Tranh dân gian Đông Hồ từ lâu đã nổi tiếng vùng Kinh Bắc với những sắc thái nghệ thuật độc đáo riêng, là những bức tranh mang đậm lối sống giản dị và mộc mạc của người Việt. Những bức tranh này được sử dụng để trang trí nhà cửa nhất là vào dịp tết đến, xuân về và bên cạnh đó còn thể hiện niềm tin, ước mong và sự che chở cho những thành viên trong gia đình. Khi nhìn vào một bức tranh dân gian Đông Hồ chắc chắn chúng ta sẽ không khỏi trầm trồ trước những màu sắc tươi tắn, những đường nét tuy đơn giản nhưng sống động, thực mà hư, hư mà thực và gần gũi với người dân vùng Kinh Bắc xưa. Là một người con đất Việt, nhận biết được giá trị cũng như nét đặc sắc của dòng tranh này và mong muốn đem nét đặc sắc này đến nhiều hơn với người dân trong nước và bạn bè quốc tế đã thúc đẩy tôi chọn lĩnh vực nghệ thuật này và cụ thể hơn là đề tài “tìm hiểu về làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ Tiềm năng và hướng phát triển du lịch” nhằm tìm hiểu tổng quan về làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ, từ đó đề ra những định hướng phát triển theo xu hướng du lịch.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ HUẾ
KHOA VIỆT NAM HỌC
BÀI TIỂU LUẬN Tìm hiểu về làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ - Tiềm năng và hướng
Trang 2MỤC LỤC
I PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng nghiên cứu: 1
3 Phạm vi nghiên cứu: 2
4 Phương pháp nghiên cứu: 2
5 Ý nghĩa của đề tài: 2
II PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ 3
1.1 Một số khái niệm cơ bản 3
1.1.1 Khái niệm “làng nghề” 3
1.1.2 Khái niệm “làng nghề truyền thống” 4
1.1.3 Khái niệm “tranh dân gian” 5
1.1.4 Khái niệm “tranh Đông Hồ” 5
1.1.5 Khái niệm “du lịch làng nghề” 5
1.1.6 Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và làng nghề truyền thống 5
1.1.6.1 Vai trò của du lịch trong việc phát triển làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ 6
1.1.6.2 Tác động của làng nghề đối với hoạt động du lịch 6
1.2 Nét khái quát về làng tranh Đông Hồ 6
1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của làng tranh Đông Hồ 6
1.2.2 Lịch sử hình thành và sự phát triển của làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ 7
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ 7
2.1 Chất liệu làm tranh 7
2.1.1 Khắc ván: 7
2.1.2 Giấy in: 8
2.2 Bố cục của bức tranh 8
2.3 Nét và mảng trong tranh 8
2.3.1 Đường nét 8
2.3.2 Mảng 9
Trang 32.5 Các thể loại và đề tài của tranh dân gian Đông Hồ 9
2.6 Quy trình và kỹ thuật làm tranh dân gian Đông Hồ 10
2.6.1 Chuẩn bị về nhà xưởng, thiết bị và nguyên liệu: 10
2.6.1.1 Về nhà xưởng 10
2.6.1.2 Về thiết bị 10
2.6.1.2.1 Dụng cụ sáng tác mẫu tranh 10
2.6.1.2.2 Dụng cụ khắc ván tranh 10
2.6.1.2.3 Dụng cụ in tranh: 11
2.6.1.3 Về nguyên liệu in tranh: 11
2.6.2 Kĩ thuật làm tranh 11
2.6.2.1 Khâu vẽ mẫu 11
2.6.2.2 Khắc ván 11
2.6.2.3 In tranh 12
2.6.3 Giá trị về nội dung và nghệ thuật của tranh dân gian Đông Hồ 12
2.6.3.1 Về giá trị nghệ thuật dòng tranh dân gian Đông Hồ 12
2.6.3.2 Giá trị về nội dung của dòng tranh dân gian Đông Hồ 13
2.6.4 Những nét thay đổi của tranh Đông Hồ so với trước 16
2.6.4.1 Thay đổi về hình thức nghệ thuật 16
2.6.4.2 Thay đổi về nội dung 16
CHƯƠNG 3: TIỀM NĂNG VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CHO LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ 17
3.1 Tiềm năng du lịch của làng tranh Đông Hồ 17
3.2 Đề xuất hướng phát triển của làng tranh Đông Hồ trong phát triển du lịch 18
3.2.1 Thực trạng khai thác của làng tranh dân gian Đông Hồ 18
3.2.2 Định hướng phát triển du lịch của làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ 19
III PHẦN KẾT LUẬN 20
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 4I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tranh dân gian là di sản văn hóa quý giá được hình thành qua nhiều thế hệ,
nó không chỉ đáp ứng nhu cầu về tinh thần, tâm linh, cảm thụ mỹ thuật của nhân dân mà còn chứa đựng những nội dung nhằm giáo dục đạo đức, nhân cách trong cuộc sống đời thường Tranh dân gian miền Bắc có 3 loại chính: tranh điệp Đông
Hồ, tranh thờ Hàng Đống và tranh đỏ Kim Hoàng Những dòng tranh này từ bao thế kỷ đã góp vào dòng chảy chung của mỹ thuật dân gian Việt Nam tạo nên một
vẻ đẹp độc đáo, không thể thiếu được trong nghệ thuật văn hóa dân gian Việt
Tranh dân gian Đông Hồ từ lâu đã nổi tiếng vùng Kinh Bắc với những sắc thái nghệ thuật độc đáo riêng, là những bức tranh mang đậm lối sống giản dị và mộc mạc của người Việt Những bức tranh này được sử dụng để trang trí nhà cửa nhất là vào dịp tết đến, xuân về và bên cạnh đó còn thể hiện niềm tin, ước mong và
sự che chở cho những thành viên trong gia đình Khi nhìn vào một bức tranh dân gian Đông Hồ chắc chắn chúng ta sẽ không khỏi trầm trồ trước những màu sắc tươi tắn, những đường nét tuy đơn giản nhưng sống động, thực mà hư, hư mà thực
và gần gũi với người dân vùng Kinh Bắc xưa
Là một người con đất Việt, nhận biết được giá trị cũng như nét đặc sắc của dòng tranh này và mong muốn đem nét đặc sắc này đến nhiều hơn với người dân trong nước và bạn bè quốc tế đã thúc đẩy tôi chọn lĩnh vực nghệ thuật này và cụ
thể hơn là đề tài “tìm hiểu về làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ -
Tiềm năng và hướng phát triển du lịch” nhằm tìm hiểu tổng quan về làng nghề
truyền thống tranh dân gian Đông Hồ, từ đó đề ra những định hướng phát triển theo xu hướng du lịch
2 Đối tượng nghiên cứu:
- Làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ.
Trang 53 Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu: Làng nghề thủ công truyền thống tranh dân gian ĐôngHồ
Thời gian nghiên cứu: Từ 20/12/2017 ->10/1/2018
4 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Thu thập thông tin từ những trang web đáng tin cậy và những tài liệu giấy về vấn đề nghiên cứu
- Điều tra bằng bảng hỏi: Bảng hỏi bao gồm các câu hỏi liên quan đến hiểu biết
về giá trị nội dung, nghệ thuật và thực trạng hiện nay của tranh dân gian Đông
Hồ, giải pháp cho việc phát triển làng tranh dân gian Đông Hồ theo hướng du lịch
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Phỏng vấn những nghệ nhân, khách du lịch
và người dân làng Đông Hồ về những thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thực địa: Khảo sát thực địa và thu thập những số liệu,thông tin chính xác, khách quan về làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phân tích, tổng hợp những thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ đó rút ra những giá trị nội dung, tiềm năng và
đề xuất giải pháp cho việc phát triển làng tranh dân gian Đông Hồ theo hướng
du lịch
5 Ý nghĩa của đề tài:
Đề tài nhằm cung cấp một cái nhìn tương đối đầy đủ, hệ thống và chi tiết vềcác đặc điểm của làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ Đồng thời phântích những tiềm năng và thực trạng khai thác hiện nay từ đó đề xuất những định hướng cho phát triển du lịch Việc tìm hiểu thực trạng và đưa ra những định hướngphát triển là những gợi ý nhằm giúp công tác quản lý, sử dụng và phát triển làng nghề tốt hơn, từ đó góp phần làm tăng thu nhập, tăng khả năng đóng góp của du lịch vào sự phát triển kinh tế xã hội cũng như quảng bá về văn hóa của đất nước cho người dân trong nước và bạn bè quốc tế
Trang 6II PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ LÀNG NGHỀ
TRUYỀN THỐNG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm “làng nghề”
Cho tới nay vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm của “làng nghề” nhưng
có thể điểm qua những quan niệm về làng nghề được nhiều nhà nghiên cứu tán thành sau:
Thứ nhất: Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng
có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương [2, tr 6]
Thứ hai: Nhóm tác giả Mai Thế Hởn, GS.TS Hoàng Ngọc Hòa, PGS.TS Nguyễn Văn Phúc đã tổng hợp 3 quan niệm về làng nghề:
- Quan niệm thứ nhất: Làng nghề là nơi mà hầu hết mọi người trong làng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy nghề ấy làm nghề sống chủ yếu
- Quan niệm thứ hai: Làng nghề là làng cổ truyền làm nghề thủ công, ở đấy không nhất thết cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công Người thợ thủ công nhiều khi cũng là người làm nghề nông Nhưng do yêu cầu chuyên mông hóa cao đã tạo ra những người thợ thủ công chuyên sản xuất hàng thủ công ngay tại làng nghề hay phố nghề ở nơi khác
- Quan niệm thứ ba: Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và các gia đình làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết và hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội, kiểu hệ thống doanh nghiệp vừa và nhỏ, và có cùng tổ nghề
Ngoài ra trong kỷ yếu hội thảo quốc tế “bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam” tháng 8/1996, theo giáo sư Trần Quốc Vượng : “Làng Nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối tiểu nông và chăn nuôi nhưng cũng có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ, làm tương song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo
Trang 7với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu
tổ chức), có ông trùm, ông cả cùng một số thợ và phó nhỏ, đã chuyên tâm, có quy trìnhcông nghệ nhất định “Sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ, đã trở thành sản phẩm hàng và có quan hệ tiếp thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh và với thị trường đô thị và tiến tới mở rộng ra cả nước rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài”
1.1.2 Khái niệm “làng nghề truyền thống”
Hiện nay chưa có khái niệm thống nhất về làng nghề truyền thống nhưng cóthể hiểu làng nghề truyền thống như sau:
“Làng nghề truyền thống là những thôn làng có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chiếm phần chủ yếu trong năm Những nghề thủ công đó được truyền từ đời này qua đời khác, thường là nhiều thế hệ Cùng với thử thách của thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và đã trở thành hàng hóa trên thị trường” [4, tr15]
Hay theo Bạch thị Lan trong “Phát triển bền vững làng nghề truyền thống
vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ”: Làng nghề truyền thống là làng nghề được tồn
tại và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi có nhiều hộ gia đình làm nghề thủ công truyền thống lâu đời, giữa họ có dự liên kết,
hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc
Để trở thành một làng nghề truyền thống phải đáp ứng 03 tiêu chí sau được quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề
Trang 81.1.3 Khái niệm “tranh dân gian”
Có nhiều cách hiểu khác nhau về tranh dân gian song theo định nghĩa của bách khoa toàn thư mở: Tranh dân gian Việt Nam là một loại hình mỹ thuật cổ truyền của dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, đã từng có thời gian phát triểnrất mạnh mẽ, ngày nay nó có phần giảm sút nhưng vẫn còn được giữ gìn bảo tồn trong một số làng nghề và một số gia đình làm tranh Về cơ bản có hai loại tranh chính là tranh Tết và tranh thờ
Một định nghĩa khác cũng được các nhà nghiên cứu đánh giá cao là: “Tranhdân gian Việt Nam được hiểu là những tranh khắc làm từ những bản khắc gỗ được trang trí và đôi khi được tô điểm thêm những câu chú giải viết tay để tạo ra nhiều tranh có đề tài khác nhau ”
1.1.4 Khái niệm “tranh Đông Hồ”
Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng tranh dân gian Việt Nam với xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) Trước kia tranh được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại lột bỏ, dùng tranh mới (theo bách khoa toàn thư mở)
1.1.5 Khái niệm “du lịch làng nghề”
Du lịch làng nghề trong những năm gần đây đang được xem là một loại hình du lịch “homestay” được nhiều nước trên thế giới và một số điểm trong nước
áp dụng rất hiệu quả Làng nghề truyền thống là nơi chứa đựng kho tàng kinh nghiệm kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp từ sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo trong việc tạo ra một sản phẩm thủ công truyền thống Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó vụ trưởng, Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch cho rằng: Làng nghề truyền thống được xem như một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩađặc biêt quan trọng, bởi các sản phẩm của nó luôn bao hàm cả giá trị vật thể và phivật thể Khách du lịch đến đây để tìm hiểu về những giá trị văn hóa đó Vì vậy du lịch làng nghề truyền thống được xếp vào loại hình du lịch văn hóa Từ đó có thể hiểu du lịch làng nghề truyền thống như sau:
“Du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch mà qua đó du khách được thẩm nhậm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quan đến một làng nghề truyền thống của một dân tộc nào đó.”
Trang 91.1.6 Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và làng nghề truyền thống
Du lịch và làng nghề truyền thống có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau:
1.1.6.1 Vai trò của du lịch trong việc phát triển làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ
- Du lịch tạo việc làm cho cư dân địa phương, thu hút nguồn lao động từ các vùng lân cận, tăng thêm thu nhập và góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân
- Góp phần tăng doanh thu và tăng số bán sản phẩm thue công truyền thống cho các làng nghề
- Du lịch tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư cho làng nghề truyền thống
- Tạo cơ hội xuất khẩu sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề
- Tạo cơ hội giao lưu văn hóa bản địa truyền thống với các khách du lịch nước ngoài
- Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc
- Góp phần khôi phục và phát triển làng nghê thủ công truyền thống đã bị mai một
1.1.6.2 Tác động của làng nghề đối với hoạt động du lịch
Đối với hoạt động du lịch, làng nghề truyền thống cũng góp phần tích cực:Làng nghề truyền thống là một loại tài nghuyên du lịch nhân văn có khả năng thu hút khách du lịch cao, là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc biệt có giá trị nội dung và nghệ thuật cao, du khách đên đây không chỉ thỏa mãn nhu cầu chiêm ngưỡng tìm hiểu các giá trị văn hóa độc đáo mà còn có thể mua những bức tranh làm qua lưu niệm, qua tặng cho người thân, bạn bè và dulịch làng nghề truyền thống còn làm phong phú thêm tài nguyên du lịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch
1.2 Nét khái quát về làng tranh Đông Hồ
1.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của làng tranh Đông Hồ
Cách Hà Nội chừng 33km về hướng Đông và nằm sát bờ Nam đê sông Đuống, làng Hồ hay Đông Hồ là một làng nghề cổ truyền, có tên Nôm là làng Mái nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh Đây là cái nôi của
Trang 10dòng tranh khắc gỗ dân gian đặc sắc được nhiều người cả trong và ngoài nước biếtđến, với những bức tranh từ lâu đã đi vào đời sống tinh thần của nhiều người dân Việt Nam.
Đông Hồ nằm trong một quần thể các di tích lịch sử nổi tiếng vùng Kinh Bắc Phía Bắc làng là sông Thiên Đức, tiếp giáp với xã Đại Đồng Thành có đền thờ Kinh Dương Vương, cách đó khoảng 1km là chùa Bút Tháp Phía Tây Nam cóthành Luy Lâu và chùa Dâu, là trung tâm Phật giáo lớn thời Bắc thuộc Phía Nam giáp đồng ruộng, khoảng hơn 3 km nhìn thẳng sang là làng Tam Á, có lăng Sĩ Nhiếp, phía Đông có núi Thiên Thai Như vậy, Đông Hồ nằm ở trong quần thể di tích lịch sử văn hóa có quy mô to lớn và phong phú vào bậc nhất nước ta trong thiên niên kỷ thứ nhất sau Công nguyên Đó là khu di tích lịch sử-văn hóa Luy Lâu Luy Lâu đã từng là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự và thương mại của quận Giao Chỉ và Châu Giang dưới thời Bắc thuộc Luy Lâu cũng là một trong ba trung tâm văn hóa, trung tâm Phật giáo lớn ở phương Đông trong thời đế chế Hán
1.2.2 Lịch sử hình thành và sự phát triển của làng nghề truyền thống tranh dân gian Đông Hồ.
Tranh Đông Hồ ra đời vào khoảng thế kỷ thứ XVI với số lượng mẫu tranh
vô cùng phong phú mà không ai thống kê được, và có một điều đặc biệt của làng tranh đã phát triển hơn 5 thế kỷ qua là chưa ai nghe đến tên của ông tổ làng
nghề.Từ khoảng cuối thế XVII đến nửa đầu thế kỉ XX(1944) là thời kì hoàng kim của làng tranh này Trong làng có 17 họ thì tất cả đều làm tranh Đến hẹn lại lên cứvào khoảng tháng 7, tháng 8 cả làng lại tất bật chuẩn bị cho mùa tranh tết, không một mảnh đất trống nào là không được người làng tranh Đông Hồ tận dụng để phơi tranh, khắp làng rực màu giấy điệp
Trong những năm kháng chiến chống Pháp, cùng nhân dân cả nước, làng Đông Hồ cũng dơi vào cảnh đạn bom, làng tranh bị đốt phá tan hoang, dân làng chạy lọa khắp nơi, các bản khắc cũng bị thiêu rụi, nghề tranh từ đó bị mai một Nhưng khi hòa bình được lập lại, làng tranh tương đối được khôi phục, sau đó mộtthời gian nhiều tổ chức tranh Đông Hồ được thành lập Đây cũng là thời điểm tranh Đông Hồ được xuất khẩu ra nước ngoài, nét đẹp Việt Nam được bạn bè quốc
tế biết đến
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA TRANH DÂN GIAN
ĐÔNG HỒ
Trang 112.1 Chất liệu làm tranh
2.1.1 Khắc ván:
Sau khi đã vẽ mẫu xong, hay còn gọi là ra mẫu, các nghệ nhân tìm gỗ để khắc, chủ yếu là gỗ mít, xẻ thành ván theo độ dầy nhất định, để vài năm cho gỗ khô kiệt, ván không bị cong, vênh Ván khắc in tranh gồm 2 loại: Ván in nét và ván in màu Ván in nét được làm từ gỗ thị hoặc gỗ thừng mực Bản khắc Đông Hồ không khắc bằng dao mà khắc bằng đục Có nhiều loại đục khác nhau để có thể tạo được nhiều nét khắc to, khỏe mà vẫn tinh tế, có hồn
2.1.2 Giấy in:
Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp, người ta nghiền nát vỏ con điệp, một loại sò vỏ mỏng ở biển, trộn với hồ (hồ được nấu từ bột gạo tẻ, hoặc gạonếp, có khi nấu bằng bột sắn - hồ dùng để quét nền tranh thường được nấu loãng
từ bột gạo tẻ hoặc bột sắn, hồ nấu từ bột nếp thường dùng để dán) rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy dó Chổi lá thông tạo nên những ganh chạy theo đường quét và vỏ điệp tự nhiên cho màu trắng với ánh lấp lánh những mảnh điệp nhỏ dưới ánh sáng, có thể pha thêm màu khác vào hồ trong quá trình làm giấy điệp
2.2 Bố cục của bức tranh
Để tạo nên bố cục trong tranh dân gian Đông Hồ các nghệ nhân đã dùng phối cảnh ước lệ Phương Đông làm cơ sở để tạo ra lối bố cục không gian tượng trưng và khái quát, chắt lọc về đường nét, về màu sắc Bố cục của tranh thường được thể hiện đầy đủ, trọn vẹn theo lối vẽ đơn tuyến bình đồ, do đó xem tranh dân gian Đông Hồ ta thường bắt gặp cái thú vị ở những nét ngây ngô, đơn giản nhưng hợp lý hợp tình Ví dụ như trong tranh thờ Tam phủ, Tứ phủ, Ông Công, Ông Táo,Ông Tơ, Bà Nguyệt… Các nhân vật được sắp xếp theo quy ước, lớp trong ở xa, lớp ngoài ở gần như các mảng chính, phụ Đối với các tranh vẽ đề tài lịch sử cũng vậy, các vị anh hùng và các nhân vật chính luôn được vẽ với tầm vóc lớn hơn
2.3 Nét và mảng trong tranh
2.3.1 Đường nét
Nghệ thuật làm tranh Đông Hồ độc đáo bởi đường nét bao giờ cũng được thể hiện sau cùng, bằng ván in nét Theo cách tạo hình, đường nét làm nên linh
Trang 12hồn cho bức tranh Đường nét cũng mang yếu tố trang trí cao Vì thế, đường nét rất quan trọng, nét là phương diện tạo hình, là biên giới của các mảng màu và nền tranh Nét trong tranh Đông Hồ khỏe khoắn nhưng không thô cứng, chắc chắn nhưng mềm mại, uyển chuyển, thanh thoát tạo nên vẻ riêng của tranh Không những thế, nét trong tranh dân gian Đông Hồ còn có tính chất phóng khoáng, đặc
tả được tính cách nhân vật và khiến cho người xem có những tình cảm gần gũi với cuộc sống ruộng đồng, đầy màu sắc quê hương Họa sĩ Tọa Phúc Bình cũng đã nói: “nét trong tranh dân gian Đông Hồ như tiếng chống chèo trong đêm hội diễn”
2.3.2 Mảng
Mảng là một hình cụ thể, có ý nghĩ toàn bộ hay cục bộ như một nhóm hình,một hình riêng lẽ, một bộ phận của hình hay một chi tiết của bộ phận Ví dụ như khi xem bức tranh “phú quý” [Phụ lục, hình 1] là hình bé gái ôm vịt, bức tranh nàygắn với câu chúc “bách tử phú quý” Trong tranh mảng hình tròn biến dạng thành hình ovan nằm ở giữa trung tâm của bức tranh, ở đó em bé và con vịt được thể hiện Hình em bé và con vịt được cụ thể hóa bằng các mảng nhỏ như: mặt, thân, người, chân, tay
2.4 Màu sắc trong tranh
Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như: màu đen là từ việc đốt lá tre rồi lấy than của nó, màu xanh lấy từ vỏ và lá tràm, màu vàng lấy từ hoa hòe, màu đỏ thắm lấy từ thân, rễ cây vang, màu sơn lấy từ sỏi núi, màu trắng
là điệp… Đây là những màu khá cơ bản, không pha trộn và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ, nên thường thường tranh Đông Hồ chỉ dùng tới 4 màu mà thôi
2.5 Các thể loại và đề tài của tranh dân gian Đông Hồ
Thể loại và đề tài của tranh Đông Hồ có thể chia thành sáu loại chính:
- Tranh thờ cúng: Để đáp ứng nhu cầu của tâm linh.
- Tranh lịch sử: Nhằm đề cao những anh hùng dân tộc có công dựng nước và giữ
nước
- Tranh chúc tụng (hay còn gọi là mơ ước đầu năm): Tranh chỉ xuất hiện vào dịp tết
đến xuân về, nên tranh này hết sức phong phú Có ý nghĩa chúc cho mọi người, mọi nhà gặp nhiều điều tốt lành trong năm mới, tiêu biểu như: “Đại cát”, “Vinh hoa”, “Phú quý”; mong muốn sum vầy, hạnh phúc thì có: “Gà đàn”, “Lợn đàn”
Trang 13- Tranh sinh hoạt: Phản ánh cuộc sống muôn màu, muôn vẻ, thú vui như: “Đánh
vật”, gây cười như “Hứng dừa”, châm biếm như “Đánh ghen”, đả kích khôn khéo như “Đám cưới chuột”, “Thầy đồ cóc”
- Tranh phong cảnh: Đề cao thú chơi tao nhã, lịch sự, đề cao vẻ đẹp thùy mị, duyên
dáng của người con gái có bốn cô “Tố nữ”, thú chơi cây cảnh có “Mai Lan Cúc Trúc”, hoa nở bốn mùa có “Xuân- Hạ- Thu- Đông”
Tranh truyện: Lấy cốt truyện có sẵn trong dân gian, đề cao con người có tâm trong
sáng, chính nghĩa thắng gian tà như “Thạch Sanh”, “Phương Hoa”, nhiều điển cố như “Bát Tiên”, nhiều mưu mẹo như “Tam Quốc”, “Chinh Đông”, đa tài, đa tình như “Kiều”…
2.6 Quy trình và kỹ thuật làm tranh dân gian Đông Hồ
2.6.1 Chuẩn bị về nhà xưởng, thiết bị và nguyên liệu:
Đây là bước đầu tiên quan trọng trong quy trình làm tranh dân gian Các thiết bị làm tranh phải có đủ, trong một không gian nhà xưởng nhất định, đồng thời nguyên liệu cho làm tranh cũng phải được chuẩn bị từ trước
2.6.1.1 Về nhà xưởng
Đặc trưng của nghề làm tranh tuy không đòi hỏi cơ sở vật chất, trang thiết
bị nhà xưởng quá quy mô và tốn kém, nhưng lại cần những khoảng không gian rộng Bởi trong quy trình chuẩn bị giấy điệp in tranh, hay phơi tranh thì cần
khoảng sân rộng để có thể trải giấy điệp hay tranh thành phẩm ra phơi cho được nắng thì giấy điệp mới trắng, tranh mới tươi màu
vẽ sẽ thấm ra mặt sau tờ giấy, nhờ đó người thợ khắc mới khắc được hình vẽ lên bản gỗ