Anh (chị) hãy đưa ra ý kiến cho các quan điểm sau và giải thích. 1. Nhân viên có quyền yêu cầu có vị trí làm việc, thủ trưởng có nhiệm vụ đáp ứng. 2. Nhân viên có quyền được phát triển chuyên môn của mình, thủ trưởng có nhiệm vụ tạo điều kiện. 3. Nhân viên có quyền thảo luận về những quyết định tác động đến họ, thủ trưởng có nhiệm vụ lắng nghe ghi nhận ý kiến để đưa ra quyết định. 4. Nhân viên có quyền chịu trách nhiệm về lĩnh vực chuyên môn của mình, thủ trưởng có nhiệm vụ tạo cơ hội cho họ. 5. Nhân viên có quyền được khen khi làm tốt công việc, thủ trưởng có nhiệm vụ thực hiện điều đó. 6. Nhân viên có quyền sáng tạo và đề xuất ý tưởng mới, thủ trưởng có nhiệm vụ tạo môi trường cởi mở, chia sẻ. 7. Nhân viên có quyền tự chủ, thủ trưởng có nhiệm vụ đảm bảo.
Trang 1HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
KHOA QUẢN LÝ
BÀI TẬP MÔN: QUẢN LÝ NHÂN SỰ
Học viện: Nguyễn Thị Hương
Lớp: k15 cao học QLGD
HÀ NỘI, 2017
Đề bài:
Trang 2Anh (chị) hãy đưa ra ý kiến cho các quan điểm sau và giải thích.
1 Nhân viên có quyền yêu cầu có vị trí làm việc, thủ trưởng có nhiệm vụ đáp ứng
2 Nhân viên có quyền được phát triển chuyên môn của mình, thủ trưởng
có nhiệm vụ tạo điều kiện
3 Nhân viên có quyền thảo luận về những quyết định tác động đến họ, thủ trưởng có nhiệm vụ lắng nghe ghi nhận ý kiến để đưa ra quyết định
4 Nhân viên có quyền chịu trách nhiệm về lĩnh vực chuyên môn của mình, thủ trưởng có nhiệm vụ tạo cơ hội cho họ
5 Nhân viên có quyền được khen khi làm tốt công việc, thủ trưởng có nhiệm vụ thực hiện điều đó
6 Nhân viên có quyền sáng tạo và đề xuất ý tưởng mới, thủ trưởng có nhiệm vụ tạo môi trường cởi mở, chia sẻ
7 Nhân viên có quyền tự chủ, thủ trưởng có nhiệm vụ đảm bảo
Trang 31 Nhân viên có quyền yêu cầu có vị trí làm việc, thủ trưởng có nhiệm
vụ đáp ứng
Trước khi tuyển dụng, người lãnh đạo đã phải chuẩn bị các công việc:
- Lập kế hoạch, phương án về tuyển chọn cán bộ công chức, viên chức gửi đến cơ quan có thẩm quyền và phải được chấp nhân của cơ quan này,
- Nghiên cứu hồ sơ:
Nghiên cứu hồ sơ nhằm ghi lại các thông tin chủ yếu về ứng viên, bao gồm: trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, các quá trình công tác, sức khỏe, năng lực chuyên môn, nghề nghiệp, tính tình, đạo đức, tình cảm, nguyện vọng,…
Quá trình tuyển dụng nhân sự có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức sau này Khi tổ chức thu hút được nhiều người ứng tuyển
và tuyển chọn được những người phù hợp với tổ chức, thì chất lượng nhân sự sẽ được nâng lên rất nhiều Từ đó, hiệu quả công việc của tổ chức cũng sẽ được thay đổi
Việc nhân viên có quyền yêu cầu có vị trí làm việc, thủ trưởng có nhiệm
vụ đáp ứng bởi mọi nhân viên đều mong muốn mình có được vị trí làm việc mà
nó phát huy hết năng lực của bản thân Vì vậy, có thể nói đây là một vấn đề mà mọi nhà quản lý đều phải quan tâm và có cách xử lý phù hợp Một nhà quản lý giỏi là người luôn quan tâm đến nhân viên, nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng của nhân viên Tất cả các chức năng quản lý sẽ không hoàn thành tốt nếu nhà quản lý không hiểu được yếu tố con người trong hoạt động của họ Vì vậy, người quản lý cần có các chính sách để phát huy tiềm năng của người lao động, đảm bảo hiệu quả làm việc Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà lãnh đạo có thể xử lý phù hợp
2 Nhân viên có quyền được phát triển chuyên môn của mình, thủ trưởng có nhiệm vụ tạo điều kiện.
Theo bậc thang nhu cầu của Maslow, bậc nhu cầu cao nhất của con người là được phát huy, thể hiện Những người có nhu cầu được phát huy, thể hiện thường
là những người luôn tìm cách tự nâng cao trình độ bản thân Chính vì thế nếu nhân viên muốn được học tập nâng cao trình độ thì thủ trưởng nên tạo điều kiện
Trang 4Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện công việc; đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức
Thủ trưởng cần tạo những điều kiện cho nhân viên được phát huy hết khả năng của mình như làm việc đúng vị trí, đúng chuyên môn đào tạo, hằng năm tổ chức cho nhân viên được dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân Ngoài ra việc đảm bảo về việc phát triển chuyên môn của nhân viên đó là cần phải giao cho nhân viên những công việc thuộc trình độ chuyên môn của họ Thủ trưởng không nên ép buộc nhân viên làm những việc mà họ không thích, hay không phù hợp với chuyên môn của họ Điều đóm chỉ khiến cho nhân viên cảm thấy không thoải mái, hiệu quả công việc không được cao
3 Nhân viên có quyền thảo luận về những quyết định tác động đến
họ, thủ trưởng có nhiệm vụ lắng nghe ghi nhận ý kiến để đưa ra quyết định.
Tất cả những quyết định của thủ trưởng cơ quan có liên quan tới công việc và cuộc sống cá nhân của nhân viên đều phải có sự tham gia của họ Đó được xem là quyền cơ bản của nhân viên, họ được quyền biết những quyết định
có những ảnh hưởng gì tới họ hay không? công việc có phạm pháp hay không? Những nội dung, những quyết định có tác động đến họ phải để cho họ được lắng nghe, cũng như đưa ra ý kiến đóng góp Điều này cho phép nhân viên có thể nói
ra những tâm tư nguyện vọng, những điểm mạnh của mình trong công việc cũng như thủ trưởng sẽ có cơ hội được hiểu nhân viên hơn, biết được những đặc điểm thế mạnh, hạn chế của nhân viên hay những tâm tư nguyện vọng của họ để từ đó
có những quyết định chính xác, hợp tình hợp lý, giúp nhân viên và tổ chức phát triển
Việc tạo điều kiện để các nhân viên được tham gia vào quá trình đưa ra quyết định đặc biệt là các quyết định có liên quan trực tiếp đến nhân viên sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy hăng hái và nhiệt tình với công việc hơn là chỉ làm theo mệnh lệnh và chỉ định của sếp Người lãnh đạo hãy giúp nhân viên của mình có cơ hội tham gia vào quá trình đưa ra quyết định, đồng thời nói rằng bạn rất coi trọng ý kiến và luôn lắng nghe, tiếp thu mọi ý tưởng của họ
Tuy nhiên, là người lãnh đạo phải biết tiếp nhận và sàng lọc thông tin Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra, lấy ý kiến từ phía nhân viên mà có
Trang 5những vấn đề người lãnh đạo hoàn toàn có thể tự đưa ra quyết định được miễn là quyết định đó nó mang lại lợi ích cho đơn vị, tổ chức và nhân viên Điều này tùy thuộc vào sự khôn khéo của lãnh đạo Không phải điều gì cũng phải trao đổi với nhân viên Có thể chỉ giải quyết thảo luận với ban giám đốc, quản đốc… nhưng với tư tưởng, quan điểm luôn đặt lợi ích của tổ chức, của nhân viên lên hàng đầu Bởi sự tham gia rộng rãi của mọi người trong một số trường hợp không đảm bảo được tính bí mật của công việc mà lẽ ra cần phải có
4 Nhân viên có quyền chịu trách nhiệm về lĩnh vực chuyên môn của mình, thủ trưởng có nhiệm vụ tạo cơ hội cho họ.
Tất cả các vị trí làm việc đều gắn liền với quyền lợi và trách nhiệm tương ứng Việc chịu trách nhiệm về lĩnh vực mình làm đối với pháp luật, đối với cơ quan, cấp trên và chính bản thân mình là một quyền cơ bản của nhân viên Nhân viên có quyền tự chịu trách nhiệm về công việc chuyên môn của mình cũng là nhân tố thúc đẩy bản thân phát triển hơn, ý thức và trách nhiệm hơn đối với công việc của họ Cách tốt nhất để nhân viên trung thành với công
ty là ngay từ đầu cho họ biết rằng họ được toàn quyền chủ động trong công việc của mình Ai cũng muốn làm việc lâu dài cho một công ty mà tại đó, anh ta có thể phát huy tiềm năng cao nhất của mình, và ở đâu duy trì được quan điểm như vậy thì nhân viên ở đó không bao giờ nuôi ý định bỏ đi tìm chỗ làm khác tốt hơn Song đôi khi, công ty cũng gặp phải những nhân viên có năng lực hạn chế, thể hiện qua việc “giữ nguyên hiện trạng” sau khi đã đạt đến mức phát triển tối đa
Vì thế, việc tạo cơ hội cho nhân viên tự chịu trách nhiệm về lĩnh vực công việc chuyên môn của mình cũng là tạo động lực cho nhân viên phát triển Do vậy, thủ trưởng có nhiệm vụ tạo cơ hội cho họ làm điều đó Tuy nhiên, việc thủ trưởng tạo cơ hội cho nhân viên được chịu trách nhiệm trước công việc của mình cũng phải xem xét tới năng lực của nhân viên và khả năng tự chịu trách nhiệm của họ nếu gặp rủi ro Không phải bất cứ một dự án nào, thủ trưởng đều giao phó và để mặc nhân viên của mình bơi trong đó mà thủ trưởng cần xem xét đến năng lực và khả năng tự chịu trách nhiệm của nhân viên để có những quyết định phù hợp
Trang 6Ví dụ: Trong thời gian tới, công ty chuyên sản xuất mũ bảo hiểm có chiến lược giới thiệu sản phẩm và tung ra thị trường 1000 sản phẩm mới Đây chính là
cơ hội mà nhà quản lý để cho nhân viên của mình – người làm trong lĩnh vực maketting thể hiện khả năng của mình Nhà quản lý cần đưa ra những chính sách khuyến khích,tạo động lực cho nhân viên , ví dụ: nếu như nhân viên hoàn thành mục tiêu sẽ được thăng tiến, nâng lương… chẳng hạn Nếu làm được như vậy thì nghiễm nhiên sự khích lệ kèm theo thái độ tin tưởng của nhà quản lý sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy bản thân có trách nhiệm với công việc hơn, từ đó sẽ hứng thú, hăng say và sáng tạo hơn trong công việc nhằm đạt được mục tiêu công việc, có được sự thăng tiến sự nghiệp cũng như đáp lại niềm tin của người quản lý Niềm tin của người quản lý đối với nhân viên còn giúp nhân viên vững tin hơn vào bản thân mình và sẽ cố gắng thực hiện công việc mà mình đã chọn
5 Nhân viên có quyền được khen khi làm tốt công việc, thủ trưởng có nhiệm vụ thực hiện điều đó.
Nhân viên cố gắng làm việc mục đích của họ không chỉ đơn thuần thu nhập về mặt tài chính mà họ còn muốn được thủ trưởng, đồng nghiệp và mọi người thừa nhận năng lực, sự cố gắng và đóng góp của họ cho tổ chức Một trong những hình thức thừa nhận những cố gắng đó của họ là những lời động viên, khen ngợi hoặc khen thưởng khi họ hoàn thành tốt nhiệm vụ Một nhà lãnh đạo giỏi phải là người có thái độ đúng mực, biết cách động viên, giúp đỡ và chia
sẻ với nhân viên, làm sao cho họ cảm thấy mình là người có giá trị Hơn nữa, việc lãnh đạo quan tâm tới đời sống nhân viên không những tạo được lòng tin và
sự tín nhiệm mà còn xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, hăng hái, khích lệ
họ cống hiến và làm việc hết mình cho công ty Lãnh đạo giỏi còn biết khen thưởng nhân viên khi họ hoàn thành tốt công việc Dù bằng những phần thưởng
có giá trị to hay nhỏ thì tất cả những việc làm đó đều có ý nghĩa nhất định và mang lại sự hứng khởi cho nhân viên
Khi nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, thậm chí vượt mức chỉ tiêu nhiệm
vụ được giao, thủ trưởng có thể thưởng hay tăng lương, đó mới chỉ là một hình thức động khuyến khích họ về mặt vật chất Bên cạnh đó cần có một lời khen, động viên đối với nhân viên Khi nhân viên được khuyến khích, tạo động lực thì
họ sẽ yêu thích môi trường làm việc và cống hiến hết mình hơn
Trang 7Bên cạnh đó, khi nhân viên làm sai một việc gì đó, thủ trưởng không nên quát mắng, áp đặt định kiến mà hãy tạo điều kiện để giúp nhân viên nhận ra cái sai và cố gắng làm tốt hơn trong lần tiếp theo
Thủ trưởng cần có những nhận xét, đánh giá kịp thời đối với nhân viên;
có khen, có chê… Nội dung đánh giá phải hết sức đúng đắn, khách quan tạo một tâm lý thoải mái, khuyến khích nhân viên cố gắng hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn Ngoài ra thủ trưởng cần quan tâm đến đời sống, hoàn cảnh của mỗi nhân viên để hỗ trợ kịp thời khi có khó khăn
Người thủ trưởng hãy vận dụng quy tắc khuyến khích: “Việc gì được giao, sẽ hoàn thành Việc gì đã được ghi nhận, sẽ làm tốt hơn Việc gì được KHEN THƯỞNG, sẽ làm tốt nhất.”
Trong một cuộc khảo sát cho thấy điều khiến nhân viên có động lực làm việc và gắn bó lâu dài với công ty nhất là khi họ thấy mình được công nhận và trân trọng Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào từ lãnh đạo, người thủ trưởng, đặc biệt là trước tất cả mọi người trong công ty cũng đều khiến cho các nhân viên cảm thấy công sức của mình được trân trọng, cởi mở hơn trong việc chia
sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như cuộc sống Đồng thời đó cũng là động lực thúc đẩy những nhân viên khác cố gắng và phát huy khả năng nhiều hơn Một thực tế cho thấy, việc những nhà quản lý phát lờ, không quan tâm đến thành tích, đóng góp của nhân viên mà chỉ quan tâm đến lợi ích của cá nhân thì chỉ khiến cho nhân viên cảm thấy không thoải mái khi làm việc, thậm chí còn cảm thấy chán nản, bức xúc trong công việc, có ý định không muốn gắn bó lâu dài Một nhà quản lý giỏi là người biết cách khen ngợi nhân viên của mình đúng lúc, đúng thời điểm Người quản lý tiết kiệm lời khen với nhân viên của mình sẽ làm thui chột động lực làm việc của nhân viên, từ đó có thể đánh mất những nhân viên giỏi trong hệ thống tổ chức của mình
Khen nhân viên đúng lúc, đúng mức chính là một nghệ thuật trong lãnh đạo quản lý
6 Nhân viên có quyền sáng tạo và đề xuất ý tưởng mới, thủ trưởng có nhiệm vụ tạo môi trường cởi mở, chia sẻ.
Trong mỗi cá nhân con người chúng ta đều có những thế mạnh riêng của mình Do vậy, cùng một vấn đề mỗi người sẽ có những phương án giải quyết
Trang 8khác nhau, chính điều này sẽ làm cho vấn đề có đa phương án sẽ được lựa chọn phương án tối ưu nhất để giải quyết vấn đề, do đó vẫn đề sẽ được giải quyết triệt
để hơn, hiệu quả hơn Thủ trưởng đơn vị không chỉ cần những nhân viên chỉ làm theo những gì được giao phó mà còn trên hết là sự giải quyết nhiệm vụ công việc một cách bài bản và sáng tạo Xã hội luôn luôn phát triển đòi hỏi mội tổ chức, cá nhân tồn tại trong nó cũng phải phát triển theo nếu không sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu và phá sản Yêu cầu đó đòi hỏi tổ chức phải luôn có sự thay đổi sáng tạo để thích ứng và phát triển Để thực hiện được sự thay đổi cho một
tổ chức không phải chỉ riêng thủ trưởng có thể làm được điều đó mà cần phải có
sự thay đổi của toàn thể tổ chức toàn thể nhân viên
Nhân viên có quyền sáng tạo và đề xuất ý tưởng mới, thủ trưởng có nhiệm
vụ tạo môi trường cởi mở, chia sẻ Người quản lý phải biết thúc đẩy sự đổi mới, phải nhận ra rằng phần lớn các sáng kiến đến từ các nhân viên liên quan trực tiếp Họ là những người đang trực tiếp sản xuất các sản phẩm hoặc thiết kế các dịch vụ, những người giao dịch với khách hàng, và những người đang giải quyết vấn đề hàng ngày Như vậy, việc nhân viên sáng tạo và đề xuất ý tưởng mới cần phải được khuyến khích Người lãnh đạo phải biết cách tranh thủ các ý kiến của nhân viên trong quá trình đưa ra quyết định và tạo cơ hội, môi trường cởi mở để nhân viên được chia sẻ ý kiến của mình Việc này sẽ làm tăng thêm uy tín lãnh đạo, tăng thêm sự ủng hộ của mọi người với người lãnh đạo Nếu như người lãnh đạo chỉ làm việc và hành động theo suy nghĩ của mình, không tính đến thực
tế thì nó sẽ làm ảnh hưởng đến tinh thần trách nhiệm của nhân viên, dẫn đến tình trạng thụ động và ý lại, không phát huy được sáng kiến của nhân viên
Thay vì chỉ một mình mình suy nghĩ và đưa ra mệnh lệnh cho mọi người thì người lãnh đạo phải biết huy động sức mạnh tập thể, vận động tất cả mọi người trong tập thể của mình cùng suy nghĩ và đưa ra sáng kiến của họ Một lãnh đạo giỏi là người có khả năng tập hợp mọi người, hướng dẫn mọi người, mang đến công việc và trao quyền cho họ Hãy biến họ thành những người nhạy bén, mạnh
mẽ, khiến họ phải suy nghĩ và đưa ra các phương án khả thi trong công việc hơn
là biến họ thành một cỗ máy không có khả năng tự giải quyết công việc
Khi nhân viên đề xuất ý tưởng mới và được thủ trưởng lắng nghe và chấp nhận thì điều đó nó càng trở thành một động lực thúc đẩy nhân viên sáng tạo hơn nữa, phát huy được khả năng của bản thân Tuy nhiên, tùy vào từng dự án,
Trang 9kỳ vấn đề nào cũng đưa ra công khai để lấy ý kiến từ nhân viên Mà phải căn cứ vào hoàn cảnh khác nhau để có quyết định phù hợp
7 Nhân viên có quyền tự chủ, thủ trưởng có nhiệm vụ đảm bảo.
Quyền tự chủ là quyền cơ bản nhất của mỗi công dân, do đó trong một cơ quan tổ chức, nhân viên đều có quyền tự chủ Tự chủ là tự điều hành, quản lí mọi công việc của mình, làm chủ được bản thân trong mọi hành động và suy nghĩ, biết điều chỉnh mọi hành vi của mình trong mọi tình huống hoàn cảnh, bản thân, tình cảm, luôn có thái độ bình tĩnh Tự chủ về thân thể, về hành vi và về công việc Tuy nhiên, viêc tự chủ của nhân viên đều phải được thực hiện theo khuôn khổ của pháp luật, theo những nội quy quy định của cơ quan nơi họ công tác Tự chủ phải đi kèm với tự chịu trách nhiệm Tự chủ trong công việc cũng phải đi kèm với tự chịu trách nhiệm về công việc đó Do đó, thủ trưởng phải có trách nhiệm đảm bảo vấn đề tự chủ cho nhân viên
Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm là hai mặt của một vấn đề không thể tách rời Tăng cường quá quyền tự chủ mà không đặt yêu cầu về tự chịu trách nhiệm sẽ có nguy cơ dẫn đến nhân viên làm việc tắc trách, giảm sút chất lượng công việc, chạy theo lợi ích trước mắt Điều này sẽ gây ra những hậu quả
vô cùng to lớn đối với sự phát triển của nhân viên nói riêng và sự phát triển của
tổ chức nói chung
Ngược lại, tăng cường sự chịu trách nhiệm mà hạn chế quyền tự chủ của nhân viên sẽ hạn chế sự mềm dẻo, linh hoạt, khả năng sáng tạo của nhân viên Mặt khác, nhân viên không thể tự chịu trách nhiệm khi mà không có quyền tự chủ trong tổ chức
Tự chủ và tự chịu trách nhiệm là 2 yếu tố luôn song hành nhau trong quá trình quản lý nhân sự ở tổ chức, đòi hỏi người lãnh đạo quản lý phải ý thức được
và thực hiện cân đối, hài hòa
Vì vậy, thủ trưởng nên tạo điều kiện để nhân viên phát huy quyền tự chủ của mình trong công việc đồng thời nhân viên cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân
Trang 10Nói tóm lại, quản lý nhân sự là một công việc vô cùng có ý nghĩa đối với mọi tổ chức, đồng thời đó cũng là công tác thực sự khó khăn Quản lý nhân sự vừa là một khoa học lại vừa là một nghệ thuật cho nên ngoài tri thức khoa học nhà quản lý muốn làm tốt công tác nhân sự còn cần sự nhạy bén, tinh tế, linh hoạt để cảm nhận, thấu hiểu và “chạm” đến trái tim của nhân viên