1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Sinh học 10 bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

6 472 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 66 KB

Nội dung

- Vào chương mới: GV chiếu hình quá trình phát triển phôi thai ở người và hỏi:Em có nhận xét gì về sự gia tăng số lượng tế bào qua các giai đoạn khác nhau của phôi thai người?. Qua các g

Trang 1

BÀI 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ

TRÌNH NGUYÊN PHÂN

I Mục tiêu:

1 Kiến thức: Học sinh cần

- Nêu được chu kì tế bào

- Mô tả được các giai đoạn khác nhau của chu kì

- Trình bày được các kì của nguyên phân

- Nêu được quá trình phân bào được điều khiển như thế nào và những rối loạn trong quá trình điều hòa phân bào sẽ gây nên những hậu quả gì

- Nêu được ý nghĩa của nguyên phân

2 Kĩ năng :

- HS phân biệt được sự biến đổi của NST qua các kì của quá trình nguyên phân

3 Giáo dục :

- Học sinh về ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với sinh vật trong sinh sản

và di truyền

II Chuẩn bị:

- Các hình vẽ nguyên phân sách giáo khoa và hình minh họa khác cho bài giảng

- Phiếu học tập số 1 và số 2

- Máy chiếu, máy tính xách tay

III Phương pháp dạy học:

- Trực quan + Vấn đáp + Hoạt động nhóm

IV Trọng tâm bài giảng:

- Đặc điểm của các pha và các kì của quá trình nguyên phân và ý nghĩa

V Tổ chức các hoạt động dạy và học:

1 ổn định lớp:

2 Kiểm tra bài cũ: (Không KT)

3 Bài mới:

Trang 2

- Vào chương mới: GV chiếu hình quá trình phát triển phôi thai ở người và hỏi:

Em có nhận xét gì về sự gia tăng số lượng tế bào qua các giai đoạn khác nhau của phôi thai người? (Qua các giai đoạn phát triển phôi thai người thì số lượng tế bào tăng)

- GV: Nguyên nhân của sự gia tăng số lượng tế bào là do tế bào đã sinh ra tế bào sau bằng cách phân bào Vậy phân bào là gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu:

Bài 18 CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN

Hoạt động của GV và HS Nội dung

GV: Chiếu hình về quá trình

nguyên phân của tế bào

- Thế nào là chu kì tế bào?

Hs: kết hợp quan sát hình trên máy

chiếu và tìm hiểu thông tin phần I

SGK trang 71 để trả lời

Gv: Chiếu hình 18.1 chu kì tế bào

và ví dụ:

- TB phôi sớm: 20 phút/lần

- TB ruột: 6 giờ/lần

- TB gan: 6 tháng/lần Hỏi: Em có

nhận xét gì về chu kì tế bào ở các

mô và cơ quan khác nhau của cùng

một cơ thể?

Gv: Chiếu hình ảnh của gan bình

thường

và giảng giải: Tế bào gan ở người 6

tháng phân chie một lần, mục đích

của sự phân chia tế bào là tạo ra

các tế bào con khỏe mạnh để thay

thế các tế bào già yếu nhằm duy trì

chức năng của gan Vậy phải có

yếu tố nào đó điều khiển để tế bào

gan cứ sau 6 tháng lại phân bào

một lần, yếu tố đó chính là tín hiệu

điều hoafchu kì tế bào Tín hiệu

này có thể ở trong hoặc ở ngoài tế

bào

Gv Chiếu hình ung thư gan và

giảng giải: Khi tín hiệu điều hòa bị

I Chu kì tế bào:

- Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần

phân bào

- Chu kì tế bào ở các mô và cơ quan khác nhau của cùng một cơ thể thì khác nhau

- Chu kì tế bào được điều khiển bởi các tín hiệu bên trong cũng như bên ngoài của tế bào nhằm đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể

Trang 3

mất tác dụng thì tế bào sẽ thoát

khỏi cơ chế điếu hòa khi đó tế bào

sẽ phân chia liên tục tạo thành khối

u gọi là ung thư

Gv Chiếu hình 18.1 chu kì tế

bào.Chu kì tế bào gồm hai giai

đoạn là kì trung gian và quá trình

nguyên phân, trong đó kì trung gian

chiếm phần lớn thời lượng của tế

bào Ví dụ tế bào người nuôi cấy

trong ống nghiệm có chu kì 24h thì

kì trung gian chiếm 23 h còn quá

trình nguyên phân chỉ chiếm có 1

h.Vậy tại sao kì trung gian lại

chiếm thời lượng lớn như vậy?

Gv: Chiếu hình 18.1 chu kì tế bào

và hỏi:

Gv: Quan sát sơ đồ hình 18.1 và

cho biết trong kì trung gian được

chia thành những pha nào?

Hs: Kì trung gian được chia thành

3 pha là ( pha G1; S; G2)

Gv: Em hãy cho biết nhiệm vụ của

pha G1?

Hs: Tìm hiểu Thông tin phần I sgk

trang 71 trả lời

Gv: Em hãy cho biết nhiệm vụ của

pha S?

Hs: Tìm hiểu Thông tin phần I sgk

trang 71 trả lời

Gv: chiếu hình NST kép và giảng

giải cho học sinh: mỗi NST đơn tự

nhân đôi thành một NST kép gồm 2

Croomatit (nhiễm sắc tử) dính với

nhau ở tâm động

Gv: Em hãy cho biết nhiệm vụ của

pha G2?

Hs: Tìm hiểu Thông tin phần I sgk

- Nếu chu kì tế bào bị trục trặc thì cơ thể sẽ lâm bệnh VD: bệnh ung thư

1 Kì trung gian

- Kì trung gian được chia làm ba pha là pha G1; Pha S; pha G2

* Pha G1: Tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho

sự sinh trưởng của tế bào

* Pha S: Là pha nhân đôi AND và nhiễm sắc thể

* Pha G2: Tế bào tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình phân bào

Trang 4

trang 71 trả lời.

Gv: Sau khi tế bào chuẩn bị xong

về cơ sở vật chất thì nó tiến hành

nguyên phân như thế nào? Chúng

ta cùng tìm hiểu phần 2

Gv: Quá trình nguyên phân lại

được chia làm 2 giai đoạn là: Phân

chia nhân và phân chia tế bào

chất.chúng ta chuyển sang phần a

phân chia nhân

Gv Em hãy quan sát hình 18.2

sgk trang 73 hỏi: trong quá trình

phân chia nhân được chia thành

những kì nào?

Hs: Quan sát hình 18.2 sgk trang

73 và tìm hiểu thông tin phần

nguyên phân để trả lời

Gv: Chiếu hình a,b,c của hình 18.2

sgk/73 giải thích các kí hiệu trong

hình vẽ sau đó hỏi: Em hãy cho biết

các sự kiện xảy ra trong kì đầu?

Hs: Quan sát hình ,thảo luận và trả

lời

GV: Chiếu hình kì giữa của nguyên

phân hỏi: Em hãy cho biết các sự

kiện xảy ra ở kì giữa?

Hs: Quan sát hình ,thảo luận và trả

lời

GV: Chiếu hình kì sau của nguyên

phân hỏi: Em hãy cho biết các sự

kiện xảy ra ở kì sau?

Hs: Quan sát hình ,thảo luận và trả

lời

GV: Chiếu hình kì cuối của nguyên

2 Quá trình nguyên phân

a Phân chia nhân:

- Phân chia nhân được chia làm 4 kì là: kì đầu; kì giữa; kì sau; kì cuối

* Kì đầu:

- NST kép co xoắn

- màng nhân dần dần biến mất

- Thoi phân bào dần xuất hiện

* Kì giữa:

- Các NST co xoắn cực đại tập trung ở mặt phẳng xích đạo, NSt kép đính với dây tơ vô sắc tại tâm động

*Kì sau:

- Các NS tử tách nhau ở tâm động và di chuyển theo dây tơ vô sắc về 2 cực của tế bào

Trang 5

phân hỏi: Em hãy cho biết các sự

kiện xảy ra ở kì cuối?

Hs: Quan sát hình, thảo luận và trả

lời

Gv: Khi nào tế bào chất thực hiện

quá trình phân chia?

HS: Sau khi vật chất di truyền phân

chia xong

Gv: chiếu hình về sự phân chia tế

bào chất ở tế bào động vật và tế bào

thực vật

hỏi: Giữa TBTV và TBĐV phân

chia tế bào chất khác nhau như thế

nào ?

HS: quan sát hình chiếu và tìm

hiểu thông tin phần 2 sgk trang 74

trả lời

GV: Tại sao lại có sự khác nhau

đó?

Hs: Có sự khác nhau đó là vì thành

của tế bào thực vật được cấu tạo từ

xenlulozơ rất bền vững nên không

thể thắt lại giống ở tế bào động vật

Gv: Như vậy kết quả của nguyên

phân là tạo hai tế bào con giống hệt

nhau, hãy giải thích do đâu nguyên

phân lại có thể tạo ra được hai tế

bào con có bộ nhiễm sắc thể giống

y hệt tế bào mẹ?

Hs: Thảo luận và trả lời

Gv: Chỉnh sửa: có hai nguyên nhân

cơ bản là sự tự nhân đôi của NST ở

pha S trong kì trung gian và sự

phân ly của nhiễm sắc thể ở kì cuối

của quá trình nguyên phân

Gv: Quá trình nguyên phân có ý

nghĩa như thế nào ?

Gv Chiếu hình phân bào ở động vật

đơn bào

HS: Quan sát hình chiếu, thảo luận

và trả lời

*Kì cuối:

- NST dãn xoắn

- Màng nhân xuất hiện

- Thoi phân bào dần biến mất

b Phân chia tế bào chất:

- Ở TBĐV màng TB co thắt lại ở vị trí mặt phẳng xích đạo cho tới khi tạo thành 2 tế bào con

- Ở TBTV hình thành vách ngăn ở mặt phẳng xích đạo chia tế bào mẹ thành 2 TB con

III ý nghĩa của quá trình nguyên phân:

1 ý nghĩa sinh học:

- Với sinh vật nhân thực đơn bào; nguyên phân

là cơ chế sinh sản

- Với sinh vật nhân thực đa bào: làm tăng số

Trang 6

Gv Chiếu hình nguyên phân ở động

vật đa bào?

HS: Quan sát hình chiếu, thảo luận

và trả lời

Gv: chiếu hình giâm; chiết; ghép,

nuôi cấy mô hỏi: Quá trình nguyên

phân được ứng dụng vào trong thực

tiễn sản xuất như thế nào ?

HS: Quan sát hình chiếu, thảo luận

và trả lời

lượng TB giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển

- Giúp cơ thể tái sinh các mô hay TB bị tổn thương

2 ý nghĩa thực tiễn:

- ứng dụng để giâm, chiết, ghép cành…

- Nuôi cấy mô có hiệu quả cao

VI.Củng cố:

1 Giáo viên hướng dẫn học sinh chơi trò chơi ô chữ

2 Nếu còn thời gian giáo viên chiếu nội dung ba câu hỏi trắc nghiệm sau

để củng cố

Câu 1: Trong nguyên phân, các NST co xoắn và xuất hiện thoi vô sắc làm phương

tiện chuyên chở, xảy ra ở:

Câu 2: Bộ NST sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu ở kì giữa của nguyên phân các

thoi vô sắc bị phá vỡ?

A NST không tự nhân đôi, không phân li về 2 cực tế bào

B NST không tự nhân đôi, phân li về 2 cực tế bào

C NST tự nhân đôi, không phân li về 2 cực tế bào Bộ NST 2n tăng lên 4n *

D NST tự nhân dôi, phân li về 2 cực tế bào

Câu 3: Có 1 tế bào sinh dưỡng nguyên phân 3 lần liên tiếp thì số tế bào con là bao

nhiêu?

A 23 = 8 *

B 2.3 = 6

C (2+3).10 = 20

D (23 - 1) - 1 = 70

3 Hưỡng dẫn về nhà

- Học bài theo nội dung câu hỏi sách giáo khoa

- Đọc trước nội dung bài mới sách giáo khoa

VI Rút kinh nghiệm:

Ngày đăng: 07/01/2019, 15:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w