Người đứng đầu tổ chức giỏi về lãnh đạo và quản lý sẽ là nhân tố mang tính quyết định tới sự thành công của một tổ chức.. Sẵn sàng đón nhận sự thay đổi Nhà lãnh đạo giỏi phải dự đoán đượ
Trang 1Phân tích 12 BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA JACK WELCH – tập
đoàn General Electric (GE)
Lịch sử phát triển kinh tế xã hội của thế giới đã chứng kiến những tấm gương điển hình từ bàn tay trắng làm nên đại nghiệp và cũng chứng kiến được những người lãnh đạo giàu kếch sù, quyền lực mạnh mẽ nhưng vẫn thất bại và sự nghiệp, tài sản trở thành mây khói Vậy, căn nguyên của việc thất bại hay thành công là gì, có phải ai cũng có thể dễ dàng trở thành người lãnh đạo nắm nhiều quyền lực Và một người lãnh đạo thành công thì cần hội tụ được những tố chất và kỹ năng nào ?
“Người lãnh đạo” thường là những người đứng đầu một tổ chức Người đứng đầu
tổ chức giỏi về lãnh đạo và quản lý sẽ là nhân tố mang tính quyết định tới sự thành công của một tổ chức Những nhà lãnh đạo, nhà quản lý giỏi phải là người có những cái nhìn thực tế về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ đứng đầu Họ sẽ phải khai thác được nhiều nhất tài nguyên con người (tức năng lực, trí tuệ, lòng nhiệt tình ) xung quanh họ Người đứng đầu tổ chức có vai trò rất quan trọng đó là: Phải thiết đặt tầm nhìn cho tổ chức; Phải tập hợp lực lượng và cổ vũ động viên lực lượng Phải xây dựng chiến lược, tạo ra sự thay đổi và phải ra các quyết định Mặt khác, người đững đầu tổ chức cũng phải tạo dựng môi trường mà mọi thành viên của tổ chức tự nguyện cống hiến hết sức mình vì mục tiêu của
tổ chức và phát triển bản thân
Như vậy, một “Người lãnh đạo” thành công chính là một người đứng đầu của
tổ chức vừa phải là nhà lãnh đạo giỏi và vừa phải là người quản lý giỏi Song, vai trò
lãnh đạo phải được chiếm ưu thế cao hơn Để trở thành nhà lãnh đạo cần phải có động cơ chính đáng, có động lực mạnh mẽ, phải kiên trì rèn luyện phấn đấu trong suốt cuộc đời kể
cả khi đã trở thành lãnh đạo Hơn thế nữa, nhà lãnh đạo cần phải có Đức, có Tài cũng như
có trách nhiệm với những quyết định của mình và tạo được uy tín đối với mọi người Bởi vậy, các nhà lãnh đạo cần phải áp dụng nhiều cách tác động khác nhau, từ khéo léo thuyết phục đến những cách mạnh mẽ hơn, như sử dụng quyền lực của họ để đảm bảo cấp dưới
Trang 2có được động lực và hiểu rõ vai trò của mình nhằm đạt được các mục tiêu xác định Các nhà lãnh đạo cũng sắp xếp môi trường làm việc như: Phân bố lại nguồn lực và thay đổi các phương thức liên lạc để các nhân viên có thể đạt được các mục tiêu của công ty dễ dàng hơn Có như vậy, nhà lãnh đạo mới đem lại lợi ích cho tổ chức trong các quyết định của mình
Theo các nghiên cứu về tố chất và kỹ
năng lãnh đạo của Stogdill1 (1948 & 1974) thì
tố chất được liệt kê ra gồm: Khả năng thích
ứng tốt với tình hình; Tỉnh táo trong môi
trường xã hội; Tham vọng, luôn định hướng
thực hiện mục tiêu; Quyết đoán; Hợp tác; Có
thể tin cậy; Thể hiện quyền lực; Năng động;
Kiên trì; Tự tin; Chịu được áp lực căng thẳng;
Sẵn sàng chịu trách nhiệm Các kỹ năng của
một nhà lãnh đạo gồm: Thông minh; Có kỹ năng dựa trên khái niệm; Sáng tạo; Giỏi ngoại giao và tế nhị; Nói năng lưu loát; Hiểu biết về công việc; Có đầu óc tổ chức (có khả năng quản lý); Có sức thuyết phục; Có kỹ năng giao tiếp…
I 12 BÍ QUYẾT THÀNH CÔNG CỦA JACK WELCH
Tôi rất khâm phục nhà lãnh đạo Jack Welch Khi Jack Welch lên nắm quyền ở General Electric (GE) vào năm 1981 và trở thành CEO trẻ nhất trong lịch
sử của tập đoàn, nhà lãnh đạo huyền thoại này đã cam kết sẽ biến GE thành công
ty mạnh nhất trên thế giới Welch vừa là nhà hoạch định chiến lược, giảng viên kinh doanh, biểu tượng của công ty, lại vừa là nhà lý luận về quản trị Nếu lãnh đạo là một môn nghệ thuật thì chắc chắn Welch chính là người nghệ sĩ bậc thầy Nhờ tính cách và phong cách lãnh đạo độc đáo, trong 20 năm “trị vì”, ông đã đạt được những thành tích chưa từng có trong lịch sử của GE Làm cách nào mà Jack
Welch lại có thể thành công đến như vậy? Sau đây là 12 bí quyết của ông:
1 Stogdill, 1974 (trang 259)
Trang 3Lãnh đạo, chứ không phải quản lý
Người lãnh đạo có tài phải là người “nhìn xa trông rộng” và có khả năng dẫn dắt nhân viên đạt đến tầm nhìn ấy với sự đam mê công việc mãnh liệt Muốn vậy, người lãnh đạo không nên quản lý nhân viên quá chặt, mà phải biến họ thành người chủ thật sự của công ty bằng cách tạo điều kiện để họ tham gia giải quyết vấn đề Bất cứ nhân viên nào cũng được quyền thể hiện khả năng lãnh đạo miễn
là họ có ý tưởng sáng tạo và có thể truyền cảm hứng và sự nhiệt huyết cho người khác
Tạo dựng bầu không khí làm việc thân tình
Người lãnh đạo nên xây dựng một bầu không khí làm việc thân tình trong công ty Sự gần gũi sẽ giúp con người nảy ra nhiều ý tưởng sáng tạo hơn Một bầu không khí như thế có thể được tạo dựng bằng nhiều cách thức như cho phép nhân viên ăn mặc thoải mái khi đi làm, khuyến khích nhân viên trình bày ý tưởng của mình, tổ chức những buổi họp không chính thức hay tổ chức đi chơi định kỳ
Cải cách quy trình làm việc
Những quy trình làm việc rườm rà là một dạng bệnh “ung thư” của tổ chức Chúng làm chậm tiến trình ra quyết định, gây lãng phí nghiêm trọng và làm công
ty đánh mất lợi thế cạnh tranh Việc “chữa trị” dứt điểm căn bệnh này không đơn giản, nhưng mỗi nhân viên đều có thể cải thiện tình hình bằng cách loại bỏ những công việc thừa trong quy trình làm việc và phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp để đẩy nhanh quá trình ra quyết định
Dám đối mặt với thực tế
Khi Welch lên nắm quyền, GE vẫn đang làm ăn hiệu quả Tuy nhiên, ông
đã nhận ra một số nguy cơ tiềm ẩn trong sự thành công đó Thay vì tự huyễn hoặc mình là mọi thứ sẽ dần cải thiện, ông quyết định đối mặt với thực tế và tiến hành việc cải tổ Nói chung, những nhà lãnh đạo thành công luôn chấp nhận sự thật và
Trang 4sẵn sàng thay đổi chiến lược, kế hoạch kinh doanh để phù hợp với hoàn cảnh thực tế
“Giản dị hóa” nơi làm việc
Welch cho rằng kinh doanh không phải là cái gì “cao siêu” hay phức tạp Chính sự đơn giản mới giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả hơn Người lãnh đạo nên đi tiên phong trong việc “giản dị hóa” nơi làm việc như loại bỏ những thông báo và thư từ “phiền toái” trong nội bộ
Sẵn sàng đón nhận sự thay đổi
Nhà lãnh đạo giỏi phải dự đoán được xu thế vận động của thế giới, phải làm cho nhân viên hiểu rằng sự thay đổi là tất yếu và là cơ hội phát triển hay ít nhất là một thách thức có thể vượt qua nếu như chúng ta có sự chuẩn bị chu đáo
Tạo cảm hứng cho nhân viên
Welch không thích lãnh đạo theo kiểu “Sếp luôn luôn đúng” Theo ông, người lãnh đạo cần phải tạo cảm hứng làm việc cho nhân viên bằng cách lắng nghe họ trình bày quan điểm và thể hiện sự trân trọng của mình đối với những nỗ lực của họ
Phá bỏ lề lối làm việc cũ
Welch cho rằng những gì đúng trong quá khứ chưa chắc đã đúng trong tương lai Vì thế, khi lên nắm quyền ở GE, ông đã phá bỏ những truyền thống lâu đời của tập đoàn để tìm một hướng đi mới Ông thường tổ chức những cuộc họp
để tìm cách giải quyết vấn đề tốt nhất cũng như hỏi ý kiến nhân viên khi muốn tiến hành một sự thay đổi quan trọng trong công ty
Tạo ra môi trường học tập trong công ty
Trang 5Nhà lãnh đạo nên tạo ra một môi trường học tập, trong đó mọi người đều tích cực nâng cao kiến thức và tìm ra ý tưởng mới Ý tưởng phải được tạo ra và chia sẻ ở mọi cấp trong công ty Khi tìm ra ý tưởng hay, nhà lãnh đạo cần khen thưởng “tác giả” và đưa vào thực hiện ngay
Gia tăng sự năng động của nhân viên
Do sự cạnh tranh trên thương trường càng lúc càng khốc liệt nên chỉ có những ai năng động thì mới chớp được thời cơ Nhà lãnh đạo nên “luyện” cho nhân viên thái độ làm việc khẩn trương và khả năng ra quyết định nhanh
Đề cao những giá trị cốt lõi của công ty
Là một doanh nhân nên đương nhiên Welch rất quan tâm đến các chỉ tiêu tài chính như doanh số Tuy nhiên, không vì thế mà ông “bỏ quên” các giá trị cốt lõi của GE như luôn xem khách hàng là thượng đế, loại bỏ triệt để thủ tục hành chính rườm rà, tư duy ở tầm mức toàn cầu và luôn sẵn sàng đón nhận những ý tưởng mới Nhìn chung, nhà lãnh đạo nên đề cao những giá trị cốt lõi, góp phần làm nên “văn hóa doanh nghiệp” và đừng chú trọng vào các chỉ tiêu tài chính khi đánh giá kết quả công việc
Giảm cường độ mà tăng hiệu quả quản lý
Nhà lãnh đạo nên giảm bớt sự giám sát và để cho nhân viên tự chủ nhiều hơn Hãy tin tưởng vào năng lực của nhân viên, giao việc cho họ và cung cấp những điều kiện cần thiết để thực hiện công việc Khi đó kết quả mà họ mang lại
sẽ tốt hơn
II NHỮNG TỐ CHẤT VÀ KỸ NĂNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO THÀNH CÔNG
Trang 6Thông qua hình ảnh về nhà lãnh đạo thành công Jack Welch và những lý thuyết về tố chất và kỹ năng của nhà lãnh đạo đã được học, tôi đúc rút lại rằng một nhà lãnh đạo thành công thì phải có những tố chất và kỹ năng sau:
1 Tố chất của người lãnh đạo thành công:
1.1Sự đam mê:
Đây là yếu tố quan trọng đối với bất cứ nhà lãnh đạo nào Bởi lẽ, nếu không có đam mê thì nhà lãnh đạo sẽ làm việc không khác gì một nhân viên bình thường, như một cái máy, thiếu cá tính, thiếu nhiệt tình, thiếu bản sắc và vì không yêu công việc của mình nên anh ta sẽ không quan tâm nhiều đến kết quả của công việc Một nhà lãnh đạo hiệu quả phải là người luôn khát khao làm được điều gì đó đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít là cho mình Không có sự đam mê, thì một nhà lãnh đạo sẽ không thể
có được những quyết định táo bạo và tâm huyết Một người không yêu công việc và không có đam mê với công việc của mình thì sẽ không bao giờ trở thành nhà lãnh đạo giỏi được
1.2Sự tự tin:
Một người lãnh đạo thật sự phải luôn có lòng tin vào chính mình Đó là tố chất bản lĩnh vững vàng của người lãnh đạo, tin vào công viêc, tin vào đồng đội và tin vào chính mình, sẵn sàng giúp đỡ và truyền niềm tin nhiệt huyết cho mọi người, dám làm, dám chịu, vững vàng trước mọi thử thách Thông thường, sự tự tin này hình thành từ
sự thật là bất cứ một người lãnh đạo nào cũng đã từng trải qua thời gian dài rèn luyện trên những cương vị công tác khác nhau nên họ có điều kiện tích lũy kiến thức và kinh nghiệm, điều này cũng giúp cho họ tạo nên được sự tự tin cho chính mình
1.3Sự quyết đoán:
Là người đứng đầu, người lãnh đạo luôn được trông chờ trong việc đưa ra những quyết định quan trọng trong khi những người khác thường cố gắng tránh xa nó Cho dù những quyết định này đôi khi sẽ tạo ra những tác động lớn ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người lãnh đạo và những người xung quanh mình thì người lãnh đạo
Trang 7cũng phải chấp nhận điều đó Sự cả nể, nhân nhượng trong khi đưa ra quyết định có thể dẫn người lãnh đạo đến những sai lầm khi tạo tiền lệ xấu dẫn đến việc làm mất đi cái “uy” trong vị thế là người lãnh đạo Đôi khi người lãnh đạo cũng cần nhẫn tâm một chút trong việc sa thải một nhân viên nào đó vì hành động của anh ta gây tổn hại lớn đến lợi ích của tập thể
1.4Dũng cảm, kiên trì và có tài xoay sở:
Người lãnh đạo là người có một trong những công việc khắc nghiệt nhất Một nhà lãnh đạo tốt không bao giờ đầu hàng khi gặp khó khăn, thất bại mà quan trọng là
họ biết đối mặt và dũng cảm, biết tìm ra cách làm mới cách tiếp cận mới để vượt qua
sự khó khăn, thất bại đó đồng thời để trải nghiệm thêm cho mình vốn tích lũy thiết thực về quản lý hay chiến lược kinh doanh Mọi thứ không phải lúc nào cũng dễ dàng
vì vậy lãnh đạo là người đứng đầu nên biết chấp nhận thử thách và khó khăn kiên trì, giữ vững ý chí tìm mọi cách để thực hiện cho đến khi nào công việc đạt được thành công Sự dũng cảm, lòng kiên trì và tài xoay xở, không ngại khó khăn là động lực lớn
để lãnh đạo phát triển doanh nghiệp, phát triển tổ chức của mình
1.5Có óc sáng tạo:
Người lãnh đạo luôn phải suy nghĩ để làm sao đưa ra những chiến lược thực hiện tầm nhìn một cách hiệu quả nhất Trong bất cứ công việc nào, cũng cần phát huy trí sáng tạo để thực hiện công việc nhanh nhất, hiệu quả nhất, chất lượng tốt nhất và bảo đảm thành công nhất
1.6Có tầm nhìn xa trông rộng:
Tố chất này của người lãnh đạo khác với niềm say mê, song ở khía cạnh nào
đó, nó lại không tách biệt khỏi niềm say mê Nếu một người không quan tâm đến một đối tượng, một vấn đề, một hệ thống nào đó, thì người đó sẽ không chú tâm dành thời gian tìm hướng giải quyết Tuy nhiên, người lãnh đạo, ngoài niềm say mê, còn phải có tầm nhìn, cách nhìn nhận và những ý tưởng nhất định trước những thay đổi, để từ đó vạch ra những biện pháp và những chiến lược phù hợp cho tổ chức của mình Một nhà lãnh đạo phải biết dẫn dắt tổ chức của mình đi tới đâu, phải hình dung ra tương lai
Trang 8chung cho tổ chức, xã hội có nhiều biến chuyển, xu thế phát triển có nhiều mới mẻ đòi hỏi các người lãnh đạo hay các nhà lãnh đạo luôn phải có tầm nhìn chiến lược, vạch định rõ ràng các mục tiêu Đồng thời, phải lường trước được những thuận lợi và những khó khăn để đưa ra kế hoạch thực hiện các mục tiêu của mình Khát vọng đôi khi đóng vai trò như động cơ thúc đẩy hành vi lãnh đạo Một nhà lãnh đạo hiệu quả là người luôn khát khao làm được điều gì đó đóng góp cho xã hội, hoặc chí ít là cho mình và cho tổ chức Không có sự khát vọng, thì một nhà lãnh đạo sẽ không thể có được những quyết định táo bạo và tâm huyết
1.7Khả năng thích nghi cao và ham học hỏi:
Phương thức làm việc có thể hiệu quả trong hôm nay nhưng ngày mai thì nó lại khác Môi trường kinh doanh, sự cạnh tranh, sự phát triển của khoa học thay đổi mạnh
mẽ và liên tục Một người lãnh đạo có tài cần phải nhận thức được điều đó và phải biết thức thời trong việc thích nghi và chấp nhận thay đổi trong Ngoài ra chúng ta có thể chắc chắn là, người lãnh đạo không thể điều hành tốt nếu họ không hiểu biết gì về lĩnh vực hoạt động của họ Vì vậy, ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình, người lãnh đạo còn phải đọc nhiều và luôn có tinh thần ham mê học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin và tri thức mới, những kỹ năng, công nghệ và phương pháp mới để thích nghi và thúc đẩy sự phát triển trong công việc của mình
1.8Biết chấp nhận mạo hiểm:
Nhiều người không dám mạo hiểm bởi vì họ sợ phải nhận lấy thất bại, sợ trách nhiệm Tuy nhiên, một lãnh đạo có tham vọng phải tự hỏi chính mình rằng liệu sự mạo hiểm đó có đáng giá hay không? Nếu cảm thấy sự liều lĩnh của mình là đáng bõ công, người lãnh đạo cần biết vượt qua rào cản tâm lý lo sợ, e ngại và dũng cảm đương đầu với thử thách Nếu thử thách là quá khó, hãy dành thời gian cho việc lên kế hoạch, càng có nhiều sự chuẩn bị, mức độ mạo hiểm trong tình huống công việc càng được giảm bớt Như các cụ có nói: Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng…
1.9 Ttính thanh liêm:
Trang 9Khi làm việc mà tâm không sáng, luôn nghĩ cho lợi ích của bản thân mình trước lợi ích của tập thể thì người lãnh đạo không bao giờ có thể lãnh đạo tốt tổ chức của mình Một nhà lãnh đạo không có tính thanh liêm sẽ là tấm gương xấu cho cấp dưới, làm cấp dưới mất lòng tin vào tổ chức như vậy tổ chức đó sẽ đi đến sự tàn lụi
Cổ nhân có câu “tham thì thâm” là như vậy
1.10 Biết im lặng và lắng nghe:
Tại sao lại phải im lặng, vì im lặng giúp nhà lãnh đạo sẽ nghe được nhiều hơn,
sẽ thu nhận được nhiều thông tin và kiến thức bổ ích hơn, giúp nhà lãnh đạo biết được những gì đang diễn ra, đang xảy ra xung quanh công việc của mình Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc điều hành của nhà lãnh đạo Theo Chuyên gia Kristi
Hedges: Lắng nghe là một món quà bạn tặng cho những người khác Hầu hết các nhà
lãnh đạo đều nói quá nhiều và lắng nghe quá ít Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng làm cho mọi người cảm thấy họ được lắng nghe, cho dù họ có đồng tình với những gì mình nghe được hay không Họ tạo cho người khác cảm giác về sự chăm chú, chứ không phải tỏ ra lắng nghe còn thực tế thì đầu óc đang để ở trên mây
1.11 Sự năng động:
Yếu tố này vô cùng cần thiết Nhà lãnh đạo tài ba hay người lãnh đạo tài giỏi luôn cần phải năng động trong mọi công việc, mọi hoàn cảnh và mọi tình huống, năng động từ trong suy nghĩ cho đến hành động Tính năng động sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo phát triển và hoàn thiện các tố chất cần thiết khác của mình
1.12 Sự chịu đựng được áp lực, căng thẳng:
Tố chất này giúp người lãnh đạo bắt kịp được tốc độ làm việc khẩn trương, và
có thể đối mặt với các tình huống khó khăn trong công việc Đặc biệt, ngày nay khi môi trường xã hội và môi trường kinh doanh ngày càng trở nên cạnh tranh gay gắt hơn, khó khăn hơn
1.13 Khả năng truyền đạt thông tin:
Người lãnh đạo phải có khả năng diễn thuyết và truyền đạt thông tin để thuyết
Trang 10phục những người khác tin tưởng, nghe theo và làm theo Khả năng truyền đạt thông tin là một nhân tố rất quan trọng đối với người lãnh đạo
1.14 Sự hợp tác:
Đây là một tố chất rất quan trọng Một nhà lãnh đạo hay một người lãnh đạo cần phải ý thức được và xây dựng cho mình phẩm chất này Hợp tác ở đây bao hàm hợp tác với cấp trên, với cấp dưới, và hợp tác với đối tác trong và ngoài nước… Nó thể hiện tính nhân văn trong kinh doanh, chúng ta biết rằng, không ai có thể mình làm tất cả mọi việc, do vậy việc hợp tác sẽ kéo mọi người gần lại nhau hơn, giúp cho hiệu quả của công việc cao hơn và lợi ích thu được cũng cao hơn Hợp tác sẽ giúp cho hiệu quả lãnh đạo cao hơn và ngược lại Ngay trên trường quốc tế các quốc gia cũng đặt tiêu chí hợp tác để phát triển lên hàng đầu
Những tố chất để trở thành một người lãnh đạo thành công không phải chỉ bó hẹp trong các tố chất kể trên mà còn rất nhiều Tuy nhiên tôi không có tham vọng liệt
kê hết tất cả các tố chất đó mà chỉ điểm qua một vài tố chất cần thiết giúp cho mọi người có thể trở thành những nhà lãnh đạo thành công
2 Kỹ năng của người lãnh đạo thành công:
Một người lãnh đạo thành công đòi hỏi không chỉ hội tụ những tố chất lãnh đạo vốn có mà còn phải trau dồi những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả Theo Từ điển
Tiếng Việt thì “Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức đã thu nhận được trong một lĩnh vực nào đó áp dụng vào thực tiễn” Theo tôi, các kỹ năng cần có đối với một
người lãnh đạo thành công bao gồm:
2.1 Khả năng lãnh đạo:
Đây là một kỹ năng không thể thiếu của một nhà lãnh đạo Lãnh đạo giỏi được thử thách qua sự thành công trong việc thay đổi hệ thống và con người Thuật ngữ
“lãnh đạo” đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách năng động Nhà lãnh đạo