1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Vai trò của shibusawa eiichi (1840 1931) trong nền kinh tế nhật bản cận đại (luận văn thạc sỹ)

112 349 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 3,43 MB

Nội dung

Những tư tưởng đó cũng như các sách lược kinh tế mà Shibusawa Eiichi áp dụng đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của bản thân ông, từ đó tạo ra bước ngoặt vô cùng quan trọng trong sự phá

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ Luận văn th ạc sĩ tốt nghi ệp chuyên ngành Châu Á học với đề tài “ Vai trò của Shibusawa Eiichi (1840 – 1931) trong nền kinh tế Nhật Bản cận đại” là công trình nghiên cứu của riêng tôi , được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Thị Thu Giang

Mọi trích dẫn trong Lu ận văn này đều được ghi nguồn đầy đ ủ, cụ thể Luận văn này không trùng lặp với bất cứ nội dung luận văn nào đã công bố

Tác giả

Nguyễn Thị Hảo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên , em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn TS Phạm Thị Thu Giang đã tận tình hướng dẫn , chỉ bảo, khích lệ, động viên em trong suốt quá trình thực hi ện luận văn t hạc sĩ với

đề tài “Vai trò của Shibusawa Eiichi (1840 - 1931) trong nền kinh tế Nhật Bản cận đại”

Nhân đây, em cũng xin bày tỏ lòng b iết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo Bộ môn Nhật Bản ho ̣c, Khoa Đông phương ho ̣c, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn , Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà N ội đã chỉ da ̣y , quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình ho ̣c t ập, nghiên cứu và tạo điều kiện để em được có cơ hội được ho ̣c tập và giao lưu ta ̣i Nhật Bản

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo ta ̣i trường Đại học Tokyo (Nhật Bản), đặc biệt là PGS TS Shimizu Takashi cùng với các thầy cô giáo trong chương trình Zensho, Đại học Tokyo đã chỉ dạy, quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian em lưu học tại trường

Ngoài ra, để có thể thực hiện đề tài này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp

đỡ từ GS Shimada Masakazu – Giáo sư Đại học Bunkyo Gakuin, cũng chính là tác giả của nhiều cuốn sách cũng như công trình nghiên cứu về Shibusawa Eiichi (1840 – 1931) Nhân đây em cũng xin chân thành cảm ơn thầy

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình , bạn bè đã luôn bên cạnh, ủng hộ và động viên em trong suốt quá trình ho ̣c tập

Do khả năng còn hạn chế nên trong quá trình thực hi ện nghiên cứu , chắc chắn luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô, các anh chị và các ba ̣n để luận văn được hoàn thiện hơn

Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2018 Nguyễn Thị Hảo

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do lựa chọn đề tài 5

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 6

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

6 Phương pháp nghiên cứu 9

7 Bố cục của luận văn 9

NỘI DUNG 12

Chương 1 BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA – XÃ HỘI NHẬT BẢN CUỐI THỜI EDO ĐẦU THỜI MEIJI 12

1.1 Bối cảnh chính trị 12

1.1.1 Sự suy thoái của chế độ Mạc phủ Tokugawa 12

1.1.2 Sự hình thành chính phủ mới 15

1.2 Bối cảnh kinh tế 16

1.2.1 Sự phát triển của thương nghiệp và ngoại thương 16

1.2.2 Sự trưởng thành của tầng lớp nông dân, thương nhân và thị dân 18

1.3 Bối cảnh văn hóa – xã hội 20

1.3.1 Sự phát triển của tư tưởng, văn hóa truyền thống và giáo dục cuối thời Edo 20

1.3.2 Làn sóng khai hóa văn minh đầu thời kỳ Meiji 22

TIỂU KẾT 25

Chương 2 CUỘC ĐỜI VÀ SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CÁCH TÂN KINH TẾ CỦA SHIBUSAWA EIICHI 26

2.1 Cuộc đời của Shibusawa Eiichi 26

Trang 6

2.1.1 Thời niên thiếu (1840 - 1854) 26

2.1.2 Thời kỳ làm việc cho Mạc phủ Tokugawa (1864 - 1866) 31

2.1.3 Thời kỳ thị sát châu Âu (1867 - 1868) 32

2.1.4 Thời kỳ đóng góp vào việc hoạch định và xây dựng nền tảng kinh tế Nhật Bản đương thời (1869 – 1931) 40

2.2 Tư tưởng cách tân kinh tế của Shibusawa Eiichi 41

2.2.1 Tư tưởng coi trọng Luận ngữ trong kinh doanh 41

2.2.2 Tư tưởng “Sỹ hồn thương tài” 43

2.2.3 Tư tưởng hài hòa giữa lợi ích và đạo đức 44

TIỂU KẾT 49

Chương 3 VAI TRÒ CỦA SHIBUSAWA EIICHI TRONG VIỆC HOẠCH ĐỊNH VÀ XÂY DỰNG NỀN TẢNG KINH TẾ NHẬT BẢN CẬN ĐẠI 51

3.1 Thành lập hệ thống các công ty theo mô hình cổ phần 51

3.1.1 Đề xuất mô hình và trực tiếp xây dựng công ty cổ phần 51

3.1.2 Tạo ra sự liên kết giữa các công ty theo những phương châm hoạt động riêng biệt 58

3.2 Vai trò trong việc xây dựng hệ thống ngân hàng – tiền tệ 61

3.2.1 Đóng góp trong việc xây dựng Điều lệ ngân hàng quốc lập 61

3.2.2 Thành lập và liên kết hệ thống ngân hàng 64

3.2.3 Đóng góp trong việc thiết lập chế độ lưu thông tiền tệ 72

TIỂU KẾT 75

KẾT LUẬN 76

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC 82

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Chiến thuyền của Mỹ vào Nhâ ̣t Bản năm 1853 (sự kiê ̣n con tàu đen) 13

Hình 2.1 Bản đồ làng Chiaaraijima 26

Hình 2.2 Ngôi nhà của Shibusawa Eiichi hiện nay tại tỉnh Saitama 27

Hình 2.3 Odaka Atsutada 28

Hình 2.4 Giấy thông thương (藍玉通) 30

Hình 2.5 Phái đoàn Nhật Bản 34

Hình 2.6 Hội trường lớn của Triển lãm Quốc tế Paris 35

Hình 2.7 Shibusawa tại Pháp 38

Hình 2.8 Flury – Hérard Paul(1836-1913) 39

Hình 3.1 Công ty cổ phần sản xuất giấy Oji 52

Hình 3.2 Công trường của công ty cổ phần sản xuất gạch Nhật Bản (1892) 53

Hình 3.3 Ngân hàng Quốc doanh số 1 đương thời 64

Hình 3.4 Đồng tiền 1 yên cho Ngân hàng quốc doanh số 1 phát hành 73

Hình 3.5 Tờ 5 yên (trái) và 1 yên (phải) do ngân hàng quốc doanh số 77 phát hành 73

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Sách lược kinh tế luôn là yếu tố nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng trên chặng đường phát triển của nhân loại Vì vậy, ở mỗi thời kỳ, con người phải xây dựng sách lược kinh tế mới để phù hợp với bối cảnh xã hội và tạo nên hiệu quả cao nhất Trên thực tế, các nhà cải cách trên lĩnh vực kinh tế

đã có những đóng góp lớn lao trong lịch sử phát triển của nhân loại nói chung và của các quốc gia nói riêng, trong đó, Nhật Bản là một điển hình Nhật Bản được đánh giá là đất nước đã tiến hành công cuộc duy tân thành công, trong đó tạo ra được những bước tiến mạnh mẽ về mặt kinh tế Kỳ tích này là kết quả cử sự đóng góp không mệt mỏi của các nhà cách tân

tư tưởng ở Nhật Bản đương thời, tiêu biểu phải kể đến những chính khách như Okubo Toshimichi (1830 – 1878), Okuma Shigenobu (1838 – 1912), nhà giáo dục Fukuzawa Yukichi (1835 – 1901),… và đặc biệt là nhà cách tân kinh tế Shibusawa Eiichi (1840 – 1931) Shibusawa Eiichi được coi là

“Cha đẻ của Chủ nghĩa tư bản Nhật Bản” đương thời Sự nghiệp lừng lẫy của ông gắn liền với tên tuổi của rất nhiều công ty, ngân hàng Nhật Bản lúc bấy giờ Tiêu biểu là Công ty cổ phần sản xuất giấy Oji, Tokyo (1873), Công ty cổ phần dệt Osaka (1882),… Các hoạt động kinh tế này của Shibusawa Eiichi được xây dựng trên nền tảng tư tưởng hài hòa giữa lợi ích

và đạo đức Những tư tưởng đó cũng như các sách lược kinh tế mà Shibusawa Eiichi áp dụng đã thể hiện tầm nhìn chiến lược của bản thân ông,

từ đó tạo ra bước ngoặt vô cùng quan trọng trong sự phát triển của kinh tế Nhật Bản thời điểm đó, đồng thời tác động mạnh mẽ đến xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ và đã góp phần nâng cao vị thế của nước Nhật trên thương trường quốc tế

Trang 10

Hiện nay, đặt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, nhiều người làm kinh doanh mù quáng chạy theo lợi nhuận,… khiến cho con người mất niềm tin vào cuộc sống, tư tưởng hài hòa giữa lợi ích và đạo đức của Shibusawa một lần nữa được nhìn nhận và đánh giá rất sâu sắc

Chính vì vậy, người viết quyết định chọn đề tài “Vai trò của Shibusawa Eiichi (1840- 1931) trong nền kinh tế Nhật Bản cận đại” làm đề tài luận văn thạc sĩ Qua đó, người viết hy vọng có thể tìm hiểu được tư tưởng và sách lược kinh tế của Shibusawa Eiichi và góp phần lý giải sự phát triển của kinh tế Nhật Bản đương thời

2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Tìm hiểu tư tưởng, sách lược kinh tế của Shibusawa Eiichi, làm rõ vai trò của ông đối với nền kinh tế Nhật Bản cận đại sẽ góp phần lý giải căn

nguyên phát triển của nền tảng kinh tế Nhật Bản cận đại

3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Thông qua luận văn, người viết muốn làm rõ vai trò của Shibusawa Eiichi đối với nền kinh tế Nhật Bản cận đại qua những trước tác và những hoạt động cải cách kinh tế của ông Chính vì thế, đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của Shibusawa Eiichi trong nền kinh tế Nhật Bản cận đại

Shibusawa Eiichi sinh năm 1840, mất năm 1931, tức là ông sống từ cuối thời Mạc phủ Tokugawa cho đến hết thời Meiji (1868 – 1912), qua thời Taisho(1912 – 1926) và một vài năm đầu của thời Showa (1927 – 1989) Chính vì vậy, phạm vi nghiên cứu về mặt không gian của luận văn là tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Nhật Bản, phạm vi về mặt thời gian

là từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX

4 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

Trang 11

Luận văn hướng đến mục tiêu là phân tích làm rõ được vai trò của Shibusawa Eiichi trong nền kinh tế Nhật Bản cận đại thông qua sự tiến bộ trong tư tưởng và sách lược kinh tế của ông

5 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

5.1 Tình hình nghiên cứu tại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, đã có rất nhiều nghiên cứu thành công về cuộc đời và sự nghiệp của Shibusawa Eiichi cũng như những đóng góp của ông cho nền kinh tế Nhật Bản đương thời Tiêu biểu có thể kể đến nhà nghiên cứu Kimura Masato với cuốn sách “Shibusawa Eiichi – người sáng lập ra phương thức kinh tế ngoại giao tư nhân” (NXB Chuoko ronsha, năm 1991) Cuốn sách này đã đi sâu phân tích những hoạt động cải cách kinh tế Nhật Bản đương thời của Shibusawa Eiichi, làm rõ vai trò của Shibusawa Eiichi với tư cách là một người đặt nền móng cho nền kinh tế, ngoại giao của

Nhật Bản

Tiếp đó là công trình nghiên cứu của giáo sư Shimada Masakazu mang tên “Shibusawa Eiichi – người tiên phong cho các nhà tư bản” (NXB Iwanami shoten, năm 2011) Trong cuốn sách này, tác giả Shimada đã tìm hiểu một cách cụ thể những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của Shibusawa Eiichi và phân tích kỹ lưỡng sự đóng góp của Shibusawa Eiichi thông qua việc thành lập nên hệ thống công ty, hệ thống ngân hàng – tiền tệ lúc sinh thời

Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu như “Shibusawa Eiichi – tiền nhân của Saitama” (NXB Samatama, năm 1983) của Izaburo Nakazuka

và Kimiko Kaneko, “Shibusawa Eiichi – người kiến tạo cận đại” (NXB PHP Kenkyusho, năm 1987) của Yamamoto Shohei; “Tản mạn về Shibusawa Eiichi” (NXB Shogakkan, năm 2006) của Tazawa Tazuya,

Trang 12

Những công trình này đều làm nổi bật được những dấu mốc quan trọng trong cuộc đời của Shibusawa Eiichi, từ đó phân tích những ý tưởng và hành động cải cách kinh tế của ông và khẳng định những đóng góp vô cùng

to lớn của Shibusawa Eiichi trong nền kinh tế Nhật Bản đương thời Tuy nhiên, cách tiếp cận vấn đề hay nói cách khác là hướng nghiên cứu của những nhà nghiên cứu này là khác nhau Nếu như Izaburo Nakazuka và Kimiko Kaneko nhìn nhận những đóng góp của Shibusawa Eiichi thông qua các hoạt động kinh tế của ông đối với nền kinh tế địa phương (cụ thể là tỉnh Saitama), thì Yamamoto Shohei hay Tazawa Tazuya lại nhìn nhận vai trò của Shibusawa Eiichi như một vị “khai thần lập quốc” (trong lĩnh vực kinh tế),

Những hướng tiếp cận khác nhau này đưa chúng ta đến những cách nhìn khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp của Shibusawa Eiichi nhưng tựu chung lại, tất cả đều làm nổi bật những đóng góp to lớn của ông trong nền kinh tế Nhật Bản đương thời

5.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Có thể thấy số công trình nghiên cứu về Shibusawa Eiichi tại Nhật Bản rất nhiều, nhìn nhận từ các khía cạnh khác nhau, nhưng ở Việt Nam, khi nghiên cứu về Shibusawa Eiichi, các học giả mới chỉ dừng lại ở mức giới thiệu, chứ chưa có một công trình nghiên cứu xuyên suốt cuộc đời và sự nghiệp của Shibusawa Eiichi

Chính vì vậy, người viết hy vọng rằng luận văn này sẽ làm sáng tỏ hơn cuộc đời, sự nghiệp và vai trò của Shibusawa đối với nền kinh tế Nhật Bản đương thời

Trang 13

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, người viết đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích – tổng hợp, phương pháp so sánh và phương pháp thống kê Cụ thể như sau:

Phương pháp nghiên cứu lịch sử: Thông qua việc tìm đọc các nguồn tư liệu, người viết đã tiến hành khảo cứu cuộc đời và sự nghiệp của Shibusawa Eiichi, đồng thời đặt những thông tin đó trong bối cảnh Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỳ XX, để đưa ra những đánh giá khách quan

về vai trò của ông trong nền kinh tế Nhật Bản cận đại

Phương pháp phân tích – tổng hợp: Dựa trên việc tiếp xúc với các trước tác của Shibusawa Eiichi và các tài liệu liên quan đến các hoạt động kinh tế của ông, người viết sẽ phân tích, làm rõ tư tưởng và những sách lược kinh

tế của ông, đồng thời tổng hợp, khái quát nên vai trò, ảnh hưởng của ông đến bối cảnh kinh tế Nhật Bản đương thời

Phương pháp so sánh: Tư tưởng và sách lược kinh tế của Shibusawa Eicihi chỉ là một phần trong dòng chảy của kinh tế Nhật Bản đương thời Bởi vậy, khi tìm hiểu và đánh giá tư tưởng cũng như sách lược kinh tế của Shibusawa Eiichi, việc so sánh với những tư tưởng, sách lược khác là vô cùng cần thiết Trên cơ sở đó, người viết đã đưa ra bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Phương pháp thống kê: Sinh thời, Shibusawa Eicihi là người đã đứng ra sáng lập, đồng sáng lập, cố vấn thành lập khoảng hơn 500 tổ chức tài chính, ngân hàng, công ty, doanh nghiệp, đoàn thể Bởi vậy, việc thống kê những hoạt động kinh tế này là rất cần thiết

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn này gồm ba chương chính như sau:

Trang 14

Chương 1: Bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội Nhật Bản cuối

thời Edo đầu thời Meiji

Ở chương này, về chính trị, người viết trình bày biến động trong tiến trình lịch sử thế giới giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đồng thời cũng trình bày rõ sự suy thoái của chế độ Mạc phủ Tokugawa và những chính biến cuối thời Edo, dẫn đến sự hình thành chính phủ mới với những

tư tưởng cải cách chính trị mới Về mặt kinh tế, người viết nêu rõ sự trưởng thành của tầng lớp thị dân, thương nhân và nông dân Nhật Bản đương thời Qua đó cũng trình bày sự phát triển của thương nghiệp và ngoại thương Về văn hóa xã hội, người viết trình bày rõ sự phát triển của học thuật dưới thời Edo, sự phát triển giáo dục, nhất là giáo dục bình dân thời Edo Đặc biệt, người viết nhấn mạnh đến làn sóng khai hóa văn minh mạnh mẽ đầu thời Meiji và ảnh hưởng của nó đến xã hội Nhật Bản đương thời

Chương 2: Cuộc đời và sự hình thành tư tưởng cách tân kinh tế của

Shibusawa Eiichi

Trong chương này, người viết đã trình bày những ảnh hưởng từ nền tảng gia đình mà Shibusawa Eiichi đã lĩnh hội được ngay từ thời niên thiếu Người viết đi sâu vào tìm hiểu và phân tích vai trò của người cha trong việc giáo dục tri thức cho Shibusawa từ rất sớm và những ảnh hưởng từ người

mẹ trong việc hình thành nhân cách của ông Hơn nữa, gia đình Shibusawa Eiichi là gia đình phú nông, vừa trồng trọt vừa buôn bán, điều đó đã tác động không nhỏ đến sự nghiệp sau này của ông

Tiếp theo, người viết tìm hiểu sự ảnh hưởng của nền văn hóa – văn minh phương Tây đối với Shibusawa Eiichi Trong khoảng một năm sống tại châu Âu, có cơ hội tham dự Hội chợ triển lãm tại Paris, đồng thời đi thị sát nhiều nước, Shibusawa Eiichi đã tiếp xúc với cuộc sống, hệ thống công

ty, ngân hàng…của châu Âu đương thời Điều này đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng và hành động của ông

Trang 15

Từ đó, người viết trình bày những đóng góp của Shibusawa Eiichi về mặt tư tưởng cách tân kinh tế Người viết tập trung vào những quan điểm của Shibusawa Eiichi, thể hiện qua những trước tác của ông Đặc biệt là sự

ra đời của trước tác “Luận ngữ và bàn tính”, cùng với đó là chủ trương

“Đạo đức kinh tế nhất trí” mà ông đã khái quát nên

Chương 3: Vai trò của Shibusawa Eiichi trong việc hoạch định và xây

dựng nền tảng kinh tế Nhật Bản thời cận đại

Trong chương này, người viết tiếp tục trình bày vai trò của Shibusawa Eiichi trong nền kinh tế Nhật Bản cận đại, thông qua sự ra đời của “Phòng thương mại” và việc thành lập - liên kết các công ty theo mô hình cổ phần Đồng thời, người viết cũng đã trình bày vai trò của Shibusawa trong việc thiết lập hệ thống tiền tệ, tài chính – ngân hàng của Nhật Bản đương thời Thông qua 3 chương như trên, người viết muốn làm rõ tư tưởng cách tân kinh tế của Shibusawa Eiichi, từ đó khái quát lên những đóng góp của ông đối với nền kinh tế Nhật Bản cận đại

Trang 16

NỘI DUNG Chương 1 BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA – XÃ HỘI NHẬT BẢN CUỐI THỜI EDO ĐẦU THỜI MEIJI

1.1 Bối cảnh chính trị

1.1.1 Sự suy thoái của chế độ Mạc phủ Tokugawa

Lịch sử Nhật Bản từ năm 1600 đến năm 1868 được gọi là thời Edo hay thời kỳ Mạc phủ Tokugawa Chính quyền Tokugawa đã nỗ lực củng cố sức mạnh của nhà nước phong kiến nhằm đạt tới sự điều hành hữu hiệu, trực tiếp của chính quyền trung ương với các địa phương thông qua cơ chế Mạc phiên Về giao thương, từ năm 1630, chính quyền Tokugawa đã từng bước thực hiện chính sách Tỏa quốc và chỉ cho phép một số lượng hạn chế các tàu buôn Hà Lan, Trung Quốc được tiếp tục đến giao thương Chính sách mang tính chất chiến lược này đã góp phần bảo vệ an ninh quốc gia và giúp Nhật Bản tự chủ hơn về mặt kinh tế trong thời kỳ đó

Sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa tư bản ở các nước Âu- Mỹ vào giữa thế kỷ XIX đòi hỏi Nhật Bản phải mở cửa buôn bán giao thương Hoa Kỳ lúc này đặc biệt chú ý đến Nhật vì xét về mặt địa lý, Nhật Bản nằm trên con đường giao thương chiến lược với Trung Quốc và các nước châu Á - Thái Bình Dương Chính vì thế, năm 1853, đô đốc Hoa Kỳ Matthew C Perry (1794- 1858) đã đưa 4 chiến hạm của Mỹ cập cảng Uraga yêu cầu Nhật Bản tiếp than cho tàu từ California tới Trung Quốc và mở cửa thông thương

Trang 17

Hình 1.1 Chiến thuyền của Mỹ vào Nhâ ̣t Bản năm 1853 (sự kiê ̣n con tàu đen)

(Nguồn: [3, tr.289])

Từ đây, Nhật Bản bước vào thời kỳ Mạc Mạt (幕末) với rất nhiều biến động chính trị, kinh tế và xã hội Đó vừa là thách thức khi Nhâ ̣t Bản cùng lúc phải đối mặt với rất nhiều khó khăn , cũng vừa là thời cơ để đất nước này chuyển mình, bước vào thời kỳ câ ̣n đa ̣i hóa

Nhâ ̣t Bản đương thời bi ̣ chia cắt bởi các phe phái với những đi ̣nh hướng chính trị khác nhau , trong đó có thể kể đến Phái Tôn vương nhương di1 và Phe Mạc phủ2 Điều này khiến cho tình hình chính tri ̣ của Nhâ ̣t Bản đương

1 Đây là một nhóm các nhà hoạt động chính trị vào cuối thời Edo, những người mang tư tưởng ch ống la ̣i Mạc Phủ Tokugawa Họ đi theo phong trào Tôn vương nhương di (尊王攘夷) Ban đầu, họ chính là các gia tô ̣c đến từ phía Tây Nam, thuô ̣c các lãnh đi ̣a Satsuma, Choshu và Tosa

2

Đây là lực lượng quân đô ̣i phi chín h quy được Ma ̣c phủ Tokugawa thành lâ ̣p để trấn áp các thế lực chống đối Ban đầu, họ là một nhóm khoảng 24 người (sau này, có lúc lực lượng lên tới 200 người) được

lâ ̣p ra để bảo vê ̣ tướng quân Tokugawa Iemochi (徳川 家茂, 1846 - 1866) đi thăm Kyoto

Khi chiến tranh Mâ ̣u Thìn (戊辰戦争 - diễn ra từ 1868 đến 1869 giữa quân đội của Mạc phủ Tokugawa

và phe phái mu ốn phục hồi quyền lực triều đình) bùng nổ, Shinsengumi gia nhâ ̣p đô ̣i quân Cựu Ma ̣c phủ để tham chiến nhưng liên tiếp thua trâ ̣n rồi tan rã

Trang 18

thời trở nên rối ren và hỗn loạn Việc Matthew C.Perry mang hạm đội tàu chiến đến Nhật Bản, ngoài mục đích buộc Nhật Bản phải mở cửa, còn bắt chính quyền Mạc phủ phải ký một hiệp định buôn bán bất bình đẳng Cụ thể là Hiệp ước Kanagawa (神奈川条約 - 日米和親条約), ký kết ngày 31 tháng 3 năm 1854 Theo như các nô ̣i dung ký kết trong Hiê ̣p ước, Nhâ ̣t Bản phải mở cửa ba cảng biển Nagasaki, Shimoda và Hakodate cho các tàu săn

cá voi của Hoa Kỳ cập cảng, bảo đảm đối xử tốt với các thủy thủ bị đắm tàu Ngoài ra , Nhâ ̣t Bản phải cho phép Lãnh sự quán Hoa Kỳ mở tại Shimoda3

Hơn nữa, theo Hiệp ước giao hảo và thông thương Nhâ ̣t Mỹ (日米修好通商条約) được ký kết vào ngày 29 tháng 7 năm 1858, Nhâ ̣t Bản phải chấp nhâ ̣n những điều khoản có lợi về mă ̣t kinh tế cho Hoa Kỳ Theo đó, Edo, Kobe, Yokohama, Niigata phải mở cửa để giao thương với nước ngoài với

tư cách hải cảng Công dân Hoa Kỳ có thể sống và buôn bán theo ý thích ở những cảng này (trừ thuốc phiện) Đặc biệt , người nước ngoài được áp dụng quyền lãnh sự tài phán thay vì hệ thống pháp luật của Nhật Bản Thuế xuất nhập khẩu bị giám sát bởi quyền kiểm soát quốc tế đồng nghĩa với viê ̣c quyền kiểm soát giao thương của chính quyền Nhật Bản bị tước đi,… Theo Mỹ, các nước như Nga, Pháp, Hà Lan, Anh, cũng đua nhau tới và

ép Mạc phủ ký kết các hiệp ước tương tự như: Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại Hà Lan – Nhật Bản (日蘭通商修好条約) ký kết ngày 18 tháng 08 năm 1858, Hiệp ước Hữu hảo và Thông thương Pháp – Nhật (日仏修好通商条約), ký kết ngày 09 tháng 10 năm 1858, Viê ̣c ký kết liên tiếp nhiều Hiê ̣p ước bất bình đẳng, như mô ̣t lẽ tất yếu , đã khiến Nhâ ̣t Bản

3 Mô ̣t bến cảng ở bán đảo Izu, phía Tây Nam Edo

Trang 19

đương thời đôi khi không thể kiểm soát được ngoại thương, rất dễ tạo ra bất

ổn trong nền kinh tế

Thời kỳ này còn được coi là một bước chuy ển giao lịch sử tương đối nhiễu loạn của Nh ật Bản Ngoài những cuộc khởi nghĩa nông dân vào khoảng những năm 1860 do có những bất bình đối với chính quyền Ma ̣c phủ đương thời thì những cuộc xô xát giữa người Nhật và người nước ngoài ngày c àng tăng cao Năm 1861, một thông dịch viên người Hà Lan

đã bị các võ sỹ Nhật Bản giết chết, công sứ Anh ở Edo cũng bị tấn công Tháng 5 năm 1863, Công sứ Hoa Kỳ bị thiêu sống,

Như vậy, vào cuối thời thời kỳ Edo, nền chính tri ̣ của Nhâ ̣t Bản bi ̣ chia

rẽ bởi các phe phái , xã hội nhiễu nhương vì vừa xảy ra mâu thuẫn trong nước vừa có những tranh chấp trực tiếp và gay gắt với người nước ngoài Những bất ổn này buô ̣c chính quyền Nhâ ̣t Bản và nhân dân Nhâ ̣t Bản

đương thời phải có những đấu tra nh và đối sách phù hợp để cải thiê ̣n tình hình, mà hệ quả tất yếu là sự hình thành chính phủ mới

1.1.2 Sự hình thành chính phủ mới

Trong những năm 1860, Mạc phủ đã tiến hành các công cuộc c ận đa ̣i hóa và giao thiê ̣p với các cường quốc phương Tây (chủ yếu về mặt quân sự), để lấy lại vị thế của mình Mô ̣t mă ̣t, Mạc phủ mời người phương Tây sang Nhâ ̣t Bản đào ta ̣o , truyền lại kinh nghiệm, mă ̣t khác la ̣i c ử người của mình sang đó để học tập và ti ếp thu văn minh Năm 1867, Triển lãm thế giới diễn ra ta ̣i Paris, Pháp (パリ万国博覧会) Mạc phủ cũng cử phái đoàn của mình sang tham dự nhằm học hỏi sự tiến bộ trong khoa học - kỹ thuật của phương Tây lúc bấy giờ Tuy không thể xóa bỏ được những điều ước bất bình đẳng, nhưng qua những chuyến công du như vâ ̣y , phái đoàn của

Trang 20

Mạc phủ đã học hỏi được nhiều thành tựu khoa học của các n ước phương Tây khi đó

Sau khi Tokugawa Iemochi ( 徳 川 家 茂 , 1846 – 1866) qua đời, Tokugawa Yoshinobu (徳川慶喜, 1837 – 1913) trở thành người đứng đầu Ông cố gắng tái tổ chức la ̣i cơ c ấu quyền lực trong đó bảo giữ triều đình dưới quyền của Thiên hoàng , nhưng vẫn duy trì vai trò c ủa tướng quân Trong khi đó , các lãnh chúa khác la ̣i kêu go ̣i ông phải trao trả quyền lực chính trị củ a Tướng quân cho Thiên hoàng Vì vậy, Yoshinobu trên danh nghĩa chấp nhâ ̣n kế hoa ̣ch này, từ chức Chinh di Đa ̣i tướng quân , chấm dứt quyền lực của nhà Tokugawa và Mạc phủ kéo dài hơn 250 năm trong li ̣ch sử Nhâ ̣t Bản

Về phía triều đình , sau khi Thiên hoàng Komei (1831 – 1867) qua đời, Thiên hoàng Meiji (1852 – 1912) lên nối ngôi, bắt đầu mô ̣t bước ngoă ̣t mới trong li ̣ch sử Nhâ ̣t Bản: Thời kỳ Meiji (1868 – 1912)

Như vâ ̣y , đă ̣t trong bối cảnh thế giới với nhiều biến đô ̣ng , Nhâ ̣t Bản cuối thời kỳ Edo, đầu thời kỳ Meiji cũng đã trải qua nhiều sự thay đổi lớn Sự su ̣p đổ của chế đô ̣ Ma ̣c phủ kéo dài khoảng 250 năm, sự hình thành chính phủ mới (chính phủ Meiji) với làn sóng cải cách, duy tân (sẽ được trình bày ờ phần 1.3) đã trở thành nền tảng để thay đổi kinh tế , xã hội Nhật Bản đương thời

1.2 Bối cảnh kinh tế

1.2.1 Sự phát triển của thương nghiệp và ngoại thương

Về thương ma ̣i, từ thế kỷ XVIII trở đi, nền kinh tế Nhật Bản đã có nhiều thay đổi về cơ cấu Các lãnh chúa thời kỳ này đều coi trọng việc phát triển

Trang 21

sản xuất, mở rô ̣ng giao thương Các cơ sở buôn bán được lập nên ở Osaka, Edo, ; hoạt động giao thương diễn ra hết sức mạnh mẽ , đă ̣c biê ̣t ta ̣i các đô thị Tuy nhiên, hoạt động buôn bán đó thường được thực hiện qua vai trò của phường hội , gọi là các za (座) Đặc biệt , những người làm c ùng một nghề sẽ liên kết với nhau , cùng sản xuất và buôn bán trong hiệp hội gọi là kabu nakama (株仲間) Chức năng của các kabu nakama này là bảo vê ̣ lợi ích kinh tế , duy trì sự phát triển ổn đi ̣nh của các thành viên Hơn nữa , nakama còn được lâ ̣p ra với mu ̣c đích là tránh sự thâm nhâ ̣p của bên ngoài , bình ổn giá cả, điều tiết thi ̣ trường, kiểm tra chất lượng hàng hóa , nâng cao

uy tín của người sản xuất - người buôn bán với người tiêu dùng Các nakama tự mình lâ ̣p ra phương thức hoa ̣t đô ̣ng , tự đề ra các quy chuẩn kỹ thuâ ̣t, nguyên tắc kinh doanh, Không thể phủ nhâ ̣n các nakama cũng chứa đựng những mă ̣t ha ̣n chế không thể tránh được (khuynh hướng phát triển

đô ̣c quyền) nhưng rõ ràng, nakama đã phát huy vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế Nhâ ̣t Bản đương thời

Cùng với sự phát triển thương mại , nhịp độ tăng trưởng trong lưu thông

và trao đổi hàng hóa là một môi trường thuận lợi cho thị trường tiền tệ ra đời Từ các cơ sở ngoa ̣i hối nhỏ , hê ̣ thống các ngân hàng cũng lần lượt ra đời và phát triển Sự ra đời của hê ̣ thống ngân hàng đã giữ cân bằng cho thi ̣ trường tiền tê ̣, ổn định sản xuất , tạo ra mạc h máu lưu thông cho các hoa ̣t

đô ̣ng kinh tế Các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng hình thức hoạt động của

hê ̣ thống ngân hàng Nhâ ̣t Bản cuối thời kỳ Edo đầu thời Meiji đã đa ̣t trình

đô ̣ phát triển tương đối cao so với các nước Châu Á đương thời

Về ngoa ̣i thương , vào cuối thời kỳ Edo , hàng hóa phương Tây nhập cảng vào Nhật Bản gồm len (40,3%), hàng dệt (33,5%), đồ sứ (7%), tàu chiến (6,3%), Trong đó khoảng 63% nhâ ̣p khẩu từ Anh Quốc Ngược la ̣i, hàng hóa của Nhật xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Anh (86,0%) Các mặt

Trang 22

hàng xuất khẩu của Nhật Bản thời kỳ này là tơ sống (chiếm 79,4%), chè (10,5%), kén tằm (3,9%),

Như vâ ̣y, đến khi chiến thuyền của Mỹ vào Nhâ ̣t Bản , yêu cầu xóa bỏ

lê ̣nh Tỏa quốc và các Hiê ̣p ước kinh tế giữa hai nư ớc được ký kết thì hoa ̣t

đô ̣ng ngoa ̣i thương của Nh ật Bản đã tăng lên rõ rệt Và sự chuyển biến trong nền kinh tế Nhâ ̣t Bản đương thời đã làm thay đổi bô ̣ mă ̣t xã hô ̣ i, góp phần cải thiê ̣n đời sống nhân dân Vì thế, nô ̣i ta ̣i các tầng lớp nhân dân Nhâ ̣t Bản đương thời cũng có sự thay đổi về chất Sự phát triển kinh tế đã khiến ho ̣ trưởng thành vượt bâ ̣c

1.2.2 Sự trưởng thành của tầng lớp nông dân, thương nhân và thị dân

Những biến đô ̣ng trong kinh tế nông nghiê ̣p đã làm thay đổi hoàn toàn

xã hội nông thôn Nhật Bản đương thời Người nông dân Nhâ ̣t Bản cuối thời kỳ Edo - vừa là người nông dân , vừa kiêm sản xuất hàng t hủ công hoặc buôn bán Do hoa ̣t đô ̣ng buôn bán có lợi nhuâ ̣n cao, nên mô ̣t bô ̣ phâ ̣n người nông dân đã chuyển hẳn sang buôn bán chuyên nghiê ̣p Hoạt động của họ đã có tác d ụng thúc đẩy sản xuất thủ công nghiệp, góp phần làm thay đổi

bô ̣ mă ̣t nông thôn Nhâ ̣t Bản thời kỳ bấy giờ Đặc biệt, có nhiều nơi, người nông dân bỏ hẳn hoa ̣t đô ̣ng sản xuất nông nghiê ̣p , chuyển sang làm hàng thủ công hoặc chế biến những sản phẩm nổi tiếng của địa phương Nhờ đó, các mối liên hê ̣ trong từng làng, giữa các làng, các vùng dần được mở rộng Tất cả đã ta ̣o nên năng lực tâ ̣p trung tích lũy tư bản , phá vỡ trật tự kinh tế nông thôn vốn có , đồng thời làm thay đổi cơ cấu xã hô ̣i trên cơ sở phân công lao đô ̣ng và chuyên môn hóa theo từng ngành

Về phía thương nhân , từ thời Edo, thương nhân được phân thành nhiều cấp Cấp có thế lực, gọi là các thương lái (問屋), gồm những người chuyên kinh doanh lớn Họ mua hàng trực tiếp từ nh ững người sản xuất , công

Trang 23

xưởng và bán la ̣i cho các thương nhân trung gian , gọi là nakagai (仲買), từ đó la ̣i phân đến tay những người bán lẻ , bán dạo Ở các thành phố lớn như Edo, Osaka và Kyoto, những thương nhân trung gian đóng v ai trò vô cùng quan tro ̣ng trong hoa ̣t đô ̣ng thương ma ̣i và phân phối hàng hóa Tuy nhiên, các hoạt động đó đều được đặt dưới sự chỉ đạo và chi phối mạnh mẽ của tonya Không ít tonya - nhờ quyền lợi gắn liền với chính quyền t rung ương

- đã nhanh chóng trở thành các thương nhân tài chính Các đại doanh thương như Mitsui (三井), Yokoya (横屋), đã thâu tóm rất nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế Nhâ ̣t Bản đương thời,

Sự trưởng thành của tầng lớp nông dân và thương nhân cũng đã ảnh hưởng đến tầng lớp thị dân Nhật Bản lúc bấy giờ Thời đó, Nhâ ̣t Bản có khoảng 200 thành thị và cảng thị Đây là nơi thể hiê ̣n rõ nét những sự chuyển biến nổi bâ ̣t nhất của kinh tế Nhâ ̣t Bản, đồng thời nắm giữ vai trò ảnh hưởng - dẫn dắt sự phát triển chung của nền kinh tế Vào thời kỳ đó, Edo là nơi có mức đô ̣ tăng trưởng kinh tế cao và tâ ̣p trung dân số đông nhất Đến năm 1731, ước tính dân số ở Edo đã vào khoảng 1.076.000 người Có ý kiến cho rằng, đây là thành thi ̣

có quy mô dân số lớn nhất thời bấy giờ [3, tr.218] Viê ̣c tâ ̣p trung tỷ lê ̣ lớn dân

cư sống trong các thành thi ̣ đã kích thích nhu cầu tiêu dùng của Nhâ ̣t Bản Đồng thời, sự phát triển của thành thị gắn liền với tốc độ đô thị hóa đã tạo ra

mô ̣t diê ̣n ma ̣o mới cho Nhâ ̣t Bản đương thời Tầng lớp thi ̣ dân không chỉ nắm giữ huyết ma ̣ch về mă ̣t kinh tế mà còn có vi ̣ trí thiết yếu trong nhiều hoa ̣t đô ̣ng

xã hội và sáng tạo văn hóa Chính vì vậy, văn hóa thi ̣ dân (町人) đã phát triển

và đạt được những thành tựu mới

Tóm lại, cùng với sự phát triển về mặt kinh tế , các tầng lớp trong xã hội Nhâ ̣t Bản đương thời cũng có sự trưởng thành về “chất” Nông dân cuối thời kỳ Tokugawa – ngoài công việc sản xuất nông nghiệp còn là những

Trang 24

người thợ thủ công hoă ̣c trở thành những thương nhân chuyên buôn bán , trao đổi hàng hóa Thương nhân Nhâ ̣t Bản đương th ời – vẫn tiếp tu ̣c làm công viê ̣c vốn có nhưng chuyên nghiê ̣p hơn nhằm tăng lợi nhuâ ̣n đến mức tối đa Thị dân cuối thời kỳ Tokugawa đã cống hiến cho văn hóa – nghê ̣ thuâ ̣t truyền thống những thành tựu đáng kể Sự trưởng thành của các tầng lớp xã hô ̣i đương thời đã giúp Nhâ ̣t Bản có nền tảng vững chắc để bước vào thời kỳ câ ̣n đa ̣i hóa với những thành tựu mới

1.3 Bối cảnh văn hóa – xã hội

1.3.1 Sự phát triển của tư tưởng, văn hóa truyền thống và giáo dục cuối thời Edo

Về tư tưởng, để duy trì trật tự xã hội với bốn đẳng cấp trong thời kỳ này, Mạc phủ đã đề cao Nho học và lấy học thuyết của Chu Hy (1130- 1200) làm chủ thuyết Tuy nhiên, khác với các nước Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên,…Nhật Bản không áp dụng chế độ khoa cử trong nền giáo dục của mình Cùng là du nhập Nho giáo, nhưng nếu như trong nền từ chương khoa cử ở Việt Nam lúc bấy giờ, học thuyết Nho gia chiếm vị trí độc tôn thì ở Nhật Bản, từ Nho giáo đã sinh ra nhiều học phái khác nhau như Dương Minh học, Cổ học, Những học thuyết này đã mang đến màu sắc

đa dạng cho nền học thuật Edo lúc bấy giờ

Về văn hóa truyền thống, nói về nguyên nhân phát triển văn hóa thời kỳ

Edo, các nhà nghiên cứu cho rằng “ chiến tranh chấm dứt cũng đồng nghĩa với viê ̣c không thể tiếp tục duy trì quyền lực bằng vũ lực như trước , nhà nước phải hoàn thiê ̣n hê ̣ thống pháp chế, tăng cường sự thống tri ̣ bằng văn hóa như xây dựng đẳng cấp xã hội Để thể hiê ̣n quyền lực của mìn h, Mạc phủ Tokugawa đã tiến hành thần thánh hoá Tokugawa Ieyasu, tìm cách độc chiếm nền tri thức của đất nước thông qua viê ̣c trọng dụng những trí thức

Trang 25

và nghệ nhân hàng đầu của đất nước và phong tặng danh hiệu Thiên hạ đệ nhất cho những người thợ thủ công lành nghề Những người được trọng dụng lại củng cố địa vị xã hội của gia đình thông qua chế độ thế t ục, hình thành nên các nhóm có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, từ đó hình thành nên các phường, hội Hầu hết những môn phái này đã đặt cơ sở chính của mình tại Kyoto và Edo, biến hai đô thi ̣ này trở thành cái nôi của nhiều loại hình văn hóa và truyền bá chúng ra khắp đất nước ” [3, tr 220] Đúng như vâ ̣y,

văn hóa Nhật Bản cuối thời kỳ Edo đầu thời Meiji là sự tiếp nối phát triển của những loại hình văn hóa từ các thời kỳ trước đó Hoa viên (花園), trà

đa ̣o (茶道) và kịch Noh (能) không chỉ được ưa chuô ̣ng mà còn được đưa lên mô ̣t tầm cao mới, mang tính nghê ̣ thuâ ̣t và tính đa ̣i chúng hơn

Về giáo dục, ngay từ đầu thế kỷ XVIII tại Nhật Bản, do những chuyển biến nhất định trong đời sống kinh tế - xã hội, việc học tập trở thành nhu cầu bức thiết của tất cả các đẳng cấp; giáo dục khi đó đã không còn là đặc quyền của một số tầng lớp trên trong xã hội Việc hình thành và hoàn thiện một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh từ trung ương đến địa phương lúc bấy giờ đã tạo tiền đề to lớn cho sự phát triển của giáo dục Nhật Bản trong giai đoạn sau

Sau khi chiến thuyền của Mỹ tiến vào , nhâ ̣n rõ được sức ma ̣nh của phương Tây cùng sự la ̣c hâ ̣u của Nhâ ̣t Bản , Mạc phủ đã tìm mọi cách để tiếp câ ̣n với văn minh phương Tây Để có thể đối phó với sự chuyển biến mau le ̣ của tình hình hình thế giới, Mạc phủ Edo cũng như các lãnh chúa đã khuyến khích viê ̣c đào ta ̣o những kiến thức về khoa ho ̣c , kỹ thuật, văn hóa- văn minh phương Tây Lúc đầu, do có mối quan hê ̣ mâ ̣t thiết với Hà Lan nên các trí thức Nhâ ̣t Bản đương thời thời ho ̣c tiếng Hà Lan , các sách được

du nhâ ̣p vào Nhâ ̣t Bản lúc bấy giờ cũng thường được viết bằng tiếng Hà

Trang 26

Lan Vì vậy người ta gọi phong trào học tập lúc này là Lan học (蘭学) Sau này, không chỉ có H à Lan mà Nhật Bản còn học tập các quốc gia phương Tây khác Thế nên, khái niệm Lan học dần trở thành Dương học (洋学) Chịu ảnh hưởng của những chuyển biến kinh tế - xã hội và chính sách của Mạc phủ, nhiều trường ho ̣c đã được mở ra và chia ra thành nhiều kiểu trường khác nhau: trường do Ma ̣c phủ thành lâ ̣p, trường do các han quản lý

và trường đền, chùa (terakoya), dành cho tất cả các đẳng cấp Mô ̣t số môn học mới như : Toán học, thiên văn ho ̣c, y ho ̣c, sinh ho ̣c , vâ ̣t lý, khoa ho ̣c quân sự đã được đưa vào nô ̣i dung giảng da ̣y Đến cuối thời Edo , theo ước tính có tới 11.302 trường ho ̣c các loa ̣i được thiết lâ ̣p ở Nhâ ̣t Bản , 50% nam giới và 15% nữ giới biết đo ̣c, biết viết [15, tr.196]

Tóm lại, tư tưởng và văn hóa truyền thống cuối thời kỳ Edo - về cơ bản

- vẫn giữ những nét vốn có của Nhâ ̣t Bản Tuy nhiên, chất nghê ̣ thuâ ̣t trong từng nét văn hóa đó la ̣i được các tầng lớp nhân dân - nhất là thị dân - nâng lên mô ̣t tầm cao mới Hê ̣ thống giáo du ̣c đa da ̣ng như vâ ̣y đã giúp cho tỷ lê ̣ những người biết chữ của Nhâ ̣t cao hơn so với các nước châu Á đương thời, đồng thời cũng đào ta ̣o nên mô ̣t đô ̣i ngũ trí thức tương đối đông đảo Đây chính là nền tảng quan tro ̣ng cho sự phát triển của xã hô ̣i Nhâ ̣t Bản trong thời kỳ Meiji

1.3.2 Làn sóng khai hóa văn minh đầu thời kỳ Meiji

Sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Meiji đã tiến hành rất nhiều chính sách nhằm kh uyến khích viê ̣c ho ̣c tâ ̣p khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t và văn minh phương Tây Mô ̣t trong số đó là phong trào Văn minh khai hóa (文明開化4) Bốn chữ này được Fukuzawa Yukichi (福沢諭吉, 1835 – 1901) dịch từ cụm từ

4 Theo “Tân từ điển quốc ngữ hiê ̣n đa ̣i” , đây là sự du nhâ ̣p văn hóa câ ̣n đa ̣i phương Tây , đồng thời là sự chuyển biến về mo ̣i mă ̣t , từ đời sống, nhâ ̣n thức của dân chúng đến nền tảng kinh tế , xã hội của Nhật Bản những năm đầu thời kỳ Minh Tri ̣

Trang 27

“civilization” (nền văn minh) trong tác phẩm “Tây dương sự tình” (西洋事

情, 1867)

Cuô ̣c vâ ̣n đô ̣ng khai hóa văn minh được tiến hành trên nhiều phương diê ̣n và điển hình là giáo du ̣c Nói đến giáo dục thời kỳ này không thể không kể đến Fukuzawa Yukichi và tư tưởng của ông Chính ông đã trực tiếp đi đến các nước phương Tây , khảo sát tình hình và thay đổi toàn bộ nền giáo du ̣c Nhâ ̣t Bản đương thời , mở ra thời kỳ văn mi nh trong li ̣ch sử Nhâ ̣t Bản Năm 1860, lần đầu tiên đặt chân sang các nước phương Tây, xã hội Mỹ (dưới tác động của một nền giáo dục hiện đại) đã để lại cho Fukuzawa những ấn tượng rất sâu sắc, từ đó, ông ủng hộ nền học thuật Tây học Fukuzawa luôn tâm niệm khả năng ứng dụng vào thực tế của học vấn

là vô cùng quan trọng Fukuzawa cũng nhấn mạnh học như vậy là giúp ích cho sự nghiệp khai hóa văn minh của nước Nhật Bản đương thời Và đồng thời, ông cũng đề cao vai trò của tầng lớp trí thức lúc bấy giờ Theo ông, đây là những người nắm giữ nhiệm vụ khai hóa văn minh cho cả dân tộc Phương châm lấy học thuật phương Tây làm nền tảng cơ bản trong giáo dục của Fukuzawa đã được phổ biến rộng rãi trong xã hội Nhật Bản đương thời Phương châm giáo dục “thực học” chính là một bước tiến lớn trong tư tưởng của Fukuzawa nói riêng, trong lịch sử nền học thuật của Nhật Bản nói chung Tư tưởng về thực học và cách ứng dụng thực học của Fukuzawa

đã làm mới nền học thuật nước nhà lúc bấy giờ Đây còn là minh chứng tiêu biểu cho sự đóng góp to lớn của ông đối với sự nghiệp canh tân giáo dục Nhật Bản thời Meiji

Cùng với sự chuyển biến trong nền tảng giáo dục , năm 1871, Bô ̣ giáo dục được thành lập và thống nhất chế độ giáo dục trong cả nước vào năm sau đó Lúc này, cả nước được chia làm 8 Đại khu, mỗi Đại khu chia thành

32 Trung khu, mỗi Trung khu có 210 trường tiểu ho ̣c Viê ̣c phổ cập giáo

Trang 28

dục được thi hành Nam hay nữ đều phải tới trường ho ̣c ít nhất 3 năm Vào năm 1854, đã có 54% nam và 19% nữ tốt nghiệp bậc tiểu ho ̣c 6 năm Hơn thế, chính quyền Min h Tri ̣ còn cử sinh viên đi ho ̣c ở nước ngoài Riêng năm 1873, đã có khoảng 373 sinh viên được cử đi ho ̣c ở nước ngoài , chủ yếu là Anh và Mỹ5

Về kinh tế,Chính phủ Meiji đã thực thi chính sách Thực sản hưng nghiệp (殖産興業), nhằm xây dựng một nền đại công nghiệp làm nền tảng cho toàn bộ nên kinh tế Chính vì vậy, vào thời Meiji, có thể chứng kiến sự phát triển của các công ty, xí nghiệp, các tập đoàn tài phiệt, ở mọi lĩnh vực

Làn sóng khai hóa văn minh đầu thời kỳ Meiji đã mang đến cho Nhâ ̣t Bản

mô ̣t bô ̣ mă ̣t mới, hiê ̣n đa ̣i và cấp tiến, mang đâ ̣m màu sắc phương Tây Thời kỳ đó, đèn đường buổi tối đã được thắp sáng khắp nơi, các tòa nhà được xây dựng

và trang trí theo lối kiến trúc bằng gạch Trên đường phố đã có những thùng thư bằng gỗ, các nhân viên bán báo, chuyển thư xuất hiê ̣n liên tu ̣c, chính vì vậy mà viê ̣c trao đổi thư tín của người dân trở nên thuâ ̣n lợi hơn Đặc biệt, từ năm

1873, Nhâ ̣t Bản đã bỏ hoàn toàn âm li ̣ch, chuyển sang dương li ̣ch Từ bỏ mô ̣t truyền thống đã ăn sâu vào trong tiềm thức của người Nhâ ̣t hàng ngàn đời - điều này chứng tỏ chính quyền Meiji đương thời đã quyết tâm đưa Nhâ ̣t Bản lên sánh vai với các cường quốc phương Tây

5

M.Y.Yoshino: Hê ̣ thống quản lý giáo dục của Nhâ ̣t Bản – truyền thống và đổi mới , tâ ̣p 1, Hà Nội, 1986, tr.271

Trang 29

TIỂU KẾT

Như vâ ̣y, từ khi chiến thuyền của Hoa Kỳ đến Nhật Bản , xã hội Nhật Bản đã có những chuyển biến lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội Về chính trị, đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này là sự su ̣p đổ của chế đô ̣ M ạc phủ Tokugawa và sự hình thành chính phủ Meiji Về kinh tế, các tầng lớp trong xã hội Nhật Bản đương thời đều có sự trưởng thành vượt bậc Đặc biệt, trong làn sóng cải cách thời Meiji, chính sách Thực sản hưng nghiệp

đã góp phần giúp cho Nhật Bản tạo nên một nền công nghiệp phát triển, với

sự ra đời của nhiều công ty, xí nghiệp Về văn hóa – xã hội, ngoài học thuyết Nho giáo, xã hội Nhật Bản cũng tiếp thu những luồng tư tưởng của văn hóa – văn minh phương Tây

Tất cả những biến đổi xã hội nói trên đã tác động sâu sắc đến những người dân và tầng lớp trí thức của Nhật Bản đương thời Shibusawa Eiichi (1840 – 1931) cũng là một trong số đó Chính vì thế, khi tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của ông, có thể thấy được những biến đổi chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội đã trở thành nền tảng, trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến tư tưởng và hành động của ông

Trang 30

Chương 2 CUỘC ĐỜI VÀ SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CÁCH

TÂN KINH TẾ CỦA SHIBUSAWA EIICHI

2.1 Cuộc đời của Shibusawa Eiichi

2.1.1 Thời niên thiếu (1840 - 1854)

Shibusawa Eiichi chào đời vào ngày 16 tháng 3 năm Tenpo (天保) thứ

11, tại làng Chiaraijima (血洗島村), nay là thi ̣ trấn Fukaya (深谷), tỉnh Saitama (埼玉県), trong mô ̣t gia đình nông dân

Hình 2.1 Bản đồ làng Chiaaraijima

(Nguồn: [24, tr 18] )

Trang 31

Gia đình Shibusawa Eiichi trồng dâu, nuôi tằm, dê ̣t vải, đă ̣c biê ̣t còn chế tạo thuốc nhuô ̣m bằng lá tràm , sau đó bán ra các khu vực lân câ ̣n Như

vâ ̣y, gia đình Shibusawa vừa làm công viê ̣c của mô ̣t người thợ thủ công (dệt sợi, chế thuốc nhuô ̣m ), vừa làm công viê ̣c của mô ̣t tiểu thương (bán sản phẩm của mình làm ra cho những nơi có nhu cầu ) Đặt trong hoàn cảnh

xã hội khó khăn lúc bấy giờ , có thể nói , gia đình Shibusawa Eiichi là mô ̣t gia đình phú nông Chính vì vậy , ngay từ khi còn nh ỏ tuổi, Shibusawa Eiichi đã có điều kiê ̣n ho ̣c tâ ̣p và phát tri ển nhiều hơn so v ới đa số các bạn đồng trang lứa

Hình 2.2 Ngôi nhà của Shibusawa Eiichi hiện nay tại tỉnh Saitama

(Nguồn: ảnh người viết chụp năm 2015) Cha của Shibusawa Eiichi, ngoài công việc của một tiểu thương bận rộn, còn tìm hiểu về Nho học và chính ông là người đã hướng Shibusawa Eiichi học tập ngay từ khi còn rất nhỏ Vì lẽ đó, từ năm 5 tuổi, Shibusawa đã được cha truyền da ̣y cho những kiến thức trong “Tam tự kinh” bằng phương pháp truyền khẩu Từ đó , dần dần ông đã được ho ̣c qua các cuốn “Tiểu học”, “Đa ̣i ho ̣c”, “Trung dung”, “Luâ ̣n ngữ” của Nho giáo Năm 7 tuổi, ông

Trang 32

bắt đầu theo ho ̣c Hán ho ̣c mô ̣t cách b ài bản [24, tr.15] Cho đến năm 15 tuổi, ông đã ho ̣c hết các cuốn “Cổ văn chân bảo” , “Văn tuyển” , “Tả truyê ̣n”, “Sử ký”, “Thâ ̣p bát sử lược” , “Nguyên Minh Sử lược” , “Quốc sử lược”, “Nhâ ̣t Bản ngoa ̣i sử”, “Nhâ ̣t Bản chính ký” Năm 8 tuổi, ông bắt đầu theo học một người thầy, cũng chính là người anh họ mang tên Odaka Atsutada6

Hình 2.3 Odaka Atsutada (Nguồn: [21, tr.8]) Trong tự truyện của mình, Shibusawa Eiichi có viết về việc này như sau

“Nhà Odaka ở trong làng Tebakamura Đây là một thầy giáo có tiếng tăm trong vùng Ngay từ khi còn nhỏ, thầy đã đọc nhiều sách và có một trí nhớ thiên bẩm Đặc biệt, thầy Odaka lại là chỗ thân thiết với gia đình tôi (Shibusawa Eiichi), cho nên, cha đã gọi tôi đến và nói rằng: “Ta đã dạy

6 尾高惇忠 (1830- 1901), ông là người đầu tiên quản lý nhà máy sợi Tomioka (富岡製糸場) và là giám đốc của chi nhánh Sendai, Ngân hàng quốc doanh số 1

Trang 33

con việc đọc sách, từ bây giờ, con nên đến làng Tebakamura để học thầy Odaka” Bởi vậy, hàng sáng tôi lại sang nhà thầy Odaka để đọc sách, mỗi ngày từ 3 đến 4 tiếng, sau đó trở về nhà” [24, tr.17]

Với hành trang là cuốn “Tam tự kinh” từ những năm đầu đờ i, lại được sự đầu tư giáo du ̣c từ cha , cho đến năm 15 tuổi, Shibuwasa đã có mô ̣t sự

am hiểu nhất đi ̣nh về Nho ho ̣c Chính nền tảng kinh tế vững chắc của gia đình đã ta ̣o cho Shibusawa Eiichi mô ̣t bước đê ̣m để có thể tiến đến h ọc thuâ ̣t và dần ta ̣o tiền đề cơ bản cho sự nghiê ̣p sau này

Nếu như người cha đã đă ̣t nền móng và đi ̣nh hướng ho ̣c tâ ̣p cho

Shibusawa thì người me ̣ ông la ̣i có vai trò rất lớn trong viê ̣c hình thành nên

nhân cách Trong tự truyện của mình, ông có bộc bạch như sau: “Mẹ tôi (Shibusawa Eiichi) là một người có tấm lòng nhân từ… Ngay cạnh nhà tôi

là một nhà có người bị mắc bệnh phong, người đó hơn tuổi mẹ tôi một chút

và mẹ cứ để cho họ làm việc như bình thường Tôi thì không thích điều này cho lắm, tôi nghĩ rằng mẹ không cần không cần tốt đến như vậy Tuy vậy,

mẹ tôi vẫn chăm sóc đến cả cơm ăn, áo mặc cho họ Khi tôi nói với mẹ đây là căn bệnh truyền nhiềm, mẹ sẽ phủ nhận và mẹ sẽ vẫn chăm sóc người bệnh rất ân cần Khi người ta tự làm và mang đến nhà bánh gạo, mẹ vẫn

ăn như không hề có chuyện gì Nói quá lên thì mẹ sâu sắc quá mức, nhưng quả thật, mẹ là một người giàu lòng từ bi hỉ xả” [24, tr.19] Theo

Shibusawa thì mẹ của ông rất hay làm viê ̣c thiê ̣n Bà thường tă ̣ng lương thực cho những ngư ời nghèo , thuốc men cho người ốm , chăm sóc cho những người không nơi nương tựa Những hành đô ̣ng này đã chứng tỏ nhân cách cao đe ̣p và tấm lòng yêu thương, bác ái của bà

Không chỉ được đào ta ̣o và rèn luyê ̣n về Nho ho ̣ c từ cha, được nuôi dưỡng nhân cách từ mẹ, Shibusawa còn được gia đình chỉ bảo buôn bán từ khá sớm Từ những năm tháng thiếu niên , ông đã được cha cho đi cùng để

Trang 34

giao thương, buôn bán Ban đầu là viê ̣c đi mua lá chàm ta ̣i các làng lân câ ̣n Sau đó, cha ông cũng cho đi theo trong những giao di ̣ch bán thành phẩm cho những nơi có nhu cầu Sản phẩm của gia đình Shibusawa là thu ốc nhuộm cô đặc màu xanh lam (藍玉) Ban đầu, Shibusawa Eiichi chỉ là đi theo phu ̣ giúp công viê ̣c cho cha, nhưng sau này (khoảng năm 14 tuổi), Shibusawa được phép đi giao thương mô ̣t mình Ông đi tới các vùng lân

câ ̣n như Shinshu7, Joshu8, Akichichi9, [18, tr.21] Shibusawa có nhiê ̣m vu ̣ bàn giao sản phẩm cho khách hàng , sau đó thu tiề n về Đến tâ ̣n bây giờ , vẫn còn lưu giữ được t ờ giấy thông thương (藍玉通), chứng tỏ viê ̣c giao nhâ ̣n đã được hoàn tất của Shibusawa Eiichi từ thời kỳ đó

Hình 2.4 Giấy thông thương (藍玉通) (Nguồn: http://www.education.fukaya.saitama.jp, truy cập ngày 20/10/2017)

7 信州 - nay thuộc tỉnh Yamanashi (山梨県)

8 上州 - nay thuộc tỉnh Gunma (群馬県)

9 秋父 - nay thuộc tỉnh Saitama(埼玉県)

Trang 35

Như vâ ̣y, ngay từ khi còn rất nhỏ (khoảng 14 tuổi), Shibusawa Eiichi đã không chỉ lĩnh hô ̣i được nền ho ̣c thuâ ̣t Nho ho ̣c mô ̣t cách căn bản và đầy đủ

mà còn bước đầu tích lũy được những kinh nghiệm buôn bán Đây chỉ là những kinh nghiê ̣m mua bán trao đổi hết sức thông thường , gói gọn trong

mô ̣t pha ̣m vi không quá rô ̣ng lớn , nhưng đã giúp Shibusawa Eiichi có những nhận biết ban đầu về hoạt động giao thương, làm nền tảng cho tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra những đề xuất cách tân kinh tế sau này

2.1.2 Thời kỳ làm việc cho Mạc phủ Tokugawa (1864 - 1866)

Năm 1853, khi Shibusawa 14 tuổi, hạm đội của đề đốc Perry tới vịnh Uraga, gây ra sự xáo trộn lớn trong nước Nhâ ̣t Vào năm 1861, tức năm lúc này Shibusawa 21 tuổi, ông đã đến Edo và vào trường của thầy Kaihosho Nosuke10 ở Shitaya Neribeikouji11 Cùng thời gian đó thì ông cũng theo học Kiếm đạo tại Otamagaike12 Đó chính là võ đường Genbukan13 của nhà kiếm pháp có tiếng thời Edo mang tên Chiba Shusaku (千葉周作, 1793 – 1856) Và cũng chính từ đây, Shibusawa đã trực tiếp tham gia vào những hoạt động phản kháng lại người nước ngoài tại Edo Năm 1863, Shibusawa đã dùng khoảng 150 lượng tiền riêng để thu thập khoảng 100 cây đao, giáo và cùng với khoảng 70 người tại Kiếm đường Chiba cũng như trường học đi đến khu nhà của người ngoại quốc Takasakijo với âm mưu đốt phá Tuy nhiên, kế hoạch bất thành Sau sự thất bại này, Shibusawa đã về Kyoto, cho đến năm 1864, ông được nhâ ̣n vào làm cho gia đình Hitotsubashi (一橋) - một trong ba chi của dòng họ Tokugawa

10 海保章之助 (漁村), 1798 – 1866, là một nhà Nho vào cuối thời Edo

12 お玉ヶ池, nay thuộc tỉnh Kanagawa (神奈川県)

13 玄武館, một trong ba võ đường lớn thời Edo, thời hoàng kim có tới 3000 môn đệ

Trang 36

Ông làm việc ở Goyodannjo (御用談所) và có trách nhiệm trong việc đàm phán, đối ngoại Khi Yoshinobu được cho ̣n lên làm Tướng quân đời thứ 15 của Mạc phủ Tokugawa thì Shibusawa cũng đã trở thành mô ̣t người

có vai trò quan trọng trong Mạc phủ

Năm 1867, khi Triển lãm Thế giới diễn ra ta ̣i Paris , Shibusawa Eiichi là

mô ̣t trong những người tháp tùng em trai của Tướng quân là Tokugawa Akitake ( 徳 川 昭 武, 1853 – 1910) sang Pháp Đây là l ần đầu tiên Shibusawa đă ̣t chân sang các nước Châu Âu , là cơ hội hiếm có để ông trực tiếp “mắt thấy tai nghe” về văn minh các nước phương Tây Trong thời gian ông tham dự triển lãm (1867) và lưu lại một số nước phương Tây (1867 – 1868), tại Nhật Bản đã diễn ra một sự kiện vô cùng quan trọng Đó

là sự sụp đổ của chế độ Mạc phủ Tokugawa và sự hì nh thành chính phủ Meiji Có thể nói rằng , đây là sự kiê ̣n khiến sự nghiê ̣p của Shibusawa Eiichi rẽ sang một trang mới

Như vâ ̣y, Shibusawa Eiichi đã có mô ̣t thời gian ngắn làm gia thần của Mạc phủ Tokugawa Tuy nhiên, chính Mạc phủ Tokugawa lại mở ra cho Shibusawa Eiichi mô ̣t con đường mới , làm thay đổi căn bản tư tưởng của ông - khi cho ông cơ hô ̣i được đă ̣t chân lên các nước Châu Âu đương thời Những đi ều ho ̣c được từ phương Tây đã thôi thúc ông phải thay đổi đất nước Nhâ ̣t Bản hiê ̣n ta ̣i , để có thể sánh vai với các cường quốc trên thế giới Mạc phủ s ụp đổ, chính quyền Meiji ra đời, bắt tay vào thực hiê ̣n sự nghiê ̣p khai hóa văn minh cũng chính là khi Shibusawa về nước (1868) Đây là thời điểm vàng để những trăn trở của Shibusawa về mô ̣t nước Nhâ ̣t tiến bô ̣ được chính ông thực hiê ̣n

2.1.3 Thời kỳ thị sát châu Âu (1867 - 1868)

Trang 37

Vào thế kỷ XIX , khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t và công nghê ̣ phát triển rầm rô ̣ ta ̣i các nước tư bản phương Tây Để trưng bày những thành tựu công nghê ̣ , phô trương tiềm lực kinh tế , sức ma ̣nh và sự giàu có của mình , bắt đầu từ thế kỷ này, các nước phương Tây đã mở ra các cuộc Hội chợ Triển lãm Thế giới Tại đây, ngoài các phát minh , sáng chế về khoa học , kỹ thuật, công nghê ̣, người ta còn tổ chức rất nhiều các lễ hội sôi động nhằm quảng bá văn hóa dân tộc Để phu ̣c vu ̣ cho các cuô ̣c Triển lãm này , các thành phố lớn tại phương Tây đã cho xây dựng rất nhiều công trình văn hóa , kiến trúc đô ̣c đáo Triển lãm Thế giới đầu tiên được diễ n ra ta ̣i Luân Đôn (Anh Quốc) vào năm 1851 Sau đó, vào thế kỷ XIX , Anh Quốc tiếp tu ̣c đăng cai Triển lãm hai lần nữa

Năm 1855, lần đầu tiên Pháp đăng cai tổ chức Triển lãm thế giới Sau hơn mô ̣t thâ ̣p kỷ, vào năm 1867, Triển lãm Quốc tế lần thứ hai được tổ chức ta ̣i Paris , Pháp (パリー万国展覧会), với quy mô to lớn hơn Triển lãm lần này được tổ chức từ ngày 01 tháng 04 đến ngày 01 tháng 10 năm

1867, thu hút khoảng gần 10 triê ̣u người tham gia , trong đó có ph ái đoàn đến từ Nhật Bản do Mạc phủ Tokugawa cử đi

Phái đoàn Nhật Bản dẫn đầu là Tokugawa Akitake Ngày 2 tháng 1 năm 1867, trên mô ̣t con tàu Pháp nă ̣ng khoảng 1500 tấn, phái đoàn của Nhâ ̣t Bản (trong đó có Shibusawa Eiichi ) đã rời cảng Yokohama , đến Marseille Đầu tiên , Shibusawa và phái đoàn được trải nghiê ̣m văn hóa phương Tây trên chính con tàu này qua những món ăn mang phong vi ̣

phương Tây14, khác hẳn với những món ăn truyền thống của Nhật Bản

14 Vào bữa sáng, thìa bạc, dĩa bạc và dao được bày trên một cái đĩa ở trên bàn Ngoài ra, hoa quả (quýt, nho, lê, biwa)cũng được bày biện trên bàn Thêm nữa, từ rượu nho cho đến nước đều có đầy đủ Cá, thịt chim, thịt lợn, thịt bò, thịt cừu đều được nấu chín, ngoài ra còn có các món nướng Du khách có thể tự lấy những thứ mình yêu thích để ăn Sau bữa ăn chính, trên tàu còn phục vụ cả một món giống như “bột đậu”

Trang 38

Sau khoảng 59 ngày lênh đênh trên biển , kinh qua các cảng Sài Gòn (Viê ̣t Nam), Singapore, Sri Lanka, Aden (Ả Rập), Suez (Ai Cập),… vào ngày 29 tháng 2 năm 1867, phái đoàn đã đặt chân lên nước Pháp , bắt đầu

mô ̣t hành trình khám phá văn hóa – văn minh phương Tây đương thời Đối với Shibusawa Eiichi thì đây là lần đầu tiên được chứng kiến tâ ̣n mắt xã hô ̣i phương Tây hiê ̣n đa ̣i và năng đô ̣ng Điều này đã khiến cho cách nhìn và suy nghĩ của Shibusawa thay đổi rất nhiều

Hình 2.5 Phái đoàn Nhật Bản (Nguồn:[24, tr.54] )

được gọi là cà phê, được pha cùng nước nóng, có thể thêm đường hoặc sữa và thưởng thức Bữa tối thịnh soạn hơn rất nhiều, du khách bắt đầu bữa tối bằng món súp, sau đó có những món ăn làm từ cá, thịt được nấu hoặc nướng, rất nhiều món ăn và hoa quả từ các vùng, có cả các loại bánh bông lan Ngoài ra còn có

cả các loại kem làm từ đường nữa.[24, tr.133]

Trang 39

Sau khi làm quen dần với cuô ̣c sống phương Tây hiê ̣n đa ̣i của Paris , Shibusawa Eiichi và phái đoàn Nhâ ̣t Bản đã tham gia vào cuô ̣c Triển lãm Quốc tế Tại đây, phái đoàn đã rất ngạc nhiên với hô ̣i trường và khuôn viên

vô cùng rô ̣ng lớn của triển lãm

Hình 2.6 Hội trường lớn của Triển lãm Thế giới Paris

(Nguồn: [21, tr.23]) Ngoài những thành tựu về khoa học - kỹ thuật hiện đại , Shibusawa Eiichi cũng hoàn toàn bất ngờ trước những cảnh trí hoa lệ tại kinh đô Paris Hơn nữa, Eiichi đã ở la ̣i Châu Âu khoảng 1 năm với tư cách như mô ̣t du học sinh , đến thăm quan và học hỏi các nước Th ụy Sĩ, Hà Lan, Bỉ, Ý, Vương quốc Anh Đây là thời kỳ khiến cho tư tưởn g của Shibusawa Eiichi được khai sáng mô ̣t cách sâu sắc nhất vì đã tìm tòi và phát hiê ̣n ra những thành tựu văn minh rất đáng học hỏi của người phương Tây

Đầu tiên, Shibusawa có cơ hô ̣i trải nghiê ̣m sự tiê ̣n lợi của tàu hỏa 15 Từ đây, ông bắt đầu quan tâm về ngành nghề vâ ̣n t ải và không chỉ vâ ̣n t ải trên

15 Trải nghiệm lần đầu tiên đi tàu hỏa của tôi (Shibusawa Eiichi) là bên Pháp Khi đó, trên tàu, chúng tôi

có thể nhìn ra bên ngoài một cách rõ ràng Qua tìm hiểu, chúng tôi đã hiểu được đó là do trên tàu có tấm chắn được làm bằng kính [24, tr.136]

Trang 40

đất liền mà còn ở trên biển Trong tự truyện của mình, Shibusawa nhấn mạnh trong lần thứ hai trải nghiệm tàu hỏa bằng chuyến tàu đi từ Marseille đến Paris, ông đã cảm nhận được sự tiện lợi của tàu hỏa Từ đó, ông cho rằng một quốc gia – nếu như không có các phương tiện giao thông như thế này – thì sẽ không phát triển được Vì vậy, trước nhất, Nhật Bản phải xây dựng được các tuyến đường sắt Ông khẳng định việc tạo ra các phương tiện giao thông như tàu thuyền trên biển hay các tuyến đường sắt trên bộ là

vô cùng cần thiết đối với Nhật Bản và đây là điều Shibusawa muốn thực hiện sau khi về nước [24, tr.137] Như vậy, Shibusawa cho rằng, mô ̣t quốc gia phát triển trư ớc hết phải phát triển các phương tiện giao thông vận tải

Vì thế, Nhâ ̣t Bản nếu muốn theo ki ̣p các nước phương Tây đương thời nhất

đi ̣nh phải có nhiều tuyến đường sắt Khi nhâ ̣n rõ tầm quan tro ̣ng của giao thông – vâ ̣n tải, Shibusawa trăn trở về viê ̣c phát triển ngành đường sắt cho Nhâ ̣t Bản Shibusawa dự đi ̣nh khi đó sẽ mua sắt từ Bỉ để tăng t ốc độ xây dựng và chất lượng cho các tuyến đường sắt ta ̣i Nhâ ̣t Bản

Ngoài ngành giao thông - vâ ̣n tải, Shibusawa Eiichi còn rất nga ̣c nhiên trước sự phát triển của các phương ti ện truyền thông đại chúng ta ̣i phương Tây lúc bây giờ Ông nhâ ̣n thấy khi Triển lãm Thế giới tại Paris năm 1867 diễn ra, tất cả những gì mà Napoleon III phát biểu ta ̣i Triển lãm đều được các báo đăng tải lại vào sáng ngày hôm sau , thâ ̣m chí còn có cả các bản dịch bằng các ngôn ngữ khác để ngay cả những người không biết tiếng Pháp cũng có thể hiểu được nội dung

“Ở những tờ báo mà tôi đã đọc, những mục nhỏ thường là tin tức – sự kiện ở khắp mọi nơi, còn những mục lớn chính là những tin tức quan trọng của quốc gia Những tờ báo này vừa đưa tin tức, vừa mở rộng sự hiểu biết, thật là thú vị Lúc đó, tôi nghĩ rằng đây là một thứ thật quý báu và tiện lợi

Ngày đăng: 05/01/2019, 15:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngô Xuân Bình (1997), “Quan hệ của Nhật Bản với châu Âu thời kỳ trước kỷ nguyên Minh Trị: đóng cửa nhưng không cài then”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, 3 (11), tr. 30- tr. 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ của Nhật Bản với châu Âu thời kỳ trước kỷ nguyên Minh Trị: đóng cửa nhưng không cài then”, "Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản
Tác giả: Ngô Xuân Bình
Năm: 1997
2. Ts. Hoàng Văn Hiển - Dương Quang Hiệp (2002), “Bước đầu tìm hiểu về ảnh hưởng của cuộc Minh Trị Duy tân với một số nước châu Á vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, 3 (39), tr. 52- tr. 60 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu về ảnh hưởng của cuộc Minh Trị Duy tân với một số nước châu Á vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX”, "Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á
Tác giả: Ts. Hoàng Văn Hiển - Dương Quang Hiệp
Năm: 2002
3. Nguyễn Quốc Hùng chủ biên (2006), Lịch sử Nhật Bản, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Nhật Bản
Tác giả: Nguyễn Quốc Hùng chủ biên
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2006
4. Nguyễn Văn Kim, Phạm Hồng Tung (2017), Lịch sử và văn hóa tiếp cận đa chiều, liên ngành, NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử và văn hóa tiếp cận đa chiều, liên ngành
Tác giả: Nguyễn Văn Kim, Phạm Hồng Tung
Nhà XB: NXB. Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2017
5. Nguyễn Văn Kim (2013), Quan hê ̣ của Nhật Bản với các quốc gia Đông Nam Á thế kỷ XV – XVII, NXB. Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hê ̣ của Nhật Bản với các quốc gia Đông Nam Á thế kỷ XV – XVII
Tác giả: Nguyễn Văn Kim
Nhà XB: NXB. Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i
Năm: 2013
6. Đinh Gia Khánh (1996), “Thời kỳ Edo và những tiền đề của công cuộc Minh trị Duy tân”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, 2 (6), tr. 37- tr.45 7. Đặng Lương Mô dịch (2012), Mười hai người lập ra nước Nhật, NXBChính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thời kỳ Edo và những tiền đề của công cuộc Minh trị Duy tân”, "Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản", 2 (6), tr. 37- tr.45 7. Đặng Lương Mô dịch (2012), "Mười hai người lập ra nước Nhật
Tác giả: Đinh Gia Khánh (1996), “Thời kỳ Edo và những tiền đề của công cuộc Minh trị Duy tân”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, 2 (6), tr. 37- tr.45 7. Đặng Lương Mô dịch
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2012
9. Nguyễn Ngọc Nghiệp (2003), “Nhật Bản học tập phương Tây thời Minh Trị”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, 2 (44), tr. 57- tr. 61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản học tập phương Tây thời Minh Trị”, "Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á
Tác giả: Nguyễn Ngọc Nghiệp
Năm: 2003
10. Vũ Dương Ninh- Nguyễn Văn Hồng (2006), Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử thế giới cận đại
Tác giả: Vũ Dương Ninh- Nguyễn Văn Hồng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
11. Vương Hiểu Thu (2001), “So sánh nguyên nhân thành bại của Duy tân Mậu Tuất 1898 và Duy tân Minh Trị 1868”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, 1 (31), tr. 40- tr. 47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: So sánh nguyên nhân thành bại của Duy tân Mậu Tuất 1898 và Duy tân Minh Trị 1868”, "Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản
Tác giả: Vương Hiểu Thu
Năm: 2001
12. G.B. Sansom (1989), Lược sử văn hóa Nhật Bản tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử văn hóa Nhật Bản tập II
Tác giả: G.B. Sansom
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1989
13. Mitani Hiroshi (1996), “Cuộc Cách mạng Minh Trị: sự thay đổi cơ cấu, những tổn thất và vai trò của chủ nghĩa dân tộc”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, 2 (6), tr. 32- tr. 36 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cuộc Cách mạng Minh Trị: sự thay đổi cơ cấu, những tổn thất và vai trò của chủ nghĩa dân tộc”, "Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản
Tác giả: Mitani Hiroshi
Năm: 1996
14. Shiraishi Masaya (1999), “ Phong trào dân tộc Việt Nam và Nhật Bản cận đại”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản, 1 (19), tr. 36- tr. 45Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong trào dân tộc Việt Nam và Nhật Bản cận đại”, "Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản
Tác giả: Shiraishi Masaya
Năm: 1999
15. Richard Rubinger: Education from one Room to one System, in: Japan in Transition from Tokugawa to Meiji, Edited by B.Jansen and Gilbert Rozman, Princeton University, 1988 Khác
16. Tanaka Kazuhiro, Prioritizing Public Interest: The Essence of Shibusawa’s Doctrine and Its Implications for the Re-invention of Capitalism, Hitotsubashi University’s seminar, 2013 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w