1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RÀO CẢN TÂM LÝ VÀ THỰC HÀNH TIÊM INSULIN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

8 299 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 66,68 KB

Nội dung

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RÀO CẢN TÂM LÝ VÀ THỰC HÀNHTIÊM INSULIN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 Phạm Hồng Vân, Kiều Thị Thanh Vân, Mai Thị Kiều Oanh, Lê Minh Hằng, Luyện Trung Kiên, Nguyễn

Trang 1

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RÀO CẢN TÂM LÝ VÀ THỰC HÀNH

TIÊM INSULIN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

Phạm Hồng Vân, Kiều Thị Thanh Vân, Mai Thị Kiều Oanh, Lê Minh Hằng, Luyện

Trung Kiên, Nguyễn Thị Phương Liên ( Khoa Nội Cán bộ - SĐT: 069572234)

TÓM TẮT:Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm tâm lý ở BN ĐTĐ týp 2 sử dụng Insulin

và mức độ hiểu biết về tiêm Insulin Đối tượng và phương pháp:Tiến cứu mô tả cắt

ngang, 102 BN ĐTĐ týp 2 điều trị nội trú tại khoa Nội cán bộ A1 hoặc ngoại trú tại khoa khám bệnh cán bộ cao cấp C1-2, BVTƯQĐ 108 từ năm 2016-2017 Quy trình:

Phỏng vấn bằng thang điểm ITAS, câu hỏi chi phí điều trị, nhận thức về tiêm Insulin Kết quả: Tuổi trung bình 67,9±10,3(năm), 99% nam, thời gian mắc ĐTĐ

11,9±6,8(năm), HbA1C 7,9±1,7% 48 BN (47,1%) có rào cản tâm lý (PIR) Tỷ lệ BN chán nản do thấy thất bại với điều trị, sử dụng Insulin mất thời gian, phụ thuộc bác sĩ lần lượt là: 54,9%; 28,4%; 49% Chi phí điều trị không gây cản trở tâm lý Tuổi, thời gian mắc bệnh, HbA1C ở nhóm có PIR cao hơn nhóm không có PIR Trên 45 BN tự tiêm Insulin: 55,6% nhận biết thuốc đúng; 80% bảo quản đúng; 73,3% xác định vị trí tiêm đúng; 53,8% có quy trình tiêm đúng; 77,8% có thời gian tiêm đúng; 35,6% biết bảo vệ bản thân Tuổi cao, thời gian mắc bệnh kéo dài làm giảm các hiểu biết về vị trí tiêm và cách bảo quản thuốc Nhóm có rào cản tâm lý có hiểu biết bảo quản thuốc kém

hơn Kết luận: Tâm lý và kiến thức về Insulin là yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và

tuân thủ điều trị tiêm Insulin ở BN ĐTĐ týp 2, đây là yếu tố cần được lưu ý để tư vấn

Từ khóa: Đái tháo đường týp 2, tiêm Insulin, rào cản tâm lý khi dùng Insulin, thang điểm ITAS

PSYCHOLOGICAL CHARACTERISTICS AND KNOWLEDGE ON INSULIN

RESECTION IN PATIENTS WITH TYPE 2 DIABETES

ABSTRACTS:Objective: To evaluate psychological characteristics in patients

with type 2 diabetes and their knowlledge on Insulin rejection Subjects and Method:

Prospective descriptive study,102 patients with type2 diabetes from A1 and C1-2 departments in 108 military hospital completed the ITAS, the questionaire on their

economic and knowledge on Insulin rejection in year 2016-2017 Results: Mean age

67,9±10,3 (years), 99% male, duration of diabetes 11,9±6,8 (years), HbA1C 7,9±1,7%

48 patients (47,1%) had psychological insulin rsistance (PIR) The rate of patients be disappointed, waste time, depend on doctors were 54,9%; 28,4%; 49% The treatment expenses did not make psychological barrier Age, diabetes duration, HbA1C of group PIR were higher than no PIR.45 patients practiced Insulin rejection: 55,6% identify correctly, 80% preserve drugs correctly; 73,3% locate correctly; 53,8% correct process; 77,8% correct time; 35,6% know to protect themselves Being elder, duration of illness longer decreased knowledge on Insulin rejection Group PIR know how to prederve

drugs which is worse than group no PIR Conclusion: Psychological barrier and

nowledge on Insulin were these factors influencing on effect of insulin therapy in diabetic patients, these factors should be noted to consult

Trang 2

Keywords: Diabetes melitus type 2, Insulin rejection, Psychological Insulin Resistance (PIR),Insulin Treatment Apraisal Scale (ITAS)

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Đái tháo đường týp 2 là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh nội tiết chuyển hóa, chiếm 90-95% tổng số bệnh nhân (BN) ĐTĐ týp 2 Tại Việt Nam, tỷ lệ ĐTĐ chiếm 2,7% dân số năm 2002 và sau 6 năm tăng lên gấp đôi (5,7%) [1] Điều trị ĐTĐ bằng Insulin được khuyến cáo dùng sớm và đúng chỉ định nhằm đạt được hiệu quả kiểm soát đường huyết và giảm các biến chứng, kéo dài tuổi thọ Tuy nhiên, việc tiêm Insulin thường mang lại cho BN nhiều lo ngại, hình thành rào cản tâm lý làm giảm hiệu quả điều trị[7] Cùng với đó, việc sử dụng Insulin có nhiều khác biệt với uống thuốc viên đơn thuần, khiến xảy ra tình trạng còn lúng túng khi BN tự tiêm Insulin tại nhà Do đó chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: đánh giá đặc điểm tâm lý ở

BN ĐTĐ týp 2 khi sử dụng Insulin và mức độ hiểu biết về tiêm Insulin

II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1 Đối tượng nghiên cứu:

*) Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân:

- 102 BN được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 theo tiêu chuẩn WHO (2006) điều trị nội trú tại khoa Nội cán bộ A1 hoặc ngoại trú tại khoa C1-2, Bệnh viện TƯQĐ 108, từ năm

2016 đến 2017

- Khả năng nhận thức tốt

*) Tiêu chuẩn loại trừ:

- BN không đồng ý tham gia nghiên cứu

- Tình trạng tri giác kém, hôn mê, rối loạn tri giác

- Khó khăn trong giao tiếp

2.Phương pháp nghiên cứu:

- Tiến cứu mô tả cắt ngang, phỏng vấn BN bằng thang điểm đánh giá điều trị Insulin (ITAS-Insulin Treatment Appraisal Scale) [6], câu hỏi chi phí điều trị, và bảng câu hỏi mức độ hiểu biết về tiêm Insulin

- Thang điểm ITAS gồm 20 câu hỏi Mỗi câu trả lời “có” cho 1 điểm, “không” cho

0 điểm Tổng điểm ≥ 10 được xem là người bệnh đó có rào cản tâm lý khi sử dụng Insulin (PIR) [9]

- Bộ câu hỏi đánh giá mức độ hiểu biết về tiêm Insulin thực hiện trên các BN tự tiêm Insulin, gồm 5 phần Điểm từng phần hiểu biết được tính bằng trung bình cộng của số câu trả lời "có" trong phần đó Nếu tất cả các câu trả lời là "có" được xem là có hiểu biết đúng về tiêm Insulin

Trang 3

BỘ CÂU HỎI ITAS

1 Dùng insulin có nghĩa là tôi đã

thất bại trong việc điều trị bệnh

ĐTĐ bằng chế độ ăn và thuốc viên

2 Dùng insulin có nghĩa là bệnh

ĐTĐ của tôi đã trở nên tồi tệ hơn

3 Dùng insulin giúp bảo vệ các

biến chứng bệnh ĐTĐ

4 Dùng insulin làm người khác coi

tôi là một người bệnh ốm yếu hơn

5 Dùng insulin làm cuộc sống của

tôi kém thoải mái hơn

6 Tôi sợ việc tự tiêm bằng kim

7 Dùng insulin tăng nguy cơ hạ

đường huyết

8 Dùng insulin giúp cải thiện sức

khỏe của tôi

9 Insulin gây tăng cân

10 Điều trị tiêm insulin gây mất

thời gian và năng lượng

11 Dùng insulin nghĩa là tôi phải từ

bỏ nhiều hoạt động mà tôi thích

12 Dùng insulin nghĩa là sức khỏe

của tôi đáng báo động hơn

13 Tiêm insulin là trở ngại

14 Tiêm insulin gây đau

15 Thật khó để tiêm chính xác số

lượng insulin đúng tất cả thời điểm

16 Dùng insulin làm tôi khó khăn

trong thực hiện các nhiệm vụ, công

việc

17 Dùng insulin giúp kiểm soát tốt

đường máu

18 Dùng insulin gây cho gia đình

và bạn bè lo ngại cho tôi hơn

19 Dùng insulin giúp cải thiện mức

năng lượng của tôi

20 Dùng insulin khiến tôi bị phụ

thuộc hơn vào các thầy thuốc

BỘ CÂU HỎI HIỂU BIẾT TIÊM INSULIN

1 NHẬN BIẾT THUỐC:

1.1. Nhớ tên Insulin đang dùng?

1.2. Hiểu rõ tác dụng của thuốc đang dùng (tác

dụng nhanh-chậm-bán chậm)?

2. CÁCH BẢO QUẢN THUỐC:

2.1. Biết xem thời hạn sử dụng lọ thuốc?

2.2. Biết cách bảo quản thuốc (trong ngăn mát tủ

lạnh hoặc có túi đá ủ lạnh khi đi đường dài)?

2.3. Biết để thuốc hết lạnh trước khi tiêm?

3. VỊ TRÍ TIÊM:

3.1. Biết tránh tiêm vào vị trí thường xuyên vận

động?

3.2. Biết luân chuyển vị trí tiêm?

4. QUY TRÌNH TIÊM:

4.1. Sát trùng cồn vị trí tiêm trước khi tiêm

Insulin?

4.2. Lắc lọ thuốc Insulin trước khi lấy thuốc?

4.3. Biết cách lấy đúng lượng thuốc cần lấy?

4.4. Véo da khi tiêm?

4.5. Đâm kim tiêm đúng góc?

4.6. Rút kim đúng cách?

5. BIẾT TỰ BẢO VỆ BẢN THÂN TRÁNH BIẾN CHỨNG

5.1. Biết liên hệ với thầy thuốc khi có bất thường?

5.2. Biết tự đánh giá các biến chứng tại chỗ do

tiêm Insulin (teo cơ, phì đại mô mỡ, thay đổi sắc tố da )?

5.3. Biết tự dùng máy thử đường huyết mao mạch?

5.4. Có chuẩn bị sẵn kẹo để phòng hạ đường

huyết?

CÂU HỎI VỀ CHI PHÍ ĐIỀU TRỊ:

1 Bảo hiểm y tế (BHYT)

2 Tự chi trả

3 Con cái chi trả

4 Kết hợp các hình thức trên

Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0, sự khác biệt có ý nghĩa với p<0,05

III KẾT QUẢ:

Trang 4

1 Đặc điểm chung:

Bảng 1: Đặc điểm chung của 102 BN ĐTĐ týp 2 Đặc điểm Số BN, tỷ lệ (n,%) Đặc điểm

Giới

trung bình (năm) 11,9±6,8 năm Tuổi trung bình 67,9±10,3năm

Nhóm thời gian mắc bệnh (n, %)

<5nă

m 21 (20,6%)

Nhóm

tuổi

Nhận xét:Giới nam là chủ yếu (101BN chiếm 99%), tuổi trung bình 67,9±10,3

(năm), cao nhất 90 tuổi, thấp nhất 49 tuổi, độ tuổi từ 60 đến 70 nhiều nhất (35,3%) Chỉ

số HbA1C trung bình 7,9±1,7% Thời gian mắc bệnh trung bình 11,9±6,8 năm, có 2

BN mới phát hiện bệnh, lâu nhất là 33 năm, chủ yếu là nhóm mắc bệnh từ 10 đến 15 năm (32,4%)

2 Đặc điểm rào cản tâm lý và mối liên quan với một số yếu tố khi sử dụng Insulin:

Qua phỏng vấn 102 BN bằng bảng câu hỏi ITAS, số BN có rào cản tâm lý (PIR) khi sử dụng Insulin là 48 BN (47,1%)

Bảng 2: Đặc điểm tâm lý khi sử dụng Insulin Đặc điểm Số BN, tỷ lệ (n,%) Đặc điểm Số BN, tỷ lệ (n,%)

Thấy thất bại trong điều trị 56 (54,9%) Sợ đau 32 (31,4%) Thấy bệnh trầm trọng hơn 33 (32,4%) Sợ tiêm bằng kim 34 (33,3%) Cuộc sống phiền toái hơn 42 (41,2%) Sợ hạ đường huyết 55 (53,9%)

Bị coi là ốm yếu 31 (30,4%) Tiêm Insulin mất thờigian, công sức 29 (28,4%) Phải từ bỏ nhiều hoạt động

yêu thích 30 (29,4%) lượng và thời điểm tiêmKhó xác định đúng số 48 (47,1%)

Nhận xét: Các BN ĐTĐ týp 2 gặp nhiều trở ngại khi tiêm Insulin hay gặp nhất là cảm giác thấy thất bại khi điều trị bằng chế độ thuốc viên, tập luyện (54,9%), sợ hạ đường huyết (53,9%)

Bảng 3: Đặc điểm chi phí điều trị

Trang 5

Chi phí điều trị BHYT chi trả Tự chi trả Con hỗ trợ Kết hợp

Nhận xét: chủ yếu do BHYT thanh toán, có một số BN tự chi trả hoặc do con cái

hỗ trợ thêm vì BN muốn dùng một số thuốc mới

Bảng 4: Mối liên quan một số yếu tố LS, CLS với rào cản tâm lý

Nhận xét: Tuổi và thời gian mắc bệnh của nhóm có PIR cao hơn nhóm không có PIR (p>0,05) HbA1C của nhóm có PIR cao hơn nhóm không có PIR (p<0,05)

Bảng 5:Tỷ lệ BN có rào cản tâm lý theo nhóm tuổi và thời gian mắc bệnh

Số BN PIR (n,%)Số BN có Số BN PIR (n,%)Số BN có

Nhó

m

tuổi

<60 32 12 (37,5%)

Thời gian mắc bệnh

<5 năm 21 8 (38,1%)

>70 34 16 (47,1%) năm>10 62 (48,4%)30 Nhận xét: Tỷ lệ BN trên 60 tuổi có rào cản tâm lý cao hơn BN dưới 60 tuổi Tỷ lệ

BN có thời gian mắc bệnh trên 5 năm có rào cản tâm lý cao hơn nhóm có thời gian mắc bệnh dưới 5 năm

3 Đặc điểm mức độ hiểu biết và mối liên quan với một số yếu tố ở các BN tiêm Insulin:

Bảng 6: Đặc điểm hiểu biết về tiêm Insulin trên các BN tự tiêm insulin

Nhận xét: Nghiên cứu trên 45 BN tự tiêm Insulin tại nhà, mức độ hiểu biết về tiêm Insulin là khá tốt với hầu hết kết quả đều trên 50%

Bảng 7: Mối liên quan hiểu biết tiêm Insulin với tuổi, thời gian mắc bệnh

Vị trí tiêm Tuổi trung bình (năm)TG mắc bệnh trung bình (năm) 64,2±6,812,1±1,2 73,3±13,412,2±3,4 0,010,08 Bảo quản

thuốc

Tuổi trung bình (năm) 65,3±3,5 66,6±4,1 0,41

TG mắc bệnh trung bình (năm) 12,1±6,3 12,9±9,7 0,015

Trang 6

Nhận xét: Tuổi trung bình nhóm biết tiêm đúng vị trí ít hơn nhóm chưa tiêm đúng (p=0,01) Thời gian mắc bệnh trung bình nhóm bảo quản thuốc đúng ngắn hơn nhóm bảo quản sai (p=0,015)

Bảng 8: Điểm hiểu biết tiêm Insulin ở 2 nhóm có và không có rào cản tâm lý

Đặc điểm hiểu biết Khôngcó PIR (N=25) Có PIR (N=20) p

Nhận xét: Ở nhóm không có rào cản tâm lý, điểm hiểu biết về tiêm Insulin cao hơn nhóm có rào cản tâm lý (p = 0,01)

IV BÀN LUẬN

1 Đặc điểm chung:

Nghiên cứu 102 BN có tuổi trung bình khá cao (67,9±10,3 năm), chủ yếu nhóm từ 60-69 tuổi (35,3%) Kết quả này có sự tương đồng với kết quả của tác giả Vũ Thị Thanh Huyền (tuổi trung bình 66,6±5,7 năm; nhóm 60-69 tuổi chiếm 42,9%) [3] Giới nam chiếm chủ yếu vì nghiên cứu của chúng tôi tiến hành ở đối tượng là cán bộ cao cấp trong quân đội, nơi mà quân nhân nam chiếm phần đông

2 Đặc điểm rào cản tâm lý khi sử dụng Insulin:

Tỷ lệ rào cản tâm lý gặp ở 102 BN khá cao (47,1%) Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu của tác giả Larkin (50,7%), M.Shafei (40%), N.Azmiah (51%) [7] [8] [9]

BIỂU ĐỒ 1: Vấn đề tâm lý gặp ở BN ĐTĐ týp 2 so sánh với tác giả khác

Hầu như các nghiên cứu trong nước và trên thế giới đều cho thấy BN dùng Insulin thường xuyên bày tỏ thái độ tiêu cực về sự thất bại cá nhân trong cách quản lý bệnh của mình, về sự phiền toái và phụ thuộc thầy thuốc [3], [6], [8] Do đó, người điều

Trang 7

dưỡng viên (ĐDV) cần giúp người bệnh hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc dùng Insulin giúp cải thiện bệnh và giảm các nguy cơ, biến chứng [9].Với nhiều BN cảm thấy đau khi tiêm, ĐDV cần giúp BN chọn kim chuẩn và có kỹ thuật tiêm đúng Vấn đề hạ đường huyết là nỗi ám ảnh với khá nhiều BN ĐTĐ dùng Insulin nên họ cần chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, tránh kiêng khem quá mức Với các bệnh nhân tuổi cao, thời gian mắc bệnh lâu, kiểm soát đường huyết kém thì càng dễ có rào cản tâm lý nên việc

tư vấn càng cần tỷ mỉ

Điều tra vấn đề chi phí trong điều trị cho kết quả tương đương với nghiên cứu của tác giả V.T.T.Huyền thực hiện trên 98 BN tại BV Lão khoa Trung Ương [3] Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi đều có BHYT toàn bộ tại BVTƯQĐ 108 và là cán bộ cao cấp trong quân đội nên vấn đề kinh tế không tạo nên rào cản cho BN Có một số BN tự chi trả cho các sản phẩm mới như bút tiêm Insulin (Novomix, Novoflexpen, Sololantus)

Do đó ĐDV cũng cần cập nhật các kiến thức về các chế phẩm, dạng đóng gói mới của Insulin, cách sử dụng và ưu nhược điểm để tư vấn hướng dẫn đầy đủ cho BN

3 Đặc điểm hiểu biết tiêm Insulin

Biểu đồ 2: So sánh mức độ hiểu biết tiêm Insulin với tác giả khác [2]

Không có nhiều khác biệt giữa tỷ lệ BN xác định vị trí tiêm đúng và thời gian tiêm đúng trong nghiên cứu của chúng tôi với tác giả N.T.N.Hân[2] Tỷ lệ BN có quy trình tiêm đúng trong NC của chúng tôi cao hơn kết quả của tác giả N.T.N.Hân vì tác giả này chỉ nghiên cứu ở đối tượng ngoại trú và sau khi BN được hướng dẫn thì ở NC này, tỷ

lệ có kĩ thuật tiêm đúng tăng lên 82,5% Việc hướng dẫn BN tại bệnh viện và việc họ quan sát trực tiếp thao tác tiêm insulin của ĐDV thường xuyên làm tăng nhận thức đúng về quy trình tiêm Do đó công tác điều dưỡng là rất quan trọng, đặc biệt cần chú ý với nhóm bệnh nhân tuổi cao và thời gian mắc bệnh lâu hơn để tư vấn, hướng dẫn cho

BN cụ thể giúp BN xác định vị trí tiêm đúng, giúp người bệnh biết luân chuyển vị trí, tránh tiêm vào các vùng cơ thể hay vận động, biết cách bảo quản và tuân theo thời gian

sử dụng đúng[4] ĐDV cần giúp BN cách liên hệ với thầy thuốc trong quá trình điều

Trang 8

trị tại nhà, kịp thời giải đáp thắc mắc, thành lập các câu lạc bộ ĐTĐ cho BN ngoại trú, sinh hoạt định kỳ hàng tháng để BN có điều kiện trao đổi những khúc mắc

V KẾT LUẬN:

Có 47,1% BN ĐTĐ typs 2 gặp phải rào cản tâm lý khi tiêm insulin; 54,9% bi quan

vì thấy thất bại trong điều trị; 31,4% sợ đau; 53,9% sợ hạ đường huyết Đối với các

BN tự tiêm insulin mức hiểu biết về tiêm insulin khá tốt 55,6% nhận biết thuốc đúng; 80% bảo quản đúng; 73,3% xác định vị trí tiêm đúng; 53,8% có quy trình tiêm đúng; 77,8% có thời gian tiêm đúng; 35,6% biết bảo vệ bản thân Tuổi cao, thời gian mắc bệnh kéo dài làm tăng tỷ lệ xuất hiện rào cản tâm lý và làm giảm các hiểu biết vị trí tiêm và bảo quản thuốc

Tâm lý và kiến thức về Insulin là yếu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống của BN ĐTĐ týp 2 Chính vì vậy, các thầy thuốc và điều dưỡng cần

tỉ mỉ trong giáo dục, tư vấn người bệnh nhằm giúp họ có tâm lý và nhận thức sử dụng Insulin tốt hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tạ Văn Bình Dịch tễ học bệnh ĐTĐ, các yếu tố nguy cơ và các vấn đề liên quan đến quản lý bệnh ĐTĐ tại khu vực nội thành 4 thành phố lớn NXB Y học 2003

2. Nguyễn Thị Ngọc Hân và cộng sự Khảo sát khả năng tự tiêm Insulin ở người bệnh ĐTĐ týp 2 điều trị ngoại trú

3. Vũ Thị Thanh Huyền và cộng sự Yếu tố ảnh hưởng đến khởi trị Insulin ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 trên 60 tuổi Tạp chí Y-Dược học quân sự số 9-2013

4. Quy trình kỹ thuật tiêm Insulin dưới da bằng bơm tiêm-Bệnh viện Bạch Mai 2015

5. American Diabetes Association (2004) Insulin Administration Diabetes Care, 27(1): p.S106-S109

6. Frank J Snoek, Soren E Skovlund, Frans Pouwer Development and validation of the insulin treatment appraisal scale (ITAS) in patient type 2 diabetes Health and Quality

of Life Outcomes 2007

7. Larkin ME, Capasso VA, Chen CL, et al (2008) Messuaring psychological insulin resistance: barriers to insulin use Diabetes Educ 34:511-517

8. Nur Azmiah Z, Zulkarnain AK, Tahir Ab Psychological insulin resistance among type

2 diabetes patients at Public Health Clinics in Federal Territory of Malaysia The International Medical Journal Malaysia 2011, 33(2)

9. M Shafei, Hala El Said Sayyah, Rania Hussein Psychological insulin resistance in patients with type 2 diabetes mellitus Egyptian Journal of Psychiatry 2015, p1110-1105

10. WHO/IDF Definition and diagnosis of diabetes mellitus and intermediate hyperglycemia Printed by the WHO document production services Geneva, Switzerland 2006

Ngày đăng: 24/12/2018, 22:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w