1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Sinh học 9 bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật

5 303 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 66 KB

Nội dung

GIÁO ÁN SINH HỌC 9 Bài 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ - ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT I/ Mục tiêu: chuẩn kiến thức 1/Kiến thức - Nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm củ

Trang 1

GIÁO ÁN SINH HỌC 9 Bài 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ - ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI

SỐNG SINH VẬT I/ Mục tiêu: (chuẩn kiến thức)

1/Kiến thức

- Nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm của môi trường đến các đặc điểm và hình thái, sinh lí (một cách sơ lược) và tập tính của sinh vật

- Giải thích được sự thích nghi của sinh vật với môi trường

2/Kĩ năng

- Kĩ năng khái quát hoá, tư duy lôgic

- Hoạt động nhóm

Kĩ năng sống

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, quan sát tranh vẽ để tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật

- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp

3/ Thái độ.

- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật

II/ Phương pháp

- Vấn đáp - tìm tòi

- Hỏi chuyên gia

- Giải quyết vấn đề

- Trực quan

III/ Chuẩn bị.

- GV: Tranh phóng to hình 43.1 → 42.3 SGK

- HS: Xem trước bài nội dung bài, kẽ bảng 43.1, 43.2 vào vở bài tập

IV/ Tiến trình lên lớp.

Trang 2

1/ Ổn định (1’)

2/ Kiểm tra bài cũ (5’)

(?) Ánh sáng ảnh hưởng như thế nào lên đời sống thực vật? Người ta phân biệt cây ưa sáng và

cây ưa bóng dựa vào những tiêu chuẩn nào?

(?) Dựa vào điều kiện thích nghi của môi trường người ta chia động vật thành mấy nhóm ? Cho thí dụ? Trong chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ thuật như thế nào để tăng năng suất?

3/ Bài mới

a/ Khám phá.

GV: Nhiều loài sinh vật chỉ có thể sống nơi âm áp (vùng nhiệt đới), nhưng ngược lại có loài chỉ

sống nơi giá lạnh (vùng đới lạnh) Khi chuyển những sinh vật đó từ nơi ấm áp sang nơi lạnh (hoặc ngược lại) thì khả năng sống của chúng bị giảm, nhiều khi không thể sống được vậy nhiệt

độ và độ ẩm ảnh hưởng như thế nào lên đời sống sinh vật ?

b/ Kết nối

Thời

gian

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 15’ Hoạt động 1: Tìm hiểu nhân tố sinh thái nhiệt độ ảnh hưởng lên đời sống sinh vật

- Gv: Y/c hs đọc thông tin, quan sát hình

43.1, 43.2 và thảo luận các câu hỏi sau:

(?) Đa số các sinh vật tồn tại được ở nhiệt

độ khoảng bao nhiêu?

(?) Quá trình quang hợp và quá trình hô

hấp của cây diễn ra bình thường ở nhiệt độ

môi trường như thế nào?

(?) Nhiệt độ ảnh hưởng đến các đặc điểm

nào của đời sống sinh vật?

I/ Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật.

- HS: Tự thu thập thông tin

- HS: Phạm vi nhiệt độ mà sinh vật sống được là từ 0 – 500C

- HS: Cây quang hợp và hô hấp diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình là từ

20 – 300C

Trang 3

- Gv: Phân tích:

+ Thí dụ: cây sống ở vùng nhiệt đới có

các đặc điểm (bề mặt lá có tầng cutin dày

có tác dụng hạn chế sự toát hơi nước) khác

so với cây sống ở vùng ôn đới (khác về

đặc điểm hình thái và hoạt động sinh lí)

+ Thí dụ: Động vật sống ở vùng lạnh và

vùng nóng có nhiều đặc diểm khác nhau

+ Hoặc nhiều loài động vật có tập tính

lẫn tránh nóng quá hoặc lạnh quá bằng

cách: chui vào hang, ngủ đông hoặc ngủ

(?) Căn cứ vào sự thích nghi người ta chia

sinh vật thành mấy nhóm?

(?) Thế nào là sinh vật hằng nhiệt và sinh

vật biến nhiệt? Cho thí dụ?

- Gv: Cần phân tích thêm: Sinh vật biến

nhiệt có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào

nhiệt độ của môi trường thuộc nhóm này

có các sinh vật: nấm, thực vật, động vật

không xương sống như: Cá, ếch nhái, bò

sát Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể

không phụ thuộc voà nhiệt độ của môi

trường thuộc nhóm này bao gồm các động

vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và

con người

- Gv: Y/c hs hoàn thành bảng 43.1

- Gv: Mở rộng thêm: Nhiệt độ môi trường

thay đổi → Sinh vật phát sinh biến dị để

thích nghi và hình thành tập tính

- Gv: Y/c hs tự rút ra kết luận →

- HS: Nêu được:

+ Đặc điểm hình thái + Hoạt động sinh lí + Tập tính

- HS: Chú ý lắng nghe

- HS: Người ta chia sinh vật thành hai nhóm: sinh vật biến nhiệt và sinh vật hằng nhiệt

- HS: Dựa theo thông tin để trả lời

Trang 4

- HS: Chú ý lắng nghe

- HS: Tự hoàn thành bảng theo sự hướng dẫn của gv

- HS: ( Kết luận phần ghi nhớ) 18’ Hoạt động 2: Tìm hiểu nhân tố độ ẩm ảnh hưởng lên đời sống sinh vật

- Gv: Y/c hs quan sát hình 43.3, đọc thông

tin và thảo luận để hoàn thành bảng 43.2

(?) Hãy lấy thí dụ minh hoạ các sinh vật

thích nghi với môi trường có độ ẩm khác

nhau theo mẫu ở bảng 43.2

Các nhóm sinh vật Tên sinh vật

Thực vật ưa ẩm - Cây lúa nước

- Cây thài lài

- Cây rêu Thực vật chịu hạn - Cây xương rồng

- Cây phi lao

- Cây thông Động vật ưa ẩm - Ếch

- Ốc sên

- Giun đất

II/Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật

- HS: Tự thu thập thông tin và trao đổi nhóm để hoàn thành bảng

Bảng 43.2

Nơi sống

- Ruộng lúa nước

- Dưới tán rừng

- Chân tường cũ

- Bãi cát

- Vùng đất cao

- Trên đồi

- Hồ, ao

- Trên thân cây trong vườn

- Trong đất

Trang 5

Động vật ưa khô - Thằn lằn

- Lạc đà

- Gv: Cần nhấn mạnh thêm: Độ ẩm không

khí và đất ảnh hưởng nhiều đến sinh

trưởng và phát triển của sinh vật Có sinh

vật thường xuyên sống trong nước hoặc

trong môi trường ẩm ướt, ngược lại cũng

có những sinh vật sống nơi có khí hậu khô

nhu hoang mạc, vùng núi đá

- Thí dụ: cây sống nơi ẩm ướt thiếu sáng,

thường có phiến lá mỏng, bản lá rộng; cây

sống nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng

như ven bờ ruộng, ao hồ có phiến lá hẹp

- Cây sống nơi khô hạn, có cơ thể mọng

nước, lá biến thành gai

- Ếch nhái là động sống nơi ẩm ướt Khi

gặp điều kiện khô hạn, do da của ếch nhái

là da trần nên cơ tể chúng mất nước nhanh

chóng ngược lại bò sát có da được phủ

vảy sừng nên khả năng chống mất nước có

hiệu quả hơn

- Vùng cát khô, đồi

- Sa mạc

- Thực vật và động vật đều mang đặc

điểm sinh thái thích nghi với môi trường

có độ ẩm khác nhau

- Thực vật được chia thành hai nhóm: Thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn

- Động vật cũng có hai nhóm: Động vật

ưa ẩm và động vật ưa khô.

5’ Hoạt động 3: Củng cố và tóm tắt bài

- Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào lên đời sống sinh vật ?

- Người ta chia sinh vật thành mấy nhóm ?

- Thế nào là sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt ?

- Trong 2 nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao của nhiệt độ môi trường ? Tại sao ?

- Học thuộc bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 129

- Xem tước nội dung bài 44

Ngày đăng: 23/12/2018, 15:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w