GIÁO ÁN SINH HỌC 9 BÀI 62: THỰC HÀNH VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ VIỆC BẢO MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG I/ Mục tiêu: chuẩn kiến thức 1/Kiến thức - HS vận dụng được nôi dung cơ bản của
Trang 1GIÁO ÁN SINH HỌC 9 BÀI 62: THỰC HÀNH VẬN DỤNG LUẬT BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG VÀ VIỆC BẢO MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA PHƯƠNG
I/ Mục tiêu: (chuẩn kiến thức)
1/Kiến thức
- HS vận dụng được nôi dung cơ bản của Luật Bảo vệ môi trường vào tình hình cụ thể ở địa phương
2/Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng tư duy, tổng hợp kiến thức
- Hoạt động nhóm
Kĩ năng sống
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin trong việc vận dụng Luật Bảo vệ môi trường vào bảo
vệ môi trường ở địa phương
- Kĩ năng hợp tác lắng nghe tích cực
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm
3/ Thái độ.
- Nâng cao ý thức của HS trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương
II/ Phương pháp
- Thực hành
- Thảo luận nhóm
- Giải quyết vấn đề
- Lập kế hạch nhóm
III/ Chuẩn bị.
- GV: Tài liệu về Luật Bảo vệ môi trường
- HS: Giấy trắng khổ to, bút dạ
IV/ Tiến trình lên lớp.
Trang 21/ Ổn định (1’)
2/ Kiểm tra bài cũ (5’)
(?) Hãy nêu các hệ sinh thái chủ yếu trên trái đất, lấy thí dụ ? Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng ? Nêu biện pháp bảo vệ ?
(?) Ban hành Luật Bảo vê môi trường nằm mục đích gì ? Nêu một số nội dung cơ bản của luật Bảo vệ môi trường ?
3/ Bài mới
a/ Khám phá
GV: Sơ lược các nội dung cho HS nắm:
- Luật Bảo vệ môi trường qui định về phòng chống suy thoái môi trường, sự cố khi sử dụng các thành phần môi trường đất, nước, không khí, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, cảnh quan
- Luật Bảo vệ môi trường nghiêm cấm nhập khẩu các chất thải vào Viêt Nam
- Các tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm xử lí chất thải bằng công nghệ thích hợp
- Các tổ chức và cá nhân gây ra sự cố môi trường có trách nhiệm bồi thường và khắc phục hậu quả về môi trường
b/ Kết nối
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
8’ Hoạt động 1: Tìm hiểu các chủ đề thảo luận
- Gv: Các chủ đề thảo luận:
+ Ngăn chặn hành vi phá rừng bất hợp
pháp
+ Không để rác bừa bãi
+ Không gây ô nhiễm nguồn nước
+ Không lấn đất, không sử dụng phương
tiện cũ nát
- Gv: Cách tiến hành:
+ Chia lớp ra thành nhiều nhím nhỏ, mỗi
nhóm thảo luận một chủ đề trong vòng
- HS: Chú ghi chép và lắng nghe các chủ
đề cần thảo luận mà GV đã đưa ra
Trang 3khoảng 15 phút.
+ Mỗi chủ đề thảo luận đều trả lời các
câu hỏi sau:
(?) Những hành động nào hiện nay đang vi
phạm Luật Bảo Vệ môi trường ? Hiện nay
nhận thức của người dân địa phương về
vấn đề đó đã đúng như Luật Bảo vệ môi
trường qui định chưa ?
(?) Chính quyền địa phương và nhân dân
cần làm gì để thực hiện tốt Luật Bảo vệ
môi trường ?
(?) Những khó khăn trong việc thực hiện
Luật Bảo vệ môi trường là gì ? Có cách
nào khắc phục không ?
(?) Trách nhiệm của mỗi HS trong việc
thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường là
gì?
- Gv: Y/c các nhóm treo tờ giấy có viết nội
- HS: Nghiên cứu câu hỏi và liên hệ thực
tế ở địa phương
- Thí dụ ở chủ đề: Không đổ rác bừa bãi Yêu cầu:
+ Nhiều người vức rác bừa bãi đặc biệt là nơi công cộng
+ Nhận thức của người dân về vấn đề này còn thấp
- Chính quyền cần có biện pháp thu gọn rác, đề ra qui định đối với từng hộ gia đình, từng tổ dân phố
- Khó khăn trong việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường là ý thức của người dân còn thấp, cần tuyên truyền cho người dân hiểu và thực hiện
- HS phải tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, đi đầu trong việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường
- Nhóm thảo luận cùng nội dung sẽ bổ
Trang 4dung lên bảng để trình bày và để các nhóm
khác theo dõi và đặt câu hỏi để cùng thảo
luận
- Gv: Nhận xét phần thảo luận theo chủ đề
của nhóm và ổ sung thên nếu cần
- Tương tự như vậy với 3 chủ đề còn lại
sung cho nhóm nếu cần
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét
- Gv nhận xét buổi thực hành về ưu điểm
và tồn tại của nhóm
- Hoàn thành bài thu hoạch theo y/c như
SGK
5’ Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà
- Xem lại kiến thức ở các chương I, II III, IV để chuẩn bị ôn tập