LỜI CẢM ƠNTrong quá trình học tập, nghiên cứu, khảo sát và triển khai đề tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp
Trang 2LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THÙY LINH
THÁI NGUYÊN - 2015
I I
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kếtquả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trong bất
kỳ một công trình nào khác
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn
Bùi Thái An
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, khảo sát và triển khai đề tài: “Quản lý
hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên” tác giả đã nhận được sự động viên,
khuyến khích và tạo điều kiện giúp đỡ nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, của các thầygiáo, cô giáo, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp và gia đình
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
- Các thầy giáo, cô giáo, Khoa Tâm lý giáo dục, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ
và chuyên viên các phòng chức năng của Trường Đại học Sư phạm - Đại học TháiNguyên đã trực tếp giảng dạy, quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quátrình học tập và nghiên cứu Đặc biệt em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS Lê Thùy Linh, người trực tếp hướng dẫn đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ, góp ý
để em hoàn thành luận văn này
- Ban Giám đốc, lãnh đạo và cán bộ, chuyên viên các phòng, ban chức năng
Sở giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên; Ban Giám đốc và các thầy giáo, cô giáo các trungtâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡtận tình cho tôi qua việc cung cấp số liệu, tư vấn khoa học trong quá trình thực hiện
đề tài
Mặc dù cố gắng rất nhiều trong việc nghiên cứu, song do thời gian và kinhnghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế, đề tài không tránh khỏi những khiếmkhuyết
Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy (cô), các bạn đồng nghiệp
và những người quan tâm đến đề tài này để luận văn của tôi được hoàn chỉnh hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015
Tác giả luận văn
Trang 5Bùi Thái An
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Ý nghĩa khoa học và thực tễn của đề tài 5
9 Cấu trúc luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN 6
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
10 1.2.1 Quản lý 10
1.2.2 Quản lý giáo dục và quản lý giáo dục thường xuyên 12
1.2.3 Dạy học tích hợp 14
1.2.4 Năng lực dạy học tích hợp 16
1.2.5 Bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp 17
Trang 71.3 Hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trungtâm giáo dục thường xuyên 18
Trang 81.3.1 Sự cần thiết phải tích hợp trong dạy học, ý nghĩa và vai trò của dạy học
tích hợp 18
1.3.2 Yêu cầu đối với hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trung tâm GDTX trong xu hướng đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay 20
1.3.3 Mục têu bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trung tâm GDTX 21
1.3.4 Nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trung tâm GDTX 22
1.3.5 Phương pháp và hình thức bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên các trung tâm GDTX 24
1.3.6 Đánh giá năng lực DHTH của giáo viên trong hoạt động bồi dưỡng 26
1.4 Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên 30
1.4.1 Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng 30
1.4.2.Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng 32
1.4.3 Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng 33
1.4.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng 34
1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trung tâm GDTX 35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 37
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN TỈNH THÁI NGUYÊN 38
2.1 Khái quát chung về các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 38
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 38
2.1.2 Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên của các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 40
2.1.3 Một số thành tích đã đạt được của các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 43
2.2 Một số vấn đề chung về khảo sát thực trạng 44
Trang 92.2.1 Mục đích khảo sát 44
2.2.2 Nội dung khảo sát 44
2.2.3 Đối tượng khảo sát 44
2.2.4 Phương pháp khảo sát 45
2.3 Kết quả khảo sát thực trạng 46
2.3.1 Thực trạng năng lực DHTH của GV các trung tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Thái Nguyên 46
2.3.2 Thực trạng bồi dưỡng năng lực năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện của tỉnh Thái Nguyên 48
2.3.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 70
2.3.5 Đánh giá chung về thực trạng 72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 74
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC DẠY HỌC TÍCH HỢP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN TỈNH THÁI NGUYÊN 75
3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
75 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích 75
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện
75 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
76 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 76
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, chất lượng và hiệu quả 77
3.2 Đề xuất biện pháp bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợp cho giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 77
3.2.1 Tăng cường nâng cao nhận thức của CBQL và GV các trung tâm GDTX về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH 77
3.2.2 Đổi mới cách thức xác định nhu cầu, nội dung bồi dưỡng và xây dựng kế
Trang 10hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV phù hợp với điều kiện thực tế của cáctrung tâm GDTX 81
Trang 11h t t p : / / www l r c - t nu e d u v n /
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN
3.2.3 Đổi mới xây dựng chương trình bồi dưỡng, đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng và đổi mới phương pháp bồi dưỡng năng lực DHTH theo hướng tích cực
hóa người học, gắn tự bồi dưỡng với nghiên cứu khoa học 85
3.2.4 Tăng cường đầu tư kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH Xây dựng các chính sách để khuyến khích động viên GV các trung tâm GDTX tích cực tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực DHTH 91
3.2.5 Đổi mới phương thức đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trung tâm GDTX 94
3.3 Mối quan hệ của các biện pháp 98
3.4 Khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 99
3.4.1 Mục đích khảo sát 99
3.4.2 Nội dung khảo sát 99
3.4.3 Phương pháp khảo sát 99
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 100
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 107
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 108
1 Kết luận 108
2 Khuyến nghị 109
2.1 Bộ Giáo dục và Đào tạo 109
2.2 UBND tỉnh Thái Nguyên 109
2.3 Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Nguyên 110
2.4 Các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 110
2.5 Giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 PHỤ LỤC
Trang 12DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BDGV : Bồi dưỡng giáo viên BDTX
: Bồi dưỡng thường xuyên CBGV :
Cán bộ giáo viên
CBQL : Cán bộ quản lý
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa
DHTH : Dạy học tích hợp DHPH
: Dạy học phân hóa GDCN :
Giáo dục chuyên nghiệp GDĐT :
Giáo dục và Đào tạo GDTX : Giáo
dục thường xuyên GDTrH : Giáo dục
Trang 13DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Mạng lưới trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 38Bảng 2.2: Khái quát thực trạng về cơ sở vật chất của các trung tâm GDTX cấp huyện
tỉnh Thái Nguyên 39
Bảng 2.3: Thực trạng về số lượng, trình độ đào tạo Ban giám đốc của các trung
tâm GDTX cấp huyện, tỉnh Thái Nguyên 40Bảng 2.4 : Tổng hợp cơ cấu đội ngũ của các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh
Thái Nguyên 41Bảng 2.5: Thực trạng về trình độ đào tạo của giáo viên và CBQL các trung tâm
GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 42Bảng 2.6: Thành tựu về công tác giảng dạy lao động hướng nghiệp dạy nghề
phổ thông giai đoạn 2010 - 2015 43Bảng 2.7: Số lượng học viên theo học chương trình GDTX cấp THPT tại các
trung tâm GDTX giai đoạn 2010 -2015 44Bảng 2.8: Thực trạng năng lực DHTH của GV các trung tâm GDTX cấp huyện
tỉnh Thái Nguyên 47Bảng 2.9: Thực trạng nhận thức của CBQL và GV các trung tâm GDTX cấp huyện
tỉnh Thái Nguyên về sự cần thiết của việc bồi dưỡng năng lực DHTH
48
Bảng 2.10: Thực trạng nhận thức của CBQL và GV các trung tâm GDTX cấp huyện
tỉnh Thái Nguyên về vai trò, ý nghĩa của DHTH 51
Bảng 2.11: Thực trạng nhận thức về yêu cầu đối với hoạt động bồi dưỡng năng lực
DHTH cho GV các trung tâm GDTX cấp huyện của tỉnh Thái Nguyên 54Bảng 2.12 Thực trạng xác định mục têu bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo
viên các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 56Bảng 2.13: Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trung
tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 58Bảng 2.14: Thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trung
tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 60
Trang 14Bảng 2.15: Thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các
trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 61Bảng 2.16 : Thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trung
tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 65Bảng 2.17: Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trung
tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 67Bảng 2.18: Thực trạng kiểm tra đánh giá bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV
các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 69Bảng 2.19: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng
lực DHTH cho GV các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 71Bảng 3.1 Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp 100Bảng 3.2 Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đề xuất 101Bảng 3.3 Đánh giá về mức độ phù hợp giữa mức độ cần thiết với mức độ khả
thi của các biện pháp 105
Trang 15DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 1.1: Mô hình về quản lý 11
Sơ đồ 1.2: Các chức năng của quản lý 12
Sơ đồ 1.3: Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho giáo viên
các trung tâm giáo dục thường xuyên 35Biểu đồ 2.1: Thực trạng nhận thức của CBQL và GV các trung tâm GDTX cấp huyện
tỉnh Thái Nguyên về sự cần thiết của việc bồi dưỡng năng lực
DHTH 49Biểu đồ 2.2: Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trung
tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 59Biểu đồ 2.3: Thực trạng hình thức và phương pháp bồi dưỡng năng lực DHTH
cho GV các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 64Biểu đồ 2.4: Thực trạng lập kế hoạch bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trung
tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 65
Biểu đồ 2.5: Thực trạng chỉ đạo bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trung
tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên 69Hình 3.1 Quy trình xây dựng chương trình bồi dưỡng năng lực DHTH 87Biểu đồ 3.1 Biểu đồ biểu diễn tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi
của các biện pháp đề xuất 106
Trang 16GV là tổ chức, điều khiển người học nắm vững, hình thành kỹ năng ở từng môn họcriêng rẽ với yêu cầu của xã hội đòi hỏi người học phải biết thu thập, chọn lọc, xử lýthông tn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau và vận dụng vào thực tễn cuộc
sống
Dạy học theo hướng tích hợp là một xu thế trong dạy học hiện đại củanhiều nước phát triển nhằm giải quyết triệt để hai mâu thuẫn nêu trên Quan điểmtếp cận tích hợp cho phép xem xét các sự vật hiện tượng một cách tổng thể, tếtkiệm thời gian học tập và tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từngphương diện kiến thức, đồng thời còn phát triển ở người học tư duy biện chứng, khảnăng thông hiểu và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt DHTH giúp người họckết hợp tri thức của các môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theonhiều cách khác nhau vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và bền vữnghơn
1.2 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: “Phát triển giáo dục là quốcsách hàng đầu Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩnhoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơchế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ GV và CBQL là khâu then chốt ” [9, tr.130-131] Và khi đề cập tới chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn
2011 - 2020 đã xác định một trong các khâu đột phá chiến lược là: “Phát triển nhanhnguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mớicăn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân” [9, tr.106] Đối với GDĐT, nhân tố conngười chính là đội ngũ GV và CBQL các cấp Trong đó, đội ngũ GV là người trựctếp thực hiện các mục têu chiến lược phát triển GDĐT, là nhân tố quyết định chấtlượng của giáo dục Điều đó được khẳng định tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương
Trang 17Đảng lần thứ II (Khóa VIII): “ GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” và đưa ragiải pháp thực hiện đó là: “Thực hiện chương trình BDTX, bồi dưỡng chuẩn hóa, nângcao phẩm chất năng lực cho đội ngũ GV” [8].
Trang 18Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ nội dung, phương pháp dạy học và kiểmtra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của HStrên tnh thần Nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đàotạo DHTH là xu hướng mới trong đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổthông Việt Nam hiện nay nhằm mở rộng vốn học vấn phổ thông cho người học đồngthời giảm tải, tạo tính chủ động tích cực cho HS trong quá trình học tập với nhữngvấn đề định hướng nhận thức theo chủ đề Ngay từ năm học 2012 - 2013, Bộ GDĐTchỉ đạo các Sở GDĐT: “so sánh các nội dung giữa các môn học để tếp tục chỉ đạothực hiện nội dung dạy học theo hướng tích hợp” “khuyến khích GV dạy học theohướng tích hợp”, tổ chức cuộc thi: “dạy học theo chủ đề tích hợp” dành cho GV cáctrường THPT, GV các trung tâm GDTX, tổ chức tập huấn cho GV cốt cán về DHTH
1.3 Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số NQ/TW đã đặt ra những yêu cầu mới về năng lực của người GV - đó là năng lựcDHTH Trên thực tế, GV ở các trường THPT nói chung và GV dạy học chương trìnhGDTX cấp THPT ở các trung tâm GDTX tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã có ý thức và đãtến hành lồng ghép, tích hợp trong dạy học (ví dụ: DHTH kỹ năng sống, tích hợp giáodục pháp luật, ) nhưng quá trình thực hiện còn lúng túng và hiệu quả dạy học tíchhợp chưa cao Nguyên nhân chính là năng lực DHTH của GV còn nhiều hạn chế Điềunày đòi hỏi cần thiết phải có những biện pháp bồi dưỡng để phát triển năng lựcDHTH cho GV Thực tiễn cho thấy, hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học, bồi dưỡngnăng lực DHTH cho GV vừa là mục tiêu vừa là giải pháp căn bản trong việc nâng caochất lượng dạy học ở các cấp học nói chung và cấp THPT nói riêng, nhằm đạt mục têuphát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay
29-1.4 Trong những năm qua, nhằm khắc phục hạn chế trong phương pháp giáodục, đội ngũ CBQL các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâmđến xu hướng đổi mới của giáo dục hiện nay và tập trung vào xây dựng các biện phápnâng cao chất lượng GV, chất lượng dạy học, trong đó hoạt động bồi dưỡng và pháttriển năng lực dạy học, bồi dưỡng và phát triển năng lực DHTH cho GV là một trongnhững ưu tên được quan tâm đặc biệt, là yêu cầu khách quan của sự phát triển giáodục, là cơ sở và tền đề quan trọng cho việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục,thực hiện tốt định hướng đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục
Trang 19Vì vậy, nghiên cứu công tác quản lý trong việc bồi dưỡng năng lực DHTH cho
GV trong các trung tâm GDTX, nhằm đề ra các biện pháp quản lý đồng bộ có tính
Trang 20khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trong thời kỳ đổi mới là cầnthiết và quan trọng.
Từ những phân tích lý luận và thực tễn trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề
tài: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tch hợp cho giáo viên các
trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên”.
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tễn khảo sát, đánh giá thực trạng hoạtđộng bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trung tâm GDTX và công tác quản lýtrong hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trung tâm GDTX cấp huyệntỉnh Thái Nguyên, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lựcDHTH cho GV các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Quản lý hoạt động BDGV của các trung tâmGDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lựcDHTH cho GV các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
4 Giả thuyết khoa học
Trong những năm qua, công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTHcho GV các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quảnhất định Tuy nhiên, trong quá trình quản lý còn tồn tại những bất cập, chưa thực
sự đáp ứng yêu cầu đổi mới nâng cao chất lượng dạy học Nếu đề xuất và thực hiệnđược các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trungtâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên một cách khoa học, đồng bộ, khả thi sẽ nângcao được hiệu quả quản lý góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trung tâmGDTX
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTHcho GV các trung tâm GDTX
5.2 Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV
ở các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
Trang 215.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTHcho GV các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên.
Trang 226 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Việc khảo sát đánh giá thực trạng năng lực DHTH và thực trạng quản lý hoạtđộng bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trung tâm GDTX được tến hành khảo sát,điều tra trong phạm vi các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên, GV dạyhọc chương trình GDTX - cấp THPT của các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh TháiNguyên GV dạy các chương trình khác đề tài không có điều kiện nghiên cứu
- Đề tài sử dụng các số liệu thống kê trong giai đoạn 2010-2015 để nghiên cứu
7 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chứng tôi sử dụng và phối hợp các phương phápnghiên cứu sau đây:
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Để có cơ sở lý luận, làm nền tảng cho việc nghiên cứu đề tài chúng tôi đã hệthống, thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu khoa học, các văn bảnChỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ và các văn bản có liên quan đến đề tài đểxây dựng cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tễn
7.2.1 Phương pháp điều tra: Điều tra bằng phiếu hỏi trên đối tượngchuyên viên Sở GDĐT Thái Nguyên, CBQL và GV của các trung tâm GDTX cấp huyệntỉnh Thái Nguyên để mô tả thực trạng của vấn đề nghiên cứu
7.2.2 Phương pháp quan sát: Chúng tôi quan sát hoạt động dạy họcchương trình GDTX - cấp THPT của GV các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh TháiNguyên để thu thập thông tin về thực trạng của vấn đề nghiên cứu
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn: Chúng tôi trao đổi, trò chuyện với CBQL và
GV của các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên để tìm hiểu về thực trạngcủa vấn đề nghiên cứu
7.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu giáo án, kếhoạch giảng dạy, sổ bồi dưỡng của GV của các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnhThái Nguyên để thu thông tn về thực trạng
7.2.5 Phương pháp chuyên gia: Hỏi ý kiến chuyên gia, các đồng nghiệp, cácnhà quản lý để xác định tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất
7.3 Các phương pháp bổ trợ
Trang 23Sử dụng các công thức toán thống kê để phân tích định lượng và định tính cáckết quả nghiên cứu.
Trang 248 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV cáctrung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy họctích hợp cho giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tích hợpcho giáo viên ở các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học tíchhợp cho giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện tỉnh Thái Nguyên
Trang 25bộ thư viện BDGV thường có 2 loại: bồi dưỡng lấy chứng chỉ và bồi dưỡng nângcao nghiệp vụ Mỗi chương trình bồi dưỡng thường kéo dài 30 ngày hoặc lâu hơn.Chương trình bồi dưỡng được phân loại phù hợp với mục đích bồi dưỡng, bao gồm:bồi dưỡng chung, bồi dưỡng về soạn thảo chương trình giảng dạy, bồi dưỡng nănglực dạy học người thiết kế chương trình sẽ quyết định nội dung và thời gian chomỗi khóa bồi dưỡng [12,tr.60-61].
Ở Nhật Bản, việc bồi dưỡng và đào tạo lại cho GV và CBQL giáo dục lànhiệm vụ bắt buộc đối với người lao động sư phạm Bộ Giáo dục tổ chức các lớp tậphuấn ở trung ương để bồi dưỡng cho Hiệu trưởng, Hiệu phó, GV tư vấn các bộ môn,hằng năm gửi khảng 5000 GV ra nước ngoài để học nhằm mục đích mở rộng tầmnhìn, nâng cao ý thức ngề nghiệp Bộ Giáo dục cung cấp kính phí bồi dưỡng GV cấptỉnh, Ban Giáo dục tỉnh lên kế hoạch và thúc đẩy việc BDGV Từ năm 1989, NhậtBản quan tâm đặc biệt việc BDGV tập sự mới được bổ nhiệm trong các trường quốclập, kể cả trường dành cho trẻ em khuyết tật Chương trình huấn luyện GV tập sự
Trang 26được rải ra trong một năm học với tổng số ít nhất 90 ngày, trong đó 60 ngày là thờigian ở trường để GV tập sự, các GV tư vấn chỉ dẫn về giảng dạy và không ít hơn 30
Trang 27ngày tham gia các buổi giảng bài, hội thảo, thực hành Một loại bồi dưỡng khác là cáclớp học trực tiếp đáp ứng nhu cầu học tập của GV ở những cương vị khác nhau nhưHiệu trưởng, Hiệu phó, GV tư vấn [25,tr.19].
Pháp là một trong những nước có chính sách rất thiết thực về đào tạo lại
và BDTX cho GV Tất cả GV đều phải tham gia học tập đầy đủ các nội dung chươngtrình về nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn theo quy định Trong bài viết
“Những đổi mới gần đây trong đào tạo, bồi dưỡng sử dụng GV trung học ở một sốnước”, tác giả Trần Bá Hoành có nêu 49 nguyên tắc mới cho giáo dục của Bộ Giáodục quốc gia Pháp có đề cập đến hoạt động BDGV: Mỗi GV được hưởng ít nhất cho
35 giờ cho công tác đào tạo tếp tục hằng năm, thực hiện ngoài giờ trực và giờlên lớp Tăng cường làm việc theo nhóm GV để chia sẻ và học hỏi lẫn nhau Chú trọngviệc đào tạo bồi dưỡng các nhà quản lý giáo dục [17]
Ở Mỹ, người ta coi trọng phát triển nghề nghiệp cho GV là một quá trình pháttriển cá nhân liên tục thông qua các chương trình, các hoạt động các dự án đượcthiết kế để tăng cường thực hành phát triển nghề nghiệp Ngày nay, dựa vàoInternet việc phát triển nghề nghiệp có thêm phương tện thuận lợi Các Bang đều
có trang Web của Bộ Giáo dục đưa ra các chương trình miễn phí online và các hộithảo online để giúp GV phát triển nghề nghiệp liên tục trong quá trình dạy học [25,tr.20]
Ở Phần Lan, nghề dạy học được xã hội rất coi trọng Công tác BDGV được tổchức rất công phu và do nhiều cơ quan thực hiện Mỗi trường đại học đều cómột trung tâm BDGV và mỗi địa phương đều có một trường đại học mùa hè tổ chứcnhiều khóa BDGV Ngoài ra, còn có Học viện mở, Học viện dân sự cũng mở các lớp
bổ túc cho GV Hệ thống bổ túc GV nhằm đảm bảo cho GV liên tục được cặp nhật kiếnthức và phương pháp giảng dạy mới nhất [25,tr 21]
Tại Australia, bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV rất được quan tâm, các nhànghiên cứu đưa ra các têu chí quan trọng của dạy học tích hợp, bao gồm: việc học vànghiên cứu các môn học khác nhau, có thời khóa biểu linh động, GV giảng dạy theonhóm, quá trình học lấy HS làm trung tâm, có sự tương tác về trình độ giữa HS với
HS, giữa HS và GV, và giữa GV với nhau Các kỹ năng, năng lực DHTH của GV rất được
đề cao: GV đảm nhiệm chương trình tích hợp cần có kinh nghiệm và kiến thức của
Trang 28nhiều môn học Kinh nghiệm và kiến thức của GV giúp việc giảng dạy các kĩ năng,kiến thức cho học viên luôn tối ưu trong thời gian dạy học tích hợp đã được thiết
kế [21] Bồi dưỡng năng lực DHTH như thế nào? phải làm gì để GV thích nghi
Trang 29với DHTH? Câu hỏi này được các nhà khoa học giáo dục như Virtue, Wilson, Ingramnghiên cứu và đưa ra các giải pháp như sau: Nếu như GV chưa quen với DHTH, GV cầnbắt đầu với những bài giảng ngắn, liên kết vài vấn đề đơn giản từ các môn học Dựatrên đánh giá của HS, GV tếp tục phát triển và hoàn thiện hơn trình độ DHTH củamình với độ phức hợp cao hơn [21]
- Từ năm 1993, Bộ GDĐT tổ chức các chương trình BDTX theo chu kỳ 3 nămcho GV cấp THPT (chu kỳ BDTX 1993-1996; chu kỳ BDTX 1997-2000; chu kỳ BDTX2001-2004)
- Từ năm 2006, Bộ GDĐT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV dạy lớp 10chương trình sách giáo khoa mới theo quy trình 2 cấp: Bộ GDĐT giao các trường(khoa) sư phạm trực tiếp bồi dưỡng GV cốt cán các môn học của các địa phương và
Sở GDĐT sử dụng GV cốt cán các môn học đã được tập huấn bồi dưỡng cho tất cảcác GV thực hiện chương trình sách giáo khoa mới
- Hiện nay, để nâng cao chất lượng GDĐT đặt ra yêu cầu trong công tác đàotạo, bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên và coi đây là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của mỗi cán bộ, GV trong toàn ngành giáo dục Mỗi GV phải bồidưỡng 120 tết/ năm học, với 3 khối kiến thức chính tập trung vào (i) phát triển nănglực chuyên môn theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn và thực hiện nhiệm vụ nămhọc theo cấp học với dung lượng chiếm khoảng 25% chương trình (khoảng 30 tết/năm học) (ii) tăng cường năng lực cho GV trong việc hiện các nhiệm vụ giáo dục theocấp học ở từng địa phương với dung lượng khoảng 25% chương trình (khoảng 30tết/ năm học) và (iii) phát triển các năng lực lao động nghề nghiệp cho GV để đápứng chuẩn nghề nghiệp với dung lượng khoảng 50% (khoảng 60 tết/ năm học) Vớicác hình thức bồi dưỡng: BDTX bằng tự học của GV, BDTX tập trung, BDTX theo hìnhthức học tập từ xa (qua mạng Internet)[4]
Trang 30Luật Giáo dục năm 2005 là văn bản pháp lý cao nhất của Nhà nước ta, quyđịnh sự hoạt động thống nhất, toàn diện trong hệ thống giáo dục quốc dân, nhằmtăng
Trang 31cường hiệu lực quản lý Nhà nước về giáo dục Đối với các trung tâm GDTX - Quychế tổ chức và hoạt động của trung tâm GDTX, ban hành theo Quyết định số01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng Bộ GDĐT là cẩm nang trongviệc chỉ đạo thực hiện mục têu giáo dục và định hướng cho việc xây dựng đội ngũ
GV các trung tâm GDTX theo phương châm đào tạo kết hợp với sử dụng, BDGV trên
cơ sở đề cao việc tự học và tự bồi dưỡng của GV [3]
Để tạo hành lang pháp lý cho BDGV mầm non, phổ thông và GDTX, quy chếBDTX GV mầm non, phổ thông và GDTX đã được Bộ trưởng Bộ GDĐT ký banhành ngày 10/7/2012 (Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT) Theo tinh thần quy chế,triển khai công tác BDTX được thực hiện kết hợp theo cả hai hướng là từ trên xuống
và từ dưới lên Bộ GDĐT, sở GDĐT, phòng GDĐT chỉ đạo các nội dung bắt buộcnhằm phát triển giáo dục của ngành, địa phương nhưng trong đó GV vẫn được đềxuất và lựa chọn nội dung BDTX theo nhu cầu phát triển chuyên môn liên tục của cánhân mỗi GV, hỗ trợ họ nâng cao mức độ đáp ứng so với Chuẩn nghề nghiệp và pháttriển chuyên môn liên tục [4]
Việc tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng BDGV luôn là mối quan tâmcủa các nhà làm công tác giáo dục, đặc biệt là cấp quản lý Có thể nêu ra một số tácgiả sau đây mà công trình nghiên cứu của họ đã góp phần mạnh mẽ nâng cao chấtlượng BDGV như: Tác giả Nguyễn Minh Đường (1996) “Bồi dưỡng và đào tạo độingũ nhân lực trong điều kiện mới”, có đề cập đến bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũnhân lực, trong đó có đào tạo và bồi dưỡng lại GV; Tác giả Phạm Quang Huân (1999)
“Nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV phổ thông”, tạpchí phát triển giáo dục số 1, Tác giả Nguyễn Tấn Phát (2000) "Tự học, tự bồi dưỡngsuốt đời trở thành một quy luật", tạp chí Tự học tháng 8/2000; Tác giả Trần BáHoành (2002) “Bồi dưỡng tại chỗ và bồi dưỡng từ xa”
Tại hội thảo “DHTH và DHPH ở trường trung học - Giải pháp đáp ứng yêu
cầu chương trình và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015” do Viện Nghiên cứu
Giáo dục - Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh tổ chức, các báo cáo và ý kiến thảo luận,đóng góp xoay quanh các nội dung chính: Phân tích thực trạng GV đối với vấn đềDHTH-DHPH; Phân tích những năng lực cần có của người giáo viên khi DHTH-
Trang 32DHPH; Những phương pháp dạy học phù hợp để GV sử dụng DHTH-DHPH; Đánh giáhọc sinh như thế nào là phù hợp khi DHTH-DHPH; Cụ thể tác giả Phạm Thị
Trang 33Kim Anh trong bài viết “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên như thế nào để đáp ứng yêucầu dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015” đã đưa ranhững cơ sở lý luận và thực tễn năng lực cần có của GV trong DHTH, đề xuất các giảipháp trong đào tạo và bồi dưỡng GV để đáp ứng yêu cầu DHTH Các tác giảNguyễn Thị Ngọc Linh và Trần Thị Nâu trong bài viết “Một số năng lực chủ yếu giáoviên cần có trong DHTH và DHPH” đã nêu cụ thể những năng lực chung và năng lựcriêng cần thiết để dạy học theo hướng tích hợp và DHPH đáp ứng với yêu cầu hiệnnay [24]
Xác định hệ thống năng lực dạy học tích hợp, xây dựng Bộ têu chuẩn đánhgiá năng lực DHTH nhằm giúp GV tự đánh giá và các nhà quản lý đánh giá năng lựcDHTH của GV đã được một số tác giả đề cập đến, như tác giả Nguyễn Thị Yên với đềtài luận văn thạc sỹ: “Xây dựng bộ têu chuẩn đánh giá năng lực dạy học tích hợpcủa giáo viên trong dạy học sinh học 12 - Trung học Phổ thông” [46]…
Tuy vậy, với đặc trưng của từng vùng miền, việc ứng dụng các vấn đề lý luận
về BDGV vẫn chưa được thể hiện rõ nét, ít có các công trình nghiên cứu thực tế vềhoạt động bồi dưỡng năng lực DHTH cho GV, đặc biệt là bồi dưỡng năng lực DHTHcho GV các trung tâm GDTX, đây là một vấn đề cần phải được làm sáng tỏ hơn vềmặt lý luận và thực tễn Những nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả nêutrên đã đề cập rất nhiều đến vai trò và tầm quan trọng của việc BDGV, đồng thờicũng đưa ra được nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như chất lượnghoạt động BDGV Tuy nhiên, vấn đề bồi dưỡng năng lực DHTH và quản lý hoạt độngbồi dưỡng năng lực DHTH cho GV các trung tâm GDTX vẫn chưa được quan tâmnghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống
Do đó khi triển khai nghiên cứu đề tài: "Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng
lực DHTH cho GV các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnh Thái Nguyên” chúng tôi mong
muốn đề tài nghiên cứu này có giá trị lý luận và thực tễn góp phần nâng cao chấtlượng dạy học ở các trung tâm GDTX cấp huyện tỉnhThái Nguyên
1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Quản lý
Quản lý là một hoạt động đặc biệt bao trùm lên các mặt của đời sống xã hội, lànhân tố không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Trang 34Khái niệm quản lý được hiểu theo nhiều cách và dù trải qua nhiều thế hệ nghiên cứu
và phát triển quản lý (F.W.Taylor, A.Fayol, A.I.Berg, Paul, Hersey, Kenneth
Trang 35Blanchard, P.Drucker, A.Church v.v.) nhưng chưa cách giải thích nào được chấpnhận hoàn toàn Đa số định nghĩa xuất phát từ quan điểm cục bộ, ví dụ từ quản
lý kinh doanh, quản lý tổ chức v.v Điều đó là khách quan, vì không có khái niệmnào bao quát hết mọi lĩnh vực quản lý mà đều đúng Chẳng hạn:
Trong cuốn “Quản lý nguồn nhân lực”, tác giả Paul Hersey và Kent Blanchardcho rằng “Quản lý là một quá trình cùng làm việc giữa nhà quản lý và người bị quản
lý nhằm thông qua hoạt động của cá nhân, của nhóm, huy động các nguồn lựckhác để đạt mục têu của tổ chức” [dẫn qua 32]
Tác giả Phạm Minh Hạc viết “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch củachủ thể quản lý đến tập thể người lao động (nói chung là khách thể quản lý),nhằm thực hiện các mục têu dự kiến” [13, tr.24]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì “Quản lý là quá trình gây tác động của chủthể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục têu chung” [1, tr.16]
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì “Quản lý là quá trìnhđạt đến mục têu của tổ chức bằng cách vận dụng tối ưu các chức năng kế hoạch, tổchức, chỉ đạo, kiểm tra” [6, tr.1]
Từ những quan niệm khác nhau của các nhà khoa học về khái niệm quản lý,
chúng tôi cho rằng: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có tính hướng đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý, bao gồm nhiều giải pháp khác nhau, thông qua cơ chế quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục têu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.
Bản chất của quản lý được thể hiện ở sơ đồ 1.1:
Chủ thể quản lý Khách thể quản lý
Mục tiêu quản lýNội dung
quản lý phương pháp Công cụ,
quản lý
Sơ đồ 1.1: Mô hình về quản lý
Trang 36Hoạt động quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vậndụng các chức năng quản lý bao gồm: Kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra Bốn chứcnăng của quản lý quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau và tạo thành chutrình quản lý Mỗi chức năng có vai trò, vị trí riêng trong chu trình quản lý Thông tin
là mạch máu của quản lý
Các chức năng của hoạt động quản lý được thể hiện ở sơ đồ 1.2:
Tác giả Trần Kiểm cho rằng “quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kếhoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm đảmbảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng nhữngquy luật chung của xã hội, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em” [23]
Tại nước ta, “mục đích cuối cùng của quản lý giáo dục là tổ chức giáo dục cóhiệu quả để đào tạo ra lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biếtsống và biết phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và xã hội”[44]
Vì vậy có thể định nghĩa khái niệm quản lý giáo dục như sau: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục), nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà điểm hội
Trang 37tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục têu dự kiến, tến lên trạng thái mới về chất” [30, tr.35].
1.2.2.2 Quản lý giáo dục thường xuyên
Cơ sở GDTX thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nên chịu sự quản lý Nhà nướctrực tếp từ Bộ GDĐT Hệ thống phân cấp quản lý tổ chức thực hiện từ trung ươngđến cơ sở như sau:
- Quản lý nhà nước cấp trung ương: Bộ GDĐT thông qua Vụ GDTX
- Cấp tỉnh (thành phố) và tương đương: Sở GDĐT thông qua phòng GDTX.Các bộ phận GDTX thuộc các trường đại học, cao đẳng và các trường dạy nghề
- Cấp huyện: Phòng GDĐT qua bộ phận GDTX, các trung tâm GDTX
- Cấp xã (phường): Trung tâm học tập cộng đồng
Ngoài hệ thống tổ chức nêu trên, cơ sở GDTX được thực hiện bởi mạng lướiđược quy định tại Điều 46, Luật Giáo dục năm 2005 [33] Cơ sở GDTX bao gồm:
a.Trung tâm GDTX được tổ chức tại cấp tỉnh và cấp huyện
b.Trung tâm học tập cộng đồng được tổ chức tại các xã, phường, thị trấn
Quyết định số 01/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/01/2007 của Bộ trưởng BộGDĐT quy định: “Trung tâm GDTX là cơ sở GDTX của hệ thống giáo dục quốc dân.Trung tâm GDTX có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng”
Nhiệm vụ của trung tâm GDTX được quy định như sau [3]:
- Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục: chương trình xóa mù chữ vàgiáo dục tếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của ngườihọc, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồidưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; chương trình giáo dục thườngxuyên cấp THCS và THPT
- Điều tra nhu cầu học tập trên địa bàn, xác định nội dung học tập, đề xuất với
Sở GDĐT, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức họcphù hợp với từng loại đối tượng
- Tổ chức dạy và thực hành kỹ thuật nghề nghiệp, các hoạt động lao động sảnxuất và các hoạt động khác phục vụ học tập
- Nghiên cứu, tổng kết rút kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động nhằm nângcao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống GDTX
Trang 38- Tổ chức các lớp học theo các chương trình GDTX cấp THCS và THPT riêng chocác đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kếhoạch hằng năm của địa phương.
Trong khuôn khổ đề tài này, cơ sở GDTX được triển khai nghiên cứu là trung tâm
GDTX cấp huyện, với nhiệm vụ: tổ chức thực hiện các chương trình GDTX cấp THPT
1.2.3 Dạy học tch hợp
1.2.3.1 Tích hợp
Trong tiếng Anh, tích hợp được viết là “integraton” một từ gốc Latin (integer)
có nghĩa là “whole” hay “toàn bộ, toàn thể” Có nghĩa là sự phối hợp các hoạt độngkhác nhau, các thành phần khác nhau của một hệ thống để bảo đảm sự hài hòa chứcnăng và mục têu hoạt động của hệ thống ấy
Theo Từ điển Giáo dục học thì: “Tích hợp là hành động liên kết các đối tượngnghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhautrong cùng một kế hoạch giảng dạy” Kế hoạch giảng dạy ở đây cần được hiểu trongmột phạm vi rộng, từ kế hoạch giảng dạy của một chương trình đến kế hoạch giảngdạy của một môn học, kế hoạch giảng dạy của bài học [15, tr.384- 385]
- Tác giả Trần Trung Ninh: “Tích hợp chương trình giảng dạy là tạo mối liên hệchặt chẽ giữa các môn học khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, hình thành hệthống kiến thức thống nhất, từ đó bồi dưỡng năng lực khoa học và kỹ năng sống chohọc sinh, tạo hứng thú và động lực cho việc học” [28]
- Tác giả Dương Tiến Sỹ: “Tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệthống các kiến thức (khái niệm) thuộc các môn học khác nhau thành một nội dungthống nhất, dựa trên cơ sở các mối quan hệ về lý luận và thực tễn được đề cậptrong các môn học đó” [37,tr.27]
Tiếp thu các quan điểm về tích hợp của các nhà nghiên cứu một cách khách
quan, theo chúng tôi: Khái niệm tích hợp có thể hiểu một cách khái quát là sự hợp nhất hay là sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới - một thể thống nhất dựa trên những nét bản chất nhất của các đối tượng thành phần, chứ không phải là một phép cộng đơn giản các thuộc tính của thành phần ấy Không thể gọi là tích hợp
Trang 39nếu các tri thức, kỹ năng chỉ được tác động một cách riêng rẽ, không có sự liên kết, phối hợp với nhau trong lĩnh hội nội dung hay giải quyết một vấn đề, tình huống.
Trang 40Trong lĩnh vực dạy học: Tích hợp là sự lồng ghép, sự kết hợp những nội dungcác môn học hoặc các phân môn trong một môn học theo những cách khác nhau:
- Cách một tích hợp các môn học trên nội dung riêng rẽ thành môn học mới
- Cách hai tích hợp không tạo nên môn học mới; để hình thành và phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề thực tễn linh hoạt cho học sinh
1.2.3.2 Dạy học tích hợp
DHTH các khoa học được UNESCO định nghĩa là "một cách trình bày cáckhái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tưtưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vựckhoa học khác nhau" (Hội nghị phối hợp trong chương trình của UNESCO, Paris 1972)[16]
- Theo Xaviers Roegirs: “Khoa sư phạm tích hợp là một quan niệm về quátrình học tập trong đó toàn thể các quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinhnhững năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinhnhằm phục vụ cho quá trình học tập tương lai, hoặc hoà nhập học sinh vào cuộcsống lao động Khoa sư phạm tích hợp làm cho quá trình học tập có ý nghĩa”[35,tr.24]
- Theo tác giả Nguyễn Văn Khải: “DHTH tạo ra các tình huống liên kết trithức các môn học, đó là cơ hội phát triển các năng lực của học sinh Khi xây dựng cáctình huống vận dụng kiến thức, học sinh sẽ phát huy được năng lực tự lực, phát triển
tư duy sáng tạo” [22]
- Tác giả Đỗ Mạnh Cường quan niệm: “DHTH là quá trình dạy học mà ở đó
các thành phần năng lực được tích hợp với nhau trên cơ sở các tình huống cụthể trong đời sống để hình thành năng lực của người học” [5]
Các định nghĩa trên nêu rõ mục đích của DHTH là hình thành và phát triểnnăng lực của người học Đồng thời các định nghĩa cũng nêu rõ, các thành phần thamgia tích hợp là loại tri thức hoặc các thành tố của quá trình dạy học
Chúng tôi quan niệm:“DHTH là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực