1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận - vận đơn đường biển điện tử

40 2,5K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 212 KB

Nội dung

Tiểu luận - vận đơn đường biển điện tử.

VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN ĐIỆN TỬ BOLEROI.KHÁI NIỆM VẬN ĐƠN ĐIỆN TỬ1. Khái niệm:Vận đơn đường biển điện tử là một thông điệp điện tử có nội dung và cấu trúc theo những tiêu chuẩn thống nhất được chuyển từ nơi này sang nơi khác thông qua hệ thống điện tử viễn thông mà không có sự can thiệp của phương thức lưu chuyển cơ học để thay thế cho vận đơn giấy trong hoạt động vận tải. Trên thế giới đã từng có 3 loại vận đơn đường biển điện tử: SEADOCS- Seaborne trade Documentation System- hệ thống chứng từ thương mại hàng hải; vận đơn đường biển điện tử theo qui tắc của CMI (Comité Maritime International: Uỷ ban hàng hải quốc tế); và vận đơn Bolero. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các vận đơn đường biển điện tử được sử dụng là vận đơn Bolero do hai loại vận đơn trên có một số nhược điểm vẫn chưa được khắc phục. Vận đơn Bolero ban đầu hình thành là để sử dụng giữa các nước Châu Âu với nhau, song hiện tại đã được Bắc Mĩ và Nhật Bản.2. So sánh với vận đơn truyền thống:Chứng từ vận tải điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng và người chuyên chở trong phương thức thuê tàu chợ truyền thống là vận đơn đường biển. Khi thực hiện phương thức thuê tàu chợ trong thương mại điện tử thì người gửi hàng được cấp một vận đơn đường biển điện tử thông qua mạng. Vận đơn đường biển điện tử có giá trị pháp lý và chức năng như vận đơn truyền thống. Tuy nhiên, vận đơn đường biển điện tử có một số điểm khác biệt về hình thức, nội dung và nguồn luật điều chỉnh so với vận đơn truyền thống như sau: So sánh vận đơn truyền thống và vận đơn đường biển điện tử (VĐTT) Vận đơn truyền thống (VĐ ĐT) Vận đơn đường biển điện tử Hình thức VĐTT thường được các công ty vận tải in sẵn theo mẫu riêng gồm hai mặt. Một bộ vận đơn thông thường bao gồm 3 bản vận đơn gốc và các bản copy VĐ ĐT là một thông điệp điện tử, do vậy nó không có khái niệm mặt trước, mặt sau. VĐ ĐT chỉ có một bản chứ không phát hành 3 bản gốc như VĐTT. Nội dung Mặt thứ nhất của VĐTT ghi các thông tin về người gửi hàng, người chuyên chở, tàu chuyên chở và hàng hóa được chuyên chở. Mặt thứ hai in các điều khoản chung qui định quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan VĐ ĐT có đầy đủ nội dung của một vận đơn đường biển mặc dù nó không chia thành mặt trước, mặt sau. Những qui định chung về quyền và nghĩa vụ của các bên được qui định riêng tại mục “Điều khoản và điều kiện” tách rời bản ghi nội dung của VĐ ĐT Ngoài ra, VĐ ĐT còn có một số yếu tố khác như mật khẩu, mã khoá v.v…nhằm đảm bảo an toàn và tính bảo mật của VĐ ĐT . Nguồn luật điều chỉnh Hiện nay tồn tại 3 nguồn luật điều chỉnh VĐTT: 1. Công ước Brussel 1924 và 2 nghị định thư sửa đổi vào năm 11968 và vào năm 1979 2. Công ước Hamburg 1978 3. Quy tắc Hage-Visby 4. Luật điều chỉnh hoạt động chuyên chở hàng hoá của các nước. Tuỳ thuộc vào loại VĐ ĐT mà có nguồn luật điều chỉnh, tuy nhiên trên thực tế có 3 nguồn luật điều chỉnh: 5. Incoterms 2000 6. Qui tắc CMI 7. Qui tắc về vận đơn Belero 8. Luật điều chỉnh hoạt động chuyên chở hàng hoá của các nước. + Nội dung của Vận đơn Bolero (B.B/L): có nội dung cơ bản giống như vận đơn truyền thống do người chuyên chở cấp cho người gửi hàng. B.B/L có thể bị ghi chú sạch hay không sạch (clean or unclean), hàng đã xếp lên tàu hay nhận để xếp phù hợp với tập quán hàng hải quốc tế. B.B/L có thể bao gồm các điều khoản và điều kiện chung của người chuyên chở. + Điểm khác biệt so với vận đơn truyền thống là B.B/L không có phần ghi tên người chuyên chở, người gửi hàng, những người được chuyển nhượng khác, đồng thời người chuyên chở không trực tiếp ký vào B.B/L mà ký bằng chữ ký kỹ thuật số vào bức thông điệp trong đó có chứa B.B/L khi người chuyên chở gửi đến trung tâm xử lý B.B/L. Một số ưu điểm của Vận đơn điện tử + Tiết kiệm thời gian : Phương thức lưu chuyển vận đơn truyền thống thường kéo dài nhiều ngày thậm chí là nhiều tuần, tuỳ thuộc vào khoảng cách địa lý giữa các bên và tốc độ kiểm tra chứng từ của các ngân hàng. Trong nhiều trường hợp khi quãng đường chuyên chở hàng hoá không dài cộng thêm việc tốc độ chuyên chở ngày càng nhanh chóng, hàng hoá đến cảng trước khi vận đơn được chuyển cho người nhận hàng, do đó người nhận hàng không có vận đơn để nhận hàng từ người chuyên chở. Với vận đơn đường biển điện tử, việc lưu chuyển chỉ mất vài giờ, do vậy, người nhận hàng luôn được đảm bảo vận đơn đến trước hàng hoá. Trong thời đại ngày nay, việc tiết kiệm thời gian là vô cùng quan trọng, nhất là đối với các mặt hàng mang tính mùa vụ nên việc sử dụng vận đơn đường biển điện tử có ý nghĩa rất quan trọng. + Tiết kiệm chi phí: Vận đơn đường biển điện tử là các bản ghi điện tử do đó, việc tạo lập, sử dụng, lưu chuyển hay xuất trình đều được tiến hành thông qua hệ thống điện tử viễn thông. Điều này đã giúp người sử dụng vận đơn cũng như những người liên quan khác tiết kiệm được chi phí in ấn, phát hành và lưu trữ vận đơn. + Bảo mật: Khi tạo lập vận đơn đường biển điện tử, người lập sẽ được cấp mă khoá kép mà chỉ có người chủ sở hữu vận đơn, người chuyên chở và các cơ quan trung gian trong việc lưu chuyển vận đơn đường biển điện tử là nắm được mã khoá cũng như nội dung của vận đơn, do vậy đảm bảo được tính bảo mật của vận đơn. Trong khi đó, những thông tin của vận đơn truyền thống dễ bị lộ hơn nữa khi bị thất lạc, điều này không bao giờ có thể xảy ra đối với vận đơn đường biển điện tử. + Phù hợp với xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật: Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang bùng nổ trên khắp thế giới đặc biệt là cuộc cách mạng về công nghệ thông tin với các phương tiện điện tử như Internet, Fax, trao đổi dữ liệu điện tử EDI. đã và đang tác động và làm thay đổi cuộc sống của con người theo hướng ngày càng nâng cao điều kiện sống và sinh hoạt. Trong khi đó nếu sử dụng vận đơn truyền thống sẽ không ứng dụng được những thành tựu của công nghệ tin học. Do vậy, vận đơn đường biển điện tử ra đời đã đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và phù hợp với xu thế phát triển khách quan của thời đại. 3.Nguồn luật điều chỉnh :i.Incoterms2000 ICC đã tiên liệu sự phát triển của EDI và đưa ra các qui tắc diễn giải mới. Điều 8A và 8B Incoterms 2000 đề cập tới giá trị hiệu lực của thông tin điện tử: “ở nơi nào người mua và người bán thoả thuận liên lạc bằng điện tử thì có thể dùng thoả thuận trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange agreement) có giá trị tương đương thay cho chứng từ thông thường. Vì thế các bên cần phải thoả thuận sẽ sử dụng các thông điệp điện tử thay thế các chứng từ vận tải thông thường trong đó bao gồm cả vận đơn truyền thống. ii. Qui tắc của CMI đối với vận đơn đường biển điện tử Điểm đáng chú ý của qui tắc này là áp dụng đối với vận đơn phải được kiểm tra. Những qui tắc này đã được tổ chức CMI soạn thảo tại Paris vào tháng 6/ 1990. Và các qui tắc của CMI không mang tính chất bắt buộc. Do vậy, các bên phải thoả thuận các qui tắc này và trên cơ sở đó thống nhất với hợp đồng chuyên chở. Điều 1 nêu rõ: “ Qui tắc này áp dụng bất kỳ lúc nào các bên chấp nhận.” Nếu các bên quyết định chuyển từ vận đơn CMI sang vận đơn giấy tờ thì mã khoá riêng sẽ mất hiệu lực. Điểm mấu chốt của qui tắc CMI chính là sự ra đời của vận đơn đường biển điện tử. Các qui tắc này không nhằm mục đích điều chỉnh về EDI nói chung và vận đơn nói riêng trên cơ sở toàn diện. Do đó, các qui tắc này không nhằm để thay thế luật thực chất áp dụng cho vận đơn. iii. Quy tắc BoleroTuỳ thuộc vào loại vận đơn đường biển điện tử mà có nguồn luật điều chỉnh như khi sử dụng vận đơn Bolero thì sẽ phải theo các qui tắc do Bolero International Limited đưa ra ( Bolero rulebook - chủ yếu cũng dựa trên qui tắc của CMI )II. QUI TRÌNH SỬ DỤNG VẬN ĐƠN ĐIỆN TỬ1. Đăng kí khách hàng :Trước khi tiến hành đăng ký thuê khoang tàu thì người gửi hàng phải đăng ký mã tài khoản khách hàng (Customer ID) với hãng tàu. Sau khi vào trang web của một hãng tàu mà người gửi hàng muốn thuê lưu cước, chọn nút “ Registry”. Sau đó, trên trang chủ sẽ hiện ra trang đăng ký khách hàng. Người gửi hàng điền các thông tin cá nhân vào mẫu đăng ký và gửi nó bằng cách nhấn chuột vào nút “OK”. Sau khi kiểm tra lại các thông tin đã điền, nhấn chuột vào nút “Submit” để hoàn thành việc đăng ký. Sau 48 tiếng, hãng tầu sẽ thông báo kết quả đăng ký cùng với hướng dẫn tải (download) chứng chỉ kỹ thuật số (digital certificate). 2. Đăng kí thuê lưu cước tàu chính :Sau khi nhập mã tài khoản khách hàng (Customer ID), nhấn chuột vào nút Bookings. Sau đó, người gửi hàng tiến hành tạo một tờ khai thuê lưu cước mới thông qua nút “Create Booking”. - Trang “Create Booking” bao gồm 4 mục: + Booking homepage + Booking Details (Thông tin trên tờ lưu cước) + Cargo Details (Chi tiết về hàng hoá) + Finish (Hoàn thành việc đăng ký) - Người gửi hàng sử dụng các mục: Booking Details, Cargo Details và Finish để hoàn thành việc gửi giấy thuê lưu cước. Ngoài những chi tiết cần điền giống như giấy lưu cước trong phương thức thuê tàu chợ truyền thống, thì những chi tiết trong phương thức này còn bao gồm: + Địa chỉ e-mail của các bên + Những số tham chiếu (Reference Numbers) do hãng tàu áp cho từng người gửi hàng và từng lần gửi hàng. + Mã con tàu - Sau khi điền đầy đủ thông tin ở hai mục Booking Details và Cargo Details, người gửi hàng nhấn chuột vào nút “Finish” để hoàn thành. Sau khi kiểm tra lại các thông tin đã điền, nhấn chuột vào nút “Send” để gửi giấy thuê lưu cước.3. Hãng tàu sẽ trả lời yêu cầu thuê lưu cước trong vòng 48 giờ làm việc, cùng các chi tiết hướng dẫn việc vận chuyển hàng ra cảng.4. Người gửi hàng theo đúng hướng dẫn của hãng tàu, vận chuyển hàng ra cảng và giao cho người chuyên chở.5. Người chuyên chở nhận hàng, kiểm tra. Sau đó gửi bức thông điệp tới hệ thống Blero để yêu cầu tạo lập vận đơn đường biển điện tử. Người gửi hàng sẽ nhận được vận đơn điện tử thông qua hệ thống Bolero.III.NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VẬN ĐƠN ĐIỆN TỬ :1. Chữ ký trong vận đơn đường biển điện tử Vận đơn đường biển điện tử được ký bởi đại diện của người chuyên chở tại cảng xếp hàng. Khi đó xác nhận được số lượng và tình trạng của hàng hoá xếp lên tàu, chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu cũng có cách pháp lý để kí vận đơn. Một vận đơn đôi khi cũng được ký hậu cho bên thứ ba trong quá trình chuyên chở. Vì vậy khi sử dụng vận đơn điện tử, tất yếu chúng ta phải sử dụng chữ kí điện tử. Khi sử dụng vận đơn điện tử, người gửi hàng sẽ có mã khoá kép để đảm bảo tính bảo mật. Khi đó, người gửi hàng sử dụng mã khoá riêng (Private key) của mình để mã hoá bức thông điệp. Chiếc chìa khoá này là duy nhất và chỉ có người gửi hàng mới biết; sau đó người gửi hàng sẽ dùng chiếc chìa khoá chung (Public key) của người chuyên chở để mã hoá lại bức thông điệp. Bức thông điệp này sẽ được gửi đến người chuyên chở. Người chuyên chở chỉ có thể giải mã bức thông điệp với chiếc chìa khoá riêng của mình. Điều này sẽ xác nhận rằng người chuyên chở sẽ nhận được bức thông điệp gốc từ người gửi hàng. Chiếc chìa khoá chung được đăng ký tại một bên thứ ba có uy tín (tổ chức Bolero). Tổ chức này sẽ xác nhận các thông tin về bản thân người muốn đăng ký chữ ký điện tử. Điều này khuyến khích người sẽ nhận bức thông điệp được mã hoá tiếp cận với chìa khoá chung. Một ưu điểm nữa của hệ thống mã hoá kép là hệ thống này cho phép bức thông điệp này được truy cứu lại nguồn gốc mà đối với chữ ký được qui ước thì người nhận sẽ khó có thể xác nhận được chữ ký được ký bằng tay hay không. Muốn đọc được chữ kí điện tử của người ký theo phương pháp này, người đọc phải tìm đúng phần mã khoá công khai của người gửi, ngoài cách “gặp gỡ và trao đổi trực tiếp mã khoá công khai cho nhau”, “nhờ môt bên trung gian chuyển khoá công khai”, thì cách chủ yếu là “sử dụng các trung tâm phân phối mã khóa kép (key distribution center)” như các trung tâm cung cấp chữ kí điện tử: Humin, SignOnline, Interlink Electronics … Tại các trung tâm này có lưu giữ các cuốn danh bạ công khai chủ yếu- giống như một cuốn danh bạ điện thoại, trong đó có ghi rõ tên doanh nghiệp, tên người ký, quốc gia, thành phố đăng ký chữ ký, thời hạn hiệu lực của chữ ký và mã khoá công khai tương ứng của chữ ký đó. Khi cần sử dụng, người dùng có thể tải xuống phần khoá công khai cần thiết đó từ mạng Internet về máy tính của mình và sử dụng. Ngược lại, họ cũng có thể đăng ký và gửi phần mã khoá công khai của mình vào trung tâm này cho một hoặc nhiều người sử dụng khác nhau có thể đọc được chữ ký của mình. 2. Một số đạo luật riêng về chữ kí điện tử của các nước: - Khung pháp lý về CKĐT 13/12/1999 của EU; - Luật giao dịch điện tử 2000 (Electronic Communications Act 2000) có hiệu lực ngày 25/7/2000 của Anh; - Luật chữ kí điện tử thương mại quốc gia và thương mại toàn cầu (Electronic Signatures in Global and National Commerce, gọi tắt là E-sign Act) ngày 30/6/2000, có hiệu lực từ ngày 1/10/2000 - Luật giao dịch điện tử thống nhất (UETA) của Hoa Kỳ; - Luật CKĐT (Electronic Signature Bill) 7/1997 có hiệu lực vào năm 2000 của Đức; - Luật bảo vệ thông tin cá nhận và tài liệu điện tử 1999 của Canada; - Luật giao dịch điện tử (Electronic Transaction Act 1998) của Singapore; Sắc lệnhgiao dịch TMĐT (E-transaction Ordiance) có hiệu lực từ 7/1/2000 của Hồng Kông; - Luật giao dịch điện tử 1999 của Australia; và một số nước khác như Thái Lan, Nhật Bản cũng đã thông qua các đạo luật về thương mại điện tử. - Việt Nam đã có dự thảo Luật giao dịch điện tử, Nghị định về chữ ký điện tử và dịch vụ chứng thực điện tử. 3. Các quy tắc về vận đơn điện tử của Uỷ ban hàng hải quốc tế (CMI) Cơ sở pháp lý đầu tiên điều chỉnh vận đơn điện tử là do Uỷ ban hàng hải quốc tế (International Maritime Committee - CMI) đưa ra năm 1990. “Các quy tắc về vận đơn điện tử” (“ Rules for Electronic Bills of Lading”) của CMI là một tập hợp các điều khoản mà các bên có thể tự nguyện coi là một phần không tách rời của hợp đồng mua bán (incorperate into a sales contract) trên cơ sở sự thoả thuận của các bên. Quy tắc 1 nêu ra phạm vi áp dụng của các quy tắc này: “Các quy tắc này được áp dụng trên cơ sở sự thoả thuận của các bên”. Trong trường hợp hai bên quyết định chuyển vận đơn CMI thành vận đơn giấy thì khoá bí mật (Private Key) của bản vận đơn đó sẽ trở nên vô hiệu. Tình huống này xảy ra trong một số trường hợp, ví dụ như người cầm vận đơn mới (new holder) không có các phương tiện điện tử cần thiết để nhận một vận đơn điện tử. Các quy tắc của CMI đã lường trước được điều này và đưa ra một biện pháp giải quyết linh hoạt là chuyển vận đơn điện tử thành vận đơn giấy. Đặc trưng chính của các quy tắc này • Mục đích chính của các quy tắc của CMI là việc tạo lập vận đơn điện tử. Do đó, các quy tắc này không điều chỉnh việc xử lý các thông điệp dữ liệu nói chung, và vận đơn nói riêng. Điều này được chứng minh bởi việc những người soạn thảo ra các quy tắc này không định dùng chúng để thay thế các nguồn luật vẫn điều chỉnh vận đơn, Trong đại đa số các trường hợp trong thực tiễn hàng hải hiện nay, Quy tắc Hague hoặc Hague – Visby vẫn là nguồn luật chủ yếu điều chỉnh vận đơn. Quy tắc 6 quy định: “Hợp đồng chuyên chở sẽ chịu sự điều chỉnh của bất kỳ công ước quốc tế hoặc nguồn luật quốc gia nào mà nếu một vận đơn trên giấy được phát hành thì vận đơn đó bắt buộc phải chịu sự điều chỉnh của công ước quốc tế hay luật quốc gia đó”.• Tạo lập vận đơn điện tử theo các quy tắc của CMI • Người gửi hàng giao hàng hoá cho người chuyên chở. Khi đó theo quy tắc số 4 người chuyên chở sẽ thông báo về việc nhận hàng cho người gửi hàng. Việc này được thực hiện bằng một thông điệp được gửi tới địa chỉ điện tử (electronic adress) của người gửi hàng. Thông điệp nhận hàng (“receipt message”) phải đáp ứng một số các yêu cầu được nêu trong quy tắc 4 (b). Cụ thể về mặt nội dung thông điệp này phải thể hiện những thông tin giống như vận đơn truyền thống, bao gồm: •tên người gửi hàng; • mô tả hàng hoá; • ngày và địa điểm nhận hàng; • dẫn chiếu đến các điều kiện chuyên chở của người chuyên chở ; và • khoá bí mật ( Private Key). Điều 4(d) quy định thông điệp xác nhận nhận hàng “sẽ có hiệu lực như thể thông điệp nhận hàng này được thể hiện trên vận đơn giấy”. Điều này cũng có nghĩa thông điệp xác nhận nhận hàng này tương đương với một vận đơn giấy. Sau khi nhận được thông điệp xác nhận nhận hàng, người gửi hàng phải xác nhận việc nhận được thông điệp cho người chuyên chở. Trong thương mại truyền thống, người cầm vận đơn có quyền sở hữu hàng hoá và có quyền ký hậu vận đơn cho một bên thứ ba để chuyển nhượng quyền sở hữu đối với hàng hoá. Các quy tắc của CMI sử dụng công cụ là “khoá bí mật” (“Private Key”) để thực hiện việc ký hậu và chuyển quyền sở hữu đối với vận đơn điện tử. Khoá bí mật được định nghĩa trong Quy tắc 2 là “ bất cứ hình thức điện tử thích hợp nào… mà các bên thoả thuận để đảm bảo sự chân thực và nguyên vẹn của một cuộc truyền tin”. Cách quy định như vậy tạo điều kiện cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới đang và sẽ diễn ra trong lĩnh vực mã hoá và giải mã các dữ liệu điện tử. Người nắm giữ khoá bí mật do đó có thể ra lệnh giao hàng, chuyển quyền kiểm soát hàng hóa cho một bên thứ ba bất kỳ và chỉ định hoặc thay thế người nhận hàng được chỉ định. Người nắm giữ khoá bí mật như vậy là có đầy đủ các quyền mà người nắm giữ vận đơn giấy có được. [...]... một vận đơn đường biển điện tử thông qua mạng. Vận đơn đường biển điện tử có giá trị pháp lý và chức năng như vận đơn truyền thống. Tuy nhiên, vận đơn đường biển điện tử có một số điểm khác biệt về hình thức, nội dung và nguồn luật điều chỉnh so với vận đơn truyền thống như sau: So sánh vận đơn truyền thống và vận đơn đường biển điện tử (VĐTT) Vận đơn truyền thống (VĐ ĐT) Vận đơn đường biển điện. .. thế giới đã từng có 3 loại vận đơn đường biển điện tử: SEADOCS- Seaborne trade Documentation System- hệ thống chứng từ thương mại hàng hải; vận đơn đường biển điện tử theo qui tắc của CMI (Comité Maritime International: Uỷ ban hàng hải quốc tế); và vận đơn Bolero. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các vận đơn đường biển điện tử được sử dụng là vận đơn Bolero do hai loại vận đơn trên có một số nhược điểm... về máy tính của VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN ĐIỆN TỬ BOLERO I.KHÁI NIỆM VẬN ĐƠN ĐIỆN TỬ 1. Khái niệm: Vận đơn đường biển điện tử là một thơng điệp điện tử có nội dung và cấu trúc theo những tiêu chuẩn thống nhất được chuyển từ nơi này sang nơi khác thông qua hệ thống điện tử viễn thơng mà khơng có sự can thiệp của phương thức lưu chuyển cơ học để thay thế cho vận đơn giấy trong hoạt động vận tải. Trên thế... chuyển vận đơn CMI thành vận đơn giấy thì khố bí mật (Private Key) của bản vận đơn đó sẽ trở nên vơ hiệu. Tình huống này xảy ra trong một số trường hợp, ví dụ như người cầm vận đơn mới (new holder) khơng có các phương tiện điện tử cần thiết để nhận một vận đơn điện tử. Các quy tắc của CMI đã lường trước được điều này và đưa ra một biện pháp giải quyết linh hoạt là chuyển vận đơn điện tử thành vận đơn. .. từ vận đơn CMI sang vận đơn giấy tờ thì mã khố riêng sẽ mất hiệu lực. Điểm mấu chốt của qui tắc CMI chính là sự ra đời của vận đơn đường biển điện tử. Các qui tắc này khơng nhằm mục đích điều chỉnh về EDI nói chung và vận đơn nói riêng trên cơ sở tồn diện. Do đó, các qui tắc này không nhằm để thay thế luật thực chất áp dụng cho vận đơn. iii. Quy tắc BoleroTuỳ thuộc vào loại vận đơn đường biển điện. .. có vận đơn để nhận hàng từ người chuyên chở. Với vận đơn đường biển điện tử, việc lưu chuyển chỉ mất vài giờ, do vậy, người nhận hàng luôn được đảm bảo vận đơn đến trước hàng hoá. Trong thời đại ngày nay, việc tiết kiệm thời gian là vô cùng quan trọng, nhất là đối với các mặt hàng mang tính mùa vụ nên việc sử dụng vận đơn đường biển điện tử có ý nghĩa rất quan trọng. a. Phát hành một vận đơn. .. bởi Người cầm vận đơn hiện tại có thể chỉ định một thành viên khac của hệ thống là người cầm vận đơn tiếp theo. Tính cố định Người cầm vận đơn có thể thay đổi miễn là vận đơn còn hiệu lực (từ khi vận đơn được tạo ra cho dến khi nó được xuất trình hoặc chuyển thành vận đơn trên giấy). Quyền hạn Người cầm vận đơn có thể: 1. Chỉ định một người cầm vận đơn. 2. Chỉ định một người cầm vận đơn làm tài... định một người sử dụng khác là người cầm giữ vận đơn và giữ nguyên trạng thái ký hậu bỏ trống của vận đơn. Người cầm vận đơn vơ danh cũng có thể tự huỷ bỏ vai trị của mình bằng cách thay đổi trạng thái ký hậu bỏ trống của vận đơn và chỉ định một bên theo lệnh hoặc người gửi hàng. Quyền hạn Người cầm vận đơn vơ danh có thể: Vận đơn đường biển điện tử được ký bởi đại diện của người chuyên chở tại... phải là người cầm vận đơn chỉ xảy ra trên lý thuyết. Hệ thống đăng ký sở hữu tự động chỉ định người nhận thế chấp là người cầm vận đơn và không cho phép người nhận thế chấp chỉ định một người cầm vận đơn khác mà vẫn giữ nguyên vai trò là người thế chấp. 8. Người cầm vận đơn (Holder) Là người có quyền nắm giữ vận đơn nếu vận đơn Bolero được chuyển thành vận đơn giấy. Người cần vận đơn có vai trị như... vận đơn (RID của thành viên đó được ghi trong trường “Người cầm vận đơn ”). Số lượng Tại một thời điểm chỉ có một thành viên có thể được chỉ định là người cầm vận đơn của một vận đơn Bolero. Tính bắt buộc Mỗi vận đơn Bolero ở mọi thời điểm kể từ khi được tạo ra cho đến khi được xuất trình đều phải có người cầm vận đơn. Người cầm vận đơn khơng thể xố RID của anh ta trong trường “người cầm vận đơn . . VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN ĐIỆN TỬ BOLEROI.KHÁI NIỆM VẬN ĐƠN ĐIỆN TỬ1. Khái niệm :Vận đơn đường biển điện tử là một thông điệp điện tử có nội dung. điện tử thì người gửi hàng được cấp một vận đơn đường biển điện tử thông qua mạng. Vận đơn đường biển điện tử có giá trị pháp lý và chức năng như vận đơn

Ngày đăng: 19/10/2012, 16:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w