1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Có mấy phương pháp tính thuế GTGT điều kiện áp dụng khi nào xảy ra tình trạng trùng thuế khi tính thuế giá trị gia tăng

2 217 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 16,94 KB

Nội dung

Công thức: Số thuế Giá trị gia tăng phải nộp = Thuế Giá trị gia tăng đầu ra - Thuế Giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ Trong đó: - Thuế Giá trị gia tăng đầu ra = giá tính thuế của hà

Trang 1

Có mấy phương pháp tính thuế GTGT Điều kiện áp dụng Khi nào xảy ra tình trạng

trùng thuế khi tính thuế giá trị gia tăng ?

* Có hai phương pháp tính thuế giá trị gia tăng : phương pháp lhấu trừ thuế và phương

pháp tính trực tiếp.

a) Phương pháp khấu trừ thuế (điều 10 Luật thuế GTGT).

Công thức:

Số thuế Giá trị gia tăng

phải nộp = Thuế Giá trị gia tăng đầu ra - Thuế Giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ

Trong đó:

- Thuế Giá trị gia tăng đầu ra = giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x thuế

suất thuế Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đó

+ Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán

hàng hóa, dịch vụ phải tính và thu thuế Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra Khi lập hoá

đơn bán hàng hóa, dịch vụ, cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa có thuế, thuế Giá trị gia

tăng và tổng số tiền người mua phải thanh toán Trường hợp hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán,

không ghi giá chưa có thuế và thuế Giá trị gia tăng thì thuế Giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ

bán ra phải tính trên giá thanh toán ghi trên hoá đơn, chứng từ

- Thuế Giá trị gia tăng đầu vào = tổng số thuế Giá trị gia tăng ghi trên hoá đơn Giá trị gia

tăng mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng

hóa, dịch vụ chịu thuế Giá trị gia tăng, số thuế Giá trị gia tăng ghi trên chứng từ nộp thuế của

hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế Giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài theo

hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh

doanh tại Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam

Điều kiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ: căn cứ vào phương pháp tính thuế, cơ sở kinh doanh muốn nộp thuế theo phương pháp khấu trừ phải chứng minh

được số thuế giá trị gia tăng đầu vào và số thuế giá trị gia tăng đầu ra Nếu cơ sở không chứng

minh được thì không có căn cứ để khấu trừ thuế Để chứng minh được số thuế giá trị gia tăng đầu

vào và số thuế giá trị gia tăng đầu ra, cơ sở kinh doanh phải sử dụng đầy đủ hệ thống hóa đơn,

chứng từ thanh toán theo quy định thống nhất của Bộ Tài chính Vì nộp thuế giá trị gia tăng theo

phương pháp khấu trừ là phương pháp mang lại lợi ích nhất cho đối tượng nộp thuế nên thông

qua đó, nhà nước khuyến khích các cơ sở kinh doanh sử dụng đầy đủ hệ thống hóa đơn chứng từ,

góp phần làm lành mạnh hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp nhà nước kiểm soát được giá

trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ đang lưu thông trên thị trường Vì vậy tại khoản 2 điều 10 Luật

thuế GTGT qu định: “Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy

đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ

và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế”

b) Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT (Điều 11 Luật thuế GTGT.

Đối tượng áp dụng phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng là:

- Cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam Hiện nay, tất cả mọi cá nhân là người

Việt Nam có hoạt động sản xuất kinh doanh đều không sử dụng hóa đơn chứng từ Vì vậy, họ phải

nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng Đây là điều bất lợi cho các cá nhân sản

xuất, kinh doanh nhỏ lẻ vì pháp luật chưa có hướng dẫn việc sử dụng hệ thống hóa đơn chứng từ

đối với cá nhân sản xuất, kinh doanh là người Việt Nam

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác

không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định

của pháp luật

- Cơ sở kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ Lưu ý là mọi trường hợp (không

phân biệt chủ thể, không phân biệt có hay không sử dụng đầy đủ hệ thống hóa đơn chứng

từ) kinh doanh, mua bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ đều phải nộp thuế giá trị gia tăng bằng

phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng Bởi vì, bản thân vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ là vật

ngang giá chung hơn là hàng hóa, bản thân nó không có sự gia tang giá trị trong quá trình lưu

thông Giá trị gia tăng (nếu có) thực chất là biểu hiện thông qua sự gia tăng giá trị của một loại

hàng hóa, dịch vụ khác

Lưu ý: Trường hợp cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ

thuế có hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý thì được tính và kê khai thuế phải nộp

Trang 2

riêng đối với hoạt động kinh doanh mua, bán vàng, bạc, đá quý theo phương pháp tính trực tiếp trên

giá trị gia tăng

Xác định thuế Giá trị gia tăng phải nộp:

Số thuế Giá trị

gia tăng

phải nộp

= Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra x tăng của hàng hóa, dịch vụ Thuế suất thuế Giá trị gia

đó Giá trị gia tăng của

hàng hóa, dịch vụ = Doanh số của hàng hóa, dịch vụ bán ra - Giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán ra

- Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra là giá thực tế mua, bán ghi trên

hoá đơn mua, bán hàng hoá, dịch vụ, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí

thu thêm mà bên bán được hưởng

- Giá thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào được xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch

vụ mua vào bao gồm cả thuế giá trị gia tăng đã dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ

chịu thuế giá trị gia tăng bán ra

* Nếu nộp thuế giá trị gia tăng bằng phương pháp trực tiếp thì có hiện tượng trùng thuế xảy ra do

không tách bạch được giá trị gia tăng qua các khâu, tiền thuế giá trị gia tăng đã nộp ở khâu trước

đó lại cấu thành trong giá hàng hóa ở khâu tính thuếTrong tháng 07/2008 Công ty A nhập khẩu

10.000m vải, giá nhập khẩu 20.000đ/m, thuế nhập khẩu 5%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%

Trong tháng công ty đã bán toàn bộ số vải trên với giá bán chưa thuế GTGT là 25.000đ/m, thuế

GTGT 10% Hãy xác định thuế GTGT phải nộp theo hai phương pháp tính thuế? Nếu anh (chị) là

chủ công ty thì anh (chị) sẽ chọn phương pháp nào để nộp thuế? Vì sao? Giả sử nếu trong tháng

công ty mới bán được 5.000m, hãy xác định số thuế GTGT phải nộp theo hai phương pháp ?

 Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu

(nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy

định về giá tính thuế hàng nhập khẩu

Công thức: Giá tính thuế Giá trị gia tăng = Giá giá nhập khẩu + Thuế TTĐB + Thuế Nhập

khẩu

Giá tính thuế GTGT = 20.000 + (20.000 * 5%) = 21.000

Theo quy định tại điều 6 Luật Thuế giá trị gia tăng thì căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính

thuế và thuế suất.

Công thức tính thuế giá trị gia tăng

Số thuế GTGT phát sinh = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT.

 Số thuế GTGT phát sinh = 21.000 x 10% = 2.100

Phương pháp khấu trừ thuế (điều 10 Luật thuế GTGT).

Công thức:

Số thuế Giá trị gia tăng

phải nộp = Thuế Giá trị gia tăng đầu ra - Thuế Giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ

= (25.000 x 10.000 x 10%) – (20.000 x 10.000 x 10%)= 5.000.000 đồng

Phương pháp tính thuế trực tiếp:

Số thuế Giá trị

gia tăng

phải nộp

= Giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra x tăng của hàng hóa, dịch vụ Thuế suất thuế Giá trị gia

đó

= (25.000 x 10.000 – 20.000 x 10 000) x 10% = 5 triệu đồng

Ngày đăng: 04/01/2019, 10:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w