1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Phân tích bài thơ nhàn của tác giả nguyễn bỉnh khiêm

3 398 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 15,45 KB

Nội dung

Phân tích bài thơ “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm Người đăng: Anh Thư Ngày: 26022018 Bài tham khảo thêm Đề bài: Phân tích bài thơ “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm Bài làm: Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương lọai chí: Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở. Trải qua bao nhiêu năm, tài năng và triết lý của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn được người đời nhớ đến, tư tưởng của ông đã được đúc kết vào tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi, mà tiêu biểu trong đó là bài thơ “Nhàn” bài thơ được đánh giá là tinh hoa của triết lý nhân sinh nhàn dật. Bài thơ Nhàn được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, để phân tích nó, ta có thể đi qua lần lượt từng liên thơ: Khai, thừa, chuyển, hợp để làm rõ được tinh thần và sự kết nối của bài thơ. Khai là Khai đoan, còn gọi là Khởi bút, Khởi thi mà mở đầu tư tưởng nghệ thuật bài thơ, giống như đại bàng vỗ cánh lấy đà bay lên. Ở đây, bài thơ Nhàn đã được mở đầu bằng một giọng hồn nhiên đầy ấn tượng: “Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.” Tác giả đã sử dụng điệp từ “một” để nhấn mạnh sự ít ỏi, đồng thời tạo nhịp điệu thư thái ung dung như đang dạo chơi. Hình ảnh của chủ thể trữ tình hiện lên là một lão nông an nhàn, thảnh thơi với thú vui tao nhã là câu cá và làm vườn. Những vật dụng làm nông ấy góp phần khắc họa nên cuộc sống yên bình, giản dị và chất phác. Tính chất của lối sống này đã được thâu tóm trong từ “thơ thẩn”, chấp nhận “dầu ai vui thú nào”, mặc cho người đời có những lựa chọn khác. Nhà thơ đã gợi lên cho chúng ta những nét đầu tiên của cuộc sống nhàn dật: chấp nhận lối sống an bình dù người đời có cười chê, dù chẳng phải ai cũng có thể từ bỏ danh vọng để đến với cuộc sống “thơ thẩn”, làm những điều mình thích. Đến liên thơ thứ hai, tư tưởng của nhà thơ được thể hiện rõ hơn thông qua sự đối lập giữa ta và người trên vấn đề xác định mục tiêu của cuộc đời: “Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao.” Ta chính là chủ thể trữ tình nhà thơ. Còn người chắc chẳng phải là cả thiên hạ, mà chỉ là những kẻ tất bật đâm vào chốn lao xao, tìm ý nghĩa cuộc đời ở những nơi danh lợi quyền quý đầy láo nháo. Cách sử dụng phép đối: dại, khôn; nơi vắng vẻ, chốn lao xao cho thấy được sự khác nhau giữa lối sống của nhà thơ và nhiều người khác. Cớ sao gọi mình là dại, nhưng nhà thơ vẫn cứ khăng khăng giữ lại cái dại ấy? Hay chăng ý nhà thơ là dù cho “tìm nơi vắng vẻ” là dại đi nữa, thì ông vẫn cứ dại, bởi ông không thể hòa vào “chốn lao xao” được, nơi ông không thể tìm thấy được bình yên trong tâm hồn mình. “Nơi vắng vẻ” không nhất thiết phải là một nơi thiên nhiên an tĩnh, đó có thể chỉ là một không gian của riêng ta, nơi ta tìm được miền vắng vẻ thuộc về mình, tìm được cái nhàn ẩn cho riêng bản thân. Trong liên thơ Chuyển, cái thú vị của “nơi vắng vẻ” mà nhà thơ tìm đến được miêu tả rõ hơn: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.” Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông được nhắc tới trong hai câu thơ gợi lên ý niệm về thời gian. Ở đây, nhà thơ không hẳn nói đến cảnh sống nghèo khó hay giản dị của mình. Mà kẻ nhàn dật muốn nhấn mạnh rằng người đang hạnh phúc khi được sống với con người tự nhiên của mình. Khi sống hài hòa cùng nhịp điệu của thiên nhiên, tự khắc người ta cảm thấy tự do thoải mái. Tưởng như mọi nhu cầu đều được đáp ứng dễ dàng. Mùa nào thức ấy, thức ăn có sẵn quanh ta, thanh đạm nhưng đấy là cái nhàn thanh cao, không phải có được do giành giật và tước đoạt từ tay thiên hạ. Cuộc sống này vốn không xa lạ với tâm thức của người xưa: “Xuân du phương thảo địa, Hạ thưởng lục hà trì; Thu ẩm hoàng hoa tửu, Đông ngâm bạch tuyết thi.” (Cổ thi – TQ) Tư tưởng này gần gũi với triết lý “vô vi” của Đạo giáo, cũng là tư tưởng gắn liền và xuyên suốt trong quá trình sáng tác của Nguyễn Bình Khiêm, đặc biệt là trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi. Đến liên thơ Hợp dường như đúc kết được tinh thần, cốt cách cũng như suy nghĩ của Nguyễn Bình Khiêm: “Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” Tác giả đã sử dụng điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, mơ thấy mình đến Đại Hòe An quốc, được quốc vương đất ấy cho làm Thái thú quận Nam Kha. Sau, Thuần Vu Phần cầm quân đánh giặc, chẳng may bị thua. Còn công chúa ở nhà bị đau bệnh mà chết. Vua nước Đại Hòe An nghi ngờ, rồi cách chức đuổi đi. Thuần Vu Phần buồn chán và uất ức, liền giật mình thức dậy, thấy mình đang nằm dưới cội cây hòe, nơi cành cây phía Nam, nhìn lên thấy một con kiến chúa đang nằm trong một tổ kiến lớn. Thuần Vu Phần nằm suy nghĩ về giấc mộng vừa qua của mình, chợt tỉnh ngộ, hiểu rằng nước Đại Hòa An là cây hòe lớn, cành cây phía Nam là đất Nam Kha, vua nước Đại Hòe An là con kiến chúa, dân chúng là toàn ổ kiến. Thuần Vu Phần cảm câu chuyện trong mộng, tỉnh ngộ biết cảnh đời là ngắn ngủi, không định liệu được việc gì cả, bèn dốc lòng tìm đạo tu hành. Cuộc đời là phù du mộng ảo; công danh phú quí như giấc chiêm bao. Có lẽ điểm nổi bật nhất của hai câu thơ là hiện tượng đảo cú pháp ở câu 7: “Rượu đến cội cây ta sẽ uống”. Từ rượu được đưa ra đầu câu, khi đọc phải nhấn mạnh, ngắt thành một nhịp thật sảng khoái để thấy được tư thế tiên phong đạo cốt của tác giả đứng ngoài vòng thế sự. Cũng từ đây, ta hình dung ra hình ảnh một ông già thư thái ngồi bên chén rượu, ngửa mặt nhìn phù vân trôi nổi rồi ngủ một giấc thanh thản. Chẳng phải, sống như thế thật là bình yên sao? Nhàn không phải là một lí tưởng nó là một trạng thái sống. Nhàn ở đây là sự thanh thản của tâm hồn không bận tâm bởi danh lợi chứ không phải là cái nhàn hưởng thụ của kẻ lười nhát. Nhàn là không để lòng vấy bẩn bởi sự tranh đoạt quyền lợi, hơn thua với người đời chứ không phải là quên đời, sống ít kỉ, vô trách nhiệm. Bài thơ Nhàn xuất sắc không chỉ ở tư tưởng được truyền tải trong đó, mà còn ở nghệ thuật và chất thơ được gợi lên trong bài thơ. Bài thơ Nhàn đã mang đến cho chúng ta mộ

Trang 1

Phân tích bài thơ Nhàn của tác giả

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Người đăng: Anh Thư - Ngày: 26/02/2018

Bài tham khảo thêm

Đề bài: Phân tích bài thơ “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài làm:

Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương lọai chí: "Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở" Trải qua bao nhiêu năm, tài năng và triết lý của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn được người đời nhớ đến, tư tưởng của ông đã được đúc kết vào tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi, mà tiêu biểu trong đó là bài thơ “Nhàn” - bài thơ được đánh giá là tinh hoa của triết lý

nhân sinh nhàn dật

Bài thơ Nhàn được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, để phân tích nó, ta có thể đi qua lần lượt

từng liên thơ: Khai, thừa, chuyển, hợp để làm rõ được tinh thần và sự kết nối của bài thơ Khai là Khai đoan, còn gọi là Khởi bút, Khởi thi mà mở đầu tư tưởng - nghệ thuật bài thơ, giống như đại bàng vỗ cánh

lấy đà bay lên Ở đây, bài thơ Nhàn đã được mở đầu bằng một giọng hồn nhiên đầy ấn tượng:

“Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.”

Tác giả đã sử dụng điệp từ “một” để nhấn mạnh sự ít ỏi, đồng thời tạo nhịp điệu thư thái ung dung như đang dạo chơi Hình ảnh của chủ thể trữ tình hiện lên là một lão nông an nhàn, thảnh thơi với thú vui tao nhã là câu cá và làm vườn Những vật dụng làm nông ấy góp phần khắc họa nên cuộc sống yên bình, giản dị và chất phác Tính chất của lối sống này đã được thâu tóm trong từ “thơ thẩn”, chấp nhận “dầu ai vui thú nào”, mặc cho người đời có những lựa chọn khác Nhà thơ đã gợi lên cho chúng ta những nét đầu tiên của cuộc sống nhàn dật: chấp nhận lối sống an bình dù người đời có cười chê, dù chẳng phải ai cũng có thể từ bỏ danh vọng để đến với cuộc sống “thơ thẩn”, làm những điều mình thích

Đến liên thơ thứ hai, tư tưởng của nhà thơ được thể hiện rõ hơn thông qua sự đối lập giữa ta và người trên vấn đề xác định mục tiêu của cuộc đời:

“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ, Người khôn, người đến chốn lao xao.”

Ta chính là chủ thể trữ tình - nhà thơ Còn người chắc chẳng phải là cả thiên hạ, mà chỉ là những kẻ tất bật đâm vào chốn lao xao, tìm ý nghĩa cuộc đời ở những nơi danh lợi quyền quý đầy láo nháo Cách sử dụng phép đối: dại, khôn; nơi vắng vẻ, chốn lao xao cho thấy được sự khác nhau giữa lối sống của nhà thơ và nhiều người khác Cớ sao gọi mình là dại, nhưng nhà thơ vẫn cứ khăng khăng giữ lại cái dại ấy? Hay chăng ý nhà thơ là dù cho “tìm nơi vắng vẻ” là dại đi nữa, thì ông vẫn cứ dại, bởi ông không thể hòa vào “chốn lao xao” được, nơi ông không thể tìm thấy được bình yên trong tâm hồn mình “Nơi vắng vẻ” không nhất thiết phải là một nơi thiên nhiên an tĩnh, đó có thể chỉ là một không gian của riêng ta, nơi ta tìm được miền vắng vẻ thuộc về mình, tìm được cái nhàn ẩn cho riêng bản thân

Trang 2

Trong liên thơ Chuyển, cái thú vị của “nơi vắng vẻ” mà nhà thơ tìm đến được miêu tả rõ hơn:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”

Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông được nhắc tới trong hai câu thơ gợi lên ý niệm về thời gian Ở đây, nhà thơ không hẳn nói đến cảnh sống nghèo khó hay giản dị của mình Mà kẻ nhàn dật muốn nhấn mạnh rằng người đang hạnh phúc khi được sống với con người tự nhiên của mình Khi sống hài hòa cùng nhịp điệu của thiên nhiên, tự khắc người ta cảm thấy tự do thoải mái Tưởng như mọi nhu cầu đều được đáp ứng

dễ dàng Mùa nào thức ấy, thức ăn có sẵn quanh ta, thanh đạm nhưng đấy là cái nhàn thanh cao, không phải có được do giành giật và tước đoạt từ tay thiên hạ Cuộc sống này vốn không xa lạ với tâm thức của người xưa:

“Xuân du phương thảo địa,

Hạ thưởng lục hà trì;

Thu ẩm hoàng hoa tửu, Đông ngâm bạch tuyết thi.”

(Cổ thi – TQ)

Tư tưởng này gần gũi với triết lý “vô vi” của Đạo giáo, cũng là tư tưởng gắn liền và xuyên suốt trong quá trình sáng tác của Nguyễn Bình Khiêm, đặc biệt là trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi.

Đến liên thơ Hợp dường như đúc kết được tinh thần, cốt cách cũng như suy nghĩ của Nguyễn Bình Khiêm:

“Rượu đến cội cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Tác giả đã sử dụng điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, mơ thấy mình đến Đại Hòe An quốc, được quốc vương đất ấy cho làm Thái thú quận Nam Kha Sau, Thuần Vu Phần cầm quân đánh giặc, chẳng may bị thua Còn công chúa ở nhà bị đau bệnh mà chết Vua nước Đại Hòe An nghi ngờ, rồi cách chức đuổi đi Thuần Vu Phần buồn chán và uất ức, liền giật mình thức dậy, thấy mình đang nằm dưới cội cây hòe, nơi cành cây phía Nam, nhìn lên thấy một con kiến chúa đang nằm trong một tổ kiến lớn Thuần Vu Phần nằm suy nghĩ về giấc mộng vừa qua của mình, chợt tỉnh ngộ, hiểu rằng nước Đại Hòa An là cây hòe lớn, cành cây phía Nam là đất Nam Kha, vua nước Đại Hòe An là con kiến chúa, dân chúng là toàn ổ kiến Thuần Vu Phần cảm câu chuyện trong mộng, tỉnh ngộ biết cảnh đời là ngắn ngủi, không định liệu được việc gì cả, bèn dốc lòng tìm đạo tu hành Cuộc đời là phù du mộng ảo; công danh phú quí như giấc chiêm bao Có lẽ điểm nổi bật nhất của hai câu thơ là hiện tượng đảo cú

pháp ở câu 7: “Rượu đến cội cây ta sẽ uống” Từ rượu được đưa ra đầu câu, khi đọc phải nhấn mạnh,

ngắt thành một nhịp thật sảng khoái để thấy được tư thế tiên phong đạo cốt của tác giả đứng ngoài vòng thế sự Cũng từ đây, ta hình dung ra hình ảnh một ông già thư thái ngồi bên chén rượu, ngửa mặt nhìn phù vân trôi nổi rồi ngủ một giấc thanh thản Chẳng phải, sống như thế thật là bình yên sao?

Nhàn không phải là một lí tưởng nó là một trạng thái sống Nhàn ở đây là sự thanh thản của tâm hồn

không bận tâm bởi danh lợi chứ không phải là cái nhàn hưởng thụ của kẻ lười nhát Nhàn là không để lòng vấy bẩn bởi sự tranh đoạt quyền lợi, hơn thua với người đời chứ không phải là quên đời, sống ít kỉ,

Trang 3

vô trách nhiệm Bài thơ Nhàn xuất sắc không chỉ ở tư tưởng được truyền tải trong đó, mà còn ở nghệ thuật và chất thơ được gợi lên trong bài thơ Bài thơ Nhàn đã mang đến cho chúng ta mộ

Ngày đăng: 26/12/2018, 22:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w