1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN LOẠI PHÁN đoán đơn TRONG LOGIC HÌNH THỨC

15 1,7K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 220,71 KB

Nội dung

Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy tư duy trừu tượng , thông qua đó người ta khẳng định hoặc phủ định những thuộc tính, tính chất, mối quan hệ nào đó của đối tượng.Và trong phán đo

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LOGIC HỌC

Tiểu luận của nhóm 9

PHÂN LOẠI PHÁN ĐOÁN ĐƠN

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Đức

Trang 2

M C L C Ụ Ụ

PHẦN 1.MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

PHẦN 2.KIẾN THỨC CƠ BẢN 2

2.1Khái niệm 2

2.2 Cấu tạo phán đoán đơn 2

2.3 Phân loại phán đoán đơn 7

PHẦN 3 KIẾN THỨC VẬN DỤNG 8

3.1 Một số ví dụ phán đoán đơn 8

PHẦN 4 KẾT LUẬN 11

Trang 3

Phần 1: Mở đầu

1.1.Đặt vấn đề:

Trong đời sống ngày nay,mọi hoạt động của con người từ đơn giản đến phức tạp đều thông qua tư duy Cùng với sự phát triển của thực tiễn và nhận thức , con người càng ngày có sự hiểu biết đầy đủ hơn,sâu sắc hơn, chính xác hơn về bản thân tư duy đang nhận thức

Về tư duy , chúng ta phải biết đến những hình thức cơ bản của nó, bao gồm:khái niệm , phán đoán , suy luận,chứng minh,bác bỏ,ngụy biện.Mỗi hình thức đều mang một vai trò quan trọng, trong đó phán đoán là hình thức rất quan trọng trong tư duy Phán đoán là hình thức cơ bản của tư duy (tư duy trừu tượng) , thông qua đó người

ta khẳng định hoặc phủ định những thuộc tính, tính chất, mối quan hệ nào đó của đối tượng.Và trong phán đoán nó được chia ra 2 loại: theo độ phức hợp và theo thông tin chứa trong phán đoán Theo độ phức hợp, phán đoán tiếp tục được chia ra thành :phán đoán đơn,phán đoán phức

Phán đoán đơn là phán đoán được tạo thành mối liên hệ giữa hai khái niệm hoặc giữa khái niệm với một thuộc tính Là một trong những công trình nghiên cứu của nhà triết học cổ Hy Lạp Aristote từ thế kỉ thứ IV trước công nguyên.Thế nhưng, đến ngày nay nó vẫn đóng vai trò quan trọng trong tư duy,trong đời sống hằng ngày

Như phân tích ở trên và mục đích tìm hiểu kĩ hơn về phán đoán đơn nên nhóm đã chọn đề tài :”Phân loại phoán đoán đơn”

1.2.Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu sẽ làm rõ các vấn đề sau:

-Định nghĩa và các thành phần cấu tạo phán đoán đơn

-Phân loại và vai trò phán đoán đơn

-Phân tích những ví dụ phán đoán đơn

Trang 4

Phần 2:Kiến thức cơ bản

2.1 Khái niệm :Phán đoán là một khái niệm cơ bản của logic học Phán đoán được biểu đạt dưới dạng ngôn ngữ thành một câu (hay mệnh đề) phản ánh đúng hay sai thực tế khách quan

Liên từ logic là phụ từ “không” và các liên từ (và, hoặc, nếu…thì…)

Như vậy, phán đoán đơn là phán đoán không chứa liên từ logic nào

2.2 Cấu tạo của phán đoán đơn

Cấu tạo của phán đoán đơn gồm 4 bộ phận:

 Chủ từ là bộ phận chỉ đối tượng hay lớp đối tượng mà phán đoán phản ánh

Ký hiệu bằng chữ S (xuất phát từ “Subjectum”)

 Vị từ: là bộ phân chỉ nội dung (thuộc tính) mà phán đoán phản ánh Ký hiệu bằng chữ P (xuất phát từ “Pracdicatum”)

Chủ từ và vị từ trong phán đoán đơn được gọi chung là “thuật ngữ”

 Lượng từ là bộ phận dùng để chỉ số lượng các đối tượng thuôc ngoại diên của chủ từ có tham gia vào phán đoán; số lượng này có thể là toàn bô (mọi, tất cả, ký hiệu V); có thể là môt phần (môt số, đa số ký hiệu ∀) Lượng từ đặc trưng cho phán đoán đơn về mặt lượng, theo đó có hai loại: phán đoán toàn thể (∀S — P) và phán đoán bô phân (∃S — P)

 Hệ từ: là bô phân nằm giữa chủ từ và vị từ, dùng để nối kết hoặc tách rời các đối tượng của chủ từ với vị từ Thường nó biểu hiện quan hệ khẳng định (là) hay phủ định (không là) giữa chủ từ và vị từ Hệ từ đặc trưng cho phán đoán đơn về mặt chất, theo đó có hai loại phán đoán: khẳng định (S là P) và phủ định (S không là P)

Như vậy, dạng tổng quát của phán đoán đơn thuôc tính là: ∀(∃) S □ P

Phân loại phán đoán đơn Mọi phán đoán đơn nhất thiết đều phải có 4 bô phân nêu trên Tuy nhiên, việc phân loại chúng phải dựa cùng lúc vào cả hai tiêu chí là lượng

và chất Nếu vây thi sẽ có 4 kiểu như sau:

+ Phán đoán toàn thể khẳng định: ∀S là P, ký hiệu A (từ gốc latinh “Affirmo”)

Trang 5

+ Phán đoán toàn thể phủ định: ∀S không là P, ký hiệu E (từ gốc latinh “NEgo”) + Phán đoán bộ phận khẳng định: ∃S là P, ký hiệu I (từ gốc latinh “affIrmo”)

+ Phán đoán bộ phận phủ định: ∃S không là P, ký hiệu O (từ gốc latinh “negO”) Ngoài ra, có thể còn có phán đoán gọi là đơn nhất (khẳng định hoặc phủ định) do chủ từ của chúng là khái niệm đơn nhất như: “Hà Nội là thành phố anh hùng”, hay

“trời không mưa”, nhưng căn cứ vào định nghĩa về lượng từ đã nêu ở trên chúng tôi

sẽ đều coi chúng là phán đoán toàn thể, điều này sẽ thuận tiện hơn cho việc xác định chu diên của các thuật ngữ như sẽ thấy dưới đây

Tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán đơn

Khái niệm về tính chu diên: Tính chu diên của thuật ngữ thể hiện sự hiểu biết về quan hệ giữa chủ từ và vị từ nhờ phân tích hình thức của phán đoán

Để xác định một thuật ngữ (S hoặc P) trong phán đoán đơn thuộc tính là chu diên hay không, thì phải xét nó trong quan hệ với thuật ngữ còn lại dựa vào cơ sở là mối quan hệ giữa các khái niệm

Để thuận tiện cho định nghĩa, hãy quy ước gọi tập hợp các đối tượng thuộc chủ từ tham gia vào phán đoán là lớp S; tập hợp các đối tượng thuộc vị từ là lớp P; lớp SP

là tập hợp các đối tượng thoả mãn cùng lúc hai điều kiện: thứ nhất, thuộc S, thứ hai, được phản ánh trong vị từ P Mối quan hệ về mặt ngoại diên giữa lớp SP với các lớp

S và P sẽ tương ứng cho ta tính chu diên của các thuật ngữ đó Như vậy thuật ngữ

có thể chu diên (ký hiệu dấu + đánh trên đầu của nó (S+), hoặc không chu diên (ký hiệu dấu — (P–))

Cách xác định chu diên: Thuật ngữ là chu diên nếu rơi vào một trong hai trường

hợp: 1) SP trùng với ngoại diên của nó); 2) SP tách rời ngoại diên của nó

Thuật ngữ là không chu diên nếu SP bị bao hàm trong ngoại diên của nó Tính chu diên của các thuật ngữ trong từng kiểu phán đoán đơn như sau:

– Phán đoán A (mọi S là P) Chủ từ và vị từ quan hệ với nhau theo 1 trong 2 trường hợp:

+ Chủ từ và vị từ đổng nhất với nhau (tương đối ít gặp): SP trùng với cả S và P, do

đó S+; P+

+ Vị từ bao hàm chủ từ (trường hợp rất phổ biến): SP trùng với S, do đó S+ và SP

bị bao hàm trong P, do đó P —

 Phán đoán E (mọi S không là P) Chủ từ và vị từ nằm trong quan hê ngang hàng, tức là tất cả các đối tượng thuộc ngoại diên của chủ từ hoàn toàn tách

Trang 6

rời và loại trừ các đối tượng thuộc ngoại diên của vị từ, khi đó SP trùng với S

và tách rời P, do đó S+; P+ (S và P luôn luôn chu diên)

 Phán đoán I (một số S là P) Quan hệ chủ từ — vị từ xảy ra theo hai trường hợp:

+ Chủ từ và vị từ nằm trong quan hê giao nhau (trường hợp phổ biến), khi đó SP bị bao hàm cả trong S và trong P, do vây S –, P –

+ Chủ từ bao hàm vị từ, khi đó SP bị bao hàm trong S và trùng với P,do đó S –, P + – Phán đoán O (một số S không là P) Quan hê chủ từ vị từ có hai trường

hợp:

+ Chủ từ và vị từ nằm trong quan hê giao nhau (trường hợp phổ biến), khi đó SP bị bao hàm trong S và tách rời P, do vây S –, P +

+ Chủ từ bao hàm vị từ (trường hợp ít gặp), khi đó SP bị bao hàm trong S và tách rời P, do đó S –, P +

Như vây, trong phán đoán O, S luôn không chu diên, và P luôn chu diên

1 Bảng chu diên của thuật ngữ trong các phán đoán đơn

A: ∀S là P + + (S ≡ P)

– (S⊂P)

– (S∩P)

Trang 7

O: ∃S không là P – +

Nhìn vào bảng có thể thấy:

+ Chủ từ của phán đoán toàn thể luôn chu diên;

+ Chủ từ của phán đoán bộ phân luôn không chu diên

+ Vị từ của phán đoán phủ định luôn chu diên;

+ Với vị từ của phán đoán khẳng định (A, I), thì phái căn cứ vào quan hệ cụ thể giữa S và P

Quan hệ giữa các phán đoán đơn trên hình vuông logic

Ở đây chỉ xét các phán đoán giống nhau cả về chủ từ và vị từ; và quan hệ là quan

hệ về mặt giá trị lôgíc

Các đỉnh của hình vuông là các phán đoán đơn A, E, I, O, còn các cạnh và đường chéo biểu thị quan hệ giữa chúng

Quan hệ mâu thuẫn: là quan hê giữa những phán đoán khác nhau cả về chất, lẫn

lượng Mối quan hê này thể hiên trên hai đường chéo của hình vuông, đó là quan hệ giữa hai cặp phán đoán: A&O; E&I Chúng không thể cùng chân thực hoặc cùng giả dối, mà nhất thiết phải có một phán đoán là chân thực, còn phán đoán kia phải

là giả dối

Giá trị lôgíc của các phán đoán đơn trong quan hệ mâu thuẫn như sau:

A = 1 ⇒ O = 0 O = 1 ⇒ A = 0

E = 1 ⇒ I = 0 I = 1 ⇒ E = 0

Quan hệ lệ thuộc: là quan hệ giữa các phán đoán giống nhau về chất, nhưng khác nhau về lượng Đó là hai cặp phán đoán: (A&I), (E&O) Trong hai cặp này thì các

Trang 8

phán đoán có lượng toàn thể gọi là phán đoán bậc trên (A và E) Các phán đoán có lượng bộ phân gọi là phán đoán bậc dưới (I và O)

Nếu phán đoán bậc trên chân thực thì phán đoán bậc dưới tất yếu chân thực, vì phán đoán bậc dưới là bộ phận của phán đoán bậc trên

Nhưng nếu phán đoán bậc trên giả dối thì không thể tất yếu suy ra phán đoán bậc dưới cũng giả dối, lúc này giá trị lôgíc của phán đoán bậc dưới bất định, nó có thể chân thực hoặc giả dối, vì khi cái toàn thể giả dối không có nghĩa là mọi bộ phận trong đó đều giả dối

Trường hợp phán đoán bậc dưới chân thực cũng vậy Từ một bộ phận chân thực thì chưa thể xác định cái toàn thể chân thực hay giả dối Nó có thể chân thực hay giả dối tuỳ vào đối tượng phản ánh cụ thể

Trường hợp phán đoán bậc dưới là giả dối thì từ đó tất yếu suy ra phán đoán bậc trên là giả dối, vì nếu đã có một bộ phận trong cái toàn thể là giả dối thì không thể

có toàn bộ cái toàn thể là chân thực

Từ sự phân tích trên có thể khái quát thành bảng giá trị lôgíc của các phán đoán trong quan hệ lệ thuộc như sau:

Quan hệ đối lập: là quan hệ giữa những phán đoán giống nhau về lượng, nhưng

khác về chất Đó là hai cặp phán đoán: (A&E), (I&O)

Các phán đoán (A&E) nằm trong quan hê đối lập trên : chúng không thể cùng chân thực, mà chỉ có thể cùng giả dối hoặc một chân thực, một giả dối Thực chất, hai phán đoán này là hai mệnh đề đối lập nhau cùng phản ánh về môt hay môt lớp đối tượng ở cùng phẩm chất xác định, vì thế không thể cùng chân thực Bảng quan hệ

về mặt giá trị lôgíc giữa A&E như sau:

Các phán đoán (I&O) nằm trong quan hệ đối lập dưới: chúng không thể cùng giả dối, mà chỉ có thể cùng chân thực hoặc một chân thực, một giả dối

Bảng quan hệ về mặt giá trị logic của các phán đoán trong quan hệ đối lập dưới:

Trang 9

I = 0 ⇒ O = 1 I = 1 ⇒ O = ?

O = 0 ⇒ I = 1 O = 1 ⇒ I = ?

2.3 Phân loại phán đoán đơn : Có thể phân chia phán đoán đơn theo nhiều

cách (căn cứ) khác nhau

- Căn cứ vào giá trị (chân lý) phán đoán đơn được chia thành hai loại là phán đoán

đã có giá trị và phán đoán chưa có giá trị Trong một thời điểm nào đó, một phán

đoán có thể đã có giá trị hoặc chưa có giá trị

Ví dụ: "năm 2055, trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM là trường kỹ thuật tốt

nhất Việt Nam " là phán đoán hiện tại chưa có giá trị (đến năm 2055 phán đoán này mới là phán đoán đã có giá trị) Phán đoán "cách đây 100 triệu năm có thiên thạch lớn rơi xuống Quả đất" là phán đoán đã có giá trị (nhưng hiện tại con người chưa xác định được giá trị của phán đoán này là đúng hay sai) Trong hai loại phán đoán

đơn nói trên thì lôgíc học hình thức truyền thống chỉ nghiên cứu phán đoán đã có

giá trị.

- Căn cứ vào giá trị của phán đoán cũng có thể được chia thành nhiều loại (tương ứng với các số trong khoảng từ 1 đến 0) là đúng 100%, đúng 50%, , đúng 0% (đúng 100% = sai 0%, đúng 0% = sai 100%, đúng 60% = sai 40% ) Trong lôgíc học hình thức truyền thống, các loại giá trị nói trên được quy về 2 loại là đúng (= đúng 100%) và không đúng (= không đúng 100%)

Ví dụ: nếu trong phòng A tại thời điểm T có 200 người thì phán đoán “trong phòng

A tại thời điểm T có 200 người” có giá trị là đúng 100%, phán đoán “trong phòng A tại thời điểm T có 180 người” có giá trị là đúng 90%, phán đoán “trong phòng A tại thời điểm T có 0 người” có giá trị là đúng 0% Giá trị của phán đoán có thể là đúng hoặc sai (sai = không đúng) Nếu một phán đoán có giá trị đúng thì phủ định phán đoán ấy cũng là một phán đoán và phán đoán phủ định này có giá trị sai Ngược lại, nếu một phán đoán có giá trị sai thì phủ định phán đoán ấy cũng là một phán đoán

và phán đoán phủ định này có giá trị đúng

- Căn cứ vào sự phản ánh về các sự vật và thuộc tính tồn tại trong hiện thực khách khách quan, phán đoán có thể được chia thành hai loại là phán đoán không tất

nhiên và phán đoán tất nhiên Đối với phán đoán không tất nhiên, người nêu phán

đoán không khẳng định chắc chắn 100% Trong phán đoán tất nhiên thì người nêu phán đoán khẳng định chắc chắn 100% (sự khẳng định này có thể sai)

Trang 10

Ví dụ: các phán đoán “hình như 2 triệu năm trước có thiên thạch lớn rơi xuống Quả

đất”, “có thể trên sao Hoả không có sự sống” là các phán đoán không tất nhiên

Phán đoán “chắc chắn trên sao Hoả không có sự sống” là phán đoán tất nhiên Để

nói lên tính không tất nhiên của phán đoán, người nêu phán đoán thường thêm vào

mệnh đề diễn đạt phán đoán các từ như: hình như là, có thể là, có lẽ là Để nói lên

tính tất nhiên của phán đoán, người nêu phán đoán thường thêm vào mệnh đề diễn đạt phán đoán các từ như: chắc chắc rằng, nhất định là, tất nhiên là Tuy nhiên, chúng ta có thể lược bỏ các từ biểu thị tính tất nhiên Chẳng hạn, có thể nói “trên sao Hoả không có sự sống” thay vì nói “chắc chắn là trên sao Hoả không có sự sống” Trong hai loại phán đoán vừa nói trên, lôgíc học hình thức truyền thống chỉ nghiên cứu phán đoán tất nhiên

*** Tuy nhiên, dù phân chia theo nhiều căn cứ khác nhau thì phán đoán đơn đều được quy lại thành 4 loại là:

- Phán đoán khẳng định chung: ∀S là P, ký hiệu A (từ gốc latinh “Affirmo”)

Ví dụ: Mọi sinh viên đều thích học logic học

- Phán đoán phủ định chung: ∀S không là P, ký hiệu E (từ gốc latinh “NEgo”)

Ví dụ: Mọi sinh viên đều không thích học ngoại ngữ

- Phán đoán khẳng định riêng: ∃S là P, ký hiệu I (từ gốc latinh “affIrmo”)

Ví dụ: Một số sinh viên thích học logic học

- Phán đoán phủ định riêng: ∃S không là P, ký hiệu O (từ gốc latinh “negO”)

Ví dụ: Một số sinh viên không thích học ngoại ngữ

Phần 3:Kiến thức vận dụng

3.1 Một số ví dụ về phán đoán đơn

3.1.1Phân loại phán đoán theo chất

Phán đoán khẳng định :

Ví dụ : - Sắt là kim loại

- Mặt trăng là vệ tinh của trái đất

Trang 11

Thông thường phán đoán khẳng định có liên từ lôgíc LÀ, tuy vậy, nhiều trường hợp không có liên từ LÀ mà vẫn là phán đoán khẳng định

Ví dụ : - Rùa đẻ ra trứng

- Trái đất quay xung quanh mặt trời

Phán đoán phủ định :

Ví dụ : - Thủy ngân không phải là chất rắn

- Lê nin không phải là người Việt Nam

Phán đoán phủ định thường có liên từ lôgíc KHÔNG LÀ, KHÔNG PHẢI LÀ 3.1.2 Phân loại phán đoán theo lượng

Phán đoán chung (phán đoán toàn thể)

Ví dụ : -Mọi kim loại đều là chất dẫn điện

-Mọi con sáo đều không dẻ dưới nước

Phán đoán riêng (phán đoán bộ phận)

Ví dụ : - Một số thanh niên là những nhà quản lý giỏi

- Một số sinh viên không phải là đoàn viên

Phán đoán riêng thường được bắt đầu bằng các lượng từ bộ phận : Một số, Hầu hết, Nhiều, Đa số, Một vài, v.v…

Phán đoán đơn nhất :

Ví dụ : - Paris là thủ đô của nước Pháp

- Lào không phải là một cường quốc

3.1.3Phân loại phán đoán theo chất và lượng

Phán đoán khẳng định chung (phán đoán A)

Trang 12

Công thức : Mọi S là P.

Ví dụ : Mọi người Việt Nam đều yêu nước

Trong nhiều trường hợp, phán đoán không có dạng : Mọi S là P mà vẫn là phán đoán khẳng định chung :

Ví dụ : - Nước là chất dẫn điện

- Ớt nào là ớt chẳng cay

Phán đoán khẳng định riêng (phán đoán I)

Công thức : - Một số S là P

Ví dụ : Một số sinh viên thông thạo tin học

Phán đoán phủ định chung (phán đoán E)

Công thức : - Mọi S không là P

Ví dụ : Mọi người đều không muốn chiến tranh

Trong ngôn ngừ tự nhiên, phán đoán phủ định chung nhiều lúc không bắt đầu bằng lượng từ phổ biến : MỌI, TẤT CẢ, TOÀN THỂ, thậm chí còn không có liên từ phủ định

Ví dụ : - Mấy đời bánh đúc có xương,

Mấy đời địa chủ mà thương dân cày

- Rượu nào rượu lại say người,

Bớ người say rượu chớ cười rượu say

Phán đoán phủ định riêng (phán đoán O)

Công thức : - Một số S không là P

Ví dụ : Một số điều luật không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế hiện nay

Ngày đăng: 25/12/2018, 10:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w