1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

De thi thu vao 10 THCS Tam Dao

4 493 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 68 KB

Nội dung

Phòng GD&ĐT Tam Đảo Trờng THCS Tam Đảo ------------------------ Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Năm học 2009 2010 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài: 120 phút (không tính thời gian phát đề) Câu 1 (1 điểm): Chọn đáp án đúng và ghi ra tờ giấy thi. a) Dòng nào nêu đủ nhất những thể loại văn học trung đại đợc học trong chơng trình Ngữ văn 9? A - Chí, kí, phóng sự, truyền kì. B - Truyền kì, truyện thơ, tuỳ bút. C - Chí, kí, truyện thơ, tuỳ bút. D - Chí, tuỳ bút, truyền kì, truyện thơ. b) Nội dung chính trong bài thơ "Mây và sóng" của Ta-go là: A - Tình cảm của ngời mẹ đối với con. B - Tình cảm của ngời con đối với mẹ. C - Tình cảm của ngời cha đối với con. D - Tình cảm của ngời con đối với cha mẹ. c) Câu văn "Cô kĩ s mặt đỏ ửng, nhận lại chiếc khăn và quay vội đi" là: A - Câu đơn. B - Câu ghép. C - Câu đặc biệt. D - Câu rút gọn. d) Từ nào sau đây không phải là từ láy? A - lận đận. B - ấp iu. C - tâm tình. D - thiêng liêng. Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong văn bản sau: Trờng học của chúng ta là trờng học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những ngời chủ tơng lai của nớc nhà. Về mọi mặt, trờng học của chúng ta phải hơn hẳn trờng học của thực dân phong kiến. Muốn đợc nh thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa . (Hồ Chí Minh, "Về vấn đề giáo dục" Ngữ văn lớp 9) Câu 3 (2 điểm): a) Ghi lại theo trí nhớ các câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận. b) Trong những câu thơ đó, em thích nhất câu nào? Nêu rõ cái hay của câu thơ ấy. Câu 4 (6 điểm): Thí sinh chỉ chọn một trong hai đề sau: Đề 1: Phân tích nhân vật Phơng Định trong truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê (phần trích đoạn đã đợc học trong Ngữ văn lớp 9, tập II). Đề 2: Có ý kiến cho rằng: "Bài thơ Nói với con , bằng những từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi cảm, qua lời nhắn nhủ thiết tha với con, nhà thơ Y Phơng đã thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hơng và dân tộc mình." Phân tích bài thơ để làm nổi bật sức hấp dẫn của nội dung đó. --------------------------Hết-------------------------- Chú ý: Ngời coi thi không giải thích gì thêm. Phòng GD&ĐT Tam Đảo Trờng THCS Tam Đảo ------------------------ Hớng dẫn chấm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Năm học 2009 2010 Đề thi thử Môn thi: Ngữ văn Câu 1 (1 điểm): Mỗi đáp án đúng cho 0,25 điểm. Câu a b c d Đáp án D B A C Câu 2 (1 điểm): Phép liên kết câu và liên kết đoạn văn. - Liên kết câu: Chỉ rõ hai câu văn đầu lặp lại cụm từ trờng học của chúng ta hai lần (phép lặp). Cho 0,5 điểm. Nếu chỉ nêu lặp lại từ trờng học cho 0,25 điểm. - Liên kết đoạn văn: Chỉ rõ nh thế thay thế cho câu cuối ở đoạn trớc (phép thế): Cho 0,5 điểm. Câu 3 (2 điểm): a) Các câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa: - Ghi các câu thơ: "Sóng đã cài then, đêm sập cửa"; "Đến dệt lới ta, đoàn cá ơi!"; "Ra đậu dặm xa dò bụng biển"; "Đêm thở: sao lùa nớc Hạ Long"; "Ta hát bài ca gọi cá vào"; "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời"; "Mặt trời đội biển nhô màu mới" v.v - Cách cho điểm: Ghi chính xác mỗi câu cho 0,2 điểm; từ 5 câu trở lên cho tối đa 1 điểm. + Ghi sai 1 chữ không cho điểm và cũng không trừ điểm. + Chép không chọn lọc theo yêu cầu mà chép cả đoạn, cả bài không cho điểm. b) Thích nhất câu nào và nêu cái hay của câu thơ: Cho 1 điểm. Yêu cầu: - Chọn câu thơ thích nhất (sử dụng biện pháp nhân hóa trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá ) vì câu thơ đã nêu đợc cái hay về nội dung và nghệ thuật. - Câu thơ thích nhất có thể miêu tả một trong 3 cảnh (ra khơi, đánh cá và trở về); câu thơ có thể đã miêu tả bức tranh thiên nhiên trong sự hài hoà với hình ảnh con ngời lao động tiêu biểu. Câu thơ ấy có thể rất giàu sức liên tởng, kỳ vĩ sống động; hiện thực và lãng mạn Câu 4 (6 điểm): Thí sinh chỉ chọn một trong hai đề để làm bài, nếu chọn cả hai đề không chấm điểm. Đề 1: 1. Về hình thức và kĩ năng: Đây là kiểu bài phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự. Thí sinh có thể chọn bố cục bài viết một cách sáng tạo khác nhau (phân tích theo trình tự diễn biến truyện để phát hiện về ngoại hình và đặc điểm tính cách của nhân vật), nhng việc phân tích phải hớng vào yêu cầu của đề. Bài viết diễn đạt trong sáng, biểu cảm, hành văn tốt; dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, phong phú và chính xác; không mắc các lỗi về kĩ năng, chính tả. 2. Về nội dung kiến thức: Thí sinh phải đáp ứng đợc những yêu cầu sau: a) Giới thiệu vài nét về tác giả và truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi. - Lê Minh Khuê thuộc thế hệ nhà văn bắt đầu sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ. Những tác phẩm đầu tay của cây bút nữ này ra mắt vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX, đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đờng Trờng Sơn. - Truyện Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971. Văn bản đa vào SGK có lợc bớt một số đoạn. b) Ngoại hình và đặc điểm tính cách. b.1. Ngoại hình. - Một cô gái trẻ trung, xinh đẹp: Cũng nh các cô gái mới lớn, Phơng Định là ngời nhạy cảm và luôn quan tâm đến hình thức của mình. Cô tự đánh giá: Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tơng đối mềm, một cái cổ cao,kiêu hãnh nh đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các lái xe bảo: Cô có cái nhìn sao mà xa xăm! - Vẻ đẹp của cô đã hấp dẫn bao chàng trai: Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những th dài gửi đờng dây, làm nh ở cách xa nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hằng ngày. Điều đó làm cô thấy vui và tự hào, nhng cha dành riêng tình cảm cho một ai. b.2. Đặc điểm tính cách. * Vợt lên khó khăn nguy hiểm, dũng cảm ngoan cờng và bình tĩnh ung dung. - Chị cùng với hai cô gái khác là Thao và Nho phải sống và chiến đấu trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đờng Trờng Sơn. Chị phải chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi mình ra giữa vùng trọng điểm đánh phá máy bay địch. Sau mỗi trận bom, chị cũng nh đồng đội của mình phải lao ra trọng điểm, đo và ớc tính khối lợng đất đá bị bom địch đào xới, đếm những quả bom cha nổ và dùng những khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá. Đó là công việc mạo hiểm với cái chết luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm và bình tĩnh lạ thờng. Với Phơng Định và đồng đội của cô, những công việc ấy đã trở thành thờng ngày: Có ở đâu nh thế này khôngchạy về hang. - Mặc dù đã quen công việc nguy hiểm này, thậm chí một ngày có thể phải phá tới năm quả bom, nhng mỗi lần vẫn là một thử thách với thần kinh cho đến từng cảm giác. Từ khung cảnh và không khí chứa đầy căng thẳng đến cảm giác là các anh cao xạ ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình, để lòng dũng cảm ở cô nh đợc kích thích bởi sự tự trọng: Tôi đến gần quả bom đàng hoàng mà bớc tới ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm mà bất ngờ, từng cảm giác của con ngời nh cũng trở nên sắc nhọn hơn: Thỉnh thoảng lỡi xẻngdấu hiệu chẳng lành. - Có lúc chị nghĩ đến cái chết nhng chỉ mờ nhạt còn ý nghĩ cháy bỏng là liệu mìn có nổ, bom có nổ không?Không thì làm thế nào để châm mìn lần thứ hai?. Mục đích hoàn thành nhiệm vụ luôn đợc chị đặt lên trên hết. * Tâm hồn trong sáng. - Giàu tình cảm với đồng chí đồng đội, quê hơng: + Giống nh hai ngời đồng đội trong tổ trinh sát, Phơng Định yêu mến những ngời đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Đặc biệt cô dành tình yêu và niềm cảm phục cho tất cả những ngời chiến sĩ mà hằng đêm cô gặp trên trọng điểm của con đờng vào mặt trận. Chị đã lo lắng, sốt ruột khi đồng đội lên cao điểm cha về. Chị yêu thơng gắn bó với bạn bè nên đã có những nhận xét tốt đẹp về Nho và phát hiện ra vẻ đẹp dễ thơng nhẹ, mát nh một que kem trắng của bạn. Chị hiểu sâu sắc những sở thích và tâm trạng của chị Thao. + Phơng Định là con gái vào chiến trờng nên cũng có một thời học sinh hồn nhiên, vô t bên ngời mẹ với một căn buồng nhỏ ở một đờng phố yên tĩnh trong những ngày thanh bình trớc chiến tranh ở thành phố của mình. Những kỷ niệm ấy luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trờng dữ dội. Nó là niềm khao khát làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trờng. - Lạc quan yêu đời: Vào chiến trờng đã ba năm, làm quen với những thử thách nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết, nhng ở cô cũng nh những đồng đội, không mất đi sự hồn nhiên trong sáng và những mơ ớc về tơng lai: Tôi mê hát thích nhiều. c) Đánh giá. * Khái quát ý nghĩa: - Phơng Định là cô thanh niên xung phong trên tuyến đờng huyết mạch Trờng Sơn những ngày kháng chiến chống Mĩ. Qua nhân vật, chúng ta hiểu hơn thế hệ trẻ Việt Nam những năm tháng hào hùng ấy. - Đó là những con ngời trong thơ Tố Hữu (Xẻ dọc Trờng Sơn đi cứu nớc Mà lòng phơi phới dậy t ơng lai), thơ Chính Hữu (Có những ngày vui sao cả nớc lên đờng Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục ), Phạm Tiến Duật (Bài thơ về tiểu đội xe không kính) . * Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Nghệ thuật nổi bật: + Miêu tả chân thực và sinh động tâm lý nhân vật. + Truyện đợc trần thuật từ ngôi thứ nhất (nhân vật chính Phơng Định) đã tạo thuận lợi để tác giả tập trung miêu tả thế giới nội tâm nhân vật. + Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện. - Nguyên nhân thành công: Phải là ngời trong cuộc và gắn bó yêu thơng mới có thể tả đợc chân thực, sinh động nh vậy. Đề 2: 1. Về hình thức và kĩ năng: Đây là kiểu bài cả thụ và phân tích thơ (nghị luận về một bài thơ). Thí sinh có thể chọn bố cục bài viết một cách sáng tạo khác nhau, nhng việc nghị luận phải hớng vào yêu cầu của đề. Thí sinh phải biết bám sát văn bản ngôn từ, biết phát hiện và thẩm bình các yếu tố nghệ thuật, tránh sa vào tình trạng diễn xuôi ý thơ. Bài viết diễn đạt trong sáng, biểu cảm, hành văn tốt; dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc, phong phú và chính xác; không mắc các lỗi về kĩ năng, chính tả. 2. Về nội dung kiến thức: Thí sinh phải đáp ứng đợc những yêu cầu sau: a) Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nội dung nghị luận (định hớng ở đề bài). b) Phân tích: Từ những định hớng đã nêu trong đề bài, thí sinh cần tập trung phân tích làm nổi bật các ý cơ bản: b1) Gia đình ấm cúng, quê hơng thơ mộng nghĩa tình-cội nguồn sinh dỡng của con (đoạn 1). - Con lớn lên trong tình yêu thơng, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ. Phân tích 4 câu đầu để thấy: từng bớc đi, từng tiếng nói, tiếng cời của con đều đợc cha mẹ chăm chút, mừng vui đón nhận. Chú ý phân tích nghệ thuật điệp cấu trúc, nghệ thuật sử dụng những hình ảnh cụ thể đã giúp nhà thơ tái hiện không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. - Con trởng thành trong cuộc sống lao động, thiên nhiên thơ mộng của quê hơng. Phân tích 3 câu tiếp để thấy cuộc sống lao động cần cù, tơi vui, thơ mộng của "ngời đồng mình" đợc gợi lên qua những hình ảnh đẹp. Chú ý phân tích những hình ảnh: "nan hoa, câu hát", động từ "cài, ken" vừa cụ thể, vừa nói lên sự gắn bó quấn quýt, giọng thơ tha thiết yêu thơng, tự hào "Ngời đồng mình yêu lắm con ơi". - Thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình cho con tâm hồn, lối sống (Rừng cho hoa, con đờng cho những tấm lòng). Chú ý phân tích hình ảnh vừa cụ thể vừa biểu tợng hoa, tấm lòng; điệp từ cho thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên hào phóng mà yêu thơng của rừng núi quê hơng đối với con ngời. - Từ đó, làm nổi bật nhắn nhủ của ngời cha: Mong con biết nâng niu trân trọng những giá trị gia đình, quê hơng, dân tộc mình. b2) Ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hơng và dân tộc, mong con kế thừa xứng đáng truyền thống ấy (đoạn 2). - Ca ngợi ngời đồng mình sống vất vả mà mạnh mẽ, khoáng đạt, bền bỉ, gắn bó với quê hơng dẫu quê hơng còn cực nhọc, đói nghèo. Từ đó cha mong con sống nghĩa tình, chung thủy với quê hơng, nguồn cội, biết chấp nhận và vợt qua gian nan thử thách bằng nghị lực, niềm tin. Phân tích đoạn thơ từ "Ngời đồng mình cực nhọc". Học sinh trong khi làm rõ nội dung trên phải biết bám sát các yếu tố: giọng thiết tha trìu mến thể hiện ở lời gọi mang ngữ điệu cảm thán "Ngời đồng mình thơng lắm con ơi" thấm đợm niềm tự hào về quê hơng và tha thiết yêu con: cách sử dụng những hình ảnh vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa biểu tợng kết hợp với điệp cấu trúc, so sánh "Sống trên đá không chê đá gập ghềnh- Sống trong thung không chê thung nghèo đói- Sống nh sông nh suối- Lên thác xuống ghềnh- Không lo cực nhọc" . thể hiện chân dung tâm hồn con ngời xứ sở và tình cảm của ngời cha. - Ca ngợi ngời đồng mình mộc mạc, hồn nhiên nhng giàu niềm tin và chí khí. Họ có thể thô sơ da thịt nhng không nhỏ bé về tâm hồn, ý chí và mong ớc xây dựng quê hơng (ở đoạn thơ trên, nhà thơ đã từng khẳng định diện tâm hồn của "ngời đồng mình": "Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn". Chính những ngời nh thế, bằng lao động cần cù, nhẫn nại đã làm nên quê hơng với truyền thống, phong tục. Từ đó, cha mong con biết tự hào với truyền thống quê hơng, dặn dò con biết tự tin vững bớc trên mỗi chặng đ- ờng đời. Phân tích đoạn thơ từ "Ngời đồng mình thô sơ da thịt . Nghe con" để làm sáng tỏ nội dung trên. Tơng tự nh đoạn trên, học sinh phải chú ý khai thác các yếu tố nghệ thuật để đến với vẻ đẹp nội dung: giọng thiết tha trìu mến thể hiện ở lời tâm tình dặn dò "Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con; Con ơi; Nghe con"; cách xây dựng những hình ảnh cụ thể mà khái quát, mộc mạc mà giàu chất thơ, rất tiêu biểu cho cách t duy giầu hình ảnh của con ngời miền núi. b3) Đánh giá. - Qua lời nhắn nhủ tâm tình thiết tha, thấm thía của ngời cha, ta đến đợc với tình yêu thơng con, tình yêu gia đình, yêu quê hơng rộng lớn, chân thành của Y Phơng. - Những điều nhà thơ nhắn nhủ tới con về tình gia đình, tình quê hơng suy cho cùng là lời nhắn nhủ và ớc mong con có lẽ sống cao đẹp. Đó là những điều vừa gần gũi vừa thiêng liêng, có ý nghĩa với muôn ngời ở muôn đời. c) Khái quát giá trị, ý nghĩa bài thơ. - Tình cảm gia đình nói chung, tình cha con nói riêng là nguồn cảm hứng quen thuộc trong văn học (học sinh nên biết liên hệ so sánh mở rộng với tác phẩm cùng đề tài, cảm hứng để thấy nét riêng của bài thơ này). - Bài thơ của Y Phơng với giọng thiết tha thấm thía, thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách t duy giàu hình ảnh của con ngời miền núi đã góp phần làm phong phú thêm cho những tác phẩm cùng đề tài, cảm hứng; góp phần làm tơi mới những điều tởng chừng đã cũ, đã quen. Thang điểm và cách cho điểm câu 4: - Điểm 5-6: Đáp ứng yêu cầu, cảm thụ tốt văn viết có cảm xúc, có thể mắc vài sai sót nhỏ. - Điểm 4: Cơ bản đáp ứng yêu cầu, diễn đạt tốt cơ thể mắc vài sai sót nhỏ. - Điểm 3: Đáp ứng 1/2 yêu cầu, diễn đạt cha thật tốt nhng rõ ràng, dễ hiểu có mắc vài sai sót nhỏ. - Điểm 1-2: Cha nắm vững đề hầu nh chỉ bàn luận chung chung. Bố cục lộn xộn mắc nhiều lỗi diễn đạt dùng từ. - Điểm 0: Không hiểu đề sai lạc cả về nội dung và phơng pháp. *Lu ý chung: - Trên đây là những gợi ý về thang mức điểm, các giám khảo cần cân nhắc từng trờng hợp cụ thể để cho điểm cho phù hợp. - Điểm của bài thi là tổng điểm của các câu cộng lại cho điểm từ điểm 0 đến điểm 10, điểm toàn bài lẻ đến 0,25 điểm, không làm tròn. - Sau khi chấm điểm từng câu, giám khảo cân nhắc để cho điểm toàn bài một cách hợp lý, đảm bảo đánh giá đúng trình độ thí sinh. . Phòng GD&ĐT Tam Đảo Trờng THCS Tam Đảo ------------------------ Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Năm học 2009 2 010 Môn thi: Ngữ văn Thời gian. Ngời coi thi không giải thích gì thêm. Phòng GD&ĐT Tam Đảo Trờng THCS Tam Đảo ------------------------ Hớng dẫn chấm thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT

Ngày đăng: 19/08/2013, 09:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w