1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận dạng các yếu tố tác động đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP HCM

165 221 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 165
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ---TRẦN ĐÌNH TÂN NHẬN DẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHẤP HÀNH AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN CÁC CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

-TRẦN ĐÌNH TÂN

NHẬN DẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHẤP HÀNH AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI

LAO ĐỘNG TRÊN CÁC CÔNG TRƯỜNG

XÂY DỰNG DÂN DỤNG TẠI TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Kỹ thuật XDCT Dân dụng và Công nghiệp

Mã số ngành : 60580208

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

-TRẦN ĐÌNH TÂN

NHẬN DẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC CHẤP HÀNH AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI

LAO ĐỘNG TRÊN CÁC CÔNG TRƯỜNG

XÂY DỰNG DÂN DỤNG TẠI TP.HCM

Trang 3

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGÔ QUANG TƯỜNG

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Trang 4

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM vào ngày 27 tháng 08 năm 2016

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luậnvăn đã được sửa chữa (nếu có)

Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

Trang 5

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.HCM, ngày…… tháng…….năm 2016

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên: Trần Đình Tân Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 20 – 08 – 1989 Nơi sinh: Bình Phước

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình Dân dụng và Công

II Nhiệm vụ và nội dung:

Nhận dạng các yếu tố tác động đến việc chấp hành an toàn lao động củangười lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM

Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tác động đến việc chấp hành antoàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tạiTP.HCM

Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành

an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tạiTP.HCM

Kết luận và kiến nghị

III Ngày giao nhiệm vụ: (Ngày bắt đầu thực hiện Luận văn ghi

trong Quyết định giao đề tài):

………

IV Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

V Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Ngô Quang Tường CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn này “Nhận dạng các yếu tố tác động đến việcchấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dândụng tại TP.HCM” là bài nghiên cứu của chính tôi

Ngoài trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôicam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng đượccông bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác

Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luậnvăn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định

Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào trên cáctrường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác

Học viên thực hiện Luận văn

Trần Đình Tân

Trang 7

Tôi chân thành cám ơn tập thể cán bộ, nhân viên và Thầy cô tại Phòng quản

lý khoa học và đào tạo sau đại học và Khoa kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng

và công nghiệp của trường đại học Công Nghệ TP.HCM đã tận tình giúp đỡ, hướngdẫn thủ tục trong suốt quá trình học để giúp các học viên hoàn thành khóa học

Tôi chân thành cám ơn những người bạn học Lớp 14SXD11, cám ơn nhữngbuồn, vui trong suốt quá trình học

Trân trọng kính chào

Trần Đình Tân

Trang 8

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nhận dạng các yếu tố tác động đếnviệc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựngdân dụng tại TP.HCM Những yếu tố đó bao gồm: (1) Tính chuyên nghiệp, nghiêmminh, trách nhiệm của người sử dụng lao động; (2) Sự phối hợp tốt giữa các bêntham gia dự án trong công tác an toàn lao động; (3) Công tác huấn luyện, đào tạo kỹnăng an toàn lao động cho người lao động; (4) Ý thức, đạo đức và trách nhiệm củangười lao động

Nghiên cứu được tiến hành trải qua 02 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiêncứu chính thức Nghiên cứu sơ bộ được tiến hành thông qua nghiên cứu định tínhnhằm xác lập thang đo, sắp xếp các câu hỏi vào các nhóm nhân tố liên quan đến các

lý thuyết sử dụng để nghiên cứu và hoàn chỉnh bảng hỏi nghiên cứu Nghiên cứuchính thức thông qua việc nghiên cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu,kiểm định thang đo, phân tích nhân tố PCA, kiểm định mô hình và các giả thuyếtnghiên cứu Dữ liệu được xử lý thông qua phần mềm SPSS v.20 Phương pháp hồiquy tuyến tính dùng để kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy 04 nhân tố đề xuất đều có tác động nhất địnhđến biến phụ thuộc: việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên cáccông trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM Kết quả nghiên cứu cho thấy được sựcần thiết trong việc nâng cao ý thức, đạo đức của người lao động, tổ chức tốt côngtác phối hợp giữa các bên tham gia dự án và thiết lập nội quy, hệ thống biển báo củacông trường, tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý, điều hành của cơ quan sử dụnglao động đồng thời công tác huấn luyện trang bị an toàn lao động cũng phải đượcthực hiện đồng bộ

Nghiên cứu cũng kiểm định được rằng khi các nhân tố tác động nếu đượcthực hiện tốt thì việc chấp hành an toàn lao động của người lao động sẽ tốt hơn

Nghiên cứu cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm trong biếnđịnh danh về chấp hành an toàn lao động tại công trường xây dựng dân dụng

Trang 9

ABSTRACT

This research was carried out in order to identify factors affecting to theobservance of occupational safety of workers in the civil contruction sites inHCMC These factors include: (1) professionalism, strictness, the responsibilities ofthe employer,(2) Good coordination between the parties participating in ensuringlabor safety; (3) The labor safety training for employees; (4) The sense of ethics andresponsibility of the employees

This research is proceeded in 2 phases: Preliminary Research and MainResearch Preliminary Research is conducted through qualitative research in order

to establish the scale, sort of questions into groups related to the theory used tostudy and complete the study questionnaire Main Research usually study throughquantitative research aimed to collect and analyze data , test scale , analyze PCAfactor , test models and hypotheses Data is processed through SPSS v.20 software.Linear regression method used to test the model and research hypothesis.

Research result shows that 04 proposed factors are certain to affect thedependent variable: the observance of occupational safety of workers in the civilconstruction sites in HCMC It indicates the need of improving awareness andethics of workers, organizing the coordination between the parties involved in theproject, establishing Rules, Constructuon Site Sign, increasing the professionalism

of the management and administration of employer, and also the labor safetyequipment training need to inconsistently implemete

This research also demonstrates that if the factors conduct well, theobservance of the safety of the workers will be better

This research also shows that there is not any diffirence between theidentifier variables in observance of labor safety in civil construction sites

Trang 10

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CÁM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC HÌNH xii

CHƯƠNG 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1.Giới thiệu chung 1

1.2.Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3.Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4.Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3

1.5.Phương pháp nghiên cứu 3

1.5.1.Nghiên cứu sơ bộ 3

1.5.2.Nghiên cứu chính thức 3

1.6.Kết cấu bài báo cáo nghiên cứu 4

-Tóm tắt chương 1 5

CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN 6

2.1.Cơ sở lý thuyết 6

2.1.1.Định nghĩa về công trường xây dựng dân dụng, cơ sở pháp lý của quản lý an toàn lao động 6

2.1.2.Định nghĩa, khái niệm về an toàn lao động tại công trường xây dựng……… 8

Trang 11

2.1.3.Người lao động 10

2.1.4.Các bên tham gia dự án, quyền và trách nhiệm của các bên trong quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng

11 2.1.5.Công tác huấn luyện an toàn lao động 14

2.1.6.Giám sát việc thực thi an toàn lao động 15

2.1.7.Các hình thức chế tài, xử phạt liên quan đến an toàn lao động 18

2.1.8.Tai nạn và một số lý thuyết về tai nạn 19

2.1.9.Ngăn ngừa tai nạn lao động và xử lý khi sự cố tai nạn xảy ra 24

2.2.Một số nghiên cứu trước 25

2.3.Thực trạng an toàn lao động trong hoạt động xây dựng 29

2.3.1.Thực trạng tai nạn lao động qua số liệu thống kê 29

2.3.2.Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động (căn cứ theo biên bản kết luận và báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH từ các vụ tai nạn làm chết người qua các năm từ 2007 đến 2014) 31

2.3.3.Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người (căn cứ theo biên bản kết luận và báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH từ các vụ tai nạn làm chết người qua các năm từ 2007 đến 2014) 32

Tóm tắt chương 2 32

CHƯƠNG 3 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

3.1.Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 34

3.1.1.Mô hình nghiên cứu 34

3.1.2.Các giả thuyết nghiên cứu 35

3.2.Quy trình nghiên cứu 36

3.2.1.Thiết kế nghiên cứu 37

3.2.2.Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu 39

Trang 12

3.2.3.Xử lý và phân tích dữ liệu 39

3.3.Thu thập dữ liệu 47

3.3.1.Quy trình thu thập dữ liệu 48

3.3.2.Cách thức phân phối bảng câu hỏi 49

3.3.3.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp hành ATLĐ 49

3.4 Các công cụ nghiên cứu 59

Tóm tắt chương 3 59

CHƯƠNG 4 – PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ THẢO LUẬN 60

4.1 Phân tích dữ liệu 60

4.1.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 60

4.1.2 Thống kê mô tả biến định lượng 69

4.1.3 Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha 75

4.2 Nghiên cứu chính thức 79

4.2.1 Phân tích nhân tố PCA đối với các thang đo biến độc lập 79

4.2.2 Đặt lại tên nhân tố mới 86

4.2.3 Mô hình nghiên cứu chính thức 90

4.2.4 Giả thuyết nghiên cứu chính thức 90

4.2.5 Phân tích hồi quy 91

4.2.6 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu 96

4.2.7 Kiểm tra sự khác biệt về việc chấp hành an toàn lao động giữa các thành phần định tính trong khảo sát……… 98

Tóm tắt chương 4 109

CHƯƠNG 5 – KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, ĐÓNG GÓP 110

5.1 Kết luận 110

5.2 Kiến nghị 110

Trang 13

5.3 Đóng góp của đề tài 112

5.3.1 Đóng góp về mặt học thuật 112

5.3.2 Đóng góp của đề tài về mặt thực tiễn 114

5.4 Hạn chế của nghiên cứu này và hướng nghiên cứu tiếp theo 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 116

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng khảo sát

Trang 14

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ATLĐ : An toàn lao động

CHXHCN : Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

Trang 15

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình tai nạn lao động cả nước từ năm 2007 đến năm 2014 30

Bảng 2.2 Tình hình tai nạn lao động tại TP.HCM từ năm 2007 đến năm 2014 31

Bảng 3.1 Thống kê cách thức lấy mẫu 49

Bảng 4.1 Thống kê giới tính của người trả lời 60

Bảng 4.2 Thống kê độ tuổi của người trả lời 61

Bảng 4.3 Thống kê tình trạng hôn nhân của người trả lời 62

Bảng 4.4 Thống kê trình độ đã được đào tạo của người trả lời 63

Bảng 4.5 Thống kê vị trí công tác tại cơ quan của người trả lời 64

Bảng 4.6 Thống kê thâm niên công tác trong ngành xây dựng của người trả lời ………65

Bảng 4.7 Thống kê mức thu nhập hàng tháng từ công việc xây dựng 66

Bảng 4.8 Thống kê khu vực cơ quan công tác của người trả lời 67

Bảng 4.9 Thống kê mô tả biến định lượng: Tính chuyên nghiệp, nghiêm minh, trách nhiệm của cơ quan sử dụng lao động 69

Bảng 4.10 Thống kê mô tả biến định lượng: Sự phối hợp giữa các bên tham gia dự án trong công tác an toàn lao động 71

Bảng 4.11 Thống kê mô tả biến định lượng: Công tác huấn luyện, đào tạo kỹ năng an toàn lao động cho người lao động 72

Trang 16

Bảng 4.12 Thống kê mô tả biến định lượng: Ý thực, đạo đức và trách nhiệm

của người lao động 73

Bảng 4.13 Thống kê mô tả biến định lượng: Việc chấp hành an toàn lao động của người lao động 75

Bảng 4.14 Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu 76

Bảng 4.15 Kiểm định độ tin cậy của dữ liệu 76

Bảng 4.16 Hệ số Cronbach’s Alpha của dữ liệu.- lần 2 78

Bảng 4.17 Kiểm định độ tin cậy của dữ liệu - lần 2 78

Bảng 4.18 Phân tích nhân tố PCA đối với các thang đo – Lần 1 79

Bảng 4.19 Phân tích nhân tố PCA đối với các thang đo – Lần 2 82

Bảng 4.20 Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố 86

Bảng 4.21 Nhân tố mới sau phân tích nhân tố PCA 86

Bảng 4.22 Độ phù hợp của mô hình 92

Bảng 4.23 Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình 93

Bảng 4.24 Ý nghĩa của các hệ số hồi quy riêng phần 94

Trang 17

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu sơ bộ đề xuất 35

Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu 38

Hình 3.3 Quy trình thu thập dữ liệu 48

Hình 4.1 Thống kế giới tính của người trả lời 60

Hình 4.2 Thống kê độ tuổi của người trả lời 61

Hình 4.3 Thống kê tình trạng hôn nhân của người trả lời 62

Hình 4.4 Thống kê trình độ đã được đào tạo của người trả lời 63

Hình 4.5 Thống kê vị trí công tác tại cơ quan của người trả lời 64

Hình 4.6 Thống kê thâm niên công tác trong ngành xây dựng của người trả lời 65

Hình 4.7 Thống kê mức thu nhập hàng tháng từ công việc xây dựng 66

Hình 4.8 Thống kê khu vực cơ quan công tác của người trả lời 67

Hình 4.9 Mô hình nghiên cứu chính thức 90

Hình 4.10 Biểu đồ Scatterplot …… ……… 95

Hình 4.11 Biểu đồ Histogram ……… ……….………… 96

Trang 18

CHƯƠNG 1 – ĐẶT VẤN ĐỀ1.1 Giới thiệu chung

Trong sự phát triển kinh tế xã hội của bất cứ một quốc gia nào đều đi kèmvới sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, xí nghiệp, đường sá, các công trườngquốc phòng an ninh và phúc lợi xã hội Sự phát triển ấy sẽ làm cho hoạt động xâydựng phát triển mạnh mẽ, nhất là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam

Các vấn đề kỹ thuật được ưu tiên chú trọng để tạo nên những công trình chấtlượng, thẩm mỹ, đảm bảo công năng phục vụ như mục tiêu đề ra Tuy nhiên để quátrình xây dựng một công trình được suông sẻ, trôi chảy, hiệu quả thì vấn đề an toànlao động phải được quan tâm, đầu tư và tổ chức hiệu quả nhằm ngăn ngừa những rủi

ro có thể xảy ra bằng các biện pháp quản lý điều hành, đảm bảo điều kiện lao động

Theo báo cáo chính thức của Bộ LĐ-TB&XH, từ năm 2005 đến năm 2014,tại cả nước xảy ra 58.399 vụ tai nạn lao động, 61.315 người bị thương, trong đó có5.232 vụ chết người, làm chết 5.791 người và 14.298 người bị thương nặng Theothống kê của Bộ LĐ-TB&XH, tỉ trọng các vụ tai nạn và số lượng người chết do tainạn lao động luôn chiếm tỉ trọng lớn trên tổng số vụ, tổng số người chết trong cảnước, năm 2014, tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng chiếm 33,1% tổng số vụ

và 33,9% tổng số người chết Thống kê theo địa phương thì TP.HCM là nơi có số

vụ tai nạn và số người chết do tai nạn lao động luôn có số lượng lớn nhất trong cảnước Cũng theo Bộ LĐ-TB&XH, số vụ tai nạn lao động năm sau đều cao hơn nămtrước, tai nạn lao động xảy ra trong tất cả các loại hình công trình xây dựng nhưcông trình dân dụng, công trình giao thông, công trình thủy lợi thủy điện …

Tai nạn lao động gây nên nhiều bi kịch cho con người, kinh tế, xã hội, làmgián đoạn tiến độ dự án, năng suất của ngành và danh tiếng của ngành (Trần HoàngTuấn, 2009) Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra nguyên nhân để xảy ra tai nạn, mất antoàn lao động đến từ nhiều phía, chủ đầu tư, nhà thầu, năng lực cơ giới hóa, ngườilao động, thiên nhiên, môi trường ngoại tác… các văn bản pháp luật, ứng xử trongquản lý và ứng xử của người lao động

Trang 19

Hiện nay, trong xu hướng hội nhập về khoa học công nghệ và kỹ thuật vớithế giới, các chủ đầu, công ty tư vấn giám sát, các đơn vị thi công đã có những hệthống biện pháp trong quản lý an toàn lao động, tuân thủ theo quy định của phápluật, tuy nhiên tình hình tai nạn lao động vẫn diễn ra với nhiều nguyên nhân, bêncạnh những nguyên nhân do năng lực quản lý, kiểm soát của chủ đầu tư, các nhàthầu thi công, điều kiện thi công thì nguyên nhân “không chấp hành an toàn laođộng của người lao động” là một trong các nguyên nhân chủ yếu

Ở góc nhìn trách nhiệm của người lao động, việc tuân thủ an toàn lao độngcủa họ là đến từ đâu? Ý thức, trách nhiệm của họ, hay các quy định, quản lý cònchưa hiệu quả, chưa đủ tác động đến nghĩa vụ chấp hành của họ?

Tại TP.HCM, chưa có nhiều nghiên cứu, nhận dạng các yếu tố nào, nguyênnhân nào tác động tốt hay cản trở việc chấp hành an toàn lao động của người laođộng

Từ nhận thức đó, nghiên cứu này thực hiện việc “Nhận dạng các yếu tố tác

động đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM” để nhận dạng những yếu tố và mức độ

tác động của nó, từ đó có những khuyến nghị phù hợp cho các chủ thể tham gia hoạtđộng xây dựng tại TP.HCM

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Nhận dạng các yếu tố tác động đến việc chấp hành an toàn lao động củangười lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM

Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tác động đến việc chấp hành antoàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tạiTP.HCM

Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo và nâng cao ý thức, trách nhiệm chấp hành

an toàn lao động của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tạiTP.HCM

Trang 20

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Những yếu tố nào tác động đến việc chấp hành an toàn lao động của ngườilao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM?

Tác động của các yếu tố tác động đến việc chấp hành an toàn lao động củangười lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM ở mức độnào?

1.4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Các công trường xây dựng dân dụng tạiTP.HCM

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tổ chức và cá nhân tại công trườngxây dựng dân dụng trên địa bàn TP.HCM

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện thông qua 2 bước nghiên cứu chính:

1.5.1 Nghiên cứu sơ bộ

Từ cơ sở lý thuyết, xây dựng mô hình nghiên cứu và bảng câu hỏi khảo sát.Sau đó tiến hành khảo sát thử, ghi nhận các ý kiến đóng góp Trên cơ sở đó, sửachữa, bổ sung, hoàn thiện bảng câu hỏi

Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Alpha

Phân tích hồi quy để khẳng định hoặc bác bỏ những giả thuyết nghiên cứu

Trang 21

1.6 Kết cấu bài báo cáo nghiên cứu

Bố cục bài báo cáo gồm 5 chương:

- Chương 1: Đặt vấn đề

Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiêncứu, câu hỏi nghiên cứu; phạm vi và đối tượng nghiên cứu, và bố cục bài báo cáonghiên cứu

- Chương 2: Tổng quan

Trình bày cơ sở lý thuyết, trong đó nêu các khái niệm, các định nghĩa liênquan đến công trường dân dụng, các bên tham gia một dự án, vấn đề an toàn laođộng, huấn luyện và trang bị an toàn lao động, hành vi của con người, xử phạt vàkhắc phục khi sự cố mất an toàn lao động xảy ra; các lý thuyết về tai nạn, ngăn ngừa

và xử lý tình huống mất an toàn lao động

Đề cập đến các nghiên cứu trước đây về an toàn lao động, các nguyên nhândẫn đến tai nạn, phòng ngừa rủi ro tai nạn

Trình bày thực trạng an toàn lao động hiện nay thông qua các thống kê của

Bộ LĐ-TB&XH, các nguyên nhân tai nạn thực tế

- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Giới thiệu mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu sẽ thực hiện Trình bày về quy trình nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu và các công cụnghiên cứu sẽ phục vụ cho chương 4 – phân tích dữ liệu

- Chương 4: Phân tích dữ liệu và thảo luận

Phân tích dữ liệu đã thu thập được, nêu lên đặc điểm của mẫu nghiên cứu,thống kê biến định lượng Đánh giá độ tin cậy của thang đo đã sử dụng

Tiến hành nghiên cứu chính thức, phân tích nhân tố PCA để rút trích dữ liệu

Trang 22

Khẳng định hoặc loại bỏ những yếu tố có ý nghĩa và không có ý nghĩa tácđộng đến việc chấp hành an toàn lao động của người lao động trên các công trườngxây dựng dân dụng tại TP.HCM

Làm rõ mức độ tác động của các nhân tố đến việc chấp hành an toàn laođộng của người lao động trên các công trường xây dựng dân dụng tại TP.HCM

- Chương 5: Kết luận, đóng góp, kiến nghị

Kết luận từ những kết quả phân tích được, nêu lên những đóng góp của đề tài

về mặt học thuật; đóng góp của đề tài về mặt thực tiễn

Đề xuất giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lao động và nâng cao ý thức tráchnhiệm chấp hành an toàn lao động của người lao động các công trường xây dựngdân dụng tại TP.HCM, nêu lên những khó khăn hạn chế của đề tài và đề xuất hướngnghiên cứu tiếp theo

Tóm tắt chương 1

Chương này tập trung giới thiệu về lý do chọn đề tài nghiên cứu, đặt ra đượcmục tiêu nghiên cứu, xác định phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu Đồngthời cũng thiết lập phương pháp nghiên cứu cho đề tài, dự kiến bố cục kết cấu củabài báo cáo nghiên cứu

Trang 23

CHƯƠNG 2 – TỔNG QUAN2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Định nghĩa về công trường xây dựng dân dụng, cơ sở pháp lý của quản lý an toàn lao động.

Công trường xây dựng, công trường xây dựng dân dụng

Công trường xây dựng là nơi diễn ra các hoạt động xây lắp để thi công côngtrình được dự kiến trong một thời hạn biết trước và được sự cho phép của chínhquyền Phạm vi công trường xây dựng được bao bởi hàng rào công trường

Công trình xây dựng dân dụng là các công trình nhằm phục vụ cho mục đích

ở, làm việc, sinh hoạt, giải trí của con người, khác với các hoạt động xây dựng khácnhư xây dựng công trình công nghiệp là để sản xuất, công trình quốc phòng là đểđảm bảo an ninh quốc phòng, công trình giao thông là đảm bảo đi lại… Công trìnhxây dựng dân dụng như là chung cư, nhà ở đơn lẻ hoặc liền kề, trường học, bệnhviện, trụ sở làm việc, công trình văn hóa, thể dục thể thao, trung tâm thương mạidịch vụ…

Thi công xây dựng công trình xây dựng dân dụng là một hoạt động xây dựngnhằm tạo ra công trình xây dựng dân dụng

Cơ sở pháp lý của Quản lý an toàn lao động

Quản lý an toàn lao động trong thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trìnhđược quy định tại Khoản 1, điều 45, Luật xây dựng: nội dung quản lý dự án đầu tưxây dựng công trình bao gồm quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn laođộng và môi trường xây dựng

Nội dung của quản lý an toàn lao động trong thực hiện dự án đầu tư xâydựng công trình: Điều 30, nghị định số 12/2009/NĐ – CP

Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người vàcông trình trên công trường xây dựng Trường hợp các biện pháp an toàn liên quanđến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận

Trang 24

Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trêncông trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trêncông trường phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn

Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường

xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường Khi phát hiện

có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng Người để xảy ra

vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệmtrước pháp luật

Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quyđịnh về an toàn lao động Đối với một số công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toànlao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động.Nghiêm cấm sử dụng người lao động chưa được đào tạo và chưa được hướng dẫn

về an toàn lao động

Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộlao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao độngtrên công trường

Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên cóliên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về antoàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục vàbồi thường những thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra

Nội dung của quản lý môi trường xây dựng trong thực hiện dự án đầu tư xâydựng công trình: Điều 31, nghị định số 12/2009/NĐ – CP

Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môitrường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh, baogồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường Đốivới những công trình xây dựng trong khu vực đô thị, phải thực hiện các biện phápbao che, thu dọn phế thải đưa đến đúng nơi quy định

Trang 25

Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thicông xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệthại do lỗi của mình gây ra.

2.1.2 Định nghĩa, khái niệm về an toàn lao động tại công trường xây dựng

An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình

Thông tư 22/2010/TT-BXD ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Bộ Xây dựngđịnh nghĩa “An toàn lao động trong thi công xây dựng công trình là hệ thống cácbiện pháp về tổ chức quản lý, điều hành trên công trường nhằm cải thiện điều kiệnlao động và ngăn chặn tai nạn lao động trong thi công xây dựng công trình”

Khi đề cập đến an toàn lao động là để cập đến những yêu cầu để đảm bảo antoàn trong thi công xây dựng Đó là những yêu cầu có tính ràng buộc cao đối vớicác bên tham gia trong hoạt động xây dựng, trong đó yêu cầu về tổng mặt bằng, vật

tư, an toàn điện, an toàn cháy nổ,…

Điều kiện lao động, bảo hộ lao dộng, tai nạn lao động

Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế

xã hội, tự nhiên, thể hiện qua quá trình công nghệ, phương tiện lao động, đối tượnglao động, năng lực của người lao động và tác động qua lại giữa các yếu tố đó tạonên điều kiện làm việc của con người trong quá trình lao động sản xuất Đặc điểmlao động trong ngành xây dựng là điều kiện lao động luôn thay đổi, có công việcnặng nhọc, cơ giới cao, tư thế làm việc gò bó hoặc chênh vênh nguy hiểm… đa

Trang 26

phần công việc diễn ra ngoài trời tác động bởi các yếu tố khắc nghiệt về thời tiết,khí hậu, môi trường làm việc ô nhiễm, độc hại, nguy hiểm vì khói bụi, ồn ào, hoáchất, nhiều thiết bị điện

Những yêu cầu đó cần thực thi hiệu quả từ khâu thiết kế đến thi công để tạo

ra một điều kiện lao động tốt nhất cho con người, máy móc thiết bị

Công tác thiết kế biện pháp kỹ thuật an toàn lao động phải tiến hành songsong với công tác thiết kế kỹ thuật và biện pháp thi công (Bùi M.H., 2011)

Các biện pháp cơ bản để đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng: Biện pháp đảm bảo an toàn trong quá trình xây lắp: thi công đất đặc biệt làthi công đào hố sâu; thi công công tác bê tông và bê tông cốt thép đặc biệt là thicông trên cao; thi công lắp ghép cấu kiện đặc biệt là những cấu kiện to, gồ ghề,cồng kềnh

Biện pháp đảm bảo an toàn đi lại trên công trường, chú trọng các phươngthức vận chuyển trong những công trường có diện tích lớn có mật độ giao cắt cácđường vận chuyển nhiều và liên tục, phương thức vận chuyển lên cao hoặc xuốngsâu đối với thi công các cao ốc và còn chú trọng đến an toàn lưu chuyển cấp, thoátnước, truyền tải điện, lối thoát hiểm

Biện pháp an toàn về điện: Hệ thống điện động lực và điện chiếu sáng đượclắp đặt riêng rẽ, có cầu dao đóng ngắt từng phần hoặc toàn hệ thống Người laođộng, máy móc thiết bị phải được đảm bảo an toàn vận hành, có giải pháp cách điện

an toàn Người lao động phải được trang bị kiến thực, hướng dẫn về an toàn điện,biết cách xử lý khi phát sinh sự cố

Biện pháp an toàn về cháy nổ: Là hệ thống các biện pháp đảm bảo an toànliên quan đến cháy nổ, từ việc thành lập ban chức năng và quy chế hoạt động rõràng đến các phương pháp cảnh báo, hướng dẫn,…

Trong công đoạn thiết kế thi công, đơn vị thiết kế phải dự phòng các phương

án đảm bảo an toàn lao động

Trang 27

2.1.3 Người lao động

Theo Bộ luật lao động năm 2012 thì người lao động là người từ đủ 15 tuổitrở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương vàchịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động; người sử dụng lao động làdoanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sửdụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vidân sự đầy đủ

Người lao động trên các công trường xây dựng bao gồm cán bộ quản lý, cán

bộ kỹ thuật, công nhân, người phục vụ đang trực tiếp tham gia các công việc tại mộtcông trường xây dựng cụ thể

Hành vi của con người

Nhiều nhà nghiên cứu trong đó có J B J Watson (1878:1958) nêu lên rằnghành vi là tổng thể chuỗi dài các phản ứng, là đời sống thực của con người, không

mô tả giảng giải các trạng thái ý thức mà quan tâm đến hành vi tồn tại người Quansát các sự kiện này hay sự kiện kia nhằm mục đích thích nghi với môi trường xungquanh

Hành vi của con người có thể hiểu rằng đó là sự tác động qua lại giữa cácyếu tố kích thích của môi trường với nhận thức mà qua sự tương tác đó, con ngườithay đổi cuộc sống của họ (Tạ Thị Hồng Hạnh, 2009) Hành vi của người lao độngbao gồm những suy nghĩ và cảm nhận của con người có được và những hành động

mà họ thực hiện trong quá trình lao động

Hành vi chấp hành là sự phản ứng tích cực, có trách nhiệm đầy đủ cácnguyên tắc, quy định, quy ước được đặt ra do chính phủ, cộng đồng, cơ quan, tổchức, hoặc của người khác một cách tự nhiên hoặc hình thành do ý thức Và ngượclại là hành vi không chấp hành

Yếu tố con người trong vấn đề an toàn lao động

Công tác ngành xây dựng phần lớn là thao tác trên công trường vì thế nó diễn

ra trong các điều kiện và môi trường luôn thay đổi Điều này khiến cho công tác

Trang 28

quản lý phải rất khéo léo để đảm bảo an toàn cho người lao động Yếu tố con ngườiđóng vai trò chủ đạo không chỉ trong vấn đề tác động của tai nạn mà còn trong việcphòng chống tai nạn Các yếu tố con người nếu được nghiên cứu kỹ và xuyên suốt

là rất cần thiết để đề ra các phương cách để phòng tránh hoặc giảm thiểu tai nạn xảy

ra và nâng cao hiệu suất lao động

Trong vấn đề an toàn lao động, trở ngại về mặt con người bao gồm nhiều yếu

tố cũng tác động đến công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng trong đó cómột số yếu tố quan trọng đó là sự đói nghèo, lao động thời vụ, nhận thứcyếu, sự mệt mỏi, môi trường làm việc, công nghệ mới, điều kiện sống và thái độquản lý Đa phần công nhân ngành xây dựng xuất thân từ gia đình nghèo khổ trong

xã hội, họ bắt buộc phải nhận mọi công việc để có thu nhập Công nhân lao độngthường đảm nhận công việc thời vụ tạm thời, nguồn nhân công này biến động vàluôn thay đổi cũng gây khó khăn cho công tác bảo hộ Trình độ học vấn thấp đi kèmtheo nhận thức còn yếu nên công tác giáo dục an toàn lao động đối với họ rất khókhăn Sự gian khổ trong công việc ngành xây dựng trong thời gian dài dẫn đến sựmệt mỏi của người lao động hoặc sự quá sức của người lao động Môi trường làmviệc cũng hình thành các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình lao động Công nghệmới trong xây dựng phát triển nhanh chóng, người công nhân không bắt kịp sự thayđổi do đó người lao động phải được huấn luyện tiếp cận công nghệ mới Điều kiệnsống tạm bợ nơi công trường cũng tác động đến người lao động Việc quản lý cần

có một thái độ nghiêm túc, chú trọng đến an toàn lao động đồng thời chú ý đến việcquản lý kiểm tra theo dõi các thiết bị, bảo hộ an toàn lao động

2.1.4 Các bên tham gia dự án, quyền và trách nhiệm của các bên trong quản lý an toàn lao động và môi trường xây dựng.

Theo Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chínhphủ và Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 07 năm 2013 của Bộ Xâydựng thì từ khi bắt đầu một dự án xây dựng từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công thìcác tổ chức cá nhân tham gia dự án xây dựng này được hiểu gồm các bên chính theotừng giai đoạn:

Trang 29

Giai đoạn khảo sát: Chủ đầu tư dự án; Nhà thầu khảo sát xây dựng; Đơn vị

hoặc cá nhân giám sát khảo sát xây dựng; Nhà thầu thiết kế khảo sát

Giai đoạn thiết kế xây dựng công trình: Chủ đầu tư dự án; Nhà thầu thiết

kế xây dựng công trình; Cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng thẩm định thiết kếxây dựng

Giai đoạn thi công công trình xây dựng: Chủ đầu tư dự án; Nhà thầu thi

công xây dựng; Nhà thầu chế tạo, sản xuất, cung cấp vật liệu, sản phẩm, thiết bị,cấu kiện sử dụng cho công trình xây dựng; Nhà thầu giám sát thi công xây dựngcông trình; Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình; Các đơn vịcung ứng hoặc liên quan khác

Quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý an toàn lao động và môi trường XD

Quyền của chủ đầu tư trong quản lý an toàn lao động và môi trường XD:

- Dừng thi công XD công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi nhà thầu thicông XD công trình vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn

- Yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng các quy định về ATLĐ

- Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo

vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cóquyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biệnpháp bảo vệ môi trường

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật

Trang 30

XD:

Trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý an toàn lao động và môi trường

- Chủ đầu tư phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động

trên công trường.

- Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì chủ đầu tư phải đình chỉ thi công xây dựng

Trang 31

- Chủ đầu tư để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhànước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Quyền và trách nhiệm của nhà thầu trong quản lý an toàn lao động và môi trường XD

Quyền của nhà thầu trong quản lý an toàn lao động và môi trường XD:

- Từ chối thực hiện những yêu cầu về ATLĐ trái pháp luật

- Dừng thi công XD công trình nếu bên giao thầu không thực hiện đúng camkết về ATLĐ trong hợp đồng đã ký kết gây trở ngại và thiệt hại cho nhà thầu

- Đề xuất các thay đổi để phù hợp với thực tế và đảm bảo ATLĐ

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật

Trang 32

Trách nhiệm của nhà thầu trong quản lý an toàn lao động và môi trường

- Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người vàcông trình trên công trường xây dựng

- Nhà thầu thi công xây dựng phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác antoàn lao động trên công trường

- Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quyđịnh về an toàn lao động

- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộlao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng laođộng trên công trường

- Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm

tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theoquy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thườngnhững thiệt hại do nhà thầu không bảo đảm an toàn lao động gây ra

Trang 33

- Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm về môitrường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xungquanh, bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọnhiện trường.

- Nhà thầu thi công xây dựng phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thựchiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơquan quản lý nhà nước về môi trường

2.1.5 Công tác huấn luyện an toàn lao động

Đối tượng được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của

pháp luật là tất cả các doanh nghiệp, cơ quan tổ chức, cá nhân có sử dụng lao độngđều phải tiến hành công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, theo đó các đốitượng sau đây phải được huấn luyện an toàn và vệ sinh lao động; người lao độngbao gồm người đang làm việc, người mới được tuyển dụng, người học nghề, tậpnghề, thử việc, người lao động tự do được thuê mướn; Người sử dụng lao động vàquản lý lao động bao gồm chủ cơ sở hoặc người ủy quyền điều hành, giám đốc, phógiám đốc, thủ trưởng cơ quan, người điều hành, quản lý tại công trường, phânxưởng

Nội dung huấn luyện và việc tổ chức huấn luyện an toàn lao động cho

người sử dụng lao động bao gồm một số nội dung như: chính sách, pháp luật antoàn lao động, vệ sinh lao động; tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về antoàn lao động; các yếu tố có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòngngừa; nghiệp vụ tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động;tổng quan về các loại máy thiết bị, các chất phát sinh các yếu tố nguy hiểm, có hại;quy trình làm việc an toàn Huấn luyện cho người lao động ngoài những nội dungtương tự như dành cho người sử dụng lao động còn có thêm phần các yêu cầu về antoàn lao động, vệ sinh lao động nơi làm việc; Người lao động còn được cung cấpđầy đủ các thông tin về đặc điểm công việc, quy trình làm việc và các quy định về

an toàn lao động bắt buộc người lao động phải tuân thủ khi thực hiện công việc; cácyếu tố nguy hiểm có hại, sự cố có thể xảy ra tại nơi làm việc và các biện pháp

Trang 34

phòng ngừa Công tác huấn luyện an toàn lao động phải do các tổ chức hoạt độngdịch vụ huấn luyện đủ năng lực về đội ngũ cơ sở vật chất theo quy định của phápluật.

Trên các công trường, các đơn vị xây dựng cũng tổ chức huấn luyện, trang bịkiến thức về an toàn lao động chi tiết, cụ thể cho người lao động liên quan đến công

cụ bảo hộ lao động, nguyên tắc vận hành các máy cơ giới, các thiết bị điện, quytrình vận hành, di chuyển vật liệu, các nguyên tắc đảm bảo an ninh, an toàn trêncông trường Một phương pháp huấn luyện được một số công trường áp dụng đó làdiễn tập, các tình huống giả định về tai nạn lao động được mô phỏng và bắt buộccác thành viên có liên quan tham gia ngay tại công trường như diễn tập phòng cháychữa cháy, diễn tập sự cố cần có cứu hộ, cứu nạn…

2.1.6 Giám sát việc thực thi an toàn lao động

Giám sát và thực hiện theo pháp luật quy định:

Giai đoạn khảo sát xây dựng: Trách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng làphải bảo đảm an toàn cho người, thiết bị, các công trường hạ tầng kỹ thuật và cáccông trường xây dựng khác trong khu vực khảo sát

Giai đoạn thiết kế xây dựng: Chủ đầu tư phải chọn được nhà thầu thiết kế đủnăng lực có cơ chế giám sát và kiểm tra nhà thầu thiết kế có thực hiện đúng các quyđịnh của pháp luật, của hợp đồng đã ký Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế phảithực hiện việc thiết kế tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, lập hồ sơ thiết kế đápứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, nội dung của từng bước thiết kế Sau khi có kếtquả thiết kế cơ sở phải tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế xây dựngsau thiết kế cơ sở trong đó liên quan đến an toàn lao động

Giai đoạn tổ chức thi công công trường xây dựng: Chủ đầu tư có trách nhiệmlựa chọn nhà thầu thi công, nhà thầu giám sát (nếu có), nhà thầu kiểm định… đủnăng lực và thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản

lý chất lượng của chủ đầu tư, nhà thầu giám sát thi công xây dựng cho các nhà thầu

có liên quan biết để phối hợp thực hiện Việc kiểm tra và giám sát trong quá trình

Trang 35

thi công xây dựng liên quan đến an toàn lao động phải kiểm tra vật liệu, cấu kiện,sản phẩm xây dựng; thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng khi cần thiết; Kiểmtra biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn chongười, máy, thiết bị của nhà thầu thi công xây dựng; Tạm dừng hoặc đình chỉ thicông đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựngkhông đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn Đốivới nhà thầu thi công: Lập hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với quy mô côngtrường, bố trí nhân lực, cung cấp vật tư, thiết bị thi công theo yêu cầu của hợp đồng

và quy định của pháp luật có liên quan; Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng,bảo quản mốc định vị và mốc giới công trường; Lập và phê duyệt biện pháp thicông trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị

và công trường tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác;Thực hiện các công tác kiểm tra, thí nghiệm vật liệu, cấu kiện, vật tư, thiết bị côngtrường, thiết bị công nghệ trước khi xây dựng và lắp đặt xây dựng theo quy định củatiêu chuẩn, yêu cầu của thiết kế và yêu cầu của hợp đồng xây dựng; Thi công xâydựng theo đúng hợp đồng xây dựng, giấy phép xây dựng; đảm bảo chất lượng và antoàn trong thi công xây dựng; Lập nhật ký thi công xây dựng theo quy định;Báo cáochủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môitrường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư

Giám sát, thực hiện an toàn lao động thường được tổ chức tại công trường:

*Hệ thống biển báo và tín hiệu cảnh báo nguy hiểm trên công trường thôngthường gồm bốn nhóm chính:

- Nhóm 1: Biển báo hiệu cấm như cấm vào, cấm xe, cấm ngồi, cấm sờ tay vào,cấm leo thang…;

- Nhóm 2: Biển báo hiệu nguy hiểm: nguy hiểm chung, nguy hiểm cháy nổ,nguy hiểm có vật dễ rơi, nguy hiểm điện giật, nguy hiểm do có thể trượt ngã, nguyhiểm hóa chất,…;

Trang 36

- Nhóm 3: Biển báo hiệu bắt buộc phải thực hiện: bắt buộc phải đội mũ bảo hộlao động, bắt buộc phải mặc quần áo bảo hộ lao động, bắt buộc đeo dây an toàn, bắtbuộc đội mũ bảo hộ lao động và đeo mặt nạ phòng độc…;

- Nhóm 4: Biển báo hiệu chỉ dẫn, nhắc nhở: nhắc nhở an toàn, chỉ dẫn phòng y

tế, cảnh báo cháy

*Nhật ký thi công:

Nhật ký thi công xây dựng công trường theo quy định tại Điều 25, Điều 26Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 về quản lý chất lượng và bảotrì công trường xây dựng và Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22 Thông tư

số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 quy định chi tiết một số nội dung

về quản lý chất lượng công trình xây dựng Nhật ký thi công xây dựng công trìnhdùng để mô tả tình hình công việc và ghi chép các thông tin trao đổi giữa chủ đầu

tư, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng và các bên có liên quankhác Nhà thầu thi công xây dựng có nhiệm vụ lập sổ nhật ký thi công xây dựng Sổnày phải được đánh số trang, đóng giấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng và

có xác nhận của chủ đầu tư Sổ nhật ký thi công công trình có thể được lập cho từnghạng mục Việc ghi chép các thông tin trao đổi phải được thực hiện thường xuyên.Nội dung ghi chép các thông tin bao gồm:

- Danh sách cán bộ kỹ thuật của các bên trực tiếp tham gia xây dựng tại côngtrường (chức danh và nhiệm vụ của từng người): thi công xây dựng, giám sát thicông xây dựng, giám sát tác giả thiết kế

- Diễn biến tình hình thi công hàng ngày trên công trường; mô tả chi tiết các

sự cố, hư hỏng và các vi phạm, sai khác trong quá trình thi công trên công trường

- Các kiến nghị và những ý kiến chỉ đạo giải quyết các vấn đề phát sinh củacác bên có liên quan

Trang 37

2.1.7 Các hình thức chế tài, xử phạt liên quan đến an toàn lao động

Điều 16, nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của chínhphủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưangười lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trong đó quyđịnh chi tiết các mức phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm về an toàn laođộng, vệ sinh lao động, các hành vi liên quan gồm: không kiểm tra đánh giá các yếu

tố nguy hiểm, có hại nơi làm việc; Không cử người làm công tác an toàn lao động,

vệ sinh lao động; Không thống kê, báo cáo định kỳ hoặc báo cáo sai sự thật về tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng theo quy định của pháp luật;Không định kỳ đo lường các yếu tố có hại tại nơi làm việc theo quy định; Không lậpphương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơilàm việc của người lao động khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo, cơ sở để sảnxuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầunghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động; Không đảm bảo điều kiện antoàn lao động,vệ sinh lao động đối với nhà xưởng theo quy định; Vi phạm các quychuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc các tiêu chuẩn

về an toàn lao động, vệ sinh lao động đã công bố áp dụng trong sản xuất, sử dụng,bảo quản, vận chuyển đối với các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hóachất, thuốc bảo vệ thực vật, thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới; Khôngđịnh kỳ kiểm tra, bảo dưỡng máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo quy định;Không có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với máy, thiết bị,nơi làm việc hoặc có nhưng không đặt ở vị trí dễ đọc, dễ thấy tại nơi làm việc;Không trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp để bảo đảm ứng cứukịp thời khi xảy ra sự cố, tai nạn lao động; Không cử người có chuyên môn phù hợplàm cán bộ chuyên trách về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở những cơ sở sảnxuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp; Không phân loại lao động theo danh mục công việc nặng nhọc, độchại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để thực hiện các chế độtheo quy định; Không khai báo, điều tra tai nạn lao động, sự cố nghiêm trọng;

Trang 38

Không thanh toán phần chi phí đồng chi trả với những chi phí không nằm trongdanh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;Không thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu đến khi điều trị ổn định đối vớingười lao động không tham gia bảo hiểm y tế Ngoài ra Nghị định 95/2013/NĐ-CPngày 22 tháng 8 năm 2013 còn quy định các biện pháp khắc phục hậu quả khi viphạm: Buộc người sử dụng lao động lập phương án về các biện pháp bảo đảm antoàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động khi xâydựng mới, mở rộng hoặc cải tạo công trường, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản,lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn laođộng, vệ sinh lao động; Thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn laođộng, vệ sinh lao động đã công bố áp dụng; Buộc người sử dụng lao động trang bịcác phương tiện kỹ thuật, y tế; Buộc người sử dụng lao động thanh toán phần chiphí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chitrả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; thanh toán toàn bộ chi phí y tế

từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không thamgia bảo hiểm y tế; Buộc trả trợ cấp,bồi thường cho người lao động cộng với khoảngtiền tính theo lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhànước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt của số tiền trợ cấp, bồi thường

Điều 13, 15, 16, 27, 28, 29, 30 Chương II, nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày

10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính tronghoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vậtliệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở

có nêu về các mức xử phạt các hành vi vi phạm của chủ đầu tư, nhà thầu, các tổchức cá nhân khác liên quan đến thi công xây dựng; vi phạm quy định về giám sátthi công xây dựng

2.1.8 Tai nạn và một số lý thuyết về tai nạn

Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động do các tác độngđột ngột từ bên ngoài của các yếu tố nguy hiểm có thể gây chết người hoặc làm tổnthương phá hủy chức năng hoạt động bình thường của một bộ phận nào đó trên cơ

Trang 39

thể, hoặc có thể mắc bệnh do các nguyên nhân hình thành từ quá trình lao độngcũng là tai nạn lao động.

Aref Charehzehi, Alireza Ahankoob (2012) cho rằng phương pháp phòngngừa tai nạn xảy ra là dự đoán các sự kiện sắp diễn ra trong những hoàn cảnh nhấtđịnh, độ chính xác của dự đoán này là dựa trên một số vụ tai nạn đã xảy ra, và nócho thấy những lý do xảy ra tai nạn là do tính đặc thù của việc xây dựng công trình,các yếu tố con người, điều kiện tác nghiệp của con người và máy móc trong mộtkhông gian khó khăn

Trong giáo trình Kỹ thuật và quản lý an toàn trong xây dựng, NXB Đại học

Quốc gia TP.HCM, 2011 tác giả Lưu Trường Văn và Lê Hoài Long đã chỉ ra một số

lý thuyết tai nạn mà các nghiên cứu trước đây đã định nghĩa:

Lý thuyết về khuynh hướng bị tai nạn: Lý thuyết này tập trung chỉ ra nguyênnhân tai nạn do các yếu tố cá nhân, Vernon (1918) đã chỉ ra rằng khuynh hướng tainạn có thể đi theo các đặc tính riêng của cá nhân Farmer và Chambess(1929) đã định nghĩa khuynh hướng tai nạn là một đặc tính cá nhân của một người

có khả năng bị tai nạn tương đối cao Tuy nhiên giá trị của lý thuyết này không cao

vì nó bỏ qua các yếu tố xung quanh tác động vào một người làm người này dễ bị tainạn, và theo thời gian khuynh hướng này giảm đi khi độ tuổi càng cao ví dụ mộtngười trẻ tuổi có thể tham gia đua xe trái phép và điều này ít xảy ra khi một người

có gia đình và tuổi tác lớn hơn Giá trị của lý thuyết này cũng có khi nếu như ta sửdụng các biện pháp kỹ thuật kích thích phù hợp thì sẽ làm thay đổi được thiênhướng nhận lấy rủi ro của một số người và giáo dục là phương thức hiệu quả

- Lý thuyết về mục tiêu – sự tự do – sự tỉnh táo: Lý thuyết này chỉ ra rằng việcthực hiện công việc an toàn là kết quả của môi trường làm việc được khuyến khích

về mặt tâm lý Kerr (1957) xây dựng lý thuyết này và đề cập sự tự do đặt ra mộtmục tiêu hợp lý có thể đạt được sẽ đồng nghĩa với việc thực hiện công việc với chấtlượng cao Công tác quản lý phải làm sao cho công nhân biết rõ mục tiêu và tự dotheo đuổi thực hiện mục tiêu, kết quả là họ sẽ tập trung thực hiện các công việc đểđạt được mục tiêu đề ra, khi đó người công nhân tập trung vào công việc thì khả

Trang 40

năng tai nạn xảy ra sẽ giảm Như vậy ở lý thuyết này hướng các nhà quản lý vàgiám sát nên được huấn luyện để luôn tạo ra môi trường lao động có sự khuyếnkhích cao.

- Lý thuyết về sự điều chỉnh – áp lực: Kerr (1957) chỉ ra lý thuyết này hướngđến khía cạnh các điều kiện dẫn đến tình trạng công nhân làm việc sẽ kém an toàn.Những bất thường, tác động xấu, sự xao lãng sẽ làm gia tăng ở người công nhân khảnăng bị tai nạn hay ứng xử kém Ở đây nhấn mạnh đến điều kiện môi trường bênngoài như nhiệt độ, tiếng ồn, làm việc cơ bắp quá căng thẳng, nếu không có sự điềuchỉnh kịp thời thì tai nạn sẽ xảy ra rất cao vì các áp lực bên ngoài này sẽ làm ngườilao động mất tập trung do đó dễ gặp tai nạn

- Lý thuyết về chuỗi mắt xích các sự kiện: Một số tai nạn có đặc trưng là kếtquả của một chuỗi các sự kiện, các sự kiện này diễn ra liên tục và kết quả của toàn

bộ sự kiện là tai nạn, và trong chuỗi đó nếu có một sự kiện không xảy ra thì có thểtai nạn sẽ bị đẩy lùi

Một số nguyên nhân thường gặp liên quan trực tiếp đến quá trình thi công xâylắp công trường xây dựng (Lê Kiều,2008):

Va đập cơ học - Sử dụng vật liệu xây dựng nặng có kích thước

lớn

- Không có những biện pháp chu đáo để nângcất, chuyển vận từ vị trí này đến vị trí kháclàm va đập vào kết cấu, vật liệu khác hoặc vàongười đang lao động sinh ra tai nạn

Rơi từ cao xuống - Việc thi công kết cấu xây dựng có thể ở dưới

sâu so với mặt đất hoặc trên cao

Ngày đăng: 09/01/2019, 23:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
40. University of Maryland Department of Environmental Safety and Facilities Management, 2004, Environmental Health and Safety Guidelines For Construction, Renovation and Demolition Sách, tạp chí
Tiêu đề: University of Maryland Department of Environmental Safety and FacilitiesManagement, 2004
1. Bộ LĐ-TB&XH, 2008, Thông báo Tình hình tai nạn lao động năm 2007 Khác
2. Bộ LĐ-TB&XH, 2009, Thông báo Tình hình tai nạn lao động năm 2008 Khác
3. Bộ LĐ-TB&XH, 2010, Thông báo Tình hình tai nạn lao động năm 2009 Khác
4. Bộ LĐ-TB&XH, 2011, Thông báo Tình hình tai nạn lao động năm 2010 Khác
5. Bộ LĐ-TB&XH, 2012, Thông báo Tình hình tai nạn lao động năm 2011 Khác
6. Bộ LĐ-TB&XH, 2013, Thông báo Tình hình tai nạn lao động năm 2012 Khác
7. Bộ LĐ-TB&XH, 2014, Thông báo Tình hình tai nạn lao động năm 2013 Khác
8. Bộ LĐ-TB&XH, 2015, Thông báo Tình hình tai nạn lao động năm 2014 Khác
9. Bộ Xâu dựng, 2010, Chỉ thị số 02/CT-BXD ngày 21 tháng 3 năm 2011 về việc tăng cường thực hiện các quy định đảm bảo An toàn – Vệ sinh lao động và Phòng chống cháy nổ trong ngành Xây dựng Khác
10. Bộ Xây dựng, 2010, Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03 tháng 12 năm 2010 Quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trường Khác
11. Bộ Xây dựng, 2013, Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2013 Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trường xây dựng Khác
12. Bùi Hữu Hạnh, 2005, Bảo hộ Lao động trong ngành Xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng Khác
13. Bùi Hữu Hạnh, 2011, Bảo hộ Lao động trong ngành Xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng Khác
14. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam, 2004, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 về quản lý chất lượng công trường xây dựng Khác
16. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam, 2013, Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động Khác
17. Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam, 2015, Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 về quản lý chất lượng và bảo trì công trường xây dựng Khác
18. Dự án nâng cao năng lực huấn luyện an toàn vệ sinh Lao động, 2008, An toàn vệ sinh lao động trong thi công xây dựng, Hà Nội, Nhà xuất bản Lao động Khác
19. Fang Dongping – Chen Yang – Wong Louisa, 2006, Safety climate in Construction industry: A case study in Hong Kong, Journal of Construction Engineering and Management, ASCE 120: 573-584 Khác
20. H. Lingard & S. Rowlinson, 2005, Occupational Health and Safety in Construction Project Management, ISBN 0-203-50791-6 Master e-book ISBN Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w