MỞ ĐẦU1.Lí do chọn đề tài:Tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam ta; là thứ tài sản vô cùng quý giá của đất nước. Tiếng Việt là tinh hoa văn hóa của dân tộc ta được giữ gìn, bảo tồn, phát triển qua hàng ngàn năm tồn tại. Tuy nhiên để tiếng Việt mãi giàu đẹp chúng ta cần chung tay giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, Tiếng Việt, trong vai trò ngôn ngữ văn hóa dân tộc đã có những thay đổi nhanh chóng xét trên nhiều phương diện. Một trong những thay đổi dễ nhận thấy nhất và luôn dành được sự quan tâm của xã hội, đó là ngôn ngữ của giới trẻ những chủ nhân tương lai của đất nước. Vấn đề càng trở nên “nóng” hơn khi gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, những ý kiến trái chiều về vấn đề này được đưa ra bàn luận sôi nổi. Tiếng Việt là một thứ tiếng muôn hình muôn vẻ với những cấu trúc ngữ pháp riêng biệt kết hợp với thanh âm. Sự đa dạng và phong phú ấy đã tạo nên nét đẹp riêng cho Tiếng Việt của chúng ta, là người Việt Nam, tôi tự hào khi sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình.Thế nhưng thực tế tôi nhận ra một điều, Tiếng Việt đang dần bị biến hóa đủ mọi kiểu. Người ta sử dụng chúng một cách tùy tiện mà không cần biết những từ ngữ có nghĩa gì và cách dùng chúng như thế nào.Vì vậy, trong phạm vi của một bài tiểu luận này, tôi đã chọn đề tài “ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” để nói lên quan điểm của mình về tiếng Việt hiện nay.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:2.1. Đối tượng nghiên cứuĐồi tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng tiếng Việt nay và vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.2.2. Phạm vi nghiên cứu.Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là thực trạng sử dụng tiếng Việt trong cuộc sống và những văn bản của các nhà nghiên cứu xã hội trong lĩnh vực này3. Phương pháp nghiên cứu.Để thực hiện đề tài này,tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tức là tìm hiểu các sách, báo, tạp chí …, các website có liên quan để tổng hợp nội dung cần thiết, chủ yếu thu thập tài liệu từ thông tin đại chúng hoặc từ đời sống thực tiễn. Ngoài ra, trong quá trình làm đề tài, các phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phê bình đều được sử dụng triệt để.4. Cấu trúc đề tài.Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc đề tài gồm có 3 chương.Chương 1: Thực trạng tiếng Việt hiện nay. Chương 2: Hệ quả của hiện tượng biến thể tiếng Việt trong thời kỳ hiện nayChương 3: Một số biện pháp để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TIẾNG VIỆT HIỆN NAY1.1. Khái quát chung. Tiếng Việt đã trải qua một quá trình đấu tranh để phát triển, trường tồn khá bền bỉ. Từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ người dân ta chưa có một thứ ngôn ngữ riêng cho dân tộc mình. Vì vậy chúng ta đã mượn hình thức chữ Hán , phiên âm ra tiếng Việt gọi là chữ Hán Việt. Đến khoảng thể kỉ XIIXIII, cha ông ta dựa trên chữ Hán Việt đã sáng tạo ra ngôn ngữ của dân tộc mình là chữ Hán Nôm. Nhưng loại chữ này là chữ tượng hình vì vậy khó đọc, khó viết và khó nhớ nên không được phố biến rộng rãi. Chủ yếu là tầng lớp quan lại phong kiến và các nho sĩ. Đến khoảng thể kỉ XVIXVII , các giáo sĩ phương Tây sang nước ta để truyền bá đạo giáo. Họ nhận thấy nếu truyền bá đạo mà dùng ngôn ngữ Hán Nôm thì không được vì hầu hết người dân ta đều không biết chữ. Vì vậy họ đã sáng tạo ra thứ ngôn ngữ mới dựa trên chữ cái Latinh gọi là chữ Quốc ngữ. Khi chữ Quốc ngữ ra đời, người dân ta nhận thấy đây là thứ ngôn ngữ có ưu điểm vượt trội: Vừa dễ viết, dễ đọc, dễ thuộc lại dễ nhớ nên nó nhanh chóng đi vào đời sống người Việt ta.Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thống của đất nước ta. Nó được dùng là ngôn ngữ chính thức trong các văn kiện lịch sử quan trọng, trong đối ngoại, trong giao lưu văn hóa, trong giao tiếp hàng ngày của người dân.Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận giới trẻ của ta chưa ý thức được tầm quan trọng của tiếng Việt. Họ quên trau dồi, học tập , thậm chí còn lạm dụng tiếng nước ngoài làm cho tiếng Việt của ta mất đi sự trong sáng. Biểu hiện ngay trong những bài viết văn sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp hay sự lai căng trong ngôn ngữ giao tiếp.Trong thời đại kinh tế thị trường, nước ta đang mở rộng cửa để giao lưu văn hóa với các quốc gia trên thế giới nên việc học thêm ngoại ngữ là điều cần thiết nhưng trước hết phải học tốt tiếng Việt. Phải không ngừng trau dồi, học hỏi, làm giàu có và chuẩn xác vốn tiếng Việt của mình. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh rất rõ vai trò của tiếng Việt với dân tộc mình “ Chúng ta cần phải làm cho tiếng Việt giàu đẹp vì đó là sự sống còn của cả dân tộc” . Vì vậy muốn học tốt ngoại ngữ trước hết hãy học tốt tiếng Việt.1.2. Hiện tượng lạm dụng tiếng nước ngoài trong tiếng Việt hiện nay.1.2.1. Thực trạng của việc lạm dụng tiếng nước ngoài trong ngôn ngữ nói.Suốt những năm tháng cắp sách đến trường của mỗi người, bộ môn ngữ văn đã bồi đắp tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng mẹ đẻ như lời dạy của Bác Hồ “Tiếng Việt là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc”. Theo Bác, sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng và sử dụng tùy tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác. Thế nhưng, ở nước ta ngôn ngữ Tây hóa cứ tràn lan trên khắp mọi nẻo đường, có mặt trong bảng quảng cáo, nhà hàng, cao ốc văn phòng cho đến nghệ danh, thậm chí tên con cái... Đây là xu hướng rất đáng báo động. Nếu trước đây người ta lấy nghệ danh chính tên cha sinh mẹ đẻ thì bây giờ họ “chế” ra đủ loại tên như: Chi Pu, Noo Phước Thịnh, Midu, Isaac, Jun Phạm, Puka...cùng với tên nhiều bài hát có ảnh hưởng đến giới trẻ như Cause I Love You, Remember Me, Say You Do, Loving You,… Quán ăn, nhà hàng cũng bị Tây hóa mất gốc kiểu như: Golden Plaza (Hàng Trống), Golden Lake (Hàng Mành), Luxury (Phủ Doãn)… Cửa hàng hay cửa hiệu, người ta thấy đầy rẫy những shop Men, shop Fashion, Baby’shop. Đó là chưa kể một số gia đình theo trào lưu sính ngoại đặt tên con bằng tiếng Anh như Sony, Suboi, Soll, Goll… Đặc biệt trong giới trẻ đang tạo lập cho mình một thứ “ngôn ngữ” lạ tai nhưng lại rất lệch với chuẩn tiếng nói và chữ viết toàn dân. Khi trao đổi, người ta không nói: “Khi nào lên mạng thì báo hiệu cho tớ” mà nói theo kiểu “bồi Tây” nửa nạc nửa mỡ: “Khi nào online thì buzz cho tớ với?”. Mỗi khi chat tiếng Anh thì các côcậu lại hỏi một câu bằng 3 từ ASL? (agesexlocasion) vừa nhanh vừa gọn cho cả ba vấn đề (tuổi, giới tính, nơi ở). Không chỉ trao đổi thông tin với nhau trên mạng hay trong tin nhắn mà ngay cả trong lời ăn tiếng nói hàng ngày nhiều HS đang tìm mọi cách dung nạp tiếng nước ngoài quá mức cho phép. Thay vì nói lời cảm ơn, xin lỗi họ lại: Thank you, sorry ngập miệng. Đệm tiếng Anh giờ như một phần tất yếu trong giao tiếp hàng ngày của các bạn trẻ cho dù đôi lúc, việc đó dễ gây hiểu lầm và khó chịu cho nguời nghe.Con đang ở trường mà, đang làm nốt assignment, con send xong sẽ về. Đợi con chút, con check rồi phone lại cho ba ngay… Ở đầu dây bên kia, vị phụ huynh đang toát mồ hôi hột không kịp hiểu con gái cưng nói gì. Đây là một ví dụ cho việc loạn song ngữ Anh Việt. Mày ok hay không ok cũng phải call lại cho nó chứ. Chẳng pro chút nào cả là một đoạn đối thoại tiêu biểu của giới trẻ chỉ với câu nói ngắn gọn đó mà có đủ cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Môi trường học tập, sinh hoạt đang ảnh hưởng không nhỏ đến sự “lộn xộn” trong cách dùng ngôn ngữ của các bạn trẻ.Từ những dẫn chứng đó, ta có thể thấy, tiếng mẹ đẻ đang có nguy cơ bị sử dụng sai đi mọi mặt một cách cố ý. Theo tôi, khi tiếng Việt không có yếu tố nào đó để biểu hiện thì có thể chấp nhận vay mượn từ tiếng nước ngoài kiểu như elip, oxy, cacbon… Hoặc nếu sử dụng thì chỉ trong phạm vi hẹp lúc đi chơi hay trò chuyện vui đùa. Tiếc thay nhiều trường hợp HS đưa ngôn ngữ ngoại lai vào cả trong bài thi, bài viết kiểm tra. Rõ ràng việc vay mượn tiếng nước ngoài mà chủ yếu là tiếng Anh hoàn toàn không sai nếu thấy cần thiết. Có lỗi chăng là ở môi trường sử dụng phải đúng lúc, đúng chỗ cho phù hợp với đối tượng tiếp nhận thôi. Hơn một nửa giới trẻ “mê mẩn” lối nói “nửa Tây nửa Ta” này. Trong giảng đường đại học, thậm chí thầy cô đôi lúc cũng sử dụng tiếng Anh để tạo sự tươi mới trong lời nói. Tuy nhiên, cũng chỉ các thầy cô trẻ mới ưa thích lối nói hiện đại này thôi. Còn vị trí “độc tôn” phải dành cho các bạn trẻ, đặc biệt học sinh trung học và trung học phổ thông. Số lượng học sinh sử dụng tiếng Anh trong khi tán gẫu với nhau vượt mức “cho phép”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Đã từng có thời kì, báo chí, các nhà chức trách đầu ngành than vãn, lên tiếng báo động hiện tượng “đột biến” này. Dư luận nổi lên nhiều ý kiến trái chiều: ủng hộ có, phản đối có. Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có con số chính xác về việc giới trẻ sử dụng lối nói lai căng này. Thế nhưng, từ thành thị tới nông thôn, từ học sinh phổ thông đến sinh viên Đại học, đến những người học thức, học vị cao, tất cả đều đôi lần sử dụng lối nói này. Bởi vì nó ngắn gọn, dễ hiểu, lại hợp thời đại. Những người ủng hộ cho rằng việc dùng ngôn ngữ lai căng như vậy sẽ làm phong phú hóa tiếng Việt, tạo cơ hội cho các bạn trẻ phát huy tính sáng tạo. Những người theo xu hướng này thường ở độ tuổi thanh niên, am hiểu nhiều về tâm lý giới trẻ. Những người phản đối lại cho rằng nó đã làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, suy thoái một bộ phận giới trẻ hiện nay. Mỗi xu hướng luôn có những nguyên nhân nhất định. Ta không thể quy chụp đâu là đúng, đâu là sai? Vấn đề là ở chỗ, lí do từ đâu hình thành nên xu hướng ấy và nguyên nhân phát sinh hiện tượng này là gì?1.2.2. Nguyên nhân của hiện tượng lạm dụng tiếng nước ngoài trong giao tiếp Nguyên nhân khách quan Ngày nay, trong quá trình hội nhập quốc tế, sự ảnh hưởng và thâm nhập lẫn nhau trong các lĩnh vực văn hóa, chuyển giao công nghệ, và ngôn ngữ đã tạo ra bức tranh hết sức phong phú và phức tạp. Trong bức tranh ấy, có những gam màu sáng, cũng có những gam màu rất tối. Chính bởi môi trường xã hội, cũng như yếu tố ngoại lai khác xâm nhập vào Việt Nam trong thời kì mở cửa hội nhập, vô hình trung, ảnh hưởng ít nhiều đến sự trong sáng của tiếng Việt. Đây là một xu thế tất yếu mà không một quốc gia nào có thể kiểm soát được. Có nghĩa là, hiện nay, không một quốc gia nào mạnh dạn đứng lên bảo rằng “tiếng mẹ đẻ” của họ không bị lai căng. Một điều không thể phủ nhận, giới trẻ ngày nay năng động, có điều kiện ăn học và tiếp cận với nhiều nguồn thông tin, nên Anh ngữ tốt không còn là điều gì quá xa lạ. Chúng ta hoàn toàn có thể bắt gặp cách nói chuyện Việt Anh trộn lẫn thường xuyên diễn ra trong các buổi sinh hoạt, chuyện trò thậm chí trong cả những giờ học trên lớp, từ sinh viên tới giảng viên. Tiếp xúc với tiếng Anh hằng ngày, dần dần trở thành thói quen, nên việc chem xen vài từ tiếng Anh là chuyện khó tránh khỏi, đôi lúc vì quán tính và thói quen không bỏ được. Bên cạnh đó, trong thời đại kĩ thuật số, mạng xã hội ra đời đã rút ngắn khoảng con người từ hàng vạn kilômét chỉ còn vài centimét. Đây là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho nước ta hội nhập, hợp tác cùng phát triển. Thế nhưng, khi một cánh cửa mở ra, ngoài những luồng không khí mát lạnh, trong lành, còn có những hạt bụi, kể cả mùi hôi. Bên cạnh những lợi thế mà đất nước ta có được, ngôn ngữ lại bị nhiễm bẩn. Đây là một quy luật tự nhiên. Nó là hiện tượng mà thi sĩ Nguyễn Bính từng than: Hôm qua em đi tỉnh vềHương đồng gió nội bay đi ít nhiều.(Thật ra, trường hợp cô gái ở miền quê thì đúng ra phải là “hương đồng gió nội”, nhưng đã “bay đi ít nhiều” vì em vừa trở về từ chốn đô thị trở về). Âu cũng phải, môi trường chính là nguyên nhân thay đổi ít nhiều bản chất con người. Tựu trung lại, hiện tượng ngôn ngữ nói bị “lai căng” ngày càng phát triển, thực chất đây cũng chỉ là một hiện tượng tự nhiên tất yếu, luôn vận động linh hoạt và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, nếu hoàn toàn đổ lỗi bởi sự thay đổi xã hội thì vẫn còn quá phiến diện. Một phần nguyên nhân đóng góp cho hiện tượng này xuất phát từ những yếu tố chủ quan, một phần xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí giới trẻ. Nguyên nhân chủ quan Khi nhắc đến hiện tượng lai căng, người ta thường nhắc đến giới trẻ. Vì sao vậy? Bởi vì họ là những con người tiếp thu nhanh nhất và nồng nhiệt nhất những điều mới lạ từ nước ngoài. Đặc trưng tâm lí của lứa tuổi này là thích cái mới, tò mò, thích khám phá và khẳng định “đẳng cấp” của bản thân. Do đó, lứa tuổi này dễ bị thu hút vào những trào lưu mới mang đặc trưng phong cách của lứa tuổi mình. Sử dụng ngôn ngữ lai căng chỉ là một trong hàng loạt những những trào lưu khẳng định bản thân như cách ăn mặc, kiểu tóc,... Nói nôm na là, làm được một việc gì vừa khác với lứa tuổi con nít trước đây, lại vừa khác với người lớn, phù hợp với trào lưu giới trẻ lan rộng khắp nơi thì các bạn trẻ cảm thấy thỏa mãn nhu cầu khẳng định bản thân mình. Vì vậy, giới trẻ không ngừng sáng tạo, cải biên, cách tân ngôn ngữ của mình mọi lúc, mọi nơi. Sử dụng tiếng Anh sẽ khiến cho quá trình giao tiếp nhanh, gọn, tiện lợi hơn, bên cạnh đó còn thể hiện sự nhí nhảnh yêu đời của giới trẻ, biểu lộ cảm xúc rõ nét hơn. Họ cảm thấy thích thú và xem khả năng làm chủ đó là thể hiện “đẳng cấp” của thế hệ mình. Nguy hiểm hơn, một số bạn trẻ lại xem đó là “chuẩn mực”, bắt kịp thời đại, là sự sáng tạo độc đáo, tìm ra một lối nói riêng độc tôn của giới trẻ. Do những quan điểm lệch lạc, sự thiếu hụt những tri thức cơ bản về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng, giới trẻ dần dần đánh mất tình yêu đối với tiếng Việt, đồng thời, ý thức giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt không được coi trọng như trước kia. Quả thật, khi bàn về vấn đề ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ, nhất là những sinh viên trẻ thì không còn gì ngoài sự sáng tạo đến bất ngờ, phong phú về cả nội dung lẫn hình thức. Lâu nay, Tiếng Việt ta có câu: “ Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”. Nay tiếng Việt còn chen lẫn cả tiếng Anh thì thử hỏi liệu cơn lốc xoáy này giật trên cấp mười mấy đây?Nói tóm lại, cũng chính do giới trẻ cẩu thả, đua đòi, ưa thích điều mới lạ,tiếp thu những tinh hoa thế giới không có chọn lọc, đã làm nghiêm trọng hóa vấn đề gấp nhiều lần.1.3. Ngôn ngữ teen trong giao tiếp của giới trẻ Việt Nam hiện nay.1.3.1. Thực trạng hiện nay.Một trong những vấn đề được bàn luận khá sôi nổi trên các diễn đàn mạng và truyền thông đại chúng hiện nay là việc sử dụng ngôn ngữ trong văn hóa giao tiếp thường ngày của giới trẻ (nhắn tin trên điện thoại, chat trên mạng, hội thoại ngoài đời sống...). Giới trẻ đã sáng tạo ra cho mình một kiểu loại ngôn ngữ riêng không theo quy chuẩn của tiếng Việt, thường được gọi là “ngôn ngữ teen” hay “ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ ”. Đó là dạng thức ngôn ngữ được tạo ra bằng cách thay đổi từng chi tiết của các chữ cái tiếng Việt, kết hợp nhiều loại ký hiệu khác nhau và với ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt. Ngôn ngữ này thường được sử dụng trên mạng internet, cụ thể là trên các diễn đàn, mạng xã hội, các công cụ trò chuyện trực tuyến khác, đặc biệt là trong tin nhắn điện thoại. Không ít người phê phán cho rằng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay là “xa lạ với tiếng phổ thông” và “cần có giải pháp khắc phục. Song, bên cạnh đó, cũng có những bình luận tích cực, coi đó như là nhu cầu phát triển ngôn ngữ tất yếu của giới trẻ trong xã hội hiện đại. Trên các diễn đàn (forum), các trang nhật ký cá nhân (blog), nói chuyện tán gẫu (chat), hay mạng xã hội Facebook, chúng ta sẽ thấy tiếng Việt được các bạn trẻ thay đổi từ cách viết đến cấu trúc câu, thậm chí cố tình viết chệch âm, sai lỗi chính tả để tạo sự vui vẻ, tinh nghịch trong lời nói. Dạng thức sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trong trường học, nơi công cộng của giới trẻ, do đặc tính riêng của phong cách khẩu ngữ khi người nói trực tiếp tương tác với người nghe, nên thường theo kiểu lối nói vần và theo kiểu mã hóa ngôn từ ở những bối cảnh phù hợp. Ngôn ngữ đời thường mà giới trẻ hay nói chuyện với nhau nhiều khi làm tăng tính biểu cảm, sinh động. Ví dụ: tiền thành xiền, tình yêu thành tình iu, ghét như con bọ chét, nhỏ như con thỏ, tin vịt, chạy mất dép, bó tay. com, bốc hơi (biến mất), đít chai (kính)… Để ca ngợi cái đẹp thì giới trẻ nói “đẹp dã man”, còn “vụ này có vẻ lục tốn đấy nhỉ” là để nói về một vụ chi tiêu tiền bạc, để khen một người nhiều tiền thì “thầu giầu nhỉ”. Đó là một vài trong khá nhiều ví dụ về sử dụng ngôn ngữ hiện nay mà đại đa số nằm trong giới trẻ. Việc sử dụng tiếng lóng trong giao tiếp hàng ngày trở nên phổ biến, nhất là trong giới học sinh. Ví dụ như: “Em chut ar2 dzui dze trog ngey le tizh iu nha” (tạm “dịch” là: Em chúc anh hai vui vẻ trong ngày lễ tình yêu nha), hoặc là: “Ar2 ui, hum ney em bun wa…” (tạm “dịch” là: Anh hai ơi, hôm nay em buồn quá.Những tưởng chỉ một vài bạn trẻ thế hệ 9X hoặc 8X mới lạm dụng kiểu ngôn ngữ Việt không ra Việt, Tây không ra Tây nào ngờ cái thứ ngôn ngữ quái đản kia lại đang trở thành một thứ ngôn ngữ thông dụng trong giới tuổi teen hiện nay. Nó phổ biến rộng rãi đến mức tôi có thể bắt gặp kiểu ngôn ngữ trên bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu khi tham gia vào một vài diễn đàn, các forum chat hoặc các trang blog cá nhân.Có rất nhiều dẫn chứng về việc lạm dụng quá nhiều tiếng lóng làm cho ngôn ngữ “chính thống” bị méo mó, mất giá trị văn hóa của tiếng Việt mà tôi có dịp được đọc, chẳng hạn như: “bùn wá mài nhỉ, lẹi gần hít nem lép 12 roài… thí tụi mìn ko đc zui như hồi nem ngoái, nghĩ vậy thoai mừ teo bùn ghê gúm… nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân, đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”. Với đoạn đối thoại trên, nếu không phải là dân chat chuyên nghiệp chắc hẳn bạn sẽ không thể hiểu nổi “đoạn văn” đó nói cái gì? Sau nhiều lần chinh chiến tại các phòng chat tuổi teen và nhức tung đầu tôi có thể tạm dịch đoạn thoại trên như sau: “Buồn quá mày nhỉ, lại gần hết năm lớp 12 rồi… thế tụi mình không được vui như năm ngoái, nghĩ vậy thôi mà tao buồn ghê gớm… nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”.Không dừng lại ở những phiên bản ngôn ngữ tiếng Việt quái đản kiểu trên, tại một số trang blog cá nhân không ít các bạn trẻ tuổi teen còn giới thiệu cho những ai không đọc được ngôn ngữ thời này thì dùng phần mềm V2V (tạm xem là công cụ “dịch” tự động Việt sang Việt, và còn “dịch” được cả “ngôn ngữ siêu Việt”) sẽ làm cho người đó biết chính xác ngôn ngữ của tuổi teen đang sử dụng muốn nói gì. Tôi ví dụ: Tôj đâu co lỗj gj` cơ chư (tôi đâu có lỗi gì cơ chứ), hoặc là 3m hj~u chj’t lj`n (Em hiểu chết liền)…Những tưởng những thứ ngôn ngữ trên “sao Hỏa” trên sẽ bị chỉ trích, bài xích… Ấy thế mà thật bất ngờ làm sao, khi hiện nay có không ít tờ báo, đặc biệt là những tờ báo viết cho đối tượng tuổi mới lớn lại bê nguyên xi ngôn ngữ đời thường mà giới trẻ hay nói chuyện với nhau vào ngôn ngữ báo chí để làm tăng tính biểu cảm, sinh động cho bài viết của tác giả và gây được ấn tượng đối với độc giả.Ví dụ, mới đây trên trang viết của một tờ báo thuộc ngành đã đăng: tiền thành xiền, tình yêu thành tình iu, ghét như con bọ chét, nhỏ như con thỏ, tin vịt, chạy mất dép, bó tay.com, bốc hơi (biến mất), đít chai (kính), 2 (hichào), 4U (For you cho bạn), 2NT (Tonight tối nay), G92U (Good night to you)… đọc vào mà tôi nhức hết cả đầu, hoa hết cả mắt.Tình trạng lạm dụng quá nhiều tiếng lóng, từ địa phương cũng như vay mượn từ nước ngoài của một số tờ báo như thế đang ngày càng trở nên đáng lo ngại và cần được quan tâm điều chỉnh.1.3.2. Nguyên nhân của việc biến thể tiếng Việt trong văn hóa giao tiếp của giới trẻ.Từ khía cạnh tâm lý học, tuổi teen là độ tuổi có đặc trưng tâm lý thích cái mới, ưa sự khám phá, thường hành động theo trào lưu. Vì vậy như một “làn sóng” dây chuyền, chỉ trong vài năm, cách nói, viết trên ngày càng lan rộng trong giới trẻ. Nhiều teen xem đó như là một phát minh”, một thứ ngôn ngữ riêng giúp giới trẻ có thể trao đổi, bày tỏ mọi thứ. Qua khảo sát, hầu hết các bạn trẻ thường sử dụng “ngôn ngữ teen” trên mạng và tin nhắn điện thoại. Điều này cho thấy mức độ gắn liền của ngôn ngữ chat đối với các công cụ truyền thông hiện đại. Các bạn trẻ thường lựa chọn mạng xã hội làm không gian giao tiếp, chia sẻ với bạn bè. Nếu như không bàn tới các khía cạnh hạn chế của lạm dụng internet thì việc sáng tạo, sử dụng những ngôn ngữ “lệch chuẩn” đôi khi cũng là giải pháp giúp giới trẻ giải phóng năng lượng, giải thoát bức xúc cá nhân, thể hiện bản thân một cách dễ dàng hơn. Và có thể nói, ở khía cạnh nào đó, việc sử dụng dạng thức ngôn ngữ này đã tạo nên sự cộng cảm trong cộng đồng giới trẻ hiện nay. Bản thân những người sử dụng loại ngôn ngữ này tự hình thành cho mình một thói quen đọc và hiểu được những biến đổi ngôn ngữ khi thực hiện hành vi “chat” hay nhắn tin một cách linh hoạt. Hay nói cách khác, họ tự tạo ra sự tiện lợi cho quá trình giao tiếp, trao đổi với những thông điệp ngôn ngữ chuyển tải riêng. Điều này tạo nên một mô thức biểu đạt cảm xúc “nhóm” của thanh niên thời hiện đại. Giao tiếp bằng ngôn ngữ không chỉ là cách truyền đạt thông tin giữa người với người mà còn là một phương diện để thể hiện văn hóa, đạo đức. Việc sử dụng ngôn ngữ teen trong nhiều trường hợp hình thành một thái độ giao tiếp, một hình thức ứng xử tạo sự thoải mái, vui vẻ, hài hước, làm tăng thêm tính hiệu quả của mục đích giao tiếp. Từ góc độ giáo dục, việc lạm dụng các ngôn từ thiếu thẩm mỹ của giới trẻ trong giao tiếp cũng là những vấn đề mà xã hội, các bậc cha mẹ và nhà trường cần quan tâm. Song, ở khía cạnh văn hóa, “giá trị gây sốc” của những ngôn từ “lệch chuẩn” cũng mang những nét đặc trưng thể hiện phong cách riêng của văn hóa giới trẻ hiện nay.1.4. Hiện tượng vi phạm luật chính tả tiếng Việt trong đời sống.Vấn đề làm sao để viết cho đúng tiếng Việt vẫn được giới chức giáo dục giảng dạy ra rả trong nhà trường, nhưng rồi các vị ấy chỉ biết chau mày, lắc đầu mỗi khi đọc một bài văn, bài tập có vô vàn lỗi chính tả. Trong đời sống hàng ngày, người Việt Nam gần như chấp nhận phải “chung sống” với tiếng Việt viết sai. Lạ lùng thay, ngay từ trên ghế nhà trường, từ mẫu giáo, lớp 1 đã thường xuyên có những giờ chính tả. Nhưng khi trưởng thành, đi làm việc, công tác... thì lỗi chính tả lại không được xem là một giá trị cần phải giữ gìn.Với người Việt sinh sống lâu năm hoặc thế hệ người Việt sinh ra ở hải ngoại thì chuyện viết sai tiếng Việt càng là việc “hà rầm” hơn. Trong thực tế, khi lỡ viết sai một câu tiếng Anh, tiếng Pháp, nhiều người cảm thấy bứt rứt, mang nặng mặc cảm dốt nát. Trong khi viết sai tiếng Việt, thậm chí sai một cách trầm trọng, thì họ lại xem đó là chuyện bình thường, ngụy biện cho những cái sai của mình là “phong cách” hay “sự sáng tạo”. Điều đó dẫn đến thói quen coi thường văn bản, xem nội dung “đại khái” quan trọng hơn ngôn ngữ. Họ cho rằng chỉ cần người khác hiểu được đại khái ý chính là đượcViệc viết sai tiếng Việt còn do ảnh hưởng của những thói quen, tập quán của từng vùng miền. Vì thế, ngay chính trên quê hương của tiếng Việt việc nói và viết sai tiếng mẹ đẻ vẫn xảy ra như cơm bữa.Ví dụ: Người miền Bắc, do có sự lầm lẫn các những phụ âm đầu bằng tr ch, gi d, l nh, s x... nên nói, thậm chí viết : “ông giời” (ông trời), “mặt giăng” (mặt trăng), “uống riệu” (uống rượu), “giồng cây ăn chái” (trồng cây ăn trái), “phong chào chanh đấu” (phong trào tranh đấu), “nhọ nhem” (lọ lem)...Nguời miền Trung thì không phân biệt dấu hỏi dấu ngã... Người miền Nam cũng ít chú trọng phân biệt dấu hỏi ngã, có nhiều lẫn lộn chính tả ở một số phụ âm đầu: v d: “dội dàng đi dề” (vội vàng đi về) tr ch: “ông chời” (ông trời)Lẫn lộn chính tả ở một số phụ âm cuối: t c: “dủ nhao chơi cúc bắc” (rủ nhau chơi cút bắt) au ao: “chời mưa như trúc” (trút)... Tuy vậy, người Việt Nam ba miền nói chuyện với nhau đều hiểu nhau cả Với những người Việt xa quê hương quá lâu không được nói, viết tiếng Việt hàng ngày thì việc viết sai chính tả, lủng củng, dùng từ không chính xác, phải “mượn” ngoại ngữ để diễn đạt... tiếng Việt... có lẽ nên được du di thông cảm bỏ qua. Tuy nhiên, gần đây, cùng với trào lưu “chat chit” trên internet thì bây giờ nhan nhãn thứ “tiếng Việt cách tân”, xuất hiện đầy rẫy các từ Việt bị uốn éo, vặn vẹo: “sẹo” (sạo), “trùi” (trời), “thui” (thôi), “rùi” (rồi), “cí” (ký, cái), “đê” (đi), “thía” (thế), “wé” (quá), “wừn” (quần)....Không phải đến thời đại truyền thông kỹ thuật số hôm nay thì tiếng Việt mới bước vào con đường bị viết sai một cách bi đát như vậy. Tác giả Nguyễn Gia Kiểng nguyên là một GS ĐH Sài Gòn trước 1975 hồi tưởng: “Năm 1974,tôi nhận dạy kinh tế cho một trường đại học tại Sài Gòn. Trước khi bắt đầu, tôi hỏi một số giáo sư dạy kinh tế cho tôi xem những bài đã được chấm đậu những năm trước.Mục đích của sự tham khảo này chỉ là để xem trình độ tiếp thu của sinh viên về môn kinh tế như thế nào. Nhưng tôi lại khám phá ra một sự kiện khác, kinh khủng hơn nhiều. Các sinh viên ở năm cuối cùng, sắp tốt nghiệp, hoàn toàn không biết viết tiếng Việt. Họ viết những câu rất dài và luộm thuộm, sai văn phạm, sai chính tả, sai cả nghĩa của từ ngữ. Bực bội quá tôi phải dọa các sinh viên là sẽ không chấm những bài viết sai tiếng Việt.Rồi tôi đặt ra một qui luật có thể là hơi quá đáng: mỗi bài sẽ được chấm trên 20 điểm, 10 điểm trên ngữ pháp, 10 điểm về nội dung, nhưng nếu bài không đủ 5 điểm về ngữ pháp thì sẽ không được chấm phần nội dung nữa. Biện pháp quá khích đó có lẽ đã có tác dụng làm các sinh viên coi trọng Việt văn hơn”.Nhìn tới ngó lui, nhìn xuôi ngó ngược... mới thấy thực trạng viết sai tiếng Việt chẳng phải là chuyện gì mới mẻ, chắc nó đã có từ khi... có tiếng Việt Tuy nhiên, viết chính xác tiếng mẹ đẻ vẫn là điều cần phấn đấu để đạt được. Người Việt dù trong nước hay ở hải ngoại đều cần giữ gìn tiếng Việt, vì đó là cái hồn của dân tộc, không thể nào có một dân tộc Việt mà không biết nói, viết hoặc toàn nói, viết sai tiếng Việt.CHƯƠNG 2: HỆ QUẢ CỦA HIỆN TƯỢNG BIẾN THỂ TIẾNG VIỆT TRONG THỜI KỲ HIỆN NAY.2.1. Khái quát.Cách đây gần một thế kỷ trong bài diễn thuyết bằng quốc văn của ông Phạm Quỳnh có câu nói nổi tiếng: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn”. Sự biến thái về ngôn ngữ đáng lo hiện nay chứng tỏ các nhà quản lý của nước ta chưa biết khơi gợi niềm tự hào về tiếng Việt, bảo tồn vốn quí báu của ngôn ngữ dân tộc. Sự chế biến tiếng Việt như hiện nay đâu chỉ thuần tuý ở sự xuống cấp trong ngôn ngữ mà nó còn là sự xuống cấp trong lối sống của một tỉ lệ không nhỏ người Việt trẻ. Sự thay đổi này thoạt nhìn có vẻ như vô hại nhưng nó đang dần để lại một hệ quả khó lường. Từ học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3 đến sinh viên đại học, nhân viên văn phòng đang lạm dụng loại ngôn ngữ này. Họ không những sử dụng chúng trên mạng mà còn đem chúng ra cuộc sống hằng ngày áp dụng vào mọi tình huống, mọi lúc, mọi nơi mà không cần biết chúng có thích hợp hay không. Chẳng hạn như học sinh – sinh viên mang ngôn ngữ này viết vào trong bài thi, bài kiểm tra khiến cho giáo viên phải đau đầu vì phải ngồi dịch Tiếng Việt. Việc sử dụng ngôn ngữ này trong một thời gian dài, liên tục, không có sự tự giác và kiểm soát đã hình thành một thói quen vào trong tiềm thức của mọi người khiến cho họ sử dụng nó trong vô thức. Chắc hẳn đa số các bạn trẻ hiện nay đều gặp không ít rắc rối với việc viết sao cho đúng chính tả, đặt câu sao cho đúng ngữ pháp hay sử dụng từ ngữ như thế nào cho đúng với ngữ nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh. 2.2. Biến thể tiếng Việt được coi như tạo lập phong cách qua sự “chệch chuẩn”.Nhìn vào những biến chuyển của xã hội Việt Nam đương đại, có thể thấy thanh niên Việt Nam đã có những định hình về phong cách riêng mang hơi thở của thời đại, khác biệt với những dạng thức văn hóa khác. Bên cạnh những đặc trưng thể hiện sự nhanh nhạy, sáng tạo, đổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế xã hội thì ở một phương diện nào đó, văn hóa thanh niên cũng được cho là có nhiều hiện tượng “gây sốc”. Nghiên cứu của Lê Thu Hường và Lê Duy Thế đã chỉ ra đặc trưng lối sống của giới trẻ Việt Nam qua ba hiện tượng cơ bản: nhạc trẻ, thời trang, lối sống và quan niệm về cuộc sống. Điểm chung của những hiện tượng này là đều được cho là đi ngược lại với những giá trị văn hóa truyền thống. Từ hiện tượng như vậy, tôi cho rằng bên cạnh không ít thanh niên còn có hiểu biết hạn chế, thậm chí lệch lạc về thời trang với tâm lý hiếu kỳ, thích chơi nổi, chưa phù hợp với môi trường và hoàn cảnh xã hội thì ở một khía cạnh nào đó, những thử nghiệm sự khác biệt trong thời trang cũng là một phần của tính hiện đại và bản sắc. Từ những hiện tượng về thời trang, âm nhạc, lối suy nghĩ… có thể thấy, sự “chệch chuẩn” với phong cách riêng là một hiện tượng khá phổ biến trong giới trẻ. Và có thể nhìn nhận xu hướng phá vỡ những quy chuẩn chính thống trong ngôn ngữ giao tiếp hiện nay là phần nào thể hiện phong cách đặc trưng của giới trẻ từ góc độ này. Sự “chệch chuẩn” trong ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ được thể hiện rõ qua những bàn luận trái chiều trên các phương tiện truyền thông trong xã hội hiện nay. Nhiều ý kiến cho rằng: một bộ phận giới trẻ hiện nay đã lạm dụng hiện tượng này để tạo ra sự “mới lạ”, “phá cách”, “sáng tạo”, “phi chuẩn mực”, dí dỏm, hài hước mà người ta gọi là “chệch chuẩn riêng”. Điều này sẽ có ảnh hưởng lớn đến “công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” và nếu không có sự điều chỉnh sớm sẽ có tác hại đến chuẩn mực ngôn ngữ dân tộc” . Những ngôn từ “biến hóa” của giới trẻ đã và đang được sử dụng rộng rãi từ bàn phím điện thoại, máy tính đến giao tiếp hàng ngày, tuy chỉ mang tính cá nhân, nhưng lại ảnh hưởng đến đối tượng giao tiếp, thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống và sự giàu đẹp trong ngôn ngữ của cha ông. Vì vậy, trước sự “biến hóa” ngôn ngữ Việt của giới trẻ hiện nay, chúng ta cần có định hướng, giúp giới trẻ hiểu được giá trị chuẩn mực của ngôn ngữ. Bên cạnh những phản ứng của phương tiện truyền thông xã hội về hiện tượng ngôn ngữ này thì ngôn ngữ chat trong giao tiếp của giới trẻ có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân như thế nào? Kết quả khảo sát một số học sinh trung học và sinh viên ở Hà Nội (từ 1821 tuổi) cho thấy: có 2850 bạn khi được hỏi về nguyên nhân sử dụng ngôn ngữ chat đã trả lời là do để tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc; để thể hiện cảm xúc chân thật và dễ dàng hơn (2650); theo trào lưu tuổi teen, nghe mãi thành quen (4550); thích thú khi tạo sự khác biệt (550). Rõ ràng, ngôn ngữ tuổi teen đã mang lại những hiệu quả sử dụng nhất định. Những quan niệm của giới trẻ về việc sử dụng dạng ngôn ngữ này là sự thể hiện đặc tính cơ bản của giới trẻ: hồn nhiên, vui tươi, phá bỏ khuôn mẫu bộc lộ cảm xúc nhằm thu hẹp khoảng cách giao tiếp giữa các cá nhân, giảm bớt cảm xúc khô khan của ngôn ngữ giao tiếp thông thường ở những cảnh huống nhất định. Vì vậy, mặc dù có những quan niệm cho rằng việc sử dụng ngôn ngữ chat là “đua đòi”, là những ngôn ngữ “lạ, pha tạp” hay là sự “thích thể hiện mình trước mọi người” thì cũng không thể phủ nhận hình thức ngôn ngữ này đã tạo lập một phong cách riêng của giới trẻ. Đó là phong cách “chệch chuẩn” mang tính hiện đại với hình thức bộc lộ cảm xúc mang tính sáng tạo đặc trưng trong giao tiếp của giới trẻ hiện nay. 2.3. Ngôn ngữ lai căng: Lợi và hại. Hẳn mọi người đã không còn xa lạ với những thuật ngữ của giới trẻ hiện nay như nhận mai rồil, thông tin này lấy trên internet…đặc biệt trong giao tiếp hàng ngày, tần số xuất hiện song ngữ Anh Việt này càng cao, điển hình như: thay vì nói “tạm biệt” sẽ là “Bye bye” hay lời xin lỗi đơn giản chỉ là “Sorry nha”, … Cách sử dụng ngôn ngữ “nửa nạc nửa mỡ” như vậy ngày càng phổ biến do sự tiện lợi, ngắn gọn cũng như bởi sự mới mẻ và dễ hiểu. Cũng có một số từ tiếng Anh diễn tả nghĩa đa dạng hơn với từ đồng nghĩa trong tiếng Việt hoặc có một số từ tiếng Việt không có. Có thể xem đây là một sự phá cách trong ngôn ngữ mà trước đây chưa từng xảy ra, và cũng chỉ tồn tại phần lớn ở giới trẻ hiện nay. Về khía cạnh này, không thể phủ định sự tiện lợi của tiếng Anh chính là chuyển tải nghĩa muốn nói một cách ngắn gọn và hiệu quả. Chẳng hạn như nếu không nói “check mail” thì phải là “lên kiểm tra hộp thư điện tử”. Hơn nữa, vẫn có một số từ tiếng Anh không thể dịch sang tiếng Việt như thế nào, chẳng hạn như showbiz, các hotboy hay những thuật ngữ kinh tế như marketing, … Rõ ràng dùng tiếng Anh trong các trường hợp trên thật sự thích hợp và cần thiết. Cách sử dụng ngôn ngữ “lai căng” cũng đã trở thành thói quen của một số bạn vì cường độ sử dụng thường xuyên cũng như sự tiện lợi của nó. Và không ai phủ nhận bây giờ chúng ta có nhiều việc hơn để làm, nhiều kiến thức hơn để học, nhiều hoạt động hơn để tham gia, và nhiều trào lưu hơn để tạo dựng phong cách. Sử dụng song ngữ Anh Việt trong giao tiếp đã và đang trở thành một trào lưu như vậy. Mỗi thời đại, mỗi thế hệ sẽ có cách nhìn nhận riêng về vấn đề này. Có thể quá khắt khe khi cho rằng việc sử dụng ngữ lai căng trong giới trẻ chúng ta là minh chứng cho lối học đòi, thói sính ngoại mù quáng. Bởi trên một phương diện nào đó, sử dụng ngôn ngữ lai căng đúng lúc, đúng chỗ và ở mức độ có thể chấp nhận được vẫn có ưu điểm. Âu cũng là một tí sáng tạo, một vài tiện lợi, xen lẫn cá tính và một chút gọi là “ôi, giới trẻ” của chúng ta. Tuy nhiên, sẽ quá thiên vị và dễ dãi khi xem nhẹ những tác động tiêu cực của việc lạm dụng tiếng Anh trong tán gẫu hàng ngày của giới trẻ. Hội nhập thì ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, là một đòi hỏi tất yếu. Song việc lạm dụng ngoại ngữ, sử dụng ngoại ngữ không đúng lúc, đúng chỗ đã và đang làm mất đi tính thuần khiết vốn có của Tiếng Việt…Với yêu cầu của môn học, của công việc, của tương lai, chúng ta ra sức trau dồi tiếng Anh, cố làm sao nói được tiếng Anh đúng theo giọng chuẩn, đỏ mặt khi lỡ dùng một câu tiếng Anh sai ngữ pháp nhưng đa số lại tỉnh bơ khi dùng sai tiếng Việt, thậm chí Anh hóa cả tiếng Việt và vô tình biến ngôn ngữ chúng ta thành món ăn thập cẩm…Có quá lời không khi cho rằng đó là dấu hiệu báo trước một sự thất bại trong việc giữ gìn ngôn ngữ mẹ đẻ của chúng ta. Đừng lạm dụng nó, nếu không “lai căng” sẽ trở thành lực cản làm gián đoạn quá trình giao tiếp của bạn, thậm chí khiến người khác khó chịu, đánh mất những mối quan hệ tốt đẹp. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh và thủ tướng Phạm Văn Đồng đã hơn một lần nói về “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Nhưng ... ngôn ngữ “lai căng” đã phá vỡ sự trong sáng đó. Thực ra, định nghĩa thế nào là “sự trong sáng của tiếng Việt” thì rõ ràng không dễ. Tiếng Việt trong sáng không phải là không tiếp thu những cái hay của ngôn ngữ nhân loại, không tiếp thu những thuật ngữ mới làm phong phú thêm hệ thống từ vừng tiếng Việt, càng không thể chống lại quy luật vận động tự thân của chính tiếng Việt. Thế nhưng, đừng để hiện tượng này trở thành một xu thế lố lăng, “nửa Tây, nửa Ta”, để rồi gây khó khăn trong quá trình giao tiếp. Nói tóm lại, ngôn ngữ lai căng sẽ là một sự phá cách độc đáo nếu như vận dụng nó đúng ngữ cảnh, đúng đối tượng, và cũng sẽ là vật cản khó gỡ nếu như lạm dụng nó quá nhiều. Suy cho cùng, lai căng ngôn ngữ là sự phá cách độc đáo hay “hạt sạn khó nuốt” – điều này tùy thuộc vào các bạn. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT.3.1. Tiếng Việt – hòa nhập chứ không hòa tan. Sự nghiệp đổi mới và hội nhập sâu rộng quốc tế đã tạo cho Việt Nam nhiều thời cơ và bên cạnh đó, tạo ra nhiều thử thách. Đối với tiếng Việt thì đó là nguy cơ bị hòa tan, trộn lẫn với những ngôn ngữ quốc tế khác, đặc biệt là Tiếng Anh. Ai cũng biết, hòa nhập nền văn hóa thế giới luôn là “con dao hai lưỡi”. Bên cạnh những mặt tích cực, tất nhiên sẽ tồn tại những mặt tiêu cực nhưng quan trọng hơn cả là bản lĩnh của chúng ta như thế nào để tiếp nhận tinh hoa của thế giới mà vẫn giữ được giá trị truyền thống. Thực trạng ngôn ngữ “lai căng” hiện nay là biểu hiện rõ nhất của “sự sắp hòa tan ngôn ngữ”. Thế nhưng, chúng ta biết nguyên nhân gây ra bệnh, tất yếu sẽ có ít nhiều biện pháp để điều trị căn bệnh “nửa tốt, nửa xấu” này. Sẽ không quá muộn nếu như ta bắt đầu hành động từ ngay bây giờ. Học hỏi những điều tốt đẹp và hạn chế lai căng những tạp chất không phù hợp với văn hóa ứng xử của mình. Có thể bạn sẽ bị bạn bè cho là cổ hủ một chút nhưng ít nhất bạn sẽ là bạn, khác biệt so với những người khác và sống đúng với con người thực của chính mình. Hãy hòa nhập vào cuộc sống nhưng đừng hòa tan mình trong đó Tiếp thu ngôn ngữ nước ngoài có chọn lọc, đừng bao giờ đánh đổi tiếng mẹ đẻ của mình hay tự làm ô bẩn sự trong sáng của tiếng Việt. Muốn làm được như thế, điều cốt lõi nhất là phải phát huy sức mạnh nội lực bên trong. Các ngành chức năng cần nâng cao tính giáo dục, định hướng cho thanh thiếu niên có nhận thức đúng trong việc sử dụng ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp, giúp họ nâng cao về trình độ nhận thức tư tưởng đúng đắn, rèn luyện để đủ bản lĩnh, biết chọn lọc, tiếp thu những giá trị tinh hoa của nhân loại, gạt bỏ những yếu tố độc hại ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của thanh niên. Đúng hơn là chúng ta tìm cách tạo cho giới trẻ sự miễn nhiễm hay sức đề kháng trước những loại ngôn từ không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam để tự giới trẻ biết suy nghĩ và hành động đúng. Có như vậy mới dung hòa hiện tượng lai căng ngôn ngữ, đồng thời vẫn tiếp thu được những tinh hoa của văn hóa tốt đẹp của thế giới, từ đó tự làm giàu ngôn ngữ của chính bản thân mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần đề cao tính dân tộc trong các tác phẩm văn học, Người từng phát biểu: Phải phát huy cốt cách dân tộc, phải biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Là những người chủ tương lai của đất nước, chúng ta hãy làm theo lời Bác Hồ đã dạy, và hãy luôn nhớ: Hòa nhập chứ không hòa tan.3.2. Cần một sự định hướng phù hợp cho giới trẻ. Trước thứ ngôn ngữ không giống ai kiểu như đã kể trên đang trở nên thông dụng hơn bao giờ hết trong giới trẻ, tôi tự đặt câu hỏi cho mình: Không biết có phải vì những câu nói kiểu này được dùng vì nó có vần hay không, hoặc do thứ ngôn ngữ trên đang được xã hội chấp nhận?Tuy nhiên, khi tôi hỏi về ngôn ngữ của giới trẻ thường sử dụng, một thầy giáo dạy văn đã buồn rầu nói: “Nhiều em nói tiếng Việt còn chưa xong, viết không đúng, thêm ba cái tiếng không giống ai này nữa rồi cứ viết loạn cả lên. Nhiều khi chấm bài văn mấy em viết với thứ ngôn ngữ pha tạp lung tung mà tôi đâm lo. Nếu các em cứ dùng kiểu câu chữ ấy mãi thành thói quen thì rất dễ viết sai tiếng mẹ đẻ. Rõ ràng đây là một vấn đề mà các nhà trường cần có sự tìm hiểu và giáo dục, định hướng cho các em”.Thực tế cho thấy, đa số lớp trẻ thời thích tạo cho mình một phong cách riêng không giống ai từ cách ăn, mặc, đi đứng cho đến cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp hàng ngày để tự khẳng định mình là người của thời đại mới. Đặc biệt, các em ở lứa tuổi mới lớn đã ngồi vào chat mà sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ thì bị coi là “nhà quê”. Chính vì tâm lý không muốn thua bạn kém bè mà em này bắt chước em kia, từ đó xuất hiện một ngôn ngữ riêng dành cho tuổi teen và trở thành “mốt”. Việc lạm dụng ngôn ngữ chat của lớp trẻ thời không chỉ khiến cho các em mất dần vốn tiếng Việt mà nó còn đánh mất sự trong sáng của tiếng Việt, làm mất bản sắc văn hóa của dân tộc.Đây là vấn đề hết sức cấp thiết. Thiết nghĩ, đã đến lúc cần có sự phối hợp giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội nếu không con em chúng ta sẽ mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ. Trong đó, điều quan trọng nhất là các em đang đánh mất ý thức về tinh thần tự tôn, lòng tự hào dân tộc về tiếng mẹ đẻ của mình.KẾT LUẬN Tiếng Việt đã trải qua một quá trình đấu tranh để phát triển, trường tồn khá bền bỉ. Từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ người dân ta chưa có một thứ ngôn ngữ riêng cho dân tộc mình. Vì vậy chúng ta đã mượn hình thức chữ Hán , phiên âm ra tiếng Việt gọi là chữ Hán Việt. Đến khoảng thể kỉ XIIXIII, cha ông ta dựa trên chữ Hán Việt đã sáng tạo ra ngôn ngữ của dân tộc mình là chữ Hán Nôm. Nhưng loại chữ này là chữ tượng hình vì vậy khó đọc, khó viết và khó nhớ nên không được phố biến rộng rãi. Chủ yếu là tầng lớp quan lại phong kiến và các nho sĩ. Đến khoảng thể kỉ XVIXVII , các giáo sĩ phương Tây sang nước ta để truyền bá đạo giáo. Họ nhận thấy nếu truyền bá đạo mà dùng ngôn ngữ Hán Nôm thì không được vì hầu hết người dân ta đều không biết chữ. Vì vậy họ đã sáng tạo ra thứ ngôn ngữ mới dựa trên chữ cái Latinh gọi là chữ Quốc ngữ. Khi chữ Quốc ngữ ra đời, người dân ta nhận thấy đây là thứ ngôn ngữ có ưu điểm vượt trội: Vừa dễ viết, dễ đọc, dễ thuộc lại dễ nhớ nên nó nhanh chóng đi vào đời sống người Việt ta. Tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thống của đất nước ta. Nó được dùng là ngôn ngữ chính thức trong các văn kiện lịch sử quan trọng, trong đối ngoại, trong giao lưu văn hóa, trong giao tiếp hàng ngày của người dân. Tuy nhiên hiện nay, một bộ phận giới trẻ của ta chưa ý thức được tầm quan trọng của tiếng Việt. Họ quên trau dồi, học tập , thậm chí còn lạm dụng tiếng nước ngoài làm cho tiếng Việt của ta mất đi sự trong sáng. Biểu hiện ngay trong những bài viết văn sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp hay sự lai căng trong ngôn ngữ giao tiếp. Trong thời đại kinh tế thị trường, nước ta đang mở rộng cửa để giao lưu văn hóa với các quốc gia trên thế giới nên việc học thêm ngoại ngữ là điều cần thiết nhưng trước hết phải học tốt tiếng Việt. Phải không ngừng trau dồi, học hỏi, làm giàu có và chuẩn xác vốn tiếng Việt của mình. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh rất rõ vai trò của tiếng Việt với dân tộc mình “ Chúng ta cần phải làm cho tiếng Việt giàu đẹp vì đó là sự sống còn của cả dân tộc” . Vì vậy muốn học tốt ngoại ngữ trước hết hãy học tốt tiếng Việt. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân Việt Nam, trong đó có học sinh những người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong giao tiếp xã hội, trong học tập, nghiên cứu. Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi phải có sự nỗ lực trên các phương diện: tình cảm, nhận thức và hành động. Trước hết mỗi học sinh cần có tình cảm yêu mến và có ý thức quý trọng tiếng Việt. Mỗi người cần thấm nhuần và khắc sâu lời dặn của Hồ Chủ Tịch “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp” . Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng đòi hỏi mỗi người cần có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt. Đó là hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc tiếng Việt ở các phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp.Muốn có hiểu biết, người học cần tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, qua sách báo, học tập ở trường. Có thể tìm hiểu và học tập tiếng Việt ở mọi lúc mọi nơi.Sự trong sáng của tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng .Tuy nhiên cần tiếp nhận những yếu tố tích cực từ tiếng nước ngoài để làm giàu hơn tiếng nói của mình một cách tự nhiên.
MỞ ĐẦU Lí chọn đề tài: Tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) ngôn ngữ dân tộc Việt Nam ta; thứ tài sản vô quý giá đất nước Tiếng Việt tinh hoa văn hóa dân tộc ta giữ gìn, bảo tồn, phát triển qua hàng ngàn năm tồn Tuy nhiên để tiếng Việt giàu đẹp cần chung tay giữ gìn sáng tiếng Việt Trong xu hội nhập tồn cầu hóa, với phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, Tiếng Việt, vai trò ngơn ngữ văn hóa dân tộc có thay đổi nhanh chóng xét nhiều phương diện Một thay đổi dễ nhận thấy dành quan tâm xã hội, ngơn ngữ giới trẻ - chủ nhân tương lai đất nước Vấn đề trở nên “nóng” gần đây, phương tiện thông tin đại chúng, ý kiến trái chiều vấn đề đưa bàn luận sôi Tiếng Việt thứ tiếng mn hình mn vẻ với cấu trúc ngữ pháp riêng biệt kết hợp với âm Sự đa dạng phong phú tạo nên nét đẹp riêng cho Tiếng Việt chúng ta, người Việt Nam, tự hào sử dụng ngơn ngữ mẹ đẻ Thế thực tế nhận điều, Tiếng Việt dần bị biến hóa đủ kiểu Người ta sử dụng chúng cách tùy tiện mà không cần biết từ ngữ có nghĩa cách dùng chúng Vì vậy, phạm vi tiểu luận này, chọn đề tài “ giữ gìn sáng tiếng Việt” để nói lên quan điểm tiếng Việt Đối tượng phạm vi nghiên cứu: 2.1 Đối tượng nghiên cứu Đồi tượng nghiên cứu đề tài thực trạng tiếng Việt vấn đề giữ gìn sáng tiếng Việt 2.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đề tài thực trạng sử dụng tiếng Việt sống văn nhà nghiên cứu xã hội lĩnh vực Phương pháp nghiên cứu Để thực đề tài này,tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, tức tìm hiểu sách, báo, tạp chí …, website có liên quan để tổng hợp nội dung cần thiết, chủ yếu thu thập tài liệu từ thông tin đại chúng từ đời sống thực tiễn Ngồi ra, q trình làm đề tài, phương pháp phân tích, tổng hợp, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phê bình sử dụng triệt để Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc đề tài gồm có chương Chương 1: Thực trạng tiếng Việt Chương 2: Hệ tượng biến thể tiếng Việt thời kỳ Chương 3: Một số biện pháp để giữ gìn sáng tiếng Việt CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG TIẾNG VIỆT HIỆN NAY 1.1 Khái quát chung Tiếng Việt trải qua trình đấu tranh để phát triển, trường tồn bền bỉ Từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ người dân ta chưa có thứ ngơn ngữ riêng cho dân tộc Vì mượn hình thức chữ Hán , phiên âm tiếng Việt gọi chữ Hán Việt Đến khoảng thể kỉ XII-XIII, cha ông ta dựa chữ Hán Việt sáng tạo ngôn ngữ dân tộc chữ Hán Nơm Nhưng loại chữ chữ tượng hình khó đọc, khó viết khó nhớ nên khơng phố biến rộng rãi Chủ yếu tầng lớp quan lại phong kiến nho sĩ Đến khoảng thể kỉ XVI-XVII , giáo sĩ phương Tây sang nước ta để truyền bá đạo giáo Họ nhận thấy truyền bá đạo mà dùng ngơn ngữ Hán Nơm khơng hầu hết người dân ta khơng biết chữ Vì họ sáng tạo thứ ngơn ngữ dựa chữ Latinh gọi chữ Quốc ngữ Khi chữ Quốc ngữ đời, người dân ta nhận thấy thứ ngơn ngữ có ưu điểm vượt trội: Vừa dễ viết, dễ đọc, dễ thuộc lại dễ nhớ nên nhanh chóng vào đời sống người Việt ta Tiếng Việt trở thành ngôn ngữ thống đất nước ta Nó dùng ngơn ngữ thức văn kiện lịch sử quan trọng, đối ngoại, giao lưu văn hóa, giao tiếp hàng ngày người dân Tuy nhiên nay, phận giới trẻ ta chưa ý thức tầm quan trọng tiếng Việt Họ qn trau dồi, học tập , chí lạm dụng tiếng nước làm cho tiếng Việt ta sáng Biểu viết văn sai lỗi tả, dùng từ, ngữ pháp hay lai căng ngôn ngữ giao tiếp Trong thời đại kinh tế thị trường, nước ta mở rộng cửa để giao lưu văn hóa với quốc gia giới nên việc học thêm ngoại ngữ điều cần thiết trước hết phải học tốt tiếng Việt Phải không ngừng trau dồi, học hỏi, làm giàu có chuẩn xác vốn tiếng Việt Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhấn mạnh rõ vai trò tiếng Việt với dân tộc “ Chúng ta cần phải làm cho tiếng Việt giàu đẹp sống dân tộc” Vì muốn học tốt ngoại ngữ trước hết học tốt tiếng Việt 1.2 Hiện tượng lạm dụng tiếng nước tiếng Việt 1.2.1 Thực trạng việc lạm dụng tiếng nước ngồi ngơn ngữ nói Suốt năm tháng cắp sách đến trường người, môn ngữ văn bồi đắp tình cảm yêu mến ý thức quý trọng tiếng mẹ đẻ lời dạy Bác Hồ “Tiếng Việt thứ cải vô lâu đời vô quý báu dân tộc” Theo Bác, sáng tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng sử dụng tùy tiện, không cần thiết yếu tố ngôn ngữ khác Thế nhưng, nước ta ngơn ngữ Tây hóa tràn lan khắp nẻo đường, có mặt bảng quảng cáo, nhà hàng, cao ốc văn phòng nghệ danh, chí tên Đây xu hướng đáng báo động Nếu trước người ta lấy nghệ danh tên cha sinh mẹ đẻ họ “chế” đủ loại tên như: Chi Pu, Noo Phước Thịnh, Midu, Isaac, Jun Phạm, Puka với tên nhiều hát có ảnh hưởng đến giới trẻ Cause I Love You, Remember Me, Say You Do, Loving You,… Quán ăn, nhà hàng bị Tây hóa gốc kiểu như: Golden Plaza (Hàng Trống), Golden Lake (Hàng Mành), Luxury (Phủ Doãn)… Cửa hàng hay cửa hiệu, người ta thấy đầy rẫy shop Men, shop Fashion, Baby’shop Đó chưa kể số gia đình theo trào lưu sính ngoại đặt tên tiếng Anh Sony, Suboi, Soll, Goll… Đặc biệt giới trẻ tạo lập cho thứ “ngơn ngữ” lạ tai lại lệch với chuẩn tiếng nói chữ viết tồn dân Khi trao đổi, người ta khơng nói: “Khi lên mạng báo hiệu cho tớ” mà nói theo kiểu “bồi Tây” nửa nạc nửa mỡ: “Khi online buzz cho tớ với?” Mỗi chat tiếng Anh cơ/cậu lại hỏi câu từ ASL? (age/sex/locasion) vừa nhanh vừa gọn cho ba vấn đề (tuổi, giới tính, nơi ở) Không trao đổi thông tin với mạng hay tin nhắn mà lời ăn tiếng nói hàng ngày nhiều HS tìm cách dung nạp tiếng nước mức cho phép Thay nói lời cảm ơn, xin lỗi họ lại: Thank you, sorry ngập miệng Đệm tiếng Anh phần tất yếu giao tiếp hàng ngày bạn trẻ cho dù đơi lúc, việc dễ gây hiểu lầm khó chịu cho nguời nghe "Con trường mà, làm nốt assignment, send xong Đợi chút, check phone lại cho ba ngay"… Ở đầu dây bên kia, vị phụ huynh tốt mồ hột khơng kịp hiểu gái cưng nói Đây ví dụ cho việc loạn "song ngữ" Anh - Việt "Mày ok hay khơng ok phải call lại cho Chẳng pro chút cả" đoạn đối thoại tiêu biểu giới trẻ - với câu nói ngắn gọn mà có đủ tiếng Anh lẫn tiếng Việt Môi trường học tập, sinh hoạt ảnh hưởng không nhỏ đến “lộn xộn” cách dùng ngôn ngữ bạn trẻ Từ dẫn chứng đó, ta thấy, tiếng mẹ đẻ có nguy bị sử dụng sai mặt cách cố ý Theo tơi, tiếng Việt khơng có yếu tố để biểu chấp nhận vay mượn từ tiếng nước kiểu elip, oxy, cacbon… Hoặc sử dụng phạm vi hẹp lúc chơi hay trò chuyện vui đùa Tiếc thay nhiều trường hợp HS đưa ngôn ngữ ngoại lai vào thi, viết kiểm tra Rõ ràng việc vay mượn tiếng nước mà chủ yếu tiếng Anh hồn tồn khơng sai thấy cần thiết Có lỗi mơi trường sử dụng phải lúc, chỗ cho phù hợp với đối tượng tiếp nhận Hơn nửa giới trẻ “mê mẩn” lối nói “nửa Tây nửa Ta” Trong giảng đường đại học, chí thầy đơi lúc sử dụng tiếng Anh để tạo tươi lời nói Tuy nhiên, thầy trẻ ưa thích lối nói đại thơi Còn vị trí “độc tơn” phải dành cho bạn trẻ, đặc biệt học sinh trung học trung học phổ thông Số lượng học sinh sử dụng tiếng Anh tán gẫu với vượt mức “cho phép”, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sáng tiếng Việt Đã có thời kì, báo chí, nhà chức trách đầu ngành than vãn, lên tiếng báo động tượng “đột biến” Dư luận lên nhiều ý kiến trái chiều: ủng hộ có, phản đối có Cho đến thời điểm tại, chưa có số xác việc giới trẻ sử dụng lối nói lai căng Thế nhưng, từ thành thị tới nông thôn, từ học sinh phổ thông đến sinh viên Đại học, đến người học thức, học vị cao, tất đơi lần sử dụng lối nói Bởi ngắn gọn, dễ hiểu, lại hợp thời đại Những người ủng hộ cho việc dùng ngôn ngữ lai căng làm phong phú hóa tiếng Việt, tạo hội cho bạn trẻ phát huy tính sáng tạo Những người theo xu hướng thường độ tuổi niên, am hiểu nhiều tâm lý giới trẻ Những người phản đối lại cho làm sáng tiếng Việt, suy thoái phận giới trẻ Mỗi xu hướng ln có ngun nhân định Ta quy chụp đâu đúng, đâu sai? Vấn đề chỗ, lí từ đâu hình thành nên xu hướng nguyên nhân phát sinh tượng gì? 1.2.2 Nguyên nhân tượng lạm dụng tiếng nước giao tiếp * Nguyên nhân khách quan Ngày nay, trình hội nhập quốc tế, ảnh hưởng thâm nhập lẫn lĩnh vực văn hóa, chuyển giao công nghệ, ngôn ngữ tạo tranh phong phú phức tạp Trong tranh ấy, có gam màu sáng, có gam màu tối Chính mơi trường xã hội, yếu tố ngoại lai khác xâm nhập vào Việt Nam thời kì mở cửa hội nhập, vơ hình trung, ảnh hưởng nhiều đến sáng tiếng Việt Đây xu tất yếu mà khơng quốc gia kiểm sốt Có nghĩa là, nay, khơng quốc gia mạnh dạn đứng lên bảo “tiếng mẹ đẻ” họ không bị lai căng Một điều phủ nhận, giới trẻ ngày động, có điều kiện ăn học tiếp cận với nhiều nguồn thơng tin, nên Anh ngữ tốt khơng điều q xa lạ Chúng ta hồn tồn bắt gặp cách nói chuyện Việt Anh trộn lẫn thường xuyên diễn buổi sinh hoạt, chuyện trò chí học lớp, từ sinh viên tới giảng viên Tiếp xúc với tiếng Anh ngày, trở thành thói quen, nên việc chem xen vài từ tiếng Anh chuyện khó tránh khỏi, đơi lúc qn tính thói quen khơng bỏ Bên cạnh đó, thời đại kĩ thuật số, mạng xã hội đời rút ngắn khoảng người từ hàng vạn ki-lơ-mét vài cen-ti-mét Đây điều kiện vô thuận lợi cho nước ta hội nhập, hợp tác phát triển Thế nhưng, cánh cửa mở ra, luồng khơng khí mát lạnh, lành, có hạt bụi, kể mùi hôi Bên cạnh lợi mà đất nước ta có được, ngơn ngữ lại bị nhiễm bẩn Đây quy luật tự nhiên Nó tượng mà thi sĩ Nguyễn Bính than: Hơm qua em tỉnh Hương đồng gió nội bay nhiều (Thật ra, trường hợp gái miền quê phải “hương đồng gió nội”, “bay nhiều” em vừa trở từ chốn đô thị trở về) Âu phải, mơi trường ngun nhân thay đổi nhiều chất người Tựu trung lại, tượng ngơn ngữ nói bị “lai căng” ngày phát triển, thực chất tượng tự nhiên tất yếu, vận động linh hoạt phát triển với phát triển xã hội Tuy nhiên, hoàn toàn đổ lỗi thay đổi xã hội q phiến diện Một phần nguyên nhân đóng góp cho tượng xuất phát từ yếu tố chủ quan, phần xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí giới trẻ * Nguyên nhân chủ quan Khi nhắc đến tượng lai căng, người ta thường nhắc đến giới trẻ Vì vậy? Bởi họ người tiếp thu nhanh nồng nhiệt điều lạ từ nước ngồi Đặc trưng tâm lí lứa tuổi thích mới, tò mò, thích khám phá khẳng định “đẳng cấp” thân Do đó, lứa tuổi dễ bị thu hút vào trào lưu mang đặc trưng phong cách lứa tuổi Sử dụng ngơn ngữ lai căng hàng loạt những trào lưu khẳng định thân cách ăn mặc, kiểu tóc, Nói nơm na là, làm việc vừa khác với lứa tuổi nít trước đây, lại vừa khác với người lớn, phù hợp với trào lưu giới trẻ lan rộng khắp nơi bạn trẻ cảm thấy thỏa mãn nhu cầu khẳng định thân Vì vậy, giới trẻ không ngừng sáng tạo, cải biên, cách tân ngơn ngữ lúc, nơi Sử dụng tiếng Anh khiến cho trình giao tiếp nhanh, gọn, tiện lợi hơn, bên cạnh thể nhí nhảnh yêu đời giới trẻ, biểu lộ cảm xúc rõ nét Họ cảm thấy thích thú xem khả làm chủ thể “đẳng cấp” hệ Nguy hiểm hơn, số bạn trẻ lại xem “chuẩn mực”, bắt kịp thời đại, sáng tạo độc đáo, tìm lối nói riêng độc tơn giới trẻ Do quan điểm lệch lạc, thiếu hụt tri thức ngơn ngữ nói chung tiếng Việt nói riêng, giới trẻ đánh tình yêu tiếng Việt, đồng thời, ý thức giữ gìn bảo vệ sáng tiếng Việt không coi trọng trước Quả thật, bàn vấn đề ngôn ngữ giao tiếp giới trẻ, sinh viên trẻ khơng ngồi sáng tạo đến bất ngờ, phong phú nội dung lẫn hình thức Lâu nay, Tiếng Việt ta có câu: “ Phong ba bão táp khơng ngữ pháp Việt Nam” Nay tiếng Việt chen lẫn tiếng Anh thử hỏi liệu lốc xốy giật cấp mười đây? Nói tóm lại, giới trẻ cẩu thả, đua đòi, ưa thích điều lạ,tiếp thu tinh hoa giới khơng có chọn lọc, làm nghiêm trọng hóa vấn đề gấp nhiều lần 1.3 Ngơn ngữ teen giao tiếp giới trẻ Việt Nam 1.3.1 Thực trạng Một vấn đề bàn luận sôi diễn đàn mạng truyền thông đại chúng việc sử dụng ngơn ngữ văn hóa giao tiếp thường ngày giới trẻ (nhắn tin điện thoại, chat mạng, hội thoại đời sống ) Giới trẻ sáng tạo cho kiểu loại ngơn ngữ riêng không theo quy chuẩn tiếng Việt, thường gọi “ngôn ngữ teen” hay “ngôn ngữ chat”, “ngơn ngữ @” Đó dạng thức ngơn ngữ tạo cách thay đổi chi tiết chữ tiếng Việt, kết hợp nhiều loại ký hiệu khác với ngơn ngữ khác ngồi tiếng Việt Ngôn ngữ thường sử dụng mạng internet, cụ thể diễn đàn, mạng xã hội, cơng cụ trò chuyện trực tuyến khác, đặc biệt tin nhắn điện thoại Khơng người phê phán cho ngôn ngữ giới trẻ “xa lạ với tiếng phổ thông” “cần có giải pháp khắc phục Song, bên cạnh đó, có bình luận tích cực, coi nhu cầu phát triển ngôn ngữ tất yếu giới trẻ xã hội đại Trên diễn đàn (forum), trang nhật ký cá nhân (blog), nói chuyện tán gẫu (chat), hay mạng xã hội Facebook, thấy tiếng Việt bạn trẻ thay đổi từ cách viết đến cấu trúc câu, chí cố tình viết chệch âm, sai lỗi tả để tạo vui vẻ, tinh nghịch lời nói Dạng thức sử dụng ngôn ngữ giao tiếp trường học, nơi cơng cộng giới trẻ, đặc tính riêng phong cách ngữ người nói trực tiếp tương tác với người nghe, nên thường theo kiểu lối nói vần theo kiểu mã hóa ngơn từ bối cảnh phù hợp Ngôn ngữ đời thường mà giới trẻ hay nói chuyện với nhiều làm tăng tính biểu cảm, sinh động Ví dụ: tiền thành xiền, tình yêu thành tình iu, ghét bọ chét, nhỏ thỏ, tin vịt, chạy dép, bó tay com, bốc (biến mất), đít chai (kính)… Để ca ngợi đẹp giới trẻ nói “đẹp dã man”, “vụ lục tốn nhỉ” để nói vụ chi tiêu tiền bạc, để khen người nhiều tiền “thầu giầu nhỉ” Đó vài nhiều ví dụ sử dụng ngôn ngữ mà đại đa số nằm giới trẻ Việc sử dụng tiếng lóng giao tiếp hàng ngày trở nên phổ biến, giới học sinh Ví dụ như: “Em chut ar2 dzui dze trog ngey le tizh iu nha!” (tạm “dịch” là: Em chúc anh hai vui vẻ ngày lễ tình yêu nha!), là: “Ar2 ui, hum ney em bun wa…” (tạm “dịch” là: Anh hai ơi, hôm em buồn Những tưởng vài bạn trẻ hệ 9X 8X lạm dụng kiểu ngôn ngữ Việt không Việt, Tây không Tây ngờ thứ ngôn ngữ quái đản lại trở thành thứ ngôn ngữ thông dụng giới tuổi teen Nó phổ biến rộng rãi đến mức tơi bắt gặp kiểu ngơn ngữ lúc nào, nơi đâu tham gia vào vài diễn đàn, forum chat trang blog cá nhân Có nhiều dẫn chứng việc lạm dụng nhiều tiếng lóng làm cho ngơn ngữ “chính thống” bị méo mó, giá trị văn hóa tiếng Việt mà tơi có dịp đọc, chẳng hạn như: “bùn wá mài nhỉ, lẹi gần hít nem lép 12 rồi… thí tụi mìn ko đc zui hồi nem ngoái, nghĩ thoai mừ teo bùn ghê gúm… mìn hứa lè bẹn thân, đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha” Với đoạn đối thoại trên, dân chat chuyên nghiệp hẳn bạn hiểu “đoạn văn” nói gì? Sau nhiều lần chinh chiến phòng chat tuổi teen nhức tung đầu tơi tạm dịch đoạn thoại sau: “Buồn mày nhỉ, lại gần hết năm lớp 12 rồi… tụi khơng vui năm ngối, nghĩ thơi mà tao buồn ghê gớm… hứa bạn thân, đừng quên tao mái trường yêu dấu nha” Không dừng lại phiên ngôn ngữ tiếng Việt quái đản kiểu trên, số trang blog cá nhân khơng bạn trẻ tuổi teen giới thiệu cho không đọc ngôn ngữ thời @ dùng phần mềm V2V (tạm xem cơng cụ “dịch” tự động Việt sang Việt, “dịch” “ngôn ngữ siêu Việt”) làm cho người biết xác ngơn ngữ tuổi teen sử dụng muốn nói Tơi ví dụ: Tơj đâu co lỗj gj` chư (tơi đâu có lỗi chứ), 3m hj~u chj’t lj`n (Em hiểu chết liền)… Những tưởng thứ ngôn ngữ “sao Hỏa” bị trích, xích… Ấy mà thật bất ngờ làm sao, có khơng tờ báo, đặc biệt tờ báo viết cho đối tượng tuổi lớn lại bê nguyên xi ngôn ngữ đời thường mà giới trẻ hay nói chuyện với vào ngơn ngữ báo chí để làm tăng tính biểu cảm, sinh động cho viết tác giả gây ấn tượng độc giả Ví dụ, trang viết tờ báo thuộc ngành đăng: tiền thành xiền, tình yêu thành tình iu, ghét bọ chét, nhỏ thỏ, tin vịt, chạy dép, bó tay.com, bốc (biến mất), đít chai (kính), (hi-chào), 4U (For you - cho bạn), 2NT (Tonight - tối nay), G92U (Good night to you)… đọc vào mà nhức hết đầu, hoa hết mắt Tình trạng lạm dụng nhiều tiếng lóng, từ địa phương vay mượn từ nước số tờ báo ngày trở nên đáng lo ngại cần quan tâm điều chỉnh 1.3.2 Nguyên nhân việc biến thể tiếng Việt văn hóa giao tiếp giới trẻ Từ khía cạnh tâm lý học, tuổi teen độ tuổi có đặc trưng tâm lý thích mới, ưa khám phá, thường hành động theo trào lưu Vì “làn sóng” dây chuyền, vài năm, cách nói, viết ngày lan rộng giới trẻ Nhiều teen xem "phát minh”, thứ ngơn ngữ riêng giúp giới trẻ trao đổi, bày tỏ thứ Qua khảo sát, hầu hết bạn trẻ thường sử dụng “ngôn ngữ teen” mạng tin nhắn điện thoại Điều cho thấy mức độ gắn liền ngôn ngữ chat công cụ truyền thông đại Các bạn trẻ thường lựa chọn mạng xã hội làm không gian giao tiếp, chia sẻ với bạn bè Nếu khơng bàn tới khía cạnh hạn chế lạm dụng internet việc sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ “lệch chuẩn” giải pháp giúp giới trẻ giải phóng lượng, giải thoát xúc cá nhân, thể thân cách dễ dàng Và nói, khía cạnh đó, việc sử dụng dạng thức ngôn ngữ tạo nên cộng cảm cộng đồng giới trẻ Bản thân người sử dụng loại ngơn ngữ tự hình thành cho thói quen đọc hiểu biến đổi ngôn ngữ thực hành vi “chat” hay nhắn tin cách linh hoạt Hay nói cách khác, họ tự tạo tiện lợi cho trình giao tiếp, trao đổi với thông điệp ngôn ngữ chuyển tải riêng Điều tạo nên mô thức biểu đạt cảm xúc “nhóm” niên thời đại Giao tiếp ngôn ngữ không cách truyền đạt thơng tin người với người mà phương diện để thể văn hóa, đạo đức Việc sử dụng ngôn ngữ teen nhiều trường hợp hình thành thái độ giao tiếp, hình thức ứng xử tạo thoải mái, vui vẻ, hài hước, làm tăng thêm tính hiệu mục đích giao tiếp Từ góc độ giáo dục, việc lạm dụng ngôn từ thiếu thẩm mỹ giới trẻ giao tiếp vấn đề mà xã hội, bậc cha mẹ nhà trường cần quan tâm Song, khía cạnh văn hóa, “giá trị gây sốc” ngôn từ “lệch chuẩn” mang nét đặc trưng thể phong cách riêng văn hóa giới trẻ 1.4 Hiện tượng vi phạm luật tả tiếng Việt đời sống Vấn đề để viết cho tiếng Việt giới chức giáo dục giảng dạy rả nhà trường, vị biết chau mày, lắc đầu đọc văn, tập có vơ vàn lỗi tả Trong đời sống hàng ngày, người Việt Nam gần chấp nhận phải “chung sống” với tiếng Việt viết sai Lạ lùng thay, từ ghế nhà trường, từ mẫu giáo, lớp thường xun có tả Nhưng trưởng thành, làm việc, cơng tác lỗi tả lại không xem giá trị cần phải giữ gìn Với người Việt sinh sống lâu năm hệ người Việt sinh hải ngoại chuyện viết sai tiếng Việt việc “hà rầm” Trong thực tế, lỡ viết sai câu tiếng Anh, tiếng Pháp, nhiều người cảm thấy bứt rứt, mang nặng mặc cảm dốt nát Trong viết sai tiếng Việt, chí sai cách trầm trọng, họ lại xem chuyện bình thường, ngụy biện cho sai “phong cách” hay “sự sáng tạo” Điều dẫn đến thói quen coi thường văn bản, xem nội dung “đại khái” quan trọng ngôn ngữ Họ cho cần người khác hiểu đại khái ý được! Việc viết sai tiếng Việt ảnh hưởng thói quen, tập qn vùng miền Vì thế, q hương tiếng Việt việc nói viết sai tiếng mẹ đẻ xảy cơm bữa Ví dụ: Người miền Bắc, có lầm lẫn phụ âm đầu tr - ch, gi d, l - nh, s - x - nên nói, chí viết : “ơng giời” (ơng trời), “mặt giăng” (mặt trăng), “uống riệu” (uống rượu), “giồng ăn chái” (trồng ăn trái), “phong chào chanh đấu” (phong trào tranh đấu), “nhọ nhem” (lọ lem) Nguời miền Trung khơng phân biệt dấu hỏi - dấu ngã Người miền Nam trọng phân biệt dấu hỏi ngã, có nhiều lẫn lộn tả số phụ âm đầu: - v - d: “dội dàng dề” (vội vàng về) - tr - ch: “ơng chời” (ơng trời) Lẫn lộn tả số phụ âm cuối: - t - c: “dủ nhao chơi cúc bắc” (rủ chơi cút bắt) - au - ao: “chời mưa trúc” (trút) Tuy vậy, người Việt Nam ba miền nói chuyện với hiểu cả! Với người Việt xa q hương q lâu khơng nói, viết tiếng Việt hàng ngày việc viết sai tả, lủng củng, dùng từ khơng xác, phải “mượn” ngoại ngữ để diễn đạt tiếng Việt có lẽ nên du di thông cảm bỏ qua Tuy nhiên, gần đây, với trào lưu “chat chit” internet nhan nhãn thứ “tiếng Việt cách tân”, xuất đầy rẫy từ Việt bị uốn éo, vặn vẹo: “sẹo” (sạo), “trùi” (trời), “thui” (thơi), “rùi” (rồi), “cí” (ký, cái), “đê” (đi), “thía” (thế), “wé” (q), “wừn” (quần) Khơng phải đến thời đại truyền thông kỹ thuật số hôm tiếng Việt bước vào đường bị viết sai cách bi đát Tác giả Nguyễn Gia Kiểng nguyên GS ĐH Sài Gòn trước 1975 hồi tưởng: “Năm 1974,tôi nhận dạy kinh tế cho trường đại học Sài Gòn Trước bắt đầu, hỏi số giáo sư dạy kinh tế cho xem chấm đậu năm trước Mục đích tham khảo để xem trình độ tiếp thu sinh viên môn kinh tế Nhưng lại khám phá kiện khác, kinh khủng nhiều Các sinh viên năm cuối cùng, tốt nghiệp, hồn tồn khơng biết viết tiếng Việt Họ viết câu dài luộm thuộm, sai văn phạm, sai tả, sai nghĩa từ ngữ Bực bội phải dọa sinh viên không chấm viết sai tiếng Việt Rồi tơi đặt qui luật đáng: chấm 20 điểm, 10 điểm ngữ pháp, 10 điểm nội dung, không đủ điểm ngữ pháp khơng chấm phần nội dung Biện pháp q khích có lẽ có tác dụng làm sinh viên coi trọng Việt văn hơn” Nhìn tới ngó lui, nhìn xi ngó ngược thấy thực trạng viết sai tiếng Việt chuyện mẻ, có từ có tiếng Việt! Tuy nhiên, viết xác tiếng mẹ đẻ điều cần phấn đấu để đạt Người Việt dù nước hay hải ngoại cần giữ gìn tiếng Việt, hồn dân tộc, khơng thể có dân tộc Việt mà khơng biết nói, viết tồn nói, viết sai tiếng Việt CHƯƠNG 2: HỆ QUẢ CỦA HIỆN TƯỢNG BIẾN THỂ TIẾNG VIỆT TRONG THỜI KỲ HIỆN NAY 2.1 Khái quát Cách gần kỷ diễn thuyết quốc văn ơng Phạm Quỳnh có câu nói tiếng: “Truyện Kiều tiếng ta còn, tiếng ta nước ta còn” Sự biến thái ngôn ngữ đáng lo chứng tỏ nhà quản lý nước ta chưa biết khơi gợi niềm tự hào tiếng Việt, bảo tồn vốn quí báu ngôn ngữ dân tộc Sự chế biến tiếng Việt đâu tuý xuống cấp ngơn ngữ mà xuống cấp lối sống tỉ lệ không nhỏ người Việt trẻ Sự thay đổi nhìn vơ hại dần để lại hệ khó lường Từ học sinh cấp 1, cấp 2, cấp đến sinh viên đại học, nhân viên văn phòng lạm dụng loại ngơn ngữ Họ khơng sử dụng chúng mạng mà đem chúng sống ngày áp dụng vào tình huống, lúc, nơi mà khơng cần biết chúng có thích hợp hay khơng Chẳng hạn học sinh – sinh viên mang ngôn ngữ viết vào thi, kiểm tra khiến cho giáo viên phải đau đầu phải ngồi dịch Tiếng Việt Việc sử dụng ngôn ngữ thời gian dài, liên tục, khơng có tự giác kiểm sốt hình thành thói quen vào tiềm thức người khiến cho họ sử dụng vô thức Chắc hẳn đa số bạn trẻ gặp khơng rắc rối với việc viết cho tả, đặt câu cho ngữ pháp hay sử dụng từ ngữ cho với ngữ nghĩa, phù hợp với hoàn cảnh 2.2 Biến thể tiếng Việt coi tạo lập phong cách qua “chệch chuẩn” Nhìn vào biến chuyển xã hội Việt Nam đương đại, thấy niên Việt Nam có định hình phong cách riêng mang thở thời đại, khác biệt với dạng thức văn hóa khác Bên cạnh đặc trưng thể nhanh nhạy, sáng tạo, đổi trình hội nhập kinh tế xã hội phương diện đó, văn hóa niên cho có nhiều tượng “gây sốc” Nghiên cứu Lê Thu Hường Lê Duy Thế đặc trưng lối sống giới trẻ Việt Nam qua ba tượng bản: nhạc trẻ, thời trang, lối sống quan niệm sống Điểm chung tượng cho ngược lại với giá trị văn hóa truyền thống Từ tượng vậy, tơi cho bên cạnh khơng niên có hiểu biết hạn chế, chí lệch lạc thời trang với tâm lý hiếu kỳ, thích chơi nổi, chưa phù hợp với mơi trường hồn cảnh xã hội khía cạnh đó, thử nghiệm khác biệt thời trang phần tính đại sắc Từ tượng thời trang, âm nhạc, lối suy nghĩ… thấy, “chệch chuẩn” với phong cách riêng tượng phổ biến giới trẻ Và nhìn nhận xu hướng phá vỡ quy chuẩn thống ngơn ngữ giao tiếp phần thể phong cách đặc trưng giới trẻ từ góc độ Sự “chệch chuẩn” ngôn ngữ giao tiếp giới trẻ thể rõ qua bàn luận trái chiều phương tiện truyền thông xã hội Nhiều ý kiến cho rằng: phận giới trẻ lạm dụng tượng để tạo “mới lạ”, “phá cách”, “sáng tạo”, “phi chuẩn mực”, dí dỏm, hài hước mà người ta gọi “chệch chuẩn riêng” Điều có ảnh hưởng lớn đến “cơng giữ gìn sáng tiếng Việt” khơng có điều chỉnh sớm có tác hại đến chuẩn mực ngơn ngữ dân tộc” Những ngơn từ “biến hóa” giới trẻ sử dụng rộng rãi từ bàn phím điện thoại, máy tính đến giao tiếp hàng ngày, mang tính cá nhân, lại ảnh hưởng đến đối tượng giao tiếp, phong mỹ tục, văn hóa truyền thống giàu đẹp ngơn ngữ cha ơng Vì vậy, trước “biến hóa” ngơn ngữ Việt giới trẻ nay, cần có định hướng, giúp giới trẻ hiểu giá trị chuẩn mực ngôn ngữ Bên cạnh phản ứng phương tiện truyền thông xã hội tượng ngơn ngữ ngơn ngữ chat giao tiếp giới trẻ có ý nghĩa cá nhân nào? Kết khảo sát số học sinh trung học sinh viên Hà Nội (từ 1821 tuổi) cho thấy: có 28/50 bạn hỏi nguyên nhân sử dụng ngôn ngữ chat trả lời để tiết kiệm thời gian tiền bạc; để thể cảm xúc chân thật dễ dàng (26/50); theo trào lưu tuổi teen, nghe thành quen (45/50); thích thú tạo khác biệt (5/50) Rõ ràng, ngôn ngữ tuổi teen mang lại hiệu sử dụng định Những quan niệm giới trẻ việc sử dụng dạng ngơn ngữ thể đặc tính giới trẻ: hồn nhiên, vui tươi, phá bỏ khuôn mẫu bộc lộ cảm xúc nhằm thu hẹp khoảng cách giao tiếp cá nhân, giảm bớt cảm xúc khô khan ngôn ngữ giao tiếp thông thường cảnh định Vì vậy, có quan niệm cho việc sử dụng ngơn ngữ chat “đua đòi”, ngơn ngữ “lạ, pha tạp” “thích thể trước người” khơng thể phủ nhận hình thức ngôn ngữ tạo lập phong cách riêng giới trẻ Đó phong cách “chệch chuẩn” mang tính đại với hình thức bộc lộ cảm xúc mang tính sáng tạo đặc trưng giao tiếp giới trẻ 2.3 Ngôn ngữ lai căng: Lợi hại Hẳn người khơng xa lạ với thuật ngữ giới trẻ nhận mai rồil, thông tin lấy internet…đặc biệt giao tiếp hàng ngày, tần số xuất song ngữ Anh Việt cao, điển hình như: thay nói “tạm biệt” “Bye bye” hay lời xin lỗi đơn giản “Sorry nha!”, … Cách sử dụng ngôn ngữ “nửa nạc nửa mỡ” ngày phổ biến tiện lợi, ngắn gọn mẻ dễ hiểu Cũng có số từ tiếng Anh diễn tả nghĩa đa dạng với từ đồng nghĩa tiếng Việt có số từ tiếng Việt khơng có Có thể xem phá cách ngôn ngữ mà trước chưa xảy ra, tồn phần lớn giới trẻ Về khía cạnh này, khơng thể phủ định tiện lợi tiếng Anh chuyển tải nghĩa muốn nói cách ngắn gọn hiệu Chẳng hạn khơng nói “check mail” phải “lên kiểm tra hộp thư điện tử” Hơn nữa, có số từ tiếng Anh dịch sang tiếng Việt nào, chẳng hạn showbiz, hotboy hay thuật ngữ kinh tế marketing, … Rõ ràng dùng tiếng Anh trường hợp thật thích hợp cần thiết Cách sử dụng ngơn ngữ “lai căng” trở thành thói quen số bạn cường độ sử dụng thường xuyên tiện lợi Và khơng phủ nhận có nhiều việc để làm, nhiều kiến thức để học, nhiều hoạt động để tham gia, nhiều trào lưu để tạo dựng phong cách Sử dụng song ngữ Anh Việt giao tiếp trở thành trào lưu Mỗi thời đại, hệ có cách nhìn nhận riêng vấn đề Có thể khắt khe cho việc sử dụng ngữ lai căng giới trẻ minh chứng cho lối học đòi, thói sính ngoại mù qng Bởi phương diện đó, sử dụng ngơn ngữ lai căng lúc, chỗ mức độ chấp nhận có ưu điểm Âu tí sáng tạo, vài tiện lợi, xen lẫn cá tính chút gọi “ôi, giới trẻ!” Tuy nhiên, thiên vị dễ dãi xem nhẹ tác động tiêu cực việc lạm dụng tiếng Anh tán gẫu hàng ngày giới trẻ Hội nhập ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh, đòi hỏi tất yếu Song việc lạm dụng ngoại ngữ, sử dụng ngoại ngữ không lúc, chỗ làm tính khiết vốn có Tiếng Việt…Với yêu cầu môn học, công việc, tương lai, sức trau dồi tiếng Anh, cố nói tiếng Anh theo giọng chuẩn, đỏ mặt lỡ dùng câu tiếng Anh sai ngữ pháp đa số lại tỉnh bơ dùng sai tiếng Việt, chí Anh hóa tiếng Việt vơ tình biến ngơn ngữ thành ăn thập cẩm…Có q lời khơng cho dấu hiệu báo trước thất bại việc giữ gìn ngơn ngữ mẹ đẻ Đừng lạm dụng nó, khơng “lai căng” trở thành lực cản làm gián đoạn trình giao tiếp bạn, chí khiến người khác khó chịu, đánh mối quan hệ tốt đẹp Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh thủ tướng Phạm Văn Đồng lần nói “giữ gìn sáng tiếng Việt” Nhưng ngôn ngữ “lai căng” phá vỡ sáng Thực ra, định nghĩa “sự sáng tiếng Việt” rõ ràng khơng dễ Tiếng Việt sáng không tiếp thu hay ngôn ngữ nhân loại, không tiếp thu thuật ngữ làm phong phú thêm hệ thống từ vừng tiếng Việt, chống lại quy luật vận động tự thân tiếng Việt Thế nhưng, đừng để tượng trở thành xu lố lăng, “nửa Tây, nửa Ta”, để gây khó khăn q trình giao tiếp Nói tóm lại, ngơn ngữ lai căng phá cách độc đáo vận dụng ngữ cảnh, đối tượng, vật cản khó gỡ lạm dụng nhiều Suy cho cùng, lai căng ngôn ngữ - phá cách độc đáo hay “hạt sạn khó nuốt” – điều tùy thuộc vào bạn CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT 3.1 Tiếng Việt – hòa nhập khơng hòa tan Sự nghiệp đổi hội nhập sâu rộng quốc tế tạo cho Việt Nam nhiều thời bên cạnh đó, tạo nhiều thử thách Đối với tiếng Việt nguy bị hòa tan, trộn lẫn với ngôn ngữ quốc tế khác, đặc biệt Tiếng Anh Ai biết, hòa nhập văn hóa giới “con dao hai lưỡi” Bên cạnh mặt tích cực, tất nhiên tồn mặt tiêu cực quan trọng lĩnh để tiếp nhận tinh hoa giới mà giữ giá trị truyền thống Thực trạng ngôn ngữ “lai căng” biểu rõ “sự hòa tan ngôn ngữ” Thế nhưng, biết nguyên nhân gây bệnh, tất yếu có nhiều biện pháp để điều trị bệnh “nửa tốt, nửa xấu” Sẽ không muộn ta bắt đầu hành động từ Học hỏi điều tốt đẹp hạn chế lai căng tạp chất khơng phù hợp với văn hóa ứng xử Có thể bạn bị bạn bè cho cổ hủ chút bạn bạn, khác biệt so với người khác sống với người thực Hãy hòa nhập vào sống đừng hòa tan đó! Tiếp thu ngơn ngữ nước ngồi có chọn lọc, đừng đánh đổi tiếng mẹ đẻ hay tự làm ô bẩn sáng tiếng Việt Muốn làm thế, điều cốt lõi phải phát huy sức mạnh nội lực bên Các ngành chức cần nâng cao tính giáo dục, định hướng cho thiếu niên có nhận thức việc sử dụng ngơn ngữ q trình giao tiếp, giúp họ nâng cao trình độ nhận thức tư tưởng đắn, rèn luyện để đủ lĩnh, biết chọn lọc, tiếp thu giá trị tinh hoa nhân loại, gạt bỏ yếu tố độc hại ảnh hưởng xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống niên Đúng tìm cách tạo cho giới trẻ miễn nhiễm hay sức đề kháng trước loại ngôn từ không phù hợp với phong mỹ tục Việt Nam để tự giới trẻ biết suy nghĩ hành động Có dung hòa tượng lai căng ngơn ngữ, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa tốt đẹp giới, từ tự làm giàu ngơn ngữ thân Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần đề cao tính dân tộc tác phẩm văn học, Người phát biểu: "Phải phát huy cốt cách dân tộc, phải biết giữ gìn sáng Tiếng Việt" Là người chủ tương lai đất nước, làm theo lời Bác Hồ dạy, ln nhớ: "Hòa nhập khơng hòa tan" 3.2 Cần định hướng phù hợp cho giới trẻ Trước thứ ngôn ngữ không giống kiểu kể trở nên thông dụng hết giới trẻ, tơi tự đặt câu hỏi cho mình: Khơng biết có phải câu nói kiểu dùng có vần hay khơng, thứ ngơn ngữ xã hội chấp nhận? Tuy nhiên, hỏi ngôn ngữ giới trẻ thường sử dụng, thầy giáo dạy văn buồn rầu nói: “Nhiều em nói tiếng Việt chưa xong, viết khơng đúng, thêm ba tiếng không giống viết loạn lên Nhiều chấm văn em viết với thứ ngôn ngữ pha tạp lung tung mà đâm lo Nếu em dùng kiểu câu chữ thành thói quen dễ viết sai tiếng mẹ đẻ Rõ ràng vấn đề mà nhà trường cần có tìm hiểu giáo dục, định hướng cho em” Thực tế cho thấy, đa số lớp trẻ thời @ thích tạo cho phong cách riêng khơng giống từ cách ăn, mặc, đứng cách sử dụng ngôn từ giao tiếp hàng ngày để tự khẳng định người thời đại Đặc biệt, em lứa tuổi lớn ngồi vào chat mà sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ bị coi “nhà q” Chính tâm lý không muốn thua bạn bè mà em bắt chước em kia, từ xuất ngơn ngữ riêng dành cho tuổi teen trở thành “mốt” Việc lạm dụng ngôn ngữ chat lớp trẻ thời @ không khiến cho em dần vốn tiếng Việt mà đánh sáng tiếng Việt, làm sắc văn hóa dân tộc Đây vấn đề cấp thiết Thiết nghĩ, đến lúc cần có phối hợp giáo dục gia đình, nhà trường xã hội không em lực cảm thụ vẻ đẹp ngôn ngữ mẹ đẻ Trong đó, điều quan trọng em đánh ý thức tinh thần tự tơn, lòng tự hào dân tộc tiếng mẹ đẻ KẾT LUẬN Tiếng Việt trải qua trình đấu tranh để phát triển, trường tồn bền bỉ Từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ người dân ta chưa có thứ ngơn ngữ riêng cho dân tộc Vì mượn hình thức chữ Hán , phiên âm tiếng Việt gọi chữ Hán Việt Đến khoảng thể kỉ XII-XIII, cha ông ta dựa chữ Hán Việt sáng tạo ngơn ngữ dân tộc chữ Hán Nơm Nhưng loại chữ chữ tượng hình khó đọc, khó viết khó nhớ nên khơng phố biến rộng rãi Chủ yếu tầng lớp quan lại phong kiến nho sĩ Đến khoảng thể kỉ XVI-XVII , giáo sĩ phương Tây sang nước ta để truyền bá đạo giáo Họ nhận thấy truyền bá đạo mà dùng ngơn ngữ Hán Nơm khơng hầu hết người dân ta khơng biết chữ Vì họ sáng tạo thứ ngôn ngữ dựa chữ Latinh gọi chữ Quốc ngữ Khi chữ Quốc ngữ đời, người dân ta nhận thấy thứ ngơn ngữ có ưu điểm vượt trội: Vừa dễ viết, dễ đọc, dễ thuộc lại dễ nhớ nên nhanh chóng vào đời sống người Việt ta Tiếng Việt trở thành ngơn ngữ thống đất nước ta Nó dùng ngơn ngữ thức văn kiện lịch sử quan trọng, đối ngoại, giao lưu văn hóa, giao tiếp hàng ngày người dân Tuy nhiên nay, phận giới trẻ ta chưa ý thức tầm quan trọng tiếng Việt Họ quên trau dồi, học tập , chí lạm dụng tiếng nước ngồi làm cho tiếng Việt ta sáng Biểu viết văn sai lỗi tả, dùng từ, ngữ pháp hay lai căng ngôn ngữ giao tiếp Trong thời đại kinh tế thị trường, nước ta mở rộng cửa để giao lưu văn hóa với quốc gia giới nên việc học thêm ngoại ngữ điều cần thiết trước hết phải học tốt tiếng Việt Phải không ngừng trau dồi, học hỏi, làm giàu có chuẩn xác vốn tiếng Việt Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhấn mạnh rõ vai trò tiếng Việt với dân tộc “ Chúng ta cần phải làm cho tiếng Việt giàu đẹp sống dân tộc” Vì muốn học tốt ngoại ngữ trước hết học tốt tiếng Việt Giữ gìn sáng tiếng Việt trách nhiệm nghĩa vụ người dân Việt Nam, có học sinh - người thường xuyên sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ giao tiếp xã hội, học tập, nghiên cứu Cơng giữ gìn sáng tiếng Việt đòi hỏi phải có nỗ lực phương diện: tình cảm, nhận thức hành động Trước hết học sinh cần có tình cảm u mến có ý thức q trọng tiếng Việt Mỗi người cần thấm nhuần khắc sâu lời dặn Hồ Chủ Tịch “ Tiếng nói thứ cải vô lâu đời vô quý báu dân tộc Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho phổ biến ngày rộng khắp” Việc giữ gìn sáng tiếng Việt đòi hỏi người cần có hiểu biết cần thiết tiếng Việt Đó hiểu biết chuẩn mực quy tắc tiếng Việt phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp.Muốn có hiểu biết, người học cần tích lũy kinh nghiệm từ thực tế giao tiếp, qua sách báo, học tập trường Có thể tìm hiểu học tập tiếng Việt lúc nơi Sự sáng tiếng Việt không cho phép pha tạp, lai căng Tuy nhiên cần tiếp nhận yếu tố tích cực từ tiếng nước ngồi để làm giàu tiếng nói cách tự nhiên ... GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT 3.1 Tiếng Việt – hòa nhập khơng hòa tan Sự nghiệp đổi hội nhập sâu rộng quốc tế tạo cho Việt Nam nhiều thời bên cạnh đó, tạo nhiều thử thách Đối với tiếng Việt. .. tướng Phạm Văn Đồng lần nói “giữ gìn sáng tiếng Việt Nhưng ngôn ngữ “lai căng” phá vỡ sáng Thực ra, định nghĩa sự sáng tiếng Việt rõ ràng không dễ Tiếng Việt sáng không tiếp thu hay ngôn ngữ... ngoại cần giữ gìn tiếng Việt, hồn dân tộc, khơng thể có dân tộc Việt mà khơng biết nói, viết tồn nói, viết sai tiếng Việt CHƯƠNG 2: HỆ QUẢ CỦA HIỆN TƯỢNG BIẾN THỂ TIẾNG VIỆT TRONG THỜI KỲ HIỆN