1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Kế hoạch kiểm tra đánh giá học kì II hóa học 11

31 897 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 724,3 KB

Nội dung

Tài liệu này bao gồm: 1. Xây dựng Kế hoạch kiểm tra đánh giá Học kỳ II, môn Hóa học, lớp 11: chương trình cơ bản 2. Thiết kế công cụ đánh giá hoạt độngsản phẩm học tập 1. Nhiệm vụ của học sinh 1.1. Đề bài 1.2. Phân công nhiệm vụ 1.3. Sản phẩm 1.4. Thời gian thực hiện 1.5. Bộ câu hỏi định hướng 2. Mục tiêu dạy học sẽ được đánh giá thông qua nhiệm vụ 3. Tiêu chí đánh giá sản phẩm 4. Rubric đánh giá sản phẩm

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

- -

TIỂU LUẬN

Học phần: Đánh giá trong giáo dục

(EAM1001 4)

Giảng viên hướng dẫn: ThS Lê Thị Hoàng Hà

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Hằng

Mã sinh viên: 15010311

Lớp: QH – 2015 – S Ngành: Sư phạm Hóa học

Trang 2

MỤC LỤC

Lời cảm ơn 1

NỘI DUNG I Xây dựng Kế hoạch kiểm tra đánh giá Học kỳ II, môn Hóa học, lớp 11: chương trình cơ bản 2

1 Bảng kế hoạch kiểm tra đánh giá học kỳ II , môn Hóa học, lớp 11: chương trình cơ bản 2

2 Xây dựng đề kiểm tra học kỳ II, môn Hóa học, lớp 11: chương trình cơ bản 14

2.1 Bản đặc tả 14

2.2 Đề kiểm tra 17

2.3 Đáp án 20

II Thiết kế công cụ đánh giá hoạt động/sản phẩm học tập 21

1 Nhiệm vụ của học sinh 21

1.1 Đề bài 21

1.2 Phân công nhiệm vụ 21

1.3 Sản phẩm 21

1.4 Thời gian thực hiện 21

1.5 Bộ câu hỏi định hướng 21

2 Mục tiêu dạy học sẽ được đánh giá thông qua nhiệm vụ 22

3 Tiêu chí đánh giá sản phẩm 23

4 Rubric đánh giá sản phẩm 25

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ

dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Sự giúp đỡ ấy vô cùng quý giá đối với chúng em trên con đường tiến tới thành công

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn cô Lê Thị Hoàng Hà đã tận tâm hướng dẫn chúng em thực hiện tiểu luận Nếu không có những hướng dẫn, dạy bảo của cô thì em nghĩ đề tài này của em sẽ rất khó có thể hoàn thiện được

Kiến thức của em còn hạn chế và nhiều bỡ ngỡ Do vậy, những thiếu sót là điều chắc chắn không thể tránh khỏi, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn để kiến thức của em trong tiểu luận này nói riêng và kiến thức về kỹ năng giao tiếp nói chung được hoàn thiện hơn

Sau cùng, em xin kính chúc các thầy cô thật dồi dào sức khỏe, thành công trong sư nghiệp cao quý để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau

Em xin chân thành cám ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Hằng

Trang 4

NỘI DUNG

I Xây dựng Kế hoạch kiểm tra đánh giá Học kỳ II, môn Hóa học, lớp 11: chương trình cơ bản

Thời gian thực hiện: Cả năm: 35 tuần (70 tiết)

Học kì I: 18 tuần (36 tiết) (2 tiết/tuần) Học kì II: 17 tuần (34 tiết) (2 tiết/tuần)

1 Bảng kế hoạch kiểm tra đánh giá học kỳ II , môn Hóa học, lớp 11: chương trình

cơ bản

Mục tiêu chung 1 Kiến thức:

– Nêu được khái niệm các hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ

– Gọi tên được các hợp chất hữu cơ theo tên thông thường, tên hệ thống (tên gốc – chức, tên thay thế)

– Xác định được đồng phân của các hợp chất hữu cơ

– Phân loại được các hợp chất hữu cơ (hidrocacbon và dẫn xuất) theo thành phần nguyên tố, nhóm chức

– Giải thích được tính chất vật lý và tính chất hóa học đặc trưng của các hợp chất hữu cơ

– Thực hiện được các thí nghiệm cơ bản và an toàn thể hiện tính chất hóa học của các hợp chất hóa học

– Vận dụng được các phương pháp: chưng cất thường, chiết, kết tinh để tách biệt và tinh chế một số chất hữu cơ trong cuộc sống – Trình bày được ứng dụng của từng loại hợp chất hữu cơ trong đời sống và sản xuất

– Nhận biết và điều chế được các hơp chất hữu cơ quan trọng trong cuộc sống

2 Kỹ năng:

– Viết và cân bằng được phương trình hóa học của các phản ứng hữu cơ

– Giải được các dạng bài tập về các hợp chất hữu cơ

– Thực hiện thành thạo các thí nghiệm hữu cơ đơn giản

Trang 5

3 Thái độ:

– Hứng thú và yêu thích môn học và các môn khoa học khác – Có ý thức sử dụng phòng thí nghiệm, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cẩn thận, đảm bảo an toàn

– Sử dụng các đồ vật được cấu tạo từ hợp chất hữu cơ trong cuộc sống một cách hợp lí, tiết kiệm, sáng tạo

4 Góp phần hình thành và phát triển năng lực:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học – Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học – Năng lực tính toán

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo – Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống – Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Chương 5: HIĐROCACBON NO Thời gian giảng dạy 2,5 tuần/ 5 tiết

Nội dung chi tiết Tiết 37, 38: Ankan

Tiết 39: Xicloankan Tiết 40: Luyện tập: Ankan và xicloankan Tiết 41: Bài thực hành số 3: Điều chế và tính chất của metan

Mục tiêu dạy học 1 Kiến thức:

– Trình bày được khái niệm, cấu trúc, ứng dụng, công thức chung của ankan, xicloankan

– Gọi được tên của một số ankan, xicloankan cụ thể (C1–C10) – Trình bày được nguồn hidrocacbon và ankan chính là dầu mỏ; thành phần ankan trong các phân đoạn chưng cất dầu mỏ

– Giải thích được các tính chất vật lý và hóa học đặc trưng của ankan, xicloankan

– Trên cơ sở tính chất của ankan và xicloankan, liên hệ được các ứng dụng của chúng trong thực tiễn

– Mô tả được các phương pháp điều chế ankan, xicloankan trong

Trang 6

– Giải thích được các phương pháp nhận biết ankan và xicloankan

– Phân biệt được ankan và xicloankan

2 Kỹ năng:

– Viết và cân bằng được phương trình hóa học các phản ứng hữu

cơ của ankan, xicloankan – Giải được các dạng bài tập về ankan, xicloankan – Thực hiện thành thạo các thí nghiệm phân tích định tính, điều chế và tử tính chất của ankan

3 Thái độ:

– Hứng thú và yêu thích môn học và các môn khoa học khác – Có ý thức sử dụng phòng thí nghiệm, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cẩn thận, đảm bảo an toàn

– Có ý thức bảo vệ môi trường và đưa ra các giải pháp ngăn chặn khí thải ankan độc

4 Góp phần hình thành và phát triển năng lực:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học – Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học – Năng lực tính toán

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo – Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống – Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Đánh giá quá trình Thời gian đánh giá Trong từng tiết học

Mục tiêu đánh giá Đánh giá khả năng nhận thức các kiến

thức đã được học ở bài trước của học sinh

Hình thức KTDG Bài tập về nhà, kiểm tra miệng, phiếu học

tập trong giờ học, nhiệm vụ theo nhóm

Tỷ trọng điểm Hệ số 1

Đánh giá tổng kết Thời gian đánh giá Tuần thứ 20 - Tiết 40

Mục tiêu đánh giá Đánh giá khả năng nhận thức kiến thức và

Trang 7

vận dụng các kĩ năng đã được học trong chương 5

Hình thức KTDG Bài trắc nghiệm nhanh 15 phút (Bài số 1)

Tiết 47: Luyện tập: Hidrocacbon không no Tiết 48: Bài thực hành số 4: Điều chế và tính chất của etilen và axetilen

Mục tiêu dạy học 1 Kiến thức:

– Trình bày được khái niệm, cấu trúc, ứng dụng, công thức chung của anken, ankadien

– Gọi được tên của một số anken, ankadien cụ thể (C1–C10)

– Giải thích được các tính chất vật lý và hóa học đặc trưng của anken, ankadien

– Trên cơ sở tính chất của anken và ankadien, liên hệ được các ứng dụng của chúng trong thực tiễn

– Mô tả được các phương pháp điều chế anken, ankadien trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

– Giải thích được các phương pháp nhận biết anken, ankadien – Phân biệt được anken, ankadien với các hợp chất hữu cơ đã học

2 Kỹ năng:

– Viết và cân bằng được phương trình hóa học các phản ứng hữu

cơ của anken, ankadien

– Giải được các dạng bài tập về anken, ankadien

– Thực hiện thành thạo các thí nghiệm điều chế và thử tính chất của etilen và axetilen

Trang 8

3 Thái độ:

– Hứng thú và yêu thích môn học và các môn khoa học khác – Có ý thức sử dụng phòng thí nghiệm, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cẩn thận, đảm bảo an toàn

– Sử dụng hợp lí và an toàn các sản phẩm polime và cao su được sản xuất từ anken, ankadien trong cuộc sống

4 Góp phần hình thành và phát triển năng lực:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học – Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học – Năng lực tính toán

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo – Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống – Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Đánh giá quá trình Thời gian đánh giá Trong từng tiết học

Mục tiêu đánh giá Đánh giá khả năng nhận thức các kiến

thức đã được học ở bài trước của học sinh

Hình thức KTDG Bài tập về nhà, kiểm tra miệng, phiếu học

tập trong giờ học, nhiệm vụ theo nhóm

Tỷ trọng điểm Hệ số 1

Đánh giá tổng kết Thời gian đánh giá Tuần thứ 24 - Tiết 47

Mục tiêu đánh giá Đánh giá khả năng nhận thức kiến thức và

vận dụng các kĩ năng đã được học trong chương 6

Hình thức KTDG Bài tập dự án nhóm (Bài số 1)

Tỷ trọng điểm Hệ số 1

Hoạt động KTĐG giữa học kỳ Thời gian đánh giá Tuần thứ 25 - Tiết 49: Kiểm tra 1 tiết

Mục tiêu đánh giá 1 Kiến thức:

– Nội dung 1: Hidrocacbon no

– Nội dung 2: Hidrocacbon không no

Trang 9

2 Kĩ năng:

– Viết và cân bằng phương trình hóa học

– Giải các dạng bài tập xác định CTPT, viết CTCT và gọi tên các hợp chất hidrocacbon no và không no

– Giải bài toán hữu cơ về các hợp chất hidrocacbon no và không

no

3 Thái độ:

– Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập

Hình thức KTDG Bài kiểm tra 40 câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Tỷ trọng điểm Hệ số 2

Chương 7: HIĐROCACBON THƠM- NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN

Thời gian giảng dạy 2,5 tuần/ 5 tiết

Nội dung chi tiết Tiết 50, 51: Benzen và đồng đẳng của benzen – Một số

hidrocacbon thơm khác Tiết 52: Luyện tập: Hidrocacbon thơm Tiết 53: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên Tiết 54: Hệ thống hoá về hidrocacbon

Mục tiêu dạy học 1 Kiến thức:

– Trình bày được khái niệm, cấu trúc, ứng dụng, công thức chung của benzen và 1 số hidrocacbon thơm khác

– Gọi được tên của một số benzen và 1 số hidrocacbon thơm cụ thể

– Giải thích được các tính chất vật lý và hóa học đặc trưng của benzen và 1 số hidrocacbon thơm khác

– Trên cơ sở tính chất của benzen và 1 số hidrocacbon thơm, liên

hệ được các ứng dụng của chúng trong thực tiễn

– Nêu được tác hại của các hidrocacbon thơm đối với sức khỏe con người

– Mô tả được các phương pháp điều chế benzen và 1 số hidrocacbon thơm trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

Trang 10

– Giải thích được các phương pháp nhận biết benzen và 1 số hidrocacbon thơm khác

– Phân biệt được benzen và hidrocacbon thơm với các hợp chất hữu cơ đã học

– Hệ thống hóa được kiến thức về các loại Hidrocacbon

2 Kỹ năng:

– Viết và cân bằng được phương trình hóa học các phản ứng hữu

cơ của benzen và 1 số hidrocacbon thơm khác

– Giải được các dạng bài tập về benzen và 1 số hidrocacbon thơm khác

3 Thái độ:

– Hứng thú và yêu thích môn học và các môn khoa học khác – Có ý thức sử dụng phòng thí nghiệm, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cẩn thận, đảm bảo an toàn

– Ý thức được tác hại của các hidrocacbon thơm đối với sức khỏe con người, sử dụng các đồ vật cấu tạo từ hidrocacbon thơm một cách an toàn

4 Góp phần hình thành và phát triển năng lực:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học – Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học – Năng lực tính toán

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo – Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống – Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Đánh giá quá trình Thời gian đánh giá Trong từng tiết học

Mục tiêu đánh giá Đánh giá khả năng nhận thức các kiến

thức đã được học ở bài trước của học sinh

Hình thức KTDG Bài tập về nhà, kiểm tra miệng, phiếu học

tập trong giờ học, nhiệm vụ theo nhóm

Tỷ trọng điểm Hệ số 1

Trang 11

Đánh giá tổng kết Thời gian đánh giá Tuần thứ 27 - Tiết 54

Mục tiêu đánh giá Đánh giá khả năng nhận thức kiến thức và

vận dụng các kĩ năng đã được học trong chương 7

Mục tiêu dạy học 1 Kiến thức:

– Trình bày được khái niệm, cấu trúc, ứng dụng, công thức chung của dẫn xuất halogen, ancol, phenol

– Gọi được tên của một số dẫn xuất halogen, ancol, phenol cụ thể – Giải thích được các tính chất vật lý và hóa học đặc trưng của dẫn xuất halogen, ancol, phenol

– Trên cơ sở tính chất của dẫn xuất halogen, ancol, phenol, liên hệ được các ứng dụng của chúng trong thực tiễn

– Mô tả được các phương pháp điều chế dẫn xuất halogen, ancol, phenol trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

– Phân biệt được dẫn xuất halogen, ancol, phenol với các hợp chất hữu cơ đã học

– Giải thích được các phương pháp nhận biết dẫn xuất halogen, ancol, phenol

2 Kỹ năng:

– Viết và cân bằng được phương trình hóa học các phản ứng hữu

cơ của dẫn xuất halogen, ancol, phenol

Trang 12

– Giải được các dạng bài tập về dẫn xuất halogen, ancol, phenol – Thực hiện thành thạo các thí nghiệm thử tính chất của etanol, glixerol và phenol

3 Thái độ:

– Hứng thú và yêu thích môn học và các môn khoa học khác – Có ý thức sử dụng phòng thí nghiệm, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cẩn thận, đảm bảo an toàn

– Ý thức được tác hại của việc sử dụng các hợp chất chlorofluorocarbon (CFC) trong công nghệ làm lạnh, từ đó đề xuất các phương án bảo vệ tầng ozone; tác hại của việc lạm dụng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật

– Ý thức được tác hại của việc lạm dụng rượu bia và đồ uống có cồn Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh đối với bản thân

4 Góp phần hình thành và phát triển năng lực:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học – Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học – Năng lực tính toán

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo – Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống – Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Đánh giá quá trình Thời gian đánh giá Trong từng tiết học

Mục tiêu đánh giá Đánh giá khả năng nhận thức các kiến

thức đã được học ở bài trước của học sinh

Hình thức KTDG Bài tập về nhà, kiểm tra miệng, phiếu học

tập trong giờ học, nhiệm vụ theo nhóm

Tỷ trọng điểm Hệ số 1

Đánh giá tổng kết Thời gian đánh giá Tuần thứ 30 - Tiết 47

Mục tiêu đánh giá Đánh giá khả năng nhận thức kiến thức và

vận dụng các kĩ năng đã được học trong

Trang 13

chương 8

Hình thức KTDG Bài trắc nghiệm nhanh 15 phút (Bài số 2)

Tỷ trọng điểm Hệ số 1

Hoạt động KTĐG giữa học kỳ Thời gian đánh giá Tuần thứ 31 - Tiết 61: Kiểm tra 1 tiết

Mục tiêu đánh giá 1 Kiến thức:

– Nội dung 1: Hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon thiên nhiên

– Nội dung 2: Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol

2 Kĩ năng:

– Viết và cân bằng phương trình hóa học

– Giải các dạng bài tập xác định CTPT, viết CTCT và gọi tên các hợp chất hidrocacbon thơm, dẫn xuất halogen, ancol, phenol – Giải bài toán hữu cơ về các hợp chất hidrocacbon thơm, dẫn xuất halogen, ancol, phenol

3 Thái độ:

– Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập

Hình thức KTDG Bài kiểm tra 40 câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn

Tỷ trọng điểm Hệ số 2

CHƯƠNG 9: ANĐEHIT – XETON - AXIT CACBOXYLIC Thời gian giảng dạy 4 tuần/ 8 tiết

Nội dung chi tiết Tiết 62,63: Andehit – Xeton

Tiết 64,65: Axit cacboxylic Tiết 66,67: Luyện tập: Andehit – Xeton – Axit cacboxylic Tiết 68: Bài thực hành số 6: Tính chất của Andehit – Axit cacboxylic

Tiết 69: Ôn tập học kì II

Mục tiêu dạy học 1 Kiến thức:

– Trình bày được khái niệm, cấu trúc, ứng dụng, công thức chung của andehit, xeton, axit cacboxylic

– Gọi được tên của một số andehit, xeton, axit cacboxylic cụ thể

Trang 14

– Giải thích được các tính chất vật lý và hóa học đặc trưng của andehit, xeton, axit cacboxylic

– Trên cơ sở tính chất của andehit, xeton, axit cacboxylic, liên hệ được các ứng dụng của chúng trong thực tiễn

– Mô tả được các phương pháp điều chế andehit, xeton, axit cacboxylic trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

– Giải thích được các phương pháp nhận biết andehit, xeton, axit cacboxylic

– Phân biệt andehit, xeton, axit cacboxylic với các hợp chất hữu

cơ đã học

2 Kỹ năng:

– Viết và cân bằng được phương trình hóa học các phản ứng hữu

cơ của andehit, xeton, axit cacboxylic

– Giải được các dạng bài tập về andehit, xeton, axit cacboxylic – Thực hiện thành thạo các thí nghiệm thử tính chất của andehit, axit cacboxylic

3 Thái độ:

– Hứng thú và yêu thích môn học và các môn khoa học khác – Có ý thức sử dụng phòng thí nghiệm, hóa chất và dụng cụ thí nghiệm cẩn thận, đảm bảo an toàn

4 Góp phần hình thành và phát triển năng lực:

– Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học – Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học – Năng lực tính toán

– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo – Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống – Năng lực tự chủ và tự học

– Năng lực giao tiếp và hợp tác

Đánh giá quá trình Thời gian đánh giá Trong từng tiết học

Mục tiêu đánh giá Đánh giá khả năng nhận thức các kiến

thức đã được học ở bài trước của học sinh

Trang 15

tập trong giờ học, nhiệm vụ theo nhóm

Tỷ trọng điểm Hệ số 1

Đánh giá tổng kết Thời gian đánh giá Tuần thứ 34 - Tiết 67

Mục tiêu đánh giá Đánh giá khả năng nhận thức kiến thức và

vận dụng các kĩ năng đã được học trong chương 9

Hình thức KTDG Bài tập dự án nhóm (Bài số 3)

Tỷ trọng điểm Hệ số 1

Bài thi cuối học kỳ Thời gian đánh giá Tuần thứ 35 - Tiết 70: Thi học kì II

Mục tiêu đánh giá 1 Kiến thức:

– Nội dung 1: Hidrocacbon no

– Nội dung 2: Hidrocacbon không no

– Nội dung 3: Hidrocacbon thơm – Nguồn hidrocacbon thiên nhiên

– Nội dung 4: Dẫn xuất halogen – Ancol – Phenol

– Nội dung 5: Andehit – Xeton – Axit cacboxylic

2 Kĩ năng:

– Viết và cân bằng phương trình hóa học

– Giải các dạng bài tập xác định CTPT, viết CTCT và gọi tên các hợp chất hữu cơ

– Giải bài toán hữu cơ về các hợp hữu cơ

3 Thái độ:

– Rèn luyện tính cẩn thận, nghiêm túc trong học tập

Hình thức KTDG Bài kiểm tra 50% trắc nghiệm khách quan, 50% tự luận

Tỷ trọng điểm Hệ số 3

Ngày đăng: 06/01/2019, 12:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w