;

b) Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: Thực hiện việc giao đất hoặcthuê đất (nếu có); chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); khảo sátxây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xâydựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); tổ chức lựachọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sátthi công xây dựng; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; nghiệm thu côngtrình xây dựng hoàn thành; bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; vậnhành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác;

c) Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụnggồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng

2.3 Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng công trình tại KCX – KCN TP Hồ Chí Minh

Hình 2.1 Các giai đoạn quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Chủ đầu tư lập quy hoạch dự án

Xin thỏa thuận của Hepza

Chuyển sở quy hoạch kiến trúc và các sở liên quan

Trình UBND TP phê duyệt

Lấy ý kiến bộ xây dựng

Triển khai thực hiện dự án

Trang 26

Chủ đầu tư lập quy hoạch dự án: Chủ đầu tư có năng lực tự thực hiện hoặcthuê đơn vị tư vấn để lập quy hoạch dự án Các dự án được định hướng theo nhucầu khai thác khu công nghiệp của chủ đầu tư.

Xin thỏa thuận của Hepza: Sau khi chủ đầu tư hoàn chỉnh đồ án quy hoạch

dự án, phải xin thỏa thuận phương án quy hoạch ở Ban quản lý các khu chế xuất vàcông nghiệp TP Hồ Chí Minh Quy trình thông thường khoảng 20 ngày làm việc

Chuyển sở Quy hoạch – Kiến trúc và các Sở liên quan thẩm định: Khi đượcBan quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP Hồ Chí Minh ban hành văn bảnthỏa thuận, chủ đầu tư nộp hồ sơ tại sở Quy hoạch – Kiến trúc và các Sở liên quan

để thẩm định các nội dung liên quan đến hạ tầng kỹ thuật như: Điện, cấp nước,thoát nước mưa, thoát nước thải, đường giao thông nội bộ, viễn thông, PCCC, môitrường, hành lang bảo vệ kênh rạch…Quy trình thường trên 6 tháng đến 1 năm

Trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt: Sở Quy hoạch – Kiến trúc tậphợp hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch dự án và ý kiến đồng thuận của các sở ngành liênquan trình lên Ủy ban thành phố phê duyệt Quy trình là 40 ngày làm việc

Lấy ý kiến của Bộ xây dựng: Một mặt khi nhận được quyết định phê duyệt

dự án của Ủy ban thành phố, chủ đầu tư lập hồ sơ trình Bộ xây dựng thẩm định thiết

kế cơ sở Quy trình là 20 ngày làm việc Mặt khác chủ đầu tư thực hiện các thủ tụcliên quan đến bàn giao đất trên thực địa với Sở tài nguyên và môi trường và giảiquyết các vấn đề về giải tỏa, đền bù và giải phóng mặt bằng

Triển khai thực hiện dự án: Khi bộ Xây dựng có ý kiến về thẩm định thiết kế

cơ sở thì chủ đầu tư mới tiến hành triển khai thực hiện dự án

Như vậy để triển khai thực hiện một dự án hạ tầng tại KCX – KCN chủ đầu

tư phải qua rất nhiều khâu, thủ tục pháp lý rườm rà, nếu hồ sơ phù hợp với các quyđịnh hiện hành thì chủ đầu tư mất khoảng 1 năm, nếu hồ sơ không phù hợp ở bất kìkhâu nào thì phải thực hiện lại

2.4 Tiến độ thực hiện dự án

2.4.1 Khái niệm tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình vừa là một nghệ thuật vừa là một

Trang 27

sự phối hợp có khoa học giữa thiết bị, vật tư, con người, kinh phí nhằm hoàn thànhcông trình xây dựng đạt chất lượng , đảm bảo thời gian và sử dụng kinh phí hợp lý

Do vậy quản lý dự án trở thành yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của dự án

Để thực hiện mục tiêu của dự án, chủ đầu tư phải lên kế hoạch tổ chức, chỉđạo, phối hợp, điều hành, khống chế và định giá toàn bộ quá trình từ lúc bắt đầuđến lúc kết thúc dự án Muốn vậy thì cần phải quản lý chặc chẽ các vấn đề liênquan trực tiếp đến công trình đầu tư xây dựng bao gồm:

2.4.1.1 Quản lý tiến độ thi công xây dựng:

Công trình xây dựng trước khi triển khai phải được lập tiến độ thi công xâydựng Tiến độ thi công xây dựng phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án đã đượcphê duyệt

Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thìtiến độ xây dựng công trình phải được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý,năm

Nhà thầu thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ lập tiến độ thi công xâydựng chi tiết, bố trí xen kẽ kết hợp các công việc cần thực hiện nhưng phải đảmbảo phù hợp với tổng tiến độ dự án

Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát và các bên có liênquan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây dựng công trình vàđiều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một số giai đoạn

bị kéo dài nhưng không được làm ảnh hưởng đến tổng tiến độ dự án

Trường hợp xét thấy tổng tiến độ dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo cáongười quyết định đầu tư để đưa ra quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án[11]

2.4.1.2 Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình

Việc thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế được duyệt

Khối lượng thi công xây dựng được tính toán, xác nhận giữa chủ đầu tư , nhà thầu thi công xây dựng , tư vấn giám sát theo thời gian hoặc giai đoạn thi công và

Trang 28

được đối chiếu với khối lượng thiết kế được duyệt để làm cơ sở nghiệm thu , thanh toán theo hợp đồng.

Khi có khối lượng phát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng phải xem xét

xử lý Riêng đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khi có khối lượngphát sinh ngoài thiết kế, dự toán xây dựng công trình làm vượt mức đầu tư thì chủđầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư để xem xét, quyết định

Khối lượng phát sinh được chủ đầu tư hoặc người quyết định đầu tư chấpthuận phê duyệt là cơ sở để thanh toán, quyết toán công trình [11]

2.4.1.3 Quản lý chất lượng công trình :

Hiện nay đã có rất nhiều văn bản được ban hành để đảm bảo quản lý chấtlượng công trình Tuy nhiên, đa số chất lượng công trình hiện nay đều không đảmbảo, nhiều công trình vừa đưa vào sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng

Do vậy công tác quản lý chất lượng công trình phải được đảm bảo từ khi bắtđầu đến khi kết thúc dự án, xuyên suốt các giai đoạn của quá trình đầu tư dự án

Để nâng cao chất lượng công trình CĐT cần phải phối hợp chặt chẽ với cácbên liên quan [11]

2.4.1.4 Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng:

Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và côngtrình trên công trình, công trường đang xây dựng Trường hợp các biện pháp antoàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận

Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trêncông trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành, những vị trí nguy hiểm trêncông trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành, những vị trí nguy hiểm trêncông trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn

Nhà thầu thi công xây dựng , chủ đầu tư các bên có liên quan phải thườngxuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường.Khi phát hiện

có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng

Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của

Trang 29

mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định

về an toàn lao động Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn laođộng thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động Nghiêmcấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn về an toànlao động Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang thiết

bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụnglao động trên công trường

Khi có sự cố về an toàn lao động trên công trường, nhà thầu thi công xâydựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan nhànước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệmkhắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn laođộng gây ra [11]

2.4.1.5 Quản lý môi trường xây dựng:

Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm vềmôi trường xung quanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn xử lý phế thải

và thu dọn hiện trường Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị,phải thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải đưa đến nơi qui định

Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện phápche chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường

Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra gám sátviệc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sátcủa cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, trường hợp nhà thầu thi côngxây dựng không tuân thủ các qui định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư,

cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng vàyêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường

Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trìnhthi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thườngthiệt hại do lỗi mình gây ra [11]

Trang 30

2.4.1.6 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình:

Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo mục tiêu, hiệu quả

dự án đầu tư xây dựng công trình và các yêu cầu khách quan của kinh tế trường.Quản lý chi phí đầu tư xây dựng theo từng công trình, phù hợp với cácgiai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn và cácqui định của Nhà nước

Tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình phải được tính đúng, tính đủ vàphù hợp với độ dài thời gian xây dựng công trình Tổng mức đầu tư là chi phí tối đa

mà chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng công trình

Chủ đầu tư công trình chịu trách nhiêm toàn diện về quản lý chi phí đầu tưxây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng đưacông trình vào khai thác sử dụng

Những chi phí đầu tư xây dựng công trình đã được người quyết định đầu tưhoặc chủ đầu tư phê duyệt là cơ sở để các tổ chức có chức năng thực hiện công tácthanh tra, kiểm tra, kiểm toán chi phí đầu tư xây dựng công trình

Tóm lại, để dự án đạt được hiệu quả tối ưu thì phải tiến hành quản lýtoàn diện trên mọi mặt của dự án CĐT có thể quản lý và hạn chế những nhân tốlàm ảnh hưởng đến chất lượng, và đặc biệt là tiến độ của dự án nếu như CĐT làmtốt các công tác chuẩn bị trong giai đoạn như: công tác khảo sát, lập thiết kế cơ sở,lên kế hoạch chi tiết về nguồn vốn sử dụng cho dự án, giải quyết nhanh chóngcông tác thủ tục hành chính, có phương án giải phóng mặt bằng hợp lý, lựa chọn vàphối hợp chặc chẽ với các đơn vị thi công và các bên liên quan trong suốt quá trìnhthực hiện dự án…

Sau khi phân tích các nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện

dự án đã nói trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, căn cứ vào phạm vi nghiên cứucủa đề tài tác giả xin đưa ra khái niệm như sau:

Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng là khoảng thời gian thực hiện từ lúc

có quyết định phê duyệt thực hiện dự án đến khi dự án được hoàn thành, nghiệmthu bàn giao và đưa vào sử dụng [11]

Trang 31

2.4.2 Lập kế hoạch dự án đầu tư xây dựng

Lập kế hoạch dự án có vai trò quan trọng trong quản lý dự án, nó chỉ ra đượccác công việc cụ thể và hoạch định một chương trình biện pháp để đạt được mụctiêu của dự án, dự tính được những công việc cần làm, nguồn nhân lực thực hiện

và thời gian thực hiện dự án

Lập kế hoạch dự án là tiến hành chi tiết hóa những mục tiêu của dự án thànhcác công việc cụ thể và hoạch định một chương trình biện pháp để thực hiện cáccông việc đó

Kế hoạch cần phải chỉ ra:

- Có xác định rõ trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia cũng nhưthành viên của dự án?

- Có biết được cách thức phân phối tài nguyên,chi phí cuả dự án ?

- Có biết được thời gian thực hiện chính của dự án?

- Có hạn chế nhầm lẫn và sai lầm ?

- Có giảm thiểu các công việc phải làm lại?

- Có giải quyết được công việc không bị gián đoạn, chậm trễ?

- Kế hoạch giúp dự án có thể hoàn thành đúng hạn hay không?

- Có đảm bảo chất lượng dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư?

- Có tăng mức độ hiểu biết của mọi người về tình trạng của dự án?

- Những công việc cần phải làm?

- Biết rõ ai làm? làm gì? khi nào? và chi phí bao nhiêu?

Nếu kế hoạch không trả lời được những câu hỏi này thì không chỉ hạn chếkhả năng tạo nên kết quả của dự án với chi phí, thời gian, chất lượng mong muốn,

mà còn hạn chế khả năng đạt tới kết quả cần có

Trong việc quản lý dự án, kế hoạch dự án có vai trò và tác dụng lớn như

Trang 32

- Là cơ sở tuyển dụng, đào tạo, bố trí nhân lực dự án

- Là căn cứ để tổng dự toán ngân sách cũng như chi phí cho từng công việccủa dự án

Trang 33

- Là cơ sở để các nhà quản trị điều phối nguồn nhân lực và quản lý tiến độcác công việc của dự án.

- Giúp làm giảm thiểu mức độ rủi ro, tiêu cực của dự án, tránh tình trạngkhông khả thi, lãng phí nguồn lực và những hiện thực tiêu cực

- Là căn cứ để kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến trình thực hiện dự án vềcác mặt: thời gian, chi phí, chất lượng…

Kế hoạch dự án bao gồm nhiều loại, từ kế hoạch đơn l theo từng lĩnh vực đến

kế hoạch tổng hợp, từ kế hoạch trong từng giai đoạn lập dự án, thực hiện dự án,giai đoạn kết thúc dự án đến kế hoạch tổng thể của dự án, từ kế hoạch thời gianđến kế hoạch nhân lực, vốn…cho thực hiện dự án Phổ biến nhất, kế hoạch dự ánbao gồm các kế hoạch như: kế hoạch tổng thể về dự án, kế hoạch về ngân sách, kếhoạch phân phối nguồn nhân lực…

Nội dung của kế hoạch tổng thể dự án bao gồm:

- Giới thiệu tổng quan về dự án

- Mục tiêu của dự án

- Thời gian và tiến độ

- Khía cạnh kỹ thuật và quản lý dự án

- Kế hoạch phân phối nguồn lực

- Ngân sách và dự toán kinh phí dự án

Trang 34

thu ngoại tệ; (5) Góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của thành phố phát triển theo xuhướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa các vùng ngoại thành.

Về

thu hút vốn đầu t ư :

+ Tính đến cuối tháng 3 năm 2011, tổng vốn đầu tư tại các KCX

-KCN thành phố đạt 7,7 tỷ USD, bao gồm vốn đầu tư của dự án sản xuất công

nghiệp, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCX - KCN và các dự án cung ứng dịch vụphục vụ sản xuất công nghiệp

+ Về đầu tư hạ tầng KCX KCN, có 14 công ty phát triển hạ tầng KCX KCN, trong đó có 2 đơn vị liên doanh với nước ngoài, các đơn vị còn lại là doanhnghiệp trong nước Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong KCX - KCN đểphục vụ cho nhà đầu tư là 749,47 triệu USD

-+ Ngoài ra, các ngành cung ứng dịch vụ phát triển mạnh như: nước (Công tycấp nước thành phố), điện (Công ty điện lực thành phố và Công ty điện HiệpPhước), Bưu chính viễn thông (VNPT, Viettel, SPT,…), xăng dầu và ngân hàngthương mại (Vietcombank, Sacombank, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn, VIB Bank, ngân hàng Phương Nam,…) đãthành lập các chi nhánh và phòng giao dịch, xây dựng cơ sở vật chất và trang bịmáy móc thiết bị tại các KCX – KCN

Về

trình độ k ỹ th u ật, c ông nghệ mới và kinh ngh i ệ m qu ả n lý:

+ Công nghệ của các doanh nghiệp trong KCX - KCN thời gian đầu thường làcác loại công nghệ thâm dụng lao động, sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tìm trên thịtrường như các ngành dệt may, lắp rắp điện tử; chủ yếu là gia công Càng về sau,khi độ an toàn của môi trường đầu tư cho phép, các nhà đầu tư nâng cao trình độcông nghệ, đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại, tự động hóa, ứng dụngcông nghệ cao, để sản xuất các sản phẩm có độ chính xác, trong các lĩnh vực điện

tử, cáp quang, vi mạch, bán dẫn, pin năng lượng mặt trời

Trang 35

k i m ng ạ ch xuất kh ẩ u :

+ Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên qua từng giai đoạn:nếu giai đoạn 1996 - 2000 đạt 2.183,1 triệu USD thì giai đoạn 2001 - 2005 đạt6.936,88 triệu USD, tăng 218%; giai đoạn 2006 - 2010 đạt 14.049,81 triệu USD,tăng 103% so với giai đoạn 2001 - 2005 và tăng 544% so với giai đoạn 1996 -2000

Về giải q u y ế t việc l à m:

+ Việc hình thành các KCX - KCN và sự gia tăng của khu vực đầu tư nướcngoài đã thu hút, giải quyết việc làm ngày càng nhiều cho người lao động kể cả laođộng của thành phố và lao động từ các tỉnh Tính đến cuối năm 2015, các KCX -KCN đã thu hút được 300.855 lao động

Về

ch u y ển dịch cơ cấu kinh tế th à nh ph ố :

+ Trước đây Quận 2, 7, 12, Tân Bình, Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi, Nhà Bè

là những huyện nông thôn ngoại thành, vùng ven thành phố, giá trị sản xuất côngnghiệp thấp; tuy nhiên, từ khi có KCX – KCN trên các địa bàn này, đã chuyển hoánhững vùng nông thôn, đầm lầy hoang hóa, vùng đất bạc màu tại nơi đây thànhnhững nơi trù phú về sản xuất công nghiệp, khang trang về hạ tầng kỹ thuật – xãhội, có không gian xanh tươi

Về

cơ sở hạ tần g :

+ Trong thời gian qua thành phố đã nỗ lực dần xây dựng cơ sở hạ tầng bênngoài kết nối đến KCX-KCN nhằm phục vụ cho sự hình thành và phát triển KCX-KCN thành phố, như đã xây dựng và mở rộng các hệ thống trục giao thông chính(Quốc lộ 1, đường Trường Chinh, xa lộ Bắc Nam, đại lộ Đông Tây, xây dựng thêmcầu Kinh Tẻ, cầu Tân Thuận 2, hầm chui trên Quốc lộ 1 tại các điểm tiếp giáp KCN)cũng như các hệ thống điện, nước, viễn thông phát triển

+ Tại các KCX – KCN, Công ty phát triển hạ tầng đã thực hiện các hạng mục

hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư, baogồm: giao thông đạt 240,69ha/271,58ha (đạt 88,63%); cây xanh112,38ha/233,07ha (đạt

48,22%); lượng nước đang cấp 97.200 m3/ngày (nước thủy cục 85.160 m3/ngày,

Trang 36

lý chất t h ải, bảo vệ m ô i tr ư ờn g :

+ Về nước thải, đạt chỉ tiêu 100% KCX - KCN hoạt động có hệ thống xử lý

nước thải (XLNT) tập trung Năm 1993, KCX Tân Thuận là đơn vị tiên phong trongcông tác bảo vệ môi trường và xây dựng nhà máy XLNT tập trung Từ năm 1999 -

2005, 05 KCX - KCN: Linh Trung 1, Linh Trung 2, Lê Minh Xuân, Tân Tạo - giaiđoạn 1, Tân Bình đã tiến hành xây dựng và hoàn thành nhà máy XLNT tập trung,đang hoạt động ổn định Từ năm 2006 đến nay, tất cả các KCN còn lại đều xây dựng

và đưa nhà máy XLNT tập trung đi vào hoạt động Tổng công suất có khả năng xử

lý của các nhà máy XLNT tập trung tại các KCX - KCN đạt 53.000m3/ngày vàcuối năm 2011 sẽ nâng tổng công suất xử lý lên 63.000m3/ngày do một số KCN sẽhoàn thành việc đầu tư nâng công suất nhà máy XLNT tập trung Cho đến nay tất cảcác KCX - KCN đều hoàn thành cơ bản mạng lưới thu gom nước thải và tổ chức đấunối cho doanh nghiệp theo đúng quy định

+ Về khí thải, trong tổng số trên 1.000 doanh nghiệp đang hoạt động có khoảng

200 doanh nghiệp phát sinh bụi, khí thải trong quá trình sản xuất Hầu hết các doanhnghiệp này đã lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải đặc trưng, chủ yếu từ các tác nhânchính như: khí thải lò hơi, hơi axít từ quá trình xi mạ, hơi dung môi của công đoạnsơn, mùi hôi của quá trình thuộc da… và bụi từ các công đoạn sản xuất gỗ, đánhbóng

+ Về chất thải rắn, chất thải nguy hại, chất thải rắn phát sinh của các doanh

nghiệp KCX - KCN được chia làm 3 loại và xử lý như sau: chất thải công nghiệpcòn giá trị thương mại được bán cho các doanh nghiệp thu mua; Chất thải côngnghiệp và chất thải rắn sinh hoạt do các đơn vị công ích quận/huyện thu gom đưa

về bãi chôn lấp của thành phố; Chất thải rắn nguy hại được các đơn vị có chức năngthu gom xử lý Các doanh nghiệp KCX - KCN đã từng bước xác lập qui trình thugom, lưu trữ, chuyển giao chất thải theo qui định hiện hành

Trang 37

2.5.2 Những hạn chế

Cũng theo Báo cáo tổng kết 20 năm xây dựng và phát triển các khu chế xuất

và khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh [27] còn những mặt hạn chế sau:

1 Cơ sở hạ tầng lạc hậu, chưa đồng bộ và chưa theo kịp quốc tế Nên đa sốcác dự án đầu tư nước ngoài trong KCX – KCN sản xuất gia công là chủ yếu, thâmdụng nhiều lao động, giá trị gia tăng của sản phẩm thấp, tập trung vào các ngành:dệt may, da giày, lắp ráp điện tử Quy mô vốn đầu tư còn nhỏ, số dự án có vốn đầu

tư nước ngoài bình quân dưới 5 triệu USD chiếm tới 73% Số dự án có công nghệtiên tiến, hàm lượng chất xám, giá trị gia tăng cao chiếm tỉ lệ còn ít Thực tế côngtác, tác giả thấy một số nhà đầu tư lớn như tập đoàn điện tử Hồng Hải (Foxconn),Tập đoàn điện gió Timar (Timar Wind Solar Energy Malaysia)… đã khảo sát thựchiện đầu tư dự án vào các khu công nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh và nhậnđịnh hạ tầng kỹ thuật chưa đạt yêu cầu nên họ chuyển hướng đầu tư sang các hướngđầu tư sang tỉnh thành phía Bắc

2 Các văn bản pháp luật liên quan đến KCN – KCX mặc dù ngày càng hoànthiện nhưng vẫn có những tồn tại và hạn chế ảnh hưởng đến đầu tư cơ sở hạ tầngcủa KCX –KCN Như Luật xây dựng vừa ban hành năm 2003 thì năm 2009 lại tiếptục sửa đổi bổ sung, đến năm 2014 lại tiếp tục ban hành luật Xây dựng mới, luậtĐất đai ban hành năm 2004 thì đến năm 2013 ban hành luật mới, Nghị định95/2005/NĐ-CP ngày 15/07/2005 [12] về việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữunhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng thì đến tháng 10 năm 2009 chính phủ raNghị định thay thế là Nghị định 88/2009 NĐ-CP ngày 19/10/2009 [13], đến năm

2014 lại được thay bằng Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 [14] Các vănbản pháp luật này ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện nhưng thay đổi quá nhanhkhông những gây khó khăn cho nhà đầu tư mà còn gây khó khăn, lúng túng cho cán

bộ chuyên môn trong khi thụ lý giải quyết hồ sơ

3 Hệ thống giao thông kết nối đến KCX – KCN mặc dù có cải thiện nhưngchưa được đầu tư xây dựng đồng bộ với sự phát triển của KCX – KCN Khu dân cư

Trang 38

4 Các KCN và KCX khu vực xung quanh TP.HCM được hình thành quánhiều và quá nhanh, làm giảm sức hấp dẫn và khả năng thu hút đầu tư của các KCN

và KCX trên địa bàn TP.HCM

2.6 Sơ lược về các nghiên cứu trước đây

2.6.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Chan DW, Kumaraswamy MM [15] nghiên cứu so sánh về nguyên nhân trễtiến độ trong các dự án xây dựng tại Hong Kong Nghiên cứu trình bày kết quảnghiên cứu xác định và đánh giá tầm quan trọng tương đối của các yếu tố gâychậm trễ trong các dự án xây dựng ở Hong Kong (trong đó có 03 dự án khu sảnxuất tập trung) 83 nguyên nhân chậm trễ đã được xác định trong nghiên cứu.Những lý do chính cho sự chậm trễ được phân tích và xếp hạng theo các nhómkhác nhau được phân loại trên cơ sở: a) vai trò của các bên trong ngành xâydựng địa phương (tức là khách hàng, tư vấn hoặc nhà thầu) và b) các loại dự án.Kết quả nghiên cứu đưa ra 5 nguyên nhân chính và thường xuyên gây chậm trễ, đó

là : quản lý và giám sát công trường kém, địa chất phức tạp, chậm trễ trong việc raquyết định, sự thay đổi do chủ đầu tư, sự thay đổi cần thiết trong các công tác

Kaming P, Olomolaiye P, Holt G, Harris F [16] nghiên cứu về những nhân

tố ảnh hưởng đến việc chậm tiến độ và vượt chi phí xây dựng trong các dự án cao

ốc ở Indonesia (có khu công nghiệp phía đông thành phố) và Yogyakarta (nơi cókhu công nghiệp tập trung sản xuất hàng mỹ nghệ) Các nguyên nhân gây chậmtrễ được xếp hạng theo tầm quan trọng và mức độ thường xuyên của các nguyênnhân Những nguyên nhân chính gây nên vượt chi phí được xác định: lạm phát,ước tính vật liệu không chính xác, sự phức tạp của dự án Những nguyên nhânchính gây chậm trễ được xác định: thay đổi thiết kế, năng suất lao động yếu, quyhoạch không đầy đủ

Trang 39

2.6.2 Các nghiên cứu trong nước

Mai Xuân Việt [17] nghiên cứu mức độ tác động của các nhân tố liên quanđến tài chính gây chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng ở Việt Nam (có 01 dự ánKCN ở Bắc Ninh) Nghiên cứu được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh và cáckhu vực lân cận Trong nghiên cứu, 18 yếu tố được phân thành 4 nhân tố chính baogồm: thanh toán trễ hẹn, quản lý dòng ngân lưu dự án kém, nguồn tài chính khôngchắc chắn, thị trường tài chính không ổn định Dựa trên kết quả chạy hồi quy, tácgiả đã chỉ ra được nhóm yếu tố thanh toán trễ hẹn ảnh hưởng mạnh nhất đến việcchậm tiến độ, tiếp theo là nhóm yếu tố về quản lý dòng ngân lưu dự án kém, nguồntài chính không chắc chắn và tính không ổn định của thị trường tài chính

Cao Hào Thi [18] đã xây dựng mô hình nghiên cứu đối với 239 dự án cơ sở

hạ tầng tại Việt Nam trong đó có một số công trình hạ tầng tại KCX và KCN vàkhẳng định các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới sự thành công dự án là năng lực nhàQLDA, năng lực các thành viên tham gia và môi trường bên ngoài với mức độ tácđộng bị ảnh hưởng bởi đặc trưng dự án là giai đoạn hoàn thành và thực hiện trongvòng đời dự án Nguyễn Quý Nguyên & Cao Hào Thi [29] qua phân tích 150 dự ánxây dựng dân dụng và khu sản xuất tập trung khu vực phía Nam đã kết luận có 4nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến thành công dự án là sự hỗ trợ từ tổ chức kết hợpnăng lực điều hành của nhà QLDA, năng lực các thành viên tham gia, môi trườngbên ngoài, năng lực nhà QLDA và nhân tố gián tiếp là đặc điểm CĐT và ngân sách

dự án Lưu Minh Hiệp qua nghiên cứu 100 dự án trên địa bàn TP.HCM cho thấycác yếu tố chính sách, kinh tế/tài chính, điều kiện tự nhiên, tình trạng trộm cắp/tộiphạm đã ảnh hưởng đến rủi ro của dự án (bao gồm tiến độ và chi phí), tác động củacác nhóm yếu tố đến biến phụ thuộc mạnh hay yếu trong tương quan với đặc trưng

dự án chỉ có ý nghĩa đối với các dự án lớn (trên 10 triệu USD) Nguyễn Thị MinhTâm [28] qua phân tích 216 dự án xây dựng tại TP.HCM có 05 dự án liên quan đến

hạ tầng KCX-KCN phản ánh có 6 nhân tố ảnh hưởng đến biến động chi phí dự án

là năng lực bên thực hiện, năng lực bên hoạch định dự án, sự gian lận và thất thoát,kinh tế, chính sách và tự nhiên Tuy nhiên, các nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu

Trang 40

nhiều về tiêu chuẩn, chính sách và các thủ tục liên quan đến đầu tư và xây dựng.Dương Quốc Bảo [31] chỉ ra 6 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án giao thông đường bộ, sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiTóm lại, tổng hợp vai trò của tiến độ trong sự thành công dự án và các yếu tốảnh hưởng đến sự thành công dự án qua các nghiên cứu trước và ý kiến các chuyêngia là cơ sở lý thuyết để hình thành mô hình nghiên cứu đối với các công trình hạtầng tại các khu chế xuất và khu công nghiệp trên địa bàn TP.HCM trong đề tài này.

2.7 Các yếu tố ảnh hưởng biến động tiến độ hoàn thành dự án

Căn cứ vào các nghiên cứu trước kết hợp với quy định và đặc thù các dự ánđầu tư xây dựng các công trình hạ tầng tại các KCX và KCN trên địa bàn Tp.HCMđồng thời thông qua phỏng vấn chuyên gia, nghiên cứu đã đề xuất 6 giả thuyết với

24 yếu tố đại diện ảnh hưởng đến biến động tiến độ hoàn thành dự án

2.7.1 Nhóm yếu tố về chính sách

Theo Daniel Baloi) [19], nhóm yếu tố liên quan đến chính trị là một trong

7 nhóm yếu tố tác động làm tăng chi phí và tiến độ của dự án, cụ thể bao gồmcác yếu tố tình hình chính trị không ổn định, bản chất hệ thống chính trị, thayđổi giá nhân công, thay đổi cơ chế và chính sách, đình công, những ràng buộckhi sử dụng lao động, thay đổi chính sách thuế, ảnh hưởng của các cơ quanchức năng, mối quan hệ với Nhà nước và các cơ quan chức năng

Nghiên cứu của Phua, F.T.T [20] cũng đề cập đến mức độ quan liêu thủtục hành chính của các cơ quan chức năng và sự ổn định của tình hình chính trị

sở tại trong các yếu tố tác động đến sự thành công của dự án xây dựng Do đó,các yếu tố chính sách đại diện cho nhóm là:

 Mức độ ổn định chính sách về đầu tư và xây dựng

 Mức độ ổn chính chính sách về đấu thầu

 Mức độ ổn định chính sách về hợp đồng

2.7.2 Nhóm yếu tố tự nhiên

Ngày đăng: 09/01/2019, 23:33

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[17]. Mai Xuân Việt, “Nghiên cứu mức độ tác động của các nhân tố liên quan đến tài chính gây chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng ở Việt Nam”, luận văn thạc sĩ, đại học Bách Khoa Tp.HCM, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu mức độ tác động của các nhân tố liên quan đếntài chính gây chậm trễ tiến độ của dự án xây dựng ở Việt Nam
[18]. Cao Hào Thi, Critical Success Factors in Project Management- An Analysis of Infrastructure Projects in Vietnam. Asian Institute of Technology, School of Management, Bangkok, Thailand (2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Critical Success Factors in Project Management- AnAnalysis of Infrastructure Projects in Vietnam
[19] Daniel Baloi, Andrew D.F.Price, Evaluation of Global Risk Factors Affecting Cost Performance in Mozambique. COBRA Conference Papers (2001) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Evaluation of Global Risk FactorsAffecting Cost Performance in Mozambique
[20] Phua, F.T.T., Rowlinson, S., How Important is Cooperation to Construction Project Success? A Grounded Empirical Quantification (2004) Sách, tạp chí
Tiêu đề: How Important is Cooperation toConstruction Project Success? A Grounded Empirical Quantification
[22] Cliff J.Schexnayder, Sandra L.Weber, Christine Fiori, Project Cost Estimating- A Synthesis of Highway Practice (2003) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Project CostEstimating- A Synthesis of Highway Practice
[23] Cao Hao Thi, Swierczeck, Critical Success Factors in Project Management:Implication from Vietnam (2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Critical Success Factors in Project Management
[24] Rennis Likert, A technique for the measurement off attitudes (1932) [25] Bollen, Introduction to structural equations with latent varisbles (1989) Sách, tạp chí
Tiêu đề: A technique for the measurement off attitudes "(1932)[25] Bollen, "Introduction to structural equations with latent varisbles
[26] Hoàng Trọng α Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 1, Tập 2, NXB Hồng Đức Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Phân tích dữ liệu nghiên cứuvới SPSS
Tác giả: Hoàng Trọng α Chu Nguyễn Mộng Ngọc
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2008
[28] Nguyễn Thị Minh Tâm (2009), Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động chi phí dự án, Tạp chí Phát triển Khoa học Công nghệ, số 01/2009, pp.104-117 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến biến động chi phí dự án
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Tâm
Năm: 2009
[29] Nguyễn Quý Nguyên & Cao Hào Thi (2010), Các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án – áp dụng cho các dự án xây dựng nghành dân dụng ở Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế số 232 tháng 2 năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đếnthành quả dự án – áp dụng cho các dự án xây dựng nghành dân dụng ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Quý Nguyên & Cao Hào Thi
Năm: 2010
[30] User’s Guide of The European Commission, Understanding and Monitoring the Cost-Determining Factors of Infrastructure Projects (2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Understanding andMonitoring the Cost-Determining Factors of Infrastructure Projects
[31] Dương Quốc Bảo, “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án giao thông đường bộ, sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi”, luận văn thạc sĩ, đại học Công nghệ Tp.HCM, 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự ángiao thông đường bộ, sử dụng vốn nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
[15]. Chan DW, Kumaraswamy MM. A comparative study of causes of time overruns in Hong Kong construction projects. Int J Project Manage 1997; 15(1):55- 63 Khác
[16]. Kaming P, Olomolaiye P, Holt G, Harris F. Factors influencing construction time and cost overruns on high-rise projects in Indonesia. Construction Manage Econom 1997; 15:83-94 Khác
[32] Pinto and Slevin, Critical success factors in R&D projects (1989) Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w