HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ---LÊ ĐẠI HÙNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã s
Trang 1HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-LÊ ĐẠI HÙNG
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN TẠI CÁC TRƯỜNG
TRUNG CẤP Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-LÊ ĐẠI HÙNG
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN TẠI CÁC TRƯỜNG
TRUNG CẤP Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM QUANG TRÌNH
PGS.TS TRẦN HỮU HOAN
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác Các trích dẫn trong luận án đã được chỉ rõ nguồn.
Hà Nội, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận án
Lê Đại Hùng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo Học viện Quản lý giáo dục, quý thầy côgiáo đã tham gia giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu vàhoàn thành luận án
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Phạm Quang Trình và PGS.TS Trần Hữu Hoan đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công
sức, thời gian giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận án
Xin chân thành cám ơn Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Quản lý và cácphòng ban chức năng của Học viện đã luôn động viên, giúp đỡ và tạo điều kiệnthuận lợi nhất để tôi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ và hoàn thành luận án.Tôi chân thành cảm ơn Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu, cán bộ, giảng viênTrường Cao đẳng Công thương Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi có thời gian vàđộng viên giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận án Tôi cũng xin cảm ơn các trườngtrung cấp đã tạo điều kiện cho tôi đến làm việc, thực hiện khảo sát, thực nghiệmgiải pháp và cung cấp thông tin, tài liệu, số liệu để tôi nghiên cứu, hoàn thành luận
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ
BLĐTBVXH Bộ lao động Thương Binh và Xã HộiCBKT Cán bộ kỹ thuật
CBQL Cán bộ quản lý
CNH Công nghiệp hoá
CSĐT Cơ sở đào tạo
CTĐT Chương trình đào tạo
ĐCN Điện công nghiệp
Trang 6MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ x
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 4
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5
4 Câu hỏi nghiên cứu 5
5 Giả thuyết khoa học 5
6 Nhiệm vụ nghiên cứu 6
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6
8 Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 6
9 Luận điểm bảo vệ 8
10 Những đóng góp mới của luận án 9
11 Cấu trúc của luận án 9
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP 10
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 10
1.1.1 Các nghiên cứu về đào tạo theo năng lực thực hiện trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp 10
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề theo năng lực thực hiện trình độ trung cấp 13
1.1.3 Nhận xét chung về vấn đề đã nghiên cứu và hướng tiếp tục nghiên cứu của luận án 17
1.2 Khái niệm công cụ của đề tài 17
1.2.1 Đào tạo 17
1.2.2 Đào tạo nghề 19
1.2.3 Năng lực 22
1.2.4 Năng lực thực hiện 23
1.2.5 Đào tạo nghề theo năng lực thực hiện 25
Trang 71.2.6 Quản lý 26
1.2.7 Quản lý đào tạo nghề theo năng lực thực hiện 27
1.3 Đào tạo nghề trình độ trung cấp theo năng lực thực hiện 28
1.3.1 Vị trí, vai trò trường trung cấp 28
1.3.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của trường trung cấp 31
1.3.3 Triết lý đào tạo nghề theo năng lực thực hiện 33
1.3.4 Đặc trưng đào tạo nghề theo năng lực thực hiện 34
1.4 Đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện trình độ trung cấp 40
1.4.1 Đào tạo nghề điện công nghiệp trình độ trung cấp 40
1.4.2 Khung năng lực thực hiện nghề điện công nghiệp trình độ trung cấp 41
1 Quản l đào tạo nghề điện công nghiệp trình độ trung cấp theo năng lực thực hiện 43
1.5.1 Quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện 43
1.5.2 Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện 44
1.5.3 Nội dung quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện trình độ trung cấp 52
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản l đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện trình độ trung cấp 61
Kết luận chương 1 65
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP Ở KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ 66
2.1 Khái quát về các trường trung cấp đào tạo nghề điện công nghiệp khu vực Bắc Trung bộ 66
2.2 Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng 67
2.2.1 Mục đích khảo sát 67
2.2.2 Nội dung khảo sát 67
2.2.3 Đối tượng và phạm vi khảo sát 68
2.2.4 Phương pháp khảo sát và công cụ xử lý số liệu 69
2.3 Thực trạng hoạt động đào tạo nghề điện công nghiệp trong các trường trung cấp 71
2.3.1 Thực trạng năng lực cán bộ, bộ máy quản lý đào tạo 71
2.3.2 Thực trạng mục tiêu đào tạo 76
2.3.3 Thực trạng công tác tuyển sinh 79
2.3.4 Thực trạng chương trình, nội dung đào tạo 82
Trang 82.3.5 Thực trạng tổ chức thực hiện chương trình đào tạo 86
2.3.6 Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo 98
2.3.7 Nhận xét chung về hoạt động đào tạo 101
2.4 Thực trạng quản l đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện 105
2.4.1 Thực trạng quản lý công tác tuyển sinh 105
2.4.2 Thực trạng quản lý xây dựng chương trình đào tạo 108
2.4.3 Thực trạng quản lý quá trình tổ chức thực hiện chương trình đào tạo 112
2.4.4 Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ tổ chức đào tạo 127
2.4.5 Thực trạng quản lý kết quả đầu ra của quá trình đào tạo 143
2 Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quản l đào tạo nghề điện công nghiệp trình độ trung cấp theo năng lực thực hiện 155
2.6 Nhận xét chung về thực trạng quản l đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện trình độ trung cấp .158
2.6.1 Điểm mạnh 158
2.6.2 Điểm hạn chế 161
Kết luận chương 2 164
Chương 3 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP KHU VỰC BẮC TRUNG BỘ 165
3.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 165
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 165
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống 165
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 166
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 166
3.2 Giải pháp quản l đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện tại các trường trung cấp khu vực Bắc Trung bộ 166
3.2.1 Giải pháp 1: Tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp và tuyển sinh theo định hướng năng lực thực hiện 166
3.2.2 Giải pháp 2: Phát triển chương trình đào tạo theo định hướng tiếp cận năng lực thực hiện gắn với chuẩn đầu ra 170
3.2.3 Giải pháp 3: Chỉ đạo đổi mới hình thức, phương pháp giảng dạy của giáo viên 175
3.2.4 Giải pháp 4: Quản lý chặt ch hoạt động học tập, tự học của học sinh 180
3.2.5 Giải pháp 5: Chỉ đạo đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo theo tiếp cận phát triển năng lực người học 183
Trang 93.2.6 Giải pháp 6: Tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục
vụ cho đào tạo 185
3.2.7 Giải pháp 7 Tổ chức phối hợp chặt ch giữa nhà trường và doanh nghiệp, nhà tuyển dụng lao động trong hoạt động đào tạo nghề điện công nghiệp 188
3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp 191
3.4 Thử nghiệm giải pháp 197
3.4.1 Mục đích thử nghiệm 197
3.4.2 Giới hạn thử nghiệm 197
3.4.3 Nội dung thử nghiệm 198
3.4.4 Phương pháp và tiến trình thử nghiệm 198
3.4.5 Kết quả thử nghiệm 198
Kết luận chương 3 201
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 202
1 Kết luận 202
2 Khuyến nghị 203
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 205
TÀI LIỆU THAM KHẢO 206 PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Các mức độ của kỹ năng 37
Bảng 1.2 Biểu hiện nhận thức để đánh giá 38
Bảng 1.3 Các mức độ về thái độ 38
Bảng 1.4 Hướng dẫn thực hiện nội dung quản lý đào tạo nghề theo năng lực thực hiện 50
Bảng 2.1 Thực trạng về bộ máy quản lý đào tạo 72
Bảng 2.2 Thực trạng công tác phối hợp giữa các bộ phận của bộ máy vận hành các hoạt động đào tạo 74
Bảng 2.3 Thực trạng về mục tiêu đào tạo 77
Bảng 2.4 Thực trạng công tác tuyển sinh 80
Bảng 2.5 Thực trạng nội dung chương trình đào tạo 83
Bảng 2.6 Mức độ phù hợp của nội dung chương trình đào tạo ngành điện công nghiệp theo năng lực thực hiện so với yêu cầu của sản xuất 86
Bảng 2.7 Thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên 88
Bảng 2.8 Điểm hạn chế của giáo viên khi giảng dạy ngành điện công nghiệp 9
0 Bảng 2.9 Các phương pháp giáo viên sử dụng khi giảng dạy ngành điện công nghiệp 92
Bảng 2.10 Thực trạng hoạt động học của học sinh 94
Bảng 2.11 Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập, kiểm định, đảm bảo chất lượng đào tạo 96
Bảng 2.12 Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo 99
Bảng 2.13 Thực trạng về hoạt động đào tạo nghề điện công nghiệp tại trường trung cấp 102
Bảng 2.14 Quản lý công tác tuyển sinh 106
Bảng 2.15 Xây dựng kế hoạch, nội dung và chương trình đào tạo 109
Bảng 2.16 Quản lý công tác giảng dạy của giáo viên 113
Bảng 2.17 Quản lý hoạt động học tập của học sinh 118
Trang 11Bảng 2.18 Về mức độ nội dung chương trình đào tạo 122
Bảng 2.19 Về quản lý hoạt động học tập của học sinh 123
Bảng 2.20 Đánh giá của cựu học sinh về mức độ đạt được của kiến thức 125
Bảng 2.21 Những lý do học sinh sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm 126
Bảng 2.22 Quản lý công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý 128
Bảng 2.23 Tăng cường quản lý sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác đào tạo 132
Bảng 2.24 Sự đầy đủ của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học 135
Bảng 2.25 Mức độ hiện đại của cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học nghề điện công nghiệp 136
Bảng 2.26 Quản lý việc tăng cường đổi mới phương pháp giảng dạy 138
Bảng 2.27 Chất lượng các hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 141
Bảng 2.28 Quản lý kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo 144
Bảng 2.29 Phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong tổ chức và quản lý đào tạo 149
Bảng 2.30 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đào tạo 156
Bảng 3.1 Đánh giá của CBQL về tính cấp thiết của các giải pháp 192
Bảng 3.2 Đánh giá của GV về tính cấp thiết của các giải pháp 193
Bảng 3.3 Đánh giá của CBQL về tính khả thi của các giải pháp 195
Bảng 3.4 Đánh giá của GV về tính khả thi của các giải pháp 196
Bảng 3.5 Kết quả thử nghiệm giải pháp 6 199
Trang 12DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.1 Mô hình quản lý theo đầu vào - quá trình - đầu ra 20
Sơ đồ 1.2 Quá trình đào tạo 21
Sơ đồ 1.3 Cấu trúc hệ thống giáo dục quốc dân 29
Sơ đồ 1.4 Các thành tố của mô hình CIPO 45
Sơ đồ 1.5 Vận dụng mô hình CIPO trong quản lý đào tạo nghề theo NLTH 46
Biểu đồ 2.1 Thực trạng công tác phối hợp các hoạt động đào tạo 75
Biểu đồ 2.2 Thực trạng hoạt động giảng dạy của giáo viên 89
Biểu đồ 2.3 Thực trạng về hoạt động đào tạo nghề điện công nghiệp tại trường trung cấp 103
Biểu đồ 2.4 Quản lý công tác tuyển sinh 107
Biểu đồ 2.5 Quản lý công tác giảng dạy của giáo viên 115
Biểu đồ 2.6 Quản lý kiểm tra đánh giá chất lượng đào tạo 147
Biểu đồ 2.7 Phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp trong tổ chức và quản lý đào tạo 153
Biểu đồ 3.1 Tính cấp thiết của các giải pháp đề xuất 194
Biểu đồ 3.2 Tính khả thi của các giải pháp đề xuất 197
Trang 13Quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo ở nước ta đang đặt ra những yêu cầumới về nội dung và chương trình đào tạo ở các bậc học, ngành đào tạo trong hệthống giáo dục quốc dân nhằm khắc phục tình trạng lạc hậu về chương trình,phương thức đào tạo không còn phù hợp với nhu cầu xã hội hiện nay Với cách đàotạo nặng về truyền thụ kiến thức, học sinh chủ yếu được phát triển khả năng thừahành, trong khi đó thị trường, xã hội hiện đại luôn nảy sinh các tình huống mới,không có trong kinh nghiệm có sẵn nên học sinh sau khi tốt nghiệp thường bị độngtrong giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống, công việc Có nhiều nguyênnhân lý giải điều này nhưng trong đó có nguyên nhân rất cơ bản là xây dựng và thựcthi phát triển chương trình đào tạo trong nhiều năm qua chưa được quan tâm đúngmức, việc thiết kế chương trình đào tạo ở các cấp còn nặng về kinh nghiệm, thiếuđội ngũ chuyên gia làm việc và giảng dạy trong lĩnh vực quan trọng này Vì vậy,giáo dục đào tạo cần phải đổi mới ngay để đáp ứng theo năng lực đầu ra mà xã hộicần Việc chuyển từ giáo dục truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực liên quantrực tiếp hay dạy học chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực là xuhướng hiện đại và rất cần thiết.
Trang 14Để đáp ứng yêu cầu của bối cảnh mới về Giáo dục và Đào tạo, quản lý giáodục đào tạo, Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hànhNghị quyết số 29-NQ/TW với nội dung về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Đảng và Nhà nước đã xácđịnh mục tiêu của đổi mới lần này là: tạo chuyển biến căn bản, mạnh m về chấtlượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng,bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân Giáo dục con người Việt Namphát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cánhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả TheoNghị quyết 29 của TW thì quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo là tập trung chuyển từ chủ yếu quan tâm trang bị kiến thức sang pháttriển toàn diện phẩm chất và năng lực của người học, kết hợp hài hòa dạy chữ, dạyngười và dạy nghề, chuyển từ chủ yếu quan tâm phát triển về quy mô sang đảm bảophát triển cả quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục; xây dựng một nền giáo dụcthực học, thực nghiệp, trong đó mọi người dân đều có cơ hội học tập suốt đời trong
xã hội học tập Với chủ trương đó, giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp cầnchuyển từ đào tạo theo khả năng của các nhà trường sang đào tạo theo nhu cầu xãhội, thị trường lao động; cần đổi mới nội dung giáo dục đại học và giáo dục nghềnghiệp phải cung cấp cho người học theo hướng cơ bản, tích hợp các lĩnh vực kiếnthức và kỹ năng cần biết cùng với việc rèn luyện kỹ luật và thái độ lao động, hiểubiết xã hội để có thể làm việc…
Để thực hiện thành công quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 29-NQ/TW:chuyển từ giáo dục chú trọng mục tiêu truyền thụ kiến thức sang chú trọng hìnhthành, phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học thì việc đề ra các giảipháp và thực hiện đổi mới công tác quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện là mộttrong những yêu cầu quan trọng của các trường dạy nghề cần quan tâm nghiên cứu.Đối với giáo dục nghề nghiệp, tập trung đào tạo nhân lực có kiến thức, kỹnăng và trách nhiệm nghề nghiệp Hình thành hệ thống giáo dục nghề nghiệp vớinhiều phương thức và trình độ đào tạo kỹ năng nghề nghiệp theo hướng ứng dụng,
Trang 15thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật công nghệ của thị trường laođộng trong nước và quốc tế.
Mạng lưới các trường trung cấp ở khu vực Bắc Trung Bộ có 40 trường trungcấp thực hiện chức năng và nhiệm vụ đào tạo nhân lực trực tiếp cung ứng cho thịtrường lao động trong khu vực Trong nhiều năm qua các trường trung cấp đã tíchcực đổi mới công tác đào tạo, đã bắt đầu áp dụng đào tạo theo NLTH Đối với đàotạo nghề, các trường trung cấp đã tiếp cận và triển khai đào tạo theo NLTH Hiệnnay, Bắc Trung bộ là khu vực có rất nhiều khu công nghiệp đòi hỏi người lao độngnghề điện công nghiệp có tay nghề cao như: khu công nghiệp Vũng Áng, khu côngnghiệp Nam Cấm – Nghệ An; khu công nghiệp Nghi Sơn, Khu công nghiệp HoàngMai… Ngành Điện công nghiệp là ngành giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển
hệ thống truyền tải, cung cấp điện phục vụ các hoạt động sản xuất công nghiệp,nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh Nghề Điện công nghiệp có nhiệm vụthực hiện thiết kế, thi công hệ thống truyền tải điện, đảm bảo hoạt động truyền tảiđiện ổn định trên toàn hệ thống
Cán bộ kỹ thuật ngành (nghề) điện công nghiệp trực tiếp vận hành, sửa chữanâng cấp hệ thống sản xuất, vận hành, sửa chữa các loại máy điện công nghiệp vàcác hệ thống sử dụng điện khác Họ phân tích hoạt động các hệ thống phát, truyềntải, đặc biệt là phân phối và tiêu thụ điện; hệ thống chiếu sáng; hệ thống chống sét;
hệ thống an ninh, an toàn điện Thiết kế, triển khai, xây dựng, vận hành và bảo trì hệthống phân phối điện năng khu công nghiệp, khu dân cư; mạng động lực phânxưởng, xí nghiệp; hệ thống chiếu sáng dân dụng và công nghiệp; hệ thống chống sét
và nối đất; hệ thống bảo vệ - an ninh, an toàn điện; Tính toán, thiết kế, sửa chữa,phát huy hết năng suất và đảm bảo tính năng tối ưu của thiết bị trong hệ thống vàtiết kiệm năng lượng; Sửa chữa, vận hành và kiểm tra các loại thiết bị điện, máyđiện ba pha, máy điện một pha, máy điện một chiều và máy biến áp trong côngnghiệp và dân dụng
Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các khu công nghiệp này, các trường trungcấp khu vực Bắc Trung bộ cần phải tính đến yếu tố đào tạo nghề theo năng lực thựchiện Tuy nhiên, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, kết quả chưa đạt được
Trang 16mục tiêu mong muốn Điều này do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu
là do các trường chưa đổi mới cách thức QLĐT, vẫn lấy quản lý hành chính áp đặtvào quá trình đào tạo nên dẫn đến sự vận hành rời rạc, thiếu đồng bộ trong từng bộphận và toàn bộ hệ thống QLĐT, gây ra những mâu thuẫn nội tại trong quá trìnhQLĐT Quản lý tuyển sinh thiếu tính hệ thống và đa dạng; quản lý phát triểnchương trình đào tạo chưa sát với yêu cầu của thực tế sản xuất và nhu cầu thị trườnglao động cần; quản lý các điều kiện bảo đảm chất lượng xuất phát từ khả năng đápứng của nhà trường; quản lý quá trình dạy học triển khai theo kiểu truyền thống;quản lý đầu ra chưa theo chuẩn NLTH; chưa triển khai quản lý thông tin đầu ra củaquá trình đào tạo… Các trường cũng đã nhận ra những khiếm khuyết này nhưngkhông dễ dàng tìm được mô hình và các giải pháp QLĐT phù hợp với thực tiễn củatrường để khắc phục
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và sự phát triển của khoa học công nghệ,
kỹ thuật hiện đại ngày nay, bên cạnh các nhà máy công xưởng của Việt nam thì xuấthiện nhiều nhà máy công xưởng của các quốc gia trên thế giới đóng tại Việt Nam,điều này đòi hỏi nhân lực có trình độ, tay nghề về nghề điện công nghiệp ngày càngcao để có thể thích ứng Trong khi đó, các trường trung cấp đào tạo nghề điện côngnghiệp phần lớn chưa thể đào tạo ra những công nhân kỹ thuật lành nghề, đòi hỏi cáctrường cần phải có những giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng đào tạo
Với những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý đào tạo nghề Điện
công nghiệp theo năng lực thực hiện tại các trường trung cấp khu vực Bắc Trung Bộ” để nghiên cứu trong khuôn khổ luận án tiến sĩ với mong muốn tìm ra
các giải pháp QLĐT vừa thực tiễn, vừa khả thi để nâng cao chất lượng và hiệu quảđào tạo nghề điện công nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất và nhu cầu laođộng cho các doanh nghiệp trong khu vực
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đào tạo và quản lý đào tạo nghề điện côngnghiệp theo năng lực thực hiện tại các trường trung cấp ở khu vực Bắc Trung Bộhiện nay, luận án đề xuất các giải pháp QLĐT nghề điện công nghiệp theo nănglực thực hiện NLTH tại các trường trung cấp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu
Trang 17quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho khu vực Bắc Trung bộ nói riêng và cả nước nói chung.
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Đào tạo nghề theo NLTH tại các trường Trung cấp
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý đào tạo nghề điện công nghiêp theo năng lực thực hiện tại các trườngTrung cấp ở khu vực Bắc Trung Bộ
4 Câu hỏi nghiên cứu
4.1 Đào tạo nghề và quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện được xác định dựa trên cơ sở lý luận và dựa vào mô hình quản lý nào?
4.2 Yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lựcthực hiện ở các trường trung cấp?
4.3 Quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện ở các trườngtrung cấp có những điểm mạnh và hạn chế nào? Các giải pháp quản lý đào tạo nghềđiện công nghiệp theo năng lực thực hiện trong các trường trung cấp?
5 Giả thuyết khoa học
Hiện nay, đào tạo nghề điện công nghiệp theo NLTH đang được triển khai ởcác trường trung cấp Tuy nhiên, QLĐT nghề nói chung và QLĐT nghề Điện côngnghiệp theo năng lực thực hiện nói riêng đang tồn tại những yếu kém, bất cập như:Quản lý đầu vào thiếu hệ thống và chưa bám sát vào yêu cầu của thực tiễn sản xuất;Quản lý quá trình đào tạo chưa khoa học, phương thức đào tạo chưa phù hợp; quản
lý đầu ra chưa theo chuẩn NLTH, người tốt nghiệp chưa thực sự đáp ứng được yêucầu của các đơn vị sử dụng lao động
Việc tìm ra các giải pháp QLĐT nghề Điện công nghiệp theo NLTH một cáchkhoa học, phù hợp thực tiễn; thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, từ quản lýcác yếu tố đầu vào, quản lý quá trình đào tạo, quản lý các yếu tố đầu ra s từngbước cải tiến được chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề Điện công nghiệp của cáctrường trung cấp trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng được yêu cầu của các doanhnghiệp và nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động nói chung
Trang 186 Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1 Xây dựng cơ sở lý luận về đào tạo và QLĐT nghề điện công nghiệp trình độ
trung cấp theo NLTH trong các trường trung cấp
6.2 Đánh giá thực trạng đào tạo và QLĐT nghề Điện công nghiệp theo năng lực
thực hiện tại các trường Trung cấp khu vực Bắc Trung Bộ
6.3 Đề xuất các giải pháp QLĐT nghề Điện công nghiệp theo NLTH tại các trường
Trung cấp Tổ chức khảo nghiệm mức độ cấp thiết, khả thi của giải pháp đã đề xuất
6.4 Thử nghiệm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo nghề điện công
nghiệp theo năng lực thực hiện tại các trường trung cấp khu vực Bắc Trung bộ
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo nănglực thực hiện trình độ trung cấp dựa trên mô hình CIPO và đề xuất các giải phápquản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện tại các trường trungcấp khu vực Bắc Trung bộ
- Địa bàn khảo sát thực trạng được thực hiện tại 5 trường trung cấp ở khu vựcBắc Trung Bộ có tổ chức đào tạo nghề điện công nghiệp
- Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo, cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh củacác trường trung cấp và một số doanh nghiệp thuộc khu vực Bắc trung bộ
- Chỉ thử nghiệm 01 giải pháp: Quản lý hoạt động phối hợp với các doanhnghiệp sử dụng lao động nghề điện công nghiệp
8 Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
8.1 Quan điểm tiếp cận
Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các quan điểm tiếp cận sau đây:
8.1.1 Tiế cận th trư ng
Chất lượng là yếu tố quyết định sự sống còn của cơ sở đào tạo trong nền kinh
tế thị trường Vì thế, các CSĐT phải không ngừng nâng cao chất lượng để đáp ứngnhu cầu của các đơn vị sử dụng lao động và để đủ sức cạnh tranh, tồn tại và pháttriển trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Tóm lại, QLĐT phải hướngtới chất lượng, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động
Trang 198.1.2 Tiế cận chuẩn đầu ra
Chuẩn đầu ra là đích hướng tới của quá trình đào tạo theo năng lực thựchiện Đào tạo lao động kỹ thuật nghề Điện công nghiệp phải chuyển từ tiếp cậnnội dung sang tiếp cận mục tiêu, lấy mục tiêu đầu ra làm đích, hướng tới việchình thành những năng lực cần thiết cho người học để sau khi tốt nghiệ p họ cóthể thực hiện được nhiệm vụ ở vị trí lao động của mình theo chuẩn nghề nghiệp
và có cơ hội tìm được việc làm
8.1.3 Tiế cận quá trình
Hoạt động đào tạo nói chung và quản lý đào tạo nói riêng là một hệ thống vớicác thành tố cấu trúc chặt ch và nó được diễn ra theo quá trình nhất định Quản lýđào tạo theo năng lực thực hiện phải mang tính hệ thống và quá trình xuyên suốt vớicác khâu, các bước và các giai đoạn gắn kết với nhau để tạo nên năng lực thực hiệncủa người học
8.1 Tiế cận CIPO
Quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện cần tính tớiyếu tố đầu vào và kết quả đầ ra nên tiếp cận CIPO là một trong những cách tiếpcận phù hợp Bởi vì nhà quản lý kiểm soát được cả đầu vào, quản lý quá trình,quản lý đầu ra và tính đến cả yếu tố môi trường tác động đến chất lượng nhân lựcđược đào tạo
8.2 Phương pháp nghiên cứu
8.2.1 Phương há nghiên cứu lý luận
Thu thập, hệ thống hoá các thông tin có liên quan Nghiên cứu, phân tích, tổnghợp, đánh giá và vận dụng kết quả nghiên cứu vào việc xây dựng cơ sở lý luận củaluận án
8.2.2 Phương há nghiên cứu thực tiễn
Điều tra, phân tích hoạt động đào tạo và QLĐT theo NLTH tại các trườngtrung cấp khu vực Bắc trung bộ để nhận thức được thực trạng tổ chức, quản lý quátrình đào tạo nhằm xác định mặt mạnh, mặt yếu kém và nguyên nhân, làm cơ sở choviệc xác định các giải pháp đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quảđào tạo, cụ thể sử dụng một số phương pháp sau:
Trang 20- Phương há điều tra bằng hiếu hỏi: Điều tra, khảo sát ở các trường trung
cấp khu vực Bắc Trung Bộ và một số doanh nghiệp trong lĩnh vực Điện côngnghiệp để có thông tin làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá thực trạng về đào tạo
và quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp ở các trường trung cấp ở khu vựcBắc trung bộ
- Phương há nghiên cứu ản hẩm: Dựa trên những sản phẩm thực tế trong
hoạt động thực hành nghề nghiệp của học sinh để xác định được năng lực tay nghềcủa họ trong quá trình đào tạo
- Phương há hỏng ấn: Phỏng vấn chuyên gia về các vấn đề lý luận, giáo
viên, học sinh các trường trung cấp được khảo sát để biết thông tin về đào tạo vàquản lý đào tạo, một số doanh nghiệp sử dụng lao động của các trường đào tạo
- Phương há tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phân
tích các số liệu thống kê để đánh giá thực trạng các hoạt động đào tạo và QLĐTđáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất và nhu cầu doanh nghiệp
- Phương há thử nghiệm: Tiến hành thử nghiệm một phần của 1 giải pháp
đề xuất để minh chứng cho tính cần thiết, khả thi, tính thực tiễn của giải pháp vàtính đúng đắn của giả thuyết khoa học được đề ra
8.2.3 Một ố hương há khác
- Phương há chuyên gia: Thông qua hình thức trực tiếp hoặc bằng phiếu hỏi
thăm dò ý kiến các nhà khoa học trong lĩnh vực quản lý giáo dục; chuyên gia,CBQL ở Bộ ngành liên quan; Lãnh đạo, CBQL các trường trung cấp trong khu vưcBắc Trung Bộ; Lãnh đạo quản lý các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Điện công nghiệp
về tính thực tiễn và tính khả thi của các giải pháp được đề xuất
- Phương há thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học,
xử lý các số liệu bằng phần mềm SPSS
9 Luận điểm bảo vệ
9.1 Quản lý đào tạo nghề theo năng lực thực hiện có tính quyết định đến sự thành
công của các trường trung cấp trong bối cảnh hiện nay Để đáp ứng được nhu cầucủa thị trường lao động nghề Điện công nghiệp trong bối cảnh ảnh hưởng của cuộccách mạng 4.0 thì khâu then chốt và bước đi đột phá của các cơ sở giáo dục là phải
Trang 21đổi mới QLĐT phù hợp, trên cơ sở đó vận dụng các quan điểm và mô hình quản lýhiện đại vào quản lý quá trình đào tạo.
9.2 Vận dụng các yếu tố của mô hình CIPO vào quản lý đào tạo nghề theo năng lực
thực hiện, cụ thể: yếu tố đầu vào, quá trình đào tạo, yếu tố đầu ra, tác động của bốicảnh s giúp cho quá trình tổ chức đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạthiệu quả và hiệu suất cao
9.3 Đổi mới quản lý đào tạo nghề theo năng lực thực hiện trong các trường trung
cấp s góp phần tạo ra sản phẩm đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của thịtrường lao động
10 Những đóng góp mới của luận án
10.1 Về lý luận
Lý luận góp phần hệ thống hóa và làm phong phú cơ sở lý luận về quản lý đàotạo nghề trình độ trung cấp trong các trường trung cấp Theo tiếp cận năng lực, vậndụng mô hình CIPO, luận án xác định nội dung quản lý đào tạo nghề trình độ trungcấp theo năng lực thực hiện trong các trường trung cấp
10.2 Về thực tiễn
Nhận diện được điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân hạn chế của thực trạng đàotạo và quản lý đào tạo nghề điện công nghiệp theo năng lực thực hiện tại một sốtrường trung cấp khu vực Bắc Trung Bộ Trên cơ sở đó đề xuất được các giải pháphướng đến khắc phục những hạn chế trong quản lý đào tạo nghề tại các trường trungcấp nghề hiện nay
11 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khuyến nghị, phụ lục, luận án được
trình bày gồm 3
chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo nghề Điện công nghiệp theo năng
lực thực hiện trình độ trung cấp ở trường trung cấp
Chương 2 Thực trạng quản lý đào tạo nghề Điện công nghiệp trình độ trung
cấp ở các trường trung cấp khu vực Bắc Trung Bộ
Chương 3 Giải pháp quản lý đào tạo nghề Điện công nghiệp trình độ trung
cấp theo năng lực thực hiện ở các trường trung cấp khu vực Bắc Trung Bộ
Trang 22Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO NGHỀ ĐIỆN
CÔNG NGHIỆP THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN
Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu về đào tạo theo năng lực thực hiện trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Các nghiên cứu ở nước ngoài
Nghiên cứu về đào tạo nói chung và đào tạo theo năng lực đã được các nhàkhoa học quan tâm Từ những năm cuối thế kỷ 20, đã có một số công trình tiêu biểu
đề cập về vấn đề này
Tác giả William E Blank đã công bố cuốn “Sổ tay hát triển chương trình
đào tạo dựa trên NLTH” [45] vào năm 1982 đã đề cập những vấn đề cơ bản của
GD&ĐT dựa trên NLTH Trong đó, tác giả tập trung phân tích nghề và phân tíchnhu cầu người học, xây dựng hồ sơ năng lực người học, phát triển công cụ đánh giá
sự hiểu biết và sự thực hiện, phát triển các gói học tập, cải tiến và quản lý chươngtrình đào tạo Tài liệu nghiên cứu của ông được ứng dụng rộng rãi và mang lại kếtquả to lớn trong đào tạo nghề ở Mỹ
Tiếp đó vào năm 1983, Viện hàn lâm khoa học Mỹ đã có báo cáo đề cập đếnyêu cầu thay đổi của GD&ĐT trong đó nhấn mạnh đến chương trình đào tạo dựavào năng lực người học hơn là dựa vào thời gian tổ chức đào tạo
Năm 1995, trong cuốn “Com etency-Ba ed Education and Training” (Giáo
dục à đào tạo dựa ào năng lực), các tác giả Roger Harris, Hugh Guthrie, Bary
Hobart, David Lundberg [48] đã trình bày kết quả nghiên cứu khá toàn diện về đàotạo dựa trên NLTH, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến bối cảnh và lịch sử của giáodục và đào tạo dựa trên NLTH, tiêu chuẩn NLTH, phát triển chương trình, đánh giá
và người học - hoạt động học theo tiêu chuẩn NLTH
Năm 1995, John W Burke đã xuất bản tài liệu “Giáo dục à đào tạo dựa
trên NLTH” [47] Trong tài liệu này tác giả đã trình bày nguồn gốc của đào tạo dựa
trên NLTH, quan niệm về NLTH và tiêu chuẩn NLTH, về vấn đề đánh giá dựa trênNLTH và cải tiến CTĐT dựa trên NLTH Cùng năm 1995, tác giả Shirley Fletcher
Trang 23xuất bản cuốn “Các kỹ thuật đánh giá dựa trên năng lực thực hiện” [49], trong đó
phân tích sự khác biệt về đào tạo theo NLTH ở Anh và Mỹ, các nguyên tắc vàthực hành đánh giá theo tiêu chuẩn, mục tiêu và sử dụng đánh giá dựa trên NLTH,việc thiết lập các tiêu chí cho quá trình thực hiện, thu thập bằng chứng cho đánhgiá NLTH Mặc dù có nói rõ về các nguyên tắc và thực hành đánh giá theo tiêuchuẩn nhưng công trình cũng chỉ mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đánh giá dựatrên NLTH
Shirley Fletcher (năm 1997) đã công bố tài liệu “Thiết kế đào tạo dựa trên
năng lực thực hiện” [49] Đây được xem là một trong những công trình nghiên
cứu khá bài bản về tổ chức quá trình đào tạo (ở khâu thiết kế chương trình) theonăng lực thực hiện Ở tài liệu này, tác giả nhấn mạnh đến cơ sở khoa học của việcthiết lập các tiêu chuẩn đào tạo, phân tích khung chương trình và xây dựng môđun dạy học
Tác giả Sandra Kerka (năm 1997) đã tổng kết về đào tạo dựa trên NLTH vốnphát triển mạnh m trong những năm 1990 với hàng loạt các tổ chức có tầm cỡ ở
Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, xứ Wales Các nội dung tổng kết này được công bố
trong cuốn “Giáo dục à đào tạo dựa trên năng lực thực hiện: Huyền thoại à thực
tiễn” [23].
Tại một số nước ở khu vực châu Á, đặc biệt khu vực Đông Nam Á nhưSingapore, Philippin, Bruney,… hoạt động đào tạo dựa trên NLTH cũng đã và đangđược vận dụng ở các mức độ khác nhau Đặc biệt là trong quá trình tổ chức đào tạocác ngành nghề liên quan đến tay nghề lao động đã được các trường kỹ thuật đưavào áp dụng Các trường xây dựng chương trình đào tạo theo hướng hệ thống cácmodul giúp người học hình thành được năng lực cần có để thích nghi với hoạt độngnghề nghiệp sau khi tốt nghiệp
Tác giả Thomas Deissinger và Slilke Hellwig (Đức) năm 2011, đã công bố
bài báo “Structure and function of com etency-ba ed education and training”
(Cấu trúc à chức năng của đào tạo dựa ào năng lực) [64] Trong bài báo, tác giả
đã dựa trên những kinh nghiệm ĐTN mà mình đang trực tiếp tiến hành để đưa raquan điểm về cấu trúc và chức năng của CTĐT dựa trên NLTH Theo hai tác giả thìviệc xây dựng cấu trúc và chức năng của CTĐT theo NLTH cần phải được xác định
rõ bao gồm cả kế hoạch xây dựng chương trình, phát triển chương trình và kiểm
Trang 24định chương trình trước khi thực thi Ngoài ra, cũng cần xem xét sự khác biệt, ưuđiểm, nhược điểm của việc xây dựng cấu trúc, chức năng CTĐT theo NLTH với các
lý thuyết xây dựng CTĐT nghề khác
Tác giả Leesa Wheelahan (Úc) trong tác phẩm “The roblem with
competency-based training, Educating for the knowledge economy: critical
er ecti e ?” (Các ấn đề ề đào tạo dựa ào năng lực trong nền kinh tế tri thức)
[56] đã phát triển và mở ra một góc nhìn thực tế khác về đào tạo theo NLTH Quanđiểm của tác giả là cần đặt sự hiểu biết (kiến thức) của người học vào vị trí trungtâm của CTĐT Trong bài viết, tác giả đã chỉ ra hạn chế của phương pháp xây dựngCTĐT theo NLTH và đề xuất cần phải có những nghiên cứu sâu hơn trong các lýthuyết xây dựng CTĐT
Như vậy, ta có thể thấy rằng, đào tạo theo NLTH là một xu hướng đượcnhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau
và ứng dụng vào quá trình dạy học, thiết kế và xây dựng chương trình, tổ chức đàotạo, ở các trường đại học, cao đẳng
Các nghiên cứu trong nước
Tác giả Nguyễn Đức Trí năm 1996 đã thực hiện nghiên cứu đề tài cấp
Bộ:“Tiế cận đào tạo nghề dựa trên NLTH à xây dựng tiêu chuẩn nghề” [37].
Nghiên cứu này có thể xem là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện về
hệ thống ĐTN theo NLTH ở Việt Nam Đề tài đã góp phần làm sáng tỏ lý luận củaphương thức đào tạo dựa trên NLTH đặc biệt là các giai đoạn xây dựng chươngtrình và xây dựng tiêu chuẩn KNN
Tiếp theo công trình nghiên cứu năm 1996, đến năm 2000, trong đề tài cấp
Bộ “Nghiên cứu xây dựng mô hình đào tạo giáo iên kỹ thuật ở trình độ đại học cho
các trư ng trung học chuyên nghiệ à dạy nghề” [38] tác giả Nguyễn Đức Trí đã
đề xuất các mô hình đào tạo GV dạy kỹ thuật trong đó có đề cập đến triết lý, các đặcđiểm cơ bản; ưu điểm, nhược điểm của phương thức đào tạo theo NLTH; vận dụngphương thức đào tạo này vào đào tạo GV ở Việt Nam Đây được xem là một trongnhững nghiên cứu ban đầu về đào tạo theo năng lực thực hiện dưới góc độ đào tạogiáo viên kỹ thuật cho các trường trung cấp
Đến năm 2002, tác giả Nguyễn Minh Đường biên soạn tài liệu tập huấn cho
GV và CBQL các trường dạy nghề: “Đào tạo theo năng lực thực hiện” [23] Trong
Trang 25tài liệu này, tác giả đã đề cập đến những nguyên tắc căn bản, phương pháp và hình thức tổ chức quá trình đào tạo theo năng lực thực hiện cho người học.
Năm 2011, Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động và Thương binh xã hội
phối hợp với Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) xuất bản cuốn “Kỹ năng dạy học
-Tài liệu bồi dưỡng nghiệ ụ ư hạm cho GV à ngư i dạy nghề” [39] -Tài liệu đã
mô tả khá đầy đủ về quan điểm dạy học theo NLTH, cấu trúc và các tiêu chí đánhgiá NLTH Tuy vậy, tài liệu cũng chỉ chủ yếu tập trung nói về phương pháp và kỹnăng dạy học cho giáo viên nhằm tăng năng lực cho người học, chứ cũng chưa đưa
ra được mô hình đào tạo theo năng lực thực hiện
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý đào tạo nghề theo năng lực thực hiện trình độ trung cấp
Các nghiên cứu ở nước ngoài
Tác giả Heinz Weihrich và đồng nghiệp năm 1996 đã công bố kết quả nghiêncứu về một dự án khoa học Quản lý giáo dục đào tạo nghề - mô hình của Mỹ và một
số quốc gia khác Nghiên cứu đã giới thiệu các phương pháp ĐTN truyền thống củaĐức và mô hình QLĐT nghề cần phải được bổ sung hướng tới một mức độ cao hơn,đào tạo theo hình thức tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, lấy năng lực người họclàm trung tâm và cốt lõi của hoạt động QLĐT Tác giả cho rằng đổi mới mô hìnhĐTN là một nhu cầu quan trọng và một cách tiếp cận QLĐT mới là mô hình đào tạokiểu liên doanh, không chỉ ở Mỹ mà còn ở các nước khác
Tác giả V.Gasskov trong cuốn sách “Managing vocational training systems”
(Hệ thống quản lý đào tạo nghề) [66] năm 2000 đã công bố nghiên cứu về hệ thống
khoa học và nghệ thuật về quản lý và tổ chức ĐTN trong cơ sở công lập, bao gồm:quản lý cơ cấu tổ chức, thiết lập mục tiêu, kế hoạch, tài chính, QLĐT; đồng thờiđưa ra biện pháp phát triển năng lực quản lý của các quản trị viên cao cấp; khuyếnkhích họ xem xét, phản biện các thủ tục hành chính của cơ sở mình để tiến tới mức
độ chuyên nghiệp cao
Từ năm 2007 đến năm 2010, được sự hỗ trợ của Ủy ban Giáo dục Bắc Kinh,tác giả Tian Ye (Trung Quốc) đã triển khai nghiên cứu về chương trình phát triểnNLTH cho GV trong các CSĐT nghề ở Bắc Kinh (Trung Quốc) Nghiên cứu nhằmhướng tới mục đích cải thiện việc giảng dạy ở bậc chuyên nghiệp cho giáo viên, đặcbiệt tìm mọi phương pháp nâng cao được năng lực, tay nghề cho người học khi còn
Trang 26trong trường đại học [7] Vì tập trung vào giáo viên nên nghiên cứu đặc biệt quantâm đến năng lực thực hành sư phạm của giáo viên Sau này, hệ thống giáo dục ởBắc Kinh đã áp dụng kết quả của nghiên cứu này vào trong tất cả các trường dạynghề ở Bắc Kinh để nâng cao chất lượng tổng thể và phát triển ĐTN, hướng tớinâng cao năng lực người học.
Từ những nghiên cứu trên có thể nhận thấy: đào tạo theo NLTH là một xuhướng được nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc
độ khác nhau và ứng dụng vào quá trình dạy học ở các trường đại học, chuyênnghiệp và dạy nghề Lý thuyết về đào tạo theo NLTH được vận dụng phù hợp tùytheo đặc điểm của mỗi quốc gia QLĐT nghề là lĩnh vực đã được nhiều chuyên gia,nhà khoa học nghiên cứu với nhiều góc độ, cách thức tiếp cận khác nhau ứng vớitừng thể chế quốc gia, từng giai đoạn phát triển Gần đây, QLĐT nghề đang đượcnghiên cứu theo hướng tiếp cận thị trường và được các chuyên gia về quản lýquan tâm
Các nghiên cứu trong nước
Ở nước ta, quản lý đào tạo nghề theo năng lực thực hiện trình độ trung cấpcũng được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu Trong đó, nổi bật có m ột
số luận án tiến sĩ như:
Luận án của Hoàng Ngọc Trí (2005) về “Nghiên cứu các giải há nâng cao
chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật xây dựng ở Thủ đô Hà Nội” [40] Nghiên
cứu đã đề cập tới việc dựa trên đặc thù nghề công nhân kỹ thuật xây dựng, tác giả
đã xây dựng các nhóm giải pháp khả thi như cung cấp tri thức về nghề và rèn luyệntay nghề theo chu kỳ
Luận án của Nguyễn Quang Việt (2006) về “Kiểm tra đánh giá trong dạy
học thực hành theo tiế cận NLTH” Ở luận án này, hướng tiếp cận theo năng lực
thực hiện đối với kiểm tra đánh giá trong dạy học thực hành được làm rõ, đó là đánhgiá dạy học thực hành được soi chiếu dưới góc độ năng lực thực hiện của ngườigiáo viên và người học
Luận án của Nguyễn Thanh Hà (2009) về “Dạy học thực hành trang b điện
theo tiếp cận NLTH trong đào tạo giáo viên dạy nghề hệ cao đẳng”[27] Ở đây, bên
cạnh khảo sát thực trạng về dạy học theo năng lực thực hiện, tác giả đã xây dựng
Trang 27một số biện pháp dạy học thực hành cho giảng viên dựa trên việc nâng cao năng lực thực hiện cho người học.
Luận án tiến sĩ của Đào Việt Hà (2014) về “Quản lý đào tạo theo năng lựcthực hiện nghề Kỹ thuật xây dựng ở các trường Cao đẳng xây dựng” đã đề cập khásâu sắc đến hệ thống quản lý đào tạo dựa trên mô hình CIPO trong triển khai đàotạo nghề kỹ thuật xây dựng ở trường cao đẳng [28]
Tác giả Vũ Xuân Hùng (2011) đã đề cập đến năng lực thực hiện về dạy học
cho sinh viên sư phạm kỹ thuật ở luận án “Rèn luyện năng lực dạy học cho inh
iên đại học ư hạm kỹ thuật trong thực tậ ư hạm theo tiế cận NLTH” [33];
Theo đó, trên cơ sở khảo sát năng lực dạy học trong thực tập sư phạm của sinh viên
sư phạm khối kỹ thuật, tác giả đã đề xuất các biện pháp cụ thể như nâng cao nănglực soạn giáo án; thuyết trình; nêu vấn đề và phản biện… với mục tiêu là hình thànhnăng lực nghề nghiệp cho sinh viên
Trong luận án của Cao Danh Chính (2013) về “Dạy học theo tiế cận NLTH
ở các trư ng ư hạm kỹ thuật” [7] Trong luận án này tác giả đã khảo sát về nănglực giảng dạy của giảng viên ở các trường đại học sư phạm kỹ thuật Vinh, sưphạm kỹ thuật Hưng Yên từ đó xây dựng và thử nghiệm các biện pháp nhằmnâng cao năng lực giảng dạy cho giảng viên khối thực hành v.v Những luận ánnày đề cập đến vận dụng phương thức đào tạo theo NLTH trong dạy học cho HShọc nghề và sinh viên sư phạm
Một số đề tài cấp Bộ như: B2000-19-20 của tác giả Phan Long về “Xây dựng
chương trình giảng dạy nghiệ ụ ư hạm kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng đào tạo GV kỹ thuật, dạy nghề đá ứng yêu cầu công nghiệ hóa, hiện đại hóa đất nước” [35]; “Nghiên cứu, đề xuất giải há nâng cao hiệu quả đào tạo kỹ năng ư hạm kỹ thuật” [46] của tác giả Võ Thị Xuân đều đưa ra những luận điểm cơ bản về
kiến thức, kỹ năng chủ yếu trong đào tạo thực hành, thực tập sư phạm kỹ thuật Cácnghiên cứu này cũng dừng nghiên cứu về phương pháp đào tạo kỹ năng và chươngtrình giảng dạy nghiệp vụ sư phạm chứ chưa đề cập sâu vào đào tạo theo năng lựcthực hiện
Ở Việt Nam hiện nay, đào tạo theo NLTH cũng đã bắt đầu nhận được sựquan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý, nghiên cứu chính sách.Phương thức đào tạo này đã và đang được sử dụng rất thành công ở các dự án như:
Trang 28Dự án phát triển năng lực Mekong (MKDF) của Công ty tài chính quốc tế (IFC);
Dự án hỗ trợ lâm nghiệp xã hội (SFSP); Dự án tăng cường năng lực cho các trungtâm dạy nghề của Swisscontact và ở một số tổ chức tư vấn và đào tạo phát triểnnguồn nhân lực [29]
Tổng cục dạy nghề thuộc Bộ Lao động thương binh và xã hội đã hỗ trợ một
số trường cao đẳng và trung cấp tổ chức xây dựng chương trình dạy nghề theo môđun dựa trên NLTH Năm 2007 đã xây dựng được 48 chương trình dạy nghề; năm
2008 có 60 chương trình dạy nghề Năm 2010, có 200 chương trình trình độ CĐN,
300 chương trình trình độ trung cấp được triển khai xây dựng Tuy nhiên trong thực
tế, các trường đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức triển khai thực hiện,
do việc QLĐT theo NLTH đang còn nhiều bất cập do các điều kiện tổ chức thựchiện không bảo đảm
Luận án của Nguyễn Chí Trường (2013) ề “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến công tác dạy nghề Việt Nam: Một ố giải há nhằm nâng cao chất lượng giai đoạn 2013-2020” [42] Đề tài đi sâu nghiên cứu, đánh giá chất lượng giáo dục
dạy nghề ở Việt Nam dựa trên 07 yếu tố chính: Đặc điểm cá nhân, chất lượng đàotạo, cơ sở vật chất, năng lực quản lý, cơ hội việc làm, thông tin về thị trường lao
động và chính sách hỗ trợ.
Năm 2013, tác giả Nguyễn Thị Hằng trong luận án tiến sĩ “Quản lý đào tạo
nghề ở các trư ng dạy nghề theo hướng đá ứng nhu cầu xã hội” đã nghiên cứu
về quản lý đào tạo ở trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội Theo
đó, hiện nay, phần lớn trường DN đang thực hiện hình thức đào tạo tại trường, một
số trường thực hiện đào tạo liên kết với DN Kết quả khảo sát c ho thấy các trường
đã quan tâm đến việc đào tạo liên kết với doanh nghiệp, song hiệu quả còn nhiềuhạn chế: có đến 53,9% trường thực hiện yếu và 27,2% trường thực hiện ở mứctrung bình Nguyên nhân chủ yếu là do chưa lựa chọn được mô hình và cơ chế đàotạo liên kết cho phù hợp với điều kiện hiện nay của trường cũng như của doanhnghiệp [29]
Tác giả Nguyễn Thị Hằng cũng đề xuất 5 giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng quản lý đào tạo ở trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu xã hội như: Thành lậpTrung tâm khảo sát nhu cầu đào tạo và tư vấn nghề ở các trường dạy nghề; Cấu trúclại chương trình khung để đào tạo đáp ứng NCXH; Nâng cao năng lực CBQL
Trang 29trường dạy nghề; Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên; Hoàn thiện mô hình đào tạolên kết giữa trường và doanh nghiệp.
1.1.3 Nhận xét chung về vấn đề đã nghiên cứu và hướng tiếp tục nghiên cứu của luận án
Về lĩnh vực quản lý đào tạo đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước đề cập đến ở các góc độ khía cạnh khác nhau như mục tiêu đào tạo,thiết kế phát triển chương trình, mô hình quản lý… Cũng đã có một số nghiên cứu
về quản lý đào tạo nghề ở các trường cao đẳng, đại học ở các lĩnh vực khác nhaunhư về người dạy, người học, yêu cầu của xã hội đối với năng lực người học…Đào tạo theo NLTH là một phương thức đào tạo không mới đối với thế giớinhưng mới được vận dụng vào thực tiễn đào tạo ở Việt Nam và chủ yếu được vậndụng vào lĩnh vực ĐTN Nhiều công trình của các học giả trên thế giới đã triểnkhai có hiệu quả trong thực tiễn đào tạo Các công trình nghiên cứu ở Việt Namchưa nhiều và chưa có hệ thống; hơn nữa hầu hết các công trình nghiên cứu mớichỉ đề cập đến quan điểm, định hướng chung hoặc mới chỉ đi vào nghiên cứu vậndụng trong một phạm vi hẹp, một khâu của quá trình dạy học, một số công trình
đã đề cập đến các vấn đề quản lý dạy học thực hành khi vận dụng phương thứcđào tạo theo NLTH Những ưu điểm của tổ chức đào tạo theo NLTH cần được vậndụng rộng rãi hơn QLĐT nghề theo NLTH chưa được nghiên cứu một cách h ệthống Vì vậy, đó là một hướng đi mới góp phần triển khai có hiệu quả đào tạotheo NLTH trong ĐTN
Thực tế cho thấy, quản lý đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng hay trungcấp được các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng vấn đề quản lý đào tạo nghề điệncông nghiệp ở các trường trung cấp theo năng lực thực hiện cho đến nay vẫn còn làmột lĩnh vực chưa được nhiều tác giả đề cập nghiên cứu một cách toàn diện Đây làmột “khoảng trắng” trong việc nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn
1.2 Khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1 Đào tạo
Tác giả Nguyễn Minh Đường cho rằng, đào tạo là một quá trình hoạt động cómục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các kiến thức, kỹnăng, thái độ… để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thểvào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả [25]
Trang 30Đào tạo là một quá trình, một hoạt động mang tính phối hợp giữa chủ thể dạy
và chủ thể học Hoạt động này có sự thống nhất hữu cơ giữa hai mặt dạy và học tiếnhành trong một cơ sở giáo dục Trong hoạt động dạy học, tính chất, phạm vi, cấp
độ, cấu trúc và quy trình được quy định một cách chặt ch , cụ thể về đối tượng,mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, cơ sở vậtchất, trang thiết bị dạy học, đánh giá kết quả đào tạo, thời gian đào tạo
Các tác giả Nguyễn Minh Đường và Phan Văn Kha cho rằng: Đào tạo làmột quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển
có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ… để hoàn thiện nhân cách cho mỗi
cá nhân [24]
Các tác giả Đặng Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ quan niệm: đào tạo là phát triển có hệthống về kiến thức, kỹ năng, thái độ, mẫu hành vi theo yêu cầu cá nhân, nhằm thựchiện thích đáng một công việc hay một ngành nghề [36]
Xét từ góc độ chuyển giao kinh nghiệm, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệpchuyên môn, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế laođộng cho người học, đào tạo được cấu thành bởi các thành tố gồm mục tiêu, nộidung, chương trình, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức các hoạt độngđào tạo
Như vậy, đào tạo là quá trình làm cho một cá nhân trở thành người có nănglực theo những tiêu chuẩn nhất định thông qua các hoạt động giảng dạy và họctập gắn với việc giáo dục đạo đức, nhân cách người học đáp ứng yêu cầu nhânlực của thị trường lao động
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng, quản lý đào tạo được xem như một hệ thốngquản lý các nhân tố tác động đến đào tạo là: Mục tiêu đào tạo; Nội dung đào tạo;Phương pháp đào tạo; Lực lượng đào tạo - GV; Đối tượng đào tạo - Trò; Hình thức
tổ chức đào tạo; Điều kiện đào tạo; Môi trường đào tạo; Bộ máy tổ chức đào tạo; vàQuy chế đào tạo [1]
Quản lý đào tạo là quản lý việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch đào tạo, nội dungCTĐT, tri thức về chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp Bên cạnh đó, trong hoạt độngquản lý đào tạo cần phải coi trọng việc quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuậtphục vụ công tác đào tạo Hiện nay, với tiếp cận quản lý theo chất lượng, quản lý
Trang 31đào tạo là hệ thống các biện pháp nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo Các biện phápđược thực thi trong quản lý đào tạo mang tính đồng bộ và liên thông, hỗ trợ nhauhướng tới mục tiêu đặt ra.
Như vậy, quản lý đào tạo là sự tác động của chủ thể quản lý đến khách thểquản lý trong quá trình đào tạo thông qua các chức năng của quản lý và bằng nhữngcông cụ, phương pháp quản lý phù hợp để đạt được mục tiêu chung của quá trìnhđào tạo
1.2.2 Đào tạo nghề
Có rất nhiều định nghĩa về đào tạo nghề, sau đây chúng tôi xin được nêu một
số định nghĩa đó:
William Mc Gehee (1979): đào tạo nghề là những quy trình mà những công
ty sử dụng để tạo thuận lợi cho việc học tập sao cho kết quả hành vi đóng góp vàomục đích và các mục tiêu của công ty [48]
Max Forter (1979) cũng đưa ra khái niệm đào tạo nghề phải đáp ứng việchoàn thành 4 điều kiện: Gợi ra những giải pháp ở người học; phát triển tri thức, kỹnăng và thái độ; tạo ra sự thay đổi trong hành vi; đạt được những mục tiêu chuyênbiệt [48]
Tack Soo Chung (1982) cho rằng: Đào tạo nghề là hoạt động đào tạo pháttriển năng lực lao động (tri thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp) cần thiết để đảmnhận công việc được áp dụng đối với những người lao động và những đối tượng sắptrở thành người lao động [50]
Tổ chức ILO định nghĩa: Đào tạo nghề là nhằm cung cấp cho người họcnhững kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan tới công việc,nghề nghiệp được giao [51]
Luật Dạy nghề ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2006 quy định: “Dạy nghề(đào tạo nghề) là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độnghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạoviệc làm sau khi hoàn thành khóa học”
Đào tạo nghề bao gồm hai quá trình có quan hệ hữu cơ với nhau Đó là:
Trang 32- Dạy nghề: là quá trình giảng viên truyền thụ những kiến thức về lý thuyết
và thực hành đề các học viên có được một trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, sự khéo léo,thành thục nhất định về nghề nghiệp
- Học nghề: là quá trình tiếp thu những kiến thức về lý thuyết và thực hànhcủa người lao động để đạt được một trình độ nghề nghiệp nhất định
Quản lý đào tạo ở trường trung cấp là quá trình phối hợp hoạt động của cán bộquản lý, giáo viên, học sinh, nhân viên do trường trung cấp tổ chức, chỉ đạo và thựchiện nhằm phát triển nhân cách của học sinh nói chung và nhân cách của cá nhântừng học sinh nói riêng theo mục tiêu đề ra Nhân cách học sinh vừa là đối tượng,vừa là sản phẩm, quyết định các đặc điểm của QTĐT, đồng thời cũng là điểm phânbiệt cơ bản giữa QTĐT với mọi quá trình sản xuất vật chất
Quản lý đào tạo của trường trung cấp được thể hiện qua các quá trình bộ phận:đầu vào, quá trình, đầu ra trong mối quan hệ với thị trường lao động, liên quan đếnvấn đề chất lượng và hiệu quả của QTĐT trong nhà trường Quá trình đó bao gồmhoạt động giảng dạy và hoạt động học tập cùng với hoạt động giáo dục của các lựclượng giáo dục trong và ngoài trường, diễn ra theo từng giai đoạn nhất định, từ giaiđoạn tuyển sinh đầu vào đến giai đoạn học sinh tốt nghiệp
Mô hình quản lý đào tạo trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở Hoa Kỳ:
Đầu vào:
Tài lực Quá trình:
Tầm nhìn Đầu ra:
Thành tích học tập Thiết bị
Sẵn sàng của người học
Năng lực giảng viên
Môi trường việc làm Mức độ khuyến khích
Tổ chức lớp học
Học tập của người học Hài lòng của giảng viên Mức độ vắng mặt Công nghệ Chất lượng chương trình Tỉ lệ bỏ học
Trợ giúp phụ huynh Chất lượng giảng dạy Chất lượng thực hiện
Chính sách Thời gian học tập
Chất lượng lãnh đạo
Sơ đồ 1.1 Mô hình quản l theo đầu vào - quá trình - đầu ra
(Nguồn: Hoy W.K and Mi kel C.G 2001, Education Admini tration)
Trang 33Người tốt nghiệp với:
+ Chương trình đào tạo thực hành + Kiến thức
+ Thiết bị, vật tư + Kỹ năng
thức, phương pháp
trình vàchương trìnhđào tạo - Cấp văn
- Đánh giá đầu ra bằng, chứngthường xuyên chỉ
Đào tạo theo quá trình trong trường Trung cấp được mô tả như sau:
ĐẦU RAKết quảđào tạo
THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG Các tiêu chí hiệu quả
và sự thích ứng với TTLĐ
+ Tình hình việclàm sau tốt nghiệp+ Năng suất laođộng
+ Khả năng thunhập
+ Phát triển nghềnghiệp
Thông tin phản hồi
Sơ đồ 1.2 Quá trình đào tạo
(Nguồn: Trần Khánh Đức (201 ), Giáo dục à hát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ 21)
Từ những phân tích trên: Quản lý đào tạo trong trư ng trung cấ là quá trình
hối hợ hoạt động của cán bộ quản lý, giáo iên, học inh, nhân iên do nhà trư ng tổ chức cho học inh thực hiện những hoạt động tự giác, tích cực, áng tạo, nhằm hình thành à hát triển ở họ nhân cách ngư i công dân, ngư i lao động ở trình độ kỹ năng nghề tương ứng.
Dưới góc độ tổ chức quá trình, QTĐT ở trường trung cấp có thể được phânchia thành hai nhóm quá trình thành phần là:
- Quản lý đào tạo trên lớp, trong trường trung cấp
- Quản lý đào tạo ngoài lớp, ngoài trường trung cấp
Trang 34Quản lý đào tạo trên lớp, trong trường trung cấp bao gồm các quá trình dạyhọc và các quá trình giáo dục (nghĩa hẹp) được tiến hành trên lớp, trong nhàtrường theo mục tiêu đào tạo, khung kế hoạch giảng dạy và chương trình các mônhọc, chuyên đề, mô đun đã được các cơ quan quản lý cấp trên của trường Trungcấp quy định.
Quá trình dạy học và giáo dục (nghĩa hẹp) diễn ra kết hợp đồng thời trongnhững khoảng thời gian (tiết, buổi, ngày) theo lớp/nhóm học sinh ở những địa bànnhất định (lớp học, phòng thí nghiệm, xưởng, trạm, trại thực tập, kho bãi ) tuỳ theonội dung dạy học
Quản lý đào tạo ngoài lớp, ngoài trường Trung cấp bao gồm các quá trình dạyhọc và các quá trình giáo dục được thực hiện ngoài giờ lên lớp được quy định trong
kế hoạch giảng dạy và chương trình các môn học, các hoạt động bên ngoài nhàtrường
Các quá trình hay hoạt động đào tạo ngoài lớp bao gồm việc tự học ngoài giờlên lớp ở ký túc xá/ở nhà riêng, sinh hoạt hướng nghiệp, sinh hoạt tập thể, sinh hoạtcâu lạc bộ, hoạt động chính trị - xã hội, lao động sản xuất trong trường nói chunghay ở xưởng trường, xí nghiệp của trường nói riêng
Các hoạt động đào tạo ngoài trường Trung cấp bao gồm các hoạt động như:tham quan, thực tập sản xuất ở xí nghiệp, đi thực địa, hoạt động đoàn thể, xã hội,lao động công ích với địa phương, cộng đồng
Tất cả các hoạt động đào tạo nói trên lại được phân chia thành hai loại là:
- Các hoạt động đào tạo chính khoá: là những hoạt động được tiến hành theocác nội dung quy định bắt buộc trong các chương trình do Nhà nước ban hành
- Các hoạt động đào tạo ngoại khoá: là những hoạt động được tiến hành theocác nội dung do từng trường quy định thông qua việc áp dụng nhiều hình thứcphong phú, linh hoạt (sinh hoạt câu lạc bộ, báo cáo chuyên đề, hoạt động nhómcùng sở thích )
1.2.3 Năng lực
Tác giả Spencer mô tả năng lực như là đặc tính cơ bản của một cá nhân (kiếnthức, kỹ năng, thái độ, động cơ, nét tiêu biểu và ý niệm về bản thân) có liên quanđến các tiêu chí đánh giá hiệu suất công việc
Trang 35Tương tự, Dubois định nghĩa “năng lực là các đặc tính mà cá nhân có được à
ử dụng chúng trong những ngữ cảnh thích hợ à nhất quán để đạt được kết quả mong muốn” Những đặc tính này bao gồm kiến thức, kỹ năng, động cơ, nét tiêu
biểu, cách suy nghĩ, cảm nghĩ, hành động… [46]
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn [7] cho rằng, năng lực là tổ hợp các thuộc tínhđộc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng trong của một hoạt độngnhất định, nhằm đảm bảo có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy Vì là nhànghiên cứu tâm lý nên tác giả Nguyễn Quang Uẩn xem xét năng lực dưới lăng kínhcủa tâm lý học, tức là nó gắn liền với hoạt động cụ thể của cá nhân Vì vậy, khi nóiđến năng lực không phải là một thuộc tính tâm lý duy nhất nào đó như khả năng trigiác, khả năng ghi nhớ… mà là sự tổng hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân đápứng được yêu cầu của hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đó đạt kết quả mongmuốn, đặc biệt gắn với một môi trường hoàn cảnh nhất định
Tác giả Nguyễn Văn Giao [26] cho rằng năng lực được thể hiện ở khả năngthực thi một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ năng lực, khả năng, được hìnhthành hoặc phát triển cho phép một con người đạt thành công trong một hoạt độngthể lực, trí lực
Như vậy, năng lực được hiểu là khả năng để thực hiện có hiệu quả một côngviệc nhất định Năng lực có thể được hiểu là năng lực chuyên môn, năng lực tổ chứchoặc là những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc gì đó
Trong luận án này, năng lực được hiểu là khả năng của cá nhân ận dụng
những kiến thức, kỹ năng của bản thân để tiến hành một hoạt động nào đó đạt được kết quả nhất đ nh.
1.2.4 Năng lực thực hiện
G.Debling định nghĩa năng lực thực hiện là khả năng thực hiện được các hoạtđộng trong phạm vi nghề nghiệp đạt tới các trình độ, mức độ thực hiện mong đợicần thiết Quan niệm này khá rộng, bao gồm cả kiến thức, kỹ năng vào các tìnhhuống mới trong phạm vi nghề đó; cả sự tổ chức và kế hoạch làm việc, sự thay đổi,cách tân và cả hoạt động không như thường lệ liên quan tới chất lượng công việc vàtính hiệu quả cá nhân cần thiết để làm việc với đồng nghiệp, với cán bộ lãnh đạo,CBQL cũng như với khách hàng của mình [33] Định nghĩa này hiểu năng lực thựchiện là khả năng thực hiện đạt hiệu quả
Trang 36Tác giả Bob Mansfield thì coi năng lực thực hiện ở các khía cạnh sau:
- Khả năng thực hiện được toàn bộ vai trò lao động hay phạm vi công việc; tức
là thực hiện chúng chứ không phải chỉ biết về chúng
- Đạt được các yêu cầu về sản phẩm theo các tiêu chuẩn mong đợi ở côngviệc đó
- Năng lực thực hiện của cá nhân được đặt trong môi trường làm việc thực,nghĩa là với toàn bộ các áp lực và những thay đổi liên quan đến lao động thực tế -môi trường và điều kiện thực tế
Theo McLagan [33] thì năng lực thực hiện được hiểu là tập hợp các kiến thức,
kỹ năng và thái độ, hoặc các chiến lược tư duy có liên quan đến loại hình công việc
mà cá nhân đang thực hiện Tập hợp này là cốt lõi và quan trọng cho việc tạo ranhững sản phẩm đầu phù hợp
Kim Jackson, trong cuốn sách “Tiêu chuẩn năng lực cho các nhà đánh giá”
[33], cho rằng năng lực thực hiện bao gồm các đặc điểm về kiến thức, kỹ năng và sự
áp dụng các kiến thức và kỹ năng đó đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của sự thực hiệntrong việc làm
Tác giả Nguyễn Minh Đường xem xét năng lực thực hiện cũng ở các khíacạnh kiến thức, kỹ năng và thái độ nhưng đó là những kiến thức, kỹ năng, thái độcần thiết để người lao động có thể thực hiện được công việc của nghề đạt chuẩn quyđịnh Tuy nhiên, năng lực thực hiện phải nằm trong một bối cảnh điều kiện chotrước Nếu không có phương tiện, thiết bị, công cụ lao động phù hợp, nguyên vậtliệu, môi trường lao động của điều kiện cho trước phù hợp thì người lao động khôngthể thực hiện công việc đạt chuẩn [25]
Tác giả Nguyễn Đức Trí [23] cho rằng: “ Năng lực thực hiện là khả năng thực
hiện được các hoạt động (nhiệm ụ, công iệc) trong công iệc theo tiêu chuẩn đặt
ra đối ới từng nhiệm ụ, công iệc đó Năng lực thực hiện là các kiến thức, kỹ năng, thái độ đòi hỏi ới một ngư i để thực hiện hoạt động có kết quả ở một công iệc hay một nghề.”
Như vậy, theo Nguyễn Đức Trí, NLTH bao gồm: các kỹ năng thực hành, giaotiếp, giải quyết vấn đề và các kỹ năng trí tuệ; thể hiện đạo đức lao động nghề nghiệp
Trang 37tốt; có khả năng thích ứng để thay đổi; có khả năng áp dụng các kiến thức của mìnhvào công việc; có khát vọng học tập và cải thiện; có khả năng làm việc cùng ngườikhác trong tổ chức.
Như vậy, từ những kết quả nghiên cứu trên, định nghĩa năng lực thực hiện
được sử dụng trong luận án này được hiểu như sau: Năng lực thực hiện là các tổ
hợ của ba thành tố kiến thức, kỹ năng à thái độ nghề nghiệ mà m i cá nhân cần
có để hoàn thành được những nhiệm ụ à công iệc của một nghề đạt chuẩn quy
đ nh trong những điều kiện nhất đ nh.
1.2.5 Đào tạo nghề theo năng lực thực hiện
Đào tạo nghề cho người lao động theo năng lực thực hiện hướng tới việcgiáo dục kỹ thuật sản xuất cho người lao động để họ nắm vững nghề nghiệp,chuyên môn
Mục tiêu của đào tạo nghề là đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sảnxuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng trình độ đào tạo, có đạo đức,lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong nghề nghiệp, có sức khỏe nhằmtạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tựtạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Đào tạo nghề theo năng lực thực hiện đề cập đến việc dạy các kỹ năng thựchành, nghề nghiệp và kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người họclĩnh hội và nắm vững những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp một cách có hệ thống
để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được mộtcông việc nhất định
Vì vậy, trên cơ sở lý luận của đào tạo, đào tạo nghề, tác giả cho rằng: đào tạonghề theo năng lực thực hiện là quá trình đào tạo nhằm hình thành nên năng lựcthực hiện cho người học để người học hoàn thành được những nhiệm vụ và côngviệc của một nghề đạt chuẩn quy định trong những điều kiện nhất định thông quacác hoạt động giảng dạy và học tập nghề gắn với việc giáo dục đạo đức, nhân cáchngười học đáp ứng yêu cầu nhân lực của TTLĐ
Trang 381.2.6 Quản lý
Trong quá trình hình thành và phát triển lý luận quản lý, khái niệm quản lýđược các nhà nghiên cứu đưa ra với nhiều cách phát biểu khác nhau dựa trên caccách tiếp cận khác nhau Tuy vậy, về cơ bản, các quan niệm đều hướng đến chủ thể,đối tượng quản lý, nội dung, phương thức và mục đích của quá trình quản lý
Tác giả Đặng Quốc Bảo cho rằng: “Quản lý là một tập hợp các hoạt động
lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các quá trình tự nhiên, xã hội, khoa học, kỹ thuật và công nghệ để chúng phát triển hợp quy luật, các nguồn lực (hiện hữu và tiềm năng) ật chất và tinh thần, hệ thống tổ chức và các thành viên thuộc
hệ thống để đạt được các mục đích đã đ nh” [1, tr18].
Theo tác giả Trần Khánh Đức: Quản lý là hoạt động có ý thức của con ngườinhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của mộtnhóm người hay một cộng đồng người để đạt được các mục tiêu đề ra một cách cóhiệu quả nhất [19,tr21]
Quản lý bao giờ cũng là một tác động có hướng đích, có mục tiêu xác định.Quản lý thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đây làquan hệ ra lệnh - phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc Quản lý là sự tácđộng, mang tính chất chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan Quản
lý xét về mặt công nghệ là sự vận động của thông tin Quản lý có khả năng thíchnghi giữa chủ thể với đối tượng quản lý và ngược lại
Các tác giả Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý làquá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chứcnăng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [5, tr12]
Theo tác giả Đặng Bá Lãm: “Quản lý là hoạt động có ý thức của con ngư i
nhằm hối hợ hành động của một nhóm ngư i hay một cộng đồng ngư i để đạt được các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất”[32].
Các khái niệm, định nghĩa trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, song đều
có chung những nét đặc trưng cơ bản chủ yếu sau đây: Hoạt động quản lý là sự tácđộng của chủ thể quản lý đến khách thể bị quản lý trong một môi trường cụ thểbằng những công cụ và phương pháp quản lý phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra
Trang 39Như vậy, hiểu theo nghĩa chung và thống nhất lại các quan điểm trên quản lýđược hiểu là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đốitượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.2.7 Quản lý đào tạo nghề theo năng lực thực hiện
Quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện là sự tác động của chủ thể quản lý đếnkhách thể quản lý trong quá trình đào tạo thông qua các chức năng của quản lý vàbằng những công cụ, phương pháp quản lý phù hợp để đạt được mục tiêu chung củaquá trình đào tạo và người học có NLTH theo chuẩn quy định
Quản lý đào tạo theo năng lực thực hiện là quản lý chất lượng theo khungđào tạo năng lực xây dựng nên để đào tạo giúp cho học sinh, sinh viên ra trườnglàm được việc theo đúng nguyện vọng người học và nhu cầu xã hội Quản lý đàotạo theo năng lực thực hiện được nghiên cứu dưới các khía cạnh và góc độ sau:
Để xác định một người đã hoàn thành chương trình đào tạo, người ta căn cứvào sự thông thạo được tất cả các năng lực thực hiện đã xác định trong chương trìnhđào tạo theo chuẩn đầu ra Phát triển chương trình đào tạo theo năng lực thực hiệnđáp ứng được các xu hướng của chương trình đào tạo là: hướng tới người học; liênthông, linh hoạt và mở; hình thành năng lực thực hành nghề cụ thể
Đào tạo theo năng lực thực hiện không đặt ra yêu cầu về thời lượng dành chohọc tập vì người học có thể học theo khả năng và nhịp độ của riêng mình, khôngphụ thuộc vào người khác, miễn là đủ thời gian để tiếp thu và thông thạo được cácnăng lực thực hiện Điều đó cho phép người học có thể vào học và kết thúc việc học
ở bất kỳ thời điểm nào
Đào tạo theo năng lực thực hiện đặt trong tâm vào việc giải quyết vấn đềhình thành năng lực thực hiện cho người học Việc đánh giá kết quả học tập củangười học dựa vào các tiêu chí thực hiện, chúng được xác định chủ yếu từ các tiêuchuẩn nghề Chỉ khi nào người học đã “đạt” tất cả các tiêu chí đặt ra thì mới côngnhận đã học xong chương trình đào tạo
Xây dựng đầy đủ các căn cứ pháp lý như quy chế, quy định, quy trình hướngdẫn để làm cơ sở phục vụ công tác quản lý; đồng thời để người học biết được cáchthức đạt mục tiêu học tập
Cụ thể hóa chương trình đào tạo thành bản kế hoạch tổng thể cho một khóađào tạo kèm theo các điều kiện tối thiểu để việc tổ chức đào tạo được chủ động và
Trang 40người học cũng có thể chủ động về tiến trình học tập của mình tùy theo nhịp độ và nguyện vọng của từng người.
Hồ sơ học tập của từng cá nhân và của mọi người học được lưu trữ đầy đủ.Người học có thể học chuyển tiếp hoặc ra khỏi chương trình học không cần học lạinhững năng lực thực hiện đã thông thạo nhờ có hệ thống tín chỉ đã được cấp trướcđây
Thống nhất phối hợp giữa đơn vị tổ chức đào tạo và các đơn vị phục vụ đàotạo để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho đào tạo theo năng lực thực hiện như trangthiết bị, dụng cụ, vật tư, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, thư viện
Tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát quá trình đào tạo theo đúng quyđịnh để tiếp nhận phản hồi nhanh chóng từ giáo viên và học sinh, qua đó cónhững đánh giá và điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy học đạt mục tiêu đào tạo
Đào tạo theo năng lực thực hiện khác với đào tạo theo kiểu truyền thống ởmọi yếu tố từ đầu vào, quá trình dạy học đến đầu ra dưới tác động của môi trườngkinh tế - xã hội và sự tiến bộ của khoa học công nghệ mà các doanh nghiệp đang ápdụng
Quá trình đào tạo theo năng lực thực hiện có mối quan hệ chặt ch với thịtrường lao động thông qua hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề và công nhận kỹnăng nghề
Từ những lập luận trên về năng lực thực hiện, về đào tạo, đào tạo nghề,
quản lý đào tạo, có thể hiểu rằng: Quản lý đào tạo nghề theo năng lực thực hiện
là quá trình thực hiện các hoạt động quản lý trong đào tạo nhằm hình thành nên năng lực thực hiện cho ngư i học để ngư i học hoàn thành được những nhiệm ụ
à công iệc của một nghề đạt chuẩn quy đ nh trong những điều kiện nhất đ nh.
1.3 Đào tạo nghề trình độ trung cấp theo năng lực thực hiện
1.3.1 Vị trí, vai trò trường trung cấp
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, đào tạo trình độ trung cấp được xếp ở bậcgiáo dục nghề nghiệp và tuyển sinh các nhóm đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sởhoặc trung học phổ thông