Từ các lý thuyết và tham khảo ý kiến của các chuyên gia và giáo viên hướngdẫn, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 8 yếu tố kỳ vọng ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy phép xây dựng bao gồm
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
-PHẠM VĂN LẶNG
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HCM
-PHẠM VĂN LẶNG
NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾN ĐỘ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ
Trang 3CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có)
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
Trang 4TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP
HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP HCM, ngày 27 tháng 07 năm 2017
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Phạm Văn Lặng Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 19/02/1983 Nơi sinh: TP Hồ Chí
Minh Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình Dân dụng và Công
nghiệp MSHV: 1441870029
I- Tên đề tài:
Những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy phép xây dựng tại Ủy ban nhândân quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu những yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố đó đến tiến độ cấp giấy phép xây dựng tại Ủy ban nhân dân quận Bình Tân,Thành phố Hồ Chí Minh
III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/02/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 27/07/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thống
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
PGS.TS NGUYỄN THỐNG
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nào khác
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc
Học viên thực hiện Luận văn
Phạm Văn Lặng
Trang 6Xin gửi lời cám ơn đến tập thể Lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Bình Tân,Phòng Quản lý đô thị quận Bình Tân và các cán bộ, nhân viên đã tham gia cho ýkiến và thực hiện khảo sát để giúp tác giả có được các thông tin và dữ liệu cần thiết
để hoàn thành Luận văn
Và sau cùng, xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến PGS.TS NguyễnThống, người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành Luận văn
Học viên thực hiện Luận văn
Phạm Văn Lặng
Trang 7TÓM TẮT
Để thực hiện được một công trình xây dựng, chủ đầu tư phải liên hệ với cơquan cấp phép đề nghị xem xét cấp giấy phép xây dựng theo quy định Hiện nay,công tác cấp giấy phép xây dựng đã được UBND thành phố, Sở Xây dựng vàUBND các quận, huyện rất quan tâm, kịp thời triển khai có hiệu quả các quy địnhcủa pháp luật Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề gây khó khăn cho các chủ đầu tưnhư cấp phép chậm so với quy định, tình trạng xây dựng không phép, sai phép vẫncòn xảy ra Nhằm thúc đẩy nhanh chóng, đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí trong
cấp giấy phép xây dựng, tác giả quyết định lập đề tài nghiên cứu thạc sỹ là “Những
yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy phép xây dựng tại Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh”.
Từ các lý thuyết và tham khảo ý kiến của các chuyên gia và giáo viên hướngdẫn, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu gồm 8 yếu tố kỳ vọng ảnh hưởng đến tiến
độ cấp giấy phép xây dựng bao gồm Chính sách Pháp luật, Chính sách quy hoạch,Công tác tổ chức tại cơ quan, Thủ tục hành chính, Sự năng động của Bộ máy cấpphép, Trình độ của cán bộ trực tiếp và gián tiếp, Thời gian biểu làm việc của cơquan, Quy trình cấp phép Các yếu tố này được thể hiện bởi 36 biến với thang đoLikert 5 mức độ
Tác giả tiến hành khảo sát và thu về được 330 phiếu hợp lệ và thực hiện phântích dữ liệu khảo sát với phần miềm SPSS 20.0 Kết quả cho thấy rằng tất cả yếu tố
mà tác giả kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ cấp giấy phép xây dựng đều được chấpnhận Sự ảnh hưởng này được thể hiện bằng phương trình hồi quy số học thể hiệnmối quan hệ biến thiên giữa các nhóm biến và hàm Y như sau:
Y = 3.061 + 0.363xPL + 0.318xQH + 0.288xTC + 0.247xHC + 0.227xBM + 0.208xQT + 0.195xTGL + 0.186xTDCB
Từ kết quả trên tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấpgiấy phép xây dựng tại UBND quận Bình Tân trong thời gian tới như sau:
Trang 8Biện pháp 1 là nâng cao chất lượng về Chính sách Pháp luật Nhà nước xâydựng Luật phải quy định đầy đủ, rõ ràng, ổn định, phù hợp với thực tế, giải quyếtđược vấn đề thực tế đặt ra và có tính liên thông giữa các quy định
Biện pháp 2 là Nâng cao chất lượng Quy hoạch Nhà nước cần tạo ra những
hệ thống văn bản pháp luật thống nhất, đồng bộ, đội ngũ cán bộ làm công tác quyhoạch phải chuyên nghiệp
Biện pháp 3 là Nâng cao chất lượng Công tác tổ chức tại cơ quan Lãnh đạo
có sự bố trí nguồn lực các khâu phù hợp, hệ thống máy móc trang bị đầy đủ và phâncông nhiệm vụ rõ ràng
Biện pháp 4 là Nâng cao chất lượng Cải cách thủ tục hành chính Quy địnhphải đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch, loại bỏ những thủ tục rườm rà,chồng chéo, sửa đổi tạo điều kiện thuận lợi cho chủ đầu tư
Biện pháp 5 là Nâng cao tính Năng động của bộ máy Công chức phải hướngdẫn nhiệt tình, thấu đáo về quy trình, thành phần hồ sơ, không để chủ đầu tư đi lạinhiều lần
Biện pháp 6 là nâng cao chất lượng Quy trình cấp phép Cần phải thực hiệntốt các quy định của Nhà nước trong việc thực hiện cơ chế một cửa
Biện pháp 7 là nâng cao Thiết lập thời gian biểu làm việc thích hợp Cầnthực hiện làm thêm giờ khi có yêu cầu trước Bên cạnh đó, cần bố trí thời gian vànguồn lực phù hợp để giải quyết tốt công việc trong giờ làm việc tại cơ quan
Biện pháp 8 là nâng cao Trình độ đào tạo chuyên ngành của cán bộ trực tiếp
và gián tiếp đều cần phải được đảm bảo năng lực, trình độ trong công tác cấp phép
Kết thúc nghiên cứu tác giả đề ra một số hạn chế mà luận văn này chưa giảiquyết hết theo như kỳ vọng ban đầu Từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện hơntrong các nghiên cứu phát triển tiếp theo
Trang 9ABSTRACT
To build a construction works, the investor must contact the licensingauthority to consider proposed construction permits as prescribed Currently, thework of building permit the city People's committee, Department of constructionand People's committees of districts are concerned, timely effective implementation
of the provisions of law However, there remain a number of issues make it difficultfor investors as slow compared to licensing regulations, the state built withoutpermission, false permit still occur To promote rapid, simplified procedures,reducing costs in granting the construction permit, the author decided to establish
research master is "Factors affecting the progress of granting construction permits
in Committees people's Committee of Binh Tan district, Ho Chi Minh city”.
From the theoretical and consultation of experts and instructors, authors offer
a model study includes 8 elements expectations affect the progress of grantingconstruction permits include Policy Law, policy planning and organizational work
at the agency, administrative procedures, the dynamics of apparatus licensing,qualification of managers indirectly, Timeline work of the agency, processlicensing These factors are expressed by 36 variables with 5 level Likert scale
The author conducted a survey and collected 330 valid votes and performsurvey data analysis with SPSS 20.0 instance of software Results showed that allfactors that the authors expect will affect the progress of the construction permitwill be accepted This influence is shown by numerical regression equationrepresents the relationship between the group variable Y variables and functions asfollows:
Y = 3.061 + 0.363xPL + 0.318xQH + 0.288xTC + 0.247xHC + 0.227xBM + 0.208xQT + 0.195xTGL + 0.186xTDCB
From the above results the author has set out a number of measures toaccelerate the construction permit in Binh Tan District People's Committee in thecoming period as follows:
Trang 10Measure 1 is to improve the quality of policies and legislation State buildingregulations Law must complete, clear, stable, consistent with the fact, solve thepractical problems posed and interoperability between the provisions
Measure 2 Improving the quality of planning State should create legislationsystem unified, synchronized, team officials have professional planning
Measures 3 is Improving the quality of organizational work at the agency.Leaders have the resources stages arranged matching system equipped machinesand clear division of tasks
Measure 4 is Improving the quality of administrative procedure reform.Provisions to ensure the legality, efficiency, transparency, elimination ofcumbersome procedures, overlapping, modify create favorable conditions forinvestors
Measure 5 is Advanced features of the apparatus Public servants must guideenthusiastic, thorough process, component profile, not for investors to go backseveral times
Measures 6 as improving quality licensing process It is necessary toimplement legal regulations in conducting one door mechanism
Measures 7 is enhanced Establish work schedules appropriate Need toperform overtime when requested in advance Besides, should allocate time andresources appropriate to solve a good job during working hours at the agency
Measures 8 is advanced level specialized training of staff directly andindirectly needs to be guaranteed competence and qualifications of the workpermits
End of the study the authors proposed a number of limitations that this thesishas resolved as originally expected Since then proposed solutions for improvement
in the development of the next study
Trang 11MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT v
MỤC LỤC vii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT xi
DANH MỤC BẢNG xii
DANH MỤC HÌNH xiii
CHƯƠNG I .1
MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4 Tình hình nghiên cứu đề tài 3
1.5 Những đóng góp của đề tài 4
1.6 Cấu trúc của luận văn 4
CHƯƠNG II 5
CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
2.1 Cơ sở lý thuyết 5
Trang 122.1.1 Các khái niệm về xây dựng 5
2.1.2 Khái niệm GPXD 6
2.1.3 Công trình được miễn GPXD 6
2.1.4 Nội dung chủ yếu của GPXD 7
2.1.5 Điều kiện cấp GPXD 8
2.1.6 Điều kiện cấp GPXD có thời hạn 9
2.1.7 Giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp GPXD .10
2.1.8 Hồ sơ đề nghị cấp GPXD 12
2.1.9 Quy trình xin cấp GPXD 13
2.1.10 Thẩm quyền cấp GPXD 15
2.1.11 Trách nhiệm của cơ quan cấp GPXD 15
2.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 16
2.2.1 Sự năng động của Bộ máy cấp phép 16
2.2.2 Quy trình cấp phép 17
2.2.3 Chính sách quy hoạch 17
2.2.4 Thủ tục hành chính 18
2.2.5 Chính sách, Pháp luật 19
2.2.6 Trình độ của cán bộ trực tiếp và gián tiếp 19
2.2.7 Công tác tổ chức tại cơ quan 21
2.2.8 Thời gian biểu làm việc của cơ quan 22
2.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất cho đề tài 23
CHƯƠNG III 25
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25
3.1 Quy trình nghiên cứu định lượng 25
Trang 133.2 Thu thập dữ liệu 32
3.2.1 Quy trình thu thập dữ liệu 32
3.2.2 Cách thức lấy mẫu 32
3.3 Các công cụ nghiên cứu 33
3.4 Phân tích dữ liệu 33
3.4.1 Phân tích thống kê mô tả 33
3.4.2 Phân tích sâu dữ liệu 34
CHƯƠNG IV 39
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39
4.1 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu và cơ quan nghiên cứu 39
4.1.1 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 39
4.1.2 Giới thiệu về cơ quan nghiên cứu 43
4.2 Kết quả của quá trình thu thập dữ liệu khảo sát 46
4.3 Thống kê mô tả mẫu 47
4.4 Thống kê mô tả các biến định lượng 51
4.5 Kiểm tra độ tin cậy Cronbach’s Alpha 53
4.6 Phân tích phương sai Anova (Analysis of Variance) 57
4.7 Phân tích nhân tố PCA 58
4.8 Phân tích hồi quy 62
CHƯƠNG V 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68
5.1 K ết luận về kết quả 68
5.2 Kiến nghị về các biện pháp 69
5.2.1 Nâng cao chất lượng về Chính sách Pháp luật 69
Trang 145.2.2 Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch 70
5.2.3 Nâng cao chất lượng công tác tổ chức tại cơ quan 72
5.2.4 Nâng cao chất lượng Cải cách Thủ tục hành chính 72
5.2.5 Nâng cao tính năng động của Bộ máy cấp phép 73
5.2.6 Nâng cao chất lượng Quy trình cấp phép 74
5.2.7 Nâng cao Thiết lập thời gian biểu làm việc thích hợp 75
5.2.8 Nâng cao trình độ đào tạo chuyên ngành của cán bộ trực tiếp và gián tiếp 76
5.3 Những hạn chế của nghiên cứu 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC
Trang 16DANH MỤC BẢNG
Bảng 3 1 Các biến kỳ vọng ảnh hưởng đến vấn đề nghiên cứu……… 26
Bảng 3 2 Mã hóa các biến của bảng câu hỏi trong SPSS 35
Bảng 4 1 Thống kê đơn vị hành chánh quận Bình Tân 39
Bảng 4 2 Cơ cấu dân số theo từng năm và theo giới tính quận Bình Tân 42
Bảng 4 3 Thống kê số liệu cấp GPXD trên địa bàn quận Bình Tân 43
Bảng 4 4 Thống kê mẫu thông tin cá nhân 47
Bảng 4 5 Giới tính của đối tượng khảo sát 48
Bảng 4 6 Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập 51
Bảng 4 7 Kết quả kiểm định độ tin cậy dữ liệu với 04 biến không thỏa điều kiện 54
Bảng 4 8 Kết quả kiểm định độ tin cậy dữ liệu với 32 biến thỏa điều kiện 55
Bảng 4 9 Kết quả kiểm định phương sai theo giới tính 57
Bảng 4 10 Kết quả Kiểm định ANOVA 58
Bảng 4 11 Tóm tắt các thông tin trong phân tích nhân tố PCA 59
Bảng 4 12 Ma trận xoay trong phân tích nhân tố PCA 60
Bảng 4 13 Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter 63
Bảng 4 14 Hồi quy tuyến tính theo phương pháp Enter 64
Bảng 4 15 Kết quả phân tích ANOVA 65
Trang 17DANH MỤC HÌNH
Hình 2 1 Quy trình cấp GPXD tại UBND quận Bình Tân 14
Hình 2 2 Mô hình nghiên cứu của đề tài 23
Hình 3 1 Quy trình nghiên cứu của đề tài 31
Hình 4 1 Bản đồ địa giới hành chính quận Bình Tân 40
Hình 4 2 Sơ đồ tổ chức của UBND quận Bình Tân 44
Hình 4 3 Sơ đồ tổ chức của Phòng QLĐT 45
Hình 4 4 Biểu đồ Tỷ lệ giới tính 48
Hình 4 5 Biểu đồ Tỷ lệ độ tuổi của đối tượng khảo sát 49
Hình 4 6 Biểu đồ Trình độ của đối tượng khảo sát 50
Hình 4 7 Biểu đồ Thống kê về đối tượng phỏng vấn 51
Hình 4 8 Biểu đồ phân bố ngẫu nhiên của phần dư chuẩn hóa 66
Hình 4 9 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa 66
Hình 4 10 Biểu đồ P_P Plot của phần dư 67
Trang 18CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU1.1 Lý do chọn đề tài
TPHCM là đô thị lớn nhất của cả nước, được xếp loại đặc biệt với diện tích2.095,50 km2, dân số thống kê cuối năm 2016 có 8.426,10 nghìn người [1], có điềukiện thuận lợi về vị trí địa lý, tự nhiên, được đánh giá là một điểm đến thu hút cácCĐT trong và ngoài nước Trong khoảng 05 năm trở lại đây, Nhà nước luôn nỗ lựchoàn thiện cơ chế chính sách, pháp luật kịp thời sửa đổi quy định cấp GPXD để phùhợp với điều kiện, hoàn cảnh tình hình mới, đảm bảo quyền và lợi ích của CĐT theohướng đơn giản tối thiểu các TTHC nhằm tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thôngthoáng Theo Báo cáo về chỉ số thuận lợi kinh doanh do World Bank công bố năm
2017, Việt Nam xếp hạng 82 trên tổng số 190 nền kinh tế được đánh giá và đã thănghạng tới 9 bậc (năm 2016 xếp hạng thứ 91) do nhờ sự chuyển biến tích cực của 05
tiêu chí (Tiếp cận điện năng (+5), Bảo vệ nhà đầu tư thiểu số (+31), Nộp thuế
(+11), Thương mại qua biên giới (+15), và Giải quyết phá sản (+1) Tuy nhiên, còn
05 tiêu chí bị đánh giá thụt lùi (Thành lập doanh nghiệp (-10), Giấy phép xây dựng
(-3), Tín dụng (-3), Đăng ký tài sản (-1), Thực thi hợp đồng (-1) [16] Với những
yếu tố đánh giá đang yếu kém đi, trong đó có thủ tục giải quyết hồ sơ cấp GPXD,
đây là lời cảnh báo lớn cho các cơ quan ban hành chính sách, pháp luật tại ViệtNam
Quận Bình Tân thuộc một trong 24 quận, huyện của TPHCM, đang diễn ra quátrình đô thị hóa mạnh mẽ, tốc độ gia tăng dân số cơ học rất lớn Sau 13 năm thànhlập, dân số trên địa bàn Quận là 689.272 người [2], Quận đã có bước phát triển quantrọng trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng - an ninh, đã tập trungtriển khai thi công các dự án như khu công nghiệp Tân Tạo, Vĩnh Lộc, Tân Bình
mở rộng và Tập đoàn Pouyeng Việt Nam…các công trình giao thông vận tải, xâydựng cơ bản, bưu chính viễn thông, chỉnh trang đô thị, xây dựng hệ thống cấp thoátnước, trường học, trạm y tế, bệnh viện; trong xây dựng đã cấp 73.200 GPXD cho
Trang 19các CĐT trên địa bàn [3] Điều này phản ánh Quận có tốc độ đô thị diễn ra khánhanh, người dân chuyển mục đích sang đất ở đô thị và lập hồ sơ xin cấp GPXD đểđáp ứng về nhu cầu nhà ở, hầu như địa bàn 10 phường không còn đất nông nghiệp,nhiều mặt kinh tế xã hội của Quận phát triển theo hướng đô thị
Trong thời gian qua, Quận tập trung quyết liệt đẩy mạnh hơn trong công táccải cách TTHC, là một trong 07 Chương trình đột phá mà Thành phố đã và đangtiếp tục triển khai thực hiện [4] Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác cấpGPXD trên địa bàn vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, thủ tục còn nhiều vướng mắc, ảnhhưởng không nhỏ đến tiến trình giải quyết hồ sơ, cấp GPXD còn chậm, dẫn đến tìnhtrạng xây dựng nhà sai phép, không phép vẫn diễn ra tràn lan, phức tạp gây ra nhiềuvấn đề hệ lụy như tham nhũng, gây phiền hà cho các CĐT
Nắm bắt được những rào cản trong tiến độ cấp GPXD, từ đó thực hiện các giảipháp sẽ giúp nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu của CĐT, tăng uy tín, thương hiệu
và hiệu quả kinh doanh trên địa bàn quận Bình Tân Xuất phát từ những nhu cầu
trên, tác giả quyết định chọn đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ cấp
giấy phép xây dựng tại Ủy ban nhân dân quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sĩ.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Luận văn chỉ ra các áp lực tác động lên quá trình cấp GPXD, làm kéo dài thờigian cấp GPXD Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ là căn cứ cho các cơ quanban hành chính sách sẽ hoàn thiện các quy định về cấp GPXD và làm cơ sở pháp lý
để các CĐT có phương án lập hồ sơ cho phù hợp với quy định hiện hành để tiếtkiệm thời gian và chi phí trong việc xin cấp GPXD
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Dựa trên mục tiêu chung của vấn đề nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung giảiquyết những câu hỏi nghiên cứu để đạt tới các mục tiêu cụ thể sau:
Trang 201.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Theo mục tiêu nghiên cứu, Luận văn sẽ tập trung đánh giá các nhân tố ảnhhưởng đến tiến độ cấp GPXD thông qua cuộc khảo sát các cá nhân, tổ chức và cán
bộ tham gia trực tiếp cấp GPXD tại UBND quận Bình Tân
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về thời gian: Thời điểm thu thập dữ liệu dự kiến là 8 tuần Với dữ
liệu thu thập là các bảng câu hỏi khảo sát
+ Phạm vi về không gian: Nghiên cứu chỉ thực hiện khảo sát, thu thập số liệu
trực tiếp hay thông qua việc gửi bảng câu hỏi tới đối tượng nghiên cứu là những cánhân, tổ chức và cán bộ tham gia trực tiếp cấp GPXD tại UBND quận Bình Tân, cótrụ sở số 521 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân, TPHCM
+ Tính chất và đặc trưng của đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những ảnh
hưởng có tầm quan trọng đến tiến độ cấp GPXD và đối tượng xin cấp GPXD
+ Quan điểm phân tích: Phân tích và thảo luận theo quan điểm của thủ trưởng
cơ quan, đơn vị, các cán bộ chuyên viên, nhân viên và người lao động đang công táctại UBND quận Bình Tân và các đơn vị là cá nhân tổ chức doanh nghiệp có liênquan đến công tác cấp GPXD
1.4 Tình hình nghiên cứu đề tài
Công tác cấp GPXD là TTHC, là trình tự, cách thức thực hiện và nó phụ thuộcvào yếu tố điều kiện của mỗi quốc gia, mỗi ngành nghề và từng địa phương Chính
Trang 21vì vậy, hiện nay chưa có nghiên cứu nào thực sự đi sâu để phân tích các yếu tố ảnhhưởng đến tiến độ cấp GPXD mà chỉ được thực hiện dưới dạng đánh giá, bình luận,nhận xét của các chuyên gia trong ngành hay các nhận định cá nhân của vài cá thể,chứ chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào Vì vậy, việc nghiên cứu đềtài này là hoàn toàn cần thiết trong thời điểm hiện nay
1.6 Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm có 5 chương như sau:
Chương I: Mở đầu
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Chương III: Phương pháp nghiên cứu
Chương IV: Kết quả nghiên cứu
Chương V: Kết luận và kiến nghị
Trang 22CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ THUYẾT2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Các khái niệm về xây dựng
Theo Điều 3 của Luật xây dựng gồm các khái niệm: [5]
+ CĐT xây dựng là cơ quan, tổ chức, cá nhân sở hữu vốn, vay vốn hoặc được
giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động ĐTXD
+ CTXD là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu
xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể baogồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặtnước, được xây dựng theo thiết kế CTXD bao gồm công trình dân dụng, công trìnhcông nghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công trình hạ tầng kỹthuật và công trình khác
+ CQNN về xây dựng gồm BXD, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương và UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng là cơ quan chuyên môn trực thuộc BXD,
Bộ quản lý CTXD chuyên ngành; SXD, Sở quản lý CTXD chuyên ngành; Phòng cóchức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện
+ Hoạt động ĐTXD là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây
dựng mới, sửa chữa, cải tạo CTXD
+ Hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án ĐTXD công
trình, khảo sát xây dựng, thiết kế, thi công, giám sát, quản lý dự án, lựa chọn nhàthầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trìCTXD và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình
Đây là một số khái niệm giúp hiểu rõ hơn trong quá trình nghiên cứu việccấp GPXD của đề tài này
Trang 232.1.2 Khái niệm GPXD
Theo Điều 3 của Luật xây dựng gồm các khái niệm: [5]
+ GPXD là văn bản pháp lý do CQNN có thẩm quyền cấp cho CĐT để xây
dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình
+ GPXD có thời hạn là GPXD cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ
được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng
+ GPXD theo giai đoạn là GPXD cấp cho từng phần của công trình hoặc
từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưađược thực hiện xong
Vậy một khi CĐT có nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dờicông trình có nghĩa là thay đổi hiện trạng bất động sản, CTXD thì nhất thiết phảixin phép CQNN có thẩm quyền cấp GPXD Đây là văn bản pháp lý do CQNN cấpcho CĐT nhằm đảm bảo công việc xây dựng là hợp pháp và dễ dàng trong quá trìnhquản lý vận hành sau khi hoàn thành công trình cũng như trong quá trình xây dựng
2.1.3 Công trình được miễn GPXD
Theo Điều 89 của Luật xây dựng quy định:[5]
a Công trình bí mật nhà nước, CTXD theo lệnh khẩn cấp và công trình nằmtrên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên
b Công trình thuộc dự án ĐTXD được Thủ tướng CP, Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư
c CTXD tạm phục vụ thi công xây dựng công trình chính
d CTXD theo tuyến ngoài đô thị nhưng phù hợp với quy hoạch xây dựng
đã được CQNNcó thẩm quyền phê duyệt hoặc đã được CQNN có thẩm quyền chấpthuận về hướng tuyến công trình
đ CTXD thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cóquy hoạch chi tiết 1/500 đã được CQNN có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định
Trang 24e Nhà ở thuộc dự án phát triển đô thị, dự án phát triển nhà ở có quy mô dưới 7 tầng và tổng diện tích sàn dưới 500 m2 có quy hoạch chi tiết 1/500 đã đượcCQNN có thẩm quyền phê duyệt
g Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình khônglàm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình
h Công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếpgiáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc
i Công trình hạ tầng kỹ thuật ở nông thôn chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế
-kỹ thuật ĐTXD và ở khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn được duyệt
k CTXD ở nông thôn thuộc khu vực chưa có quy hoạch phát triển đô thị vàquy hoạch chi tiết xây dựng được duyệt; nhà ở riêng lẻ ở nông thôn, trừ nhà ở riêng
lẻ xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa
l CĐT công trình được miễn GPXD theo quy định tại các điểm b, d, đ và ikhoản này có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công xây dựng kèm theo hồ sơthiết kế đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi, lưu hồ sơ
Luật Xây dựng 2014 đã bổ sung thêm 06 trường hợp miễn giấy phép xâydựng so với Luật Xây dựng 2003 và Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 9năm 2012 của Chính phủ về cấp phép xây dựng Theo Luật Xây dựng 2014 đã quyđịnh từng loại công trình được miễn GPXD, cho thấy trong thời gian qua cácCQNN đã tập trung thực hiện cải thiện môi trường kinh doanh, quyết liệt gỡ bỏnhững thủ tục không cần thiết liên quan đến cấp GPXD
2.1.4 Nội dung chủ yếu của GPXD
Theo Điều 90 của Luật xây dựng quy định: [5]
Nội dung chủ yếu của GPXD gồm tên công trình; tên và địa chỉ của CĐT;địa điểm, vị trí xây dựng; loại, cấp CTXD; cốt xây dựng công trình; chỉ giới đường
Trang 25đỏ, chỉ giới xây dựng; mật độ xây dựng; hệ số sử dụng đất; Tổng diện tích xâydựng, diện tích xây dựng tầng 1, số tầng, chiều cao tối đa toàn công trình; thời hạnkhởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp GPXD
Theo Điều 11 của Thông tư 15 quy định: [7]
Biểu mẫu GPXD công trình nhà ở riêng lẻ theo quy định tại phụ lục số 4 - mẫu số 7
2.1.5 Điều kiện cấp GPXD
Theo Điều 93 của Luật xây dựng quy định:[5]
1 Điều kiện chung cấp GPXD đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:
Trang 26a Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê
b Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệmôi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành langbảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, ditích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độchại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh
c Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7Điều 79 của Luật xây dựng: “Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quyđịnh của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, đáp ứng yêu cầu về công năng sửdụng, công nghệ áp dụng (nếu có); bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng,
mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ
và điều kiện an toàn khác; Hộ gia đình được tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diệntích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét,phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật vềchất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn củacác công trình lân cận”
Trang 27d Hồ sơ đề nghị cấp GPXD theo quy định tại khoản 1 Điều 95 (đối với nhà ởriêng lẻ) của Luật này.
2 Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải đáp ứng các điều kiện quy định tạikhoản 1 Điều này và phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng; đối với nhà ở riêng
lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chitiết xây dựng thì phải phù hợp với quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặcthiết kế đô thị
3 Đối với nhà ở riêng lẻ tại nông thôn khi xây dựng phải phù hợp với quyhoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn
2.1.6 Điều kiện cấp GPXD có thời hạn
Theo Điều 94 của Luật xây dựng quy định:[5]
1 Điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng có thời hạn gồm:
a Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được CQNN có thẩmquyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đấtcủa CQNN có thẩm quyền
b Phù hợp với quy mô công trình do UBND cấp tỉnh quy định cho từng khuvực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khuxây dựng đã được phê duyệt
c CĐT cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn tồn tại được ghi trongGPXD có thời hạn, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí choviệc cưỡng chế phá dỡ
2 Đối với nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điềunày và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 93 của Luật này
3 Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ được cấp GPXD có thời hạn, khi hếtthời hạn mà kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng chưa được triển khai thì cơquan đã cấp GPXD có trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu công trình hoặc người
Trang 28được giao sử dụng công trình về điều chỉnh quy hoạch xây dựng và thực hiện giahạn GPXD có thời hạn.
4 Đối với công trình, nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực đã có quy hoạch phânkhu xây dựng được CQNN có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch sử dụng đấthàng năm của cấp huyện thì không cấp GPXD có thời hạn cho việc xây dựng mới
mà chỉ cấp GPXD có thời hạn để sửa chữa, cải tạo
ngày 03 tháng 6 năm 2009; Điều 31, Điều 32 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15tháng 5 năm 2014; các giấy chứng nhận khác theo quy định của pháp luật về đấtđai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng qua các thời kỳ
e Các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp GCNQSDĐ nhưng chưa được cấpgồm: Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013; Điều 18của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 và quy định tại khoản
16 Điều 2 Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 hoặc giấy xácnhận của UBND cấp xã và được cơ quan đăng ký đất đai xác nhận đủ điều kiện đểcấp GCNQSDĐ
Trang 29f Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuêđất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 nhưng không cóGCNQSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai, gồm: Quyết định giao đất củaCQNNcó thẩm quyền hoặc Quyết định cho thuê đất của CQNN có thẩm quyền vàhợp đồng thuê đất kèm theo (nếu có) hoặc giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụngđất, đấu thầu dự án có sử dụng đất hoặc Quyết định cho phép chuyển mục đích sửdụng đất của CQNN có thẩm quyền.
g Báo cáo rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổchức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng mà chưa được cấp GCNQSDĐ được UBND cấptỉnh nơi có đất kiểm tra và quyết định xử lý theo quy định tại Điều 28 Nghị định số43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014
h Giấy tờ về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnhđối với trường hợp cấp GPXD để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc didời các công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nhưng chưa đượccấp GCNQSDĐ theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15tháng 5 năm 2014
i GCNQSDĐ hoặc văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của UBNDcấp huyện đối với CTXD biển quảng cáo, trạm viễn thông, cột ăng-ten tại khu vựckhông thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng để xây dựng và không được chuyển đổimục đích sử dụng đất
j Hợp đồng thuê đất được giao kết giữa CĐT xây dựng công trình vàngười quản lý, sử dụng công trình giao thông hoặc văn bản chấp thuận của CQNN
có thẩm quyền về giao thông đối với công trình được phép xây dựng trong phạm viđất dành cho giao thông theo quy định của pháp luật
k Văn bản của CQNN có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụngđất đối với trường hợp người sử dụng đất đã có giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quyđịnh tại các khoản a, b, c, d và e Điều này nhưng đề nghị được cấp GPXD sử dụngvào mục đích khác với mục đích sử dụng đất đã được ghi trên giấy tờ đó
Trang 30l Văn bản của CQNN có thẩm quyền đã cấp GCNQSDĐ, theo đề nghịcủa cơ quan cấp GPXD để xác định diện tích các loại đất đối với trường hợp người
sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai theo quy định tại cáckhoản a, b, c, d và e Điều này nhưng trên các giấy tờ đó không ghi rõ diện tích cácloại đất để làm cơ sở cấp GPXD
Trong thời qua, các cơ quan cấp GPXD rất khó xác định loại giấy tờ nào làgiấy tờ chứng minh QSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai để xem xét cấpGPXD Trong khi Luật Xây dựng và các văn bản hướng dẫn dưới luật quy định giấy
tờ quan trọng nhất trong hồ sơ đề nghị cấp GPXD là “Bản sao một trong những
giấy tờ chứng minh GCNQSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai”, và cũng
chưa giải thích rõ những giấy tờ chứng minh QSDĐ khác với sổ đỏ là những giấy tờ
gì, khiến nhiều trường hợp chưa có sổ đỏ đồng nghĩa với việc chưa được cấp GPXD.Việc quy định cụ thể 12 loại giấy tờ hợp pháp về đất đai tại Nghị định số53/2017/NĐ-CP nêu trên sẽ tháo gỡ các vướng mắc trong cấp GPXD do có sự hiểu
và vận dụng quy định khác nhau giữa Luật Xây dựng và Luật Đất đai và là cơ sởpháp lý để các cơ quan cấp GPXD thực hiện được dễ dàng và nhanh gọn, tạo điềukiện cho CĐT trong thời điểm hiện nay
2.1.8 Hồ sơ đề nghị cấp GPXD
Theo Điều 95 của Luật xây dựng quy định: [5]
Đơn đề nghị cấp GPXD; Bản sao một trong những giấy tờ chứng minhQSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai; Bản vẽ thiết kế xây dựng; Đối vớiCTXD có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trìnhliền kề
Theo Điều 11 của Thông tư 15 quy định: [7]
Có thể sử dụng giấy tờ của Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính mộttrong những giấy tờ chứng minh QSDĐ theo quy định của pháp luật về đất đai; Bảnsao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kếbản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng Trường
Trang 31hợp công trình xây chen có tầng hầm, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tinchứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tưđảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.
Quy định này, cho thấy trong thời gian qua các CQNN đã tập trung chỉđạo và thực hiện cải cách TTHC một cách quyết liệt, đơn giản hóa TTHC trong cấpGPXD Qua đó CĐT có thể nộp hồ sơ ở dạng bản sao hoặc ở dạng tệp tin điện tử(chứa ảnh chụp các loại tài liệu) điều này tạo điều kiện cho các CĐT triển khai thựchiện ĐTXD được thuận lợi; góp phần minh bạch nội dung hồ sơ về cấp GPXD, qua
đó tránh được sự hiểu và vận dụng rất khác nhau ở các cơ quan quản lý cấp GPXD,
từ đó tăng cường phòng chống tham nhũng, giảm rất nhiều phiền hà, tiết kiệm thờigian và chi phí khi cấp GPXD cho CĐT xây dựng công trình
2.1.9 Quy trình xin cấp GPXD
Theo Điều 102 của Luật xây dựng quy định:[5]
+ CĐT nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp GPXD cho cơ quan có thẩm quyền cấpGPXD
+ Cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ; kiểmtra hồ sơ; ghi giấy biên nhận đối với trường hợp hồ sơ đáp ứng theo quy định hoặchướng dẫn để CĐT hoàn thiện hồ sơ đối với trường hợp hồ sơ không đáp ứng theoquy định
+ Căn cứ quy mô, tính chất, loại công trình và địa điểm xây dựng công trình
có trong hồ sơ đề nghị cấp GPXD, cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD có tráchnhiệm đối chiếu các điều kiện theo quy định tại Luật này để gửi văn bản lấy ý kiếncủa các CQNN về những lĩnh vực liên quan đến CTXD theo quy định của pháp luật
+ Trong thời gian 12 ngày đối với công trình và nhà ở riêng lẻ kể từ ngàynhận được hồ sơ, các CQNN được hỏi ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản vềnhững nội dung thuộc chức năng quản lý của mình Sau thời hạn trên, nếu các cơquan này không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý và phải chịu trách nhiệm về
Trang 32những nội dung thuộc chức năng quản lý của mình; cơ quan cấp GPXD căn cứ các quy định hiện hành để quyết định việc cấp GPXD.
+ Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD phảixem xét hồ sơ để cấp GPXD trong thời gian 15 ngày đối với nhà ở riêng lẻ Trườnghợp đến thời hạn cấp giấy phép nhưng cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấpGPXD phải thông báo bằng văn bản cho CĐT biết lý do, đồng thời báo cáo cấp cóthẩm quyền quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện, nhưng không được quá
10 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định tại khoản này
Trang 33VĂN PHÒNG UBND QUẬN
(Đóng dấu duyệt và chuyển kết quả)
Hình 2 1 Quy trình cấp GPXD tại UBND quận Bình Tân
Nguồn: Thông tin điện tử quận Bình Tân - Quy trình [18]]
Trang 342.1.10 Thẩm quyền cấp GPXD
Theo Điều 103 của Luật xây dựng quy định:[5]
a BXD cấp GPXD đối với công trình cấp đặc biệt
b UBND cấp tỉnh cấp GPXD đối với các CTXD cấp I, cấp II; công trìnhtôn giáo; công trình di tích lịch sử - văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành trángđược xếp hạng; công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị; côngtrình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, UBND cấp tỉnh được phân cấpcho SXD, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệcao cấp GPXD thuộc phạm vi quản lý, chức năng của các cơ quan này
c UBND cấp huyện cấp GPXD đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ xâydựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóathuộc địa bàn do mình quản lý, trừ các CTXD quy định tại khoản a và khoản b Điềunày
d Cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD là cơ quan có thẩm quyền thu hồiGPXD do mình cấp
e Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp GPXD không thu hồi GPXD đãcấp không đúng quy định thì UBND cấp tỉnh trực tiếp quyết định thu hồi GPXD
Vậy phạm vi chịu trách nhiệm cấp GPXD của UBND quận, huyện khárộng, đặc biệt là các nơi đang có tốc đô thị hóa cao như địa bàn quận Bình Tân.Chính vì thế mà quyền hạn và trách nhiệm của UBND quận, huyện rất lớn, cần cómột đội ngũ lãnh đạo và nhân viên hiểu biết về pháp luật, có tầm nhìn, năng lựcchuyên môn và phải có đạo đức nghề nghiệp
2.1.11 Trách nhiệm của cơ quan cấp GPXD
Theo Điều 104 của Luật xây dựng quy định: [5]
+ Niêm yết công khai và giải thích, hướng dẫn các quy định của pháp luật vềcấp GPXD, theo dõi, trả kết quả hoặc thông báo cho CĐT về hồ sơ chưa đủ điềukiện để cấp GPXD, cấp GPXD theo quy trình và trong thời hạn theo quy định
Trang 35+ Chủ trì và phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra việc thựchiện xây dựng theo GPXD; đình chỉ xây dựng, thu hồi GPXD theo thẩm quyền khiCĐT xây dựng công trình vi phạm nghiêm trọng.
+ Người có thẩm quyền cấp GPXD phải chịu trách nhiệm trước pháp luật vàbồi thường thiệt hại do việc cấp GPXD sai hoặc cấp GPXD chậm theo quy định củapháp luật
Theo Điều 5 của Thông tư 15 quy định [7]: Cơ quan cấp GPXD có trách
2.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
2.2.1 Sự năng động của Bộ máy cấp phép
Bộ máy cấp phép xây dựng bao gồm một hệ thống các cơ quan có chức năngquản lý nhà nước về xây dựng tham gia vào quy trình cấp phép thông qua việchướng dẫn CĐT thực hiện xây dựng theo đúng định hướng và thống nhất các quanđiểm để đồng ý phê duyệt cấp GPXD cho CĐT
Sự năng động của Bộ máy cấp phép thể hiện sự tích cực, năng động, sángsuốt của những cá nhân trong bộ máy cấp phép trong việc xem xét điều chỉnh chínhsách quy hoạch cho phù hợp, nhanh chóng liên hệ CĐT khi có yêu cầu hiệu chỉnh
Trang 36hồ sơ cũng như việc kết nối với các đơn vị có liên quan trong quá trình giải quyết
hồ sơ cấp phép, Bộ máy cấp phép cồng kềnh, nhiều tầng nấc sẽ ảnh hưởng đến thờigian thi công công trình do chờ xem xét cấp GPXD từ các cơ quan quản lý
Từ đây tác giả đi đến giả thuyết H1 là: Sự năng động của Bộ máy cấp phép
sẽ thúc đẩy tiến độ cấp GPXD.
2.2.2 Quy trình cấp phép
Quy trình cấp phép xây dựng là một loạt các quy định, hướng dẫn khá chi tiếtviệc thực hiện cấp phép xây dựng và các nhân viên các CQNN về dựng, các CĐTlấy đó làm cơ sở nhằm thực hiện các công việc đúng với chức năng và nghĩa vụ đãquy định Việc cấp GPXD là hoạt động thường xuyên với nhiều hoạt động mangtính lặp lại của các CQNN phân cấp Nhằm tạo sự thống nhất trong hoạt động phốihợp của các đơn vị quản lý nhà nước về xây dựng, kiểm soát được chi tiết các côngviệc thực hiện thì một quy trình cấp phép xây dựng cần phải được xây dựng
Quy trình cấp phép xây dựng cũng sẽ là căn cứ để CĐT lên kế hoạch cáccông việc cần thực hiện để xin cấp GPXD CĐT càng nhận biết rõ các yếu tố trongquy trình chứng tỏ quy trình đầu tư hiện tại là phù hợp, rõ ràng, dễ hiểu và tạo điềukiện cho các CĐT tiếp cận quy trình cấp phép được chính quyền quan tâm và thựchiện tốt đồng thời thể hiện khả năng nắm bắt các quy định về xây dựng của CĐT
Quy trình cấp phép là căn cứ để xác định các công việc và xây dựng nên tiến
độ cấp phép, do đó sẽ có tác động đến thời gian thực hiện các công việc trong tiến
họ tạo ra Những biện pháp này ảnh hưởng đến việc công trình được xây dựng ở
Trang 37đâu và như thế nào cũng như đất đai được bảo tồn ở đâu và như thế nào Quá trình
đô thị hóa và sự phát triển ồ ạt của các khu công nghiệp, sự quá tải về dân số là sựlộn xộn về mặt tổ chức không gian và kiến trúc, cảnh quan, gây mất mỹ quan đôthị Chính quyền các cấp nhằm quản lý và duy trì quy hoạch đặt ra, đưa đô thị pháttriển theo đúng định hướng Mà trong đó, cấp GPXD được xem là một trong nhữngbiện pháp hữu hiệu nhằm kiểm soát và quản lý xây dựng theo đúng quy hoạch
Chính sách quy hoạch là một trong những căn cứ quan trọng để các cơ quanxét duyệt xem xét việc chấp thuận cấp phép, do đó nó sẽ đặc biệt ảnh hưởng đếntiến độ cấp phép xây dựng
Từ đây tác giả đi đến giả thuyết H3 là: Chính sách quy hoạch sẽ thúc đẩy
tiến độ cấp GPXD.
2.2.4 Thủ tục hành chính
Thủ tục là phương cách giải quyết công việc theo một trình tự nhất định Nóicách khác, thủ tục là trình tự, cách thức thực hiện những hành động cần thiết đểhoàn thành một công việc hay để giải quyết một nhiệm vụ nào đó đặt ra [14] Với ýnghĩa đó, thủ tục là cần thiết cho giải quyết bất kỳ công việc nào đó trên thực tế.Thủ tục là những việc phải làm theo một trật tự nhất định để tiến hành một côngviệc có tính chất chính thức
TTHC là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơquan nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thểliên quan đến cá nhân tổ chức [15]
TTHC trong quy trình cấp GPXD là tất cả những giấy tờ cần thiết mà CĐTcần thực hiện và trình lên các cơ quan phân cấp phê duyệt Cùng với bộ máy quản
lý, TTHC phản ánh hiệu quả và sự năng động của cơ chế quản lý TTHC cấp phép
là sự đo lường tính hợp lý về số lượng, độ phức tạp của hồ sơ, so sánh trình tự thựchiện thực tế với quy định TTHC sẽ tác động đến thời gian CĐT xin cấp GPXD
Từ đây tác giả đi đến giả thuyết H4 là: Thủ tục hành chính sẽ thúc đẩy tiến
độ cấp GPXD.
Trang 382.2.5 Chính sách, Pháp luật
Sự thay đổi chính sách, pháp luật liên quan đến cấp GPXD thường xuyênthay đổi, Văn bản hướng dẫn chưa thống nhất, đồng bộ, còn chồng chéo, phát sinhcác thủ tục ngoài quy định, dẫn đến cách hiểu giữa các cơ quan, đơn vị không đồngnhất, khó khăn trong quá trình thực hiện, Các tiêu chuẩn xây dựng còn thiếu sót vàChính sách địa phương không phù hợp có thể gây cản trở quá trình thực hiện giảiquyết hồ sơ, làm kéo dài thời gian cấp GPXD
Từ đây tác giả đi đến giả thuyết H5 là: Chính sách, Pháp luật sẽ thúc đẩy
tiến độ cấp GPXD.
2.2.6 Trình độ của cán bộ trực tiếp và gián tiếp
Cán bộ trực tiếp chịu trách nhiệm trong việc thực hiện công tác cấp GPXD,bước đầu là cán bộ trực tiếp gặp và tiếp xúc CĐT Những cán bộ trực tiếp cần phải
có những kiến thức nhất định về luật pháp liên quan, trình độ chuyên ngành xâydựng và các kiến thức liên quan về quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng Nóichung để thực hiện được công tác cấp GPXD thì cán bộ trực tiếp phải có trình độtốt
Trình độ là một khái niệm phản ánh khả năng nhận thức và hoạt động cải tạothực tiễn của con người, phản ánh trên hai khía cạnh là trình độ văn hóa và trình độchuyên môn của bản thân cá nhân đó Trình độ là một khái niệm được dùng phổbiến trong cuộc sống hàng ngày như: trình độ văn hóa phổ thông, trình độ kỹ thuậtcao, trình độ tay nghề thành thạo…Theo từ điển tiếng Việt định nghĩa về trình độnhư sau: Trình độ là mức độ đạt được, mức thành thạo ở lĩnh vực, ngành nghề nào
đó Như vậy, có thể nói thuật ngữ “trình độ” đề cập tới hai khía cạnh: Thứ nhất làmức độ đạt được của hệ thống kiến thức, thứ hai là mức độ thành thạo về kỹ năng,tay nghề…Những mức độ này có thể định lượng được bằng những định mức tươngđối cụ thể và có thể xác định được Ví dụ: Trình độ tay nghề bậc 3/7, trình độ ngoạingữ tiếng Anh bằng B1, trình độ học vấn 7/12…Trình độ mỗi ngành nghề, mỗi lĩnhvực có nhiều mức, nhiều cấp độ (level) mang những đặc trưng riêng của từng ngành
Trang 39nghề, lĩnh vực đó Một trình độ được chia thành nhiều cấp độ với các tiêu chuẩnkhác nhau Trình độ luôn gắn với ‘chủ thể’ sở hữu trình độ đó nên các chủ thể cónhiều trình độ ở nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau Do đó trình độ có mốiquan hệ mật thiết với ngành nghề, lĩnh vực Tập hợp của các trình độ có thể biết vềngành nghề, lĩnh vực của chủ thể và ngược lại mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề đòi hỏi
về trình độ nhất định
Từ định nghĩa trên có thể hiểu trình độ của cán bộ trực tiếp là mức độ đạtđược về bằng cấp, mức thành thạo ở lĩnh vực quản lý xây dựng phù hợp với phâncấp quản lý nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo yêu cầu, vị trí,chức danh công tác
Vậy khi cán bộ trực tiếp được đào tạo đúng chuyên ngành trong việc cấpGPXD, kết hợp với kinh nghiệm làm việc, nắm bắt các văn bản pháp luật liên quan
và biết áp dụng văn bản pháp luật đó vào thực tế tốt thì sẽ nâng cao năng lực làmviệc của bản thân, giúp hoàn thành tốt công việc được giao trong cơ quan trong đó
có việc cấp GPXD Điều này có nghĩa, tại UBND quận Bình Tân, trình độ đào tạochuyên ngành của cán bộ trực tiếp có ảnh hưởng đồng biến đến tiến độ cấp GPXD
Cán bộ quản lý gián tiếp là những người lãnh đạo, quản lý những thành viênmột nhóm, bộ phận hay toàn bộ cơ quan, tổ chức Những người lãnh đạo sẽ dùngnhững công cụ chính sách của cơ quan tác động vào người khác để đảm bảo đạtđược mục tiêu của cơ quan, tổ chức Ðó là quá trình thu hút, lôi cuốn, động viên,thuyết phục, hướng dẫn, thúc đẩy các thành viên trong tổ chức làm việc đáp ứngtheo yêu cầu công việc Chức năng lãnh đạo bao hàm các công tác chỉ huy, phốihợp và điều hành, biểu hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý,giữa người ra mệnh lệnh và người thực hiện mệnh lệnh
Một người lãnh đạo có kiến thức chuyên ngành tốt sẽ làm cho tất cả mọingười, mọi thành viên nhận thức đầy đủ vai trò, trách nhiệm và thực hiện tốt nhiệm
vụ của mình, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu chung của cơ quan
Trang 40Những cơ quan, tổ chức có hệ thống lãnh đạo tốt sẽ tạo động lực làm việccho nhân viên, gắn kết các thành viên, tác động để cho họ cố gắng một cách tựnguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức Người lãnhđạo tốt là phải đặt mình lên trước, động viên mọi người hoàn thành các mục tiêu đã
đề ra Bất kể một người quản lý lập kế hoạch, tổ chức và kiểm tra kết quả có tốt đếnđâu, người đó vẫn phải hỗ trợ những hoạt động đó bằng cách đưa ra những chỉ dẫncho mọi người, thông tin đầy đủ và lãnh đạo tốt Việc lãnh đạo phải dựa trên sự hiểubiết về động cơ của con người là gì và điều gì làm cho họ hài lòng khi họ góp sứcvào việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức [22]
Để thực hiện tốt việc quản lý tại cơ quan thì các cán bộ quản lý gián tiếp phải
có được trình độ chuyên ngành tốt Có thể chuyên ngành của người quản lý làchuyên ngành quản lý, tuy nhiên trong công tác chuyên môn họ phải nắm rõ thì mới
có thể quản lý được nhân viên của mình và kiểm tra việc hoàn thành công việc củanhân viên Điều này có nghĩa tại UBND quận Bình Tân, trình độ chuyên ngành củacán bộ quản lý gián tiếp có ảnh hưởng đồng biến đến tiến độ cấp GPXD
Từ đây tác giả đi đến giả thuyết H6 là: Trình độ của cán bộ trực tiếp và
gián tiếp sẽ thúc đẩy tiến độ cấp GPXD.
2.2.7 Công tác tổ chức tại cơ quan
Cách tổ chức giải quyết công việc hay nói cách khác là quy trình làm việc làmột trình tự có tổ chức các hoạt động liên tục hay nối tiếp để hoàn thành một côngviệc được định trước
Tổ chức cơ quan là một tập thể có gồm nhiều thành viên hoạt động cùng mộtmục đích Tuy nhiên mỗi cá nhân có kiến thức, kỹ năng khác nhau dẫn đến cáchlàm việc khác nhau Quy trình giúp cho người thực hiện công việc biết rằng trongmột nghiệp vụ thì họ phải tiến hành những bước công việc nào, làm ra sao và phảicần đạt kết quả như thế nào
Để thực hiện được một quy trình tốt thì cần phải có sự phối hợp từ nhiều phíatrong đó quản lý cơ quan phải đầu tư thời gian để làm quy trình một cách hợp lý với