1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO tìm HIỂU về THÂN THẾ và sự NGHIỆP của CHỦ TỊCH hồ CHÍ MINH

84 455 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 572 KB

Nội dung

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, tại làng Hoàng Trù (có tên là làng Chùa), quê mẹ. Quê cha là làng Kim Liên (làng Sen). Hai làng trên thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thời thơ ấu Người có tên là Nguyễn Sinh Cung (18901901).Câu hỏi 2: Thân phụ và thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Ngày sinh, ngày mất? ở đâu?Trả lời:

Trang 1

TÌM HIỂU VỀ THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ

MINH

Câu hỏi 1: Ngày tháng năm sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Quê nội, quê

ngoại? Thời thơ ấu có tên gọi là gì?

Trả lời:

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, tại làng Hoàng Trù(có tên là làng Chùa), quê mẹ Quê cha là làng Kim Liên (làng Sen) Hai làngtrên thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An Thời thơ ấu Người có tên là Nguyễn Sinh Cung (1890-1901)

Câu hỏi 2: Thân phụ và thân mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Ngày sinh,

ngày mất? ở đâu?

Trả lời:

Thân phụ Hồ Chí Minh là cụ Nguyễn Sinh Sắc, sinh năm 1862, mất năm

1929, tại Cao Lãnh, Đồng Tháp, hưởng thọ 67 tuổi Thân mẫu Hồ Chí Minh là

cụ Hoàng Thị Loan, sinh năm 1868 trong một gia đình Nho học, nhưng nhữngngười trong gia đình đều trực tiếp lao động Cụ mất năm 1901 tại Huế, hưởngthọ 33 tuổi

Câu hỏi 3: Anh chị em ruột của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Năm sinh, năm

- Người em trai là Nguyễn Sinh Xin, sinh cuối năm 1900, mất năm 1901

Câu hỏi 4: Một số địa danh quê hương xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh

Nghệ An để lại nhiều dấu ấn trong tuổi thơ của Hồ Chí Minh?

Câu hỏi 5: Những nét chính về truyền thống hiếu học của làng Sen và

Hoàng Trù quê Bác?

Trả lời:

Truyền thống hiếu học của hai làng quê nội và quê ngoại Hồ Chí Minh đãđược sử sách ghi lại

Trang 2

- Từ năm 1635 đến năm 1890 có 96 kỳ thi Hương, trong đó làng Sen có 53 vịkhoa bảng, Hoàng Trù có 29.

- Gia đình nội, ngoại của Bác từ cụ Hoàng Xuân Đường, Nguyễn Thị Kép(ông bà ngoại) đến ông Nguyễn Sinh Sắc, bà Hoàng Thị Loan (bố mẹ Bác) vàanh chị của Bác là bà Nguyễn Thị Thanh, ông Nguyễn Sinh Khiêm đều là nhữngngười hiếu học, có học vấn cao, giàu lòng nhân ái, giàu đức hy sinh, thông minh,khảng khái, yêu nước, thương dân, biết vượt lên khó khăn để chiến thắng.Truyền thống đó đã góp phần hình thành nhân cách con người Hồ Chí Minh

Câu hỏi 6: Nguyễn Tất Thành không đồng ý sang bên Nhật để học cùng

một số thanh niên khác theo gợi ý của tổ chức Duy Tân Hội?

Câu hỏi 7: Thời niên thiếu Hồ Chí Minh đến Huế lần thứ nhất trong hoàn

cảnh nào?

Trả lời:

Khoảng tháng 6 năm 1895, sau khi vào kinh đô Huế dự kỳ thi Hội, nhưngkhông đậu, ông Nguyễn Sinh Sắc xin vào học Trường Quốc Tử Giám Vì điềukiện kinh tế gia đình khó khăn, học bổng ít, ông Nguyễn Sinh Sắc phải trở vềquê bàn với vợ cùng vào Huế để tạo điều kiện giúp đỡ ông học tập Được bàngoại động viên, giúp đỡ, ông Nguyễn Sinh Sắc cùng với vợ và hai con trai làNguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung vào kinh đô Huế

Trên đường đi, Nguyễn Sinh Cung được cha mẹ kể cho nghe nhiều chuyệnhấp dẫn và được nhìn thấy bao nhiêu cảnh vật mới lạ của núi rừng, sông suối vànhững cồn cát trắng trải dài ven biển Vào đến Huế, gia đình ông Nguyễn SinhSắc mượn được một ngôi nhà của trại lính bỏ trống từ lâu trong Thành nội Tuygian nhà chật chội, nhưng đủ chỗ cho bà Loan dệt vải và ba cha con học hành

ở Huế, cái lạ nhất đối với bé Cung là thấy những ông Tây cao lớn và các bàđầm môi đỏ chót đi lại nghênh ngang trên phố, ai cũng phải kính cẩn cúi chào.Một thế giới mới lạ mở ra trước mắt cậu Cung Những ngày đầu cậu rất nhớ bà,nhớ dì, nhớ chị Để khuây khoả, hai anh em thường ra đường xem những cảnh lạmắt, hoặc tò mò ngắm nhìn các chú lính bồng súng ở cổng thành, đầu đội nónnhỏ bằng chiếc lá sen, chân cuốn xà cạp

Kỳ thi Hội năm 1898, ông Nguyễn Sinh Sắc được thông báo kết quả không

đỗ, từ đây Nguyễn Sinh Sắc không còn là nho sinh ở Trường Quốc Tử Giámnữa Nhờ một người bạn giúp đỡ, ông cùng hai con đến ở nhà ông Nguyễn Sĩ Độ

Trang 3

tại làng Dương Nội, huyện Phú Vang, cách Huế 6 kilômét về phía Đông để dạyhọc và rèn cặp hai con ở đây, Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung đượccha kèm dạy chữ Hán Hai anh em tiến bộ nhanh cả về trí lực và đức hạnh.Thỉnh thoảng, ông Sắc lại cho các con về Thành nội Huế thăm mẹ vài buổi Khoảng cuối năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc được cử đi làm thư ký ởtrường thi Hương Thanh Hoá Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung đượccha đưa về Huế với mẹ Đây cũng là lúc bà Loan sinh thêm người con thứ tư làNguyễn Sinh Xin và lâm bệnh nặng Thấy mẹ mê man bất tỉnh, em đang đói sữagào khóc, Nguyễn Sinh Cung lo lắng, tất bật chạy đi, chạy về, kêu cứu bà con,

cô bác chạy chữa cho mẹ, nhưng bà Loan đã không qua khỏi được căn bệnhhiểm nghèo lúc bấy giờ Được bà con giúp đỡ lo liệu đưa thi hài mẹ (bà Loan)qua cống Thanh Long, ra khỏi Thành nội, đưa xuống thuyền, qua sông Hươnglên an táng ở chân núi Ba Tầng

Trong những lúc khó khăn này, Nguyễn Sinh Cung luôn được mọi ngườigiúp đỡ Sau khi mẹ mất, Nguyễn Sinh Cung bế em đi xin sữa Có những đêm,

bé Xin thiếu sữa, gào khóc thất thanh khiến anh cũng khóc theo Khó mà diễn tảhết nỗi đau buồn của Nguyễn Sinh Cung sau ngày mẹ mất

Được tin bà Loan mất, ông Nguyễn Sinh Sắc lập tức trở về Huế Nhận thấykhông thể tiếp tục sự nghiệp thi cử của mình được nữa, nhất là sống cảnh "gàtrống nuôi con" giữa đất kinh thành, sau khi cảm ơn khắp lượt bà con, cô bác,cha con lại dắt díu nhau trở về quê xứ Nghệ sinh sống, đó là vào năm 1901.Chuyến đi Huế lần đầu và 6 năm trời ở Huế đã để lại trong tâm khảm NguyễnSinh Cung những hồi ức, kỷ niệm không thể nào quên

Câu hỏi 8: Thời niên thiếu Hồ Chí Minh đến Huế lần thứ hai trong hoàn

cảnh nào?

Trả lời:

Thời niên thiếu Hồ Chí Minh lại tạm biệt quê hương lần thứ hai vào cuốitháng 5 năm 1906 Lúc đó Người có tên gọi là Nguyễn Tất Thành theo cha vàoHuế với lý do, ông Nguyễn Sinh Sắc phải có mặt ở Bộ Lại của triều đình Huế.Cùng với cha và anh, Nguyễn Tất Thành vừa đi đường, vừa ngắm cảnh, ngâmthơ, vịnh Kiều, kể về các anh hùng có công chống giặc, giữ nước

Lần này đến Huế, Nguyễn Tất Thành mới thấy được vẻ đẹp của nó, bắt đầuhiểu được cảnh sống của nhiều tầng lớp xã hội ở chốn kinh thành Đến kinhthành Huế, lúc đầu ba cha con tạm ở với người bạn cùng quê là Phạm KhắcDoãn Sau đó, họ rời đến ở nhà số 11, cuối dãy thuộc viên gồm 12 gian, làm

đã ổn định chỗ ăn ở, ông Phó bảng lo xin cho các con vào học trường tiểu học

năm 1906 ở đây hai anh em được học chữ Pháp Học hành tiến bộ, Nguyễn TấtThành càng chăm chỉ Ngoài giờ học trên lớp, anh còn chịu khó tới nhà thầygiáo học thêm tiếng Pháp

Nguyễn Tất Thành rất thích vẻ đẹp riêng của Huế, do cảnh trí thiên nhiên tạo

ra rất hấp dẫn, đó là dòng Hương Giang trong xanh êm đềm trôi giữa lòng kinh

Trang 4

đô, đó là núi Ngự Bình "lơ thơ chòm cỏ mới", đó còn là các cung điện, đền đài,miếu mạo, thành quách nguy nga mang sắc thái Phú Xuân của nền văn hoá ViệtNam Huế còn có những ẩn khuất bên trong mà Nguyễn Tất Thành chưa thểhiểu ngay được…

Vào Huế lần này, Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến bao cảnh thăng trầm, thế

sự, cảnh vua Thành Thái bị truất ngôi (do chống Pháp) và bị đi đày biệt xứ Thờigian đó đã diễn ra phong trào Đông Kinh nghĩa thục và cuộc vận động Duy Tân

- những cuộc vận động cải cách văn

hoá - xã hội, mang tính chất tư sản cải lương ở nước ta đầu thế kỷ XX Từnhững phong trào đó nảy sinh bao nhiêu cuộc tranh luận sôi nổi trong giới tríthức, học sinh Nguyễn Tất Thành hăng say bàn tán, tìm hiểu, có khi quên ănquên ngủ về những diễn biến mới lạ đang diễn ra Nguyễn Tất Thành ở lại Huếcho đến tháng 5 năm 1908, vậy là gần 10 năm từ khi đặt chân đến Huế cho đếnkhi thôi không học ở Trường Quốc học Một bước ngoặt đã diễn ra trong đờiNguyễn Tất Thành: Anh bắt đầu nung nấu hoài bão lớn: tìm con đường giảiphóng dân tộc Việt Nam Nguyễn Tất Thành quyết tâm dồn cả tâm lực vào việcthực hiện hoài bão đó Huế đẹp và thơ đã cho Nguyễn Tất Thành những tri thức,hiểu biết, chắp cánh cho anh bay tới những miền đất xa hơn, đặng tìm thấy conđường đi cho dân tộc Lần thứ hai đến Huế, những điều Nguyễn Tất Thành thunhận được thật lớn lao

Câu hỏi 9: Người thầy giáo đầu tiên của Nguyễn Tất Thành? Một số

trường mà Nguyễn Tất Thành đã vào học?

Trả lời:

Người thầy giáo đầu tiên của Nguyễn Tất Thành là ông Phó bảng NguyễnSinh Sắc Việc ông Sắc tự dạy học cho con mình trong nhiều năm là một hiệntượng hiếm thấy khi đó Ông không chỉ dạy chữ mà còn dạy cách làm người Năm 1902, Nguyễn Tất Thành được cha gửi sang học thầy Vương Thúc Quý(Nam Đàn - Nghệ An) Thầy là một nhà nho yêu nước, thường gửi gắm tâm tưyêu nước, căm thù giặc vào những bài giảng cho học trò Học thầy Vương ThúcQuý, Nguyễn Tất Thành cảm thấy thoải mái, dễ hiểu, vì thầy thức thời, không nệ

cổ, không bắt học trò nhồi sọ theo lối "tầm chương trích cú" Thời gian sau, dothầy Vương Thúc Quý bận hoạt động cứu nước, Nguyễn Tất Thành lại được chagửi sang học thầy Trần Thân ở làng Ngọc Đình, xã Chung Cự Thầy Trần Thân

là một nhà nho thông minh, thanh lịch, đạm bạc, nhưng lại quá câu nệ vào sáchthánh hiền Học thầy Trần Thân, Nguyễn Tất Thành cảm thấy gò bó và ít lâu saulại về học cha mình

Năm 1905, Nguyễn Tất Thành cùng với anh là Nguyễn Tất Đạt xuống học tạitrường tiểu học Pháp - Việt ở Vinh Chính ở lớp học này, Nguyễn Tất Thành đãbắt đầu làm quen với nền văn minh Pháp, được nghe mấy chữ "tự do, bình đẳng,bác ái" Trường dạy bằng chữ Pháp, nhưng vẫn có giờ chữ Hán Hai anh emNguyễn Tất Đạt và Nguyễn Tất Thành có lợi thế về môn này Khi học từ vựngtiếng Pháp, Nguyễn Tất Thành thường ghi chữ Hán bên cạnh để cho dễ nhớnghĩa của từ

Trang 5

Tháng 9 năm 1906, theo cha vào Huế, Nguyễn Tất Thành vào học tại trườngPháp - Việt ở Đông Ba Đây là trường tiểu học Pháp - Việt của tỉnh Thừa Thiên,nằm trên nền chợ Đông Ba Trường chủ yếu dạy chữ Pháp và chữ quốc ngữ.Mỗi tuần học mấy giờ chữ Hán Tại trường này, Nguyễn Tất Thành học rất tiến

bộ Ngoài giờ lên lớp, anh còn chịu khó tới nhà thầy giáo học thêm tiếng Pháp

Kỳ thi tốt nghiệp tiểu học niên khoá 1906-1907, Nguyễn Tất Thành là một trong

cao nhất

Năm học 1907-1908, Nguyễn Tất Thành trúng tuyển vào Trường Quốc họcHuế Đó là trường Quốc học đầu tiên và lớn nhất ở Trung Kỳ, được sự biệt đãicủa Nhà nước "bảo hộ" Pháp Học xong, ai đậu bằng thành chung, sẽ được Nhànước trọng dụng Mục đích của trường này là nhằm đào tạo những thanh niênbản xứ có trình độ học vấn nhất định, có hạnh kiểm tốt, trung thành với nướcPháp để làm việc trong các cơ quan hành chính của chính quyền bảo hộ Do đó,chương trình và nội dung giảng dạy của trường này được biên soạn đặc biệt sovới các trường khác Yêu cầu số một về kiến thức là phải nắm vững ngữ pháptiếng Pháp để làm công việc hành chính Các kiến thức phổ thông khác phải đạtyêu cầu nhất định để trở thành công chức mẫn cán, phục vụ đắc lực cho "côngcuộc khai hoá" của "nền quốc Pháp" trên xứ sở này

Tại Trường Quốc học Huế, ngoài các giáo viên hay miệt thị học sinh,Nguyễn Tất Thành có dịp làm quen với các thầy giáo Pháp chân chính Qua họ,anh hiểu hơn về nước Pháp, về nền văn hoá Pháp với những tên tuổi nổi tiếngnhư: Vônte, Rútxô, Môngtetxkiơ… Được tiếp cận với văn hoá nhân loại, tri thứccủa Nguyễn Tất Thành ngày càng dồi dào, phong phú Tháng 5 năm 1908, vìNguyễn Tất Thành tham gia cuộc biểu tình chống thuế nên không được học ởTrường Quốc học nữa Con đường học tập tuy dang dở, nhưng anh không thấtvọng; trong anh đã hình thành một hoài bão lớn: tìm ra con đường giải phóngcho dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ Đó là kết quả lớn nhất mà Nguyễn TấtThành có được sau 13 năm theo đuổi đèn sách (bắt đầu từ năm 1895)

Câu hỏi 10: Những nét tiêu biểu về thời thơ ấu của Bác Hồ?

Trả lời:

Thời thơ ấu, Chủ tịch Hồ Chí Minh có tên gọi là Nguyễn Sinh Cung (tên của

Hồ Chí Minh từ năm 1890 đến khoảng năm 1901) Nguyễn Sinh Cung đã sốngthời thơ ấu trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của ông bà ngoại và cha mẹ,trong căn nhà nhỏ ba gian với cây mít đầu hồi, hàng cau toả mát và chiếc bểtrước sân

Lên 5 tuổi, Nguyễn Sinh Cung rời xa quê nhà theo cha vào Huế Năm 1898,Nguyễn Sinh Cung và gia đình sống trong một căn nhà lá nhỏ, ở làng Dương Nỗcách thành phố Huế 6km về phía đông (nay thuộc xã Phú Dương, huyện HươngPhú, tỉnh Thừa Thiên Huế) Chính tại làng Dương Nỗ, Nguyễn Sinh Cung bắt

Năm 1901, thân mẫu của Nguyễn Sinh Cung là bà Hoàng Thị Loan lâm bệnh vàqua đời

Trang 6

Nguyễn Sinh Cung mới 10 tuổi đã phải chịu tang mẹ, đây là nỗi đau thươngquá lớn Năm năm sống ở chốn kinh thành, Nguyễn Sinh Cung thấy được nhiềuđiều mới lạ so với quê hương mình Truyền thống văn hoá của dân tộc kết tinh ởkinh đô đã góp phần nâng cao trí tuệ và tình cảm của cậu Cung Đặc biệtNguyễn Sinh Cung nhận thấy rõ bộ mặt độc ác của những ông Tây da trắng và

vẻ khúm núm, nhút nhát của những ông quan Nam triều Nguyễn Sinh Cungsớm hiểu nỗi đau khổ và tủi nhục của người dân lao động Những hình ảnh đó

đã in sâu vào ký ức tuổi thơ Nguyễn Sinh Cung

Cũng năm 1901, ông Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Nguyễn Sinh Cung đỗPhó bảng đã đem lại niềm vui lớn, niềm tự hào trong gia đình và dòng họNguyễn Sinh ở làng Kim Liên Dân làng Kim Liên đón ông về và cắt đất công,trích quỹ làng làm một ngôi nhà năm gian tặng ông Theo tục lệ thời ấy, ôngNguyễn Sinh Sắc đưa ba người con về sống ở Kim Liên, quê nội và làm lễ "vàolàng" cho hai con trai: Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung

Câu hỏi 11: Hồ Chí Minh được nuôi dưỡng và giáo dục khi còn nhỏ?

Trả lời:

Có thể nói Nguyễn Sinh Cung sinh ra và lớn lên được sự giáo dục, dạy dỗtrực tiếp của ba thế hệ: ông bà, cha mẹ, anh chị Đó là những người có học vấn,trực tiếp lao động, có nếp sống văn hoá đẹp đẽ Các thế hệ gia đình Nguyễn SinhCung lấy việc dạy học, làm ruộng, dệt vải làm nguồn thu nhập chính, sống bằnglao động như những người dân bình thường khác

Từ nhỏ, Nguyễn Sinh Cung được sống trong một gia đình có lối sống văn hoáđặc sắc: yêu nước nhân ái, sống có nghĩa, có tình, luôn luôn phấn đấu trở thànhnhững người có ích cho dân, cho nước

Trong gia đình, Nguyễn Sinh Cung luôn được giáo dục lòng nhân ái Qua tấmgương của mình, bà Hoàng Thị Loan đã dạy con biết cách ứng xử, sống vì mọingười trong tình làng, nghĩa nước, biểu hiện của đạo lý thương người như thểthương thân Đặc biệt, việc ông Nguyễn Sinh Sắc không tổ chức ăn mừng khi thi

đỗ, từ chối nghi lễ đón tiếp vinh quy, lại lấy một phần quỹ làng khao thưởng chomình khi đậu Phó bảng để cấp cho các gia đình nghèo khổ là biểu hiện của tấmlòng thương dân cao cả, một giá trị văn hoá tốt đẹp trong đời sống nhân dân.Nguyễn Sinh Cung đã sớm tiếp nhận những đức tính, truyền thống tốt đẹp đótrong quá trình hình thành tư tưởng nhân ái của mình

Thêm vào đó, tâm hồn Nguyễn Sinh Cung còn được nuôi dưỡng bằng nguồnvăn hoá dân gian đậm đà, sâu lắng Bà ngoại, mẹ, dì của Nguyễn Sinh Cung đềuthuộc và rất thích những bài ca, câu vè, điệu hát ru nặng tình non nước Nhữngsinh hoạt văn hoá như đọc truyện Kiều, kể chuyện cổ tích, hát phường vải đãhằn in vào tâm hồn, nuôi dưỡng tuổi thơ Nguyễn Sinh Cung những tư tưởng,tình cảm tốt đẹp đối với những người lao động, hình ảnh quê hương gắn bó yêuthương đã đọng lại trong tâm trí của Nguyễn Sinh Cung không bao giờ phai.Những tình cảm đó đã được vun trồng ngay từ thuở thiếu thời, theo năm tháng,thấm vào mỗi suy nghĩ và hành động cách mạng của Nguyễn Sinh Cung, ngàycàng được bồi đắp và nâng cao, làm cơ sở bền vững cho tư tưởng quý trọng và

Trang 7

nâng niu vốn văn hoá, văn nghệ dân tộc - nguồn mạch quý giá không bao giờcạn kiệt.

Như vậy, từ môi trường gia đình, bằng tấm gương của những người ruột thịt,Nguyễn Sinh Cung không những được nuôi dưỡng bằng những tri thức về cuộcsống, cảm nhận thiên nhiên để thêm yêu làng, yêu nước, yêu truyền thống lịch

sử dân tộc, mà còn được dạy bảo rất chu đáo cách đối nhân xử thế, nhân cáchlàm người Nhân cách nhà văn hoá lớn Hồ Chí Minh bắt nguồn từ đó

Câu hỏi 12: Những nét chính về quê hương xứ Nghệ đã tác động đến việc

hình thành nhân cách Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là một vùng đất có truyềnthống yêu nước kiên cường, truyền thống văn hoá đặc sắc Tuổi thơ Hồ ChíMinh gắn bó thiết tha với quê hương, với sông Lam - con sông lớn nhất của tỉnhNghệ An Dải đất xứ Nghệ là nơi hội tụ của trung tâm văn hoá miền Bắc Trung

Bộ, nơi có truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc Đây là nơi tập trungnhiều di tích lịch sử quan trọng

Quê hương đã ghi nhận, khắc sâu biết bao chiến công lẫy lừng của nhữngngười dân yêu nước, nêu gương khí tiết, đoàn kết cắt máu ăn thề, thà chết khôngđầu hàng quân cướp nước Những truyền thống yêu nước, thương dân cùng vớinhững thăng trầm của cao trào yêu nước trong vùng đã làm cho Nguyễn SinhCung - Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh day dứt trăn trở, sớm suy nghĩ về conđường cứu nước, cứu dân Truyền thống lịch sử xứ Nghệ là điều kiện để hun đúclòng yêu nước, chống ngoại xâm của Hồ Chí Minh

Bên cạnh ảnh hưởng của truyền thống yêu nước, thương dân, Hồ Chí Minhcòn chịu ảnh hưởng của "dòng sông văn hoá" quê hương Dòng sông Lam - mộtbiểu tượng "bầu sữa mẹ" đã nuôi dưỡng, tạo dựng những đỉnh cao của nền vănhoá đồ đá, đồ đồng Truyền thống cần cù, hiếu học là đặc trưng tiêu biểu củangười dân xứ Nghệ

Nhà sử học người Nga épghênhi Cabêlép đã nhận xét về vùng quê này nhưsau: tỉnh Nghệ An đã đào tạo cho đất nước một lớp người hoạt động nổi tiếng,đặc biệt là huyện Nam Đàn, một huyện ở phía Bắc thành phố Vinh Tại đây, bất

cứ một làng nào cũng là quê hương của một vị anh hùng dân tộc, hoặc mộttướng lĩnh ngày xưa, hoặc một nhà thơ vĩ đại, hoặc một chiến sĩ cách mạng lỗilạc

Sách Đại Nam nhất thống chí ghi rõ: "Nghệ An đất xấu dân nghèo, tập tục

cần kiệm, nhà nông chăm chỉ làm ruộng, học trò ưu chuộng học hành, không mêđạo Phật chỉ thờ Thánh Khổng, rất kính cẩn việc thờ thần" Nghệ An là mộtvùng "giáp lưu" văn hoá, chịu ảnh hưởng và tiếp biến giữa văn hoá ấn Độ và vănhoá Trung Hoa để tự mình trở thành "văn vật" Việt Nam

Dòng sông văn hoá xứ Nghệ trải qua các thời đại đều gắn với tên tuổi các bậcanh hùng hào kiệt, các nhà thơ danh bất hư truyền và được nhắc lại nhiều lầnqua những trang sách: Vùng Nghi Xuân có Nguyễn Du (1786-1820) với tácphẩm Truyện Kiều nổi tiếng mà không mấy người Việt Nam không biết đến;

Trang 8

Nguyễn Công Trứ (1778-1858), một vị tướng văn võ song toàn, một nhà hoạtđộng kinh tế giỏi, người đã trực tiếp tổ chức, chỉ đạo khai hoang lấn biển lập rahai huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình) ngày nay; vùng QuỳnhLưu có nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương; vùng Đức Thọ có Phan Đình Phùng; vùngCan Lộc có Nguyễn Huy Tự; vùng Nam Đàn có Phan Bội Châu, v.v…

Truyền thống anh hùng của quê hương và tinh hoa văn hoá xứ sở đã có ảnhhưởng lớn đến việc hình thành nhân cách, tâm hồn Hồ Chí Minh Những ảnhhưởng đó đã đi theo suốt cuộc đời của Người, trở thành nguồn lực nuôi dưỡngtrí tuệ, tâm hồn và bản lĩnh phi thường của vị lãnh tụ cách mạng của dân tộc

Câu hỏi 13: Quê nội và quê ngoại của Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng sâu sắc

tới việc hình thành tư tưởng, đạo đức và nhân cách của Người như thế nào?

Trả lời:

Xã Chung Cự gồm hai làng Kim Liên và Hoàng Trù (quê nội và quê ngoạicủa Hồ Chí Minh) Đây là một vùng đất nghèo của huyện Nam Đàn Người dânthường xuyên phải chèo chống với thiên nhiên khắc nghiệt Quanh năm ruộngđất khô cằn, mới nắng đã hạn, mới mưa đã lụt, mất mùa thường xuyên, đời sốngnhân dân đói khổ Cuộc sống lam lũ vất vả đã in đậm trong tiềm thức của ngườidân Nam Đàn nói riêng, người dân xứ Nghệ nói chung Những khó khăn vất vả

ấy đọng lại trong câu ca dao:

Làng Sen đóng khố thay quần

ít cơm, nhiều cháo tảo tần quanh năm.

Mặc dù điều kiện địa lý tự nhiên hết sức khắc nghiệt, nhưng người dân quêhương xứ Nghệ lại rất giàu truyền thống chống giặc, giữ nước Nơi đây hội tụcủa nhiều di tích lịch sử gắn với tên tuổi, chiến công của các bậc anh hùng dântộc, nêu cao chí khí chống ngoại xâm

Hai làng Kim Liên và Hoàng Trù là một miền quê giàu cảnh sắc, với một nềnvăn hoá dân gian đa dạng và phong phú Những làn điệu dân ca: hát ví, hát dặm,hát đò đưa, hát phường vải… đã đi vào lòng người, đậm đà bản sắc quê hương.Trải qua bao nhiêu biến động của lịch sử, truyền thống văn hoá đặc sắc của vùngquê Kim Liên, Hoàng Trù vẫn không ngừng toả sáng

Đức tính hiếu học, miệt mài kinh sử đã được sử sách tổng kết: từ năm 1865đến năm 1890 có 96 kỳ thi Hương, trong đó làng Kim Liên có 53 vị khoa bảng

và riêng làng Hoàng Trù có 29 vị Nhìn vào gia đình bên nội, bên ngoại của HồChí Minh ta thấy thế hệ cụ Hoàng Đường, Nguyễn Thị Kép, đến Nguyễn SinhSắc, Hoàng Thị Loan, đến Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm, NguyễnSinh Cung đều là những người có học vấn cao, có nếp sống văn hoá đẹp, giàulòng nhân ái, giàu đức hy sinh, thông minh khảng khái và rất yêu nước

Ông Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ Hồ Chí Minh là một nhà trí thức yêu nước,xuất thân từ một gia đình nghèo nhưng có nghị lực kiên cường trong cuộc sống,

có chí tiến thủ trong học tập, khiêm tốn, giản dị và giàu lòng bác ái Lúc thiếuthời, không có điều kiện đi học ở trường, Nguyễn Sinh Sắc miệt mài tự học,

Trang 9

đứng ngoài hiên lớp học nghe thầy giảng bài Sau này, ông đậu phó bảng, không

đi theo con đường làm quan mà dấn thân vào cuộc đấu tranh yêu nước, sẵn sàng hy sinh tất cả cho mục đích cứu nước, cứu dân

Bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình Nhohọc có truyền thống và thông tuệ Cả hai bên gia đình nội ngoại của bà HoàngThị Loan đều trực tiếp lao động, giàu lòng thương người, quý trọng tình làngnghĩa xóm Gia đình đã có cách nhìn mới trong cuộc sống, không bị lễ giáophong kiến đương thời ràng buộc Đức tính giản dị, khiêm tốn, sự hy sinh nhẫnnại, thủy chung son sắt, yêu nước, thương người của bà đã có ý nghĩa giáo dụclớn cho các con trong gia đình

Hồ Chí Minh được thân phụ, thân mẫu sớm giáo dưỡng những bài học đạođức, nhân cách đầu tiên Quê hương - bên nội, bên ngoại sớm hun đúc, nuôidưỡng tình cảm và tư tưởng yêu nước, thương nòi của Người Cái nôi văn hoágia đình và quê hương đã trở thành nguồn sữa nuôi dưỡng và trở thành điểm tựatinh thần của Hồ Chí Minh trên bước đường cách mạng sau này

Câu hỏi 14: Một vài nét sơ lược về thân phụ Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Nguyễn Sinh Sắc hiệu là Trí Hiếu, Trí Đễ Khi vào thi Hội cải tên là NguyễnSinh Huy, về sau còn lấy biệt danh là Nguyễn Xuân Sắc, Nguyễn Phan Diệu.Sinh năm Quý Hợi, niên hiệu Dực Tông thứ 6 triều Tự Đức (1863) Theo hồ sơmật thám Toà Khâm sứ Trung Kỳ, nói ông sinhnăm 1862 tại phường Phú Đầm, làng Kim Liên, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh(nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) Chỉ sau một năm ngày mẹmất, Nguyễn Sinh Sắc lại phải chịu thêm một cái tang của người cha Lên 4 tuổi

mồ côi cả bố lẫn mẹ Ông phải đi ở với người anh (cùng cha khác mẹ) làNguyễn Sinh Trợ

Lớn lên, Nguyễn Sinh Sắc phải lao động vất vả và không được học hành nhưbạn bè cùng lứa tuổi Bởi thế, ông rất khát khao học tập Những khi dắt trâu rađồng, ngang qua lớp học của thầy đồ Vương Thúc Mậu, Nguyễn Sinh Sắcthường buộc trâu vào gốc tre, mải mê đứng nghe thầy giảng bài Khi nào có thờigian rỗi, Nguyễn Sinh Sắc lại hý hoáy tập viết vào nền đất hay lá cây Tính siêngnăng làm lụng và niềm say mê học hành của Nguyễn Sinh Sắc được bà controng thôn, ngoài xã khen ngợi Động lòng thương hoàn cảnh và cảm mến tinhthần chăm chỉ, chịu khó của Nguyễn Sinh Sắc, gia đình thầy Hoàng Đường nhậnNguyễn Sinh Sắc về nuôi và cho ăn học Sau đó Nguyễn Sinh Sắc còn được đếnhọc thầy Nguyễn Thức Tự - một nhà nho uyên bác và giàu lòng yêu nước.Nguyễn Sinh Sắc ngày càng được mọi người yêu mến vì vừa học giỏi, lại rấtmực lễ độ Do đó thầy Hoàng Đường đã gả con gái là Hoàng Thị Loan choNguyễn Sinh Sắc Đám cưới được tổ chức vào năm 1883 Gia đình thầy HoàngĐường đã dựng ngôi nhà tranh trong vườn để đôi vợ chồng mới cưới có chỗ ởriêng

Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Nguyễn Sinh Sắc vẫn quyết chí dùimài kinh sử để đi thi; ông được người vợ hiền dịu, đảm đang động viên giúp đỡ

Trang 10

Năm 1891, Nguyễn Sinh Sắc dự thi Hương lần đầu tiên tại Trường Nghệ An, chỉlọt vào Nhị trường, không đủ điểm vào thi Tam trường Không nản, ông quyếttâm ôn tập, rèn luyện văn chương và khoa thi Hương năm 1894 ông đậu cửnhân, lại tu luyện để năm sau thi Hội Năm 1895, ông Sắc vào kinh đô Huế dựthi Hội lần đầu Khoa đó ông bị trượt, ông xin vào học Trường Quốc Tử Giám.Năm 1901, vợ ông qua đời, để lại cảnh gà trống nuôi con Được dân làng độngviên giúp đỡ, ông gửi các con nương nhờ bà ngoại để vào kinh đô Huế dự thi.Sau hơn 20 năm khổ học, tu luyện văn chương, kỳ thi Hội này ông đậu Phóbảng Một năm sau, 1902, ông được cử làm Hành tậu Bộ Lễ (Huế) nhưng ôngkhông nhận Mãi tới cuối tháng 5 năm 1906, ông buộc phải nhận chức Thừabiện ở Bộ Lễ; sau bị đổi ra làm Tri huyện Bình Khê (tỉnh Bình Định).

Trong thời gian làm Tri huyện Bình Khê, nhiều lần ông chống đối viên công

sứ Pháp ở Bình Định nên ông bị chúng cách chức, buộc phải định cư vĩnh viễn ởNam Kỳ Năm 1927, ông Phó bảng ngụ tại Sài Gòn, sinh sống bằng nghề đông

y, luôn bị thực dân Pháp theo dõi Sau đó chúng cưỡng bức ông phải lưu trú tạiCao Lãnh (Đồng Tháp) Tại đây, ông tiếp tục sinh sống bằng nghề đông y vàthường liên lạc với các chí sĩ yêu nước tại các địa phương lân cận như Dương

Bá Trạc ở Long Xuyên, Võ Hoàn ở Sa Đéc, Nguyễn Quyền ở Bến Tre, TrươngGia Mô ở Rạch Giá… Năm 1929, ông qua đời tại Cao Lãnh (Đồng Tháp) ÔngNăm Giáo nhận lập bàn thờ cụ Nguyễn Sinh Sắc ở trong nhà mình và lo hươngkhói vào các ngày tuần tiết, giỗ kỵ cũng như chăm sóc phần mộ cho cụ đúngtheo thể thức của con cái đối với cha mẹ

Thực dân Pháp cũng như đế quốc Mỹ trong thời gian chiếm đóng đã rắp tâmphá hoại phần mộ của thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng đều được bà connhân dân bảo vệ

Sau ngày đất nước thống nhất, phần mộ ông Nguyễn Sinh Sắc được nhân dântỉnh Đồng Tháp tu bổ xây dựng lại gọi là Lăng cụ Phó bảng hoàn thành vào ngày

18 tháng 12 năm 1977

Thân phụ của Hồ Chủ tịch từ mồ côi thất học vươn lên thành một tri thứckhoa bảng, làm quan mà không làm hại dân, làm dân thì biết sống có ích chongười khác Khi ông mất đi thì không làm phiền cho những ai ở lại Trọn mộtđời yêu nước thương dân, Nguyễn Sinh Sắc là một nhân cách rất đáng quý

Câu hỏi 15: Thân phụ Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng đến Người như thế

nào?

Trả lời:

Trong gia đình, ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã có ảnh hưởng rất sâu sắcđến nhân cách, tư tưởng Hồ Chí Minh Nguyễn Sinh Sắc là người học rộng, tàicao, nhưng lại rất khiêm tốn, không ưa thói hình thức, khuếch trương Ông sống

Trang 11

đạm bạc, gắn bó, gần gũi với nhân dân lao động nghèo, được nhân dân yêuthương đùm bọc và ông cũng sống trọn tình nghĩa với họ.

Hồ Chí Minh không bao giờ quên bài học khiêm tốn, giản dị của cha mình,

và Người sớm tiếp nhận, noi gương sáng ấy Có thể nói ông Nguyễn Sinh Sắc đãgóp phần quan trọng xây dựng tư tưởng, đạo đức, nhân cách Hồ Chí Minh - mộtnhân cách lớn của thời đại chúng ta

Câu hỏi 16: Vài nét sơ lược về thân mẫu Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Thân mẫu Hồ Chí Minh là bà Hoàng Thị Loan Bà sinh năm 1868, trong mộtgia đình Nho học, nhưng mọi người trong gia đình đều trực tiếp lao động Cả haigia đình nội, ngoại bà Hoàng Thị Loan đều giàu lòng thương người, trọng nghĩakhí, có cách nhìn tân tiến trong cuộc sống, vượt ra ngoài sự ràng buộc của lễgiáo phong kiến đương thời

Bà Hoàng Thị Loan lớn lên đã tiếp thu sự giáo dục tiến bộ của gia đình, lạiđược sống ở Nam Đàn, một huyện nổi tiếng về thuần phong mỹ tục với nền vănhoá truyền thống lâu đời Đặc biệt, đây là xứ sở của quê hương hát phường vải,một sinh hoạt văn hoá dân gian thú vị Bà Hoàng Thị Loan tích cực tham gia,thuộc nhiều làn điệu, câu ví và sự thông hiểu đạt tới mức sâu sắc Bà có dungnhan xinh đẹp, duyên dáng, tính tình thuỳ mị, nết na, luôn luôn vui vẻ, hoà nhã,chăm chỉ làm việc đồng áng, miệt mài canh cửi

Cuối năm 1883, bà Hoàng Thị Loan kết hôn với ông Nguyễn Sinh Sắc, mộtngười mồ côi cả cha lẫn mẹ Bà đã chấp nhận một cuộc sống vất vả, khó khăn vềvật chất để chồng được dùi mài kinh sử, hun đúc tài năng Bà đã sinh hạ được 4người con, có một cuộc sống tình cảm vô cùng đẹp đẽ đối với chồng con Nhờ

có bà động viên, khuyến khích, ông Nguyễn Sinh Sắc yên tâm dùi mài kinh sử

và không phụ công bà, ông đã đỗ đạt, nên người

Do hoàn cảnh gia đình quá chật vật, khó khăn và nhất là với tấm lòng cao đẹpcủa người mẹ không muốn để cho con mình quá thiếu thốn, với quyết tâm củangười vợ không để chồng mình phải ngừng học tập vì thiếu miếng cơm, manh

áo, bà đã lao động cật lực Bằng lao động, bằng cả tấm lòng yêu chồng, thươngcon, bà Hoàng Thị Loan đã hy sinh tất cả vì chồng con và chính bà đã qua đời ởtuổi ba mươi ba (ngày 10-2-1901) để lại niềm thương tiếc vô hạn cho gia đình,người thân, bà con làng xóm Thi hài bà được mai táng tại núi Ba Tầng bên dòngsông Hương xứ Huế Năm 1922, hài cốt của bà được cô Thanh, con gái của bàđưa về an táng tại vườn nhà mình ở làng Kim Liên Năm 1942, hài cốt của bàđược an táng tại ngọn núi Động Tranh, trong dãy Đại Huệ Năm 1984, khu mộ

bà Hoàng Thị Loan được xây dựng khang trang, đẹp đẽ, xứng với người mẹ kínhyêu đã có công sinh thành và nuôi dạy Chủ tịch Hồ Chí Minh

Câu hỏi 17: Thân mẫu Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng đến Người như thế

nào?

Trả lời:

Thân mẫu Hồ Chí Minh đã ảnh hưởng tích cực đến con cái bằng tính tình

giản dị, khiêm tốn, đức hy sinh, chung thủy, yêu đời, yêu nước Là một người có

Trang 12

biết ít nhiều chữ thánh hiền, bà đã để rất nhiều tâm sức truyền thụ cho connhững hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên và xã hội Tất cả những câu hỏi thơngây, ngộ nghĩnh của con đều được bà tìm cách trả lời rõ ràng, cặn kẽ, dễ hiểu.

Là một bà mẹ cần cù, chăm chỉ, bà đã dạy con biết yêu lao động, biết làm nhữngviệc phù hợp với sức lực và lứa tuổi một cách say mê và sáng tạo, chịu khó Nếpsống giản dị, thanh cao, yêu lao động đã ảnh hưởng trực tiếp và được phản ánhrất rõ trong cuộc đời Hồ Chí Minh sau này

Bà Hoàng Thị Loan đã ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh bằng một nền văn hoádân gian mang đậm bản sắc địa phương, truyền thống dân tộc, phản ánh trungthực những khát vọng, ý nguyện và phẩm chất của tầng lớp lao động bình dân

Bà đã nêu một tấm gương sáng về nhân cách đạo đức cho các con học tập ở đâu

bà cũng thể hiện một lối sống trong sáng, có nghĩa có tình, được mọi người yêumến và kính trọng Bằng tấm lòng và sự mẫn cảm của người mẹ, bà đã vuntrồng, uốn nắn, dạy dỗ cho con những bài học đầu tiên về cách sống, về đạo lý ởđời, làm người Vì vậy, ngay từ thuở ấu thơ, những đứa con ngoan của bà đã biếtnói những điều hay, làm những việc tốt, biết kính trọng người trên, biết sốngchan hoà với bạn bè, giàu lòng vị tha, nhân ái, biết nhường nhịn mọi người Tất

cả những đức tính, phẩm chất tốt đẹp đó đã cùng Hồ Chí Minh đi suốt cuộc đời,được Người làm phong phú, sâu đậm và nhân lên gấp bội

Câu hỏi 18: Sơ lược vắn tắt về cuộc đời và sự nghiệp bà Nguyễn Thị

Thanh - chị gái của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Bà Nguyễn Thị Thanh (1884-1954), biệt hiệu là Bạch Liên, sinh tại làngHoàng Trù (quê mẹ) Từ thuở nhỏ, bà đã là một người thông minh, cương trực,khảng khái và rất đảm đang Tuy không được học ở trường, nhưng nhờ ông bà,cha mẹ dạy cho, nên bà thuộc nhiều sách vở, chữ nghĩa, nhất là sách thuốc.Đời bà chỉ được chung sống ấm cúng, trọn vẹn với gia đình trên dưới 11năm Lúc mười một tuổi, cha mẹ đưa hai em vào cư trú ở Kinh đô Huế, bà ở lạiquê nhà cùng bà ngoại trông nom nhà cửa và làm ruộng vườn Khi bà mười bảytuổi, mẹ và em trai út qua đời, cha thi đỗ Phó bảng, bà làm việc nội trợ trong giađình, chăm sóc cha và giúp đỡ các em ăn học Năm 1906 khi cha ra làm quan vàđưa hai em vào học ở Huế, bà ở nhà một mình chăm chỉ cày cấy làm ăn với bàcon xóm làng

Năm 1907, phong trào ái quốc ở nước ta lên cao Được ông Hoàng XuânHành, cậu họ bên ngoại của ông Vương Thúc Quý giáo dục, bà tham gia DuyTân Hội Bà đã dùng ngôi nhà của gia đình ở làng Kim Liên để làm nơi ẩn náucho hai thủ lĩnh nghĩa quân trong phái bạo động của hội và bí mật vận động tiếp

tế lương thực cho nghĩa quân

Quý mến bà là con một nhà nho yêu thích bàn luận về văn thơ, lại có nhansắc, nhiều nho sĩ tìm đến dạm hỏi, nhưng bà một mực từ chối Thấy bà đã đếntuổi mà không lo tính gì về việc chồng con, các nho sĩ đã nhắc nhở bà bằngnhững câu ca dí dỏm:

Trách người không liệu không lo

Người ta bà cử, chị nho đã nhiều.

Trang 13

Bà vẫn bỏ qua những lời nhắc nhở, trách móc của bạn bè và tích cực tham giavào phong trào hoạt động yêu nước ở địa phương Hoạt động bị bại lộ, bà bịĐoàn Đình Nhân - tổng đốc Nghệ An thường xuyên gọi đến tra hỏi và giao chotổng lý theo dõi Một nho sĩ, con của một sĩ phu yêu nước ở Hưng Nguyênthường đến bàn chuyện kết nghĩa trăm năm với bà, bị bọn chúng tình nghi là đốitượng tham gia hoạt động phong trào cách mạng nên bắt giam trong lúc thânsinh nho sĩ ốm nặng Bà đã đến dinh tổng đốc Nghệ An phản đối việc này vànhận ngồi tù thay để cho bạn về phụng dưỡng cha Hành động khí khái của bàlàm cho tổng đốc phải kiêng nể và tha cho cả hai người

Năm 1910, phong trào cứu quốc bị khủng bố gắt gao Ông Ngư Hải ĐăngThái Thân, người trụ cột của Duy Tân Hội ở trong nước bị giặc bao vây và bắnchết Các ông Đội Quyên và ấm Võ bị truy lùng, bà bị mật thám Nghệ An bắtgiam ở nhà lao Vinh Cuối năm 1911 vì không có chứng cứ để làm án, nên bọnchúng buộc phải trả lại tự do cho bà

Ra tù bà lại liên lạc với Đội Quyên và ấm Võ bí mật hoạt động Cách mạngTân Hợi Trung Quốc bùng nổ Phan Bội Châu lập Việt Nam Quang Phục Hội.Các ông Đội Quyên và ấm Võ chuyển sang hoạt động theo tổ chức này BàThanh được giao nhiệm vụ liên lạc và quyên góp tiền mua súng cho nghĩa quân.Thực hiện chủ trương của Hội, bà đã làm đơn xin tổng đốc Nghệ An mở quánbán cơm tại thành phố Vinh Tại đây bà đã liên lạc, vận động binh lính trong trạilính khố xanh bán lén cho một số súng

Ngày 19 tháng 2 năm 1918, vụ mua súng bị lộ, bà lại bị thực dân Pháp bắtgiam Hôm hai tên lính dẫn bà vào giam ở nhà lao Vinh, các sĩ phu đang bị giam

ở đây đã cảm tác mấy câu thơ ca ngợi bà:

Hai tên thanh liệu

Giải một nữ hồng nhan

Trong tù chẳng ai lạ

Ngoài tù khét tiếng ran

Thực dân Pháp đã dùng mọi hình thức tra tấn để truy bức bà công khai về tổchức Bà một mực kiên trung, cuối cùng bọn chúng đã dùng tới những hình thứctra tấn cực kỳ dã man: bắt bà ngồi vào ổ kiến lửa, ngồi lên mâm thau nung đỏđến nỗi da thịt bà chín bầm phải trải lá chuối non để nằm Tuy vậy, bà vẫn chịuđựng không hề tiết lộ một điều gì về tổ chức ngoài những chi tiết về việc muasúng mà chúng đã biết

Ngày 4 tháng 6 năm 1918, toà án Nam triều Nghệ An tuyên án bà: "Đánh 100trượng, 9 năm tù khổ sai và đầy cách ly Nghệ An 3.000 dặm" Đến ngày 2 tháng

12 năm đó, bọn chúng giải bà vào giam ở nhà lao Quảng Ngãi

Cuối năm 1922, thực dân Pháp đưa bà về quản thúc ở Huế Tại đây, Sô-nhi,tránh mật thám Trung Kỳ đã tìm mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, doạ dẫm nhằmlàm lung lạc tinh thần yêu nước của bà Trước những thủ đoạn thâm độc củachúng, bà đã bị một số người hiểu lầm Song bà vẫn kiên trì, âm thầm chịuđựng, không hề làm trái với lương tâm, bà đã dùng nghề làm thuốc để che mắtđịch, ngấm ngầm hoạt động cứu nước

Trang 14

Tháng 3 năm 1924, nghe tin em của bà là Nguyễn ái Quốc đang hoạt động ởPháp, bà viết thư thăm hỏi Bức thư của bà lọt vào Sở Mật thám Trung Kỳ vàchúng xếp vào hồ sơ theo dõi không cho chuyển tới em theo yêu cầu của bà.Tháng 8 năm 1925, lấy cớ đi bán thuốc và đi chăm sóc cho một người bạn bị ốmnặng, bà xin phép Sở Mật thám Trung Kỳ vào huyện Điện Bàn tỉnh Quảng Nam,quê hương ông Phan Chu Trinh để liên lạc với các sĩ phu.

Tháng 1 năm 1926, bà gửi thư cho toàn quyền Đông Dương và khâm xứTrung Kỳ, trình bày về chính kiến của mình và đòi trả lại tự do cho Thành Thái

và Duy Tân là hai ông vua yêu nước bị thực dân Pháp bắt đi đày biệt xứ

Lúc này, ông Hoàng Xuân Hành, người cậu họ của bà ở nhà tù Côn Đảo về,đến cư trú với ông Phan Bội Châu ở Huế Hôm đến thăm hai ông, bà cảm độngmượn hai câu thơ trong "Trung Quốc hồn" để nói đến nỗi lòng của mình sauhàng chục năm mới được gặp lại nhau:

Tây phong nhất dạ thôi nhân lão

Điêu tận châu nhan, bạc tận đầu

Tháng 9 năm 1927, nhận được tin ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc lâm bệnh,

bà xin phép Sở Mật thám Trung Kỳ vào Sài Gòn chăm sóc cha Bọn chúng buộcphải cấp căn cước cho bà đi, nhưng lại điện cho các tỉnh theo dõi kiểm soát chặtchẽ bà trên đường đi và những nơi bà lưu trú Vào Sài Gòn được ít lâu, bọn chúngbuộc bà phải trở lại Huế

Năm 1928, ông Nguyễn Sinh Sắc được tổ chức cách mạng đưa về Sa Đéc(nay là tỉnh Đồng Tháp) Tới đây được một thời gian, ông lâm bệnh nặng Nhậnđược tin, bà lại xin căn cước Sở Mật thám Pháp vào chăm sóc cha Bà vào đếnnơi thì ông Nguyễn Sinh Sắc đã từ trần Lo tang cha xong, bà trở lại làng KimLiên báo tin cho họ hàng chưa được mấy ngày lại bị Sở Mật thám Huế gọi vào quản chế

Năm 1930, cao trào cách mạng ở Nghệ Tĩnh do Đảng ta phát động đang lêncao Được biết thực dân Pháp và Nam triều định thiêu hủy làng Kim Liên, nơitrung tâm xuất phát của phong trào cách mạng ở Nam Đàn, bà đã về quê canthiệp, không cho chúng tàn sát quê hương mình Bọn chúng đã bắt bà phải trở lạiHuế

Ngày 8 tháng 9 năm 1940, Sở Mật thám Trung Kỳ giao bà về cho tổng đốctỉnh Nghệ An quản lý Tổng đốc Nghệ An lại giao cho tri huyện Nam Đàn vàhào lý xã Kim Liên kiểm soát bà Theo lệnh của bọn chúng, bà phải đến cư trú ởthị trấn Sa Nam, huyện lỵ của huyện Nam Đàn và sống với nghề bán thuốc caođơn hoàn tán cho tới ngày Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945

Trang 15

Nghe tin bà đã về quê, bà Phan Thị Quyên (em gái sĩ phu Phan Trọng Mưu

và vợ sĩ phu Đặng Văn Bá ở Hà Tĩnh) tìm đến thăm Cảm phục nghĩa khí của

bà, đã làm bài thơ đề tặng:

Bà Trưng, nàng Triệu tiếng gần xa

Không ngờ đời nay lại có bà

Trước biết giữ trinh, sau giữ hiếu

Trên lo vì nước, dưới vì nhà.

Bao phen biệt ly thương lòng út

Muôn dặm thần hôn nối gót cha

Lưu lạc tỉnh này qua tỉnh nọ

Thoa quần nổi tiếng nước Nam ta.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, biết em trai là Hồ Chí Minh đang làmChủ tịch nước, bà mừng rỡ tìm đường ra Hà Nội thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh.Sau đó, bà trở về quê tham gia hoạt động trong hội mẹ chiến sĩ xã Kim Liên.Ngôi nhà cũ không còn nữa Bà và ông Nguyễn Sinh Khiêm phải ở nhờ nhà

bà con thân thuộc Liên khu ủy Liên khu bốn đã làm lại một căn nhà khác, dựngtrên mảnh vườn cũ để hai chị em ở Sau một thời gian lâm bệnh nặng, bà đã quađời ngày 25 tháng 4 năm 1954 (tức 29 tháng 3 năm Giáp Ngọ) thọ 70 tuổi

Hôm ra viếng bà, ông Nguyễn Đức Hoành, một sĩ phu ở Hà Tĩnh đã hoạ lạibài thơ của bà Phan Thị Quyên:

Cưỡi ngựa lên tiên bỗng vút xa,

Tái sinh trần thế nữa không bà?

Linh hồn còn biết, còn yêu nước.

Cách mạng không quên tự học nhà,

Giọt ngọc đôi hàng hồi vắng mẹ,

Giọt vàng ngàn dặm buổi theo cha.

Ngàn năm trung hiếu còn bia miệng

Kỷ niệm không quên gái nước ta.

Câu hỏi 19: Sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp ông Nguyễn Sinh Khiêm

-anh trai Chủ tịch Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Ông Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950), tức Nguyễn Tất Đạt, sinh năm 1888 tạilàng Hoàng Trù, quê mẹ Lên bảy tuổi, ông cùng cha mẹ vào cư trú ở Kinh đôHuế và theo học chữ Hán với cha ở làng Dương Nỗ, huyện Phú Vang

Năm 1901, mẹ mất, ông theo cha trở về quê với bà ngoại, giữa năm đó, chathi đỗ Phó bảng, ông cùng gia đình chuyển về quê nội, làng Kim Liên và theohọc với thầy Vương Thúc Quý, bạn của cha

Năm 1903, ông theo cha lên học ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, đầunăm 1904, ông về làng Kim Liên để chăm sóc bà ngoại bị ốm nặng Sau ngày bàngoại qua đời, ông được cha gửi đến học với thầy Trần Thân ở làng Ngọc Đình.Năm 1906, cha vào Huế nhận chức Thừa biện Bộ Lễ Ông cùng em được chađưa đi theo và xin cho học trường tiểu học Pháp - Việt Đông Ba Giữa năm

1907, ông tốt nghiệp tiểu học và thi đỗ vào Trường Quốc học Huế

Ông là người thông minh, khí khái và giàu lòng thương người Chịu ảnhhưởng của cha và các sĩ phu yêu nước, trong những năm học ở Trường Quốc

Trang 16

học Huế, ông cùng em tham gia các hoạt động chống Pháp Ông tham dự biểutình chống sưu cao thuế nặng với nhân dân Thừa Thiên - Huế và ngang nhiên nóitrước thầy giáo những lời bài Pháp.

Mùa hè năm 1910, ông rời Trường Quốc học Huế, trở về quê nhà sống vớichị Là một học trò mới rời khỏi nhà trường, ông phải tạm tìm việc làm ăn đểduy trì cuộc sống

Lúc này, Ô-ghê (Auge) đang làm Phó công sứ tỉnh Nghệ An Để phục vụ chochính sách cai trị thực dân, hắn cho tổng lý các làng xã tổ chức sưu tầm ca dao,tục ngữ và truyện cổ tích Việt Nam cung cấp để cho nghiên cứu viết sách Biếtông là một học sinh Trường Quốc học, giỏi cả ba ngôn ngữ: chữ Hán, chữ quốcngữ và chữ Pháp, hắn gọi ông xuống toà công sứ giúp việc Làm được một thờigian, không chịu nổi thái độ miệt thị của hắn, ông chống lại hắn Hắn kiếm cớgây sự với ông, ông đã đánh lại hắn để tự vệ rồi bỏ việc

Năm 1913, mặc dù Việt Nam Quang Phục Hội đã tan rã, nhưng phái bạođộng của Đội Quyên và ấm Võ ở Nghệ An vẫn duy trì hoạt động và qua lại liênlạc với bà Nguyễn Thị Thanh Thấy ông có tính gàn bướng và hay uống rượu,bọn quan lại Nghệ An gọi ông đến hăm dọa và dùng tiền hòng mua chuộc ôngchỉ điểm cho chúng bắt hai ông Đội Quyên và ấm Võ Ông không những khôngmắc mưu bọn chúng mà còn dùng số tiền bạc đó cung cấp cho hai ông hoạt động

và báo tin cho các ông trốn thoát khi bọn giặc bố trí vây bắt

Việc làm của ông bị lộ, ngày 1 tháng 4 năm 1914, ông bị bọn chúng bắt giam.Đến ngày 25 tháng 9 năm đó, theo lệnh toà Công sứ Pháp, toà án Nam triềuNghệ An buộc ông vào tội "phản bội", không làm theo yêu cầu của chúng vàphạt ông ba năm tù lao dịch, ông kịch liệt chống án

Vào tù, ông vận động một số người cùng bị giam ở nhà lao Vinh tìm cáchvượt ngục Chủ trương của ông bị phát giác Ngày 31 tháng 7 năm 1915, ông bịtoà án Nam triều tăng án từ 3 năm lên 9 năm tù khổ sai và đày vào giam ở nhàlao Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà

Những ngày bị giam ở đây, bọn mật thám tìm mọi cách làm lung lạc tinh thầncủa ông Mặc dù chưa hết hạn tù, nhưng chúng đưa ông ra làm thư ký phuđường Việc làm của bọn chúng đã gây cho bà Thanh hiểu lầm và mắng ôngnặng lời Mãi về sau, bà Thanh mới hiểu được lòng trung thành của ông đối với

sự nghiệp cứu nước Bằng mọi cách vẫn không làm lay chuyển được tinh thầnchống đối của ông, ngày 17 tháng 3 năm 1920, bọn giặc đưa ông về giam lỏng ởHuế

Để có điều kiện đi lại dễ dàng, ông chuyển sang làm nghề địa lý và làmthuốc Ông xin đến cư trú ở làng Phú Lộc, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên.Ông đã sống với đồng bào ở đây gần 20 năm mới được thực dân Pháp và phongkiến Nam triều cho về cư trú ở quê hương

Năm 1940, làng Kim Liên đưa ông ra làm hương hào, với vai trò đó, ông mởtrường dạy học, vận động cải cách hương thôn và truyền bá tư tưởng mới Tháng

8 năm 1940, ông lại bị thực dân Pháp bắt và kết án hai tháng tù ngồi về tội tổchức diễn tuồng cấm và hội họp "trái phép" Ông bị bọn chúng giam ở nhà laoVinh, mãi tới ngày 9 tháng 10 năm 1941 mới có quyết định xoá án của toàKhâm sứ Trung Kỳ

Trang 17

Ra tù, ông trở về sống với bà con xóm làng như những năm trước đây Cũngnhư cụ Phó bảng, ông Khiêm có lòng thương người từ hồi còn tuổi thiếu niên.

Hễ gặp người khó khăn, hoạn nạn, ông sẵn sàng giúp đỡ Vì vậy, suốt đời ôngkhông bao giờ có tiền của để dành Ai thương tình cho ông quần áo mới thì ônglại đem quần áo cũ của mình cho những người đi ăn xin Cho đến cuối đời, ôngvẫn giữ được nếp sống bình dị, thanh bạch, gần gũi với bà con nông dân

Năm 1946, ông ra Hà Nội thăm em ruột của mình là Chủ tịch Hồ Chí Minh.Theo lời kể của Nguyễn Sinh Định, người cháu gần nhất của Bác Hồ thì cuộcgặp gỡ diễn ra rất bình dị và vô cùng cảm động: "Khi đến cổng Bắc Bộ Phủ, nơilàm việc của Hồ Chí Minh, cậu Khiêm viết lên một mảnh giấy rộng gấp đôi cáibao diêm: "Đạt đến thăm Thành", nhờ một người gác cổng gửi tới vị Chủ tịchnước Chờ khoảng ít phút thì Nguyễn Sinh Khiêm được mời lên tầng hai nơi làmviệc của Bác, cùng các cộng sự của Người

Thấy Bác Hồ từ trong phòng bước ra, nhận rõ là em của mình, Nguyễn SinhKhiêm không nén nổi vui mừng chạy đến ôm chầm lấy Chủ tịch và nói:

"Chú Cung, chú Cung, chú có khoẻ không, anh em mình xa nhau đã lâu lắm,lâu quá…

Bác Hồ cũng rất xúc động, ôm chặt lấy cậu cả Khiêm…"

Năm 1946 là thời điểm với biết bao công việc đòi hỏi vị Chủ tịch nước phải

có những quyết định sáng suốt để cứu nguy cho nền độc lập dân tộc Biết vậy,nên ông Khiêm cũng không dám ở lâu và chia tay Hồ Chủ tịch ra về

Về quê, ông và bà Thanh tham gia hoạt động trong xã và làm ăn nuôi nhau.Ông từ trần tại xã Kim Liên vào ngày 25 tháng 6 năm 1950, thọ 62 tuổi

Nhận được tin ông đã qua đời, ngày 9 tháng 11 năm 1950, Bác Hồ đã gửi vềcho họ Nguyễn Sinh một bức điện số 1229:

"Nghe tin anh cả mất, lòng tôi rất buồn rầu Vì việc nước nặng, nhiều, đường

sá xa cách, lúc anh đau yếu, tôi không thể trông nom, lúc anh tạ thế, tôi khôngthể lo liệu

Than ôi! Tôi xin chịu tội bất lễ trước linh hồn anh và xin bà con nguyênlượng cho một người con đã hy sinh tình nhà vì phải lo việc nước!"

Câu hỏi 20: Những lần Hồ Chí Minh về thăm quê, Người căn dặn gì? Trả lời:

Từ khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã về thăm quê hai lần

Lần thứ nhất: Tháng 6 năm 1957, Hồ Chí Minh đi thăm các tỉnh Thanh Hoá,

Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình Ngày 14 tháng 6 năm 1957, Người về đếnquê hương Nghệ An Đây là lần đầu tiên sau mấy chục năm xa cách, Hồ ChíMinh về thăm quê Người về thăm ngôi nhà mà nhân dân Kim Liên, huyện Nam

đã xây dựng cho gia đình Người Hồ Chí Minh đã bồi hồi xúc động nhớ tới những kỷ niệm thời niên thiếu, gặp một số người quen hồicòn nhỏ, nói chuyện với đồng bào Kim Liên

Sau đó, Hồ Chí Minh đến Vinh, tiếp các đại biểu đoàn thể, cán bộ và nhândân Nghệ An và Khu IV cũ

Trang 18

Chiều 14 tháng 6 năm 1957, Hồ Chí Minh nói chuyện với hơn 3.000 đại biểucán bộ và nhân dân Nghệ An chào đón Người Trong không khí đầm ấm, HồChí Minh đọc mấy câu thơ:

Chúng ta đoàn kết một nhà,

ấy là nghĩa trọng, ấy là tình sâu.

Với tình cảm quê hương sâu nặng của người con về thăm quê sau bao năm xavắng, Hồ Chí Minh đọc tiếp:

Quê hương nghĩa trọng tình cao,

Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình.

Hồ Chí Minh không những khen ngợi những thành tựu mà cán bộ, nhân dântỉnh Nghệ An đã đạt được trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâmlược cũng như trong những năm khôi phục kinh tế, phát triển văn hoá, mà cònchỉ rõ những khiếm khuyết mà cán bộ và nhân dân Nghệ An cần khắc phục nhưchưa chú ý đến tiết kiệm, chưa làm tốt nghĩa vụ thuế và trả nợ cho Nhà nước

Hồ Chí Minh nói rõ thêm nhiệm vụ của cán bộ và nhân dân Nghệ An là cầnphải chú ý hơn nữa đến việc cải thiện đời sống cho cán bộ và nhân dân trên cơ

sở tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm; làm tốt công tác sửa sai trong cảicách ruộng đất; hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế và trả nợ cho Nhà nước; tích cựcchống thiên tai, tăng cường đoàn kết; phát triển nếp sống thuần phong mỹ tục,thực hiện đúng pháp luật của Nhà nước Kết thúc buổi nói chuyện, Hồ Chí Minh

và các đại biểu có mặt cùng hát bài Kết đoàn trong không khí thân tình, hàohứng phấn khởi

Ngày 15 tháng 6 năm 1957, Hồ Chí Minh tới thăm và nói chuyện với các đạibiểu đơn vị quân đội Quân khu IV tại Vinh Người biểu dương những thành tíchcủa bộ đội Quân khu IV, đồng thời nêu lên những khiếm khuyết để bộ đội cốgắng sửa chữa như tinh thần cảnh giác chưa đầy đủ, một số cán bộ, chiến sĩ còncông thần, suy bì, ghen tỵ; quan niệm không đúng về phân công lao động; có lúcchưa thể hiện nghiêm kỷ luật quân đội Hồ Chí Minh còn nhấn mạnh thêm vềnhiệm vụ của quân đội là phải nâng cao cảnh giác cách mạng, thực hiện tốt cuộcchỉnh huấn chính trị, đẩy mạnh phong trào học tập để nâng cao trình độ về mọimặt, chống tham ô, lãng phí, nâng cao kỷ luật lao động và thực hành tiết kiệm,tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, đoàn kết Nam Bắc

Lần thứ hai: Từ ngày 8 đến 10 tháng 12 năm 1961, Ngày 8 tháng 12, Hồ Chí

Minh làm việc với Tỉnh ủy Nghệ An, nêu lên những việc làm được và chỉ ranhững việc chưa làm được của tỉnh Người đặc biệt nhấn mạnh vai trò lãnh đạocủa đảng bộ và chi bộ cơ sở cũng như vai trò lãnh đạo của tỉnh ủy, về tầm quantrọng của công tác xây dựng Đảng; lưu ý tỉnh ủy tập trung lãnh đạo các hợp tác

xã sản xuất nông nghiệp để Nghệ An sớm tự túc được lương thực

Ngày 9 tháng 12, Hồ Chí Minh gặp gỡ và nói chuyện với cán bộ, đồng bàoNghệ An Hồ Chí Minh về thăm Nam Liên, đến thăm Nhà máy cơ khí Vinh,thăm Trường Sư phạm miền núi tỉnh Nghệ An

Nói chuyện với cán bộ và đồng bào trong tỉnh, Hồ Chí Minh mong cán bộ vàđồng bào có quyết tâm phấn đấu xây dựng Nghệ An thành một trong những tỉnhkhá nhất miền Bắc Về thăm xã nhà, Người vui mừng trước sự tiến bộ của xã và

Trang 19

nêu lên những việc cần làm để trở thành một xã gương mẫu Đối với cán bộ vàcông nhân Nhà máy cơ khí Vinh, Người nhắc nhở phải nêu cao tinh thần làmchủ xí nghiệp, làm chủ nước nhà Phải sản xuất "nhiều, nhanh, tốt, rẻ" Đối vớihọc sinh của Trường Sư phạm miền núi tỉnh, Người dặn dò các em phải cố gắnghọc tập tốt và chỉ rõ: Học tập tốt là chính trị và văn hoá đều phải gắn liền với laođộng sản xuất, không học dông dài Mục đích học là để làm kinh tế, chính trị,văn hoá đều tiến bộ, các dân tộc đều đoàn kết với nhau Học để làm gì nữa? Đểxây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tại cuộc gặp mặt thân mật với cán bộ, đảng viên lâu năm, Người khẳng định:

"Các đồng chí già là rất quý, là gương bền bỉ đấu tranh, dìu dắt, bồi dưỡng, đàotạo thêm các đồng chí trẻ Đồng chí già phải giúp đỡ cho đồng chí trẻ tiến bộ.Như thế đòi hỏi ở các đồng chí là phải có thái độ độ lượng, dìu dắt đồng chí trẻ

Đó cũng là một tiêu chuẩn đạo đức cộng sản chủ nghĩa… Nếu thế hệ già khônhơn thế hệ trẻ thì không tốt Thế hệ già thua thế hệ trẻ thì mới tốt… Người tathường nói "con hơn cha là nhà có phúc"

Ngày 10 tháng 12 năm 1961, Hồ Chí Minh đi thăm hợp tác xã cấp cao VĩnhThành và nông trường Đông Hiếu Người nhắc nhở mọi người phải tăng cườngcông tác quản lý hợp tác xã, chú ý dân chủ, công khai, tôn trọng quyền làm chủcủa xã viên Ban quản trị phải phục vụ cho người chủ của mình là xã viên chứkhông phải ngồi chỉ tay năm ngón, buộc người khác phải làm cái này, cái nọ.Đối với công nhân nông trường Đông Hiếu, Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở côngnhân cần nêu cao tinh thần làm chủ nông trường, phải "làm chủ sao cho ra làmchủ, không phải làm chủ là muốn ăn bao nhiêu thì ăn, muốn làm bao nhiêu thìlàm Làm chủ nghĩa là phải làm sao cho nông trường phát đạt, sản xuất đượcnhiều"

Câu hỏi 21: Chủ tịch Hồ Chí Minh có tên gọi Nguyễn Tất Thành lần đầu

tiên trong hoàn cảnh nào?

Trả lời:

Sau hai lần thi Hội không đỗ, tháng 5 năm 1901 - đó cũng là lần thứ ba - ôngNguyễn Sinh Sắc đậu Phó bảng khoa thi Hội, năm Tân Sửu Khoảng tháng 9năm 1901, ông chuyển về sống ở quê nội, tại xã Kim Liên Theo phong tục,nhân dân làng Sen đã trích quỹ và đất công làm nhà tặng cho tân Phó bảngNguyễn Sinh Sắc Nhân dịp này ông đã làm lễ "vào làng" cho hai người con trai

là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung với tên gọi mới là Nguyễn TấtThành và Nguyễn Tất Đạt Thành, Đạt là mong muốn của người cha đặt hy vọngvào hai con

Câu hỏi 22: Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy tên gọi Văn Ba

khi nào?

Trả lời:

Ngày 3 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Tổ quốc ra đi, bắt đầu mộtcuộc hành trình cứu nước Với hoài bão, quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước,Nguyễn Tất Thành xin làm việc ở tàu đô đốc Latusơ Tơrêvin, một tàu lớn vừa

Trang 20

chở hàng vừa chở khách của hãng vận tải hợp nhất của Pháp đang chuẩn bị rờicảng Sài Gòn đến Mácxây (Pháp).

Trong sổ lương của tàu đô đốc Latusơ Tơrêvin mà Nguyễn Tất Thành xinlàm việc có tên là Văn Ba Những người bạn cùng làm việc với Văn Ba ở tàu đôđốc Latusơ Tơrêvin đều thân mật gọi anh là Ba, anh Ba Những việc làm của Anh đã để lại trong họ ấn tượng, tình cảm cao đẹp

Anh Ba sống giản dị gần gũi với mọi người Hơn 10 năm sau, Nguyễn áiQuốc nói về mục đích chuyến đi của mình năm ấy, khi trả lời nhà báo Nga ÔxipManđenxtam: "Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi được nghe những từ: Tự do - Bình đẳng - Bác ái Đối với chúng tôi người da trắng cũng là người Pháp.Người Pháp đã nói thế và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minhPháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy"

Một lần khác, Người trả lời nhà văn Mỹ Anna Luy Xtơrông: "Nhân dân ViệtNam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai là người

sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp Người này nghĩ người Nhật,người khác nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ Tôi thấy phải đi ra nước ngoàixem cho rõ Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi".Hàng ngày công việc phụ bếp của Người rất vất vả từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối,nhưng Người vẫn tranh thủ thời gian, khi mọi người đã đi nghỉ hoặc đánh bài thìNgười vẫn chăm chú đọc sách và viết đến nửa đêm

Là người có học vấn và hiểu biết rộng, Nguyễn Tất Thành còn dạy chữ chonhững người chưa biết chữ, giúp họ viết thư về gia đình

Tấm gương cần cù, chịu khó, hiếu học, thương người của Nguyễn Tất Thành

đã làm cho mọi người trên tàu yêu mến, kính trọng

Câu hỏi 23: Chủ tịch Hồ Chí Minh lấy tên gọi Lin trong thời gian nào? Trả lời:

Nguyễn ái Quốc dùng tên Lin trong thời gian ở Liên Xô lần thứ nhất từ

1923-1924 và trong các năm từ 1934-1939

Tên Lin xuất hiện sớm nhất trong bức điện của Nguyễn ái Quốc gửi BanPhương Đông của Quốc tế Cộng sản ngày 14 tháng 4 năm 1924

Tháng 10 năm 1934, Người được nhận vào học trường quốc tế Lênin - Liên

Xô, năm học 1934-1935, tên của Người trong danh sách các sinh viên là Lin, sốhiệu 375

Tháng 8 năm 1935, Người dự Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản vàtrong bản lý lịch tham dự đại hội, Người khai: Họ, tên, bí danh trong đại hội:Lin

Tên Lin còn được ký trong một số bài báo đăng trên báo Notre voix (Tiếngnói của chúng ta), tuần báo công khai bằng tiếng Pháp của Đảng xuất bản tại HàNội trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ 1936-1939

Câu hỏi 24: Hoàn cảnh ra đời tên gọi Bác của Chủ tịch

Hồ Chí Minh?

Trả lời:

Trang 21

Tên gọi Bác xuất hiện từ dịp Hội nghị Trung ương lần thứ 8, tháng 5 năm

1941 ở Pác Bó, Hà Quảng, Cao Bằng Dịp đó đại biểu về dự hội nghị được biết

tế là đồng chí Nguyễn ái Quốc cũng có mặt Lúc đầu, khi gặp đồng chí Nguyễn

ái Quốc mọi người không biết xưng hô thế nào Hồi ký của đồng chí HoàngQuốc Việt kể rằng: mới đầu chúng tôi đều gọi Bác là đồng chí, rồi gọi là

Cụ, sau thấy anh Trường Chinh và anh Thụ dùng tiếng Bác, anh em thấy gọi nhưthế hợp với lòng mình, nên từ đấy chúng tôi bắt đầu thưa với Bác bằng cái tênthân yêu mà bây giờ tất cả chúng ta đều gọi Tiếng Bác được dùng rộng rãi hơn

từ sau năm 1945 Sau này tên Bác còn được ký dưới một số thư gửi các đồng chíTrung ương và Bộ Chính trị

Câu hỏi 25: Tên gọi Hồ Chí Minh ra đời trong hoàn

cảnh nào?

Trả lời:

Đầu những năm 1940, trước những chuyển biến mới của tình hình cách mạngnước ta lúc này là phải thực hiện sự liên minh quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ củađồng minh, nhất là sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân Trung Quốc Trước mắt phảiphối hợp hành động giữa phong trào Việt Minh với phong trào chống Nhật củanhân dân Trung Quốc và các lực lượng đồng minh chống phát xít trên chiếntrường Thái Bình Dương Vậy ai là người đảm nhiệm trọng trách này có hiệuquả nhất, trong số những người cách mạng Việt Nam, Nguyễn ái Quốc là ngườihiểu biết Trung Quốc hơn cả nên được cử đảm nhiệm trọng trách này

Để đánh lạc hướng bọn mật thám, Nguyễn ái Quốc lấy tên mới là Hồ Chí Minh Ngày 13 tháng 8 năm 1942, Nguyễn ái Quốc lênđường đi Trung Quốc với tư cách là đại biểu của phong trào Việt Minh và đạidiện của Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hội quốc tế phản xâm lược Sau hơnmười ngày đêm đi bộ trên đất Quảng Tây, ngày 27 tháng 8 năm 1942, Ngườiđến xã Túc Vinh thuộc huyện Đức Bảo, thì bị tuần canh ở đây giữ lại Khi kiểmtra giấy tờ, chúng phát hiện ngoài giấy của Phân hội Việt Nam thuộc Hiệp hộiquốc tế phản xâm lược ra, Hồ Chí Minh còn mang theo thẻ hội viên Hội ký giảthanh niên Trung Quốc, các giấy tờ của Hồ Chí Minh là phóng viên báo chí và giấy thông hành do văn phòng Bộ Tư lệnh Đệ tứ chiến khu cấp từ năm 1940 đều đã quá hạn sử dụng Chúng nghi ngờ Người là giánđiệp, bèn bắt giữ và giải lên Tĩnh Tây rồi giải đi, giải lại trong suốt 13 huyện, thịcủa tỉnh Quảng Tây

Nhờ sự vận động tích cực của Đảng ta, của bà con Việt kiều và sự can thiệpcủa nhiều nhân vật trong chính giới Trung Quốc, ngày 10 tháng 9 năm 1943,

tự do

Như vậy, trong sự kiện bị bắt khi lính tuần canh kiểm tra giấy tờ ở phố TúcVinh, đã hé mở một chi tiết: phải chăng trong số những giấy tờ bị quá hạn từcuối năm 1940, chặng đường Nguyễn ái Quốc đi từ Côn Minh - Quế Lâm - TĩnhTây để tìm đường về nước, Người đã lấy tên Hồ Chí Minh? Và tới năm 1942, từ

sự kiện Túc Vinh, tên gọi Hồ Chí Minh được ra công khai

Trang 22

Nhớ lại sự kiện chuẩn bị cho Bác đi Trung Quốc, hồi ký của đồng chí VũAnh kể lại: tháng 8 năm 1942, Bác có việc phải đi ra nước ngoài Tôi được Bácgiao nhiệm vụ chuẩn bị giúp Bác Gọi là chuẩn bị, nhưng công việc cũng chẳng

có gì Trong túi Bác chỉ có một bộ quần áo tây và một bộ quần áo chàm ngườiNùng Tôi lấy đá mềm khắc hai con dấu: một con dấu của Việt Nam Độc lậpđồng minh Hội và một của Quốc tế phản xâm lược Việt Nam Hội Bác tự viếthai giấy giới thiệu của hai đoàn thể trên, cử cụ Hồ Chí Minh đi gặp Chính phủTrung Quốc Mục đích chính của Bác là qua gặp Trung ương Đảng Cộng sảnTrung Quốc Cái tên cụ Hồ Chí Minh ra công khai từ đó Từ đây tên của Ngườingày càng làm rạng rỡ Đảng ta, nhân dân ta, đất nước ta Lúc bấy giờ Bác mới

có một danh thiếp đề tên Hồ Chí Minh

Sau khi ra tù, lần đầu tiên trên báo Đồng minh số 18 tháng 12 năm 1943, pháthành ở Liễu Châu - Trung Quốc, người đọc thấy xuất hiện tên Hồ Chí Minh kýdưới bài viết: Li Băng

Tháng 10 năm 1944, Người ký tên Hồ Chí Minh dưới bức thư: Thư gửi đồngbào toàn quốc, kêu gọi các đảng phái, các đoàn thể tích cực chuẩn bị để triệu tậpkhai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Đây là lần đầu tiên, tên Hồ Chí Minh lantruyền trong cả nước

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi đất nước giành được độc lập, HồChí Minh trở thành Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Nhà nước côngnông đầu tiên ở Đông Nam châu á Từ đó, cho đến tận hôm nay và cho mãi tớimuôn đời, tên Người - Hồ Chí Minh sẽ còn sống mãi trong lòng nhân dân ViệtNam và bạn bè thế giới

Câu hỏi 26: Về lịch sử tên gọi Nguyễn ái Quốc mà Bác Hồ sử dụng?

Trả lời:

* Về tên gọi Nguyễn ái Quốc dưới bản yêu sách 8 điểm

- Hoàn cảnh ra đời của tên gọi Nguyễn ái Quốc qua bản yêu sách 8 điểm.

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) kết thúc, "hội nghị hoà bình"của các nước thắng trận họp ở Vécxây (Pháp) được triệu tập Mỹ đứng về phíađồng minh Anh, Pháp, Wilson là Tổng thống Mỹ khi đó Nước Mỹ nhảy vàocuộc chiến tranh, nước Mỹ trước hết muốn làm rõ mục đích chiến tranh củamình, nhằm có chính nghĩa, mà thực chất là đánh lại Đức và các nước trong pheĐức Cuộc chiến tranh do Mỹ phát động có tên gọi là "Bản tuyên bố 14 điểm",

đó là một chương trình hành động nhằm vẽ lại bản đồ thế giới sau khi Đức, áo,Hung, Thổ Nhĩ Kỳ bị đánh bại Điểm 5 của bản tuyên bố 14 điểm hứa giải quyếtrộng rãi quyền tự do và hoàn toàn vô tư tất cả các yêu sách cho các thuộc địa.Thật ra các nguyên lý về quyền tự quyết của các dân tộc chỉ nhằm làm rạnnứt đổ vỡ nội bộ của phe liên minh chứ không nhằm chống chủ nghĩa thực dân

Từ năm 1914, Anh, Pháp đã hứa hẹn với các thuộc địa rằng sẽ thực hiện quyền

tự do dân chủ và cải thiện đời sống cho nhân dân thuộc địa Nay như người điđòi nợ, đông đảo đại biểu các dân tộc thuộc địa lũ lượt kéo nhau đến Pari vàVécxây để trình bản yêu sách thiết tha chính đáng của mình Nguyễn Tất Thànhmang tên là Nguyễn ái Quốc và một nhóm người Việt Nam yêu nước ở Pháp

Trang 23

cũng bị cuốn vào trào lưu yêu sách này Thay mặt những người Việt Nam yêunước, đồng chí Nguyễn ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxây bản yêu sách 8 điểm,đòi nước Pháp và các cường quốc phải thừa nhận quyền tự do và bình đẳng củacác dân tộc Việt Nam Về sau nhắc lại chuyện cũ, Chủ tịch

Hồ Chí Minh có viết: "Cuộc đại chiến kết thúc Dân tộc Việt Nam cũng như cácdân tộc khác đã bị mê hoặc theo những lời tuyên bố rộng rãi của Wilson về quyềndân tộc tự quyết Một nhóm người Việt Nam trong đó có tôi đã gửi cho Nghịviện Pháp và tất cả các đoàn đại biểu ở Hội nghị Vécxây một bản yêu sách…Nhưng sau một thời gian, chúng tôi nhận thấy rằng chủ nghĩa Wilson là một tròbịp"

- Một số đặc điểm về tên gọi Nguyễn ái Quốc ký dưới bản yêu sách 8 điểm + Một là, bản yêu sách 8 điểm của dân tộc Việt Nam gửi đến Hội nghị

Vécxây được ký tên Nguyễn ái Quốc cho thấy lúc này Nguyễn ái Quốc chưachịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác, nhưng cũng không phải là chủ nghĩa cảilương Bản yêu sách 8 điểm của dân tộc Việt Nam gửi đến Hội nghị Vécxâyđược ký tên Nguyễn ái Quốc là ý kiến chung của nhóm người Việt Nam yêunước đang hoạt động ở Pari trong đó 3 nhân vật chính là Phan Văn Trường,Phan Chu Trinh, Nguyễn ái Quốc Nguyễn ái Quốc đứng tên thì phải chịu tráchnhiệm với lịch sử, với pháp lý Đây là cái chất của Nguyễn ái Quốc trong bảnyêu sách Đó là lần đầu tiên tên gọi Nguyễn ái Quốc xuất hiện như một ngôi saosáng mới mọc trên bầu trời Việt Nam

Hai là, bản yêu sách được gửi đến Hội nghị Vécxây là thông điệp cho những

người Việt Nam yêu nước ở Pháp, thông qua đó được phát tán rộng rãi tới gần70.000 người lao động và binh lính Việt Nam ở Pháp sắp hồi hương Chínhnhững người ấy, họ là cầu nối cho tư tưởng trong bản yêu sách đến mọi người.Bản yêu sách đồng thời lại được gửi bằng nhiều cách cho các nhà báo, các nhânvật chính trị, các chính khách ở Đông Dương Người ta ví bản yêu sách củaNguyễn ái Quốc như một "quả bom đặt giữa tất cả những người Pháp ở ĐôngDương"

Ba là, những nội dung trong bản yêu sách trực tiếp đòi hỏi quyền lợi thiết

thực cho nhân dân Đông Dương và gián tiếp nói lên rằng nhân dân Đông Dươngđừng trông mong ở các nước đế quốc qua Hội nghị Vécxây sẽ giải quyết các vấn

đề độc lập hay tự trị Chắc chắn Nguyễn ái Quốc cũng không có chút ảo tưởngnào

Bốn là, đối tượng chính của bản yêu sách 8 điểm là Việt kiều yêu nước ở

Pháp, nhân dân Pháp, nhân dân Việt Nam chứ không phải là Quốc hội Pháp vàcác đoàn đại biểu ở những nước thắng trận tại Hội nghị Pari Phải chăng Nguyễn

ái Quốc muốn nhắn nhủ: Từ nay cho đến chiến tranh thế giới lần thứ hai khi nào

có cơ hội thuận lợi thì sẽ vận động nhân dân đưa yêu sách từng phần - Đó là mộthình thức đấu tranh có tính chất truyền thống mà sau này Đảng ta đã thực hiện

* Về tên gọi Nguyễn ái Quốc trong những năm sau này.

Trang 24

Với bút danh Nguyễn ái Quốc, Người viết hàng trăm bài báo phục vụ sựnghiệp tuyên truyền cách mạng Người đã viết các tác phẩm quan trọng đối vớicách mạng Việt Nam: "Bản án chế độ thực dân Pháp" (1925); "Đường cáchmệnh" (1927) Trong khoảng thời gian từ 1919 đến 1926, bút danh Nguyễn áiQuốc được sử dụng nhiều nhất Cuốn đầu là bản cáo trạng đối với chủ nghĩa đếquốc Pháp nói riêng và chủ nghĩa đế quốc nói chung để thức tỉnh đồng bào ViệtNam và các dân tộc bị áp bức; cuốn sau là định hướng cho hành động cáchmạng.

Sự kiện tên gọi Nguyễn ái Quốc ký dưới bản yêu sách 8 điểm đánh dấu thời

kỳ hoạt động sôi nổi của Nguyễn ái Quốc Những năm Nguyễn ái Quốc hoạtđộng ở Pháp, chính quyền thực dân coi Nguyễn ái Quốc là một nhân vật nguyhiểm Chúng huy động các lực lượng mật thám thường xuyên theo dõi, thu thậptài liệu về Người Đã có hàng vạn trang tài liệu liên quan đến hoạt động củaNguyễn ái Quốc Nhưng không một trở lực nào có thể ngăn cản được ý chí, nghịlực phi thường về quyết tâm cứu nước của Người

Sau lần bị bắt tại Hương Cảng năm 1931, mật thám tưởng Nguyễn ái Quốc

đã bị chết trong nhà tù, vì những tin đồn này do chính luật sư Lôdơbai tung ra đểbảo vệ Người thêm phần an toàn khi trốn tránh khỏi sự rình rập của kẻ thù Năm

1933, Nguyễn ái Quốc chắp nối liên lạc được với các tổ chức cách mạng vàNgười đi Liên Xô Nguyễn ái Quốc tiếp tục con đường cứu nước của mình Mộtthời gian dài Nguyễn ái Quốc mất hút trong sổ điều tra của mật thám Pháp vàmật thám Đông Dương Tên gọi Nguyễn ái Quốc xuất hiện trong lời kêu gọi:Kính cáo đồng bào ngày 6 tháng 6 năm 1944 Đến tận lúc này, mật thám ĐôngDương mới bàng hoàng khi nhận được nguồn tin cho biết Già Thu, Thu Sơnxuất hiện ở biên giới Việt - Trung là Nguyễn ái Quốc

Câu hỏi 27: Bí danh của Bác Hồ thời gian đầu mới về nước? Người sống ở

đâu và làm gì?

Trả lời:

Thời gian đầu mới về nước, Bác Hồ mang bí danh là Già Thu, sống tại hangCốc Bó, làng Pắc Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Trong thờigian này, Người đã dịch cuốn sách: "Lịch sử Đảng Cộng sản (B) Nga" (tóm tắt)

ra tiếng Việt để làm tài liệu huấn luyện cho cán bộ, đảng viên Cũng trong thờigian này, Người đã sáng tác nhiều bài thơ hay như: Pắc Bó hùng vĩ, Tức cảnhPắc Bó…

Pắc Bó hùng vĩ

Non xa xa, nước xa xa

Nào phải thênh thang mới gọi là

Đây suối Lênin kia núi Mác

Hai tay xây dựng một sơn hà.

Tức cảnh Pắc Bó

Sáng ra bờ suối tối vào hang,

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng,

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Trang 25

Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Câu hỏi 28: Những tên gọi, bút danh, bí danh mà Hồ Chí Minh đã sử

dụng?

Trả lời:

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cóhơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài Quá trình hoạt động đó Người đã đi quabốn châu lục, vượt qua ba đại dương, đặt chân lên gần 30 nước, làm hàng chụcnghề khác nhau Trong điều kiện hoạt động cách mạng bí mật, Người phải thayđổi họ tên rất nhiều lần Theo Bảo tàng Hồ Chí Minh sưu tầm giới thiệu, hiệnnay Bác Hồ có 174 tên gọi, bút danh và bí danh Ngoài ra còn 15 tên gọi, bídanh, bút danh cần nghiên cứu thêm Tên gọi đầu tiên là Nguyễn Sinh Cung (lúcmới sinh năm 1890) Tháng 5 năm 1968 đi thăm Côn Minh, Trung Quốc, Chủtịch Hồ Chí Minh dùng bí danh Đinh Nhất Người còn ký tên Đinh Nhất trongthư gửi các đồng chí Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu ngày 25 tháng 5 năm 1968khi Người thông báo sức khoẻ của Người sau thời gian đi Trung Quốc về, (thưviết bằng chữ Hán), đây là bí danh cuối cùng của Người Một số tên của Bácnhư: Văn Ba, Vương, Lý Thuỵ, Lin, Thầu Chín, Tống Văn Sơ, Hồ Quang, GiàThu, Nguyễn ái Quốc, XYZ, Nguyễn T.L, Trần Lực, Wang… là những tên gọi,bút danh, bí danh thường sử dụng

Câu hỏi 29: Tình hình thế giới lúc Nguyễn Sinh Cung ra đời có những đặc

điểm gì đáng chú ý?

Trả lời:

- Cuối thế kỷ XIX, những phát minh mới trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật

đã tạo nên bước ngoặt cho nền sản xuất tư bản chủ nghĩa - nền sản xuất đại côngnghiệp cơ khí

- Sự phát triển tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản báo hiệu cho sự chuyểnbiến sang một giai đoạn mới - giai đoạn độc quyền đế quốc chủ nghĩa Các tổchức độc quyền sản xuất, nắm tiềm lực kinh tế và dần dần chi phối nền chính trị

ở mỗi nước Sự xâm nhập của tư bản độc quyền công nghiệp với tư bản độcquyền ngân hàng đã gắn kết thành tư bản tài chính

- Để mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường thu nhiều lợi nhuận, các nước tưbản đẩy mạnh tốc độ gây chiến tranh để xâm chiếm thuộc địa Phần lớn cácnước châu á, châu Phi, châu Mỹ La tinh đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc củachúng Nhân dân các nước thuộc địa bị chúng chà đạp lên những giá trị văn hoá,tinh thần, tước đoạt quyền lợi kinh tế và địa vị xã hội

- Chiến tranh thực dân và chiến tranh đế quốc diễn ra ác liệt Các nước tư bảndùng sức mạnh quân sự chiếm đoạt thuộc địa của nhau, gây chiến tranh nhằmphân chia lãnh thổ trên thế giới

- Cuối thế kỷ XIX, tình hình quốc tế nổi bật hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫngiữa vô sản và tư sản; mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đếquốc thực dân

Câu hỏi 30: Tình hình trong nước lúc Nguyễn Sinh Cung ra đời có những

đặc điểm gì đáng chú ý?

Trang 26

Trả lời:

- Vào cuối thế kỷ XIX, Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập bị chủnghĩa tư bản Pháp xâm lược đã biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến.Lúc này, mâu thuẫn cơ bản nhất của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với tư bản Pháp xâm lược Phong trào yêu nước chốngPháp diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nơi, quyết xả thân với quân thù vì mục đích duynhất cứu nước, cứu dân

- Giữa lúc phong trào kháng chiến cứu nước trong nhân dân đang dâng caothì bè lũ vua quan cầm quyền đã thoả hiệp với kẻ thù dân tộc ký Hiệp ướcPatơnốt (6-6-1884), chịu sự bảo hộ của đế quốc Pháp cả ở Trung Kỳ và Bắc Kỳ

Sự kiện này đã đánh dấu sự đầu hàng của toàn bộ giai cấp phong kiến Việt Namtrước chủ nghĩa tư bản Pháp

- Xã hội Việt Nam lúc này nổi bật hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữatoàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân ViệtNam mà chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ, phong kiến

- Hưởng ứng lời kêu gọi qua chiếu Cần Vương ngày 13 tháng 7 năm 1885,các sĩ phu và nhân dân yêu nước nổi dậy đánh Pháp mạnh mẽ với quy mô rộnglớn (Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, HưngYên, Thái Bình…) Đến cuối năm 1895, về cơ bản phong trào yêu nước chốngPháp dưới ngọn cờ Cần Vương đã thất bại

- Phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX cùngvới các cuộc đấu tranh của nông dân mà đỉnh cao là khởi nghĩa Yên Thế bị thấtbại Cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân Đảng tháng 2 năm 1930 bị thấtbại, một số hạt nhân nòng cốt của khởi nghĩa bị đế quốc Pháp bắt giam hoặc giếtnhư Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu, Phạm Tuấn Tài Cách mạng ViệtNam lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối Yêu cầu khách quan củacách mạng Việt Nam lúc này là phải có một đường lối đúng để giải phóng dântộc thoát khỏi ách ngoại xâm Nhiệm vụ lịch sử đặt ra cho dân tộc, cho mỗingười yêu nước Việt Nam khi đó là phải tìm ra đường lối cứu nước, cứu dânthoát khỏi ách thống trị của đế quốc Pháp và tay sai

Câu hỏi 31: Những phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đã có

- Những điều kiện bên trong và bên ngoài đó đã kết hợp với nhau tạo nên mộthướng mới trong phong trào yêu nước Khẩu hiệu "trung quân, ái quốc" khôngcòn tác dụng động viên tập hợp nhân dân ta chiến đấu nữa, mà phải tìm một conđường cứu nước mới

- Phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX không chỉ có nông dân như trước màcòn có tư sản, tiểu tư sản thành thị và công nhân Vai trò lãnh đạo thuộc về một

Trang 27

số sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng tư tưởng mới và xuất hiện những hình thứcđấu tranh mới như: lập hội, biểu tình, tập hợp quần chúng để diễn thuyết, tuyêntruyền…

- Điển hình trên vũ đài chính trị Việt Nam thời kỳ này là sự tồn tại và pháttriển hai xu hướng: bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan ChuTrinh Xu hướng bạo động có những hoạt động tiêu biểu như: phong trào "ĐôngDu" từ 1905-1908, Duy Tân Hội (1904) với chủ trương quân chủ lập hiến; thànhlập Việt Nam Quang Phục Hội với chủ trương cộng hoà dân quốc (năm 1912)

Xu hướng cải cách mở trường học theo lối mới (Đông Kinh nghĩa thục ở HàNội)

- Hai xu hướng bạo động và cải cách đều bắt nguồn từ tinh thần yêu nước,nên không đối lập nhau mà đã hỗ trợ, phối hợp với nhau để dấy lên một cao tràocách mạng trong những năm đầu thế kỷ mang tính chất tư sản Cuối cùng cả hai

xu hướng đều thất bại trước sự đàn áp của đế quốc Pháp, chấm dứt hai kỳ vọng:

kỳ vọng thứ nhất là dựa vào Nhật Bản "anh cả da vàng" để giành độc lập; kỳvọng thứ hai là mở cuộc vận động văn hoá công khai hợp pháp mở mang dân trí,chấn dân khí nhằm nâng cao trình độ tư tưởng của đồng bào, giành thêm nhiềuquyền lợi cho dân Việt Nam đối với "Nhà nước bảo hộ"

- Đến đây, phong trào cách mạng Việt Nam vẫn ở trong tình trạng khủnghoảng đường lối Các sĩ phu yêu nước đầu thế kỷ XX tuy thiết tha yêu nước,phần nào đã có chuyển biến trong tư tưởng nhưng vẫn bị hạn chế bởi điều kiệngiai cấp và điều kiện thời đại (Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật; Phan ChuTrinh muốn dựa vào Pháp), chưa có một đường lối cách mạng đúng đắn Lúcnày, Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) là một thanh niên mới lớn nhưng đã sớm

có nhận thức xã hội sâu sắc và rất đau xót trước nỗi thống khổ của đồng bào.Nguyễn Tất Thành đã có ý chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào Ngườikhâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Trinh, PhanBội Châu nhưng không tán thành cách làm của một người nào Năm 1911,Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn, rồi sang Pháp sau đó bôn ba ở nhiều nước khácnhau trên thế giới để tìm đường cứu nước, cứu dân

Câu hỏi 32: Một số hoạt động chủ yếu của Nguyễn Tất Thành từ năm

1904 đến tháng 6 năm 1911?

Trả lời:

Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên ở đất Lam Hồng - Nghệ An, nơi được vínhư đất "Yên triệu của Việt Nam"; nơi mà mỗi bước đường đều in dấu anhhùng

Cuối năm 1904, Nguyễn Tất Thành theo cha sang làng Du Đồng, huyện ĐứcThọ, tỉnh Hà Tĩnh (nay thuộc xã Đức Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh).Thời gian này, ông Nguyễn Sinh Sắc dạy học ở nhà ông Nguyễn Bá úy Ngoàithời giờ học tập, Nguyễn Tất Thành thường theo cha đến các vùng trong tỉnhthăm các nhân sĩ yêu nước (đến làng Đông Thái - quê hương của Phan ĐìnhPhùng; làng Trung Lễ - quê hương của Lê Ninh…) hoặc thăm các di tích lịch sửnhư thành Lục Niên, miếu thờ La Sơn phu tử…

Trang 28

Khoảng tháng 9 năm 1905, Nguyễn Tất Thành và Nguyễn Tất Đạt được ôngNguyễn Sinh Sắc xin cho theo học lớp dự bị trường tiểu học Pháp - bản xứ ởthành phố Vinh, cách Kim Liên khoảng 15km Trong thời gian này, hai anh emtrọ ở một gia đình nông dân nghèo gần Cầu Rậm (Vinh) và thường thường chiềuthứ bảy đi bộ về thăm nhà, sáng thứ hai lại xuống để học Chính tại trường tiểuhọc này, Nguyễn Tất Thành lần đầu tiên được nghe khẩu hiệu: Tự do - Bìnhđẳng - Bác ái của Pháp.

Đau xót trước nỗi thống khổ của đồng bào lúc bấy giờ, Nguyễn Tất Thànhsớm "có chí đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào" Được tiếp xúc nhiều vớicác bậc chí sĩ yêu nước, anh khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng HoaThám, Phan Bội Châu Nhưng khi các cụ trong Duy Tân Hội gợi ý với TấtThành nên cùng bạn bè thanh niên đi học bên Nhật thì Nguyễn Tất Thành từchối, không tán thành hoàn toàn cách làm của một người nào Bởi vì, theoNguyễn Tất Thành: Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải

lương, như vậy là sai lầm, chẳng khác nào "xin giặc rủ lòng thương"; cụ Phan Bội

Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đánh đuổi Pháp Điều đó rất nguy hiểm, chẳng

khác nào "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau" Bản thân Nguyễn Tất Thành là

một người đọc Tân thư, đã bước đầu hiểu được thế nào là "tự do, bình đẳng" nênviệc anh không hài lòng với cốt cách trên thì cũng là điều dễ hiểu

Lúc bấy giờ, ở Việt Nam diễn ra một cuộc đấu tranh tư tưởng và chính trịgiữa ba con đường cứu nước Một thanh niên giàu lòng ưu ái đồng bào nhưNguyễn Tất Thành đã sớm có tinh thần độc lập suy nghĩ, không theo lối mòn màquyết định đi tìm một con đường mới Với cách suy nghĩ đó, Nguyễn Tất Thành

đã trực tiếp tham gia nhiều hoạt động yêu nước

Cuối tháng 5 năm 1906, Nguyễn Tất Thành cùng Nguyễn Tất Đạt theo cha vàoHuế trong dịp ông Nguyễn Sinh Sắc vào kinh đô nhậm chức Tại Huế, tháng 9năm 1906, Nguyễn Tất Thành vào học lớp sơ đẳng (élémentaire) trường tiểu họcĐông Ba Huế Sau khi đỗ tiểu học, Nguyễn Tất Thành thi đậu vào học TrườngQuốc học Huế và được nhận vào lớp trung đẳng (moyen)

Năm 1907, sau bao nhiêu năm sống dưới ách thống trị tàn nhẫn của thực dânPháp, lần đầu tiên nông dân các tỉnh Trung Bộ nổi dậy chống thuế Họ đi taykhông, không có khí giới Họ chỉ yêu cầu giảm thuế Để tỏ tình đoàn kết nhất trí,

họ cắt tóc ngắn và gọi nhau là "đồng bào" Bọn Pháp dùng khủng bố đại quy mô

để trả lời họ Chúng giết và bắt hơn một nghìn người cầm đầu và những người bịnghi là có liên quan đến việc đó Nhà tù chật ních người Hầu hết các phần tử tríthức yêu nước đều bị bắt bỏ tù Những nhà học giả nổi tiếng được nhân dân kínhmến cũng bị chém đầu Bọn Pháp gọi phong trào này là "án đồng bào cắt tóc".Tháng 5 năm 1908, Nguyễn Tất Thành đã tham gia cuộc biểu tình chống thuếcủa nông dân tỉnh Thừa Thiên Vì tham gia nhiều hoạt động yêu nước, tham giacuộc đấu tranh của nông dân, Nguyễn Tất Thành đã bị thực dân Pháp để ý theodõi Ông Nguyễn Sinh Sắc cũng bị chúng khiển trách với lý do đã để cho con

Trang 29

trai có những hoạt động bài Pháp Sau đó, Nguyễn Tất Thành đi dần vào phíaNam Bộ để nuôi chí lớn, tìm cách đi ra nước ngoài.

Đến Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành vào Trường Dục Thanh dạy học NguyễnTất Thành dạy học từ tháng 9 năm 1910 đến tháng 2 năm 1911 Lương thángcủa thầy giáo Thành lúc đó là 8 đồng

Tại đây, thầy giáo Nguyễn Tất Thành dạy học rất tận tâm, hết lòng thươngyêu chăm sóc học sinh Người thầy giáo trẻ chẳng những mong muốn dạy họccho học sinh kiến thức văn hoá, mà còn truyền cho họ tinh thần yêu nước, lòng

yêu tự do Thầy thường phổ biến cho học sinh thơ ca yêu nước như Bài á tế ca, Bài ca hớt tóc Trong số những thầy giáo của trường, thầy Thành là người tiến

bộ nhất Ngoài dạy học, thầy còn phụ trách thể dục buổi sáng của nhà trường,chăm lo xây dựng tủ sách nhà trường, hướng dẫn các em học sinh tham quanphong cảnh trong vùng Lòng khao khát hiểu biết và mong muốn thực hiện sựnghiệp cứu nước, giải phóng đồng bào đã thôi thúc Tất Thành lên đường 6 thánglàm nghề dạy học - một trong 12 nghề mà anh từng làm trong suốt quá trình hoạtđộng cách mạng của mình, đã để lại cho chúng ta nhiều bài học đáng suy ngẫmtrong việc hoàn thiện nhân cách làm thầy - một nghề cao quý được xã hội tônvinh

Câu hỏi 33: Những việc làm của Nguyễn Tất Thành khi đến Sài Gòn? Trả lời:

Đến Sài Gòn, sau khi rời Trường Dục Thanh, Nguyễn Tất Thành quyết tâmthực hiện hoài bão từng nung nấu là tìm cách đi sang Pháp và các nước phươngTây để "xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta".Ngày 2 tháng 6 năm 1911 anh tìm đến một chiếc tàu Pháp mang tên AmiranLatusơ Tơrêvin của hãng Năm sao đang cập bến Nhà Rồng Sài Gòn để lấy hàng

và đón khách đi Mácxây (Pháp)

Ông chủ tàu nhìn thấy Nguyễn Tất Thành có vóc dáng như một anh học trò,liền hỏi "anh có thể làm việc gì?" "Tôi có thể làm bất cứ việc gì!" - Nguyễn TấtThành trả lời Và ông chủ tàu đồng ý nhận anh vào làm phụ bếp Công việc bếpnúc thực sự anh Ba chưa quen Nhưng với lòng can đảm và nhẫn nại, ngày nàocũng vậy, anh Ba dậy sớm, bắt đầu làm từ 4 giờ sáng; quét dọn sạch sẽ nhà bếplớn trên tàu, rồi đốt lửa trong các lò Sau đó đi khuân than, rồi xuống hầm lấyrau, thịt, cá, nước đá…

Làm phụ bếp, công việc tưởng chừng đơn giản nhưng khá nặng nhọc Vì ởbếp rất nóng và dưới hầm rất lạnh, nhất là khi phải vác một bao nặng leo lênnhững bậc thang trong khi tàu tròng trành Xong các công việc ấy, anh Ba lạiphải dọn cho bọn chủ Pháp ăn và rửa chảo, nồi, bát, đĩa, cào lò, v.v… Công việc

cứ thế kéo dài quần quật suốt ngày Công việc của nhà bếp trên tàu là phải lo ăncho bảy, tám trăm người cả nhân viên và hành khách trên tàu Có nhiều cái chảobằng đồng lớn và nặng quá, đến nỗi anh Ba phải kéo lê trên sàn Với những cáinồi cao quá, anh Ba phải leo lên ghế để chùi nồi Anh luôn nghe tiếng: "Ba đemnước lên đây!"; "Ba, dọn chảo đi!"; "Ba, thêm than chỗ này, thêm than chỗ kia"

Trang 30

Suốt ngày người anh Ba ướt đẫm mồ hôi và đầy bụi than Mặc dù vậy, anh

Ba vẫn phải dùng hết tinh thần và sức lực để làm cho xong công việc Có nhữngviệc chưa bao giờ làm, nên anh Ba làm không đúng, nhờ có những người bạn tốtchỉ giúp mà mọi công việc của anh đều suôn sẻ

Cứ đến 9 giờ tối, mọi công việc mới làm xong, anh Ba mệt lử, trong khi mọingười nghỉ hoặc đánh bài, anh Ba ngồi say sưa chăm chú đọc sách báo hoặc viếtđến nửa đêm Là người có học, hiểu biết rộng, anh Ba còn dạy chữ cho nhữngngười chưa biết, viết thư về cho gia đình họ Vì vậy, anh Ba được rất nhiềungười yêu mến và kính phục

Ngày 5 tháng 6 năm 1911, tàu Amiran Latusơ Tơrêvin rời cảng Nhà Rồng Sài Gòn đi sang Pháp, đứng trên boong tàu, anh Ba vẫy chào Tổ quốc để bắt đầumột cuộc sống tự lập mới, với nhiều gian truân vất vả nơi đất khách quê người

-Câu hỏi 34: Nguyễn Tất Thành đã tâm sự với một người bạn khi có ý định

đi ra nước ngoài?

Trả lời:

Nguyễn Tất Thành có rất nhiều bạn thân cùng lứa tuổi Một người bạn tríthức của anh học trường Satxơlu Lôba (Sài Gòn) kể lại: "Từ Trung Bộ vào SàiGòn, có nhiều điều trước kia Nguyễn Tất Thành chưa hề thấy như đèn điện, xemchiếu bóng và máy nước, ngay cả kem lần đầu tiên anh mới được nếm mùi.Sau ít hôm vào Sài Gòn, anh đột nhiên hỏi tôi: "Anh Lê, anh có yêu nướckhông?"

Tôi ngạc nhiên và đáp: "Tất nhiên là có chứ!"

- Anh có thể giữ bí mật không?

- Có

- Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác, sau khi xemxét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta Nhưng nếu đi mộtmình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm… Anh muốn đi với tôikhông?

- Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?

- Đây, tiền đây - Anh Thành vừa nói vừa giơ hai bàn tay - Chúng ta sẽ làmviệc Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi Thế thì anh cùng đi với tôichứ?

Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh, tôi đồng ý Nhưng sau khi suy nghĩ vềcuộc phiêu lưu, tôi không có đủ can đảm để giữ lời hứa

Vài ngày sau, tôi không gặp lại anh Thành nữa Tôi đoán là anh đã đi ngoạiquốc Anh đi bằng cách nào? Tôi không biết"

Với ý chí quyết tâm sắt đá, chỉ với hai bàn tay trắng, người thanh niên 21 tuổiNguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước, tìm ra những gì ẩn giấu đằngsau những từ tự do - bình đẳng - bác ái Và một điều không ngờ đối với người bạnkia, sau này người thanh niên yêu nước đầy nhiệt huyết ấy đã trở thành một con

Trang 31

người vĩ đại - Nguyễn ái Quốc, Hồ Chí Minh - lãnh tụ kính yêu của dân tộc ViệtNam.

Câu hỏi 35: Lịch sử ngôi Nhà Rồng, nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu

nước?

Trả lời:

- Từ khi xây dựng (năm 1862) đến năm 1865, ngôi Nhà Rồng được sử dụng làm trụ sở của Công ty Vận tải Hoàng đế

- Từ năm 1965 đến năm 1975, ngôi Nhà Rồng trở thành trụ sở của cơ quan

là cái gì? Sau này Nguyễn Tất Thành nhắc lại: "Khi tôi độ 13 tuổi, lần đầu tiêntôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Và từ thuở ấy, tôi rấtmuốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng saunhững từ ấy"

Theo Giáo sư Trần Văn Giàu, ý muốn đánh đuổi thực dân Pháp không phảichỉ là ý muốn của Nguyễn Tất Thành hồi trẻ, mà là ý muốn của phần đông tuổitrẻ

Thanh niên hoặc nô nức đi Đông Du sang Nhật, hoặc tham gia Đông Kinhnghĩa thục và Duy Tân hội, chỉ có một số ít hướng về Yên Thế Cái đặc biệt củachàng thanh niên Nguyễn Tất Thành là có sự so sánh lựa chọn giữa ba conđường cứu nước được tiêu biểu bởi ba nhân vật lớn: Phan Bội Châu, Phan ChuTrinh và Hoàng Hoa Thám Hoàng Hoa Thám chủ trương "Thủ hiểm" lấy YênThế làm căn cứ địa, chờ thời cuộc thuận lợi hơn mà đánh đuổi Pháp bằng quân

sự Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật, học tập Nhật, xin viện trợ củangười "anh cả da vàng" để có thể vận động cuộc nổi dậy đánh đuổi Pháp bằngbạo lực Phan Chu Trinh không tin vào con đường cách mạng bạo lực, mà chủtrương "ỷ Pháp cầu tiến", chống triều đình lạc hậu, yêu cầu cải cách chính trị,phát triển văn hoá, kinh tế dần dần đến mức ngang với Pháp thì Pháp sẽ phảicông nhận tự chủ của Việt Nam, công nhận bình đẳng với Việt Nam Cả ba

Trang 32

đường lối cứu nước đó đều đi đến bế tắc, đất nước ta vẫn ở trong tình trạngkhủng hoảng đường lối chính trị.

Trước tình hình trên, Nguyễn Tất Thành muốn tự mình tìm một con đườngcứu nước mới, hướng về Pháp và các nước Tây Âu Đó là suy nghĩ độc lập Bởi

lẽ, cũng như một số trí thức thời đó, Nguyễn Tất Thành đã nhận thức được rằngcác nước Tây Âu không phải là kẻ thù, có thể học tập được ở họ nhiều điều.Tháng 6-1911, Nguyễn Tất Thành đã tâm sự: "Tôi muốn đi ra ngoài, xem nướcPháp và các nước khác Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúpđồng bào chúng ta" Và những hiểu biết không nhiều thu nhận được ở trườngPháp - Việt về văn hoá, lịch sử cận đại Pháp càng có tác dụng thúc đẩy NguyễnTất Thành đi Pháp, đi Tây Âu

Câu hỏi 37: Khi ra đi tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành có được

những gì trong hành trang của mình?

Trả lời:

Khi ra đi tìm đường cứu nước, ngoài ý chí và nghị lực, ước mơ, khát vọng vàhoài bão lớn lao của tuổi trẻ, trong hành trang của Nguyễn Tất Thành đã hội tụnhiều yếu tố, cho phép anh có khả năng lựa chọn và kiểm chứng con đường cáchmạng, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, phù hợp với xu thế vận độngthời đại

Trong hành trang của Nguyễn Tất Thành đã có được cái gốc rễ, mạch ngầmtruyền thống: chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân ái Việt Nam Là một ngườiViệt Nam, qua quê hương và gia đình anh đã tiếp nhận được tình cảm yêu nướcngày càng đậm đà, bắt nguồn trước hết từ các huyền thoại, truyền thống lịch sử

Đó là ý thức bảo tồn, củng cố bản sắc dân tộc, không để bị sáp nhập, "đồng hoá"bởi một nước khác, là tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, "lấy đại nghĩa thắng hungtàn, lấy trí nhân thay cường bạo", tư tưởng yêu nước đó còn gắn liền với quanniệm lấy dân làm gốc, lúc hoạn nạn cũng như khi thanh bình Nguyễn Tất Thành

đã thâu thái được những nét nổi trội của chủ nghĩa yêu nước truyền thống đó.Mặt khác, trong hành trang của Nguyễn Tất Thành còn được giáo dục và nuôidưỡng bởi truyền thống nhân ái của dân tộc từ lúc thiếu thời đến tuổi trưởngthành Đó là truyền thống nhân nghĩa, thương người, thương dân, vì dân, vì conngười mà sống và chiến đấu; là khát vọng có được một cuộc sống hoà bình, ấm

no Chính chủ nghĩa yêu nước dạt dào tình nhân ái của dân tộc đã đưa anh đếnvới chủ nghĩa Mác - Lênin Đó là những hành trang cơ bản về tư tưởng trước khiNguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng đi tìm đường giải phóng dân tộc

Nguyễn Tất Thành tiếp nhận chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân ái dântộc qua nền quốc học Việt Nam Theo Giáo sư Trần Văn Giàu, nói quốc họcViệt Nam là nói cái dòng sông văn hoá trong đó Quốc học bao gồm lịch sử dântộc, văn học nghệ thuật dân tộc, địa lý đất nước, phong tục, tín ngưỡng, tư tưởngcủa đồng bào… được lưu truyền bằng những tài liệu thành văn hoặc khôngthành văn, bằng chữ Hán hay bằng chữ Nôm, bằng sách vở hay bằng đền đài ditích Nó được cấu thành bởi 3 bộ phận:

sử, văn, triết bao gồm tư tưởng, tín ngưỡng, thuần phong mỹ tục

Trang 33

Nguyễn Tất Thành nổi tiếng ham mê quốc sử, quốc văn Anh thông thuộclịch sử dân tộc, lại biết rất nhiều văn học dân gian, thuộc các điệu hát dặm, hát

ví, hát phường vải Tất cả những di sản quý báu đó trong nền quốc học đã gópphần vào hành trang văn hoá cho Nguyễn Tất Thành trước khi rời Tổ quốc.Nguyễn Tất Thành xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước và vốn trithức đầu tiên mà anh có được là tri thức Nho giáo thông qua sự dạy dỗ củangười cha, các thầy giáo và qua con đường tự học, tự nghiên cứu

Trước khi đi Tây Âu, Nguyễn Tất Thành đã có đủ mười ba năm đèn sách, đãđạt trình độ uyên thâm về Nho học Vì không phải học để thi, nên Nguyễn TấtThành học Nho một cách phóng khoáng, sâu sắc Sự hiểu biết rất sâu, rất rộngNho giáo cho phép Nguyễn Tất Thành phát huy những ưu điểm của nó như đạođức, nhân nghĩa, trí dũng, cần kiệm, liêm chính,… tránh được những nhượcđiểm và sai lầm của nó Rất nhiều giáo huấn của Nho giáo được anh chỉ địnhcho hợp với sự giáo huấn của cách mạng như trung với nước, hiếu với dân VốnNho học uyên bác, sâu rộng là một sự hợp thành trí tuệ của Nguyễn Tất Thànhtrước khi đi Pháp

Trong hành trang học vấn của Nguyễn Tất Thành hồi đó còn có những hiểubiết nhất định ban đầu về nền văn hoá, văn minh, về lịch sử cận đại Pháp Hấpdẫn nhất đối với Nguyễn Tất Thành là lý tưởng "Tự do, Bình đẳng, Bác ái" màcuộc cách mạng Pháp đã khai sinh Những tri thức mà Tất Thành có được vềnền văn hoá Pháp là thời kỳ học ở trường Pháp - Việt, nhất là Trường Quốc họcHuế Thời đó anh đã từng đọc các tác phẩm của Vônte, Rútxô, Môngtexkiơ…,hiểu biết ban đầu về văn minh Pháp cho phép Tất Thành rút ra nhận xét: ởphương Tây không phải tất cả mọi cái đều xấu, có nhiều cái tốt có thể học được,tiếp thu để giúp đồng bào mình, và thôi thúc anh đi tới bến bờ xa lạ đó

Sau này Nguyễn Tất Thành không ngừng làm giàu thêm trí tuệ của mình,nhưng những yếu tố vừa nêu là rất cần thiết để tạo nên hành trang tư tưởng - vănhoá, cho phép Nguyễn Tất Thành có được suy nghĩ, tư duy độc lập trong việclựa chọn hướng đi tìm đường cứu nước, vươn tới hệ tư tưởng tiên tiến nhất củathời đại

Câu hỏi 38: Những hoạt động chủ yếu của Nguyễn ái Quốc từ tháng 6

- Từ năm 1914 đến khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành ở nước Anh,lao động chân tay đốt lò, quét tuyết, phụ bếp, học tiếng Anh, giữ liên lạc vớiPhan Chu Trinh, theo dõi tình hình thế giới, tham gia các sinh hoạt công đoàn,chính trị ở Luân Đôn

Trang 34

- Từ năm 1917, Người trở lại nước Pháp làm các nghề phóng ảnh, vẽ lại cáchoạ tiết trên các lọ sứ Tàu, các hoa văn đồ hoạ trên các hàng mỹ nghệ Năm

1919, Người vào Đảng Xã hội Pháp Ngày 18 tháng 6 năm 1919, Nguyễn TấtThành ký tên là Nguyễn ái Quốc gửi bản yêu sách của nhân dân An Nam tới Hộinghị hoà bình Vecxây; dự các buổi diễn thuyết, mít tinh, biểu tình, tham gia hoạtđộng trong một số tổ chức xã hội khác của Pháp, nói chuyện với thanh niênPháp, tham gia viết sách, giữ liên lạc với đồng bào trong nước; viết các bài báo

tố cáo chế độ thực dân đăng trên các tờ: L'Humanité (Nhân đạo), Journal du Peuple (Tạp chí Nhân dân), La Vie Ouvriere (Đời sống thợ thuyền), Le Populaire

de Paris (Dân chúng Pari), Inprekorr của Quốc tế cộng sản Người tự trau dồi

kiến thức qua việc chăm chỉ đến Thư viện Quốc gia Pháp đọc sách, báo, mởrộng quan hệ với các nhà khoa học, nhà văn, nhà báo…

Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất bản luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin vào tháng 7 năm 1920 Đây là sự kiện quan trọng làm biến

đổi nhận thức, khẳng định con đường lựa chọn để cứu nước của Nguyễn áiQuốc Tháng 12 năm 1920, Người dự Đại hội Tua, tán thành Quốc tế III, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp

Câu hỏi 39: Hoạt động nổi bật của Nguyễn ái Quốc trong Đảng Cộng sản

Pháp từ tháng 12 năm 1920 đến tháng 3 năm 1923?

- Tham dự Đại hội lần thứ I (1921) và lần thứ II (1922) của Đảng Cộng sản

Pháp Tại Đại hội lần thứ I, Nguyễn ái Quốc đã đọc Dự thảo Nghị quyết về chủ nghĩa cộng sản và các thuộc địa Trên diễn đàn của Đại hội lần thứ II, Nguyễn

ái Quốc đã diễn thuyết và được đại hội biểu quyết thông qua Lời kêu gọi những người bản xứ ở các thuộc địa.

- Nguyễn ái Quốc viết văn, viết kịch và tham gia đóng kịch Người còn liên

hệ với những người ở các hội của các nước bị áp bức ở châu Âu, châu á giúp đỡ

họ ra báo, thành lập các tổ chức liên minh các dân tộc thuộc địa, ra báo Le Paria

- cơ quan của Hội Liên hiệp thuộc địa

- Nguyễn ái Quốc là người Việt Nam duy nhất ở Pari tham gia vào ĐảngCộng sản Pháp Người được cử như một chuyên gia hàng đầu về các vấn đề dântộc và thuộc địa, đồng thời là cây bút duy nhất mạnh mẽ, liên tục tố cáo, lên án,vạch trần sự thối nát xấu xa của chế độ thực dân Pháp

- Là người Việt Nam đầu tiên tổ chức ra Hội Liên hiệp thuộc địa

Câu hỏi 40: Nguyễn ái Quốc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari năm

1921 nhằm mục đích gì?

Trang 35

Trả lời:

Hội Liên hiệp thuộc địa là một tổ chức cách mạng của những người thuộcđịa, do Nguyễn ái Quốc cùng với một số người yêu nước của các nước thuộc địaPháp (như Angiêri, Tuynidi, Marốc, Madagascar…) sáng lập tháng 7 năm 1921tại Pari Lúc đầu Hội có khoảng 200 thành viên và hai tổ chức xin gia nhập hộilà: "Hội những người An Nam yêu nước" và "Hội đấu tranh cho quyền côngdân" của người Madagascar Cơ quan tuyên truyền của Hội là tờ báo Le Paria.Ban Thường vụ của Hội gồm có 7 người do Nguyễn ái Quốc đứng đầu

Mục đích của Hội được ghi rõ trong tuyên ngôn là: Đoàn kết nhân dân cácnước thuộc địa trong mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc, xây dựng quan

hệ đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân các nước thuộc địa với giai cấp công nhân

và nhân dân lao động Pháp Đến năm 1926, Hội ngừng hoạt động Hội đã tậphợp mọi người dân thuộc địa cư trú trên đất Pháp nhằm tố cáo trước dư luận tội

ác của chủ nghĩa thực dân, tuyên truyền giác ngộ nhân dân các nước thuộc địađứng lên tự giải phóng

Báo Le Paria là cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa, do Nguyễn áiQuốc và một số nhà cách mạng của các nước thuộc địa Pháp sáng lập ở Parinăm 1922 Báo được in bằng tiếng Pháp, riêng tên của tờ báo được trình bàybằng 3 thứ tiếng là: Pháp, Trung Quốc, ả Rập Từ khi sáng lập cho đến tháng 6năm 1923, Nguyễn ái Quốc là chủ nhiệm, kiêm chủ bút và quản lý của tờ báo.Người đã viết 38 bài đăng trên báo này

Báo Le Paria đã góp phần quan trọng vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Đông Dương và các thuộc địa khác của Pháp, thức tỉnh các dân tộc bị

-áp bức vùng lên đấu tranh tự giải phóng

Câu hỏi 41: Những hoạt động nổi bật của Nguyễn ái Quốc tại Liên Xô? Trả lời:

Trong những năm 1923-1924, ở Liên Xô, Nguyễn ái Quốc đã tham dự cácđại hội quốc tế sau:

Nguyễn ái Quốc rời Pari ngày 13 tháng 6 năm 1923, đến cảng Pêtrôgrát(Petrogard - Liên Xô) ngày 30 tháng 6 năm 1923 Mục đích chính của chuyến đi

là để dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản

- Đại hội Quốc tế Nông dân lần thứ nhất vào ngày 10 tháng 10 năm 1923,Người được bầu làm ủy viên Hội đồng Quốc tế Nông dân, sau đó trong phiênhọp đầu tiên của Hội đồng, Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng

- Đại hội Quốc tế Cộng sản thanh niên lần thứ IV từ ngày 15 tháng 6 năm1924

- Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V từ ngày 17 tháng 6 năm 1924

- Đại hội Quốc tế Cứu tế Đỏ lần thứ I từ ngày 14 tháng 7 năm 1924

- Đại hội Quốc tế Công hội đỏ lần thứ III từ ngày 17 tháng 7 năm 1924

ở Liên Xô trong những năm 1923-1924, Bác Hồ đã học tại Trường Đại họcPhương Đông và công tác ở Ban Phương Đông của Quốc tế Cộng sản

Trang 36

- Tháng 7 năm 1923, Nguyễn ái Quốc viết thư gửi Trung ương Đảng Cộngsản Pháp, lưu ý cần có sự quan tâm đúng mức đến vấn đề thuộc địa.

- Nguyễn ái Quốc hoạt động trong Quốc tế Nông dân, Người được mời dự

Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân với tư cách là đại biểu chính thức củanông dân Đông Dương

Tại Hội nghị, Người đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nông dânĐông Dương và các thuộc địa khác Với những ý kiến đóng góp tích cực có giátrị lớn về lý luận và thực tiễn, Nguyễn ái Quốc đã giành được sự tín nhiệm củađại biểu các nước Hội đồng Quốc tế Nông dân họp phiên đầu tiên (17-10-1923),Người được bầu vào Đoàn Chủ tịch Nguyễn ái Quốc là đại biểu duy nhất củanông dân thuộc địa tại Quốc tế Nông dân

- Nguyễn ái Quốc viết bài đều đặn đăng trên tờ báo của Quốc tế Nông dân,Người đề cập đến các vấn đề của nông dân Việt Nam, nông dân Trung Quốc vànông dân Bắc Phi Những bài viết này là những bản cáo trạng đanh thép tố cáochế độ áp bức, bóc lột dã man của bọn thực dân đế quốc, vạch rõ tình cảnh củanông dân thuộc địa và nửa thuộc địa, đồng thời chỉ ra phương hướng đấu tranhcho họ

- Nguyễn ái Quốc học lớp ngắn hạn tại Trường Đại học Phương Đông Trongthời gian học tập, Nguyễn ái Quốc đã trao đổi với nhóm thanh niên Trung Quốc

ở trường, tập hợp những tư liệu do họ cung cấp và cùng họ viết cuốn "TrungQuốc và thanh niên Trung Quốc"

- Nguyễn ái Quốc viết bài "Lênin và các dân tộc thuộc địa" đăng trên báoPravđa Sau đó Nguyễn ái Quốc còn viết bài "Lênin và các dân tộc PhươngĐông" gửi đăng trên báo Pe Parava

- Nguyễn ái Quốc được nhận vào làm cán bộ của Ban Phương Đông Quốc tếCộng sản và được mời đến nói chuyện tại Hồng trường nhân ngày 1 tháng 5 năm1924

- Nguyễn ái Quốc dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, dự Đại hội lần thứIII Quốc tế Công hội đỏ Người đã nhận được giấy mời và tham dự cả Đại hộiquốc tế giúp đỡ các chiến sĩ cách mạng

- Trong những ngày ở Liên Xô, Nguyễn ái Quốc đã có điều kiện biên soạnhoàn thành cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp

Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc tại Liên Xô qua các đại hội quốc tế đãgiúp cho giai cấp công nhân thế giới và nhân dân Xô Viết hiểu biết ngày càngnhiều hơn về tình cảnh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam,đồng thời đặt nền móng cho tình hữu ái vô sản giữa nhân dân Việt Nam vớinhân dân Liên Xô và nhân dân thế giới Điều đó chứng tỏ rằng tầm hoạt độngcủa Nguyễn ái Quốc ngày càng rộng mở và có ý nghĩa quốc tế ngày càng cao

Từ năm 1934 đến năm 1938, Nguyễn ái Quốc theo học tại Trường Quốc tếLênin, tham dự lớp nghiên cứu sinh các vấn đề dân tộc và thuộc địa Người còntham gia công tác ở Ban Phương Đông và Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc

và thuộc địa Thời gian này, Người còn tham gia Đại hội VII Quốc tế Cộng sảncùng với đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Đông Dương, tham dự Đại hội VIQuốc tế Thanh niên

Trang 37

Câu hỏi 42: Một số hoạt động chủ yếu của Nguyễn ái Quốc khi về Quảng

Châu, Trung Quốc từ tháng 11 năm 1924 đến tháng 5 năm 1927.

Trả lời:

Ngày 25 tháng 9 năm 1924, Nguyễn ái Quốc được Ban Chấp hành Quốc tếCộng sản ra quyết định về chuyến đi Quảng Châu (Trung Quốc) theo đề nghịcủa Người Quyết định ghi rõ: "Đồng chí Nguyễn ái Quốc cần đi Quảng Châu.Chi phí do Ban Phương Đông chịu"

Ngày 11 tháng 11 năm 1924, Nguyễn ái Quốc tới Quảng Châu ở QuảngChâu, trách nhiệm chủ yếu của Nguyễn ái Quốc do Quốc tế Cộng sản giao làxây dựng phong trào công nhân và cộng sản ở Đông Nam châu á, chăm lo chophong trào nông dân châu á

Một ngày sau khi tới Quảng Châu, Nguyễn ái Quốc đã gửi ba bức thư vềMátxcơva cho Quốc tế Cộng sản, Tổng thư ký Quốc tế Nông dân và Ban biêntập Tạp chí Rabótnhítxa

Hai tháng sau, Nguyễn ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản bản báo cáo về Tình hình Đông Dương tháng 11 và tháng 12 năm 1924, gồm tình hình kinh tế và tình

hình chính trị Cuối báo cáo, Người viết: "Hai trăm thanh niên trong một tỉnh ở Nam Kỳ biểu tình trước bốt cảnh sát đòi thả hai người bạn của họ bịbắt… Họ đã thắng lợi Lần đầu tiên việc đó được thấy ở Đông Dương Đó là dấuhiệu của thời đại"

Đầu năm 1925, Nguyễn ái Quốc mở lớp huấn luyện chính trị tại số nhà 13/1phố Văn Minh (Quảng Châu) Với tên mới là Vương, Người trực tiếp lãnh đạo

và là giảng viên chính của các khoá học Người tiếp tục viết nhiều bài báo gửicho Pháp, Liên Xô…

Tháng 6 năm 1925, Nguyễn ái Quốc sáng lập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội Trụ sở của Tổng bộ đặt tại Quảng Châu (Trung Quốc) Hội

đề ra mục đích, chương trình hoạt động, điều kiện vào Hội, kỷ luật, nhiệm vụhội viên…

Ngày 21 tháng 6 năm 1925, tuần báo Thanh niên, cơ quan Trung ương của

Tổng bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội do Nguyễn ái Quốc sánglập ra số đầu tiên Không đầy 1 tháng sau, ngày 9 tháng 7 năm 1925, sau một

thời gian chuẩn bị, Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức do Nguyễn ái Quốc cùng

một số đồng chí Trung Quốc chủ trương tổ chức được chính thức thành lập.Nguyễn ái Quốc mang tên Lý Thuỵ, là một trong những người lãnh đạo của Hội,được bầu làm bí thư kiêm phụ trách công việc tài chính của Hội, đồng thời làngười trực tiếp phụ trách chi bộ Việt Nam của Hội Liên hiệp các dân tộc bị ápbức…

Cuối năm 1925, tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn ái Quốc

đã xuất bản tại Pari Trong năm 1925, Người đã dịch và phổ biến bài Quốc tế catheo thể thơ lục bát

Đầu năm 1926, Nguyễn ái Quốc đã gửi một bức thư đến Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ II Quốc dân Đảng Trung Quốc Sau đó, ngày 14 tháng 1, Nguyễn áiQuốc với bí danh là Vương Đạt Nhân được Đoàn Chủ tịch Đại hội trên mời đến

dự và phát biểu ý kiến tại phiên họp thứ 9 của đại hội Người tố cáo tội ác củathực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam, đối với Hoa kiều ở Việt Nam và kêu

Trang 38

gọi các dân tộc bị áp bức cùng nhau liên hiệp lại đánh đổ đế quốc Pháp, đánh đổchủ nghĩa đế quốc trên thế giới.

Hơn 18 tháng sau khi tới Quảng Châu, ngày 3 tháng 6 năm 1926, Nguyễn áiQuốc gửi báo cáo cho Quốc tế Cộng sản về những công việc đã làm cho ĐôngDương từ khi Người đến Quảng Châu, như: tổ chức được một tổ bí mật, một HộiLiên hiệp nông dân của những người Việt Nam sống ở Xiêm, một tổ thiếu nhi,một tổ phụ nữ cách mạng, một trường huấn luyện chính trị, xuất bản tờ báo

Thanh niên Trong năm 1926, Người đã tập hợp các bài viết từ 1921 đến 1926

bằng tiếng Pháp Những bài viết này đến năm 1962, được tập hợp lại thành cuốn

sách lấy tên Đây "Công lý" của thực dân Pháp ở Đông Dương, do Nhà xuất bản

Sự thật, Hà Nội xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Việt

Đầu năm 1927, cuốn Đường cách mệnh, tập hợp các bài giảng của Nguyễn ái

Quốc tại các khoá huấn luyện chính trị được xuất bản tại Quảng Châu (TrungQuốc)

Tháng 2 năm 1927, Nguyễn ái Quốc chủ trương ra tờ báo Lính cách mệnh

nhằm tuyên truyền giác ngộ binh lính người Việt Nam Số 1 của báo ra vàotháng 2 năm 1927 tại Quảng Châu (Trung Quốc) Nguyễn ái Quốc là chủ bút.Ngoài ra còn có Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điếm là những biên tậpviên của tờ báo này

Đầu tháng 5 năm 1927, sau vụ đảo chính của Tưởng Giới Thạch phản bộicách mạng, các tổ chức cách mạng của Trung Quốc và cả Việt Nam Thanh niêncách mạng đồng chí hội phải rút vào bí mật, Nguyễn ái Quốc được Trương VânLĩnh, một người Việt Nam tốt nghiệp Trường Quân sự Hoàng Phố đang làmviệc ở Sở Công an của chính quyền Tưởng Giới Thạch, đến báo tin: "Chúng sắpbắt anh đấy!", Nguyễn ái Quốc liền bí mật đi Hồng Công, Thượng Hải rồi đếnMátxcơva

Câu hỏi 43: Những nội dung cơ bản trong tác phẩm "Trung Quốc và

thanh niên Trung Quốc" do Nguyễn ái Quốc viết

là gì?

Trả lời:

Trong thời gian hoạt động ở Liên Xô và học tập tại Trường Đại học PhươngĐông (1924), Nguyễn ái Quốc đã gặp gỡ, trao đổi với nhóm thanh niên TrungQuốc học ở đây Người đã tập hợp những tư liệu về lịch sử và phong trào cách

mạng Trung Quốc và tổ chức viết thành cuốn sách Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc.

Sách do nhóm sinh viên Trung Quốc biên soạn, Nguyễn ái Quốc chủ biên.Cuốn sách viết bằng tiếng Pháp, in khổ 13x19 dày 55 trang, được dịch ra tiếngNga, Nhà xuất bản Mátxcơva mới xuất bản lần đầu tiên tại Mátxcơva (Liên Xô)năm 1925 Nhà xuất bản Chính trị quốc gia dịch theo cuốn sách tiếng Nga in lầnđầu tiên, trong Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2, Hà Nội, 1995

Cuốn sách có 14 đề mục: Trung Quốc và dân số của nó; Lịch sử lâu đời của Trung Quốc; Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản ngoại quốc và những cuộc khởi nghĩa đầu tiên; Chủ nghĩa đế quốc cướp bóc Trung Quốc; Các giai cấp; Sinh viên; Nông dân; Công nhân; Lao động trẻ em; Thanh niên Trung Quốc và đời

Trang 39

sống của họ; Phong trào thanh niên; Hai nhân vật anh hùng của thanh niên Trung Quốc; Tổ chức của thanh niên cộng sản; Những yêu sách cấp bách.

Qua 14 đề mục, tất cả những vấn đề lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hoá, đạo đức,

xã hội và con người Trung Quốc đều được đề cập một cách ngắn gọn, cụ thể.Nhiều vấn đề có thể giúp chúng ta liên tưởng, so sánh với văn hoá, lịch sử vàcuộc xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam Tác phẩm cho ta thấy "toàn bộcuộc sống trí tuệ của người Trung Quốc đều thấm đượm tinh thần triết học vàgiáo lý của Khổng Tử Lòng tôn kính cha mẹ, tình anh em, tình bạn trung thành,

sự hoà thuận giữa mọi người, đều hoặc rút ra từ quan điểm của Phật - tẩy rửacon tim và khối óc, sự kiềm chế những dục vọng và lòng cuồng nhiệt, v.v…Chúng tôi, những người mác xít trẻ tuổi, cho rằng, mọi thứ đạo đức xã hội chỉ là

sự phản ánh các điều kiện kinh tế và do vậy, những ai muốn hoàn thiện tâm hồnthì phải bắt đầu từ việc hoàn thiện các điều kiện vật chất của cuộc sống"

Cuốn sách ca ngợi lịch sử lâu đời của Trung Quốc từ 2.500 trước Côngnguyên và đến sau này ghi nhận: Sự kiện vĩ đại nhất diễn ra vào cuối các đờivua của triều đại nhà Chu là sự xuất hiện ba vĩ nhân: Khổng Tử, Lão Tử vàMạnh Tử Mạnh Tử là một lý luận gia cách mạng của thế hệ ông vì ông là tácgiả đầu tiên của câu nói: "Dân là tất thảy, vua không là gì cả"

Tiếp đến, cuốn sách trình bày tính cách các tầng lớp nhân dân Trung Quốcqua các giai đoạn lịch sử và nhất là thời kỳ bị chủ nghĩa tư bản quốc tế áp bức.Chủ nghĩa đế quốc xâm nhập vào Trung Quốc là nguồn gốc của mọi căn bệnh xãhội: đói khổ, bệnh tật, chết chóc Nông dân bị bóc lột hà khắc Công nhân bị đầyđoạ trong các công xưởng, nhà máy Thanh niên bị đầu độc, bưng bít Trẻ em bịbóc lột sức lao động tàn tệ

Cuốn sách cũng chỉ rõ những nét đặc trưng về phong trào cách mạng TrungQuốc, sự khởi sắc của phong trào công nhân, đặc biệt là vai trò của thanh niên,trí thức Các tác giả nhấn mạnh: "Phong trào này hoàn toàn khác phong tràothanh niên ở phương Tây… ở Trung Quốc phong trào thanh niên chỉ tập hợpsinh viên… Cuộc đấu tranh này thường mang tính chất chính trị nhiều hơn tínhchất kinh tế, hơn nữa, hoạt động đấu tranh ấy chủ yếu nhằm chống lại chính phủphản động và chủ nghĩa quân phiệt phong kiến" Sự khác nhau đó được giảithích: "Chỉ có tầng lớp sinh viên là có thể nghe thấy những hồi âm của phongtrào cách mạng ở phương Tây Chỉ có họ mới có thể nhìn thấy, suy ngẫm, sosánh và hiểu được vấn đề Vì vậy, họ là những người đầu tiên tham gia đấutranh"

Cuối cùng, cuốn sách đề ra những nhiệm vụ chủ yếu, những yêu sách cấpbách về chính trị, kinh tế, giáo dục, các hình thức đấu tranh, giáo dục và tuyêntruyền của tuổi trẻ Trung Quốc trong sự nghiệp cách mạng

Trung Quốc và thanh niên Trung Quốc là một cuốn sách quý giúp chúng ta

tìm hiểu sâu sắc thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về nhiều lĩnh vực

Câu hỏi 44: Vai trò của Nguyễn ái Quốc trong việc thành lập tổ chức Hội

Việt Nam cách mạng Thanh niên?

Trang 40

Trả lời:

Sau khi tìm ra con đường cứu nước đúng đắn để giải phóng dân tộc, lãnh tụNguyễn ái Quốc đã tập trung mọi nỗ lực vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác -Lênin trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bịnhững tiền đề về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của một đảng cáchmạng tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam

Qua gần 4 năm tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản và công nhânquốc tế, không ngừng rèn luyện và nâng cao trình độ lý luận, khả năng tuyêntruyền, tổ chức, với cương vị là ủy viên Ban Phương Đông phụ trách CụcPhương Nam của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn ái Quốc đã đến Quảng Châu(Trung Quốc) với mục đích tạo ra một địa bàn hoạt động mới để gây dựngphong trào cách mạng trong các tầng lớp nhân dân ở Đông Nam á theo đườnglối của Quốc tế Cộng sản

Chỉ một thời gian ngắn sau khi đến Quảng Châu, Người đã liên lạc được với

những thanh niên Việt Nam yêu nước trong tổ chức Tâm Tâm xã và tuyên

truyền đến họ về chủ nghĩa Mác - Lênin, về Cách mạng tháng Mười, về Quốc tếCộng sản, về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản cùng những tư tưởng và conđường cứu nước do Người đề ra Nguyễn ái Quốc đã tổ chức ra nhóm bí mậtgồm 9 người do Người - với bí danh là Lý Thuỵ - lãnh đạo, đồng thời chọn 5người trong số đó làm đảng viên dự bị của Cộng sản Đảng, như Hồ Tùng Mậu,

Lê Hồng Phong, Lê Hồng Sơn… Người đã cử một số người về nước hoạt động,tuyển chọn thanh niên ra dự các lớp huấn luyện ở Quảng Châu hoặc gửi đi họcTrường Đại học Phương Đông ở Mátxcơva Như vậy là đến lúc này, tại QuảngChâu, mầm mống của một tổ chức cách mạng đã hình thành Đây là một tổ chứcmang tính cộng sản đầu tiên của nước ta và là tiền thân của Đảng Cộng sản ViệtNam sau này

Công hội, Nông hội, Hội học sinh, Hội phụ nữ…; thành lập chính phủ nhân dân;

áp dụng những nguyên tắc "tân kinh tế chính sách", đoàn kết với giai cấp vô sản

tất cả các nước và thành lập xã hội cộng sản Điều lệ còn quy định cụ thể các vấn đề điều kiện vào Hội, lề lối tổ chức, cơ cấu các cấp Trung ương, xứ ủy, tỉnh

ủy, huyện ủy, chi bộ; vấn đề tiến hành hội nghị thường kỳ của các cấp và hội

nghị toàn quốc Các vấn đề kỷ luật, nhiệm vụ hội viên cũng được bản điều lệ quy

định rõ ràng

Trụ sở của Tổng hội Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên đặt tại Quảng Châu Việc thành lập Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên có ý nghĩa hết sức

Sau khi ra đời, Hội đã nhanh chóng lôi cuốn, tập hợp và đào tạo các chiến sĩ yêu

nước tiên tiến ở Việt Nam Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ra đời đã góp

Ngày đăng: 04/01/2019, 21:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w