1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý thuyết địa chính trị “sức mạnh trên biển” của alfred thayer mahan

22 884 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 912,39 KB

Nội dung

Alfred Thayer Mahan (18401914) là một sĩ quan hải quân Mỹ, một nhà địa chiến lược và sử gia, ông được coi là “một trong những nhà chiến lược quan trọng nhất của Mỹ thế kỉ XIX”. Quan điểm của ông về “quyền lực trên biển” ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình hình thành tư tưởng chiến lược của lực lượng hải quân trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, Đức, Nhật, Anh. Ảnh hưởng của sức mạn trên biển đối với lịch sử, 16601783, được xem là một trong những tác phẩm có ảnh hưởng nhất đến tư duy chiến lược hải quân trên thế giới. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với một nước như Việt Nam ngày nay, nhất là đang trong giai đoạn phải đối mặt với những thách thức đang lớn lên mỗi ngày trên biển Đông. Mặc dù tác phẩm này nói nhiều về những cuộc hải chiến và tư duy hải quân, nhưng thông điệp từ cuốn sách lại rất có ích cho các nhà lãnh đạo quốc gia muốn hoạch định chiến lược biển một cách tổng thể.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

KHOA: LỊCH SỬ

ĐỀ TÀI: Lý thuyết địa chính trị “Sức mạnh trên biển” của Alfred Thayer Mahan

Môn: Địa chính trị và địa chiến lược

Giảng viên: PGS.TS Trần Nam Tiến

Sinh viên thực hiện: Huỳnh Tấn Bửu

MSSV: K37.608.004

TP.HCM 1/2017

Trang 2

I Lời nói đầu

Alfred Thayer Mahan (1840-1914) là một sĩ quan hải quân Mỹ, một nhà địa chiếnlược và sử gia, ông được coi là “một trong những nhà chiến lược quan trọng nhất của

Mỹ thế kỉ XIX” Quan điểm của ông về “quyền lực trên biển” ảnh hưởng rất lớn đốivới quá trình hình thành tư tưởng chiến lược của lực lượng hải quân trên khắp thếgiới, đặc biệt là ở Mỹ, Đức, Nhật, Anh

Ảnh hưởng của sức mạn trên biển đối với lịch sử, 1660-1783, được xem là một trongnhững tác phẩm có ảnh hưởng nhất đến tư duy chiến lược hải quân trên thế giới Điềunày càng có ý nghĩa hơn đối với một nước như Việt Nam ngày nay, nhất là đang tronggiai đoạn phải đối mặt với những thách thức đang lớn lên mỗi ngày trên biển Đông.Mặc dù tác phẩm này nói nhiều về những cuộc hải chiến và tư duy hải quân, nhưngthông điệp từ cuốn sách lại rất có ích cho các nhà lãnh đạo quốc gia muốn hoạch địnhchiến lược biển một cách tổng thể

Trang 3

Trong tác phẩm của mình, A.T Mahan cũng đưa ra những phân tích liên quan đến sựkhác biệt về sức mạnh trên biển giữa các quốc gia tự do và chuyên chế Ông cho rằng,các thể chế tự do luôn có cách tiếp cận hiệu quả nhất trong việc phát triển những tiềmlực kinh tế biển và hải quân quốc gia, nơi các nhà buôn được tự do phát huy mọi nănglực thương mại của mình và sau đó đóng góp trở lại cho ngân khố Nước Anh là một

ví dụ điển hình của thể chế tự do này

Vậy lý thuyết địa chính trị về “sức mạnh biển” của Alfred Thayer Mahan là gì? Cácyếu tố nào cấu thành nên sức mạnh trên và học thuyết trên có ảnh hưởng đến ViệtNam như thế nào, một quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3 nghìn km và đang hướngđến trở thành một cường quốc biển Bài tiểu luận này sẽ làm rõ những câu hỏi trêncũng như giá trị của học thuyết về sức mạnh biển của Mahan vẫn còn giá trị cho đếnngày nay

Trang 4

Ảnh Alfred Thayer Mahan, người có ảnh hưởng rất lớn đến hải quân Mỹ sau này

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

Mục tiêu của đề tài là giúp hiểu thêm về học thuyết sức mạnh trên biển của AlfredThayer Manhan và khẳng định tầm quan trọng của biển đối với Việt Nam (biển Đông)một quốc gia có đường bở biển dài, những lợi ích gắn liền với biển như Việt Nam vàtầm quan trọng của chính sách an ninh, quốc phòng của Việt Nam trên biển Đông Anninh quốc phòng là yếu tố cần và đủ của bất kì quốc gia để tồn tại và nó mang tính lâudài Chính vì thế, cẩn phải phân tích đúng tình hình thế giới, khu vực để đưa ra chínhsách đối ngoại phù hợp và sự bố trí phòng thủ của Việt Nam trên biển Đông là mộtvấn đề nhạy cảm và phức tạp, dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và khủng khiếp

Trang 5

nếu có bất kì bước tính toán sai lầm nào, dù là nhỏ nhất, Bài tiểu luận sẽ phân tích cácnhân tố thuận lợi và bất lợi từ biển Đông đối với Việt Nam nhìn từ các góc nhìn đachiều và một phần góc nhìn chủ quan từ tác giả.

Phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp nghiên cứu sử học: Các bên liên quan đều có những chứng cứlịch sử liên quan đến biển Đông và cùng đều có những yêu sách riêng của riêngmình Phương pháp sử học sẽ là một phương pháp khách quan giúp chứngminh quyền lợi và sự bố trí phòng thủ của Việt Nam trên biển Đông là đúngtính pháp lí và phù hợp

• Phương pháp nghiên cứu tài liệu : Các tài liệu liên quan đến sức mạnh trên biểnđặc biệt là tác phẩm Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử, 1660-1783

• Phương pháp nghiên cứu địa chiến lược-chính trị và logic: Cần phải hiểu rõ vàtầm quan trọng về mặt chiến lược và địa chính trị của biển Đông đối với lợi íchcủa quốc gia, dân tộc thì chúng ta mới có đường lối, chính sách đúng đắn, phùhợp Ngoài ra, sự quan tâm và thấu hiểu học thuyết địa chính trị này còn gópphần rất lớn vào cách bố trí có hiệu quả hệ thống phòng thủ của ta trên biểnĐông để đảm bảo mặt an ninh và phát triển của đất nước

II Thân bài

1 Vai trò của biển trong giao lưu thương mại và vũ trang

Biển cả mặc dù đầy hiểm nguy nhưng vận tải bằng đường thủy bao giờ cũng dễ dàng

và rẻ hơn so với vận tải bằng đường bộ Nền thương mại Hà Lan to lớn như thế khôngchỉ bới nước này có thể vận chuyển theo đường biển mà còn bởi họ có những đườngnội thủy không có thác ghềnh, dễ dàng đến những khu vực trong nước cũng như đếncác khu vực của Đức Trong giai đoạn bộ còn ít và xấu, chiến tranh và bạo loạn diễn rathường xuyên-tình trạng của 200 năm trước-tính ưu việt của giao thông đường thủy sovới giao thông đường bộ còn nổi bật hơn nữa Vận tải đường biển hồi đó còn bị hải tặc

đe dọa, nhưng dù sao vẫn an toàn và nhan hơn vận tải đường bộ Điều này cho thấyrằng việc giao thương bằng đường thủy và đường biển đem lại những lợi ích và giá trịthương mại rất lớn đối với các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là trong giai đoạnxâm lược thuộc địa

Trang 6

Trong phần lớn các nước văn minh, việc phá hoại công cuộc giao thương gần bở biểnchỉ gây ra một chút bất tiện Mặc dù vậy, vận chuyển đường thủy vẫn rẻ hơn Tuy vật,tất cả những ai đã đọc lịch sử cũng như sách báo viết về hải quân dành cho đại chúngliên quan đến giai đoạn những cuộc chiến tranh của Cộng Hòa Pháp và Đế chế ThứNhất đều biết rằng, người ta thường nhắc đến những đoàn tàu buôn đi dọc theo bờbiển của Pháp, mặc dù mặt biển đầy tàu tuần tiễu của Anh và đường bộ lúc đó cũngtương đối tốt.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nội thương chỉ là một phần hoạt động kinh doanhcủa những nước có đường biên giới là biển Cần phải đưa những hàng hóa thiết yếu vàhàng xa xỉ của nước ngoài về cảng bằng tàu của mình hoặc tàu nước ngoài, đến lượt

nó, những con tàu này lại mang đi những sản vật mà nước này khai thác được hay sảnxuất được Nước nào cũng muốn tàu của họ sẽ thực hiện công việc vận tải trong quátrình trao đổi như thế Những con tàu vận tải cần có hải cảng an toàn để quay về vàđược đất nước bảo vệ

Khi một quốc gia đưa tàu có vũ trang và không có vũ trang đi xa khỏi bờ biển củamình, chẳng mấy chốc nó sẽ cảm thấy cần phải có những điểm mà tàu có thể dựa vàotrong hoạt động thương mại hòa bình cũng như trú ẩn và tiếp tế bên trên biển Hiệnnay, có thể tìm được hải cảng hữu hảo, tuy là của nước ngoài, trên khắp thế giới, vìvậy vấn đề an toàn có thể được đảm bảo, đó là nói thời bình

Trước đây, những người buôn bán bằng đường thủy, trên biển luôn phải tìm kiếm quan

hệ giao thương trong những vùng đất mới chưa có người khai phá, vì lợi nhuận họ sẵnsàng hi sinh cả tính mạng lẫn sự tự do của mình trong những vụ va chạm với các dântôc đa nghi và thù địch Tìm đủ hàng hóa có lãi để chất đầy tàu đòi hỏi khá nhiều thờigian Vì vậy, ở cuối mỗi con đường giao thương người ta thường thiết lập, bằng vũlực, bằng quan hệ hữu hảo, một vài trạm dừng chân, nơi họ hay đại lý của họ có thểcảm thấy tương đối an toàn, nơi tàu của họ có thể trú ẩn và mua những sản phẩm cóthể bán được trong khi chờ đợi hạm đội của quê hương đến chở những món hàng đó

về Lợi nhuận chũng như những mối hiểm nguy trong những chuyến đi như thế là rấtlớn, cho nên các trạm dừng trân sẽ được nhân lên và phát triển thành những khu định

cư của kiều dân, sự phát triển và thành công của các khu vực này phụ thuộc vào sự

Trang 7

sáng suốt và chính sách của đất nước lập ra chúng, các khu vực này có vai trò rất lớntrong lịch sử thế giới và đặc biệt là lịch sử hàng hải.

Với sự ra đời của tàu chạy bằng động cơ hơi nước, nhu cầu thương mại và vận chuyểnbằng đường biển tăng lên và sự đảm bảo an toàn hải trình cho các tàu buôn là điều cầnthiết ở các quốc gia kiếm lời bằng việc giao thương trên biển Trong thời kì xâmchiếm các vùng đất làm thuộc địa còn diễn ra phổ biến, việc kiểm soát đại dương đồngnghĩa với việc kiểm soát nguồn của cải vật chất và sự giàu có của quốc gia Vì vậy,xuất hiện nhu cầu phải có những trạm dừng chân trên con đường hàng hải, ví dụ nhưmũi Hảo vọng, đảo St.Helena và Mauritius Lúc đầu không phải vì mục đích thươngmại mà vì mục đích phòng thủ và chiến tranh nên người ta cần chiếm những vị trí nhưGibraltar, Malta, Louisburg, ở lối vòa vịnh Lawrence-nhwgnx vị trí trọng yếu có tínhchiến lược, nhưng cũng không phải hoàn toàn như thế Các thuộc địa và những vị trí ởcác nước thuộc địa, về tính chất, có khi là vị trí thương mại có khi lại là vị trí quân sự;chỉ những khu vực đặc biệt, ví dụ như New York mới có giá trị quan trọng như nhau,

cả về thương mại lẫn quân sự

Giao thương trên biển trong thời kì xâm chiếm thuộc địa phụ thuộc vào 3 yếu tố: 1)sản xuất hàng hóa để trao đổi, 2) vận chuyển đến nơi trao đổi và 3) các thuộc địa hỗtrợ, mở mang hoạt động vận chuyển và che chở bằng cách tạo thêm những khu vực antoàn-chìa khóa cho nhiều vấn đề của lịch sử cũng như chính sách của các nước nằmtrên bờ biển phải được tìm thấy trong ba lĩnh vực trên

2 Thuyết “Sức mạnh biển” của Alfred Thayer Mahan

Nội dung thuyết “Sức mạnh biển”:Mahan cho rằng các quốc gia sống bằng xuất

khẩu hàng hoá thì phải kiểm soát biển, phải giành lấy và giữ được quyền kiểm soátbiển, nhất là kiểm soát các tuyến giao thông biển huyết mạch liên quan tới lợi ích và

ngoại thương của quốc gia mình –sức mạnh biển là nhân tố chính làm cho đất nước

giàu mạnh Muốn thế, phải có lực lượng hải quân và đội thương thuyền mạnh cùng

một mạng lưới các căn cứ địa trên biển

Các yếu tố sức mạnh biển mà một quốc gia cần phải có gồm:

• Vị trí địa lý thuận lợi qua biển đi ra thế giới;

Trang 8

• Địa hình thuận lợi như có nhiều cảng và con sông chảy qua vùng đất màu mỡthông ra biển;

• Lãnh thổ có dân sống thì phân bố dọc theo bờ biển;

• Phải có số dân tương đối đông để có thể cung cấp đủ thuỷ thủ và lao động đóngtàu;

• Toàn dân phải có khát vọng và nhu cầu về thương mại trên biển;

• Chính phủ phải có quyết tâm phát triển sức mạnh biển của nước mình

Mahan đưa ra các điều kiện cơ bản để trở thành thành quốc gia kiểm soát biển:

 Phải có hải quân, căn cứ hải quân và các tuyến giao thông trên biển không

bị nước khác kiểm soát;

 Phải có đội tàu buôn mạnh cùng các hải cảng và tuyến hàng hải, phải cóbuôn bán với nước ngoài Sức mạnh biển phải thể hiện ở chỗ kiểm soátđược và lợi dụng được biển; công cụ chính để khai thác biển là đội tàu buôn

và hải quân, phải có lực lượng vũ trang để bảo vệ đội tàu buôn và tuyếnhàng hải Trong thời chiến, đội tàu buôn có thể chi viện hải quân tác chiến,chở vật tư, vũ khí, chở thương binh

Sau khi phân tích từ góc độ chiến lược ảnh hưởng của các nhân tố sức mạnh biển,Mahan đề xuất chiến lược hải quân là xây dựng và tăng cường sức mạnh trên biểntrong thời bình và thời chiến nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược của quốc gia Ôngcho rằng phương pháp giành quyền kiểm soát biển là tác chiến trên biển và phong toảtrên biển Ông nhấn mạnh nguyên tắc cơ bản tác chiến trên biển là tập trung binh lực

và chủ trương nước Mỹ nên thành lập hạm đội biển xa, trước tiên để kiểm soát biểnCa-ri-bê và eo biển Trung Mỹ, sau đó tiến ra các đại dương, và chủ trương hợp tác vớicác cường quốc khác

Mahan nêu công thức: Sức mạnh hải quân = Lực lượng + Vị trí

Diễn giải: lực lượng tàu chiến và vũ khí dù mạnh mà không có vị trí thuận lợi thì khóphát huy được tác dụng trong tác chiến trên biển Để có các vị trí thuận lợi, nước Mỹ

đã chiếm một số đảo dù rất nhỏ và rất xa trên đại dương để làm căn cứ địa hải quân,trong khi nhiều nước thực dân khác như Anh, Tây Ban Nha chỉ lo chiếm đất thật rộng.Thực tế sau này chứng tỏ suy tính của người Mỹ rất sáng suốt; nếu không có chuỗi cácđảo nhỏ dùng làm căn cứ hải quân ấy, chẳng hạn đảo Guam, Midway, thì sao Mỹ cóthể thắng được phát xít Nhật trong chiến tranh Thái Bình Dương Giờ đây, khi tuyên

Trang 9

bố “trở về châu Á”, Mỹ cũng chỉ yêu câu tôn trọng quyền tự do đi lại trên các vùngbiển thuộc Thái Binh Dương mà Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền với các nướcxung quanh.

Có thể thấy học thuyết Mahan là một trường phái của địa chính trị học,

nhưng Mahan nhấn mạnh vai trò của biển chứ không nhấn mạnh vai trò đất liền nhưthuyết của Mackinder

3 Những điều kiện chính ảnh hưởng đến sức mạnh trên biển của quốc gia

a Vị trí địa lý

Trước hết, có thể chỉ ra ngay rằng nếu đất nước nằm ở vị trí không cần phải phòng thủtrên đất liền cũng như không tìm cách mở rộng lãnh thổ bằng đường bộ thì mục tiêuduy nhất của nó là hướng về biển, và như vậy có ưu thế hơn so với các n ước cóđường biên giới trên đất liền Nói về quyền lực trên biển thì nước Anh có lợi thế sovới Pháp và Hàn Lan Hà Lan đã nhanh chóng suy kiệt vì phải duy trì một đạo quânđông đảo và phải tiến hành những cuộc chiến tranh tốn kém nhằm bảo vệ nền độc lập;trong khi Pháp quay lưng lại với biển-đôi khi đó chính là chính sách thông minh,nhưng có có khi lại là cực kì ngu ngốc-nhằm theo đuổi những kế hoạch mở rộng lãnhthổ trên lục địa Những nỗ lực quân sự như thế đã làm hao mòn tài sản, trong khi nếubiết sử dụng một cách khôn ngoan hơn và kiên trì hơn vị trí địa lý của mình, có thể họ

đã giàu có hơn, kiếm được nhiều tài sản hơn, của cải họ sẽ càng gia tăng

Vị trí địa lý có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập trung hay buộc phải phân tánlực lượng hải quân Ở đây, nước Anh có lợi thế hơn nước Pháp, nước giáp với cả ĐịaTrugn Hải và Đại Tây dương nhiều ưu điểm, nhưng lại là nguồn gốc của sự yếu kém

về mặt quân sự Hạm đội phía Đông và phía Tây của Pháp phải đi qua eo biểnGibraltar mới gặp được nhau; trong khi làm như thế, họ thường gặp nhiều rủi ro và khicòn bị thiệt hại Nước Mỹ nằm giữa hai đại dương cũng là nguồn gốc của sự yếu kémhoặc phải chi phí rất nhiều, đó là nói trong trường hợp thương mại ở cả hai bên bờ đạidương đều phát triển

Nước Anh, vì là một đế chế có rất nhiều thuộc địa, đã phải hi sinh nhiều lợi thế khikhông thể tập trung toàn bộ lực lượng xung quanh bờ biển của mình Nhưng như sựkiện đã cho thấy, đây lại là sự hi sinh thông minh vì lợi nhiều hơn thiệt Cùng với sự

Trang 10

phát triển của hệ thống thuộc địa, hạm đội của họ cũng phát triển, nhưng đội tàu chởhàng và tài sản của họ còn phát triển nhanh hơn Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranhgiành độc lập ở Mỹ và trong cuộc chiến tranh của nước Cộng hòa Pháp và Đế chế,theo lời của một tác giả người Pháp thì: “Nước Anh, mặc dù lực lượng hải quân pháttriển rất mạnh, dường như lúc nào cũng nằm trên đống của, lại cảm thấy bối rối vìnghèo túng” Anh mạnh đến mức có thể giữ cho tim và những bộ phận khác của cơ thểcùng hoạt động, trong khi đế chế Tây Ban Nha cũng rộng lớn như thế, nhưng do sựyếu kém của lực lượng trên biển nên đã lộ quá nhiều điểm yếu.

Vị trí địa lý của đất nước không chỉ giúp tập trung lực lượng mà còn tạo ra lợi thế vềmặt chiến lược, nó là vị trí trung tâm và căn cứ tốt phục vụ cho những chiến dịchnhầm chống lại kẻ thfu tiềm ẩn của họ Đó là trường hợp của nước Anh Một mặt, nóphải chống lại Hà Lan và các nước ở phía bắc mặt kia là Pháp và Đại Tây Dương Khi

bị liên minh giữa Pháp và các nước có lực lượng hải quân ở biển Bắc và biển Baltictấn công-như đã từng xảy ra trong những cuộc chiến tranh khác nhau-hạm đội của họ

ở Downs và eo biển Manche, thậm chí ở Brest, nằm ở vị trí bên trong so với kẻ thù và

vì vậy nó có thể sẵn sàng dùng lực lượng hợp nhất để chống lại một trong những hạmđội đối địch Vì để có thể liên kết với nhau, quân địch phải tìm cách đi qua eo biểnManche Ngoài ra, ở cả hai phía bờ biển, thiên nhiên đã ban tặng cho nước Anh hảicảng tốt và bờ biển an toàn, dễ tiếp cận Thời xưa, đó là thành tố cực kì hệ trọng trongviệc đi qua en biển Manche Mãi sau này, nhờ có tàu chạy bằng hơi nước và sự cảithiện của các hải cảng, Pháp mới khắc phục được phần nào bất lợi so với nước Anh.Trong thời đại thuyền buồm, trong những chiến dịch tấn công Brest, hạm đội Anh lậpcăn cứ ở Torbay và Plymouth Kế hoạch đơn giản như sau: khi có gió Đông hoặc thờitiết ôn hòa, hạm đội vây hãm dễ dàng giữ được vị trí, nhưng khi gió Tây thổi mạnh thìtàu chiến Anh trở về cảng của mình, họ biết rằng tàu Pháp chỉ ra khơi khi gió đổichiều và như thế cũng là giúp cho họ quay lại vị trí của mình

Lợi thế của việc ở gần địch hay gần mục tiêu tấn công thể hiện rõ nhất dưới dạng cuộcchiến tàn phá thương mại, người Pháp gọi là guerre de course Chiến dịch quân sựnày, nhằm chống lại các tàu buôn không vũ trang, chỉ sử dụng những tàu chiến loạinhỏ

Trang 11

Sức mạnh biển có thể được quyết định chủ yếu bởi yếu tố vị trí địa lý hay nói chínhxác hơn là địa chính trị của quốc gia Một lần nữa, Anh đúng là nước có vvij trí chiếnlược giá trị hơn các nước khác Tàu buôn của Hà Lan, Thụy Điển, Nga, Đan Mạch vàcác nước khác, theo những con sông lớn để vào các tỉnh của Đức phải đi qua eo biểnManche, ngay gần cửa ngõ của Anh, vì thuyền buồm phải bám sát bờ biển của nướcnày Ngoài ra, nền thương mại ở phía bắc còn có quan hệ đặc biệt với lực lượng biển,

vì nhu yếu phẩm của hải quân, như người ta thường gọi, chủ yếu chuyên chở từ cácnước vùng Baltic

Trước khi mất Gibraltar1, vị trí của Tây Ban Nha tương tự Anh Vừa nhìn ra Đại TâyDương vừa nhìn ra Địa Trung Hải, với Cadiz ở bờ bên này và Cartagena ở bờ bên kia,giao thương với Tây Á diễn ra thuận lợi, con đường vòng qua mũi Hảo Vọng cũng điqua cửa ngõ nước này Việc mất Gibraltar không chỉ khiến cho Tây Ban Nha mấtquyết kiểm soát eo biển mà còn gây ra trở ngại cho việc liên kết giữa hai hạm đội củanó

Nếu chỉ nhìn vào vị trí địa lý của Italy, mà bỏ qua những điều kiện ảnh hưởng tới sứcmạnh trên biển khác, thì dường như, với đường bờ biển kéo dài và những hải cảng tốt,nước này nằm ở vị trí rất thuận lợi và có thể ảnh hưởng quyết định đối với tuyếnđường giao thông đến Tây Á và eo biển Suez Điều này đúng ở mức độ nào đó, và cònđúng hơn nếu Italy nắm giữ các hòn đảo đương nhiên thuộc quyền của nước này.Nhưng khi Malta nằm trong tay Anh, còn Corsica nằm trong tay Pháp thì những lợithế về vị trí địa lý của nó sẽ bị giảm đi rất nhiều Xét về vị trí và quan hệ chủng tộc,việc Italy muốn sở hữu hai hòn đảo này là hợp pháp, cũng như Tây Ban Nha muốn sởhữu Gibraltar vậy Nếu biển Adriatic cũng là một tuyết giao thông có nhiều tàu bè qualại thì Italy còn có nhiều ảnh hưởng hơn nữa Những khiếm khuyết về mặt địa lý vừanói, cùng những lí do có ảnh hưởng tiêu cực khác đối với sự phát triển toàn diện vàvững chắc của sức mạnh trên biển, làm người ta nghi ngờ việc Italy có thể đứng vào vịtrí dầu của những cường quốc biển

1 Gibraltar là vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, nằm gần cực Nam bánđảo Iberia, bên trên eo biển Gibraltar, giáp Tây Ban Nha ở phía Bắc Trước kia, Gibraltar là một căn cứ quân sự quan trọng của lực lượng vũ trang và hải quân Hoàng gia Anh.

Ngày đăng: 23/12/2018, 09:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử, 1660-1783, Afred Thayer Mahan, NXB Tri Thức Khác
2. Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 Khác
3. Cục Diện Thế Giới đến 2020, Chủ biên Phạm Bình Minh, Học Viện Ngoại Giao, NXB Chính Trị Quốc Gia Khác
4. Địa Chính Trị Trong Chiến Lược và Phát Triển Chính Sách Quốc Gia, NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội, 2011 Khác
5. Hoàng Sa Trường Sa Luận Cứ & Sự Kiện, Đinh Kim Phúc, NXB Thời Đại 6. Hoàng Sa Trường Sa, Trần Nam Tiến,NXB Trẻ Khác
7. Người Việt Với Biển, Nguyễn Văn Kim, NXB Thế Giới Khác
8. Quan hệ Việt Nam - Campuchia và vấn đề phân định biên giới tại vịnh Thái Lan, Nguyễn Minh Ngọc, Chương trình Nghiên cứu Biển Đông Khác
9. Sino-Vietnam Relations: The Interplay of Ideology and National Interest, Calyle A. Thayer, Asia Survey Vol.34, No 6, (Jun, 1994) Khác
10. Sự Thật Quan Hệ Việt Nam-Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật Tài liệu mạng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w