1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

mưa axit

28 608 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 527 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Mưa axit hiện nay đang là một trong những vấn đề nhiễm bẩn môi trường nghiêm trọng nhất không chỉ vì mức độ ảnh hưởng của chúng tới cuộc sống con người và các hệ sinh thái mà c

Trang 1

Trường Đại Học Công Đoàn

Khoa: Bảo Hộ Lao Động

BÀI TẬP LỚN

TÌM HIỂU VẤN ĐỀ MƯA AXIT

Nhóm nghiên cứu : Nguyễn Thị Hiền

Đào Thị Hiền B

Bùi Hữu Vinh

Trang 2

MỞ ĐẦU

 Mưa axit hiện nay đang là một trong những vấn đề nhiễm bẩn môi trường nghiêm trọng

nhất không chỉ vì mức độ ảnh hưởng của

chúng tới cuộc sống con người và các hệ sinh thái mà còn vi quy mô tác động của chúng đã vượt ra khỏi phạm vi kiểm soát của mỗi quốc gia và nhân loại đang phải xem xét những ảnh hưởng của chúng ở quy mô khu vực và toàn

cầu

Trang 3

NỘI DUNG

I- Mưa Axit là gì ?

II-Thực trạng vấn đề mưa axit.

III-Những ảnh hưởng của mưa axit đến môi trường.

IV-Nguyên nhân xảy ra mưa axit.

V-Các giải pháp mà con người đã thực hiện

Trang 4

Mưa Axit là gì?

 Theo định nghĩa của tổ chức Kinh Tế Châu Âu

(ECE) thì mưa ( thể lỏng và thể rắn ) có chứa các axit H2SO4 và HNO3 với pH  5,5 là mưa axit.

 Dưới đây là những quy định đối với tính chất nước mưa

< 4,0 4,0 – 4,9 4,9 – 5,5 5,6 5,6 – 6,0

Mang tính axit nặng Mang tính axit Mang tính axit nhẹ Trung tính Mang tính kiềm nhị

Trang 5

Thực Trạng của vấn đề Mưa axit

 Mưa axit xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1948 tại

Thuỵ Điển nhưng hiện tượng mưa axít mới được

công luận chú ý từ những năm 60 của thế kỷ XX.

 Mưa axít đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các Hệ sinh thái trên cạn và dưới nước

 Ở Đức năm 1984 cho thấy ,hơn một nửa các cánh

rừng cửa miền Tây Đức này đã và đang ở vào thòi kỳ

bị phá huỷ với nhũng mức độ khác nhau và sản lượng

gỗ bị huỷ ước tính khoảng 800 triệu $

 Ở Na Uy hiện tượng axit hoá các sông có cá Hồi đã giảm một nửa sản lượng cá vào năm 1978 và phần

còn lại bị giảm 40% sau 5 năm.

Trang 6

 Ở Thuỵ Điển phát hiện 4.000 hồ không cá ; 9.000 hồ bị mất một phần lớn các loại cá đang sinh sống,20000 hồ khác bị biến đổi môi trường nước

 Ở Vương Quốc Anh,mưa axit diễn ra hầu hết ở vùng

Perth(Scotland) độ axit cao gấp 500 lần so với axit trong tự

nhiên

 Mưa axit không chỉ gây ra những ảnh hưởng trước mắt,mà

còn để lại hậu quả lâu dài

 Đối với khu vực Châu Á tần số mưa axit cũng tăng lên nhanh chóng.Mưa axit đã xuất hiện ở Trung Quốc , Đông Bắc Ấn

Độ,Thái Lan,Hàn Quốc

Trang 7

Dự báo lượng phát thải SO2 vào

năm 2010 như sau:

Trang 8

- Ở Việt Nam mãi tới những năm 90 của thế kỷ 20 vấn đề này mới được quan tâm.hiện nay các nhà khoa học đã phát hiện mưa axit tại Việt Nam.Báo cáo hiện trạng môi trường năm

1994 cửa bộ KHCN và MT trình Quốc hội có trận mưa axit PH=4.37 có trận PH=4.58

 Năm 2000 Vũ Văn Tuấn theo dõi tần xuất trung bình giá tri

pH của các trận mưa trong toàn vùng đồng bằng sông Hồng từ năm 1992-1999 đã đưa ra số liệu sau:

Trang 9

 Từ kết quả thu thập số liệu từ 24 trạm quan trắc hoá nước mưa trên cả nước,các nhà nghiên cứu đã phân tích và nhận thấy mưa axit đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở các thành phố như Hà Nội,Việt Trì, Đà Nẵng,…

 Dù là hai thành phố đông dân cư lớn nhất nước,công nghiêp phát triển mạnh song Hà Nội và TP Hồ Chí Minh lại không phải là địa phương có nồng độ axit trong nước mưa lớn

nhất.”Lý do là bởi mưa axit có nguồn gốc từ ô nhiễm không khí.Loại ô nhiễm này có tính chất lan

 truyền nhanh sang các địa phương lân cận nên nơi có nguồn phát sinh ô nhiễm chưa chắc bị mưa axit ảnh hưởng suất xuất hiện mưa nhiều nhất”

 Tại khu vực thành phố Cần Thơ tần số mưa axit trung bình trong 10 năm đã lên tới 58%,cao nhất trong 4 khu vực,tiến

hành nghiên cứu về loại mưa nguy hiểm này tại Nam bộ

Trang 10

 Tần suất xuất hiện mưa axit ở Tây Ninh trung bình trong 10 năm cũng ở con số 57,9%.Trong khi đó ,khu vực TP.Hồ Chí Minh tần suất xuất hiện mưa axit lần lượt là 41,2% và 39,8%.

 Hiện nay mưa axit xảy ra nhiều và đang được quan tâm

nghiên cứu,theo dõi ở các nước đang phát triển,nhất là một số nước ở Châu Á-Thái Bình Dương

Trang 11

Ảnh hưởng của mưa axit.

làm tổn thương lá cây , phá

hoại khả năng quang hợp, lá

bị vàng úa , rơi rụng Mưa

Axit hòa tan chất dinh dưỡng

trong đất, phá hoại sự cố định

đạm của vi sinh vật và có sự

phân giải chất hữu cơ, làm

giảm độ phì và màu mỡ của

đất đai , hạn chế sinh trưởng

của rễ cây, làm suy giảm khả

năng chống bệnh của sâu hại.

Trang 12

 Nước hồ bị Axit hóa Ở Thụy Điển có hơn 9 vạn cái hồ,22%

đã bị axit hóa ở mức độ khác nhau 80% nước hồ ở miền Nam

Na Uy bị axit hóa Ở Canađa có hơn 5 vạn hồ đang có nguy cơ biến thành “hồ chết” Ở Mỹ có 2,7% hồ bị axit hóa , có vùng bị axit hóa lên tới 28-65% Các chuyên gia môi trường Mỹ cho rằng trong 20-50 năm tới ,mức

độ axit hóa các hồ của toàn nước

Mỹ sẽ tăng 5-10 lần hiện nay

Trang 13

 Sản lượng nông nghiệp bị suy

giảm Mưa axit làm cho lá cây bị suy hại , xuất hiện các vết đốm, làm suy giảm tác dụng quang hợp ,phá hoại các tổ chức bên trong, làm mất chất đường , chất keo và các axit amin, làm cho cây khó mọc Mưa axit còn ức chế việc phân giải các chất hữu cơ và cố định đạm trong đất , rửa trôi các nguyên tố dinh dưỡng trong đất như Canxi, Mahêdi, Kali… làm cho đất nghèo đi, sản lượng cây ngũ cốc giảm đi 30%

Trang 14

 Làm tổn hại đến sức khỏe con người :Khí SO2 là chất chủ yếu gây

ra mưa axit , rất nguy hiểm cho sức khỏe con người Với hàm lượng SO2 trong không khí lên tới 8mg/l, con người sẽ cảm thấy khó chịu , nếu hàm lượng SO2 lên tới 400mg/l thì sẽ gây tử vong Mùa đông năm

1952, ở Luân Đôn (Anh) đã xảy ra

vụ án “Màn sương mù giết người”làm chết 4000 người mà thủ phạm lá màn sương axit

Trang 15

 Ăn mòn các vật liệu kiến trúc:Mưa axit đã phá hoại rất

nhiều kiến trúc cổ Thành cổ Aten nối tiếng ,sân khấu ngoài trời của La Mã, bức tượng nhân sư của Ai Cập, do những trận mưa axit mà ngày càng bị xâm thực hỏng dần.thành phố cổ Kracốp (Ba Lan) có 6000 kiến trúc cổ có giá trị

đang bị các trận mưa axit hủy hoại Một số tượng thánh đã không còn mặt mũi , một số tượng khác chỉ còn là một

đống đá.Lăng Thai Chi của Ấn Độ, Đại Giác đường thánh Paolô của Anh đã bị mưa axit phá hủy Pho tượng Phật lớn nhất thế giới ở Lạc Sơn (Trung Quốc) đã bị hư hỏng nhiều chỗ do tác dụng ăn mòn của các trận mưa axit Ngoài ra

mưa axit còn làm tăng tốc độ ăn mòn đường ray xe lửa ,

cầu bằng kim loại, nhà cao tầng , công trường, hầm mỏ,

dây cáp điện … làm giảm tuổi thọ của chúng

Trang 16

Pho tượng Lạc Sơn Đại Phật khổng lồ cao 17m làm bằng đá

sa thạch của Trung Quốc bị các hạt bụi khói than phủ đen.

Trang 17

Tác dụng của mưa axit.

 Mưa axit gây hư hại các công trình , song cũng đem lại lợi ích đáng kể Các nhà khoa học vừa phát hiện thấy các cơn mưa chứa axit sunphuaric làm giảm phát thải methane từ những đầm lầy, nhờ đó hạn chế hiện tượng trái đất nóng lên

 Methane chiếm 22% trong các yếu tố gây ra hiệu ứng nhà

kính Và các vi khuẩn ở đầm lầy là thủ phạm sản xuất chính Chúng tiêu thụ chất nền (gồm Hydro và Axetat) trong than

bùn , rồi giải phóng methane vào khí quyển

 Nhưng trong đầm lầy ngoài vi khuẩn sinh methane, còn có vi khuẩn ăn sunphua cạnh tranh thức ăn với chúng Khi mưa axit

đổ xuống , nhóm vi khuẩn này sẽ sử dụng sunphua, đồng thời tiêu thụ luôn phần chất nền đáng lý được giành cho vi khuẩn sinh methane Do vậy các vi khuẩn sinh methane bị “đói” và sản xuất ra ít khí nhà kính Nhiều kinh nghiệm cho thấy phần sunphua lắng đọng có thể làm giảm quá trình sinh methane tới 30%

Trang 18

Nguyên nhân dẫn đến mưa axit

 Mưa axit xuất hiện khi có một lượng SO2 và NOx được phát thải do đốt nhiên liệu hoá thạch.Nó xuất

hiện từ hai nguồn chính

 Nguồn điểm : đốt than đá ở các nhà máy nhiệt điện;các nhà máy đúc quặng và công nghiệp chưng cất.Nguồn điểm phát thải hầu hết lượng SO2 và chiếm khoảng 35% lượng NOx

do con người tạo ra

 Nguồn diện:chủ yếu là giao thông đường bộ ,do các xe có động cơ gây ra.Chúng phát thải khoảng 30-50% lượng

NOx ở các nước phát triển và nhiều chất hữu cơ bay hơi (VOCs) tạo ra ozôn mặt đất

Trang 19

 Ngoài ra,một lượng lớn sol khí sunphat có nguồn gốc

từ biển, đó là các quá trình oxit hoá các hợp chất

đimêtylsunfit (CH3SCH3) Theo Paudis S.N.(1995) những quá trình phát sinh sol khí trong khí quyển

ngọt

Trang 20

Những phản ứng hoá học chính trong khí quyển của các hợp chất lưu huỳnh và nitơ tạo các ion gây axit như sau:

 Trong pha khí :

 SO2 + OH- (+H2O+O2) H2SO4 +HO2

 NO2 +OH- HNO3

 NO2 + O3 NO3 + O2

 NO2 + NO3- N2O5

 N2O5 +H2O  2HNO3

 Trong pha lỏng:

 S(IV) +H2O  S(VI) +H2O

 S(IV) +O3  S(VI) +O2

 S(IV) +1/2 O2  S(VI)

 SO42- + H2O2  HSO4- + HO2

 S(IV) +HO2  S(VI) + OH

Trang 21

 Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu

mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh,còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ.Qúa trình đốt sản sinh ra các khí độc như::lưu huỳnh điôxit (SO2) và nitơ điôxit (NO2).Các khí này hoà tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuaric

(H2SO4) và axit nitơric (HNO3) Khi trời mưa, các hạt axit này lẫn vào nước mưa,làm độ PH của nước mưa giảm đi.Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit.Do có độ chua khá lớn,nước mưa có thể hoà tan bụi kim loại và oxit kim loại có trong không khí như oxit chì, làm cho nước mưa độc hơn nữa đối với cây cối vật nuôi và con người

 Mưa axit tự nhiên có từ xa xưa và nó là hậu quả của những vụ phun trào núi lửa ,còn ngày nay mưa axit là hậu quả của sự

phat thải quá nhiều vào khí quyển các khí SO2 và NOx , đặc biệt từ sự đốt cháy không hoàn toàn các nhiên liệu hoá thạch như than đá dầu mỏ, ,hoạt động của các phương tiện giao

thông vận tải sinh ra

Trang 22

Bảng trình bày tổng lượng khí thải từ các hoạt động

của con người trên toàn thế giới năm 1992

Nguồn gây ô nhiễm Tác nhân gây ô nhiễm chính (Triệu tấn)

Trang 23

Các giải pháp khắc phục mưa axit.

 Trong những năm 70 , ở Châu Âu và Bắc Mỹ , sự

phối hợp của các tổ chức quốc tế trên quy mô khu vực đã được thực hiện :Công ước về nhiễm bẩn

không khí xuyên biên giới phạm vi rộng (TRTAP – The Convention on Long Range Transboundary Air Polluttion) đã được ký kết ở Châu Âu vào năm

1979,Công ước này được coi như là thỏa thuận khu vực duy nhất quy định việc kiểm soát ô nhiễm không khí tầm xa, trong đó coi như bầu khí quyển Châu Âu được coi như là một nguồn tài nguyên dùng chung và

do đó bắt buộc phải có sự hợp tác xây dựng và thực hiện biện pháp kiểm soát ô nhiễm cung như là những tiêu chuẩn phát thải chung

Trang 24

 Và tiếp theo là các nghị định thư về triết giảm SO2 và NOx cũng được các bên tham gia Công ước ký kết.Chương trình giám sát đa quốc gia của Châu Âu (EMEP – The Euro Pean Monitoring anh Evaluation Programme) đã được triển khai Ở Bắc Mỹ , các hoạt động của Chương trình đáng giá giáng thủy axit quốc gia (NAPAP- National Acid Precipitation

Asessment program ) dẫn đến sự ra đời của Luật làm sạch khí quyển (CAA Clear Air Act) vào năm 1990 Chính vì những mối quan tâm chung như vậy mà trong Chương 9 của Chương trình nghị sự 21 (Agenda 21) tại Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và phát triển (UNICED- The United Nation

Conference on the Environment and Development, Rio de

Janeiro, 6/1992) đã chỉ ra rằng : Các Chương trình này ( các chương trình đã được thực hiện ở Châu Âu và Bắc Mỹ) cần được tiếp xúc và tăng cường , những kinh nghiệm thu được từ các chương trình này cần được chia sẻ với các khu vực khác trên thế giới

Trang 25

 Để giảm lượng khí thải SO2 từ các nhà máy nhiệt điện xuống còn 7,84 tỷ tấn năm 2020, trước năm 2005, 80% các nhà máy nhiệt điện phải lắp đặt thiết bị khử sunphua Đây cũng là một trong những giải pháp hạn chế mưa axít mà nhà nước Trung Quốc đã đề ra năm ngoái Các nhà máy nhiệt điện lắp đặt thiết

bị này sẽ được bán điện với giá cao hơn Tuy nhiên, quy định này không dễ thực hiện đối với các nhà máy nhiệt điện lâu đời Rất ít trong số nhà máy này lắp đặt thiết bị khử sunphua bởi vì

để lắp đặt được hệ thống khử sunphua hiệu quả phải chi khoản tiền trị giá 1/3 tổng đầu tư xây dựng một nhà máy nhiệt điện

Họ thà bị phạt còn hơn phải lắp đặt hệ thống khử sunphua

Năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc tăng lượng phạt khí thải SO2 từ 210 NDT (Nhân dân tệ-đơn vị tiền tệ của Trung Quốc) lên 420 NDT/tấn, năm tới mức phạt sẽ là 630 NDT Ở tỉnh

Quý Châu, chỉ có 2 trong số 9 nhà máy nhiệt điện lắp đặt thiết

bị này Các chuyên gia cho rằng, chính phủ nên rót thêm tiền

để nâng cấp nhà máy lâu đời Trong khi đó , trong vòng vài

thập lỷ qua , vùng trung và đông Trung Quốc đã bị mưa axit nặng nề

Trang 26

 Mưa axit là một vấn đề rất khó giải quyết và kiểm

soát Hiện nay số lượng cơn mưa axit ở nước ta hiện nay chiếm khoảng 30% lượng mưa và ngày càng có

xu hướng gia tăng Ở nước ta có thói quen dùng nước mưa cho hoạt động sinh hoạt Bình thường nước mưa được coi là sạch, chỉ cần nấu chín là có thể ăn uống tuy nhiên hiện nay nước mưa bị nhiễm axit vì thế nếu

sử dụng nguồn nước này sẽ không tốt cho sức khỏe Lọc thẩm thấu ngược (RO) chỉ có tác dụng để lọc

mặn và khử kim loại nặng, không thể lọc axit.Cách thông thường để khử axit là dùng vôi cục hoặc soda (Na2CO3) thả vào các bể chứa nước mưa và quậy

đều, sau đó dùng PH để lắng còn 6,5-8,5 khi nước trong trở lại là có thể dùng để sinh hoạt , nếu dùng

làm nước uống thì nên nấu chín.

Trang 27

KẾT LUẬN

 Mưa axit là một vấn đề không mới trên thế giới

nhưng đó lại là một vấn đề nghiên cứu đối tượng mới

ở Việt Nam nên tới nay vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức Theo ông Dương Hồng Sơn , muốn nghiên cứu về mưa axit ,cần cả kinh phí và con người Nếu có kinh phí , Trung tâm sẽ tiến hành phân tích , chứng minh tác hại của mưa axit tới con người , tới hoạt động sản xuất……… Mong rằng trong tương lai không xa con người sẽ giải quyết được vấn đề

mưa axit, mang lại sự trong lành cho môi trường và giảm thiểu được những hậu quả không mong muốn

Trang 28

All the very best!!

Ngày đăng: 19/08/2013, 09:10

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng trình bày tổng lượng khí thải từ các hoạt động ảng trình bày tổng lượng khí thải từ các hoạt động - mưa axit
Bảng tr ình bày tổng lượng khí thải từ các hoạt động ảng trình bày tổng lượng khí thải từ các hoạt động (Trang 22)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w