Khi nào sử dụng phương pháp phân tích hồi quy Khái niệm: Phân tích hồi qui là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến biến phụ thuộc hay còn gọi là biến được giải thích vào một hay nhiều
Trang 11) Nêu 1 đề tài nghiên cứu, thành lập câu hỏi, mô hình lý thuyết và các giả
thuyết nghiên cứu (có thể chọn các đề tài sau đây:U&A, khám sức khỏe thương
hiệu, kiểm nghiệm khái niệm sản phẩm, đo lường sự hài lòng của khách hàng, đo
lường sự hài lòng của nhân viên, chất lượng dịch vụ) (Câu 6)
Đây là ý tưởng riêng của mỗi người Nếu đề thi có ra câu này thì các bạn phải làm khác nhau, chứ không phải cả lớp làm giống nhau Nhưng khi làm câu này cần phải có các nội dung như sau:
Tên đề tài nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu (bao gồm cả đối tương nghiên cứu)
Nhận dạng vấn đề nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu
Nêu mô hình lý thuyết nghiên cứu (theo hướng định tính hay định lượng)
Định lượng (NC mô tả, giải thích, thực nghiệm)
Định tính (NC lịch sử, tình huống, nhân chủng học, lý thuyết nền)
Nêu ra các giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp sử lý số liệu để đưa ra kết quả nghiên cứu
Kiểm định giả thuyết nghiên cứu (nếu cần)
2) Khi nào nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi qui Trình bày
ưu, nhược điểm của phương pháp này và cho biết một ví dụ cụ thể về một phân tích hồi qui? (Câu 20)
A Khi nào sử dụng phương pháp phân tích hồi quy
Khái niệm:
Phân tích hồi qui là nghiên cứu sự phụ thuộc của một biến (biến phụ thuộc hay còn gọi là biến được giải thích) vào một hay nhiều biến khác (biến độc lập hay còn gọi là biến giải thích) với ý tưởng cơ bản là ước lượng (hay dự đoán) giá trị trung bình của biến phụ thuộc trên cơ sở các giá trị đã biết của biến độc lập
Nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi qui giải quyết các vấn đề sau:
Ước lượng giá trị trung bình của biến phụ thuộc với giá trị đã cho của biến độc lập
Kiểm định giả thiết về bản chất của sự phụ thuộc
Dự đoán giá trị trung bình của biến phụ thuộc khi biết giá trị của các biến độc lập
Kết hợp các vấn đề trên
Trang 2B Ưu nhược điểm của phương pháp phân tích hồi quy
Ưu điểm:
Có thể sử dụng số liệu trong quá khứ nghiên cứu để xác đính và khoang vùng phạm vi nghiên cứu
Là phương pháp có độ chính xác cao nếu có nhiều mẫu nghiên cứu để phân tích
Nhược điểm:
Muốn đạt kết quả nghiên cứu chính xác và có độ tin cậy cao, phải có nhiều mẫu nghiên cứu tốn kém chi phí và nhiều thời gian
Vd1: Xét ví dụ giả định sau: Giả sử ở một địa phương có cả thảy 60 gia đình và chúng ta
quan tâm đến việc nghiên cứu mối quan hệ giữa:
Y-Tiêu dùng hàng tuần của các gia đình
X-Thu nhập khả dụng hàng tuần của các hộ gia đình
Các số liệu giả thuyết cho ở bảng sau:
X
Các số liệu ở bảng trên được giải thích như sau:
Với thu nhập trong một tuần, chẳng hạn X=100 $ thì có 6 gia đình mà chi tiêu trong tuần của các gia đình trong nhóm này lần lượt là 65; 70; 74; 80; 85 và 88 Tổng chi tiêu trong tuần của nhóm này là 462 $ Như vậy mỗi cột của bảng cho ta một phân phối của chi tiêu trong tuần Y với mức thu nhập đã cho X
Từ số liệu cho ở bảng trên ta dễ dàng tính được các xác suất có điều kiện:
Chẳng hạn: P(Y=85/X=100)=1/6; P(Y=90/X=120)=1/5,
Từ đó ta có bảng các xác suất có điều kiện và kỳ vọng toán có điều kiện của
Y điều kiện là X=Xi
Trang 3Kỳ vọng toán có điều kiện(trung bình có điều kiện) của Y với điều kiện là X=Xi được tính theo công thức sau:
E(Xi Y )=∑
j−1
k
Yi P¿ ¿
3) Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp là gì? Xác định nguồn thu thập 2 loại dữ liệu này? (Câu 21)
A Dữ liệu sơ cấp:
Là dữ liệu mà bạn tự điều tra lấy số liệu từ gốc, dữ liệu chưa xử lý, được thu thập lần đầu
và được thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra tổng thể Dữ liệu sơ cấp đáp ứng tốt yêu cầu nghiên cứu tuy nhiên việc thu thập dữ liệu sơ cấp thường phức tạp và tốn kém
Khi dữ liệu thứ cấp không có sẵn hoặc không thể giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu của chúng ta, chúng ta phải tự mình thu thập dữ liệu cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu đặt
ra Các dữ liệu tự thu thập này được gọi là dữ liệu sơ cấp Hay nói cách khác, dữ liệu sơ cấp là dữ liệu do chính người nghiên cứu thu thập
B Dữ liệu thứ cấp:
Là dữ liệu do người khác thu thập, sử dụng cho các mục dích có thể là khác với mục đích nghiên cứu của chúng ta Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu chưa xử lý (còn gọi
là dữ liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý Như vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do người nghiên cứu trực tiếp thu thập, có thể được trích từ sách báo sẵn có
Có nhiều nhà nghiên cứu, sinh viên đánh giá thấp nguồn dữ liệu thứ cấp có sẵn Vì vậy chúng ta bắt đầu xem xét sự hợp lý của nguồn dữ liệu thứ cấp đối với vấn đề nghiên
50 100 150 200 250 300
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
Thu nhập
Trang 4cứu của chúng ta trước khi tiến hành thu thập dữ liệu của chính mình Các cuộc điều tra
về dân số, nhà ở, điều tra doanh nghiệp, điều tra mức sống dân cư, điều tra kinh tế xã hội gia đình (đa mục tiêu) do chính phủ yêu cầu là những nguồn dữ liệu rất quan trọng cho các nghiên cứu kinh tế xã hội
C Xác định nguồn thu thập 2 loại dữ liệu này:
Nguồn thu thập dữ liệu sơ cấp:????
Nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp:
Nếu nguồn dữ liệu nội bộ thì tìm đến nguồn thông tin tổng hợp(hệ thống thông tin quản trị) của Doanh nghiệp để thu thập
Nếu nguồn dữ liệu lấy từ bên ngoài thì tìm đến:
o Các cơ quan nhà nước: tổng cục thống kê, Cục Thống kê,Phòng thông tin của Bộ thương mại,Phòng Thương mại và Công nghiệp,và các Bộ, tổng cục đều có bộ phận chuyên cung cấp thông tin hoặc xuất bản sách báo
o Thư viện các cấp: Trung ương,tỉnh(thành phố), quận(huyện), các trường đại học,viện nghiên cứu
o Truy cập Internet: ngày nay ta có thể đọc được những thông tin thời sự được cập nhật các ấn bản trên mạng
Ngoài ra một số nguồn dữ liệu dưới đây có thể là quan trọng cho các nghiên cứu của chúng ta bao gồm:
o Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, dữ liệu của các công ty về báo cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường
o Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học
o Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan
o Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các bài báo cáo hay luận văn của các sinh viên khác (khóa trước) trong trường hoặc ở các trường khác
Tham khảo:
Trang 64) Hãy so sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của các phương pháp chọn mẫu phi xác suất? Lấy ví dụ minh họa (Câu 22)
So sánh Thuận Tiện Theo phán đoán Theo hạn ngạch Phát triển mầm
Ưu điểm
Tiếp cận đối tượng thuận tiện nhất
Dễ tiếp cận đối tượng
Dễ tiếp cận đối tượng
Tính đại diện, tổng quát hóa cho đám đông cao nhất trong chọn mẫu phi XS
Nhược
điểm
Số mẫu tối thiểu cần tăng lên 10 -> 20%
Cần kinh nghiệm
để phán đoán đối tượng phù hợp
Cần kinh nghiệm để chọn nhóm trước khi tiếp cận đối tượng
Khó tiếp cận đối tượng nhất nhất trong chọn mẫu phi XS
Phạm vi
sử dụng
Dùng cho các đám đông có sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng
Dùng cho các nghiên cứu đã có nhiều kinh nghiệm
Dùng cho các đám đông có sự thuận lợi hay dựa trên tính
dễ tiếp cận của đối tượng và dùng cho các nghiên cứu đã có nhiều kinh nghiệm
Dùng cho các đám đông có rất ít phần
tử và khó xác định các phần tử
Ví dụ
Điều tra với mẫu là người có thu nhập trung bình từ 18-40 tuổi Nhân viên điều tra có thể chặn bất cứ người nào mà
họ gặp ở trung tâm thương mại, đường
hang… thỏa điều kiện và đồng ý phỏng vấn là chọn
Chẳng hạn, nhân viên phỏng vấn được yêu cầu đến các trung tâm thương mại chọn các phụ nữ ăn mặc sang trọng để phỏng vấn Như vậy không có tiêu chuẩn cụ thể “thế nào là sang trọng”
mà hoàn toàn dựa vào phán đoán ( như là đang mua sắm ở plaza, đang uống café sang trọng, … ) để chọn
ra người cần phỏng
vấn.
Yêu cầu các vấn viên
đi phỏng vấn 800 người có tuổi trên 18 tại 1 thành phố Ta
có thể phân tổ theo giới tính và tuổi như sau:chọn 400 người (200 nam và 200 nữ)
có tuổi từ 18 đến 40, chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 40 trở lên
Sau đó nhân viên điều tra có thể chọn những người gần nhà hay thuận lợi cho việc điều tra của họ
để dễ nhanh chóng hoàn thành công việc
Yêu cầu các vấn viên đi phỏng vấn người chơi gôn trong thành phố Người phỏng vấn
có thể tìm một vài người chơi gôn ( chọn mầm) sau
đó mời những người chơi gôn khác thông qua người này