Một trong những nội dung quan trọng của nghiên cứu này là cách thức tiếp cận tin tức của công chúng trên phương tiện truyền thông với các nền tảng khác như truyền thông xã hội, tìm kiếm
Trang 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ MINH THU
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN THÔNG TIN BÁO CHÍ QUA MẠNG XÃ HỘI CỦA GIỚI TRẺ HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH BÁO CHÍ
Hà Nội - 2017
Trang 22
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
NGUYỄN THỊ MINH THU
VẤN ĐỀ TIẾP CẬN THÔNG TIN BÁO CHÍ QUA MẠNG XÃ HỘI CỦA GIỚI TRẺ HẢI PHÒNG
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60320101
Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Đỗ Anh Đức
Hà Nội - 2017
Trang 33
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ “Vấn đề tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội của giới trẻ Hải Phòng” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Đỗ Anh Đức, Giảng viên Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều do tôi thực hiện hoặc tập hợp
từ các nguồn khác và được ghi rõ xuất xứ
Hà Nội, tháng 9 năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Thu
Trang 4Tôi còn nhận được sự giúp đỡ của Phó Tổng Biên tập báo điện tử Vietnamnet Lê Thế Vinh, Phó Tổng Biên tập Báo Hải Phòng Lê Thị Quỳnh,
Bí thư Đoàn Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam Nguyễn Vương Thịnh, Bí thư Đoàn Trường Đại học Hải Phòng Nguyễn Quang Đạt cùng nhiều bạn sinh viên của hai trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, Đại học Hải Phòng Các anh chị, các bạn đã khích lệ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu
Do hạn chế về kinh nghiệm, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tôi kính mong nhận được sự góp ý của các thày cô cũng như các bạn để bổ sung, hoàn thiện luận văn tốt hơn và tiếp tục theo đuổi công việc nghiên cứu, học tập!
Tôi chân thành cảm ơn!
Trang 55
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 7
1 Lý do lựa chọn đề tài 7
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 10
2.1 Những công trình nghiên cứu của thế giới về Facebook và tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội 10
2.2 Nghiên cứu về báo chí và sử dụng mạng xã hội tại Việt nam 11
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 14
3.1 Mục đích nghiên cứu 14
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 14
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 14
4.1 Đối tượng nghiên cứu 14
4.2.Phạm vi nghiên cứu của đề tài 14
5 Phương pháp nghiên cứu 15
5.1 Cơ sở lý luận 15
5.2 Phương pháp nghiên cứu công cụ 15
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 16
6.1 Ý nghĩa lý luận 16
6.2 Ý nghĩa thực tiễn 16
PHẦN NỘI DUNG LUẬN VĂN 18
Chương 1: HỆ THỐNG LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THÔNG, BÁO CHÍ, MẠNG XÃ HỘI VÀ GIỚI TRẺ 18
1.1 Lý luận chung về thông tin báo chí và mạng xã hội 18
1.2 Hệ thống lý thuyết về công chúng, nghiên cứu công chúng 28
Chương 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG FACEBOOK ĐỂ TIẾP CẬN 42
THÔNG TIN BÁO CHÍ CỦA GIỚI TRẺ HẢI PHÒNG 42
Trang 66
2.1 Thế mạnh của Hải Phòng về kinh tế- xã hội- công nghệ thông tin 42
2.2 Chân dung công chúng trẻ Hải Phòng 44
2.3 Thói quen sử dụng mạng xã hội để tiếp cận thông tin báo chí qua kết quả khảo sát bằng bảng hỏi 48
2.4 Nội dung hấp dẫn là yếu tố quyết định hành vi chia sẻ thông tin báo chí qua mạng xã hội 67
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ VỚI CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ TRONG VIỆC QUẢNG BÁ TIN TỨC PHÙ HỢP VỚI 72
NHU CẦU CỦA GIỚI TRẺ 72
3.1 Kinh nghiệm tiếp cận công chúng của một số cơ quan báo chí được khảo sát 72
3.2 Nhìn lại những vấn đề lý thuyết tiếp cận công chúng 79
3.3 Những giải pháp tiếp cận công chúng trẻ hiệu quả 81
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 96
Trang 7Khi mạng xã hội hình thành, phát triển, công chúng có một kênh tiếp cận
và tương tác thông tin nhanh, hiệu quả hơn các phương tiện truyền thông đại chúng khác Nhiều nghiên cứu chỉ ra, nhóm người trong độ tuổi thanh niên dần hình thành thói quen đọc báo trên mạng xã hội Các cơ quan báo chí cũng đã sử dụng mạng xã hội như một kênh kết nối với công chúng
Vậy mạng xã hội tác động đến cách thức tiếp cận thông tin của công chúng trẻ như thế nào? Tin tức báo chí chia sẻ trên mạng xã hội có thay thế cách thức truyền thông thông qua báo in phát thanh, truyền hình, báo điện tử? Các cơ quan báo chí cần có chiến lược gì để thu hút công chúng trong bối cảnh truyền thông xã hội phát triển như hiện nay? Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài: “Vấn
đề tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội của giới trẻ Hải Phòng”
Tuy hình thành, phát triển khoảng 20 năm, nhưng mạng xã hội đã trở thành kênh thông truyền thông có tốc độ phát triển nhanh nhất Đài phát thanh mất 38 năm, ti vi mất 20 năm, internet mất 7 năm để trở nên phổ biến Còn Facebook chỉ mất có 2 năm [19] Tại Việt Nam, mạng xã hội chưa được Luật Báo chí công nhận song quan điểm chung của Chính phủ là tạo điều kiện cho báo chí, mạng xã hội phát triển gắn với quản lý cương quyết Ngày 17/11/2017, tại phần giải trình trong phiên chất vấn của Quốc hội về vấn đề thông tin và truyền thông, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thông tin: “Hiện trên thế giới có 7,5
tỷ người thì 52% dùng internet và 42% số đó dùng mạng xã hội Ở Việt Nam, con số lần lượt là gần 70% và 60% Với số lượng người dùng lớn nhưng thị
Trang 88
trường internet ở Việt Nam lại gần như "của các công ty nước ngoài", với tỷ lệ từ trên 80% sử dụng dịch vụ của Google, Facebook, Yahoo Thị trường quảng cáo trực tuyến năm qua là 350 triệu USD, Facebook và Youtube chiếm 80%” [51]
Những con số Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu đã nói lên bức tranh chung của sự phát triển mạng xã hội Có nhiều mạng xã hội khác nhau nhưng hiện tại, Facebook có số lượng người sử dụng lớn nhất trên thế giới Mark Zuckerberg, CEO Facebook, cho biết mạng xã hội lớn nhất thế giới đã thu hút 1,9 tỷ thành viên, trong đó có tới 1,2 tỷ người dùng tích cực mỗi ngày.[43]
Một thống kê khác cũng báo cáo về số lượng người sử dụng Facebook tại Việt Nam Theo đó, nước ta có 45 triệu người dùng Facebook hoạt động hàng tháng, đồng nghĩa với việc gần 1/2 dân số tại Việt Nam (92 triệu người) sở hữu tài khoản Facebook Trong số đó, 21 triệu người dùng Facebook tại Việt Nam truy cập hàng ngày vào mạng xã hội này thông qua thiết bị di động Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng lớn thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia (82 triệu người) và Thái Lan (37 triệu người) ¾ người sử dụng Facebook tại Việt Nam trong độ tuổi từ 18- 34
Người ta dùng Facebook để làm gì? Họ cập nhật trạng thái, thích, bình luận các bài viết người quen chia sẻ, tiếp cận thông tin đa chiều từ nhiều người
Sử dụng Facebook để tiếp cận thông tin trên báo chí cũng đã trở thành thói quen của không ít người dùng Facebook Theo nhà báo Hồ Quang Lợi Hội nghị báo chí Public ASEAN (Philippines) đưa ra báo cáo đáng lưu tâm: tỷ lệ truy cập các trang web thông qua đường dẫn từ mạng xã hội lên đến 43%, tức là gần phân nửa người đọc tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội, vượt lượng truy cập trực tiếp vào các trang web đến 38% [50]
Đó cũng là lý do, hiện nay, các cơ quan báo chí muốn tăng lượt xem, lượt nghe đều phải đẩy nội dung lên trang mạng xã hội Đây là một cách tiếp thị,
Trang 99
quảng bá sản phẩm báo chí, tăng độ lan tỏa đến người xem, người nghe nhiều hơn (1 43% Hồ Quang Lợi) Một thông tin về cháy nhà, đụng xe nếu chỉ đăng tải ở trang web của một tờ báo, nó không thể lan truyền nhanh nếu không được dẫn link trên mạng xã hội và được cập nhật trên newsfeed Nó phải được phân phối theo kiểu đó đến từng người trong xã hội [50]
Các cơ quan báo càng ngày càng tận dụng tối ưu lợi thế của mạng xã hội nói chung, Facebook nói riêng Tất cả các cơ quan báo chí từ lớn đến nhỏ đều lập Fanpage trên Facebook như Báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên, báo điện tử www.vnexpress.net, www.vietnamnet.vn Khác hẳn với phong cách đưa tin truyền thống, Fanpage của các cơ quan báo chí đều có ngôn ngữ, hình ảnh gần gũi, đời thường giống cách thức con người hay chia sẻ trên mạng xã hội
Phương tiện truyền thông thay đổi sẽ tạo ra cách thức, tiếp cận, trao đổi thông tin thay đổi Tiếp cận với báo in, phát thanh, truyền hình, công chúng thụ động đón nhận Với báo điện tử, công chúng tương tác nhiều hơn thông qua phần phản hồi, bình luận Tuy nhiên việc tương tác này cũng không thể nhanh, ngay lập tức như khi tiếp cận thông tin trên mạng xã hội Như vậy, ngoài yếu tố quan trọng sử dụng phương tiện truyền thông hiệu quả, việc nắm bắt tâm lý tiếp nhận thông tin sẽ phác họa chân dung công chúng rõ nét hơn, giúp quá trình truyền thông đạt hiệu quả tốt hơn
Công chúng có thói quen tiếp cận thông tin như thế nào? Điều này sẽ tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng “Nhóm hộ nghèo có ít nhu cầu về thông tin hơn
so với nhóm hộ không nghèo ở tất cả các loại hình thông tin, trừ thông tin về giáo dục và việc làm Về mặt giới tính, dường như không thấy có sự khác biệt lớn giữa nhóm nam và phụ nữ nhưng cũng chỉ ra rằng nam giới có xu hướng
Trang 1010
quan tâm đến các thông tin chung, vĩ mô trong khi phụ nữ quan tâm đến các vấn
đề thực tiễn như giáo dục, lao động, việc làm” [31] Với giới trẻ họ thích tiếp cận các thông tin “về tình bạn, sự kiên nhẫn, sự thấu hiểu, được lắng nghe, sự an toàn” [60] Đây là những nội dung luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích, làm rõ
Công bố mới nhất của Pew Research về tiếp cận thông tin qua mạng xã hội là “News Use Across Social Media Platforms 2017” Theo nghiên cứu này, 2/3 giới trẻ Mỹ tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội với tần suất từ 2- 10 lần/ ngày Riêng với Facebook, 45% giới trẻ Mỹ dùng mạng xã hội này để tiếp cận thông tin [59]
“The Facebook News Experience” (Kinh nghiệm mới về Facebook): Nghiên cứu này chỉ ra độ tuổi tiếp cận Facebook nhiều nhất ở Mỹ là thanh thiếu niên 64% click vào các đường link được chia sẻ trên Facebook 32% thảo luận
về những vấn đề bài báo đưa ra
“Digital News Report 2017” (Báo cáo tin tức số năm 2017) [58] một trong những nội dung của nghiên cứu này là cách tiếp cận tin tức qua mạng xã hội của người tiêu dùng thuộc 36 nước khác nhau trên thế giới Một trong những nội dung quan trọng của nghiên cứu này là cách thức tiếp cận tin tức của công chúng trên phương tiện truyền thông với các nền tảng khác như truyền thông xã hội, tìm kiếm trực tuyến
Trang 1111
“I saw the news on Facebook” (Tôi đọc thông tin trên Facebook) của Antonis Kalogeropoulos and Nic Newman nghiên cứu về sự quan tâm của công chúng đối với thương hiệu của các cơ quan báo chí và chỉ ra, những người trẻ tuổi dễ nhớ thương hiệu của tờ báo, chương trình họ tiếp cận qua mạng xã hội tốt hơn so với người có tuổi Khoảng một nửa số người được khảo sát cho biết, họ
có thể nhớ được tên chương trình hoặc sản phẩm truyền thông sau khi tìm kiếm
và tiếp cận tình cờ qua mạng xã hội
“Cuốn sống sao trong thời đại số”[26] Eric Schmidt và Jared Cohen, nhà sáng lập Google đã chỉ ra rất nhiều cơ hội, thách thức do cuộc cách mạng
số tác động tới Trong chương 2 “Nhân quyền, quyền công dân và việc đưa tin trong tương lai”, hai tác giả đã khẳng định, trong thập niên tới, dân số của thế giới ảo sẽ vượt qua dân số trên trái đất Gần như tất cả mọi người đều có nhiều hơn một tài khoản trên mạng xã hội Trong bối cảnh mỗi người đều nôn nóng tìm đến những cái mới, muốn biết điều mới nhanh chóng nhất thì sự trung thành của công chúng chỉ dành cho các hãng truyền thông chính thống dựa vào các bài phân tích và quan điểm mà các hãng thông tin này cung cấp
và quan trọng nhất là lòng tin của họ đối với những cơ quan truyền thông này Hai tác giả cũng đã chỉ ra giải pháp để các cơ quan báo chí có thể tồn tại khi mạng xã hội phổ biến và được đón nhận như một điều tất nhiên
Dù khảo sát ở quy mô, các vùng lãnh thổ khác nhau nhưng kết quả của những nghiên cứu trên đều khẳng định, Facebook là kênh tiếp cận tin tức phổ biến trên thế giới Giới trẻ thích đọc báo qua mạng xã hội hơn là việc truy cập vào trang chủ của một cơ quan báo chí
2.2 Nghiên cứu về báo chí và sử dụng mạng xã hội tại Việt nam
Đã có một số tác giả, nhóm tác giả nghiên cứu về mạng xã hội- báo chí và công chúng
Trang 1212
Cuốn “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại” [2] của Tiến sĩ Nguyễn Thành Lợi đã chỉ ra những thách thức với cơ quan báo chí khi truyền thông xã hội lên ngôi, trong đó nhấn mạnh đến sự khác biệt trong sản xuất thông tin và cách thức sản xuất thông tin của báo chí khi truyền thông xã hội phát triển
Cuốn “Báo chí và Mạng xã hội” do Tiến sĩ Đỗ Chí Nghĩa và Tiến sĩ Đinh Thu Hằng biên soạn trả lời cho câu hỏi sự khác biệt giữa báo chí và mạng xã hội Đây là mối quan hệ có tác động hai chiều Mạng xã hội giúp thông tin báo chí được quảng bá rộng rãi thông qua các chia sẻ của các thành viên mạng xã hội Mạng xã hội cũng là một kênh phản biện thông tin của báo chí, kênh tương tác giữa báo chí và độc giả Bên cạnh đó mạng xã hội còn tác động đến cách thức làm việc của nhà báo làm thay đổi quá trình làm báo truyền thống
“Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam từ năm 2010-2011, thực trạng và giải pháp” do học viên Hoàng Thị Hải Yến thực hiện, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái hướng dẫn, thực hiện năm 2012 Nội dung chính của luận văn là nghiên cứu sự tích cực, tiêu cực của giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội
“Báo điện tử với việc khai thác, sử dụng nguồn tin từ mạng xã hội” do học viên cao học Nguyễn Thị Hằng thực hiện, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Văn Hường hướng dẫn, thực hiện năm 2014 Luận văn này nghiên cứu những ưu điểm, hạn chế của báo chí trong khai thác thông tin trên 3 mạng xã hội là Yaohoo 360, Cylworld Việt Nam và Vietspace
“Tác động của mạng xã hội đối với giới trẻ” do học viên Đặng Thị Thu Hoài thực hiện, Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Thị Thu Hương hướng dẫn, thực hiện năm
2014 Luận văn này nghiên cứu cách thức mạng xã hội ảnh hưởng đến giới trẻ và cách thay đổi trong việc tiếp nhận tin tức của giới trẻ thông qua mạng xã hội
Trang 1313
“Sử dụng Facebook trong truyền thông của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam” do học viên Lê Thị An Sơn thực hiện, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Trường Giang hướng dẫn, thực hiện năm 2014 Luận văn tổng hợp, hệ thống lý thuyết về truyền thông xã hội, mạng xã hội trong hoạt động truyền thông nói chung, trong hoạt động truyền thông của tổ chức phi chính phủ nói riêng; Khảo sát, phân tích và đánh giá về thực trạng sử dụng facebook trong hoạt động truyền thông của các dự án/các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam (trên cơ sở khảo sát một số tổ chức nhất định trên địa bàn Hà Nội); Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng dụng Facebook trong hoạt động truyền thông của các tổ chức phi chính phủ
“Tác động của mạng xã hội đối với văn hóa truyền thông” do học viên Phan Thị Thu Ngân thực hiện, Tiến sĩ Nguyễn Thành Lợi hướng dẫn, thực hiện năm 2014 Nghiên cứu về sự tác động của mạng xã hội tác động đến văn hóa truyền thông
“Sử dụng mạng xã hội trong phát triển báo điện tử” (khảo sát báo Vnexpress, Vietnamplus, VTCnews, khảo sát từ tháng 1/2013- 1/2014) do ho học viên Hoàng Thị Kim Khánh thực hiện, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Thị Thu Hằng hướng dẫn, thực hiện năm 2015 Luận văn đề cập đến cách thức các cơ quan báo chí sử dụng mạng xã hội trong việc xây dựng thương hiệu
Trong các đề tài đã liên quan đến mạng xã hội đã được thực hiện thời gian qua, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về mạng xã hội với công chúng, mối liên hệ giữa mạng xã hội và báo chí, mối liên hệ giữa Facebook và báo chí, trong đó, đề tài “Trao đổi thông tin trên mạng xã hội của giới trẻ Việt Nam” cũng gần gũi với
đề tài này Tuy nhiên, thời điểm tác giả thực hiện cách đây đã 5 năm, khi đó mối liên
hệ giữa báo chí và mạng xã hội chưa có sự tương tác như hiện nay Giới trẻ chủ yếu dùng Facebook như một kênh để kết nối bạn bè, chia sẻ thông tin cá nhân, thể hiện bản thân chứ chưa thực sự tìm đến mạng xã hội như một kênh tiếp cận thông tin báo chí
Trang 1414
Tại Hải Phòng, đến thời điểm này, chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu
về báo chí và mạng xã hội Tác giả đã kế thừa kiến thức nền tảng, phương pháp nghiên cứu của các nghiên cứu trước để triển khai luận văn đạt kết quả tốt
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát của đề tài nhằm tìm hiểu thực trạng nhu cầu tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội; đo lường thói quen của giới trẻ Hải Phòng trong sử dụng mạng xã hội để tiếp cận, chia sẻ thông tin từ báo chí; đánh giá được sự ưu việt của mạng xã hội trong chia sẻ tin tức từ báo chí so với các loại hình báo chí khác Từ khảo sát này, đề tài mong muốn tham góp tới một
số cơ quan báo chí một số cách tiếp cận phù hợp với nhóm công chúng trẻ
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm hiểu đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý mạng xã hội, quản lý nội dung chia sẻ thông tin báo chí trên mạng xã hội
Điều tra xã hội học bằng bảng hỏi với 300 sinh viên, phỏng vấn nhóm 20 sinh viên, phỏng vấn sâu hai thủ lĩnh đoàn và lãnh đạo của hai cơ quan báo chí
để tìm hiểu về vấn đề tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội Thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả phân tích, tổng hợp số liệu, ý kiến, đưa ra đánh giá nhu cầu, thói quen tiếp cận thông tin báo chí trên mạng xã hội của nhóm công chúng trẻ; đề xuất giải pháp để các cơ quan báo chí tăng khả năng tiếp cận công chúng thông qua mạng xã hội
4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là vấn đề tiếp cận thông tin báo chí qua mạng xã hội của các giới trẻ Hải Phòng
4.2.Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trang 1515
Khảo sát thói quen tiếp nhận thông tin trên báo chí của sinh viên 2 trường Đại học Hàng hải Việt Nam và Đại học Hải Phòng Sinh viên là nhóm đối tượng tiêu biểu trong giới trẻ vì họ có trình độ nhận thức, năng lực phán đoán, đánh giá
Họ cũng là nhóm cần tiếp cận nhiều thông tin để phục vụ việc học tập, nghiên cứu, giải trí
Thời gian khảo sát từ 15/5/2017-15/6/2017
Có 10 tờ báo, trang thông tin điện tử và Fanapges được đưa vào khảo sát mức độ tiếp cận thông tin của công chúng Các tờ báo, các trang thông tin điện
tử này có chiến lược tiếp cận công chúng khác nhau, từ đó, luận văn tập trung đánh giá vai trò của kênh truyền thông; mối liên hệ giữa kênh, người nhận và thông điệp
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Luận văn vận dụng quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về vai trò, nhiệm vụ của báo chí; vấn đề báo chí, mạng xã hội Đồng thời, luận văn được nghiên cứu và phát triển dựa trên sự kế thừa hệ thống lý thuyết truyền thông, số liệu về báo chí, mạng xã hội các công trình khác đã công bố
5.2 Phương pháp nghiên cứu công cụ
Sử dụng phiếu điều tra xã hội học: Luận văn khảo sát 300 bạn sinh viên về
sử dụng mạng xã hội để tiếp cận thông tin báo chí tại hai trường Đại học Hàng hải Việt Nam và Đại học Hải Phòng thông qua phương pháp điều tra bằng bẳng hỏi
Sử dụng phương pháp phỏng vấn nhóm: Từ kết quả khảo sát qua 300 bảng hỏi, tác giả đã lựa chọn 20 sinh viên có quan điểm, thái độ khác nhau về sử dụng Facebook để tiếp cận báo chí, lý do họ tiếp cận, chia sẻ tin tức qua mạng xã hội
Trang 1616
Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu: Luận văn phỏng vấn sâu Bí thư Đoàn Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, Đại học Hải Phòng để biết rõ hơn về vai trò dẫn dắt, định hướng thông tin từ một tổ chức có uy tín có tác động đến khả năng tiếp cận thông tin của sinh viên hay không? Ngoài ra, luận văn phỏng vấn sâu Phó Tổng Biên tập Báo điện tử Vietnamnet, một tờ báo điện tử có lượng truy cập hàng đầu của Việt Nam để tìm hiểu chiến lược của báo trong tiếp cận nhóm công chúng trẻ thông qua Facebook; phỏng vấn Phó Tổng Biên tập Báo Hải Phòng- cơ quan báo chí địa phương cũng để tìm hiểu chiến lược của cơ quan báo chí này tiếp cận giới trẻ thông qua mạng xã hội
Bên cạnh đó, luận văn sử dụng học thuyết nghiên cứu “Sử dụng và hài lòng”, lý thuyết “Dòng chảy hai bước”, mô hình truyền thông của Harold Laswell và Roman Jakobson để đánh giá được động cơ, nhu cầu và mục đích tiếp nhận thông tin của nhóm công chúng trẻ
Phương pháp cuối cùng đề tài sử dụng là nghiên cứu tổng hợp với mục đích khái quát, đưa ra được nhận định ban đầu về những nội dung đã thực hiện
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài mong muốn làm rõ hơn về lý thuyết sử dụng và hài lòng Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thời đại cạnh tranh thông tin khốc liệt giữa các loại hình báo chí, giữa báo chí và mạng xã hội Công chúng là yếu tố quyết định thành công của cơ quan báo chí Bên cạnh đó, luận văn góp phần làm rõ hơn lý thuyết sử dụng và hài lòng đứng từ góc độ người tiếp nhận thông tin, trong đó có công chúng trẻ
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trang 18tử, nghe đài, xem ti vi hoặc mạng xã hội Đôi khi thông tin cũng nằm trong ngôn ngữ cử chỉ của con người thông qua ánh mắt, giọng nói, ngữ điệu cơ thể hay gần gũi hơn là trang phục Những điều nói trên sẽ tạo ra nhận định, phán đoán giữa
người này và người khác, giữa con người và các sự vật hiện tượng xung quanh
Có nhiều loại thông tin khác nhau như thông tin bằng chữ viết, thông tin bằng hình ảnh Khi Internet chưa ra đời, người ta chưa biết đến khái niệm thông tin kỹ thuật số Đây là dạng thông tin được tạo dựng dựa trên nền tảng công nghệ
và con người có thể tiếp cận thông tin số thông qua đường truyền Internet Có thể nói, Internet ra đời đã tạo ra cách tiếp cận thông tin hoàn toàn khác biệt Nếu trước người ta tiếp nhận thông tin một cách bị động, không được can thiệp vào quá trình tạo ra thông tin thì hiện nay, mỗi cá nhân đều có thể trở thành một thành tố của thông tin thông qua các bình luận trên báo điện tử hoặc mạng xã hội
1.1.2 Báo chí
Thông tin muốn truyền tải được phải có phương tiện Xã hội càng phát triển, nhu cầu thông tin ngày càng lớn và càng cần có nhiều công cụ, phương tiện dành cho hoạt động này Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tạ Ngọc Tấn: “Loài người
đã trải qua quá trình phát triển lâu dài, trong quá trình phát triển đó, loài người
Trang 1919
đã tạo ra cho mình các loại hình phương tiện truyền thông đại chúng khác nhau Mỗi loại hình phương tiện ruyền thông ra đời đều phản ánh trình độ phát triển của thời đại và đáp ứng các nhu cầu giao tiếp trong xã hội trong thời kỳ lịch sử đó.” Truyền thông đại chúng ra đời gắn liền với sự phát triển xã hội của con người và bị chi phối trực tiếp bởi hai yếu tố là nhu cầu thông tin giao tiếp và kỹ thuật- công nghệ truyền thông tin Truyền thông đại chúng chỉ phát triển và thực hiện được khi loài người phát minh ra các phương tiện in ấn, kỹ thuật truyền phát sóng tín hiệu, máy thu thanh, thu hình, máy tính điện tử, cáp quang,
vệ tinh nhân tạo Căn cứ vào tính chất kỹ thuật và phương thức thực hiện truyền thông, người ta chia truyền thông đại chúng thành các loại hình khác nhau: sách, báo in, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, internet, băng đĩa”.[7]
Như vậy, báo chí là một sản phẩm của truyền thông Sự ra đời của báo chí không thể tách rời tiến trình vận động chung của truyền thông Từ thuở sơ khai, con người chỉ trao đổi với nhau bằng lời nói, chữ viết, cử chỉ trên cơ thể Khi nhu cầu thông tin ngày càng lớn, các phương thức truyền thông khác ra đời
“Báo in ở Châu Âu ra đời khoảng cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17 Từ những sản phẩm ban đầu là các bản tin được rao bán trên đường phố, báo in nhanh chóng phát triển và lan rộng sang cả châu Âu, sau đó là Bắc Mỹ Trong thế kỷ 17
và thế kỷ 18, báo in được hoàn thiện với các loại hình đình kỳ vào thế kỷ 19” [7,tr 17-18) Báo in phát triển huy hoàng và trở thành sản phẩm không thể thiếu hàng ngày của người dân tất cả các quốc gia trên thế giới trong suốt thế kỷ 20
Sau báo in là phát thanh và truyền hình ra đời vào thập niên 1920-1930 Hai loại hình truyền thông này đã tạo ra không gian truyền thông đại chúng, vượt qua biên giới và các vùng lãnh thổ Các thế mạnh của các loại hình báo in, phát thanh, truyền hình được tích hợp lại khi một phương tiện truyền thông mới ra đời, đó là internet Sự xuất hiện của internet tạo ra các ấn phẩm truyền thông điện tử gọi là báo điện tử
Trang 2020
Hiện nay chưa có định nghĩa thống nhất thế nào là báo chí Giáo sư Mitchell Stephans, Viện Arthur L Carter, Đại học New York (Mỹ), tác giả của nhiều cuốn sách chuyên khảo về báo chí được tái bản nhiều lần định nghĩa về báo chí trong cuốn “Hơn cả tin tức” như sau: “Báo chí là hoạt động thu thập, trình bày, diễn giải hoặc bình luận về tin tức cho một bộ phận công chúng” [21,tr.3]
Khi lấy ý kiến về dự thảo luật báo chí năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, một số đại biểu đề nghị cần phải làm rõ khái niệm báo chí là gì? Từ đó mới xác định được hết các loại hình báo chí và các loại hình chứa đựng thông tin báo chí đang tồn tại hiện nay và có các quy định điều chỉnh, quản lý phù hợp [36] Luật Báo chí sửa đổi được thông qua, trong phần giải thích từ ngữ, từ báo chí được
giải thích như sau: “Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời
sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử”.[50]
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Dững, Học viện Báo chí Tuyên truyền: “Báo chí là môt bộ phận của truyền thông đại chúng, nhưng là bộ phận chiếm vị trí trung tâm, vai trò nền tảng và có khả năng quyết định tính chất, khuynh ướng, chi phối năng lực và hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng Do đó, trong nhiều trường hợp, có thể dùng báo chí để chỉ truyền thông đại chúng; và ngược lại, nói đến truyền thông đại chúng - trước hết phải nói đến báo chí Báo chí là hiện tượng xã hội đa nghĩa, phức tạp và có nhiều cách tiếp cận không giống nhau trong các xã hôi có thể chế chính trị khác nhau.” [38]
Trang 2121
1.1.3 Sự phát triển của internet
Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 Cuộc cách mạng lần thứ nhất vào năm 1784 khi con người phát minh ra hơi nước
và đã làm thay đổi hoạt động của máy móc, giao thông Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 được đánh dấu từ năm 1870 khi con người phát minh ra động cơ điện Cuộc cách mạng này mang lại hiệu quả, hiệu suất lao động của con người cao hơn so với phát minh ra máy hơi nước Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
3 từ 1969 xuất hiện khi con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet… là những công nghệ hiện nay chúng ta thụ hưởng là từ cuộc cách mạng này Và cuối cùng là cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4, bắt đầu từ năm 2000, hay còn gọi là cách mạng số Con người bắt đầu quen với mọi thứ thông qua internet (internet of things), tương tác thực tế ảo, mạng xã hội
Báo điện tử chỉ có thể ra đời khi có Internet Có nhiều định nghĩa về báo điện tử khác nhau Song nhìn chung, báo điện tử chính là những tờ báo phát triển trên môi trường mạng, tin tức được mã hóa thành các file từ âm thanh, ảnh đến chữ viết Khác với báo in, phát thanh hay truyền hình truyền thống, báo điện tử cho phép quá trình làm báo thuận tiện hơn
Tờ báo đầu tiên ra đời trên thế giới là tờ Chicago Tribune (ra đời tháng 5/1992) có máy chủ đặt tại nhà cung cấp dịch vụ American online Cũng có tài liệu cho rằng, tờ báo điện tử đầu tiên ra đời tháng 10/1993 tại Khoa Báo chí, Đại học Florida, Mỹ
Từ năm 1995, nhiều tờ báo ở Châu Á cũng xuất hiện trên mạng internet như China Daily (Trung Quốc), Utusan (Malaysia), Kompas (Indonesia)
Tại Việt Nam, tờ báo điện tử đầu tiên xuất hiện trên internet ngày 31/12/1997 là Tạp chí Quê hương (Tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam) với địa chỉ: http://http.quehuongonline.vn
Trang 22Từ khi khởi nguồn đến thời điểm hiện tại, báo điện tử đã có những thay đổi cơ bản về phương thức đưa tin, cách thức tiếp cận công chúng, giao diện Sự
ra đời của báo điện tử đã làm các loại hình báo chí như báo in, phát thanh, truyền hình gặp những thách thức mới trong thu hút công chúng Khi mạng xã hội hình thành và phát triển, báo chí thêm một lần nữa tiếp tục phải thay đổi cách thức hoạt động để phù hợp với môi trường truyền thông thay đổi Như đã phân tích về
sự ra đời của mạng xã hội, có thể nói, mạng xã hội đã thay đổi cách thức tiếp cận tin tức của con người, trong đó Facebook là một trường hợp điển hình
Giai đoạn đầu, Facebook chỉ là một kênh kết nối bạn bè thông qua các dòng trạng thái Các trạng thái của Facebook đều bị giới hạn ký tự Sau đó, Facebook tiếp tục cải tiến các tính năng tăng cường sự tương tác, trao đổi, chia sẻ thông tin Từ mạng xã hội đơn thuần, Facebook đã trở thành công ty truyền thông có người sử dụng tài khoản lớn nhất thế giới Facebook không ngừng cải tiến các tính năng để thu hút công chúng
The Journal thống kê trong tháng 3/2015, bên cạnh lượt độc giả truy cập trực tiếp thì 60% referral traffic của các báo lớn là đến từ Facebook (referral traffic là lượt truy cập đến từ những nguồn website khác - như Facebook, blogs -
về website của mình thông qua một liên kết mà mình đã đặt trên site đó) Còn theo nghiên cứu của Reuters, có đến 44% người dùng Facebook bấm vào các đường link tin tức hiện trên trang chur của họ Hiện Facebook đã hợp tác cùng
Trang 23Tỷ lệ cho báo giảm xuống là 24% Các nền tảng thuộc sở hữu của Facebook – bao gồm cả Instagram, Messenger và WhatsApp – tiếp cận tới 86% người dùng Internet trong độ tuổi từ 16 đến 64 tại 33 quốc gia trong khảo sát của GlobalWebIndex” Facebook đã trở thành kênh tiếp cận thông tin của nhiều độc giả Theo điều tra của Pew Research Center thì phần lớn người Mỹ trưởng thành đều dùng Facebook, và phần lớn số này đều thường xuyên lấy tin tức từ Facebook Khoảng 40% người trưởng thành ở Mỹ coi Facebook như một nguồn tin
Các cơ quan báo chí, vốn đã bị suy yếu vì mất độc giả và doanh thu, nhận thấy tỷ lệ truy cập website tăng lên từ các nền tảng truyền thông tự động như Facebook, Google, Snapchat, Instagram, Apple News, và các ứng dụng trung gian khác Farhad Manjoo của tờ New York Times đã mô tả rất kỹ tình trạng này trong cuốn sách với tựa đề “Năm kẻ đáng sợ thống trị đời sống digital trong tương lai trước mắt,” còn Tiến sỹ Adam Fraser thuộc Echo Junction (Australia) cũng đề cập trong cuốn “Tương lai dường như thuộc về Facebook và Google.”[54]
Như vậy, khi phương tiện truyền thông thay đổi, cách thức tiếp cận và tạo ra tin tức cũng thay đổi Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Quỳnh Nam gọi đây là mối quan hệ biện chứng giữa báo chí và công chúng “Một mặt các phương tiện truyền thông đại chúng nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng của công chúng, mặt khác, bản thân công chúng lại đặt ra các yêu cầu mới đối với hoạt động của hệ thống báo chí” (Xã hội học số 1, trang 53, 1996)
Trang 24Ngoài Facebook còn có nhiều mạng xã hội nổi tiếng Twitter được sử dụng nhiều nhất ở Mỹ và là mạng xã hội cạnh tranh trực tiếp với Facebook Twitter ra đời năm 2006 Khác với các mạng xã hội khác cho phép người dùng đăng tải nhiều ký tự, Twitter khống chế mỗi một lần đăng không quá 150 ký tự Nội dung của Twitter tập trung thông báo ai, cái gì, ở đâu Tuy nhiên, so với Facebook, mạng xã hội Twitter không được người Việt Nam sử dụng nhiều như
ở một số quốc gia khác
Trong lịch sử phát triển mạng xã hội, Google là cái tên rất quen thuộc Google cũng có mạng xã hội Google plus và kênh video nổi tiếng Youtube, chuyên về đăng tải các video, hình ảnh
Zalo là mạng xã hội thuần Việt, được phát triển bởi đội ngũ kỹ sư của công ty VNG Phiên bản đầu tiên được ra mắt vào ngày 08/08/2012, hiện có khoảng 70 triệu người dùng Với Zalo, nhắn tin miễn phí trên điện thoại di động
Trang 2525
không chỉ là text mà còn là những hình ngộ nghĩnh mà người dùng có thể tự vẽ
để gửi cho người nhận.Tính năng nhắn tin bằng giọng nói với tốc độ cực nhanh cũng là điểm nổi bật ở Zalo mà các ứng dụng nước ngoài không cạnh tranh được Sản phẩm tốt, cộng với các tính năng bản địa đặc thù đã giúp Zalo trở thành mạng xã hội thuần Việt có người sử dụng nhiều nhất hiện nay trên điện thoại thông minh
Mỗi một mạng xã hội lại tập trung vào thế mạnh riêng, nhưng mục đích chung của chúng là tăng tính kết nối, tương tác Nếu trước đây, mỗi người phải chờ cả ngày dài mới được đón nhận tin tức hấp dẫn trên báo in hoặc các bản tin thời sự thì ở thời điểm hiện tại, mọi thông tin đều xuất hiện trên Facebook và các trang mạng xã hội khác Do khả năng đăng tải, chia sẻ, phản hồi không cần kiểm duyệt đối với những tài khoản mạng xã hội cá nhân, thông tin trên mạng xã hội nói chung, Facebook nói riêng đã tạo nên sự liên kết, chia sẻ, tương tác mạnh
mẽ
Vậy mạng xã hội là gì? Một số tác giả đều khẳng định, mạng xã hội là một nhánh của truyền thông xã hội Theo Nguyễn Khắc Giang, Đại học Aarhus (Đan Mạch) và ĐH Thành phố London (Anh Quốc): “Truyền thông xã hội là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia
sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác” [39]
Theo tác giả Nguyễn Thành Lợi: “Truyền thông xã hội là phương thức truyền thông mới, mang tính tương tác, đa cấp độ, đa phương tiện, đặc biệt công chúng vừa là người tiếp nhận, vừa là chủ thể sáng tạo và truyền phát thông tin Nếu nhìn từ đời sống truyền thông hiện nay, có thể nhận thấy truyền thông xã hội vận hành thông qua một số hình thức chính như: Các mạng xã hội (social
Trang 26Một tài khoản mạng xã hội thường được dùng để chia sẻ những tin tức thiên về xu hướng cá nhân, Fanpage được sử dụng để đăng tải, chia sẻ những thông tin chuyên sâu, giúp tập hợp những nhóm người cùng quan tâm đến một lĩnh vực dễ dàng hơn Fanpage còn có thể kiểm soát được lượng người tiếp cận, người đọc, người thích với từng bài đăng, video, hình ảnh, do đó, phân tích hiệu quả của một sản phẩm thông tin được đăng tải trên fanpage cũng phát huy hiệu quả cao như khi sử dụng các phần mềm đo lường công chúng của các tờ báo điện tử
1.1.5 Sử dụng mạng xã hội ở các cơ quan báo chí Việt Nam
“Báo cáo tổng quan thị trường di động Việt Nam đầu năm 2017” do Công
ty Appota vừa công bố cho thấy, nước ta có 38 triệu người dùng mạng xã hội, trong đó có 94% sử dụng điện thoại di động để vào mạng xã hội hàng ngày
Thống kê cũng chỉ ra rằng, người sử dụng Internet bằng điện thoại di động tại Việt Nam dành nhiều thời gian cho việc vào mạng xã hội (94%), nhắn tin (91%), tìm kiếm thông tin (87%), truyền thông và giải trí (73%), âm nhạc (72%), game (67%), đọc tin tức và thời tiết (65%) Trong khi đó, các hoạt động chiếm thời lượng thấp là mua sắm và thương mại điện tử (43%), du lịch (42%) và đọc sách, truyện (39%)
Trang 2727
Do mạng xã hội đã trở thành kênh tiếp cận thông tin phổ biến của công chúng nói chung, giới trẻ nói riêng nên các cơ quan báo chí Việt Nam cũng đã sử dụng Facebook để tăng sự tương tác với công chúng Rất nhiều cơ quan báo chí
uy tín ở Việt Nam đã sử dụng mạng xã hội để tiếp cận giới trẻ Các fanpage này
có lượt thích và lượt theo dõi rất lớn
Báo Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
https://www.facebook.com/baotuoitre/ có hơn 2 triệu lượt theo dõi
https://www.facebook.com/congdongvnexpress/ có 2,7 triệu lượt người theo dõi
https://www.facebook.com/vietnamnet.vn/ có 1,6 triệu lượt theo dõi
Các tờ báo khác cũng đã sử dụng mạng xã hội để tiếp cận công chúng Theo www://baokhanhhoa.com.vn, tờ báo này lập fanpages https://www.facebook.com/B%C3%A1o-Kh%C3%A1nh-H%C3%B2a-
1448071188777929/ và lượng truy cập cũng tăng vọt Qua fanpage, báo Khánh Hòa đã trở thành cầu nối giữa những nhà hảo tâm với những cuộc đời đang cần giúp đỡ Sự tương tác đã làm tăng uy tín của tờ báo với độc giả
Thông tấn xã Việt Nam là hãng thông tin quốc gia Ngoài việc đảm bảo thông tin nhanh nhạy, kịp thời, đúng định hướng thì việc tiếp cận công chúng cũng là một chiến lược không thể thiếu
Nguyên Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Lê Duy Truyền khẳng định: “Mạng xã hội là kênh thông tin tiếp cận giới trẻ hữu hiệu Đoàn viên thanh niên trong Thông tấn xã cần phát huy sức trẻ để tận dụng ưu thế của mạng
xã hội trong quảng bá các thông tin của Thông tấn xã”
Việc sử dụng Fanpages được triển khai ở hầu hết các đơn vị báo chí có lượng bạn đọc truy cập cao như báo điện tử www.vietnamplus.com.vn,
Trang 28Để có giọng riêng, ngôn ngữ riêng, lãnh đạo Vietnamplus đã thuê cộng tác viên để hàng ngày đẩy tin, rút lời hấp dẫn người theo dõi Chỉ trong vòng 1 năm, Vietnamplus từ một tờ báo xếp thứ bậc không cao trong sử dụng mạng xã hội đã trở thành một trong 10 tờ báo có lượng tương tác cao nhất trên mạng xã hội
Tuy nhiên, lãnh đạo của Vietnamplus cũng khẳng định, Facebook chỉ là một trong những công cụ tiếp cận công chúng
Cũng giống như báo điện tử Vietnamplus, báo Thể thao Văn hóa có một nhóm chuyên làm nội dung Facebook/baothethaovanhoa/ Với tờ báo này, những tin nóng nhất được chia sẻ lên Facebook đầu tiên, sau đó sẽ có đường link để đến với những bài phân tích sâu hơn
Truyền hình thông tấn đã tận dụng tối đa lợi thế của mạng xã hội.Truyền hình thông tấn xây dựng các bước để đạt được số lượng công chúng theo dõi, tương tác và chia sẻ với kênh trên mạng xã hội
1.2 Hệ thống lý thuyết về công chúng, nghiên cứu công chúng
Trang 2929
Luật Thanh niên quy định: “Thanh niên quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi” [35]
1.2.2 Tiếp cận thông tin
“Tiếp cận và tự do thông tin là quyền cơ bản với mỗi con người, của công dân thuộc nhóm quyền dân sự - chính trị đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên Ở nước ta, Hiến pháp năm 1992 lần đầu tiên xác định quyền được thông tin là quyền cơ bản của công dân Cụ thể hóa Hiến pháp, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thực hiện và bảo đảm thực hiện quyền được thông tin của công dân trong một số lĩnh vực
Trên thế giới, phong trào vận động cho quyền được thông tin đã phát triển mạnh mẽ từ nhiều thập kỷ qua Nếu tính đến năm 1990, mới chỉ có 13 quốc gia thông qua Luật tiếp cận thông tin Đến thời điểm hiện tại có gần 100 quốc gia trên thế giới đã ban hành Luật Tự do thông tin điều chỉnh toàn diện vấn đề tiếp cận những thông tin, tài liệu do các cơ quan của Chính phủ nắm giữ [31]
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng quy định tại điều 25: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình
Trong bài viết “Các nguyên tắc của Luật tự do Thông tin”, nhóm nghiên cứu định nghĩa về “thông tin” như sau: “Thông tin bao gồm tất cả các tài liệu được nắm giữ bởi một tổ chức, cơ quan nào đó Thông tin không phân biệt hình thức và cách thức được lưu trữ (văn bản, băng, bản ghi âm điện tử”, nguồn gốc thông tin (bất cứ đâu có thể tạo ra thông tin, ở các cơ quan công hay những nơi khác) và ngày sản xuất.” [trg 41,31]
Trang 30Theo James D Wolfenshn, Chủ tịch nhóm Ngân hàng thế giới: Tiếp cận thông tin là một phần then chốt của chiến lược phát triển hiệu quả vì việc làm này sẽ phổ biến kiến thức và tăng cường tính minh bạch Báo chí, truyền thông là
cốt lõi của sự phát triển công bằng Nó cho phép người dân bày tỏ quan điểm
khác nhau về sự quản lý của nhà nước và cải cách, cũng góp phần tạo ra sự đồng thuận trong công chúng để tạo ra sự thay đổi Tuy nhiên, hiệu quả của truyền thông, báo chí có thể bị hạn chế do con người có học vấn thấp, công nghệ nghèo nàn [trg, IX, 29] Như vậy, công nghệ có vai trò rất quan trọng trong vấn đề tiếp
cận thông tin nói chung, thông tin báo chí, truyền thông nói riêng
Vấn đề tiếp cận thông tin báo chí tại Việt Nam được biểu hiện như thế nào? “Đến nay, Việt Nam đã có có 859 cơ quan báo chí in; 135 cơ quan báo điện tử; 258 trang thông tin điện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí; 67 đài phát thanh, truyền hình
Hiện nay, không chỉ người dân Việt Nam mà cư dân nước ngoài sinh sống, làm việc ở Việt Nam có đầy đủ thông tin từ những hãng thông tấn báo chí lớn Hiện ở Việt Nam có tới 75 kênh truyền hình nước ngoài phát trực tuyến, trong đó có các kênh lớn thuộc các quốc gia khác nhau trên thế giới như: CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg
Có hơn 20 cơ quan báo chí nước ngoài đã có phóng viên thường trú tại Việt Nam, nhiều báo, tạp chí in bằng nhiều thứ tiếng nước ngoài được phát hành
Trang 3131
rộng rãi Qua Internet, người dân Việt Nam có thể tiếp cận tin tức, bài vở của các
cơ quan thông tấn, báo chí lớn trên thế giới, như: AFP, AP, BBC, VOA, Reuters, Kyodo, Economist, Financial Times
Nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển Internet hàng đầu khu vực, đặc biệt là mạng Facebook Theo cơ quan thống kê của Facebook, hiện tại Việt Nam có 35 triệu người, bằng 1/3 dân số (92 triệu người) sở hữu tài khoản Facebook Trong đó, 21 triệu người truy cập hằng ngày thông qua thiết bị di động Được biết nhiều cơ quan, tổ chức và công chức Việt Nam đã sử dụng mạng Facebook để trực tiếp liên hệ với người dân” (cần hiểu đúng về tự do báo chí, tự do ngôn luận tại Việt Nam hiện nay)
Về vấn đề cung cấp, tiếp cận thông tin trên mạng xã hội cũng đã được nghị định Số: 72/2013/NĐ-CP, Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2013, quy định cụ thể tại điều 26 về Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng mạng xã hội gồm: “ Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hội trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật; Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật; Tuân thủ quy chế quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ mạng xã hội; Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình
thiết lập” [37]
Như vậy, vấn đề tiếp cận thông tin nói chung, trên báo chí và mạng xã hội nói riêng đều được công nhận thông qua pháp luật hoặc qua sự cấp phép sử dụng
1.2.3 Lý thuyết “sử dụng và hài lòng”
Trang 3232
Lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” bắt đầu từ thập kỷ 40 của thế kỷ XX ở
Mỹ, được triển khai nghiên cứu ở cả ba loại hình báo in, phát thanh, truyền hình Năm 1944, Herta Herzog chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Phát thanh - Đại học Columbia (Mỹ) đã phỏng vấn sâu 11 thính giả về chương trình phát thanh với tên gọi: “Cuộc thi tìm hiểu kiến thức chuyên gia” để tìm hiểu tâm lý tiếp cận thông tin Theo đó, có 3 nhu cầu hứ nhất, khiến thính giả tham gia chương trình này: Thứ nhất, nhu cầu tâm lý cạnh tranh - thông qua việc giành quyền trả lời khiến bản thân họ và những khách mời có mặt trong chương trình hoặc thính giả đang đón xem ở trong trạng thái “thi đua” và nhận được niềm vui qua cuộc cạnh tranh đó; Thứ hai, nhu cầu học hỏi kiến thức mới - thông qua chương trình phát thanh, giúp bản thân hiểu biết hơn;Thứ ba, nhu cầu tự đánh giá bản thân - thông qua việc trả lời câu hỏi để phán đoán vốn hiểu biết của mình, xác định năng lực của bản thân
Đối với Bernard Berelson - nhà khoa học Mỹ là người tiến hành đầu tiên
về cách thức sự dụng phương tiện truyền thông in ấn của công chúng
Năm 1949, Bernard Berelson còn công bố kết quả đề tài nghiên cứu “Không có báo in thì thế nào?” Ông đã tổng kết 6 cách sử dụng báo in của con người như sau:
Nguồn cung cấp thông tin - nếu không có báo in sẽ mất đi kênh tìm hiểu thế giới bên ngoài;
Công cụ của đời sống hàng ngày - không xem được giới thiệu chương trình phát thanh, không nắm bắt được những thông tin về thời tiết, giao thông, mua sắm, khiến mọi sinh hoạt trong cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn;
Trang 33Hình thức xã giao - báo chí có thể cung cấp những chủ đề phong phú, giúp đời sống xã giao trở nên đa dạng hơn;
Đọc báo mỗi ngày đã trở thành thói quen của công chúng, không có báo đọc, cuộc sống sẽ trống trải, vô vị
Đối với truyền hình, công trình của chuyên gia truyền thông người Anh Denis McQuail - Giáo sư trường Đ.ại học Amsterdam, Hà Lan, điều tra năm
1960 cho thấy: Thứ nhất, hiệu quả chuyển đổi tâm trạng - chương trình truyền hình có thể cung cấp các hoạt động tiêu khiển, giải trí, giúp con người “chạy trốn” những áp lực, gánh nặng của cuộc sống thường nhật và được giải phóng về tinh thần
Thứ hai, hiệu quả quan hệ giữa con người với con người gồm hai loại: Một là, mối quan hệ giữa con người với con người “ảo”, nghĩa là khán giả có cảm giác như được gặp “người quen” hoặc bạn bè đối với các nhân vật xuất hiện trong chương trình, người dẫn chương trình; Hai là, quan hệ giữa con người với con người trong thực tế, tức là thông qua quá trình bàn luận về nội dung chương trình, có thể khiến mối quan hệ trong gia đình trở nên hài hòa hơn, mở rộng các mối quan hệ xã giao
Giáo sư Denis McQuail cho rằng, mối quan hệ giữa con người “ảo” vẫn có thể thỏa mãn nhu cầu tâm lý tương tác với xã hội của con người trên hai phương
Trang 3434
diện: Thứ nhất, là hiệu quả xác nhận bản thân - tức là các nhân vật, sự kiện, tình huống, phương pháp giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong chương trình truyền hình…, có thể cung cấp cho công chúng khung tham khảo tự đánh giá bản thân Qua đó, khán giả có thể tự kiểm điểm và đánh giá về hành vi của mình Thứ hai,
là hiệu ứng giám sát môi trường - thông qua việc đón xem các chương trình truyền hình, công chúng có thể thu thập được các thông tin có mối liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với bản thân, kịp thời nắm bắt những thay đổi của môi trường
Qua đó có thể khẳng định, công chúng tiếp xúc với phương tiện truyền thông đều dựa vào các nhu cầu cơ bản, như thông tin, giải trí,quan hệ xã hội và các nhu cầu về tinh thần và tâm lý Thực tế cho thấy, lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” coi việc có đáp ứng được nhu cầu của công chúng hay không là tiêu chuẩn
cơ bản để đánh giá hiệu quả truyền thông, giác độ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng
Thứ nhất, hành vi tiếp xúc với truyền thông của công chúng là hoạt động lựa chọn những nội dung trên phương tiện truyền thông dựa trên nhu cầu của công chúng, sự lựa chọn này có “tính linh hoạt” nhất định, điều này có lợi cho việc điều chỉnh quan điểm “công chúng hoàn toàn bị động” thành công chúng là người hoàn toàn chủ động tiếp nhận thông tin trong môi trường truyền thông hiện đại
Thứ hai, lý thuyết này nhấn mạnh tính đa dạng trong cách thức sử dụng phương tiện truyền thông của công chúng, đồng thời chỉ rõ vai trò chi phối của nhu cầu công chúng đối với hiệu quả truyền thông, phát huy vai trò quan trọng trong việc phủ định những lý thuyết về hiệu quả truyền thông thời kỳ đầu như lý thuyết “Viên đạn thần kỳ” hay “Mũi kim tiêm”
Trang 3535
Thứ ba, lý thuyết “Sử dụng và hài lòng” chỉ ra rằng, truyền thông đại chúng có hiệu quả cơ bản đối với công chúng.[48]
1.2.4 Lý thuyết “Tâm lý học đám đông”
Đây là lý thuyết được tác giả Gustave Le Bon đưa ra Theo lý thuyết này Theo tác giả, một đám đông sẽ có những nhận định như nhau về một vấn đề Đám đông suy nghĩ như thế nào phụ thuộc nhiều vào người dẫn dắt Luận văn muốn sử dụng học thuyết này cùng với học thuyết “dòng chảy hai bước” để xem một cá nhân có thể tác động như thế nào đối với việc làm bùng phát thông tin [12]
Trang 3636
1.2.5 Lý thuyết “Dòng chảy hai bước”
Mô hình hai bước được phát triển bởi Lazarfeld và các đồng nghiệp của ông (Lazarsfeld, Berelson & Gaudet, 1948), khi nghiên cứu của họ về cuộc bầu
cử tổng thống Mỹ
Mô hình cho thấy rằng các phương tiện truyền thông không giúp thay đổi quyết định của cử tri, mà là củng cố thái độ và quyết định đã được hình thành trước đó của họ Nếu cử tri thay đổi quyết định là do ý kiến của bạn bè, hàng xóm hay đồng nghiệp mà họ xem là “chuyên gia” hoặc người theo dõi sâu sát lĩnh vực chính trị Học thuyết “dòng chảy hai bước” vẫn giữ giá trị quan trọng trong môi trường truyền thông hiện đại, bởi một người không thể biết tất cả mọi thứ Họ cần những ý kiến từ các chuyên gia và người xung quanh để đưa ra nhận định tốt nhất
Dù là học thuyết nghiên cứu nào, mục đích cuối cùng của chúng vẫn là tìm được nhu cầu sở thích, thói quen của công chúng để đưa ra các sản phẩm truyền
Trang 3737
thông hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của người đọc, người nghe và người xem Hay khái quát như chuyên gia truyền thông nổi tiếng Denis McQuail đã tổng kết và chia thành ba tuyến nghiên cứu công chúng gồm: nghiên cứu mang tính cấu trúc, nghiên cứu mang tính hành vi và nghiên cứu mang tính văn hóa xã hội Ba tuyến nghiên cứu này phản ánh mục đích và phương pháp nghiên cứu khác nhau, những tư tưởng và quan niệm khác nhau Nghiên cứu công chúng mang tính cấu trúc bắt nguồn từ nhu cầu của ngành công nghiệp truyền thông, mục đích để nắm bắt một số dữ liệu liên quan đến quy mô công chúng và hành vi tiếp xúc với phương tiện truyền thông, như số lượng người nghe, người xem, người đọc Nghiên cứu công chúng mang tính hành vi nhằm phân tích và nâng cao hiệu quả truyền thông, thông qua tìm hiểu các thông tin về sự lựa chọn, sử dụng phương tiện truyền thông và thái độ của công chúng để giải thích sự ảnh hưởng của phương tiện truyền thông, từ đó đề xuất những giải pháp có giá trị mang tính
quyết sách.[39]
1.2.6 Quá trình truyền thông
Để hiểu rõ hơn về động cơ, hành vi tiếp cận thông tin của công chúng, ngoài việc ứng dụng các lý thuyết về truyền thông, việc sử dụng các mô hình quá trình truyền thông là cần thiết Mô hình sẽ giải thích rõ hơn những hiện tượng, quá trình, sự kiện phức tạp
Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra các mô hình truyền thông Song mô hình 5W Harold Dwight Lasswell mô hình kinh điển Lasswell đã chỉ ra, quá trình truyền thông diễn ra theo tiến trình:
(listener)
Effect
(effect)
Trang 3838
Ai (người nói)- Nói cái gì (thông điệp)- Nói bằng kênh nào (Phương tiện)- Tác động tới ai (Người nghe)- Hiệu quả của hoạt động truyền thông là gì (Who; Says What; In Which Channel;To Whom;With What Effect) Mô hình này được Harold Dwight Lasswell đưa ra cùng với một câu khái quát là “Who says what
to whom in what channel with what effect” (Ai nói cái gì, bằng kênh nào, hiệu ứng thế nào?)”
Theo Tiến sĩ Trần Hữu Quang, mô hình này “là một công thức rút gọn gợi
ý giúp chúng ta có những ý chính cho một bản tin” Tuy nhiên, “với công thức này người ta dễ rơi vào khuynh hướng chỉ quan niệm người nhận tin như một cách nhận tin thụ động”.[41]
Khoảng một năm sau khi Lasswell đưa ra mô hình quá trình truyền thông một chiều, năm 1949, Clause Shannon cũng công bố kết quả của mình trong lĩnh vực truyền tín hiệu và đưa ra mô hình truyền thông hai chiều, tức là có sự phản hồi của công chúng sau khi tiếp nhận thông tin Người tiếp tục hoàn thiện hơn
mô hình truyền thông hai chiều là Roman Jakobson
Theo mô hình này, giai đoạn phát tin (emisssion) sẽ bộc lộ ý tưởng của mình bằng một hệ thống tín hiệu (signs), dưới dạng một ngôn ngữ hoặc cử chỉ, bằng một mã hóa (code) mà người phát tin có thể hiểu được Thao tác này gọi là
mã hóa (coding) Ngôn ngữ, tiếng nói, chữ viết… đều là hệ thống mã hóa Giữa giai đoạn “phác thảo thông điệp trong đầu” và giai đoạn “mã hóa” thường xảy ra một hiện tượng giống như “bị nhiễu”: nội dung một thông điệp (message) sau khi được mã hóa đôi khi không hoàn toàn phản ánh ý tưởng định nói trong đầu
Giai đoạn truyền tin (transmission) có thể diễn ra bằng hình thức trực tiếp nhưng cũng có thể thông qua một phương tiện kỹ thuật trung gian hay một kênh truyền thông Khi thông điệp được chuyển qua một kênh trung gian nào đó thì có
Trang 39Thao tác giải mã (decoding): ngôn ngữ là những từ, thuật ngữ mang biểu tượng đặc thù Vì thế người nhận tín hiệu không đầy đủ thì có thể giải mã thông điệp không đúng
Sau khi giải mã thông điệp, người nhận tin còn phải giải thích nội dung thông điệp để hiểu được ý nghĩa của nó Việc giải thích này phụ thuộc vào nhiều