1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Lý thuyết điều khiển 2 luật điều khiển uf pid

2 177 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 15,56 KB

Nội dung

Luật điều khiển U/FỨng với mỗi tần số khác nhau sẽ có 1 đặc tính cơ khác nhau.. Khi điều chỉnh dưới tần số cơ bản đó chính là vùng momen không đổi.. Người ta nói momen không đổi ở đây là

Trang 1

Luật điều khiển U/F

Ứng với mỗi tần số khác nhau sẽ có 1 đặc tính cơ khác nhau Khi điều chỉnh dưới tần số cơ bản đó chính là vùng momen không đổi Người ta nói momen không đổi

ở đây là momen tới hạn vì nó không đổi trong tất cả các đặc tính Còn momen của động cơ thì lại tùy thuộc vào điểm làm việc trên đặc tính và phải đk sao cho nó cân bằng với momen cản của tải ứng với tốc độ đó Đây chính là lí do sinh ra pp đk từ thông khe hở( liên quan đến độ trượt)

Điều khiển U/F mục đích để tạo ra Moment không đổi khi tốc độ (Tức là tần số F) thay đổi Thực tế U/F có thể chia thành đường gấp khúc để tạo ra đặc tính Moment khởi động cao hơn

Xét bộ biến tần nguồn áp đầu vào là U và f Ở đây phân biệt 2 vùng điều khiển mà kéo theo đó đặc tính cơ của ĐC sẽ có nhiều điểm khác biệt

Thứ nhất đó là điều khiển f<fdm Nếu điện áp cấp cho ĐC được giữ không đổi và giảm tần số sẽ kéo theo việc gia tăng từ thông trong khe hở không khí, việc này dễ dẫn đến bão hòa mạch từ do hấu hết các ĐC được thiết kể làm việc tài điểm "cùi chỏ" Việc này gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như : dòng từ hóa tăng, méo dạng dòng và áp cung cấp dẫn đến tổn hao đồng trên stator sẽ tăng Để tránh tình trạng này người ta thường giảm V đi đôi với giảm f sao cho từ thông khe hở không khí được giữ nguyên không đổi Phương pháp này là phương pháp phổ biến để điều khiển tốc độ ĐC KDB, đó là phươg pháp E/f hay V/f Khi điều khiển tần số động cơ dưới đm theo phương pháp E/f = const thì lưu ý là moment cực đại của động cơ được giữ không đổi với mọi tần số f - cả trong chế độ ĐC lẫn hãm Đặc tính cơ của động cơ lúc này là song song với nhau và nằm trong khoản 0<s<smax Đối với điều khiển V/f = const thì lưu ý là động cơ không hoàn toàn làm việc với chế độ từ thông không đổi Khi f lớn xấp xỉ đm thì moment cực đại của động cơ hầu như không đổi nhưng nó sẽ giảm khi f nhỏ ở chế độ động cơ Để tránh tình trạng này ta thường bù sự suy giảm từ thông thông qua biều thức V= Vo + kf, trong

đó k được chọn sao cho V=Vdm ở f=fdm

Còn phần điều khiển tần số f>fdm thì do giới hạn cách điện nên V sẽ không tăng lên mà được giữ nguyên ở giá trị cực đại cho phép Lưu ý là khi tăng f thì từ thông giảm dưới đm sẽ làm giảm khả năng tải của ĐC Và việc điều khiển f>fdm thường được gọi là điều khiển ĐC giảm từ thông Với bộ biến tần thì thường dòng điện bị giới hạn ở một mức nhất định, dẫn đến moment và công suất đầu ra của động cơ cũng bị giới hạn ở mức cho phép tương ứng với điều khiển ĐC KDB với f>fdm thì Pc là một hằng số ứng với một chỉ số I1 cho trước, nói cách khác với bộ biến

Trang 2

tần nguồn áp với điện áp ra không đổi thì công suất ra cho phép cũng không đổi Lúc này ĐC làm việc ở vùng công suất không đổi Nếu dòng cấp cho động cơ ở mức max thì công suất ra cũng ở mức max và lưu ý là moment cho phép của động

cơ giảm khi tốc độ tăng (f tăng)

Ngày đăng: 04/01/2019, 09:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w