1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN văn THẠC sĩ nâng cao chất lượng công tác dân vận đối với đồng bào khmer của bộ đội địa phương tỉnh trà vinh hiện nay

90 205 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 669,5 KB

Nội dung

Công tác dân vận của quân đội là một bộ phận trong công tác dân vận của Đảng. Tiến hành tốt công tác dân vận là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị quan trọng, chức năng cơ bản, xuyên suốt của quân đội ta, nhằm xây dựng, củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa quân đội với nhân dân, góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền và hoạt động của các tổ chức quần chúng ở địa phương, tham gia các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng tiềm lực chính trị, thực hiện các chính sách an sinh xã hội và nâng cao đời sống dân trí của nhân dân,

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Công tác dân vận của quân đội là một bộ phận trong công tác dân vậncủa Đảng Tiến hành tốt công tác dân vận là thực hiện thắng lợi nhiệm vụchính trị quan trọng, chức năng cơ bản, xuyên suốt của quân đội ta, nhằm xâydựng, củng cố, tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa quân đội với nhân dân,góp phần giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, nâng cao hiệu lực, hiệuquả lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền và hoạt động của các tổ chứcquần chúng ở địa phương, tham gia các chương trình phát triển kinh tế, xã hội,xóa đói, giảm nghèo, xây dựng tiềm lực chính trị, thực hiện các chính sách ansinh xã hội và nâng cao đời sống dân trí của nhân dân, giúp dân khắc phục hậuquả thiên tai ổn định cuộc sống, đồng thời, góp phần xây dựng quân đội vữngmạnh về mọi mặt, mà trước hết và trực tiếp là xây dựng, củng cố bản chất cáchmạng cho quân đội

Bộ đội địa phương là lực lượng nòng cốt tại địa phương trong chiến tranhnhân dân và là lực lượng chủ yếu đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phươngtrong thời bình, có vai trò làm nòng cốt tham mưu, đề xuất giúp cấp ủy, chínhquyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo và là trung tâm phối hợp hiệp đồng vớicác lượng, ban, ngành, đoàn thể để thực hiện công tác QSQP ở địa phương,làm thất bại âm mưu thủ đoạn chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật

đổ của các thế lực thù địch, đối phó kịp thời, hiệu quả các tình huống xảy ra,bảo vệ vững chắc khu vực phòng thủ địa phương, góp phần giữ vững an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội, cuộc sống bình yên của nhân dân

Ý thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác dân vận, những năm quacấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh đã quántriệt và thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quân ủyTrung ương, Bộ Quốc phòng về công tác dân vận; tích cực tuyên truyền, vậnđộng và giúp đỡ nhân dân, giúp đở đồng bào xóa đói giảm nghèo, nâng cao

Trang 2

đời sống; chủ động tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở vữngmạnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh.Song bên cạnh đó, công tác dân vận vẫn chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng quânđội trong tình mới, chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, nhất là công tácdân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương vẫn còn tồn tại nhữngthiếu sót, khuyết điểm cần phải khắc phục: việc tuyên truyền, quán triệt và tổchức thực hiện chủ trương, chính sách về dân vận, về dân tộc có lúc chưa đếnnơi, đến chốn, thiếu thường xuyên, liên tục Nhận thức, trách nhiệm về vị trí,vai trò công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của một số cấp ủy, chỉ huy

và cán bộ, chiến sĩ chưa đầy đủ; nội dung, hình thức, phương pháp tiến hànhcông tác dân vận chậm đổi mới, việc tham mưu, đề xuất cho cấp ủy, chínhquyền địa phương ở một số cơ quan, đơn vị chưa thường xuyên, thiếu chủđộng, chưa phát huy được sức mạnh của các tổ chức, lực lượng trong và ngoàiđơn vị cùng tham gia công tác dân vận

Bước sang giai đoạn mới, Đảng ta từng bước xây dựng và hoàn thiện nhànước pháp quyền và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhậpquốc tế, đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Tất yếu, cơ cấu xã hội thay đổi, công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng; vấn

đề việc làm, thu nhập của tầng lớp nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số ởvùng sâu, vùng xa Do đó, đòi hỏi công tác dân vận, công tác tộc và chính sáchdân tộc của Đảng, Nhà nước, Quân đội nói chung, công tác dân vận đối với đồngbào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà Vinh nói riêng cần có sự quan tâm đặc biệt

Với lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Nâng cao chất lượng công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh hiện nay”

làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước

2.Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Công tác dân vận nói chung, CTDV đối với đồng bào dân tộc thiểu số nóiriêng là một nhiệm vụ, chiến lược quan trọng, đã góp phần thực hiện thắng lợi mục

Trang 3

đạo và các nhà khoa học trong và ngoài Quân đội quan tâm, đầu tư nghiên cứu, tiếpcận CTDV dưới góc độ khác nhau Tiêu biểu có các công trình như:

* Các công trình nghiên cứu về chính sách dân tộc, tôn giáo

Đề tài khoa học cấp cơ sở (2005), Nâng cao chất lượng lãnh đạo chính trị của tổ chức cơ sở đảng trong vùng có đông đồng bào theo đạo Thiên Chúa

ở tỉnh Đồng Nai - Tỉnh ủy Đồng Nai Công trình khẳng định: Công tác xây

dựng hệ thống chính trị vùng đồng bào có đạo luôn được các cấp uỷ, tổ chứcđảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Vì vậy, toàn tỉnh có 170

xã, phường, thị trấn đều có chi bộ, đảng bộ cơ sở hoạt động, không có chi bộ,đảng bộ yếu kém Tuy nhiên, hệ thống chính trị cơ sở vùng tôn giáo một số nơicòn mỏng và chưa vững chắc, một số cấp uỷ còn chủ quan trong công tác tôngiáo; chế độ thông tin báo cáo chưa kịp thời, thậm chí có trường hợp để tình hìnhphát sinh phức tạp, ngoài tầm kiểm soát của địa phương mới báo cáo

Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta trong tình hình mới, Mẫn Văn Mai chủ

biên, Nxb QĐND, Hà Nội, 2006, đã luận giải làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễnquân đội thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong tình hìnhmới; đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân; phân tích làm rõ những yếu tố tácđộng và xác định mục tiêu, yêu cầu, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm pháthuy hơn nữa vai trò của QĐND Việt Nam trong thực hiện chính sách dân tộc củaĐảng, Nhà nước ta hiện nay Trong đó nhấn mạnh phải tăng cường giáo dục toàndiện, làm cho cán bộ, chiến sỹ có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện tốt chủ trương,chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; tiến hành có chất lượng, hiệu quả cáchoạt động của quân đội tham gia phát triển kinh tế, chính trị, xã hội ở vùng đồngbào dân tộc; kết hợp QP - AN với kinh tế; tăng cường công tác phối hợp, kết hợpgiữa Quân đội với hệ thống chính trị cơ sở và đổi mới CTDV, thực hiện tốt chínhsách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong nội bộ các đơn vị Quân đội ta hiện nay

Trang 4

Nguyễn Văn Siu (2011), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo trong thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Luận án

tiến sĩ, Học viện Chính trị Tác giả đã luận giải khá sâu sắc vến đề: đại đoànkết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là nguồnsức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm pháttriển bền vững của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Đây là quan điểmnhất quán của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình lãnh đạocách mạng Đoàn kết lương - giáo là bộ phận quan trọng, gắn bó mật thiết,không tách rời đại đoàn kết toàn dân tộc Thực hiện mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh hiện nay, việc thực hiện chính sách tôngiáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết lương giáo càng trở nên cấpthiết Đoàn kết lương - giáo, thực hiện thắng lợi chính sách tôn giáo của Đảng,Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, làm thất bại âm mưu của các thếlực thù địch lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng, là nhân tố góp phần quyếtđịnh thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Nguyễn Hoài Sanh (2013), “Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: những vấn đề

lý luận và thực tiễn cấp bách ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ khoa học

chính trị Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đang có nhiều biến động hếtsức sâu sắc, phức tạp, tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặt ranhiều vấn đề cho công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn Trong nhữngnăm qua, dù đã có nhiều cải thiện đáng kể nhưng quan hệ giữa Nhà nước với các

tổ chức tôn giáo vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, xung đột vẫn đang xảy ra vàtiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát Tín đồ các tôn giáo vẫn còn có mặc cảm, chưatin tưởng đối với Nhà nước Trong tình hình mới, công tác tôn giáo ở Việt Namphải được chú trọng hơn nữa trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quan điểm cơbản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo vàđời sống tín ngưỡng, tôn giáo; cứng rắn về nguyên tắc, đồng thời mềm dẻo về

Trang 5

của người dân Giải quyết vấn đề tôn giáo cần phải có chiến lược tuyên truyềnhiệu quả cũng như thực thi chính sách nhất quán trên thực tế.

* Các công trình nghiên cứu về công tác dân vận

Cuốn sách “Tư tưởng dân vận của Chủ tịch Hồ Chí Minh” do Nhà xuất

bản Chính trị quốc gia ấn hành 1995 Cuốn sách có 34 báo cáo khoa học củacác đồng chí lão thành cách mạng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước,các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực nhân dịp kỷ niệm 45 năm bài báo “DânVận” của chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời Các tham luận đã làm sáng tỏ vai trò

và sự tác động của bài báo đến toàn xã hội, phương thức tiến hành CTDVdưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh Đồng thời chỉ ra sự cần thiết vận dụng,phát triển tư tưởng dân vận của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới

Phạm Văn Bước (2005), “Công tác vận động đồng bào dân tộc Khmer của đoàn B30 Quân khu 9 trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng,

Học viện chính trị quân sự Hà Nội Tác giả làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn côngtác vận động quần chúng của Đảng ta, thực trạng công tác vận động vùng đồng bàodân tộc Khmer trên địa bàn Tây Nam Bộ của đoàn B30 Quân khu 9 hiện nay Đề tài

có giá trị cả về lý luận và thực tiễn góp phần định hướng công tác vận động đồngbào dân tộc Khmer trong thời gian tới trên địa bàn Tây Nam Bộ

Sách (2006), Công tác dân vận của Quân đội trong tham gia giải quyết các “điểm nóng” ở địa phương, Nguyễn Viết Dụ chủ biên, Nxb QĐND, Hà

Nội, đã luận giải làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn CTDV của quân đội trongtham gia phòng ngừa, giải quyết các “điểm nóng” ở địa phương; đánh giátổng quát ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, những bài học kinh nghiệmtrong quá trình hoạt động thực tiễn và đề ra ba nhóm giải pháp, trong đókhẳng định: vấn đề ngăn ngừa “điểm nóng” và giải quyết “điểm nóng” chủyếu là do địa phương quyết định, trong đó sự phối hợp các lực lượng trong hệthống chính trị tạo ra sức mạnh tổng hợp trong phòng ngừa và giải quyết

“điểm nóng” có ý nghĩa cực kỳ quan trọng

Trang 6

Nguyễn Quang Hồng (2012), “Công tác dân vận của chính quyền phường thuộc các quận ở Thành phố Hà Nội hiện nay”, luận văn Thạc sĩ, Học

viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Luận văn đã bước đầulàm rõ quan niệm, nội dung, phương thức công tác dân vận của chính quyền ởcác quận thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay Trên cơ sở đó, luận văn đãkhảo sát, đánh giá khá toàn diện thực trạng công tác dân vận của chính quyền

ở các quận thành phố Hà Nội, khái quát kết quả và rút ra các kinh nghiệm cógiá trị Luận văn đề xuất giải pháp tăng cường công tác dân vận của chínhquyền ở các quận Thành phố Hà Nội trong thời gian tới với những cơ sở, thựctiễn khá thuyết phục Đây là luận văn đầu tiên đi sâu nghiên cứu về công tácdân vận của chính quyền cấp quận do đó những kết quả nghiên cứu của luậnvăn là tài liệu tham khảo rất gần với đề tài luận văn đang nghiên cứu

Viện Hồ Chí Minh (2013), Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay, Nxb Lao động -Xã hội, Hà Nội Đây

là công trình khoa học gồm 42 bài viết của các tác giả, nguyên là Tổng Bí thưĐảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam; trưởng Ban Dân vận Trung ương,…và các văn bản, nghị quyết củaĐảng, Chính phủ về công tác dân vận Tác phẩm đã đưa ra những cơ sở lýluận khoa học và cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định những nộidung công tác dân vận thời kỳ mới cũng như xác định những phương thức cơbản trong việc tiến hành công tác dân vận hiện nay

Lê Trung Tấn (2013),“Công tác dân vận của bộ đội địa phương tỉnh Vĩnh Long hiện nay”, Luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà

nước, Học viện Chính trị, Hà Nội Luận văn đã xác định CTDV không chỉ lànhiệm vụ chính trị cơ bản, lâu dài, đồng thời còn là nhiệm vụ cấp bách củaquân đội, là một mũi tiến công chính trị sắc bén trong phòng, chống “diễnbiến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.Tác giả đã luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về CTDV của BĐĐP

Trang 7

tỉnh Vĩnh Long, chỉ ra yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng caoCTDV của BĐĐP tỉnh Vĩnh Long hiện nay.

Ban Dân vận Trung ương (2014), Cẩm nang công tác dân vận, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội Đây là một tài liệu quý giá trong việc nghiên cứu

và vận dụng những kinh nghiệm vào thực tiễn công tác dân vận của Đảng.Tác phẩm cũng đã cập nhật những công văn, chỉ thị, nghị quyết của Đảng,Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tình hình mới nhằm hỗ trợcho nghiệp vụ công tác dân vận của Đảng và chính quyền, quy chế dân chủ ở

cơ sở …phục vụ hiệu quả trong việc tiến hành công tác dân vận hiện nay

Tạp chí liên quan đến đề tài:

Nguyễn Quốc Dân - Hoàng Mạnh Cường, “Công tác dân vận của quân đội trong tình hình mới”, tạp chí Xây dựng Đảng tháng 10/2013; Phạm Dũng (2015),

Lê Hồng Anh (2015), Tiếp tục hướng mạnh về cơ sở, tăng cường đối thoại trực tiếp với Nhân dân, Tạp chí Dân vận số 1+2; Hoàng Phong (Thực hiện) (2015), Hội nghị tổng kết công tác dân vận năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015, Tạp chí Dân vận số 1 + 2; Phan Nam (thực hiện 2015), Hội nghị quán triệt Chỉ thị số

43 - CT/TU và sơ kết công tác dân vận 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 thánh cuối năm 2015, Tạp chí Dân vận số 7; Nguyễn Thế Trung (2015), Nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của ban dân vận các cấp trong tình hình mới, Tạp

chí Dân vận số 7

Các tác giả đều cho rằng công tác vận động quần chúng là trách nhiệmcủa cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, là một nội dung cơ bảntrong hoạt động CTĐ, CTCT của Quân đội ta Tiến hành CTDV vừa là tìnhcảm, vừa là trách nhiệm của “Bộ đội Cụ Hồ” đối với nhân dân; là điều kiện đểcán bộ, chiến sĩ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ Đánh giá khái quát thực trạngCTDV của Quân đội thời gian qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp nângcao hiệu quả CTDV của Quân đội trong tình hình hiện nay

Trang 8

Các công trình trên có ý nghĩa rất lớn, tác giả trân trọng, kế thừa kết quảnghiên cứu của một số công trình có liên quan đến luận văn Tuy nhiên chưa cómột công trình nào nghiên cứu, giải quyết đầy đủ, có hệ thống về nâng caochất lượng CTDV của BĐĐP tỉnh Trà Vinh ở vùng đồng bào dân tộc Khmer.

Với ý nghĩa đó, tác giả chọn vấn đề: “ Nâng cao chất lượng công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh hiện nay” làm luận

văn thạc sĩ có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn sâu sắc

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về chất lượng công tácdân vận, đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng CTDV đối vớiđồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà Vinh hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về chất lượng CTDV đối với đồngbào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà Vinh

Đánh giá đúng thực trạng chất lượng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một

số kinh nghiệm nâng cao chất lượng CTDV đối với đồng bào Khmer củaBĐĐP tỉnh Trà Vinh

Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượngCTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà Vinh hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Nâng cao chất lượng CTDV đối với đồng bào Khmer của Bộ đội địa phương tỉnhTrà Vinh

* Phạm vi nghiên cứu

Chất lượng và hoạt động nâng cao chất lượng CTDV đối với đồng bào Khmercủa bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh Cơ quan, đơn vị nghiên cứu gồm: Bộ CHQStỉnh và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tư liệu, số liệu, điều tra, khảo sát, tổng kếtthực tiễn phục vụ cho việc nghiên cứu được giới hạn từ năm 2012 đến nay

Trang 9

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vàquan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết của Quân ủy Trungương, Bộ Quốc Phòng, Chỉ thị của Tổng cục Chính trị về công tác dân vận

* Cơ sở thực tiễn

Thực tiễn CTDV và hoạt động nâng cao chất lượng CTDV đối với đồng bàoKhmer của BĐĐP tỉnh Trà Vinh; các báo cáo sơ kết, tổng kết về CTDV của BanDân vận, Ban Dân tộc Tỉnh ủy - UBND tỉnh, Bộ CHQS tỉnh Trà Vinh và kết quảđiều tra, khảo sát của chính tác giả

* Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoahọc liên ngành và chuyên ngành Trong đó đặc biệt chú trọng phương phápphân tích tổng hợp, lôgíc, lịch sử, điều tra khảo sát, tổng kết thực tiễn vàphương pháp chuyên gia

6 Ý nghĩa của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm luận cứ khoahọc cho lãnh đạo, chỉ huy, cơ quan chức năng của BĐĐP tỉnh Trà Vinh vàQuân khu 9 tham khảo, vận dụng trong tiến hành CTDV đối với đồng bàoKhmer Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiêncứu, giảng dạy môn CTĐ, CTCT ở trong các học viện, nhà trường quân đội

7 Kết cấu của luận văn

Gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục

Trang 10

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN

VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC DÂN VẬN ĐỐI VỚI ĐỒNG KHMER

CỦA BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH TRÀ VINH 1.1 Công tác dân vận và những vấn đề cơ bản về chất lượng công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh

1.1.1 Bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh và công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh

* Khái quát tỉnh Trà Vinh

Tỉnh Trà Vinh được tái thành lập ngày 26.12.1991 theo Nghị quyết củaQuốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 10, từ tỉnh Cửu Long (chính thức đi vào hoạtđộng tháng 5.1992), là một trong 12 tỉnh, thành phố của ĐBSCL, nằm về phía

hạ lưu sông Tiền và sông Hậu và giáp với biển Đông Nhìn một cách tổng thể,tỉnh Trà Vinh có dạng như hình tứ giác, với diện tích đất tự nhiên là 234.116 ha(chiếm 5,77% diện tích vùng ĐBSCL; chiếm 0,71% diện tích cả nước) Toàntỉnh có 01 thành phố, 01 thị xã, 07 huyện; 85 xã, 11 phường, 10 thị trấn, là tỉnhthuộc vùng duyên hải ĐBSCL Phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp tỉnhVĩnh Long, phía Nam giáp tỉnh Sóc Trăng, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre Trà Vinhcũng giống như nhiều địa phương khác trong vùng ĐBSCL, có cấu tạo địa chấtđơn giản, chủ yếu do quá trình bồi tụ trầm tích hình thành, được chia làm bavùng sinh thái: vùng sinh thái ven biển, vùng sinh thái không giáp biển, vùngsinh thái trên các cù lao xen lẫn vùng trũng, đầm lầy phèn, mặn và các giồngcát cao tài nguyên, khoáng sản khá nghèo nàn

Về dân số, Trà Vinh là địa bàn chung sống lâu đời của ba dân tộc chính

là người Kinh, Khmer, Hoa với dân số (2016) toàn tỉnh có 1.041.000 ngườitrong đó 854,950 người sống ở khu vực nông thôn, 186.050 người sống ởthành thị Người kinh chiếm 67,57%; người Khmer chiếm 31,62%; người Hoa

Trang 11

người Chăm, người Churu, người Dao, người Thái, người Nùng chiếm 0,81%.Tôn giáo trên địa bàn tỉnh có 569.999 tín đồ chiếm 54,5% dân số của tỉnhtrong đó Phật giáo chiếm 86%, còn lại gồm: Công giáo, Tin lành,Cao đài, Hòahảo, Hồi giáo, Bửu sơn kỳ hương, Tứ ân hiếu nghĩa, Minh sư đạo với 359

cơ sở thờ tự, khoản 7.088 chức sắc, chức việc Mặc dù có sự đa dạng về dântộc, tôn giáo, song cộng đồng các dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Trà Vinhluôn đoàn kết dân tộc, đoàn kết lương giáo, hòa đồng, tương thân, tương áichung sức một lòng xây dựng quê hương, đất nước

Về kinh tế, văn hóa, xã hội, lợi thế của Trà Vinh là nằm giữa các nhánh

sông lớn, một mặt giáp Biển Đông, có hai cửa sông quan trọng đổ ra biển (CungHầu và Định An) Tiềm năng kinh tế to lớn của tỉnh Trà Vinh là phát triển nông -lâm - thủy sản, công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu, dịch vụhậu cần nghề cá Thế mạnh du lịch của Trà Vinh là du lịch sinh thái biển, du lịchmiệt vườn và du lịch nhân văn Toàn tỉnh có 13 Di tích lịch sử văn hóa, cáchmạng cấp quốc gia; 20 Di tích lịch sử văn hóa, cách mạng; công trình kiên trúccấp địa phương thu hút hàng triệu khách du lịch đến tham quan mổi năm

Về quốc phòng và an ninh, Trà Vinh, với ưu thế bờ biển dài 65km, kênh

rạch chằng chịt, có nhiều vùng trũng, đầm lầy, khu căn cứ kháng chiến xenlẫn rừng ngập mặn và các gò cát giồng cao được coi là địa bàn có vị trí chiếnlược quan trọng trong xây dựng thế trận QP&AN, xây dựng khu vực phòngthủ vững chắc chống chiến tranh xâm lược bằng đường biển trước đây cũngnhư hiện nay của Quân khu 9 nói chung, quân và dân Trà Vinh nói riêng, gópphần xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới hiện nay

* Đồng bào Khmer tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh là địa phương có đông đồng bào Khmer, đứng thứ hai ởĐBSCL (sau tỉnh Sóc Trăng), có 327.948 người, chiếm 31,62% so với tổngdân số toàn tỉnh, địa bàn cư trú của đồng bào Khmer có mặt ở hầu hết các

Trang 12

huyện và thành phố trong tỉnh, tập trung đông nhất ở huyện Trà Cú, ChâuThành, Cầu Ngang, Cầu Kè Tiếng nói của đồng bào Khmer thuộc nhóm ngônngữ Môn - Khmer; hình thái sinh sống cư trú theo cộng đồng “phum”, “sóc”trên các giồng cát, ven sông rạch, xung quanh chùa Cuộc sống của đồng bàoKhmer gắn liền với nghề canh tác lúa nước, nghề thủ công như: đan đát, dệtchiếu, mộc dân dụng…; người Khmer có nền văn hóa phong phú, cả văn hóavật thể và văn hóa phi vật thể đa dạng Có số lượng chư tăng và chùa Khmernhiều nhất trong các tỉnh Nam bộ, 3.232 vị sư và 143 chùa với nhiều lễ hộinhư: Bund Chôl Chhnăm Thmây; Bund Sen Đôl-Ta; Ok-Om-Bok, đua ghengo, hát Dù-Kê Các hoạt động lễ hội thể hiện rõ tinh thần vị tha, tính nhânđạo cao cả, giáo dục sự đoàn kết trong cộng đồng nhằm giáo dục con ngườihướng thiện, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với thiên nhiên, giữacon người với nhau trong xã hội và từng gia đình, cộng đồng phum, sóc theo

phương châm “Đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội ”.

* Bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh

Bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh được thành lập ngày 28/8/1945 trênvùng đất giàu truyền thống cách mạng Từ khi thành lập đến nay, BĐĐP tỉnhTrà Vinh luôn hoàn thành tốt chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân côngtác, đội quân lao động sản xuất, được Đảng, Nhà nước phong tặng Huân

chương Thành đồng Tổ quốc hạng nhất 1968; danh hiệu anh hùng lực lượng

vũ trang nhân dân 1976 và các phần thưởng cao quí khác

Tổ chức, biên chế BĐĐP tỉnh Trà Vinh gồm: Bộ Chỉ huy quân sự Tỉnh

với các cơ quan, đơn vị trực thuộc: Văn Phòng, Phòng Tham Mưu, PhòngChính Trị, Phòng Hậu Cần - Kỹ Thuật, Trung đoàn 926 (KTT), Trường Quân

sự tỉnh và các Ban Chỉ huy quân sự Thành Phố Trà Vinh; Ban CHQS Thị xãDuyên Hải; Ban CHQS huyện Càng Long, Ban CHQS huyện Châu Thành,Ban CHQS huyện Cầu Kè, Ban CHQS huyện Cầu Ngang, Ban CHQS huyện

Trang 13

cán bộ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viênquốc phòng được biên chế theo đúng qui định của Bộ Quốc phòng.

Chức năng, nhiệm vụ của BĐĐP Trà Vinh theo Nghị định 119 ngày

11/5/2004 của Chính phủ quy định: “…Ban chỉ huy quân sự … có tráchnhiệm chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể làm tham mưu giúp chủtịch ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về công tácquốc phòng ở địa phương” [20] Theo đó chức năng, nhiệm vụ của BĐĐP TràVinh được xác định như sau:

Tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, điềuhành, tổ chức thực hiện toàn diện nhiệm vụ QSQP địa phương; xây dựng khuvực phòng thủ gắn với xây dựng cơ sở VMTD, thực hiện nhiệm vụ quản lý,tuyển quân, DQTV, DBDV, giáo dục quốc phòng và phối hợp các lực lượnggiữ vững ổn định chính trị ở địa phương

Trực tiếp chỉ đạo xây dựng và chỉ huy lực lượng vũ trang địa phương;phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các ngành ở địa phương và các đơn vị bộ độichủ lực đóng quân trên địa bàn cùng thực hiện tốt các nhiệm vụ xây dựng vàtác chiến trong khu vực phòng thủ, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân;kết hợp kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với an ninh, kinh tế; triển khaithực hiện công tác QSQP địa phương theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ,UBND tỉnh Trà Vinh và Đảng ủy, Bộ tư lệnh Quân khu 9

Tổ chức xây dựng các kế hoạch về QSQP địa phương, xây dựng và hoạtđộng chiến đấu, phòng chống thiên tai, thảm họa và công tác vận động quầnchúng của các lực lượng thuộc quyền

Tổ chức phối hợp hiệp đồng với lực lượng công an, bộ đội biên phòng

và các lực lượng khác giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo

vệ Đảng, Nhà nước, Chính quyền, tính mạng và tài sản của nhân dân, tài sảncủa Nhà nước, mục tiêu và các công trình quốc phòng trên địa bàn

Tổ chức kiểm tra đôn đốc, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm về thực hiện

Trang 14

nhiệm vụ công tác QSQP địa phương.

* Quan niệm về công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh

Công tác dân vận của BĐĐP là một bộ phận CTDV của quân đội, một nộidung CTĐ,CTCT trong công tác QSQP địa phương, là nhân tố quan trọng góp phầncủng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, xây dựng “thế trận lòng dân”vững chắc Quán triệt tinh thần trên, văn kiện Đại hội Đảng bộ Quân sự tỉnh Trà Vinhnhiệm kỳ 2015-2020 xác định: Các cấp lãnh đạo, chỉ huy và mọi tổ chức, cơ quan,ban, ngành, mọi lực lượng phải nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa, yêu cầu, nội dungCTDV của quân đội trong tình hình mới Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạocủa tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy đối với CTDV nói chung, CTDV đối với đồng bàoKhmer nói riêng trên địa bàn đóng quân của từng cơ quan, đơn vị [12]

Theo đó, có thể quan niệm công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh là một bộ phận công tác dân vận của Quân đội, đồng thời là một phận công tác dân vận của hệ thống chính trị ở địa phương bao gồm tổng thể các hoạt động của bộ đội địa phương phối hợp với các tổ chức trong hệ thống chính trị của tỉnh tiến hành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương

mà trực tiếp là đảng ủy quân sự địa phươnq, đội ngũ cán bộ chủ trì và cơ quan chính trị các cấp, nhằm tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ đồng bào Khmer thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của địa phương, tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân, với đồng bào, xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh,đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Trang 15

Mục đích CTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà Vinh nhằm

tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đồng bào Khmer thực hiện tốt đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chủ trương, kếhoạch, quyết định của địa phương, tích tham gia phát triển kinh tế, văn hóa,

xã hội củng cố QP&AN; giữ vững sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội,tăng cường đoàn kết quân dân, khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời, vạch

rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôngiáo, “dân chủ”, “nhân quyền” để chống phá cách mạng nước ta, góp phầnlàm cho đồng bào, các chức sắc, các tín đồ ngày càng tin tưởng, gắn bó vớiĐảng, với chế độ, chấp hành nghiêm và góp phần bảo vệ vững chắc an ninh,

chính trị tại địa phương trong tình hình mới

Chủ thể tiến hành CTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà Vinh

bao gồm: chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo là cấp ủy, chính quyền địa phương, mà trựctiếp là cấp ủy, tổ chức đảng ở các cơ quan, đơn vị BĐĐP tỉnh; chủ thể chỉ đạo làchỉ huy, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng cấp trên, mà trực tiếp là chính ủy,chính trị viên, cán bộ chính trị, cơ quan chính trị, chủ thể trực tiếp tổ chứcthực hiện là toàn bộ cán bộ, chiến sĩ thuộc BĐĐP tỉnh Trà Vinh Trong đó, cơquan chính trị có trách nhiệm tham mưu, giúp cấp ủy, tổ chức đảng hướng dẫn,xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CTDV đối vớiđồng bào

Lực lượng tham gia gồm: các tổ chức, các lực lượng, đội ngũ cán bộ, đảng

viên, quần chúng trong hệ thống chính trị tỉnh, mà trực tiếp là cán bộ, chiến sĩ ởcác cơ quan, đơn vị BĐĐP tỉnh Trà Vinh

Đối tượng tác động là đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, các chức

sắc tôn giáo, các Achar, các trưởng Phum, Sóc và các đối tượng cá biệt là ngườiKhmer, kể cả quân nhân là người Khmer trong cơ quan, đơn vị

* Nội dung công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh

Trang 16

Tuyên truyền vận động đồng bào Khmer thực hiện tốt mọi đường lối chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tập trung vào các vănbản mới của Đảng, Nhà nước, Quân đội về CTDV; các chương trình hànhđộng, kế hoạch, quy định của địa phương Thông qua tuyên truyền làm chođồng bào nhận thức đúng đắn đường lối chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương, nhất là các chính sách

ưu tiên, ưu đãi liên quan đến dân tộc, các dự án, chương trình xóa đói, giảmnghèo Qua đó, củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng và chế độ Tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh về mọi mặt: tích cựctham gia các chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, thực hiện xoáđói, giảm nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng ổn định đời sống, nâng cao dân trícho đồng bào Khmer nhất là ở vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn vềđời sống, văn hóa, xã hội

Tuyên truyền vận động đồng bào Khmer tham gia xây dựng cơ sở chínhtrị ở địa phương vững mạnh Nội dung cần tập trung vào chỉ đạo cấp ủy, chínhquyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị, xã hội các cấp thực hiện tốt quychế dân chủ ở cơ sở, vận động người có chức sắc, người có uy tín tham giavào hệ thống chính trị cơ sở, tạo nguồn phát triển đàng viên đối với ngườiKhmer, tổ chức cho cán bộ là người Khmer tham gia các lớp tập huấn, bồidưỡng chính trị, QP &AN ở địa phương

Vận động đồng bào Khmer cùng chính quyền cơ sở tham gia xây dựngkhu vực phòng thủ vững chắc Chủ động tham gia ngăn ngừa và giải quyết cóhiệu quả các vụ việc phức tạp và mâu thuẫn trong nội bộ đồng bào, giữ vững

ổn định chính trị, xã hội làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình", bạo loạnlật đổ của các thế lực thù địch bảo vệ Đảng, chính quyền và đồng bào trêntừng địa bàn công tác

Tuyên truyền vận động đồng bào Khmer hiểu rõ âm mưu “diễn biến hòabình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôngiáo làm ngòi nổ, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng thế

Trang 17

trận lòng dân vững chắc, hướng dẫn đồng bào Khmer đấu tranh với các hiệntượng tiêu cực, sai trái trong nội bộ đồng bào.

* Hình thức công tác dân vận của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh gồm Hình thức kết nghĩa: Đây là hình thức phổ biến nhất trong các đơn vị

BĐĐP tỉnh Trà Vinh, là điều kiện thuận lợi để cơ quan, đơn vị BĐĐP tỉnhxây dựng mối quan hệ đoàn kết với các ban, ngành, đoàn thể, các công ty,

xí nghiệp, các trường học trên địa bàn chung tay tổ chức tuyên truyền, vậnđộng các tầng lớp trong xã hội chấp hành và thực hiện nghiêm đường lối,quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các qui địnhcủa địa phương; giữ vưng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phòngchống “ diễn biến hòa bình”, xây dựng đơn vị, địa bàn an toàn

Hình thức huấn luyện diễn tập vòng tổng hợp, kết hợp làm CTDV: Đây

là hình thức cơ bản của BĐĐP tỉnh Trà Vinh, thông qua hình thức này gópphần nâng cao chất lượng huấn luyện sát với thực tiễn chiến đấu, khả năngrèn luyện, bản lĩnh chính trị của bộ đội, trình độ kỹ, chiến thuật hiệp đồngchiến đấu của các đơn vị trong khu vực tác chiến Xây dựng mối quan hệđoàn kết quân dân, tô thắm thêm truyền thống “ Bộ đội Cụ Hồ” trong lòngnhân dân nói chung, đồng bào Khmer nói riêng; xây dựng thế trận QP&AN,thế trận lòng dân vững chắc Do đó, hàng năm căn cứ theo Chỉ lệnh huấnluyện chiến đấu của Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh Quân khu 9, các cơ quanchức năng và lãnh đạo, chỉ huy các cấp xây dựng kế hoạch, chương trình phốihợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương Đồng thời, bồi dưỡng, trang

bị cho cán bộ, chiến sĩ các nội dung cơ bản và một số kỹ năng cần thiết cóliên quan trực tiếp CTDV đối với đồng bào Khmer; quán triệt và thực hiệnnghiêm công tác an toàn trong huấn luyện, kỷ luật trong quan hệ quân dân

Hình thức tăng cường cán bộ xuống cơ sở: Hình thức này được BĐĐP

thực hiện ở các địa bàn trọng điểm, nơi có nguy cơ thường xuyên xẩy ra các

“điểm nóng”, gây mất ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; những hạn chế,

Trang 18

yếu kém trong lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền cơ sở cần tăng cườngcán bộ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý ở địa phương Do đó, cần phải coitrọng công tác lựa chọn cán bộ, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tăng cường xuống cơ sở

có đủ phẩm chất, năng lực, kiến thức; đồng thời, luôn tạo điều kiện, giúp đỡ độingũ này tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh, an toàn

Hình thức ký kết liên tịch về “Phối hợp hoạt động giữa BĐĐP với các tổ chức chính trị-xã hội, bộ đội Biên phòng địa phương”, tổ chức tốt các đợt

hành quân về nguồn lao động giúp đồng bào, làm các công trình phúc lợi xãhội, tham gia xây dựng nông thôn mới, đền ơn đáp nghĩa và các chính sáchhậu phương quân đội; giao lưu biểu diễn nghệ thuật quần chúng, thể thao Hình thức thông qua vai trò ảnh hưởng của chức sắc (sư cả), người có

uy tín trong đồng bào Phát huy vai trò Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước, người

có uy tín các cấp vận động đồng bào tham gia phát triển KT-XH, giữ vữngtình hình an ninh trật tự trong cộng đồng

* Đặc điểm công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh

Một là, CTDV đối với đồng bào khmer của BĐĐP tỉnh trong điều kiện tình hình chính trị, kinh tế - xã hội trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực, song cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, có sự chi phối bởi thiên tai.

Trà Vinh là vùng đất đặc trưng nổi bật là sự giao thoa giữa sông vàbiển tạo nên hệ sinh thái đa dạng, thuận lợi cho việc phát triển toàn diện trêncác lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, QP&AN Tuy nhiên, đại bộ phận đồngbào dân tộc Khmer sống bằng nghề sản xuất nhỏ gắn với địa bàn cư trú, chủyếu làm nương rẫy, nuôi trồng, đánh bắt nhỏ lẻ và khai thác rừng tạp Do đó,đời sống kinh tế, xã hội có mặt, có nơi chậm phát triển, nhất là vùng sâu, vùng

xa so với các vùng khác trên địa bàn; mặt khác, tính phức tạp của vùng TâyNam Bộ, nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống là nơi rấtnhạy cảm về chính trị, là địa bàn mà các thế lực thù địch phản động thường

Trang 19

lợi dụng để kích động dân tộc, tôn giáo, quấy rối, gây bạo loạn và chống phá,ảnh hưởng nhất định đến chất lượng, hiệu quả công tác vận động của BĐĐP.

Mặt khác, Trà Vinh thường xuyên bị ảnh hưởng lốc xoáy, xâm nhậpmặn và những tác động do con người gây ra đối với điều kiện tự nhiên và môitrường sống như việc chặt phá rừng và canh tác không hợp lý của đồng bào,làm cho năng suất và hiệu quả kinh tế thấp kéo theo nghèo đói, buộc phải lyhương, đi biển hoặc vượt biên trái phép Đây là, những thách thức lớn, đòi hỏiphải có những nỗ lực vượt bậc của các cấp, các ngành, các tổ chức, lực lượngtham gia làm công tác vận động quần chúng, góp phần bảo đảm ổn định tìnhhình an ninh chính trị,cải thiện cuộc sống cho đồng bào Khmer

Hai là, CTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà Vinh luôn gắn với nhiệm vụ phát triển KT-XH và công tác QSQP địa phương, có nhiều lực lượng tham gia.

Bộ đội địa phương đa số là con em của ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa trên

địa bàn, từng con người cụ thể đã gắn chặt với địa bàn công tác, có nhiều kinhnghiệm trong nắm tình hình, công tác vận động, đấu tranh chống lại bọn phảnđộng; có truyền thống gắn bó máu thịt với đồng bào, giàu ý chí tự lực, tự cường,dũng cảm giúp dân xóa đói giảm nghèo, phòng chống thiên tai, khắc phục hậuquả sau bảo, lũ

Cơ quan quân sự từ huyện đến Tỉnh ngoài chức năng làm tham mưu chocấp uỷ, chính quyền địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thựchiện toàn diện nhiệm vụ QSQP địa phương còn phải thực hiện các nhiệm vụ pháttriển KT- XH ở địa phương Vì vậy, CTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐPtỉnh Trà Vinh luôn gắn liền với nhiệm vụ phát triển KT-XH và công tác QSQP địaphương, tích cực tham gia xây dựng cơ sở địa phương VMTD, trước hết là vữngmạnh về chính trị, xây dựng nền Quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranhnhân dân vững chắc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dângiàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; tham gia có hiệu quả vào các

Trang 20

phong trào, các cuộc vận động, các chương trình phát triển kinh tế - văn hóa - xãhội, phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bảo đảm chính sách xã hội, gópphần ổn định, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào

Với chức năng nhiệm vụ của cơ quan quân sự địa phương, mọi hoạt độngcủa BĐĐP tỉnh Trà Vinh đều được đặt dưới sự lãnh đạo, quản lý điều hành củacấp ủy, chính quyền, mà trực tiếp là của Đảng ủy Quân sự tỉnh Trà Vinh, sự phốihợp, hiệp đồng với các đơn vị đứng chân trên địa bàn, các ban, ngành đoàn thể

địa phương thực hiện nhiệm vụ QSQP địa phương và các nhiệm vụ khác

Ba là, CTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà Vinh trong điều kiện trên địa bàn có đông đồng bào dân tộc, tôn giáo.Các thế lực thù địch thường xuyên tăng cường lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta

Trà Vinh là địa bàn đa tôn giáo và nhiều dân tộc sinh sống, cả ngườibản địa và nhập cư, lao động ở các địa phương khác đến.Mặt khác, đồng bàoKhmer cư trú trải rộng trên khắp địa bàn của tỉnh có nét đặc thù tín ngưỡngriêng, với những tập tục, tập quán khó thay đổi do bị chi phối quá lớn vào Phậtgiáo Nam tông, họ phục tùng các lễ nghi của nhà Chùa gần như tuyệt đối dù giađình túng thiếu nhưng sẳn sàng vay mượn để đi lễ khắp nơi, kéo theo hệ lụynghèo, đói phải đi làm thuê, làm mướn ở xa, rất khó cho công tác quản lý, tậphợp, tuyên truyền, vận động Từ đó nảy sinh những vấn đề bất cập Những khókhăn trong đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào Khmer, là kẻ

hở để các thế lực thù địch triệt để lợi dụng, mua chuộc, kích động, lôi kéo,chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết quân dân, gây mất ổn định chínhtrị ở địa phương

Do đó, đòi hỏi cấp ủy, đội ngũ cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị cán bộchính trị cần chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đấu tranh phêphán các quan điểm, tư tưởng sai trái và luận điệu xuyên tạc của kẻ thù; duy

Trang 21

trì nghiêm kỷ luật quan hệ quân dân Đồng thời, phải hết sức coi trọng tuyêntruyền đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước chođồng bào; phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức, những nhân tố tích cực trongđồng bào như giúp nhau xoá đói, giảm nghèo, trợ giúp những người khó nhăn,

cơ nhỡ trong cộng đồng; phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ bình yên cho giađình, thôn ấp, khu phố và an toàn trật tự ở mỗi cơ sở, mỗi khu dân cư

* Những vấn đề có tính nguyên tắc tiến hành công tác dân vận đối với đồng bào Khme của BĐĐP tỉnh Trà Vinh

Thứ nhất, công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà

Vinh phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước

Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng chỉ đạo các nguyên tắc khác, thựchiện nguyên tắc này cần phải quán triệt các quan điểm, mục tiêu, tư tưởng chỉđạo được thể hiện trong các Nghị quyết như: Nghị quyết số 25-NQ/TƯ ngày

03/6/2013 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XI của Đảng về“Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”;

Nghị quyết 152/ ĐUQSTƯ của Đảng ủy quân sự Trung ương ngày 01/8/2003

về “Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác dân vận của lực lượng vũ trang trong thời kỳ mới”; Chỉ thị số 572-CT/QUTW, ngày 05/10/2012 của Quân ủy Trung ương về “việc Quân đội thực hiện công tác dân tộc trong tình hình mới”; Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 20/10/2015 của Ban Bí thư về“Tăng cường

và đổi mới CTDV của Đảng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số”; Văn kiện Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Báo cáo chính trị tại Đại hội Đạibiểu tỉnh Trà Vinh lần thứ X nhiệm kỳ 2015-2020, tổng kết thực tiễn kinhnghiệm CTDV của Quân đội đối với đồng bào dân tộc thiểu số nói chung,BĐĐP tỉnh Trà Vinh nói riêng Vì vậy, tiến hành CTDV đối với đồng bàoKhmer phải luôn giữ vững định hướng chính trị, sự lãnh đạo, chỉ đạo tập

Trang 22

trung thống nhất của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và sự phối hợp chặtchẽ với các cơ quan ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương

Thứ hai, công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà

Vinh phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địaphương, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9

Bội đội địa phương là một bộ phận trong hệ thống chính trị của địaphương, với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan chủ trì, phối hợp với các ban,ngành, đoàn thể chính trị - xã hội làm tham mưu giúp cấp ủy, chính quyềncùng cấp tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về công tác QSQP ở địa phương

và các nhiệm vụ chính trị khác của địa phương.Vì vậy, các hoạt động củaBĐĐP phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy đảng, chínhquyền địa phương và Đảng ủy, chỉ huy cấp trên Để thực hiện nguyên tắc này,trước hết CTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà Vinh phải luônđược đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền địaphương, Đảng ủy, chỉ huy cấp trên Phát huy tốt vai trò trách nhiệm của các tổchức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ.Xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, tổ chức triểnkhai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình; chủ động phối hợp với cơquan cấp trên, ban, ngành, đoàn thể địa phương cùng thực hiện nhiệm vụ gópphần xây dựng địa bàn an toàn, xây dưng đơn vị VMTD

Thứ ba, công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà

Vinh phải có nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành CTDV phù hợpvới từng đối tượng, từng địa bàn cụ thể

Trước hết, cấp ủy và các tổ chức, lực lượng tham gia làm CTDV trong

hệ thống trị của tỉnh và BĐĐP cần phải nhận thức, thống nhất về vị trí, vaitrò của CTDV nói chung, đối với đồng bào Khmer nói riêng Bởi vì, hiệnnay trong nhiều cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức tuy nhận thứcđược vấn đề, nhưng chưa đề cao trách nhiệm, quan tâm đối với CTDV Do

Trang 23

đó, các chủ thể tiến hành CTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh TràVinh phải luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực đổi mới các nội dung,

đa dạng hoá và vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp tiến hànhCTDV phù hợp với từng đối tượng, từng thời điểm và loại hình công tác;coi trọng địa bàn chiến lược, địa bàn trọng điểm, phức tạp, vùng sâu, vùng

xa, địa bàn có đông đồng bào Khmer Thực hiện tốt phương châm “nghedân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” bằng những hành động thiết thực

Thứ tư, công tác dân vận đối với đồng bào Khmer phải kết hợp chặt chẽ

tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật củaNhà nước với tham gia phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xóa đói giảmnghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và trí tuệ cho đồng bào Khmer.Các chủ thể tiến hành CTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnhTrà Vinh phải bám sát cơ sở, sát thực tiễn, sát địa bàn để chủ động phối hợpnâng cao hiệu quả hoạt động tuyên truyền vận động đồng bào Khmer thựchiện tốt mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước; đồng thời, tham gia giúp đồng bào phát triển sản xuất, xóa đói giảmnghèo; tham gia phong trào “ quân đội chung sức xây dựng nông thônmới”, “đền ơn đáp nghĩa”, phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, cứu

hộ, cứu nạn; phòng chống tội phạm, xây dựng địa bàn an toàn, củng cốvững chắc niềm tin của đồng bào Khmer đối với Đảng với chế độ

Thứ năm, công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của BĐĐP phải kết

hợp chặt chẽ giữa các tổ chức, các lực lượng

Tiến hành CTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐP, trước hết cầnphải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương,

sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các cấp, các ngành, đoàn thể chính trị

-xã hội, đội ngũ chức sắc, chức việc và các lực lượng có liên quan Xác định

rõ chức năng, nhiệm vụ, các mối quan hệ chính trị - xã hội của tổ chứctrong hệ thống chính trị Có như vậy mới khắc phục được sự chồng chéo,

bỏ sót đối tượng làm mất niềm tin đối với đồng bào Thực tế cho thấy, chỉ

Trang 24

khi nào các mối quan hệ trên được phối hợp chặt chẽ, đoàn kết , tôn trọngnhau thì tất yếu hiệu quả tiến hành CTDV đạt chất lượng cao.

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về chất lượng công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh

* Quan niệm chất lượng công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của

bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “Chất lượng là một phạm trù triếthọc, biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổnđịnh tương đối của sự vật, phân biệt nó với các sự vật khác” [56,tr.419] Theo

Đại Từ điển Tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin:“Chất lượng là

cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật” [57, tr.315]

Từ cách tiếp cận trên về “chất lượng” cho thấy nội hàm về “chất lượng”

có thể khái quát trên ba vấn đề chính: Thứ nhất, chất lượng là tổng hợp những

phẩm chất, những giá trị, những đặc tính tạo nên bản chất của một người, một

sự vật, một sự việc, một hoạt động; Thứ hai, những phẩm chất, đặc tính, giá

trị đó đáp ứng đến mức độ nào đó những yêu cầu đã được xác định về conngười, sự vật, sự việc đó trong một thời gian, không gian nhất định Nhữngvấn đề này có tính ổn định tương đối và có thể thay đổi do tác động của

những điều kiện khách quan và chủ quan; Thứ ba, mỗi sự vật, sự việc đều bao

gồm nhiều bộ phận, nhiều yếu tố hợp thành, chúng có mối qua hệ hữu cơ vớinhau Sự tác động giữa các bộ phận, các yêu tố hợp thành theo những quy luậtnhất định sẽ làm cho sự vật tồn tại và vận động, phát triển không ngừng Vìvậy, khi xem xét chất lượng của sự vật, sự việc nào đó phải có quan điểm toàndiện, nghĩa là phải xem xét các yếu tố, các quá trình, các điều kiện tạo nênphẩm chất, giá trị của sự vật, hiện tượng đó

Công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà Vinh dùxét ở phạm vi nào cũng luôn là một chỉnh thể bao gồm những yếu tố cơ bản:mục đích, chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành… các

Trang 25

yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hoạt động của yếu tố này là tiền

đề, điều kiện cho các yếu tố khác vận động và phát huy tác dụng.Vì vậy, khinghiên cứu chất lượng CTDVđối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà Vinhcần xem xét các yếu tố hợp thành

Từ hướng tiếp cận trên có thể khái quát: Chất lượng công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh là tổng hợp giá trị của các yếu tố, các bộ phận, các khâu, các bước trong chu trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tiến hành CTDV; được tạo nên bởi năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương mà trực tiếp là của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng, phẩm chất, năng lực tiến hành CTDV của bộ đội địa phương tỉnh, biểu hiện ở trình độ giác ngộ, kỹ năng, phương pháp tiến hành CTDV của cán bộ, chiến sĩ và kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh

Thực tế cho thấy, chất lượng CTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐPtỉnh Trà Vinh không phải là sự cộng lại giản đơn của các yếu tố, mà là tổnghòa giá trị của các yếu tố, các bộ phận hợp thành, trong đó và trước hết là cácyếu tố cơ bản như: chủ thể, lực lượng tiến hành CTDV; đối tượng, nội dung,hình thức, phương pháp tiến hành CTDV, cơ sở vật chất, phương tiện bảo đảmCTDV Nếu một trong các yếu tố nào đó hoạt động kém hiệu quả sẽ làm ảnhhưởng đến chất lượng

* Những yếu tố quy định chất lượng công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh

Một là, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện của cấp ủy,

chính quyền địa phương, các tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chức năng cáccấp thuộc đảng bộ quân sự tỉnh Trà vinh

Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo CTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnhTrà Vinh bao gồm: cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức đảng, cơ quanchính trị, chính ủy, chính trị viên và chỉ huy các cấp Vì vậy, chất lượng CTDV

Trang 26

phụ thuộc một cách quyết định vào năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiệncủa cấp uỷ, chính quyền địa phương, mà trực tiếp là các tổ chức đảng cơ quanchính trị, chính ủy, chính trị viên đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Trà Vinh,biểu hiện ở việc ra nghị quyết, chương trình, kế hoạch CTDV; ở việc tổ chức thựchiện và phẩm chất, năng lực, phong cách, kỹ năng làm CTDV.

Hai là, phẩm chất, năng lực, phương pháp tác phong công tác của cán bộ

sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ tham gia làm công tácdân vận và sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, các cá nhân tiêu biểu,người có uy tín trong đồng bào Khmer

Mọi hoạt động CTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh TràVinh đều được thực hiện bởi các cán bộ, chiến sĩ với các phương tiện, công

cụ nhằm đạt được mục đích của CTDV Vì vậy, để CTDV đối với đồng bàoKhmer có chất lượng, trước hết cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốcphòng và các lực lượng ban ngành, đoàn thể tham gia làm CTDV phải cóphẩm chất đạo đức tốt; tôn trọng, phục vụ đồng bào; có nếp sống lànhmạnh trung thực; có ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm; thực hiện tốt quy chếCTDV, có kỹ năng giỏi làm CTDV

Ba là, nội dung, hình thức, biện pháp; cơ sở vật chất, phương tiện bảo

đảm cho công tác dân vận đối với đồng bào Khmer

Nội dung, hình thức, biện pháp là những yếu tố quy định; cơ sở vật chấtphương tiện là những yếu tố bảo đảm chất lượng CTDV đối với đồng bàoKhmer của BĐĐP tỉnh Trà Vinh Bởi vì, nếu chủ thể có nhận thức trách nhiệmtốt, có kỹ năng giỏi tiến hành CTDV, nhưng nội dung, hình thức tiến hành khôngkhoa học, cơ sở vật chất, phương tiện tiến hành thiếu thốn lạc hậu sẽ trực tiếpảnh hưởng đến chất lượng CTDV đối với đồng bào Vì vậy, khi nghiên cứu chấtlượng CTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà Vinh nhất thiết phảixem xét chất lượng của nội dung, hình thức, biện pháp, cơ sở vật chất, phương

Trang 27

tiện thể hiện ở sự phù hợp và giá trị của các yếu tố, điều kiện đó đối với thựchiện mục đích CTDV đã xác định.

Các yếu tố quy định chất lượng CTDV đối với đồng bào Khmer củaBĐĐP tỉnh Trà Vinh có mối quan hệ biện chứng với nhau, là một quy trìnhmang tính chỉnh thể, là sự kết tinh các giá trị được tạo bởi các khâu, cácbước, các hoạt động cụ thể trong toàn bộ hoạt động tiến hành CTDV Trong

đó, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của cấp ủy, tổ chức đảng,cán bộ chủ trì, các cơ quan chức năng thuộc Đảng bộ Quân sự tỉnh Tràvinh, là yếu tố cơ bản, quan trọng hàng đầu tạo nên chất lượng CTDV Bởi

vì, chất lượng của chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo luôn thể hiện ở tính đúng đắncủa chủ trương, nghị quyết, hiệu lực, hiệu quả của nghị quyết, năng lực,trình độ, trí tuệ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, triển khai, tổ chứcthực hiện của cấp ủy, từng cấp ủy viên, cán bộ chủ trì; là nhân tố hàng đầubảo đảm cho đơn vị thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị

* Tiêu chí đánh giá chất lượng công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh

Một là, đánh giá nhận thức, trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo,

hướng dẫn, tổ chức thực hiện của các chủ thể, các lực lượng tham gia công tácdân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh

Đây là tiêu chí quan trọng hàng đầu, bởi vì thực tiễn cho thấy, chấtlượng, hiệu quả CTDV đối với đồng bào Khmer phụ thuộc rất lớn vào các chủthể lãnh đạo, chỉ đạo; các lực lượng tiến hành Khi chủ thể và lực lượng thamgia không có nhận thức đúng đắn, không đề cao trách nhiệm hoặc năng lựclãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và tổ chức tiến hành CTDV thì chất lượng CTDVđối với đồng bào sẽ không thể cao Tuy nhiên, để đánh giá một cách kháchquan, trung thực nhận thức, trách nhiệm và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổchức tiến hành CTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà Vinh theotiêu chí này, cần phải khảo sát công phu, dựa vào nhiều nguồn tài liệu, tư liệu

Trang 28

khác nhau để phân tích, đánh giá; trong quá trình phân tích, đánh giá phải bảođảm tính khách quan, toàn diện cả về nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể,các lực lượng tiến hành CTDV cụ thể: Đối với cấp uỷ, chính quyền địaphương, các tổ chức đảng trong Đảng bộ quân sự tỉnh, là sự đúng đắn củacác chủ trương, biện pháp lãnh đạo CTDV Đối với chính uỷ, chính trị viên,cán bộ chỉ huy,cán bộ chủ trì thể hiện ở sự quan tâm, năng lực chỉ đạo,hướng dẫn tổ chức tiến hành CTDV theo chức trách, nhiệm vụ Đối với cơquan chính trị là năng lực tham mưu đề xuất và chỉ đạo, hướng dẫn thựchiện CTDV Đối với quân nhân là sự nhiệt tình, ý thức trách nhiệm, sựthống nhất giữa nhận thức và hành động trong thực hiện nhiệm vụ CTDVđược giao thông qua tri thức, kỹ năng, tác phong tiến hành CTDV

Hai là, đánh giá mức độ thực hiện kế hoạch nội dung, hình thức, phương

pháp công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnhTrà Vinh

Tiêu chí này, phản ánh năng lực, trình độ, trí tuệ của các chủ thể, lựclượng trong việc xác định chính xác các nội dung, chương trình, kế hoạch,hình thức, phương pháp tiến hành CTDV ở từng cơ quan, đơn vị của BĐĐPtỉnh Trà Vinh về công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, giúp đồng bàophát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo; xây dựng củng cố cơ sở chính trị; xâydựng đời sống văn hoá mới; đấu tranh phòng, chống âm mưu “Diễn biến hòabình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; xây dựng thế trận lòng dân, thếtrận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân ở địa phương Kếhoạch tuyên truyền vận động đồng bào; kế hoạch giúp địa phương củng cố cấp

uỷ đảng, chính quyền phường, xã; kế hoạch phối hợp với các ban ngành, đoànthể ở địa phương tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm,xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, xây dựng nông thôn mới, ấp, khóm,phường, xã văn hóa; kế hoạch giúp địa phương xây dựng, củng cố QP&AN,huấn luyện nâng cao trình độ của lực lượng DQTV, DBĐV; kế hoạch phối hợp

Trang 29

với công an nhân dân, bộ đội biên phòng, ban ngành đoàn thể giữ vững an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội

Ba là, đánh giá kết quả công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của

các cơ quan đơn vị bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh

Bất cứ một hoạt động nào của cá nhân, tập thể, tổ chức đều phải đượcthể hiện ra kết quả cụ thể nhất định Bởi, hành động là sự biểu hiện của nhậnthức, tư tưởng và năng lực của chủ thể Không thể nói CTDV đối với đồngbào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà Vinh có chất lượng cao khi mối quan hệ gắn

bó keo sơn giữa cán bộ, chiến sĩ của đơn vị và đồng bào Khmer không đượccủng cố tăng cường; đồng bào Khmer giảm sút lòng tin vào đơn vị, tinh thầncách mạng của đồng bào Khmer, sự phát triển của địa phương về các mặt thấpkém…Vì vậy, khi đánh giá chất lượng CTDV đối với đồng bào Khmer củaBĐĐP tỉnh Trà Vinh nhất thiết phải xem xét kết quả công tác này cả về mặtđịnh lượng và định tính thể hiện ở kết quả hoạt động cụ thể của CTDV, tậptrung vào những nội dung như: Mức độ chuyển biến về phẩm chất, năng lựccủa cán bộ, chiến sỹ với tư cách là lực lượng trực tiếp tiến hành CTDV đốivới đồng bào Khmer; sự gắn kết, đồng thuận của đồng bào Khmer trong khối đạiđoàn kết toàn dân tộc; lòng tin của đồng bào với Đảng, Quân đội và cấp ủy, chínhquyền địa phương; sự chuyển biến về mối quan hệ đoàn kết quân dân; về vai trò,trách nhiệm của đồng bào Khmer với công cuộc đổi mới và với phong trào của địa

phương Sự chuyển biến trong thực hiện các phong trào: “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”, “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới ”,“Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” ; sự phát triển của địa

phương về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, QP&AN

Các tiêu chí trên thể hiện tính thống nhất chặt chẽ, từ nhận thức, tráchnhiệm đến việc triển khai hoạt động cụ thể, mức độ hoàn thành của chủ thể,lực lượng tham gia, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị Nhận thức đúngnhững vấn đề trên là cơ sở quan trọng giúp cho cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo,

Trang 30

chỉ huy các cấp đánh giá đúng thực trạng, rút ra những kinh nghiệm quý báutrong CTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà Vinh hiện nay.

1.2 Thực trạng chất lượng và một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh

1.2.1 Thực trạng chất lượng công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh

* Những ưu điểm

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, UBNDtỉnh Trà Vinh, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9, mà trực tiếp là Đảng ủy, BộCHQS tỉnh Trà Vinh Công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của BĐĐPtỉnh Trà Vinh đã đạt được những kết quả sau:

Một là, nhận thức, trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn,

tổ chức thực hiện của các chủ thể, các lực lượng tham gia công tác dân vận đối với đồng bào Khmer có nhiều chuyển biến tích cực.

Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh xác định CTDV trong vùng đồng bào dân tộcKhmer là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng của lực lượng vũ trang tỉnhnhằm góp phần xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh Từ đó đãchủ động lãnh đạo, chỉ đạo triển khai cho cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vịtrực thuộc tổ chức quán triệt, giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tráchnhiệm cho cán bộ, chiến sĩ nắm vững các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Quân

ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Quân khu 9, Tỉnh ủy- UBND tỉnh Trà Vinh

về CTDV trong tình hình mới; trên cơ sở các văn bản của cấp trên, các cấp ủy,

tổ chức đảng đã cụ thể hóa trong nghị quyết lãnh đạo thường kỳ, chỉ huy các

cơ quan, đơn vị đã triển khai xây dựng chương trình, kế hoạch tổ chức thựchiện nghiêm túc phù hợp với tình hình, nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan,đơn vị Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, ban ngành,

Trang 31

đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dântộc góp phần củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơsở; tích cực tham gia giúp nhân dân, nhất là đồng bào Khmer phát triển kinh

tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, củng

cố QP&AN, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn địnhchính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn

Công tác giáo dục, quán triệt được vận dụng nhiều hình thức như:

tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, học tập nghị quyết, chỉ thị củaĐảng, gắn chặt giáo dục theo chương trình với giáo dục thường xuyên

và trong các đợt tham gia làm CTDV Kết quả triển khai cụ thể hóa quychế CTDV, quy chế dân chủ ở cơ sở có 545 cuộc, có 6.535 người thamdự; tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết, chuyên đề 169 cuộc, có2.850 lượt người tham dự; tổ chức triển khai các chủ trương, chính sách

1 297 cuộc, 6.785 lượt người tham dự; tiếp nhận và giải quyết 13 đơnthư, khiếu nại, tranh chấp đất đai Tuyên truyền giáo dục kiến thứcquốc phòng cho 37,583 lượt học sinh, sinh viên và trên 41,218 lượtngười dân; bồi dưỡng kiến thức QP&AN cho các chức sắc, chức việctrong dân tộc, tôn giáo 6.783 chức sắc, chức việc theo phương châm

“đạo pháp - dân tộc - chủ nghĩa xã hội” của Phật giáo, “sống phúc âm trong lòng dân tộc” Qua học tập các vị chức sắc, chức việc nhận thức

tốt hơn về QP&AN, từ đó ra sức, tích cực tham gia các phong trào hànhđộng cách mạng ở địa phương, hướng dẫn đồng bào dân tộc, các tín đồhoạt động đúng pháp luật; nêu cao lòng yêu nước, giúp đỡ đồng bàodân tộc, tôn giáo, nâng cao đời sống dân trí, xây dựng cuộc sống mới ởkhu dân cư và các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắnvới QP&AN trên địa bàn, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự

an toàn xã hội ở địa phương Hiện nay toàn tỉnh có 90/106 xã, phường,

Trang 32

thị trấn vững mạnh về QP&AN Trong hoạt động CTDV, từng cán bộ,chiến sĩ nêu cao trách nhiệm, tích cực tham gia, tạo sự đoàn kết quân hệquân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao [9] Theokết quả khảo sát cho thấy, khi được hỏi 200 người, có 73% cho rằngnhận thức trách nhiệm của các chủ thể, các lực lượng đối với công tácdân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh làtốt [phụ lục13]

Hai là, nội dung, hình thức công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh đã từng bước được đổi mới, cơ bản phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn đóng quân, nhiệm vụ của mỗi đơn vị

Những năm qua, CTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh TràVinh đã xác định đúng nội dung trọng tâm, tập trung ưu tiên hàng đầu vàocủng cố, tăng cường sự nhất trí giữa Quân đội và nhân dân về mục tiêu độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Kiên định sự lãnh đạo của Đảng, giữ vữngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, giúp địa phương chăm lo xây dựng và củng cố

hệ thống chính trị cơ sở, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổchức cơ sở đảng, tăng cường giúp đỡ các tổ chức đoàn thể xã hội, bồi dưỡngcán bộ, chăm lo công tác phát triển đảng viên, giúp đỡ bồi dưỡng đội ngũcán bộ cốt cán và xây dựng phong trào cách mạng ở địa phương

Các cơ quan, đơn vị BĐĐP tỉnh Trà Vinh thường xuyên tham mưu, giúp

đỡ địa phương thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển KT-XH ở địaphương; hướng dẫn hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất; xây dựng kết cấu hạ tầng,chống gian lận thương mại, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và giúp đỡđồng bào định canh, định cư, sản xuất; xây dựng môi trường văn hoá, đời sống,tinh thần; tham gia xoá nạn mù chữ, nâng cao dân trí đẩy lùi các tập tục lạc hậu

Trong công tác quân sự, QPĐP, các cơ quan, đơn vị BĐĐP tỉnh Trà Vinh

đã phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương tuyên truyền nhiệm vụbảo vệ Tổ quốc, bảo vệ biển đảo Giúp đỡ các địa phương xây dựng và huấn

Trang 33

luyện DQTV, lực lượng DBĐV, giáo dục kiến thức quốc phòng cho nhân dân,nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào Khmer

Hình thức, biện pháp CTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnhTrà Vinh đã từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng phù hợp với điều kiện cụthể của từng đơn vị, từng địa bàn Đa dạng hoá, nâng cao hiệu quả hình thứcbiện pháp phối hợp nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trịtrên địa bàn vào thực hiện các mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội, QP&AN ởđịa phương Tuyên truyền vận động đồng bào xây dựng tình đoàn kết quândân thực hiện đường lối chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước Các hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao lòng tự hào, truyềnthống dân tộc, truyền thống địa phương, lòng yêu quê hương, yêu Tổ quốc;giúp đồng bào Khmer nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch

chống phá cách mạng nước ta

Ba là, công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh đã đạt được kết quả quan trọng, trực tiếp góp phần vào giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh, củng cố mối quan hệ gắn bó máu thịt quân dân.

Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh thường xuyên chủ động thực hiện nội dung,chương trình phối hợp với ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội ở địaphương Nội dung phối hợp CTDV, tập trung hướng vào việc tham gia xâydựng, củng cố cơ sở chính trị “ thế trận lòng dân”, tham gia phát triển kinh tế,văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần củanhân dân, nhất là đồng bào Khmer góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàndân tộc trong tình hình mới Kết quả, phối hợp tuyên truyền được 3.613 cuộc,

có 37.075 lượt người tham dự; tham gia giải quyết 35 vụ tranh chấp, khiếukiện đòi lại cơ sở thờ tự liên quan đến dân tộc, tôn giáo; trong đó 03 vụ (Bắctông 02 vụ, Nam tông 01 vụ), Thiên Chúa 29 vụ, Cao Đài 13 vụ; ngăn chặn

27 vụ truyền đạo trái phép, giải tán 125 vụ thanh niên tụ tập đêm khuya, 97 vụ

Trang 34

đánh bạc, 76 vụ đá gà ăn tiền; tham gia hòa giải ở cơ sở 1.314 vụ; xây dựng90/106 xã, phường, thị trấn vững mạnh về QP&AN; phát triển đảng viên 317đồng chí (đạt 95%, vượt 5% so với chỉ tiêu đặt ra); tuyển quân đạt 100%;củng cố xây dựng được 15.707 lực lượng dân quân; 560 hội viên nông dân; 720hội viên phụ nữ; thành lập 51 câu lạc bộ Cựu quân nhân; Bồi dưỡng kiến thứcQP&AN cho đối tượng (3,4,5) 780 lớp, chức sắc, chức việc 127 lớp, công nhâncác công ty 19 lớp, học sinh sinh viên 3.638 lớp, góp phần cùng địa phương thựchiện tốt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, củng cố tình hình an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội ở địa phương [10].

Hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được củng cố kiện toàn, các tổ chức

cơ sở đảng tăng nhanh, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu ngày một nâng cao Từ

531 tổ chức cơ sở đảng vào năm 1992, đến nay có 639 tổ chức cơ sở đảng; số lượngđảng viên tăng từ 9.894 đảng viên lên 39.891 đảng viên (trong đó đảng viên nữ11.042 người; là người Khmer 6.937 người; người Hoa 157 người), đa số đội ngũđảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, giữ được phẩm chất, đạo đức tốt Thôngqua các phong trào thi đua, BĐĐP tỉnh dã tham mưu cho Mặt trận Tồ quốc, đoànthề chính trị - xã hội lựa chọn số quần chúng ưu tú, bồi dưỡng phát triển thành đoànviên, hội viên vào tố chức đoàn thể và củng cố tố chức bộ máy, đội ngũ cán bộtrưởng thành từ phong trào Tỷ lệ bình quân hàng năm đều đạt 85% đoàn viên, hộiviên, cuối năm 2017 có 798.042 đoàn viên, hội viên, đạt 88,55% Những năm qua,

đã bồi dưỡng và giới thiệu nhiều đoàn viên, hội viên ưu tú cho Đảng xem xét, kếtnạp, cuối năm 2017 phát triển mới 1.556 đàng viên [10]

Tham gia, hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động như: “xóa đói giảm nghèo”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “ xây dựng nông thôn mới”… đến nay có

16 mô hình mang lại hiệu quả thiết thực, có trên 7.500 lượt cán bộ, chiến sĩ,lực lượng DQTV, DBĐV tham gia lao động giúp đồng bào với hơn hàng chụcngàn ngày công lao động, sữa chữa nhà, nâng cấp lộ giao thông nông thôn,vét kênh thủy lợi nội đồng, đắp nền trường học, bắt cầu, trồng cây xanh, hổ

Trang 35

trợ học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học giỏi, đắp đê ngăn lũ, sữatrường học, sữa và cất nhà mới, thu hoạch lúa, hoa màu các loại; khám bệnh vàcấp thuôc miễn phí cho đồng bào, tham gia xóa được 273 hộ nghèo, giải quyếtviệc làm cho 2.760 người lao động là đồng bào Khmer ổn định cuộc sống, tỷ lệ

hộ nghèo trong đồng bào Khmer giảm 4% Tổ chức thăm hỏi, tặng quà bà connhân các ngày lễ, tết truyền thống, các gia đình chức sắc, chức việc hơn 792suất, tổng số tiền trên 237 triệu đồng; tham gia cùng địa phương và các ngành,đoàn thể xây dựng ấp, khóm văn hóa Đến nay, toàn tỉnh có 23 xã đạt chuẩnnông thôn mới (trong đó 10 xã có đông đồng bào Khmer chiếm 43,47%), 236

ấp, khóm văn hóa, 78.236 hộ Khmer được công nhận gia đình văn hóa; 90 cơ sởtín ngưỡng tôn giáo, cơ sở thờ tự văn minh Vận động quyên góp trên 450 triệuđồng hỗ trợ các gia đình Khmer nghèo và giúp đỡ đồng bào xây cất 35 căn nhàĐại đoàn kết; 27 căn nhà Tình nghĩa; 19 căn nhà tình đồng đội; 45 căn nhà tìnhthương, góp phần xóa đói, giảm nhèo ở địa phương [10]

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào

dân tộc, tôn giáo được 537 cuộc với 23.267 lượt người tham gia Công táctuyên truyền trong lực lượng DQTV, DBĐV về đường lối chủ trương, chínhsách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Luật nghĩa vụ quân sự, Luật DQTV,Luật Quốc phòng, Pháp lệnh DBĐV, nhất là thực hiện 3 đề án của Bộ CHQStỉnh, đã tuyên truyền được 2.097 cuộc, có 46.907 lượt người tham gia Hệthống giáo dục phổ thông dân tộc nội trú được quan tâm đầu tư, toàn tỉnh có01Trường trung cấp Pali, 01 Trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, 07Trường cấp huyện, 01 Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa Khmer Nam bộ trong TrườngĐại học Trà Vinh Giáo viên người Khmer ngày một nâng cao về chất lượng vàtăng về số lượng, đến nay toàn tỉnh có 3.208 cán bộ giáo viên là người Khmer ởcác bậc học, chiến trên 21% so với tổng số giáo viên trong toàn tỉnh Công tácchăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho đồng bào được nâng lên, toàn tỉnh

có 636 cán bộ y tế là người Khmer, 54/61 trạm y tế cấp xã có đông đồng bàoKhmer đạt chuẩn Quốc gia [54]

Trang 36

Đảng ủy - Bộ CHQS tỉnh luôn chủ động phối hợp với cấp ủy, chínhquyền địa phương thực hiện tốt các chính sách của Đảng, Nhà nước cho cácđối tượng đã xây dựng và bàn giao 1.551 căn nhà nghĩa tình Đồng đội, nhàĐại đoàn kết cho các gia đình chính sách, người có công và các quân nhântrong LLVT của tỉnh gặp khó khăn về nhà ở Đồng thời , Đảng ủy - Bộ CHQStỉnh luôn chủ động làm tham mưu cho Hội đồng nghĩa vụ quân sự tỉnh, chỉđạo Hội đồng nghĩa vụ quân sự huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn xétchọn, tuyển gọi những thanh niên trong đồng bào Khmer vào phục vụ lâu dàitrong Quân đội, đã tạo nguồn 881đồng chí, cử tuyển được 14 thí sinh ngườiKhmer; đưa đi đào tạo các trường sĩ quan trong Quân đội 77 đồng chí Hiệnnay, có 176 cán bộ là người Khmer công tác trong lực lượng thường trực,chiếm 19,17% được sắp xếp, bố trí công tác ở các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đếnBan CHQS huyện, thành phố Kết quả Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2015-

2020, số cán bộ là người Khmer được bầu vào cấp ủy các cấp tăng, cấp ủy xã

có 350 đồng chí (tăng 64 đồng chí so với nhiệm kỳ trước); cấp huyện, thànhphố, thị xã có 28 đồng chí (tăng 05 đồng chí so với nhiệm kỳ trước); BanChấp hành Đảng bộ tỉnh có 06 đồng chí (có 02 đồng chí là Ủy viên Thường

vụ Tỉnh ủy) Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh đều có cán bộ chủ chốt làngười Khmer Số cán bộ lãnh đạo trưởng, phó ban, ngành cấp tỉnh có 31 đồngchí, cấp huyện có 47 đồng chí là người Khmer, địa phương có đông đồng bàoKhmer đều bố trí cán bộ là người Khmer giữ các chức danh chủ chốt [53].Toàn tỉnh, có 85 tập thể và 60 cá nhân được phong tặng Anh hùng LLVT nhândân, mẹ Việt Nam Anh hùng trong đó có Bà Thạch Thị Phinh là người Khmer

Tổ chức thăm hỏi, tặng quà các tổ chức tôn giáo nhân các ngày lễ trọng, tếtnguyên đán, lễ Bund Chôl Chhnăm Thmây (lễ vào năm mới diễn ra vào giữatháng 4 dương lịch); Bund Sen Đôn Ta (lễ cúng ông bà diễn ra vào cuối tháng 9dương lịch), Bund Thvai Preah Khe (lễ cúng trăng hoặc lễ Ok-Om-Bok diễn ravào giữa tháng 11 dương lịch) kịp thời phát hiện, tham mưu xử lý các tà đạo,

Trang 37

đạo lạ trên địa bàn tỉnh Đại hội Đại biểu Đảng bộ Quân sự tỉnh Trà Vinhnhiệm kỳ 2015 - 2020 đánh giá: “Công tác dân vận của BĐĐP tỉnh được thựchiện có hiệu quả, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn

xã hội, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc”[12]

Việc tổ chức thực hiện một số chủ trương, nghị quyết của Đảng về CTDVchưa đạt được kết quả như mong muốn; không ít vấn đề chưa đi vào thực tiễncuộc sống Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền, đoànthể từ tỉnh đến cơ sở, có lúc, có nơi thiếu thường xuyên liên tục Nhiều chủtrương đúng được nhân dân, đồng bào đồng tình, nhưng việc tổ chức thực hiệnchưa đến nơi, đến chốn, mới dừng lại ở mức quán triệt, chưa thật sự tác độngmạnh đến đời sống của đồng bào, do đó sức thuyết phục còn hạn chế Đại hộiĐại biểu Đảng bộ quân sự tỉnh Trà Vinh nhiệm kỳ 2015-2020 đánh giá: “côngtác dân vận còn nhiều hạn chế, việc xây dựng, triển khai thực hiện các nghịquyết, chỉ thị của Đảng về CTDV chưa kịp thời, kém hiệu quả, chưa đánh giáđúng và dự báo chính xác những diễn biến, thay đổi cơ cấu xã hội, thành phầndân cư, tâm tư nguyện vọng của tầng lớp nhân dân để có chủ trương, biệnpháp phù hợp” [12] Một số đơn vị, cấp uỷ, chỉ huy chưa nhận thức đúng vai tròquan trọng của CTDV và nâng cao chất lượng CTDV nên chưa thực sự quantâm đầu tư công sức, trí tuệ cho việc lãnh đạo, chỉ đạo CTDV của đơn vị.Điều này thể hiện ở tư tưởng ỷ lại trông chờ cấp trên, vin vào những khókhăn của đơn vị, chưa chủ động khơi dậy, phát huy nguồn lực của đơn vị vàvai trò của địa phương vào trong các hoạt động CTDV của cơ quan, đơn vị

Trang 38

mình Việc phân công, tổ chức thực hiện còn đơn giản, chưa chú trọng lựachọn, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ chuyên trách về CTDV, nên quátrình tổ chức thực hiện chưa có sự phối hợp chặt chẽ.

Công tác bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tiến hành CTDV cho cán bộ,chiến sĩ chỉ tập trung vào những vấn đề chung về đường lối, quan điểm củaĐảng nên nhận thức của nhiều đồng chí về CTDV của đơn vị chưa sâu sắc,chưa toàn diện Vẫn còn có nhận thức cho rằng Quân đội chỉ có chức năngnhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, còn thực hiện CTDV chỉ là việc thứyếu, không quan trọng Theo kết quả điều tra, khảo sát về nhận thức, khả năngtiến hành CTDV đối với đồng bào Khmer của từng quân nhân, với 200 ngườiđược hỏi, có 10% làm được CTDV đối với đồng bào nhưng chưa thật tốt vìkiến thức có hạn [Phụ lục13] Cơ quan chức năng, cán bộ dân vận chưa làmtốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong thực hiệncác chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước; việc cụ thể hóa kế hoạch phốihợp hoạt động CTDV đối với đồng bào Khmer ở một số cơ quan, đơn vị chưasát địa bàn, đối tượng; công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng mô

Trang 39

tuyên truyền chưa bám sát đối tượng, cán bộ, chiến sĩ nói và nghe được tiếngKhmer có mặt còn hạn chế Việc nghiên cứu dự báo tình hình tác động đến nộidung, hình thức CTDV đối với đồng bào Khmer ở một số cơ quan, đơn vị chưakịp thời Do đó, công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương, đặcbiệt là Ban dân tộc và Mặt trận Tổ quốc các cấp về tình hình địa bàn, hoạt độngcủa bọn phản động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chưa sát, chưa đúng, còn đểxãy ra điểm nóng

Hoạt động phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị BĐĐP tỉnh Trà Vinhvới bộ đội Biên phòng, các đơn vị làm kinh tế trong CTDV đối với đồngbào Khmer có nội dung chưa chặt chẽ, hiệu quả không cao Thực hiện cácchế độ giao ban CTDV chưa thành nền nếp Việc phối hợp hoạt động giữacấp uỷ, chính quyền địa phương, các ban ngành với các cơ quan, đơn vịBĐĐP tỉnh Trà Vinh chưa đồng bộ, thống nhất Thực hiện quy chế phối hợpvới các lực lượng liên ngành trên địa bàn có chỗ, có việc còn chồng chéo;một số đơn vị nhận thức chưa đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ của đội quâncông tác, chưa có sự thống nhất cao trong xây dựng tổ chức và chỉ đạo hoạtđộng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượnghiệu quả CTDV đối với đồng bào Khmer của BĐĐP tỉnh Trà Vinh thời gianqua.Theo kết quả điều tra, khảo sát trong lực lượng DBĐV, với 100 đồngchí được hỏi về chất lượng tiến hành công tác dân vận đối với đồng bàoKhmer của đơn vị, có 30% trả lời ở mức khá, 10% trả lời ở mức trung bình.Điều đó cho thấy, nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành CTDV đốivới đồng bào Khmer chất lượng chưa đạt được hiệu quả cao [Phụ lục 15] Vai trò của cấp ủy, người chỉ huy các cấp ở một số cơ quan, đơn vị chưaquan tâm đúng mức, còn xem nhẹ, kiến thức về công tác dân tộc, chính sáchdân tộc của cán bộ, chiến sĩ còn hạn chế Vai trò của đội ngũ cán bộ làmCTDV trong đồng bào Khmer còn hạn chế, thiếu kiểm tra, tìm ra giải pháp xử

lý kịp thời, còn có biểu hiện thờ ơ xem nhẹ, không tham gia hoặc tham gia

Trang 40

thiếu nhiệt tình, sức huy động lực lượng tham gia cùng bộ đội thấp Cá biệt cóđịa phương còn giao phó cho bộ đội và coi đó là công việc của BĐĐP.

Ba là, kết quả công tác dân vận đối với đồng bào Khmer của bộ đội địa phương tỉnh Trà Vinh chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của đơn vị

Cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang của tỉnh cơ bản đã từng có mối quan

hệ đoàn kết trong đời thường giữa ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer; do đó phần nàohiểu được phong tục tập quán của đồng bào đã tạo điều kiện giúp đở nhau tronggiao tiếp và làm CTDV Tuy nhiên, trình độ, kinh nghiệm của một số cấp uỷ, tổchức đảng, cán bộ, đảng viên còn hạn chế, thiếu kiến thức chuyên sâu, năng lựclãnh đạo, kinh nghiệm hạn chế, dẫn đến trong quá trình tham gia không xử trí đượccác tình huống nảy sinh trong CTDV, nhất là khi làm CTDV ở vùng có đông đồngbào Khmer

Công tác tuyên truyền, vận động, giúp đỡ đồng bào Khmer phát triển sảnxuất, cải thiện đời sống hiệu quả chưa cao, đến nay tỷ lệ hộ nghèo là ngườiKhmer còn cao Cuối 2017 toàn tỉnh còn 30.359 hộ nghèo chiếm 11,16% sovới tổng số hộ dân, trong đó hộ nghèo là người Khmer 17.946 hộ chiếm20,46% so với tổng số hộ Khmer (chiếm 59,11% so với hộ nghèo toàn tỉnh);

hộ cận nghèo 10.706 hộ là người Khmer chiếm 12,21%, tỷ lệ học sinh làngười Khmer bỏ học ở các bậc học 393 em chiếm 0,24% [phụ lục 2,3,4]

Công tác phối hợp với các cơ quan, ban ngành đoàn thể địa phương của lựclượng DQTV, DBĐV có lúc chưa chặt chẽ nên công tác vận động quần chúng trongđồng bào còn rời rạc, kế hoạch có lúc chưa cụ thể theo từng giai đoạn Kinh phíthực hiện CTDV chủ yếu từ nguồn vận động quyên góp, cùng với công sức của bộ

đội là chính, nên ảnh hưởng phần nào đến chất lượng CTDV đối với đồng bào

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở một số địa phương còn hạn chế, có nơinặng về hình thức Tình trạng quan liêu, gây phiền hà cho đồng bào vẫn diễn ra; ởmột số nơi công tác tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là những vấn

Ngày đăng: 04/01/2019, 21:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w