LÃ VĂN THƠNGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP TỪ LÂM NGHIỆP CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN KHU VỰC VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA DU GIÀ – CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN TẠI XÃ MINH SƠN HUYỆN
Trang 1LÃ VĂN THƠ
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP TỪ LÂM NGHIỆP CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN KHU VỰC VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA DU GIÀ – CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN TẠI XÃ MINH SƠN
HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 2LÃ VĂN THƠ
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP TỪ LÂM NGHIỆP CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN KHU VỰC VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA DU GIÀ – CAO NGUYÊN ĐÁ ĐỒNG VĂN TẠI XÃ MINH SƠN
HUYỆN BẮC MÊ TỈNH HÀ GIANG
Ngành: Phát triển nông thôn
Mã số: 8 62 01 16
LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Sỹ Trung
THÁI NGUYÊN - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thựchiện, các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố
ở bất kỳ một công trình khoa học nào khác Các thông tin thứ cấp sử dụngtrong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực
Hà Giang, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Lã Văn Thơ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc nhất tớiPGS.TS Lê Sỹ Trung, người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôinhững kiến thức cơ bản cũng như đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôihoàn thành bản luận văn này Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo cùngtoàn thể các thầy cô phòng đào tạo, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạomọi điều kiện tốt nhất cho tôi có thể tham gia học tập và hoàn thành luận văntốt nghiệp thạc sĩ Tôi cảm ơn các đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã, Cán bộLâm nghiệp, Cán bộ khuyến nông xã Minh Sơn đã cung cấp thông tin, số liệu
và trả lời phỏng vấn trong quá trình thực tế tại địa phương Tôi xin cảm ơnông Nguyễn Văn Dương - Giám đốc VQG Du già – Cao nguyên đá Đồng Văn
đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp các số liệu cần thiết của vườnquốc gia để củng cố nguồn số liệu cho đề tài này Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơnchân thành tới bà con dân xã Minh Sơn đã nhiệt tình cung cấp thông tin trongsuốt thời gian nghiên cứu thực địa tại địa bàn Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm
ơn tới gia đình, bạn bè những người luôn quan tâm, chia sẻ, động viên,khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua
Hà Giang, ngày tháng năm 2018
Tác giả
Lã Văn Thơ
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Ý nghĩa của đề tài 3
3.1 Ý nghĩa về khoa học 3
3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu 4
1.1.1 Khái niệm về thu nhập 4
1.1.2 Đặc điểm thu nhập của hộ nông dân 5
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập 6
1.1.4 Vùng đệm vườn quốc gia 8
1.2 Cơ sở thực tiễn 9
1.2.1 Các nghiên cứu về nâng cao thu nhập từ lâm nghiệp cho cộng đồng người dân khu vực vùng đệm trên thế giới và ở Việt Nam 9
1.2.2 Thực tiễn đóng góp của ngành Lâm nghiệp vào nền kinh tế quốc dân 11 1.2.3 Thực trạng sản xuất lâm nghiệp và thu nhập của sản xuất lâm nghiệp Việt Nam 14
1.2.4 Thực trạng phát triển lâm nghiệp và thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp ở tỉnh Hà giang 19
Trang 61.3 Các kết luận rút ra từ nghiên cứu và phân tích tổng quan 26
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 27
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 27
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 27
2.2 Nội dung nghiên cứu 27
2.3 Phương pháp nghiên cứu 27
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 27
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
3.1 Thực trạng thu nhập từ lâm nghiệp của người dân vùng đệm vườn quốc gia Du Già – Cao nguyên đá Đồng Văn 31
3.1.1 Kết quả sản xuất và các nguồn thu nhập từ lâm nghiệp của các hộ nông dân trên địa bàn xã 31
3.1.2 Kết quả sản xuất và thu nhập từ lâm nghiệp của các hộ điều tra 43
3.2 Phân tích đánh giá cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra 45
3.2.1 Cơ cấu thu nhập của hộ phân loại theo nhóm dân tộc 46
3.2.2 Cơ cấu thu nhập của hộ theo mức phân loại nhóm kinh tế hộ 47
3.3 Các yếu tố hạn chế đến thu nhập từ Lâm nghiệp của các nhóm hộ nông dân 49
3.3.1 Điều kiện tự nhiên 49
3.3.2 Điều kiện kinh tế 52
3.3.3 Chính sách phát triển lâm nghiệp đang áp dụng tại địa phương 54
3.3.4 Khoa học kỹ thuật 58
3.3.5 Tổ chức quản lý sản xuất Lâm nghiệp 59
3.3.6 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ 61
3.3.7 Nguồn lực con người 61 3.5 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập từ kinh tế lâm nghiệp
Trang 7cho các hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê,
tỉnh Hà Giang 64
3.5.1 Giải pháp về chính sách 64
3.5.2 Giải pháp về tổ chức 65
3.5.3 Giải pháp về kỹ thuật 67
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 70
1 Kết luận 70
2 Kiến nghị 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 8KBTTN khu bảo tồn thiên nhiên
TNMT Tài nguyên môi trường
PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng
BNNPTNT Bộ Nông nghiệp phát triển nông thônDVMTR Dịch vụ môi trường rừng
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất và thu nhập từ lâm nghiệp
trên địa bàn xã Minh Sơn 36
Bảng 3.2 Tổng hợp thu nhập từ cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn xã Minh Sơn 39
Bảng 3.3 Tổng hợp thu nhập từ hoạt động khoán bảo vệ rừng trên địa bàn xã Minh Sơn 41
Bảng 3.4 Tổng hợp các nguồn thu nhập từ lâm nghiệp trên địa bàn xã Minh Sơn 42
Bảng 3.5 Tổng hợp các nguồn thu nhập từ lâm nghiệp của các hộ điều tra so với tổng thu nhập từ lâm nghiệp của toàn xã 44
Bảng 3.6 Cơ cấu thu nhập của hộ phân loại theo nhóm dân tộc 46
Bảng 3.7 Cơ cấu thu nhập của hộ theo mức phân loại nhóm kinh tế hộ 48
Bảng 3.8 Tổng hợp các loại đất, loại rừng trên địa bàn xã Minh Sơn 50
Bảng 3.9 Danh mục các chính sách phát triển lâm nghiệp tại địa phương 55
Bảng 3.10 Trình độ học vấn của các chủ hộ điều tra 62
Bảng 3.11 Tuổi trung bình của các nhóm hộ phân theo dân tộc 63
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Loài voọc mũi hếch tại VQG Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn
24
Hình 1.2 Cảnh quan thiên nhiên trong vườn quốc gia Du già – Cao nguyên đá Đồng Văn 25
Hình 3.1 Cơ cấu thu nhập của hộ phân theo nhóm dân tộc 47
Hình 3.2 Cơ cấu thu nhập từ các nguồn phân theo nhóm hộ 49
Hình 3.3 Sơ đô cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp xã Minh Sơn 51
Hình 3.4 Sơ đồ tỉ lệ vay vốn của hộ gia đình người dân tộc phân theo nguồn vay 53
Hình 3.5 Hiểu biết về luật và chính sách lâm nghiệp 58
Hình 3.6 Trình độ của chủ hộ của các nhóm hộ điều tra 63
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vùng đệm các Vườn quốc gia hầu hết ở miền núi, là vùng sâu, vùng xa,
là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ dân tríthấp, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, có cơ sở hạ tầng thấp kém, giaothông đi lại rất khó khăn đã hạn chế giao thương kinh tế Các hộ nông dânvùng đệm Vườn quốc gia trước đây vốn quen với phương thức kiếm sốngtruyền thống là khai thác các sản phẩm từ rừng, canh tác nương rẫy, chănthả gia súc tự nhiên…nhưng từ khi thành lập Vườn quốc gia các nguồnthu từ rừng không còn hoặc bị hạn chế, không còn quỹ đất dồi dào đểcanh tác nương rẫy nên đời sống của các hộ nông dân vùng đệm càng trởnên khó khăn hơn
Do áp lực về sinh kế nên tình trạng lẫn chiếm đất để canh tác, khaithác tài nguyên rừng trái phép, không tuân thủ các qui định bảo tồn, xungđột giữa lợi ích kinh tế và mục tiêu bảo tồn vẫn còn diễn ra ở nhiều nơiđặc biệt là những vườn quốc gia mới được thành lập thì xung đột càng trởnên trầm trọng hơn
Để giải quyết vấn đề này, nhiệm vụ đặt ra là cần phải có những giảipháp thiết thực, hiệu quả, vừa đáp ứng được những nhu cầu trước mắt và lâudài của người dân tại địa phương; nhưng đồng thời cũng đáp ứng được nhữngyêu cầu của bảo tồn thông qua đẩy mạnh việc phát triển kinh tế, cải thiện vànâng cao mức sống cho người dân, tạo thêm công ăn việc làm nhằm giảm bớtsức ép lên các khu bảo tồn; đồng thời giáo dục, động viên cộng đồng ngườidân khu vực vùng đệm tích cực tham gia vào công tác bảo tồn, góp phần tạothành một vành đai bảo vệ bổ sung cho Vườn quốc gia, loại trừ các nguy cơảnh hưởng từ bên ngoài vấn đề này đã được đặt ra không chỉ ở Việt Nam màcòn là vấn đề của nhiều nước trên thế giới
Trang 12Vườn quốc gia Du Già – Cao nguyên đá Đồng Văn mới được thành lậpnăm 2015 diện tích đất quy hoạch cho vườn quốc gia chủ yếu nằm trên địabàn xã Minh Sơn với diện tích 7.589,0/14.711,6 ha chiếm tới 51,6% tổng diệntích tự nhiên của toàn xã Cùng có nét tương đồng với nhiều vùng đệm vườnquốc gia khác, người dân của xã Minh Sơn đặc biệt là người dân của 08 thônkhu vực vùng đệm từ khi vườn quốc gia được thành lập, với các qui định bảotồn đã hạn chế người dân sử dụng, khai thác tài nguyên rừng làm cuộc sốngcác hộ nông dân vùng đệm trở nên ngày càng khó khăn hơn Vấn đề này đã vàđang đặt ra nhiều thách thức đối Đảng bộ, Chính quyền xã Minh Sơn và Banquản lý vườn Quốc gia trong công tác bảo tồn và phát triển.
Xuất phát từ những lý do nêu trên sau một thời gian được học tập,nghiên cứu với những kiến thức chuyên ngành phát triển nông thôn được thầy
cô truyền đạt, đã củng cố thêm cho bản thân tôi cách tiếp cận sâu sắc hơn vớivấn đề mà bấy lâu nay bản thân tôi luôn trăn trở, là làm thể nào tìm mộthướng đi phù hợp để giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập góp
phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương nơi tôi đang sinh sống và công tác.
Vì những lý do trên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao thu nhập từ lâm nghiệp cho cộng đồng người dân khu vực vùng đệm vườn quốc gia Du Già – Cao nguyên đá đồng văn tại xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang” Nhằm đưa ra những giải
pháp, cách làm góp phần bổ sung cho định hướng phát triển kinh tế, nâng caothu nhập cho người nông dân khu vực vùng đệm của vườn quốc gia
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng thu nhập từ lâm nghiệp và các yếu tố ảnhhưởng tới thu nhập từ lâm nghiệp, đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhậpgắn với công tác bảo tồn tài nguyên rừng cho người dân khu vực vùng đệmvườn quốc gia Du Già – Cao nguyên đá Đồng Văn, huyện Bắc Mê, tỉnh HàGiang
Trang 13- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ lâm nghiệp;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình vùng đệm
3 Ý nghĩa của đề tài
số miền núi nói chung
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
1.1.1 Khái niệm về thu nhập
- Thu nhập của hộ nông dân được hiểu là phần giá trị sản xuất tăng
thêm mà hộ được hưởng để bù đắp cho thù lao lao động của gia đình, cho tíchlũy và tái sản xuất mở rộng nếu có Thu nhập của hộ phụ thuộc vào kết quảcủa hoạt động sản xuất kinh doanh mà hộ thực hiện (Trần Thế Phương, năm2017)[16] Có thể phân thu nhập của hộ nông dân thành ba loại: Thu nhập từnông nghiệp, thu nhập từ phi nông nghiệp và thu nhập khác
Khi nghiên cứu thu nhập của hộ nông dân chúng ta thường đề cập đếncác khái niệm sau:
- Tổng thu nhập của hộ là toàn bộ giá trị nhận được từ các nguồn thu
bằng tiền của hộ dân chủ yếu là từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, rừng, làmthuê, ngành nghề thủ công, dịch vụ, nguồn thu từ ngân sách và các nguồn thukhác trong một khoảng thời gian thường tính là 01 năm (Hoàng Thị KimDung, năm 2017)[3] Các khoản thu đó có thể bao gồm có thu hiện vật và thubằng tiền, thu từ sản xuất kinh doanh và thu ngoài sản xuất kinh doanh Thutrong sản xuất kinh doanh là thu từ sản xuất, làm thuê, lương, Thu từ ngoàisản xuất kinh doanh là các nguồn từ nước ngoài gửi về, từ anh em họ hàng, từcác hợp đồng kinh tế
- Tổng chi của hộ là toàn bộ chi phí bằng tiền mà hộ bỏ ra bao gồm chicho sản xuất và chi cho tiêu dùng
+ Chi sản xuất bao gồm chi phí vật chất và chi phí khác bằng tiền đểsản xuất ra sản phẩm (chi phí khả biến mua ở bên ngoài)
+ Chi tiêu dùng là các khoản chi ngoài sản xuất phục vụ cho đời sốnghàng ngày của hộ
Trang 15- Thu nhập thực tế hay còn gọi là thực thu của hộ: bằng tổng thu trừ đicác chi phí cho sản xuất của hộ.
- Tiết kiệm của hộ bằng tổng thu trừ đi toàn bộ chi phí bao gồm cả chisản xuất và chi tiêu dùng của hộ
1.1.2 Đặc điểm thu nhập của hộ nông dân
Thu nhập của hộ nông dân, đặc biệt là nông dân miền núi có một đặctrưng cơ bản là gắn liền với đất và rừng Cùng với sự phát triển của xã hội, sựthay đổi về quyền sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tàinguyên đất, Thu nhập của các hộ nông dân miền núi đã có những biến đổi vàngày càng có chiều hướng đa dạng hơn Qua thực tế cho thấy, ngoài thu nhập
từ đất canh tác nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất rừng và sản phẩm rừng (sănbán, hái lượm), các hộ dân tộc còn có các nguồn thu từ chăn nuôi, nghề phụ,làm thuê, bán hàng, hoạt động du lịch sinh thái, và mới nhất là thu từ dịch vụmôi trường rừng và thu từ chuyển nhượng chứng chỉ các bon Đặc điểm thunhập của đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm các khoản thu nhập sau:
- Thu nhập từ nông nghiệp: Bao gồm thu từ trồng trọt (thu từ cây lươngthực, thực phẩm như lúa, ngô, khoai, sắn thu trồng cây ăn quả như vải nhẵn,hồng xiêm, bưởi, mít; thu từ trồng cây công nghiệp như chè, cà phê, sắn); thu
từ chăn nuôi (trâu bò, lợn, gà, dê, )
- Thu nhập từ thuỷ sản bao gồm nuôi cá, ếch, ba ba, rắn
- Thu nhập phi nông nghiệp bao gồm:
+ Thu nhập từ công nghiệp và ngành nghề thủ công truyền thống baogồm: chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, dệt vải
+ Thu nhập từ dịch vụ du lịch sinh thái bao gồm thu từ bàn hàng, phục
vụ ăn ở, phục vụ tham quan văn hoá truyến thống bản làng, hướng dẫn dulịch
+ Thu nhập phi nông nghiệp còn lại bao gồm cắt tóc, làm thuê, thợ nề,thợ mộc, chạy xe ôm
Trang 16+ Thu nhập khác bao gồm các nguồn thu từ các hoạt động làm thêm,làm thuê lương hưu, trợ cấp xã hội và sản xuất hoặc các khoản thu nhập bấtthường khác.
- Thu nhập từ lâm nghiệp là khoản tiền thu từ các hoạt động của ngànhlâm nghiệp bao gồm các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụmôi trường rừng, tham gia nhận khoán bảo vệ rừng
+ Thu nhập từ lâm nghiệp thông qua các hoạt động sản xuất, kinh doanhgồm: Tạo cây giống, trồng rừng, khai thác gỗ và lâm sản phụ từ rừng (gỗ, củi,tre nứa, song, mây, thu hái cây thuốc, ong rừng ), chế biến gỗ, thu từ chặt gỗlậu, thu từ săn bắt động vật và chim thú rừng;
+ Thu nhập từ hoạt động cung ứng dịch vụ môi trường rừng gồm: Bándịch vụ cho các nhà máy, khu công nghiệp xả thải khí CO2; Bán dịch vụ điềutiết nguồn nước cho các nhà máy nước sạch, nhà máy thủy điện… tạo dịch vụnghỉ dưỡng, du lịch sinh thái
+ Thu nhập từ hoạt động nhận khoán bảo vệ rừng ở hoạt động này cánhân, tổ chức, hộ gia đình sẽ tham gia nhận một phần diện tích hoặc toàn bộdiện tích của một khu rừng để thực hiện công tác bảo vệ rừng và được chi trả
từ các nguồn chính sách khuyến khích bảo vệ rừng của chính phủ hoặc thôngqua các dự án phi chính phủ
1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
Trên thế giới và Việt Nam đã có khá nhiều tác giả nghiên cứu về mốiquan hệ giữa yếu tố nguồn lực và thu nhập của nông hộ Theo các nghiên cứucủa Abdulai & CroleRees (2001), Demurger và cộng sự, (2010), Janvry &Sadoulet (2001), Klasen và cộng sự (2013), Yang (2004), Yu & Zhu (2013),thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm vốn, đất đai,trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, số lao động, khả năng đa dạng hóathu nhập, cơ hội tiếp cận thị trường
Trang 17Các nghiên cứu ở trong nước cũng cho kết quả tương tự Kết quảnghiên cứu của Nguyễn Lan Duyên (2014) cho thấy các yếu tố như trình độhọc vấn, diện tích đất, thời gian cư trú tại địa phương, khoảng cách từ nơi ởđến trung tâm, lượng vốn vay, lãi suất và số lao động có ảnh hưởng đến thunhập của nông hộ; Kết quả nghiên cứu của Chu Thị Kim Loan & Nguyễn VănHướng (2015) cũng chỉ ra rằng các nguồn lực của nông hộ như qui mô đấtsản xuất, số lượng và trình độ học vấn của lao động, giá trị phương tiện sảnxuất tỷ lệ thuận với thu nhập của hộ, trong đó qui mô đất sản xuất có ảnhhưởng lớn nhất Ngoài ra, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay, giới tính của chủ
hộ và vị trí địa lý cũng có tác động tới thu nhập của nông hộ
Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ có thể lý giải như sau:
- Trình độ học vấn của chủ hộ: Trình độ học vấn của chủ hộ có ảnhhưởng rất lớn đến các quyết định sản xuất và kinh doanh của hộ Thôngthường, mối quan hệ giữa trình độ học vấn và thu nhập là quan hệ đồng biến,nghĩa là những chủ hộ có trình độ học vấn cao thì hộ đó sẽ có mức thu nhậpcao hơn so với các hộ khác
- Tuổi của chủ hộ: Thông thường chủ hộ có lớn tuổi hơn sẽ có nhiềukinh nghiệm hơn trong sản xuất kinh doanh, do đó thu nhập của những hộ cóchủ hộ cao tuổi sẽ có thu nhập cao hơn những hộ có chủ hộ ít tuổi hơn Trênthực tế, vẫn có trường hợp chủ hộ trẻ tuổi hơn có thu nhập cao hơn Điều nàyđươc lý giải bởi chủ hộ trẻ tuổi có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật tốthơn, mạnh dạn đầu tư mới hơn nên có thể thu được lợi nhuận cao hơn
- Giới tính của chủ hộ: Đây cũng là một yếu tố được xét đến khi nghiêncứu nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập Chủ hộ là nam thường có xu hướng mạohiểm, mở rộng quy mô, mở rộng sản xuất, mạnh dạn áp dụng khoa học kỹthuật Còn nếu chủ hộ là nữ thường chọn những phương án kinh doanh mangtính chất ổn định, an toàn, nhưng thu nhập mang lại không cao
Trang 18- Đất đai của hộ: Đây là yếu tố trực tiếp, vô cùng quan trọng ảnh hưởngđến thu nhập của hộ nông dân Nếu hộ có nhiều đất đai sẽ có nhiều cơ hội để
có thu nhập cao hơn
- Dân tộc: Đặc điểm dân tộc ảnh hưởng đến thu nhập, vì mỗi dân tộc cóphương thức sản xuất, thói quen và kinh nghiệm truyền thống sản xuất là khácnhau nên dẫn đến ảnh hưởng đến thu nhập
1.1.4 Vùng đệm vườn quốc gia
Vùng đệm là một thuật ngữ tương đối mới, mặc dù nguyên lý của nó đãđược sử dụng trong một thời gian dài Quản lý vùng đệm là 1 lĩnh vực đượctiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, một số khái niệm về vùng đệm trên thếgiới và trong nước
- Theo tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) định nghĩa vùngđệm như sau: Vùng đệm là những vùng được xác định ranh giới rõ ràng, cóhoặc không có rừng, nằm ngoài ranh giới của KBT và được quản lý để nângcao việc bảo tồn của KBT và chính vùng đệm đồng thời mang lại lợi ích chonhân dân sống quanh KBT Điều này có thể thực hiện được bằng cách ápdụng các hoạt động phát triển cụ thể, đặc biệt góp phần vào việc nâng cao đờisống kinh tế – xã hội của các cư dân sống trong vùng đệm (D.A Gilmour vàNguyễn Văn Sản – IUCN Việt, năm 1999)
- Khái niệm về vùng đệm ở Việt Nam:
+ Vùng đệm của VQG và KBTTN là vùng rừng hoặc vùng đất đai códân cư nằm sát ranh giới các VQG, các KBTTN được thành lập nhằm giảm
áp lực của dân địa phương đối với khu rừng phải bảo vệ nghiêm ngặt Diệntích của vùng đệm không tính vào tổng diện tích của VQG hay KBTTN [2]
+ Gần đây nhất, khái niệm vùng đệm được thể chế hoá trong Quyếtđịnh số 08/2001/ QĐ – TTg của Chính phủ như sau: ‘‘Vùng đệm là vùng rừnghoặc vùng đất đai, mặt nước nằm sát ranh giới với các VQG và Khu BTTN;
có tác động ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm phạm khu rừng đặc dụng Mọi
Trang 19hoạt động trong vùng đệm phải nhằm mục đích hỗ trợ cho công tác bảo tồn,quản lý và bảo vệ khu rừng đặc dụng; hạn chế di dân từ bên ngoài vào vùngđệm; cấm săn bắt, bẫy bắt các loài động vật và chặt phá các loài thực vậthoang dã là đối tượng bảo vệ”.
- Vai trò của vùng đệm: Trên thế giới đã có nhiều tổ chức nghiên cứu,tìm hiểu và đánh giá về vai trò của vùng đệm đối với các VQG&KBTTN Cácnghiên cứu khoa học đó đã cho thấy vai trò của vùng đệm rất quan trọng vàcấp thiết, nó luôn song hành và đi đôi với các chiến lược phát triển kinh tế củamỗi quốc gia Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiênnhiên (IUCN) đã đưa ra các định nghĩa về vùng đệm và đã xác định vùng đệm
có tư cách pháp lý khác vùng lõi, vị trí của vùng đệm phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó quan trọng nhất là sự có mặt của các thôn bản hoặc các khu định
cư lâu dài trong khu vực quanh KBT Như vậy, các VQG&KBTTN và vùngđệm đang ở trong môi trường hấp dẫn đối với cuộc sống cộng đồng, nơi mà
sự phát triển kinh tế và sự bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên cần phải đượctôn trọng và quan tâm một cách đặc biệt
Trang 20VQG&KBTTN; đưarađược một số biện pháp, một số chương trìnhgiáodục môi trường tại vùng đệm, xây dựng một số kế hoạch pháttriển kinh tế tại vùng đệm nhằm tăng cường nhận thức về vai trò vùng đệm
và hạn chế bớt tác động của cư dân vùng đệm tới các VQG&KBTTN Tuynhiên, số lượng các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực này chưa nhiều, đăcbiệt là các công trình nghiên cứu ở trong nước Có thể kể tới các công trìnhnghiên cứu khoa học sau:
+ Trần Ngọc Lân (1999) đã có nghiên cứu về phát triển bền vững vùngđệm khu bảo tồn thiên nhiên và vường quốc gia Năm 2015, Bộ Nông nghiệp
và phát triển nông thôn cùng với viện điều tra quy hoạch rừng và quỹMacarthur đã có nghiên cứu về cộng đồng và các vấn đề quản lý các Khu bảotồn thiên nhiên Việt Nam Các nghiên cứu này đã chỉ ra tầm quan trọng củacác VQG&KBTTN trong việc duy trì, bảo tồn nguồn tài nguyên đa dạng sinhvật học quan trọng Đồng thời các nghiên cứu này cũng chỉ ra những tháchthức đối với công tác quản lý khu VQG&KBTTN hiện nay của Việt Nam Đó
là quy hoạch trong quản lý, sự thống nhất trong tiêu chí và tiêu chuẩn phânhạng khu bảo tồn, nguy cư suy giảm diện tích, năng lực quản lý, nguồn lực vàthông tin phục vụ cho việc quản lý
+ Liên quan đến vấn đề sinh kế của các hộ dân sống trong khu vựcVQG&KBTTN, Quyền Thị Quỳnh Anh (2012) đã tiến hành nghiên cứu mốiquan hệ giữa sinh kế của người dân địa phương và hoạt động bảo tồn ở khubào tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long Đinh Thị Hà Giang và đồngnghiệp (2016) đã thực hiện nghiên cứu nhằm đánh giá hoạt động sinh kế củacộng đồng dân cư vùng lõi Vường Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ Ngoài racòn có rất nhiều các tác giả, nhà nghiên cứu khác đã có nghiên cứu trong lĩnhvực này như Nông Văn Huynh (2015), Vì Thị Nghiên (2015), Hoàng VănĐịnh (2015) Nghiên cứu của các tác giả này đều đưa ra các giải pháp nhằm
Trang 21phát triển sinh kế của người dân trong khu vực VQG&KBTTN, hướng tớimục tiêu phát triển bền vững.
1.2.2 Thực tiễn đóng góp của ngành Lâm nghiệp vào nền kinh tế quốc dân
1.2.2.1 Đóng góp về mặt kinh tế của ngành Lâm nghiệp
Theo báo cáo, GDP ngành lâm nghiệp đóng góp vào nền kinh tế quốcdân không cao, dao động trong khoảng 1% tổng GDP quốc gia
Trên lý thuyết, tổng sản phẩm trong nước của ngành Lâm nghiệp là chỉtiêu thống kê tổng hợp phản ánh giá trị hàng hóa và dịch vụ mới tạo ra củangành Lâm nghiệp trong một thời kỳ nhất định
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận khách quan, GDP của ngành lâm nghiệpđóng góp vào nền kinh tế quốc dân không chỉ có 1% Bởi vì, tỉ lệ này mớiphản ánh số liệu về sự đóng góp của ngành lâm nghiệp ở phân đoạn trồng vàkhai thác lâm sản thô mà chưa tính đến chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu
và dịch vụ môi trường Trong khi đó, giá trị kinh tế từ việc kinh doanh xuấtnhập khẩu lâm sản và từ dịch vụ môi trường rừng không nhỏ Song nhiều nămnay, đóng góp này chưa được tính vào trong tổng sản phẩm của ngành
Tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm
2017 của Việt Nam chạm mốc 8 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2016 về đíchtrước kế hoạch và triển vọng ngành chế biến gỗ giai đoạn 2018-2020 là 3năm Ngành chế biến lâm sản, trong đó chủ yếu là chế biến gỗ và sản phẩm
gỗ còn nhiều khó khăn về công nghệ, nguồn nguyên liệu, thị trường nhưngcác doanh nghiệp đã đẩy mạnh hợp tác trong sản xuất và được các cơ quanchức năng hỗ trợ tìm kiếm thị trường để vươn lên chiếm 6% thị phần thế giới.Hiện xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đứng đầu khối ASEAN,đứng thứ 2 ở châu Á và thứ 5 trên thế giới
Với đà phát triển này, ngành đề ra mục tiêu xuất khẩu lâm sản năm
2018 đạt 9 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ chiếm hơn 8,5 tỷ USD.Ngành phấn đấu đến năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu lâm sản đạt 10 tỷ
Trang 22USD, tiêu thụ nội địa đạt 4 tỷ USD Dần dân đã đưa Việt Nam lên vị trí mộtquốc gia có tên trên bản đồ xuất khẩu hàng hóa lâm nghiệp Đồng thời, chứng
tỏ, đóng góp của chế biến trong ngành lâm nghiệp không hề nhỏ nhưng chưađược tính trong GDP của ngành Cách tính như vậy là chưa đầy đủ
1.2.2.2 Về giá trị kinh tế từ dịch vụ môi trường rừng.
Chính sách mới của chính phủ về chi trả dịch vụ môi trường rừng(PES) là một trong những hướng đi quan trọng đối với ngành Lâm nghiệp.Đây là chính sách đầu tiên về lâm nghiệp coi việc bảo vệ, phát triển rừng, bảotồn các hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên của rừng
là các dịch vụ
Tính đến tháng 2 năm 2010, có 7/7 đơn vị là các cơ sở sản xuất thủyđiện đã thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2009 với số tiền234,421 tỷ đồng Trong giá trị của dịch vụ môi trường, ở nhiều tỉnh có rừng,giá trị kinh tế thu được từ du lịch sinh thái đang ngày càng tăng, đóng gópmột phần nhất định vào nguồn thu từ rừng cho tỉnh
Đến 2013, cả nước có 38 tỉnh thành lập Ban chỉ đạo triển khaichính sách chi trả DVMTR Đến ngày 24/11/2013, cả nước đã thu tiền chi trảdịch vụ DVMTR được 999 tỷ đồng, trong đó: Quỹ Trung ương thu 835 tỷđồng, các Quỹ tỉnh thu được gần 164 tỷ đồng Như vậy, có thể thấy, GDP củangành lâm nghiệp có thể sẽ còn vượt xa tỉ lệ 1% như cách tính hiện tại Trênthực tế, giá trị đầy đủ của các đóng góp ngành lâm nghiệp mang lại có thể lêntới 4-5% GDP quốc gia Hơn nữa, đóng góp kinh tế từ các dịch vụ môitrường rừng như bảo vệ vùng đầu nguồn, hấp thụ các bon và du lịch sinh tháiđang tăng lên một cách đáng kể Vì vậy, cần có cách tính chính xác hơn choGDP ngành lâm nghiệp trong tổng GDP cả nước cũng như giá trị sản xuất củangành
1.2.2.3 Đóng góp về mặt xã hội của ngành lâm nghiệp
Đóng góp của ngành lâm nghiệp về mặt xã hội chính là ngành đã gópmột phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tếnông nghiệp, nông thôn miền núi
Trang 23Hiện nay, ước tính có khoảng hơn 25 triệu người đang sống ở vùngrừng núi vùng sâu, vùng xa, trong đó có 12 triệu đồng bào các dân tộc thiểu
số, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm pháttriển và đời sống còn nhiều khó khăn Đồng thời, theo điều tra năm 2011 có150,1 nghìn lao động trong ngành Tài nguyên rừng là nguồn thu nhập chínhcủa họ Vì vậy, ngành lâm nghiệp còn có vai trò quan trọng góp phần cải thiệnđời sống và xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng núi và những người làmnghề rừng Cũng chính làm nghiệp góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nôngthôn, miền núi
Theo điều tra tỷ lệ người nghèo toàn quốc cho thấy tỷ lệ người nghèogiảm một cách đáng kể từ 19,5% (2004) xuống 14,5% (2008) Tỷ lệ ngườinghèo ở các vùng có nhiều rừng đã giảm đi rõ rệt Vùng trung du và miền núiphía Bắc từ 38,3% xuống 33,1%, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải NamTrung Bộ từ 25,9% xuống 18,4% và Tây Nguyên từ 33,1% xuống 24,1%.Ngành lâm nghiệp là đối tác quan trọng góp phần trong nỗ lực này vì thôngqua giao rừng và đất lâm nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập Cụ thể là đãgiao 3,3 triệu ha rừng cho các hộ gia đình, khoán bảo vệ 2 triệu ha rừng, tạoviệc làm cho 4,7 triệu người, chiếm 4,3% dân số cả nước thông qua thông qua
1.2.2.4 Đóng góp của ngành lâm nghiệp về môi trường sinh thái
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nằm trải dài ven biển nênViệt Nam luôn phải đối mặt với nhiều thiên tai, bão gió Hơn nữa với địa hìnhdốc và chia cắt nên rừng càng có vai trò quan trọng trong phòng hộ, bảo vệmôi trường sinh thái
Theo đánh giá, tỷ lệ đất có rừng che phủ của một quốc gia là chỉ tiêu anninh môi trường quan trọngcó rừng có khả năng đảm bảo an toàn môi trườngchiếm 30-33% tổng diện tích tự nhiên
Trang 24Với diện tích rừng như ở Việt Nam này, khả năng điều hòa không khí,hấp thụ carbon dioxide (CO2) là thuận lợi lớn Theo tính toán rừng mưa nhiệtđới ở Việt Nam có mức hấp thụ CO2 khoảng 150 tấn/ha/năm, phát ra 110 tấnoxy/ha/năm, tạo ra 40 tấn/ha/năm chất hữu cơ.
Bên cạnh đó, Việt Nam có các dải rừng ngập mặn tự nhiên và trồngrừng tốt sẽ có khả năng phòng hộ ven biển, sẽ ngăn chặn đê điều bị vỡ, ngănchặn sụt lở đất…Đồng thời, theo dự báo, trái đất ngày càng nóng lên, nên vaitrò của rừng ngày càng quan trọng trong việc giảm thiểu và thích ứng với biếnđổi khí hậu Vì vậy, việc khôi phục rừng ngập mặn ven biển là nhiệm vụ quantrọng và có ý nghĩa lớn trong ngành lâm nghiệp
1.2.3 Thực trạng sản xuất lâm nghiệp và thu nhập của sản xuất lâm
nghiệp
Việt Nam
1.2.3.1 Thực trạng sản xuất lâm nghiệp Việt Nam
Nhìn lại lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2011-2015, định hướng pháttriển bền vững đến 2020 Tiến sĩ Hà Công tuấn Thứ trưởng Bộ NN&PTNT(2015) đã có đánh giá tổng quan ngành lâm nghiệp trong những năm qua chorằng: Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn của tình hình kinh tếtrong nước, quốc tế và những diễn biến khó lường của thời tiết, nhưng ngànhlâm nghiệp tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng, thểhiện tập trung ở những mặt sau:
Diện tích rừng tăng nhanh, ổn định; công tác bảo vệ, phòng cháy, chữacháy rừng có nhiều tiến bộ, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luậtgiảm dần qua các năm, bình quân trồng khoảng 220.000 ha/năm Khoanh nuôitái sinh 460.000 ha/năm, trong đó khoảng 50.000 ha thành rừng trên năm Ápdụng một số giống mới, bước đầu áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong thâm canhrừng trồng, đã tăng sinh khối rừng sản xuất từ 7-8 m3/ha/năm lên 12-15
m3/ha/năm, cá biệt có nơi đạt 40 m3/ha/năm; độ che phủ của rừng tăng từ39,1% năm 2009 lên khoảng 40,7% năm 2015 Vi phạm pháp luật về bảo vệ
Trang 25và phát triển rừng giảm cả về số vụ và mức độ thiệt hại; công tác phòng chốngcháy rừng theo phương châm bốn tại chỗ được tăng cường, đã kiềm chế, giảm70% diện tích rừng bị phá trái pháp luật so với 5 năm trước.
Sản xuất lâm nghiệp tăng trưởng nhanh, sản xuất lâm sản hàng hóa ngàycàng thích ứng với biến đổi của thị trường thế giới; đời sống người làm nghềrừng được nâng cao Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lâm nghiệp tăngnhanh những năm gần đây (năm 2011 đạt 3,4%, năm 2012 đạt 5,5%, năm
2013 đạt 6,0%, năm 2014 đạt 7,09%, năm 2015 đạt khoảng 7,5%) Sản lượng
gỗ rừng trồng tăng 2,5 lần trong 5 năm qua, đạt khoảng 17 triệu m3 vào năm
2015 Khai thác rừng tự nhiên được quản lý chặt chẽ hơn theo hướng bềnvững, sản lượng khai thác giảm từ 350 nghìn m3 năm 2009, còn 160 nghìn m3năm 2013, đã dừng khai thác chính từ năm 2014 Công nghiệp chế biến gỗ vàlâm sản phát triển mạnh với nhiều thành phần kinh tế, sản phẩm chế biến đadạng theo yêu cầu thị trường
Chủ trương xã hội hóa nghề rừng được cụ thể hóa đầy đủ hơn; quản lýnhà nước có tiến bộ chủ yếu bằng công cụ pháp luật, chính sách; nhận thứccủa xã hội về ngành kinh tế lâm nghiệp nhất quán hơn Việc giao đất, giaorừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân, doanh nghiệp, các thành phần kinh tếđược coi là giải pháp mang tính đột phá; khuyết khích các doanh nghiệp đầu
tư vào chế biến, kinh doanh lâm sản Ngân sách nhà nước chủ yếu đầu tư chorừng đặc dụng và rừng phòng hộ và chỉ chiếm khoảng 25% tổng mức đầu tưtoàn xã hội cho bảo vệ, phát triển rừng, 75% vốn đầu tư được huy động từ cácnguồn ngoài ngân sách nhà nước Cơ chế, chính sách về lâm nghiệp tiếp tụcđược hoàn thiện, nổi bật là Nghị định 05/2010/NĐ-CP về thành lập Quỹ Bảo
vệ phát triển rừng; Nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả dịch vụmôi trường rừng; Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp đổi mới và pháttriển nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp; Nghịđịnh 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ phát triển rừng, gắn với
Trang 26chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu sốgiai đoạn 2015-2020 Quyết định 57/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020; Quyết định07/2012/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách bảo vệ rừng;Quyết định 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách pháttriển rừng đặc dụng Chính sách chi trả dịch vụ môi trường đang trở thànhnguồn tài chính quan trọng của ngành lâm nghiệp, tạo nguồn thu cho các hộgia đình tham gia bảo vệ rừng với khoảng 4,6 triệu ha
Hợp tác quốc tế về lâm nghiệp tiếp tục phát triển cả chiều rộng và chiềusâu theo chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa Ngành lâm nghiệp đãhợp tác với các đầu mối và tổ chức lâm nghiệp quốc tế, trong đó có 2 Côngước và nhiều hiệp định vùng, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên diễnđàn quốc tế; hợp tác với các nước có chung đường biên giới được tăng cường.Nguồn vốn ODA đã góp phần quan trọng thực hiện các chỉ tiêu phát triểnngành
Cùng với thành tựu cơ bản trên, thì ngành lâm nghiệp cũng đang cònnhiều tồn tại và đối mặt với nhiều khó khăn thách thức đặt ra trong tái cơ cấu,phát triển lâm nghiệp bền vững đó là:
- Tình trạng phá rừng, khai thác rừng tự nhiên, sử dụng đất lâm nghiệp trái phép còn diễn ra phức tạp ở một số địa phương; năng suất, chất lượng, giá trị rừng sản xuất thấp.
Nạn phá rừng ở Việt Nam là một trong những vấn nạn hàng đầu ở ViệtNam Theo báo cáo số liệu năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nôngnghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng nguyênsinh đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nigeria Nguyên nhân mất rừng trầmtrọng do sự yếu kém và tham nhũng trong công tác bảo vệ rừng, sự thôngđồng, cấu kết, tiếp tay, chia chác của các giới chức hữu quan từ các nhà lãnhđạo cho đến công chức quản lý cũng như lực lượng kiểm lâm đã tiếp taycho lâm lặc chặt phá rừng Các hình thức phá rừng ngày càng tinh vi và trắng
Trang 27trợn như chuyển đổi rừng, phê duyệt các dự án đầu tư đã gây bất bình trong
dư luận nhưng lại bị chính quyền cố tình bỏ lơ
Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm 2017), diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tạicác dự án được duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm; còn lại là do phárừng trái pháp luật làm mất 11% Từ tổng hợp của 58 tỉnh, thành phố trên cảnước cho thấy, trong khoảng 5 năm qua, các cơ quan nhà nước đã phê duyệtchuyển mục đích sử dụng rừng gần 38.300 ha/1.892 dự án Trong đó rừng tựnhiên gần 19.000 ha, rừng trồng hơn 15.800 ha, đất chưa có rừng quy hoạchcho lâm nghiệp trên 3.500 ha Đáng lưu ý, một số vụ phá rừng nghiêm trọng ởcác tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Nghệ An, BắcKạn, Điện Biên được phát hiện chậm.Theo Bộ NN&PTNT, chính việc xử lýthiếu kiên quyết, không nhất quán, thậm chí có biểu hiện né tránh tráchnhiệm, làm ngơ, tiếp tay cho người phá rừng, gây thiệt hại lớn đối với tàinguyên rừng, gây bức xúc trong xã hội
(2012 Tây nguyên: Chỉ trong 5 năm (tính đến 2013), khu vực Tây Nguyênmất đến hơn 130.000 ha rừng (trong số 2,84 triệu ha) Trong đó rừng tự nhiênmất hơn 107.400 ha, rừng trồng mất trên 22.200 ha Trong 5 năm qua các tỉnhTây Nguyên đã cấp phép đầu tư cho hơn 700 dự án trên đất lâm nghiệp vớitổng diện tích gần 216.000 ha, trong đó có hơn 100.000 ha chuyển sang trồngcao su Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp lợi dụng dự án để chiếm phá,khai thác rừng hoặc không đủ năng lực tài chính, thiếu trách nhiệm khiếnrừng bị tàn phá, lấn chiếm trái phép Từ đầu năm 2017 đến nay phát hiện 757
vụ, tăng 88 vụ (13%), diện tích rừng bị thiệt hại gần 420 ha, tăng 145 ha (trên50%) so với cùng kỳ 2016 Tại Đắk Nông, diện tích rừng bị phá từ đầu nămđến nay tới 225 ha, tăng gần 100 ha so với cùng kỳ năm ngoái
- Tây Bắc: Tâm điểm phá rừng thời gian qua ở khu vực Tây Bắc đượcnhắc đến nhiều là ở tỉnh Điện Biên Tại huyện Mường Nhé, từ năm 2016 đến9/2017, đã phát hiện 295 vụ phá rừng trái pháp luật, thiệt hại 288 ha rừng
Trang 28Độ che phủ rừng tăng tính đến ngày 31/12/2016, cả nước có 14.377.682
ha rừng Trong đó: diện tích rừng tự nhiên là 10.242.141 ha; rừng trồng:4.135.541 ha Diện tích rừng đủ tiêu chuẩn để tính độ che phủ cả nước là13.631.934 ha – độ che phủ tương ứng là 41,19%
Mặc dù diện tích rừng được ghi nhận có tăng lên nhưng chất lượng rừnglại là vấn đề cần được bàn tới Năm 1945, diện tích rừng cả nước được ghinhận là 14,3 triệu ha, thì đến năm 1995, do rừng tự nhiên bị lấn chiếm,chuyển đổi mục đích sử dụng và khai thác quá mức, nên diện tích chỉ còn8,25 triệu ha Tính riêng trong thời gian 20 năm từ năm 1975 đến năm 1995,diện tích rừng tự nhiên của cả nước giảm 2,8 triệu ha
Sản phẩm rừng trồng chủ yếu là rừng gỗ nhỏ, giá trị thấp, chưa đáp ứngnhu cầu cơ bản về nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu,nhất là trước yêu cầu truy xuất xuất xứ nguyên liệu theo các Hiệp định thươngmại thế hệ mới
- Quản trị doanh nghiệp, công nghệ chế biến; chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh chưa cao.
Quy mô sản xuất phổ biến còn nhỏ, kết cấu hạ tầng yếu kém; quản trịdoanh nghiệp vừa và nhỏ còn lạc hậu Năng suất lao động trong chế biến lâmsản của Việt Nam chỉ bằng 50% so với Philipin, 40% so với Trung Quốc; chấtlượng, mẫu mã sản phẩm kém cạnh tranh Công nghiệp phụ trợ, vật tư phục
vụ cho sản xuất lâm nghiệp gần như bỏ ngỏ, phụ thuộc vào nhập khẩu
- Giá trị gia tăng thấp; tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng.
Trình độ tay nghề lao động lâm nghiệp thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu,trồng rừng vẫn chủ yếu là quảng canh Công tác nghiên cứu khoa học vàchuyển giao công nghệ vào sản xuất còn nhiều bất cập; công nghệ sinh học vàcông tác tạo giống chưa được ứng dụng trên quy mô rộng
Trang 29- Các công ty lâm nghiệp đang hết sức khó khăn, nhiều đơn vị đứng trước nguy cơ phá sản.
Các lâm trường quốc doanh trước đây, sau khi chuyển thành công ty lâmnghiệp quản lý trên 2 triệu ha đất, nhưng sử dụng kém hiệu quả, tình trạngtranh chấp, lấn chiếm, vi phạm pháp luật về đất đai diễn biến phức tạp Việctriển khai thực hiện Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp đổi mới các công
ty lâm nghiệp mới bước đầu lập đề án, chưa tạo được sự chuyển biến trênthực tiễn (Báo cáo tổng cục lâm nghiệp tổng kết giai đoạn 2010 – 2015)
1.2.3.2 Thực trạng thu nhập và sản xuất lâm nghiệp Việt Nam
Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam đã xuất vào trên 100 nước và vùng lãnh thổ,trong đó, các thị trường đã phát triển (Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn quốc) Kimngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ tăng hơn 1,65 lần trong 5 năm, từ 4,2
tỷ USD năm 2011 lên khoảng 6,9 tỷ USD năm 2015 Ngành công nghiệp chếbiến lâm sản ngày càng thích ứng có hiệu quả với biến đổi thị trường và vậnhành theo tín hiệu thị trường, giải quyết hài hòa các rào cản thương mại quốc
tế Thu nhập đời sống của người dân từng bước được tăng lên, có hộ thu nhập
từ 150-250 triệu đồng/ha rừng trồng sau 6 đến 10 năm, nên có thể làm giàu từtrồng rừng Tuy nhiên giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha rừng trồng mới đạtkhoảng 9-10 triệu đồng/ha/năm, đa số người dân làm nghề rừng còn nghèo, tỷtrọng thu nhập từ lâm nghiệp chỉ chiếm 25% trong tổng thu nhập của nôngdân miền núi (Báo cáo triển vọng lâm nghiệp năm 2015 – 2016)
1.2.4 Thực trạng phát triển lâm nghiệp và thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp
ở tỉnh Hà giang
1.2.4.1 Thực trạng phát triển lâm nghiệp ở Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía Bắc có tổng diện tích tự nhiên là791.488,9 ha, trong đó diện tích rừng và đất qui hoạch cho phát triển lâmnghiệp là 553.138,3 ha, chiếm gần 70 % diện tích tự nhiên Do phần lớn diện
Trang 30tích đất tự nhiên là đất dốc từ 15 độ trở lên chiếm tới 86%, Hà Giang có đặcđiểm địa lý, thiên nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù, nên ngành lâmnghiệp và tài nguyên rừng của tỉnh có ảnh hưởng rất lớn đối với cuộc sống vàsinh kế của người dân đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay.Nếu thiếu rừng cây che phủ, điều kiện sinh thái và sản xuất nông nghiệp ởtỉnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng với mức độ rủi ro mùa màng cao Điều đócho thấy, lâm nghiệp mà yếu tố chủ đạo là rừng có sự ảnh hưởng rất lớn đếnnông nghiệp, đồng thời còn là mái nhà của vùng thượng nguồn, có hàng chụcnghìn hộ gia đình sống treo leo trên sườn dốc, nhiều nguồn sinh lợi cũng từtrên đất dốc mà ra, nên lâm nghiệp mặc nhiên trở thành một “trụ đỡ” cho nềnkinh tế và an sinh xã hội của tỉnh.
Hệ sinh thái rừng của tỉnh có giá trị cao về đa dạng sinh học với nhiềuloài phong phú và có giá trị kinh tế cao (lâm sản) là một tiềm năng và lợi thếlớn cho việc tạo thu nhập cao từ trong lòng độ che phủ của rừng Các huyệnvùng thấp có lợi thế chủ yếu là lâm sản gỗ, với vùng nguyên liệu có thể thiếtlập lên tới 70 nghìn ha Các huyện vùng cao có lợi thế về lâm sản ngoài gỗ và
gỗ quí Bên cạnh đó, vì nằm trên vùng thượng nguồn, tỉnh cũng có lợi thếtrong việc bán giá trị dịch vụ môi trường rừng, gồm cả giá trị dịch vụ thủyvăn, dịch vụ du lịch - nghỉ dưỡng và giá trị tích lũy các - bon của rừng [17].Tiềm năng này đã bước đầu được nhận dạng rõ khi đã có hàng loạt vănbản được tỉnh ban hành để biến tiềm năng thành hiện thực trong lĩnh vực lâmnghiệp, như: Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp bền vững giaiđoạn 2016 – 2020; Quyết định của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án địnhhướng phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030; Quyếtđịnh đột phá đưa giống tốt và kỹ thuật thâm canh rừng vào sản xuất Sắp tới,tỉnh sẽ có chính sách riêng cho phát triển lâm nghiệp nhằm bảo vệ và pháttriển tài nguyên rừng, kết hợp bảo vệ rừng với phát triển kinh tế - xã hội, xoáđói giảm nghèo, tạo môi trường thuận lợi cho công tác trồng và bảo vệ rừng
Trang 31Những thành quả mà ngành lâm nghiệp của tỉnh đạt được trong nhữngnăm qua thể hiện ở các chỉ số sau đây:
- Chỉ số định lượng Năm 2016 của lĩnh vực lâm nghiệp đã có chuyểnbiến lớn như:
+ Tỷ lệ sống của rừng trồng tăng từ dưới 70% trong năm 2013, 2014 lêntrên 85% [4]
+ Tỷ lệ cây giống có chất lượng tốt đưa vào sản xuất là 36,3% (từ 2015trở về trước là dưới 5%)
+ Diện tích rừng được giao cũng tăng hơn 42 nghìn ha [4]
+ Có 1,1 nghìn ha rừng được cấp chứng chỉ FSC cho nhóm hộ, là điềukiện quan trọng để phát triển liên kết sản xuất trong lâm nghiệp[4]
+ Tỷ lệ che phủ của rừng ước đạt 55,10%, tăng 0,26% so với năm 2015 [4]
+ Thu hút đầu tư trong lĩnh vực lâm nghiệp cũng tăng cao, đạt 209 tỷđồng; trong đó có 48,4 tỷ đồng (chiếm 23,2%) là do nhân dân và doanh nghiệpđầu tư, thể hiện quá trình xã hội hóa nghề rừng đã bước đầu được khởi động[4]
+ Hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Lâm nghiệp đã bắt đầu được đưa vào vậnhành, phục vụ cho việc quản lý và theo dõi đến từng lô rừng và từng chủ rừng.Hơn hết, đóng góp của lâm nghiệp không chỉ bằng giá trị kinh tế trựctiếp, mà được thể hiện qua vai trò “trụ đỡ” cho nhiều ngành sản xuất khác vàcho phát triển bền vững
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua ngành lâmnghiệp của tỉnh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và tồn tại, ảnh hưởng đến quátrình phát triển rừng kinh tế trên địa bàn của tỉnh, đó là:
Mặc dù Nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho Chương trình hỗ trợ trồng rừngkinh tế trên địa bàn tỉnh nhưng nguồn kinh phí còn thấp, chưa thể đáp ứng yêucầu của thực tiễn trong quá trình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng Việc ngườidân và các doanh nghiệp đầu tư vào công tác trồng rừng, chăm sóc rừng chưathỏa đáng, vì vậy tỷ lệ thành rừng chưa cao (nhất là đối với 4 huyện vùng Caonguyên đá) Từ đó dẫn đến chất lượng rừng trồng còn thấp nên chưa thể mang
Trang 32lại hiệu quả kinh tế thiết thực đối với người dân Bên cạnh đó, công tác lựachọn loài cây cho một số rừng trồng chưa thật phù hợp với thổ nhưỡng và tiểuvùng khí hậu dẫn đến tình trạng rừng phát triển kém, điển hình như rừng keotại huyện Bắc Mê và Yên Minh Các cơ quan chuyên môn chưa làm tốt côngtác tư vấn cho người dân và nhà đầu tư trong việc lựa chọn loài cây trồng phùhợp với điều kiện thổ nhưỡng và tiểu vùng khí hậu của từng vùng sinh thái,dẫn đến nhiều diện tích rừng sau khi trồng 3 – 5 năm không phát triển được,gây thiệt hại về kinh tế và làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư Ngoài ra, cơcấu loài cây trồng của rừng kinh tế chưa đa dạng, chủ yếu là trồng thông, samộc đối với các huyện vùng cao; trồng keo, mỡ đối với các huyện vùng thấp.Chưa lựa chọn được loài cây rừng có năng suất và chất lượng cao, chu kỳkinh doanh ngắn để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích đất rừng.Bên cạnh đó, tình trạng sở hữu đất của các hộ gia đình trong quá trình trồngrừng kinh tế còn manh mún, nhỏ lẻ; sử dụng đất cho phát triển rừng khôngtuân theo qui hoạch Từ đó dẫn đến tình trạng có những hộ gia đình có đủ khảnăng muốn đầu tư vào trồng rừng thì không có đất, nhưng các hộ có đất trồngrừng thì không có đủ khả năng để đầu tư vào trồng rừng Tình trạng trồngrừng manh mún, nhỏ lẻ không theo qui hoạch chung sẽ gây nhiều khó khăncho quá trình khai thác rừng sau này Tình trạng khái thác trái phép và lẫnchiếm lấy đất làm nương rẫy trong các khu rừng tự nhiên còn diễn biến phứctạp.
Trong những năm qua, công tác chế biến lâm sản trên địa bàn của tỉnhtuy phát triển nhanh nhưng chủ yếu là tự phát, chưa bền vững, thiếu qui hoạch
và tầm nhìn chiến lược; các doanh nghiệp chế biến lâm sản chưa xây dựngđược thương hiệu của các sản phẩm từ rừng trồng của Hà Giang trên thịtrường trong và ngoài nước Vì vậy, giá trị sản phẩm từ rừng trồng còn thấp,chưa thật sự thu hút, hấp dẫn đối với người trồng rừng
Trên 90% chủ rừng chưa được đào tạo nghề rừng một cách có kỹ năng.Cán bộ lâm nghiệp ở cấp thôn và xã năng lực còn yếu, lại thiếu chuyên trách
Trang 33Một bộ phận cán bộ lâm nghiệp ở cấp huyện, tỉnh cần được đào tạo lại, thìmới có thể đáp ứng yêu cầu Một khía cạnh khác là cần tổ chức và bố trí lạilực lượng làm lâm nghiệp từ cấp huyện đến xã và thôn, bản Giải pháp chogiải quyết vấn đề này là cần đặt trọng tâm vào “tái cơ cấu nguồn nhân lực làmlâm nghiệp” ở tất cả các cấp.
1.2.4.2 Đặc điểm vườn quốc gia Du Già – Cao nguyên đá Đồng Văn
Vườn quốc gia (VQG) Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn cách thànhphố Hà Giang khoảng 30 km về phía Đông Bắc, nằm trên địa bàn 3 xã Tùng
Bá - huyện Vị Xuyên; xã Minh Sơn - huyện Bắc Mê và xã Du Già - huyệnYên Minh VQG Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn được thành lập theoQuyết định số 1377/2015/QĐ-TTg, trên cơ sở sáp nhập Khu bảo tồn thiênnhiên Du Già và Khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch Khau Ca Đây
là khu vực có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật quý hiếmnhư Vọoc mũi hếch, Vượn đen má trắng, Sơn dương nâu, Bách xanh núi đá,Nghiến, Đinh
Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học
VQG Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn có một phần diện tích nằmtrên Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn với diện tích15.006,3 ha Theo hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam, VQG Du Già -Cao nguyên đá Đồng Văn có 5 kiểu thảm thực vật rừng chính: Rừng kínthường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp phát triển trên núi độ cao dưới 700 m;Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình phân bố ở độ caotrên 700 m; Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi; Kiểuthảm thực vật thứ sinh nhân tác gồm có rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác
và phục hồi sau nương rẫy; một số kiểu phụ như rừng tre nứa, rừng trồng(thông, keo) và các thảm tươi, cây bụi, cây gỗ…
Ngoài ra, trong số các loài bò sát và ếch nhái ghi nhận có 13 loài quýhiếm (chiếm 15% tổng số loài ghi nhận được) bao gồm: 12 loài bị đe dọa cấp
Trang 34quốc gia, ghi trong Sách đỏ Việt Nam (2007); 5 loài ở bậc VU - sẽ nguy cấp(rồng đất, tắc kè, rắn sọc dưa, rùa núi viền, ba ba gai), 7 loài ở bậc EN - nguycấp (rắn ráo thường, rắn cạp nong, rắn hổ mang Trung Quốc, rùa đầu to, ếchvạch, ếch gai và ếch cây sần Bắc bộ).
Hình 1.1 Loài voọc mũi hếch tại VQG
Du Già - Cao nguyên đá Đồng Văn
Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái
Với khí hậu mát mẻ, cảnh quan núi non hùng vỹ, trong VQG có thể lậpcác điểm, tuyến du lịch và trạm nghỉ chân để du khách có thể quan sát các loàithực vật quý hiếm, cây cổ thụ, các loài động vật hoang dã VQG có dãy núi
Ba Tiên với 25 đỉnh lớn nhỏ và khu vực Đèo Gió nằm trên đường tỉnh lộ 176thuộc địa phận huyện Yên Minh, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái,mạo hiểm
Bên cạnh giá trị cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, tài nguyên đa dạng,phong phú, cộng đồng dân tộc Mông, Dao, Tày… còn lưu giữ được các nétvăn hóa truyền thống như: Lễ cấp sắc, lễ cúng cơm mới, lễ hội cầu mùa, lễ hộiGầu Tào, lễ tết nhảy, chợ phiên, chợ tình… Đến nơi đây du khách còn bắt gặpnhững màu sắc của trang phục thổ cẩm và vang vọng tiếng cồng chiêng của
Trang 35những điệu nhảy múa Những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các dântộc là những giá trị văn hóa phi vật thể quý giá, là nguồn tài nguyên nhân văn
có thể khai thác để phục vụ phát triển du lịch sinh thái nhân văn trong VQG
Hình 1.2 Cảnh quan thiên nhiên trong vườn quốc gia
Du già – Cao nguyên đá Đồng Văn
1.2.4.3 Thực trạng thu nhập sản xuất lâm nghiệp ở Hà Giang
- Trong những năm trở lại đây giá trị kinh tế của rừng bắt đầu được pháthuy và khai thác có hiệu quả Năm 2015, tổng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt
565 tỷ đồng; giá trị dịch vụ môi trường rừng cũng đạt xấp xỉ 55 tỷ đồng
Tổng thu tiềm năng từ khai thác lâm sản gỗ và lâm sản ngoài gỗ hàngnăm có thể đạt trên 1.500 tỷ đồng từ sau năm 2020 trở đi và trong tương lai[15], tổng giá trị dịch vụ môi trường rừng có thể đạt hàng trăm tỷ đồng/năm.Tuy nhiên thu nhập bình quân từ ngành lâm nghiệp của tỉnh còn ở mức thấp
so lợi thế sẵn có của toàn tỉnh, phân phối thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp cònchưa đồng đều chỉ tập chung ở 4 huyện thị Thành phố Hà Giang, huyện BắcQuang, Vị Xuyên và Quang Bình ngoài ra 8 huyện vùng cao còn lại thu nhập
Trang 36từ lâm nghiệp là không đáng kể đặc biệt ở những nơi càng gần với các khurừng tự nhiên thì thu nhập từ ngành lâm nghiệp lại càng thấp, người dân chưathể sống được bằng nghề rừng do chính sách bảo vệ và phát triển rừng chỉ chútrọng đến việc duy trì bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có ở những nơi gầnvới khu rừng tự nhiên đều đã qui hoạch thành các khu rừng đặc dụng, phòng
hộ nên người dân mặc dù sống gần rừng nhưng đều bị bó buộc bởi các quiđịnh của qui hoạch không thể phát triển trồng rừng kinh tế Mặt khác, mặc dùngười dân được hưởng các chính sách hỗ trợ của nhà nước như chính sách chitrả dịch vụ môi trường rừng, chính sách hỗ trợ của chính phủ về khoán bảo vệrừng tự nhiên nhưng mức đầu tư thấp nên thu nhập không đáng kể
1.3 Các kết luận rút ra từ nghiên cứu và phân tích tổng quan
Từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về nông hộ, cộng đồng,thu nhập cộng đồng và các nghiên cứu có liên quan đến sinh kế của người dân
ở vùng đệm tôi rút ra một số nhận xét như sau:
- Mặc dù đã có một số kết quả nghiên cứu về sinh kế thu nhập củangười dân vùng cao nói chung và vùng đệm nói riêng nhưng khu vực vùngđệm vườn quốc gia Du già - Cao nguyên đá Đồng Văn thì chưa có công trìnhnào nghiên cứu Thêm vào đó, các đề tài nghiên cứu đã có chỉ tập trung vàođánh giá và phát triển sinh kế chung chung, rất ít đề tài nghiên cứu và pháttriển sinh kế dựa vào rừng (thu nhập từ lâm nghiệp)
- Phương pháp nghiên cứu về sinh kế và giải pháp phát triển kinh tế chongười dân vùng cao là cơ sở khoa học, phương pháp luận để tác giả áp dụngthực hiện cho đề tài
- Thực trạng đóng góp, thu nhập của ngành lâm nghiệp là những thôngtin hữu ích gợi mở cho đề tài đi sâu phân tích tìm hiểu đóng góp của ngànhlâm nghiệp cho nền kinh tế đất nước nói chung và kinh tế hộ nói riêng
Trang 37Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động tạo thu nhập từ lâm nghiệp của các hộ nông dân vùng đệmVQG Du Già tại xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
2.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về thực trạng thu nhập từ lâm nghiệpcủa các hộ nông dân, tìm kiếm những tiềm năng làm cơ sở cho việc cải thiệnnâng cao thu nhập của họ Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những giải pháp cảithiện nâng cao thu nhập của các hộ nông dân tại xã Minh Sơn thuộc vùng đệmVQG Du già – Cao nguyên đá Đồng Văn
- Dữ liệu nghiên cứu của đề tài là các số liệu sơ cấp và thứ cấp liên
quan đến thu nhập của hộ gia đình giai đoạn từ năm 2015-2017
2.2 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu chính của đề tài gồm:
- Đánh giá thực trạng thu nhập từ lâm nghiệp của người dân trong vùngđệm VQG Du Già – Cao nguyên đá Đồng Văn
- Phân tích đánh giá cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ
- Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ lâm nghiệp
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập từ lâm nghiệp chocác hộ nông dân trên địa bàn xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu sử dụng trong luận văn bao gồm cả số liệu thứ cấp và số liệu sơcấp được thu thập bằng các phương pháp sau:
Trang 382.3.1.1 Tiêu chí chọn mẫu:
- Là các thôn vùng đệm có khu dân cư nằm tiếp giáp với ranh giớirừng đặc dụng của vườn quốc gia có tính đại diện cao về điều kiện tự nhiên,kinh tế - xã hội của xã, có các thành phần dân tộc thiểu số, đời sống ngườidân gặp nhiều khó khăn
- Các hoạt động sinh kế của người dân có tác động trực tiếp lên rừng
và đất rừng trong rừng đặc dụng của vườn quốc gia như: Canh tác nôngnghiệp, khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng…
Với những tiêu chí cơ bản trên đề tài tiến hành nghiên cứu tại 08 thônlà: Khuổi Lòa, Phia Đeng, Khuổi Kẹn, Lũng Vầy, Suối Thầu, Lùng Thóa,Kẹp A, Kẹp B
2.3.1.2 Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các nguồn như báo cáo pháttriển kinh tế - xã hội qua các năm của xã, huyện, tỉnh Báo cáo tổng kết quacác năm của chi cục kiểm lâm, sở nông nghiệp
Những số liệu thứ cấp thu thập chủ yếu là các số liệu về tình hình kinh tế,
xã hội của xã có ảnh hưởng đến thu nhập từ lâm nghiệp, số liệu về diện tíchrừng và đất rừng của xã, tình hình phát triển lâm nghiệp của xã
2.3.1.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được điều tra thông qua phỏng vấn Đây là kết quả của sựtập trung kiến thức nhằm định lượng các thông tin cần thiết, gồm phỏng vấn
hộ gia đình và cán bộ địa phương
+ Phỏng vấn hộ gia đình
Qua tham khảo những thông tin từ cán bộ xã, cán bộ thôn và người dân,thấy rằng thu nhập của các hộ nông dân tại các thôn trong vùng đệm VQGtương đối đồng nhất Vì vậy, việc lựa chọn hộ điều tra tại các thôn được thựchiện một cách ngẫu nhiên Chọn ngẫu nhiên 15 hộ trong 08 thôn vùng đệmcủa xã Minh Sơn để phỏng vấn, tổng cộng có 120 hộ gia đình được lựa chọn
Trang 39ngẫu nhiên dựa trên danh sách hộ của trưởng thôn Tại mỗi hộ, chủ hộ đượcchọn để phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi bán cấu trúc Trong trường hợpkhông có chủ hộ sẽ tiến hành phỏng vấn người trực tiếp làm lâm nghiệp cónhiều năm kinh nghiệm nhất trong gia đình.
Bộ câu hỏi phỏng vấn hộ nông dân được thiết kế trước, sau khi điều trathử tại thực địa đã được chỉnh sửa và bổ sung hoàn thiện Bảng câu hỏi phỏngvấn hộ gia đình chủ yếu là các câu hỏi đóng, kết hợp với một số ít các câu hỏi
mở nhằm làm rõ thêm hoặc chuyển tiếp chủ đề trong thu thập dữ liệu sơ cấp.Bảng câu hỏi được trình bày đầy đủ trong Phụ lục 1
+ Phỏng vấn cán bộ địa phương
Để hỗ trợ cho cơ sở dữ liệu của hộ gia đình, đề tài đã tiến hành phỏngvấn nhanh đối với 4 cán bộ xã phụ trách lĩnh vực nông lâm nghiệp (Phó Chủtịch phụ trách mảng Nông lâm nghiệp, Cán bộ khuyến nông xã, Cán bộ lâmnghiệp xã, Cán bộ phụ trách thôn)
Bản hướng dẫn phỏng vấn cán bộ địa phương được thiết kế là những câuhỏi mở nhằm thu được một bức tranh tổng thể về khu vực điều tra Hướng dẫnphỏng vấn cố gắng thu thập thông tin liên quan đến tình hình kinh tế xã hộicủa địa điểm điều tra, tầm quan trọng của VQG đối với cộng đồng địaphương, nhận thức của họ về VQG, các chính sách và định hướng có liênquan đến phát triển kinh tế - xã hội vùng đệm, tạo sinh kế cho các hộ nôngdân, thực trạng và những quan điểm/giải pháp để giải quyết hài hoà mối quan
hệ giữa sinh kế của người dân và bảo tồn tài nguyên rừng VQG
Mẫu phiếu phỏng vấn cán bộ quản lý chính quyền địa phương được đínhkèm ở phụ lục 2
2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu
Để đáp ứng được việc phân tích số liệu, các thông tin phỏng vấn được
mô hình hóa hoặc lượng hóa bằng phần mềm SPSS hoặc Excel từ đó làm cơ
sở cho việc phân tích được chính xác hơn
Trang 40Để đáp ứng yêu cầu các nội dung nghiên cứu, đề tài tiến hành sử dụng cảphương pháp định tính và định lượng trong quá trình nghiên cứu.
Đối với phương pháp định tính: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu: phân tích, so sánh, đánh giá…
Đối với phương pháp định lượng: Thu nhập thực tế mới phản ánh đúng
và có liên quan đến đời sống của người dân Nếu hộ dân thực hiện được hạchtoán kinh tế hộ thì cần thiết tính được thực thu hay thu nhập thực tế từ sảnxuất kinh doanh bằng cách:
Tổng thu - chi phí khả biến = Tổng thu nhập ròng
Tổng thu nhập ròng - tổng chi phí bất biến = Thu nhập thực tế
Thu nhập thực tế - trả lãi tiền vay = Thực thu
Thực thu + Thu từ các hoạt động khác = Thực thu của hộ