1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN đề đổi mới PHƯƠNG PHÁP dạy học NHẰM THÚC đẩy TINH THẦN tự học, hợp tác NHÓM, CHỦ ĐỘNG TIẾP THU KIẾN THỨC CHO học SINH

41 230 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 454,57 KB

Nội dung

Với mục tiêu đó thì học sinh không những cần phải chiếm lĩnh được kiến thức mà còn có năng lực hoà nhập trong xã hội, một trong những năng lực đó là năng lực hợp tác. Sự hợp tác giữa các con người với nhau tạo nên sự tồn tại của xã hội loài người. Vì thế, dạy học hợp tác nhằm tạo cho học sinh phát triển khả năng hợp tác của con người

Trang 1

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NHẰM THÚC ĐẨY TINH THẦN TỰ HỌC, HỢP TÁC NHÓM, CHỦ ĐỘNG TIẾP

THU KIẾN THỨC CHO HỌC SINH 1.Cơ sở lý luận

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ thôngtin, con người ở khắp mọi nơi trên thế giới không phân biệt sắc tộc, tôn giáo, giới tínhvẫn có thể cùng nhau học tập, nghiên cứu dù ở cách xa nhau hàng ngàn cây số Thế kỉ

21 là kỉ nguyên của tri thức, của sự hợp tác, liên kết

Đổi mới phương pháp dạy học đang là nhiệm vụ cấp bách của nền giáo dụcnước ta hiện nay Mục tiêu của đổi mới phương pháp dạy học là đào tạo được nhữngcon người mới đáp ứng được sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghiệp hoá,toàn cầu hoá như hiện nay Bốn trụ cột của giáo dục trong thế kỷ XXI là “Học để biết,học để làm, học để cùng nhau chung sống, học để tự khẳng định mình” mà UNESCO

đã đề ra là mục tiêu giáo dục Việt Nam hướng tới một nền giáo dục tiến bộ, hiện đạingang tầm với các nước trong khu vực và các nước trên thế giới Với mục tiêu đó thìhọc sinh không những cần phải chiếm lĩnh được kiến thức mà còn có năng lực hoànhập trong xã hội, một trong những năng lực đó là năng lực hợp tác Sự hợp tác giữacác con người với nhau tạo nên sự tồn tại của xã hội loài người Vì thế, dạy học hợptác nhằm tạo cho học sinh phát triển khả năng hợp tác của con người

Dạy học hợp tác với những đặc điểm là:

 Thúc đẩy học sinh học tập tích cực và đạt được những thành tích cao;

 Làm tăng khả năng ghi nhớ của học sinh;

 Đề cao những kết quả đạt được từ kinh nghiệm học tập của học sinh;

 Giúp học sinh phát triển các kĩ năng giao tiếp bằng lời nói;

 Phát triển các năng lực xã hội (khả năng lãnh đạo, đưa ra quyết định, xây dựnglòng tin );

 Thúc đẩy lòng tự trọng và nâng cao ý thức về bản thân;

 Đẩy mạnh các mối quan hệ tích cực giữa các học sinh như: tinh thần đồng đội,sự chia sẻ, sự tận tụy, sự cổ vũ động viên

Toán học là một môn khoa học có tính trừu tượng cao Vì vậy, các khái niệm lànguồn gốc của những khó khăn, trở ngại đối với những học sinh yếu về Toán, đa sốnhững học sinh này thậm chí không hiểu các khái niệm cơ bản về Toán học

Trang 2

Việc vận dụng phương pháp dạy học hợp tác không đơn giản là chỉ áp dụng mộtcách máy móc việc ghép học sinh vào các nhóm nhỏ để tiến hành quá trình dạy học mànó còn tuỳ thuộc vào môn học, điều kiện học tập, đối tượng học sinh, tính chất của bàihọc và năng lực sư phạm của người thầy Những điều đó khẳng định việc vận dụngphương pháp dạy học hợp tác trong quá trình dạy học môn toán nói chung và dạy họckhái niệm toán học nói riêng ở trường trung học phổ thông vẫn còn mới mẻ và cầnthiết Việc vận dụng phương pháp này vào dạy học khái niệm toán học như thế nàocho có hiệu quả là vấn đề đang được quan tâm hiện nay

Trước đòi hỏi của thực tiễn, dưới ánh sáng NQ đại hội lần thứ 11 của Đảngnhanh chóng đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế theohướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Luật giáo dục cũng ghi rõ: “PPDH phổ thôngphải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm củatừng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện

kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,hứng thú cho học sinh” Đổi mới giáo dục đòi hỏi nhà trường không chỉ trang bị nhữngkiến thức sẵn có của nhân loại mà còn phải bồi dưỡng, hình thành ở học sinh tính năngđộng, tư duy sáng tạo và kỹ năng thực hành, áp dụng, tức là đào tạo những người laođộng không chỉ có kiến thức mà phải có năng lực hành động thực tiễn, kĩ năng thựchành Để thực hiện các yêu cầu cấp thiết của đất nước và hội nhập quốc tế, chúng ta đãtrải qua nhiều cuộc cải cách, đổi mới với nhiều thành tựu nhưng cũng còn không ít hạnchế, tồn tại bộc lộ cần phải từng bước khắc phục

NQ 08 khóa 11 của BCH trung ương Đảng năm 2013 về “ Đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục, đào tạo” là sự quan tâm, sâu sát của Đảng với sự nghiệp GD & ĐTcủa nước nhà

Trang 3

Vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh đã được đề ra từ lâu, chúng ta cũng

đã đổi mới chương trình và sách giáo khoa( SGK) cho hệ phổ thông 12 năm nhưng ởnhiều trường phổ thông, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo việc học vẫnlà truyền thụ “một chiều”, “phương pháp đọc chép”, “Học để thi”, “Dạy để thi”, áp lựcnặng nề của “Bệnh thành tích” trong giáo dục chưa thuyên giảm Việc dạy học vẫnnặng tính lý thuyết, thiếu kỹ năng thực hành, thiếu tính thực tiễn, chưa quan tâm đếnviệc hình thành thói quen tự học, tự khám phá kiến thức, phát triển tư duy sáng tạo,năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

b) Sự cần thiết đổi mới

Việc đổi mới PPDH xuất phát từ đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, đời sống xã hội CNTT phát triển như vũ bão ngoài chức năng cung cấp thông tin còn là công cụ hỗtrợ tích cực cho dạy và học, là cộng cụ dạy học hiện đại, hiệu quả cao, giúp học sinhtiếp cận tri thức trong nước, toàn cầu qua mạng Intenet

Nền kinh tế đất nước ta đòi hỏi phải nhanh chóng đưa nước ta trở thành nước côngnghiệp hiện đại vào năm 2020 Muốn vậy phải có nguồn nhân lực có trình độ học vấnrộng, thực hiện được nhiều nhiệm vụ, chuyên môn hóa cao, đảm bảo chất lượng vàhiệu quả xứng tầm khu vực và thế giới

Đặc điểm, tâm sinh lý của học sinh: Ngày nay học sinh thu lượm thông tin rấtnhanh và chia sẻ thông tin qua mạng với tốc độ chóng mặt, mỗi trẻ em tìm kiếm thôngtin theo nhiều cách khác nhau Việc sử dụng CNTT giúp các em xử lí nhiều tình huốngkhác nhau cùng một lúc Rõ ràng trẻ em Việt Nam ngày nay khác biệt rất xa trẻ emcách đây vài thập kỷ Các nghiên cứu trong khu vực và thế giới gần đây cho thấy mỗihọc sinh có cách học riêng theo sở thích hay phong cách học riêng Việc này đòi hỏidạy học ngày nay phải quan tâm đến phong cách học của học sinh Như vậy nếu họctheo kiểu thông báo hàng loạt sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của học sinh,các em lĩnh hội kiến thức thụ động cũng sẽ gặp khó khăn khi giải quyết các vấn đề gặptrong cuộc sống thực tế Việc quan tâm đến phong cách học của học sinh là yếu tố thúcđẩy sự phát triển tối đa năng lực học tập của các em

Bảng đánh giá: Chúng ta nhớ được chừng nào?

Trang 4

Từ hành động và giải thích cho người khác 85%

- Tại sao phải áp dụng dạy và học tích cực?

Giải thích Giải thích và minh họa

Giải thích, minh họa và trải nghiệm

Những gì nhớ

Những gì nhớ sau

c) Định hướng đổi mới PP dạy và học theo hướng tích cực

Trong đổi mới dạy và học theo hướng tích cực thì phương pháp học của họcsinh là mối quan tâm hàng đầu Để thiết kế và tổ chức dạy học có hiệu quả thì mỗi thầy

cô giáo cần phải suy nghĩ và giải quyết các vấn đề sau trong từng tiết học và trong cảquá trình:

 Đâu là mối quan tâm hàng đầu của học sinh trong tiết học, vấn đề, nội dung bàihọc?

 Học sinh nên học như thế nào thì hiệu quả?

 Điều gì tạo nên động cơ thúc đẩy học sinh học tích cực?

Như vậy vấn đề quan trọng không chỉ là “Học sinh biết gì?” mà còn phải thêmtrong mỗi tiết học thầy cô giáo phải dự kiến được: “Điều gì xảy ra với học sinh?” khicác em tham gia vào quá trình học tập Khi lấy học sinh làm trung tâm thầy cô giáocần xác định thế nào là quá trình học tập hiệu quả nhất Trên cơ sở đó thầy cô giáođiều chỉnh các hoạt động dạy học phù hợp với năng lực, sở thích và nhu cầu của họcsinh Điều này đảm bảo không có học sinh “ Bị bỏ rơi” trong tiết học, bài dạy Nó đòihỏi thầy cô giáo phải có cách nhìn nhận mới, suy nghĩ mới về quan hệ với học sinh vànhững vấn đề liên quan

Hai yếu tố cốt lõi của dạy và học tích cực là: Cảm giác thoải mái và sự thamgia: “Sự tham gia” là cường độ của hoạt động, sự tập trung, sự say mê để học sinh trởnên hăng hái, yêu thích môn học, khám phá và vượt qua giới hạn khả năng của mỗingười Nó là biểu hiện xuất sắc cho sự hoàn thiện quá trình học tập nói riêng và quátrình phát triển nói chung của học sinh

Trang 5

Quá trình dạy và học tích cực thực sự hiệu quả khi thầy cô giáo thực hiện tốt 5yếu tố sau đây:

Không khí học tập và các mối quan hệ trong nhóm, lớp

Nội dung, nhiệm vụ, các hoạt động lĩnh hội kiến thức phù hợp với mức độ pháttriển của học sinh, gần gũi với thực tế, đa dạng về hình thức, tạo điều kiện cho họcsinh được tự do sáng tạo Môi trường học tập thân thiện mang tính kích thích học sinhđược thể hiện đa dạng, phong phú: bàn ghế, không gian lớp học, sự thoải mái về tinhthần, không căng thẳng, không nặng nề, không gây phiền nhiễu, có các hoạt động phụtrợ, giải trí nhẹ nhàng.Ví dụ: Khi dạy về “ Hai quy tắc đếm” ( Đại số và Giải tích lớp11) để tránh khô cứng thầy cô giáo có thể cho các em sắp xếp số điện thoại có thể cócủa một hãng nào đó đang lưu hành hiện tại: Vietel, Vinaphone,…

Hỗ trợ cá nhân một cách tích cực, tạo cơ hội để học sinh giao tiếp, thể hiệnquan điểm, giá trị, mơ ước, chia sẻ kinh nghiệm, … và hợp tác trong các hoạt độnghọc tập

Phù hợp với mức độ phát triển của học sinh

Việc giao các nhiệm vụ, tổ chức các hoạt động học tập cần có sự phân hóa,quan tâm đến sự khác nhau về nhịp độ học tập, khả năng tư duy, phát triển của các đốitượng học sinh Có sự thỏa thuận, cam kết rõ ràng về mong đợi, yêu cầu của thầy côvới học sinh và ngược lại Các yêu cầu đối với học sinh cần rõ ràng, tránh mơ hồ, đanghĩa Tức là việc đặt vấn đề, câu hỏi phải đảm bảo các yếu tố kĩ thuật đem lại lợi íchcao nhất

Thầy cô nên khuyến khích học sinh giúp đỡ lẫn nhau, quan sát học sinh học tậpđể tìm ra phong cách và sở thích của từng học sinh, có sự hỗ trợ kịp thời, yêu cầu họcsinh động não, tạo điều kiện để các em trao đổi về nhiệm vụ học tập

Gần gũi với thực tế

Các nội dung và nhiệm vụ học tập nên gắn với các mối quan tâm của học sinhvới thế giới bên ngoài Thầy cô cần tận dụng mọi cơ hội để học sinh giao tiếp với cáctình huống thực tế, góp phần áp dụng kĩ năng, kiến thức và các tình huống trong đờisống hàng ngày Ví dụ: Thu thập số liệu năng suất lúa của địa phương trường đóng,của huyện, tỉnh khi học thống kê( Đại số lớp 10), trong một số năm: 5 năm, 10 năm, 15năm, 20 năm gần đây giúp so sánh, đối chiếu và đưa ra kết luận

Mức độ và sự đa dạng của hoạt động

Trang 6

Trong việc tổ chức các hoạt động thầy cô giáo cần hạn chế tối đa thời gian chếtvà chờ đợi; cần tạo ra các thời điểm hoạt động và trải nghiệm học tập tích cực Nêntích hợp các hoạt động, tổ chức trò chơi giáo dục, đố vui toán học Tăng cường các trảinghiệm thành công Tăng cường sự tham gia tích cực, đảm bảo hỗ trợ đúng mức (họcsinh hỗ trợ lẫn nhau và từ phía thầy cô), đảm bảo đủ thời gian thực hành Cụ thể trongmột tiết toán thầy cô phải phân phối thời lượng cho từng hoạt động và hoạt động thànhphần sao cho học sinh có thể có thời gian thực hành tối đa

Phạm vi tự do sáng tạo

Học sinh được tạo điều kiện lựa chọn hoạt động theo sở thích; học sinh đượctham gia xây dựng kế hoạch và đánh giá bài học Học sinh được tạo điều kiện tham giavào các hoạt động học tập

Dạy học tích cực chỉ thực sự diễn ra khi học sinh có được cảm giác thoải mái:được quan tâm, cảm thấy an toàn, không bị áp lực tâm lý, được thể hiện bản thân Đólà dấu hiệu của phát triển tâm lý tốt; nó chỉ tồn tại khi học sinh tự tin vào bản thân, cólòng tự tôn cao Biết rõ mình có thể mắc lỗi là yếu tố quan trọng có thể mang lại sựtiến bộ và phát triển, giúp các em có thể đương đầu với khó khăn tốt hơn Sự hỗ trợphản hồi tích cực và mong đợi thực tế cần trở thành một phần của cuộc sống trong nhàtrường

Để tạo không khí thoải mái trong tiết dạy một trong những yếu tố là tính hàihước, sự vui vẻ, tiếng cười đúng lúc, đúng chỗ

Học sinh học tập hiệu quả nhất khi có cộng đồng học tập gắn kết và có sự quantâm lẫn nhau Đó là nền tảng tạo nên sự thoải mái cho học sinh Các thầy cô dạy cóhiệu quả sẽ quan tâm đến từng học sinh; biết được sở thích, điều kiện học tập, hoàncảnh gia đình của các em, nắm bắt được những khó khăn trong học tập của học sinh.Để tạo ra môi trường học tập gắn bó, các hoạt động học tập cần liên hệ với những kiếnthức đã biết của học sinh

Văn hóa gia đình đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng học tập Trên quanđiểm đó, ta xem xét nhà trường như là phần mở rộng của gia đình, do vậy cần rút ngắnkhoảng cách giữa ở nhà và ở trường Do vậy chúng ta phải tìm hiểu sự khác nhau của

về điều kiện của mỗi gia đình học sinh Vì không phải mọi học sinh có hoàn cảnh giađình ổn định và có cơ hội học tập, điều kiện sống giống nhau Nhà trường cần nỗ lựctạo ra bầu không khí hỗ trợ, gắn bó giữa nhà trường và gia đình, điều đó khuyến khíchsự tham gia của phụ huynh trong quá trình học tập của học sinh Các thầy cô dạy giỏi

Trang 7

coi lỗi của học sinh thường mắc phải là một phần tự nhiên trong quá trình dạy học, khiđược hỗ trợ và quan tâm, học sinh có thể thoải mái thể hiện nhận thức của mình màkhông sợ bị chế nhạo hay coi thường Điều này thể hiện rõ ở một số học sinh học ban

cơ bản trong trường THPT

Môi trường học tập và cách thức tổ chức học tập phải phù hợp với nhu cầu củahọc sinh Cảm giác thoải mái của học sinh thông qua sự cởi mở tiếp thu kiến thức tốt,

dễ dàng thích nghi, hòa nhập môi trường, không bị băn khoăn hay chán nản Các embộc lộ sự nhận thức về bản thân: sự tự tin, khả năng bênh vực cái đúng, bảo vệ lẽ phải,coi trọng bản thân và những người xung quanh Ở mức độ cao thể hiện sự liên hệ bêntrong (ý chí, tình cảm) Các em tự biết cái gì cần cho bản thân, cái gì cần làm, mongước, suy nghĩ và cảm nhận Các em cần phải cảm thấy an toàn, được tôn trọng trongmôi trường học tập thân thiện Bằng cách này là điều kiện học sinh đạt được mức độcao và tham gia tích cực vào quá trình học tập Cảm giác thoải mái và sự tham gia tíchcực có thể trở thành tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng của quá trình giáo dục.Điều đó có nghĩa là các thầy cô giáo cần phải thiết kế những hoạt động học tập nhằmđảm bảo mức độ tham gia cao của học sinh, đem đến cho các em niềm vui và sự hứngthú trong học tập

Những định hướng này sẽ làm thay đổi vai trò của thầy cô giáo và học sinh.Trong đó thầy cô giáo chủ yếu giữ vai trò là người tạo môi trường học tập thân thiện,phong phú, đa dạng, là người tư vấn, chỉ dẫn, động viên, kèm cặp, đưa đến nhữngthông tin phản hồi cần thiết, định hướng quá trình lĩnh hội tri thức và cuối cùng làngười thể chế hóa kiến thức

2.2.Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là gì?

a) Tính tích cực

Đây là phẩm chất của con người trong đời sống xã hội Hình thành và phát triểntích tích cực là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm đào tạo những conngười năng động, thích ứng và góp phần phát triển cộng đồng Tính tích cực là điềukiện, đồng thời là kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục

b) Tính tích cực học tập

Đó là những gì diễn ra bên trong người học, nói đến những hoạt động của chủthể Về thực chất là tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệvà nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức

Trang 8

Tính tích cực nhằm chuyển biến vị trí của học sinh từ đối tượng tiếp nhận trithức thụ động sang tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập Nó liên quan đếnđộng cơ học tập Động cơ đúng tạo nên hứng thú học tập là tiền đề của sự tự giác.Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực Tính tích cực quan hệchặt chẽ với tư duy độc lập Suy nghĩ, tư duy độc lập là mầm mống của sáng tạo.Ngược lại, học tập độc lập, tích cực, sáng tạo sẽ phát triển tính tự giác, hứng thú vànuôi dưỡng động cơ học tập.

Một số đặc điểm cơ bản thể hiện tính tích cực học tập của học sinh

 Có hứng thú học tập

 Tập trung chú ý tới bài học, nhiệm vụ học tập

 Mức độ tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi, thảo luận, ghi chép

 Có sáng tạo trong quá trình học tập

 Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập được giao

 Hiểu bài và có thể trình bày lại theo cách hiểu của mình

 Biết vận dụng những tri thức thu được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn

Bảng nguyên nhân những khác biệt trong hiệu quả học tập

động tới tâm can, bản thể

Các biểu hiện của học tích cực

 Tìm tòi, khám phá, tiến hành thí nghiệm,

 So sánh, phân tích, kiểm tra

 Thực hành, xây dựng,…

 Giải thích, trình bày, thể hiện, hướng dẫn,…

 Giúp đỡ, làm việc chung, liên lạc,…

 Thử nghiệm, giải quyết vấn đề, phá bỏ làm lại,…

 Tính toán,…

2.3.Phương pháp dạy và học tích cực

Trang 9

Đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực hóa các hoạt động học tậpvà phát triển tính sáng tạo của học sinh Trong đó các hoạt động học tập được địnhhướng bởi thầy cô giáo, học sinh không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham giavào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện tri thức, vận dụng kiến thức để giải quyếtcác vấn đề trong thực tiễn, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực sángtạo.

PPDH tích cực không phải là một PPDH cụ thể, mà là một khái niệm, bao gồmnhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật cụ thể khác nhau nhằm tích cực hóa, tăngcường sự tham gia của học sinh, tạo điều kiện tối đa cho học sinh phát triển khả nănghọc tập, năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề

PPDH tích cực mang lại cho học sinh sự hứng thú, niềm vui trong học tập, phùhợp với đặc tính ưa hoạt động của lứa tuổi, khi đã là niềm hạnh phúc sẽ giúp các em tựkhẳng định mình, nuôi dưỡng lòng khát khao sáng tạo Dạy và học tích cực nhấn mạnhđến tính tích cực của hoạt động của học sinh và tính nhân văn của giáo dục

Bản chất của dạy và học tích cực

- Khai thác động lực học tập của học sinh để phát triển chính các em

- Coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân học sinh để chuẩn bị tốt nhất cho các emsau này khi ra trường thích ứng với nhu cầu, đòi hỏi của xã hội

Sơ đồ thể hiện quan hệ của thầy cô giáo và học sinh:

15

Dạy và học tích cực thể hiện điều gì ?

 GS.TS G Kelchtermans

Sinh vi ên /Học sinh

Tạo ra tác động qua lại trong môi trường học tập an toàn

Giảng viên/giáo viên

- Tiêu chí hàng đầu của việc dạy và học là cách học.

- Phẩm chất cần phát huy mạnh mẽ là tính chủ động của học sinh.

- Công cụ cần khai thác triệt để là công nghệ thông tin và đa phương tiện.

2.4 Những dấu hiệu đặc trưng của dạy và học tích cực

Trang 10

Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

Khuyến khích học sinh tự lực khám phá những điều chưa biết trên cơ sở nhữngđiều đã biết Học sinh tham gia trực tiếp vào các tình huống, trực tiếp thảo luận, quansát, trao đổi, làm thí nghiệm, khuyến khích các em đưa ra những giải pháp riêng, độngviên các em trình bày những quan điểm riêng Qua đó không những chiếm lĩnh tri thứcmà còn làm chủ cách xây dựng kiến thức, từ đó tính tự chủ và sáng tạo có cơ hội đượcbộc lộ, rèn luyện

Tổ chức các hoạt động học tập của học sinh phải trở thành trung tâm của quátrình giáo dục.Thầy cô giáo cần phải biết lập kế hoạch dạy học để hướng dẫn học sinhphát triển các năng lực cần thiết trong cuộc sống, trong và ngoài nhà trường, hiện tạivà tương lai

Dạy học cần bám sát các vấn đề của thực tiễn, áp dụng kiến thức vào giải quyếtcác vấn đề thực tiễn thay cho việc nhồi nhét kiến thức, thông tin Điều đó giúp họcsinh nhận thức, thông hiểu, tự biết mình cần phải học gì? Và vì sao phải học chúng? Ví

dụ phần Thống kê (Đại số lớp 10) nếu không phải để giải quyết những vấn đề trướcmắt của cuộc sống đòi hỏi thì nó sẽ là những con số khô cứng, không có ý nghĩa gì

Trong quá trình dạy học chúng ta cần rèn luyện cho học sinh phương pháp tựhọc, sẽ tạo cho các em lòng say mê học tập, khơi dậy nội lực vốn có và kết quả sẽđược nâng lên

Dạy và học tích cực tập trung vào hoạt động học, tạo ra sự chuyển biến từ họctập thụ động sang chủ động, phát huy khả năng tự học ngay từ nhỏ của học sinh,không chỉ trong giờ học trên lớp mà ở cả hoạt động ngoài giờ lên lớp, ở nhà,…

Trong dạy học truyền thống, thường chỉ đơn thuần khuyến khích học sinh ghinhớ kiến thức Trong dạy học tích cực cần khuyến khích học sinh vận dụng kiến thứcvào điều kiện thực tế, giúp các em rèn luyện kỹ năng đã học

Hướng dẫn học sinh tự học, thầy cô giáo cần quan tâm đến những vấn đề sau:

- Học sinh có được tạo điều kiện để sáng tạo không?

- Học sinh có thể hoạt động độc lập không?

- Học sinh có được khuyến khích đưa ra các giải pháp của mình không?

- Học sinh có thể xây dựng con đường học tập cho riêng mình không?

- Học sinh có thể tự mình lựa chọn chủ đề, bài tập khác nhau không?

Trang 11

- Học sinh có thể tự đánh giá không?

- Học sinh có được tự chủ trong các hoạt động học tập không?

Tăng cường hoạt động của mỗi cá nhân, phối hợp với học tập hợp tác

Trong dạy học tích cực, thầy cô giáo cần quan tâm đến sự phân hóa về trình độnhận thức, cường độ, tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ học tập của mỗi học sinh.Trên

cơ sở đó xây dựng các nhiệm vụ, bài tập, mức độ hỗ trợ phù hợp với mỗi cá nhânnhằm phát huy tối đa khả năng của học sinh

Cần đặt học sinh vào mối tương tác giữa thầy – trò, trò – trò Khi đó học sinhkhông chỉ học qua thầy mà còn học được qua bạn, được chia sẻ kinh nghiệm sẽ kíchthích tính tích cực, chủ động của mỗi cá nhân, đồng thời hình thành năng lực tổ chức,điều khiển, lãnh đạo, các kỹ năng hợp tác, giao tiếp, trình bày, giải quyết vấn đề,…vàtạo môi trường học tập thân thiện Để việc này thực hiện có hiệu quả thầy cô giáo cầnhình thành cho các em thói quen học tập tự giác, tôn trọng, giúp đỡ lẫn nhau trongnhóm, trong lớp; giao việc phải rõ ràng, cụ thể, các thành viên trong nhóm phải cótrách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ được giao, tránh tình trạng ỷ lại, thậm chí phá rối,làm cho hoạt động hợp tác kém hiệu quả

Ngoài vai trò hoạt động cá nhân học tập hợp tác còn đề cao sự tương tác, ràngbuộc lẫn nhau Sự phân chia nhiệm vụ phải thể hiện mức độ hợp tác Kết quả làm việcphụ thuộc vào “Nguyên liệu” thu được trong nhóm Dạy học hợp tác nhằm phát triển ởhọc sinh những kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp xã hội, tích cực hóa hoạt độnghọc tập và tạo cơ hội bình đẳng trong học tập

Dạy và học chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhu cầu

và lợi ích của xã hội

Theo dấu hiệu này dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo, học sinh được chủ độnglựa chọn vấn đề mà mình quan tâm, ham thích, tự lực tiến hành nghiên cứu giải quyết

vấn đề và trình bày kết quả Đó là đặc trưng lấy học sinh làm trung tâm.

Các chủ đề, nội dung học sinh có thể tự đề xuất (Vận dụng sáng tạo mức độcao), hoặc lựa chọn trong số do thầy cô giới thiệu (Vận dụng mức độ thấp) nhưng nóphải gắn với nhu cầu, lợi ích của học sinh và các em phải thấy được giá trị, sự cần thiếtcủa những kiến thức đó

Dạy và học cần chú trọng đến sự quan tâm và hứng thú của học sinh, nhu cầu,lợi ích của xã hội nhằm phát huy cao độ tính tích cực, tự lực, rèn luyện cho học sinhcách làm việc độc lập, phát triển tư duy sáng tạo, kỹ năng tổ chức công việc, trình bày

Trang 12

kết quả Phải đảm bảo nguyên tắc phân hóa trong dạy học, quan tâm đến mọi đốitượng, không có học sinh bị “ Bỏ rơi”

Dạy và học coi trọng hướng dẫn, tìm tòi

Giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và nhấn mạnh rằng học sinhcó thể học thông qua hoạt động Nó giúp các em khả năng làm việc độc lập, tự giác, tưduy lô gic, khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá

49

Mối quan hệ giữa các mức độ hỗ trợ của GV với nhu cầu của HS

Cân bằngNhàm chán

Không tíchcựcKhông có

Tích cực

Cân bằngNhàm chán

Ít

Thiếu thốn(bị bỏ rơi)

Tích cựcCân bằng

Nhiều

Không có

ÍtNhiều

Hỗ trợ

Nhu cầu

Một nhiệm vụ học tập tốt đặt ra sự thách thức đối với học sinh, không nên quá

dễ gây nên sự nhàm chán, cũng không quá khó gây ra sự lo lắng Do vậy cần đa dạngvà thiết phù hợp từng loại đối tượng học sinh trong điều kiện cho phép Thầy cô giáocần hỗ trợ kịp thời: yêu cầu nhìn lại nhiệm vụ, liên hệ kiến thức đã học,…

Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của học sinh

Trong dạy học thụ động thì đánh giá là nhiệm vụ của thầy cô giáo, chủ yếu làqua điểm số bài kiểm tra, thi cử dẫn đến học vẹt, học tủ, đối phó và kết quả giáo dụcyếu kém

Trong dạy và học tích cực, đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thựctrạng và điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh mà còn nhận định thực trạng, điềuchỉnh hoạt động dạy của thầy cô giáo

Tự đánh giá là hình thức học sinh tự liên hệ phần nhiệm vụ đã thực hiện với cácmục tiêu của quá trình học tập Đó là sự đánh giá những nỗ lực, quá trình và kết quả, ởmức độ cao hơn là học sinh có thể phản hồi lại quá trình học của mình

Trang 13

Như vậy tự đánh giá giữ vai trò quan trọng trong đánh giá vì học sinh chủ độngxem xét lại quá trình, kết quả học tập của mình để tự điều chỉnh cách học, xác địnhđộng cơ học tập, lập kế hoạch tự nâng cao kết quả học tập Tự đánh giá đúng và điềuchỉnh hoạt động học tập kịp thời là năng lực cần thiết cho sự thành đạt trong cuộc sốngmà nhà trường phải trang bị cho học sinh Đây là sự khác biệt giữa dạy học thụ độngvà dạy học tích cực.

Cùng với tự đánh giá, thầy cô giáo cần tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhauhay đánh giá “đồng đẳng” Các nhóm học sinh trong cùng lớp đánh giá công việc, kếtquả công việc lẫn nhau Chủ yếu dùng hỗ trợ học sinh trong quá trình học Nó đượcdựa trên các tiêu chí do thầy cô giáo cung cấp, các tiêu chí này cần rõ ràng, diễn giải

2.5.Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực như thế nào?

Đổi mới PPDH theo hướng tích cực chính là phát huy tính tích cực của học sinhtức là “Lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm”

Dưới sự thiết kế, tổ chức, định hướng của thầy cô giáo học sinh được tham giavào quá trình hoạt động học tập từ khâu phát hiện vấn đề, tìm giải pháp cho vấn đề đặt

ra, thực hiện các giải pháp và rút ra kết luận Đổi mới PPDH theo hướng tích cực cónghĩa hoạt động học tập phải được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa hoạt động cá nhânhọc sinh và hoạt động hợp tác, trong mối quan hệ giữa thầy và trò, trò – trò trong môitrường học tập thân thiện, an toàn

Học sinh là chủ thể hoạt động, thầy cô giáo đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn,đòi hỏi thầy cô giáo phải có kiến thức sâu rộng, có kỹ năng sư phạm, đặc biệt phải cótình cảm nghề nghiệp, hết lòng vì học sinh thì việc đổi mới PPDH mới có hiệu quả

Với phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, người Thầy tạo ranhững tình huống gợi vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác,tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề, thông qua đó mà kiến tạo tri thức,rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục tiêu học tập khác Đặc điểm của phươngpháp này:

Trang 14

 Học sinh được đặt vào một tình huống gợi vấn đề chứ không phải là được thôngbáo tri thức dưới dạng có sẵn.

 Học sinh hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, tận lực huy động trithức và khả năng của mình để phát hiện giải quyết vấn đề chứ không phải chỉnghe Thầy giảng một cách thụ động

 Mục tiêu dạy học không phải chỉ làm cho học sinh lĩnh hội kết quả của quátrình phát hiện và giải quyết vấn đề, mà còn làm cho họ phát triển khả năng tiếnhành những quá trình như vậy

* Các bước thực hiện dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề:

Bước 1: Phát hiện và thâm nhập vấn đề

 Phát hiện vấn đề từ những tình huống gợi ra cho học sinh những khókhăn về lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết và có khả năng vượtqua, nhưng không phải ngay tức khắc nhờ một thuật giải mà phải trảiqua một quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động - các tình huống như thếnày thường do Thầy tạo ra Từ đó, người học có thể liên tưởng nhữngcách suy nghĩ tìm tòi khám phá, dự đoán

 Giải thích và chính xác hóa tình huống để hiểu đúng vấn đề đặt ra

 Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó

Bước 2: Tìm giải pháp

Việc tìm một cách giải quyết vấn đề được thực hiện theo sơ đồ:

Bắt đầu

Phân tích vấn đề

Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết

Hình thành giải pháp

Giải pháp đúng

Kết thúcBước 3: Trình bày giải pháp

Trang 15

Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp

 Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả

 Đề xuất những vấn đề mới có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa,lật ngược vấn đề, và giải quyết nếu có thể

Vai trò của thầy cô giáo và học sinh trong dạy và học tích cực

Định hướng / Hướng dẫn Nghiên cứu, tìm tòi

Trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra Tự kiểm tra, tự điều chỉnh

Mục đích của dạy và học tích cực so với dạy học thụ động:

- Học có hiệu quả hơn, bài học sinh động hơn

- Quan hệ thầy – trò, trò – trò tốt hơn

- Hoạt động học tập phong phú hơn; học sinh hoạt động nhiều hơn

- Thầy cô giáo có nhiều cơ hội giúp học sinh hơn

- Quan tâm nhiều hơn đến sự phát triển cá nhân của học sinh

Trong dạy học không có phương pháp hoàn toàn thụ động và phương pháphoàn toàn tích cực.Vấn đề là thầy cô giáo phải vận dụng các PPDH thế nào để pháthuy tính tích cực, chủ động của học sinh

2.6.Điều kiện đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực

Đòi hỏi thầy cô giáo phải biết kế thừa, phát huy những ưu điểm, khắc phụcnhược điểm của các PPDH truyền thống và cập nhật các PPDH hiện đại sao cho phùhợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy học của nhà trường, địa phương

Các điều kiện để thực hiện dạy học tích cực

- Nâng cao trình độ, năng lực sư phạm của đội ngũ thầy cô giáo

- Điều chỉnh chương trình, SGK cho phù hợp với thực tế giáo dục, điều kiện vàhoàn cảnh của địa phương

- Đảm bảo có đủ đồ dùng dạy học tối thiểu, trang thiết bị và cơ sở vật chất theoquy định

- Đổi mới kiểm tra đánh giá

- Nâng cao trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý, đổi mới côngtác chỉ đạo quản lý của các cấp

Như vậy trọng dạy và học tích cực, vai trò của thầy cô giáo quyết định chấtlượng giáo dục

Trang 16

Yêu cầu đối với thầy cô giáo trong dạy và học tích cực

Trách nhiệm- lương tâm của người thầy

- Có thái độ tích cực, thân thiện đối với học sinh

- Có nhạy cảm sư phạm

- Linh hoạt, sáng tạo trong vận dụng các PPDH, tổ chức các hoạt động dạy họcđảm bảo sự tương tác giữa thầy cô giáo và học sinh, giữa học sinh và học sinh

Đáp ứng sự đa dạng của dạy và học tích cực

- Hiểu rõ bản chất của dạy và học tích cực

- Có năng lực chuyên môn vững vàng

- Có thái độ coi trọng sự khác biệt của học sinh và có khả năng tổ chức các hoạtđộng dạy học đáp ứng khả năng, năng lực của học sinh

2.7 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC

2.7.1 Dạy học theo dự án

a Khái niệm dạy học theo dự án

Dạy học theo dự án (DHDA) là một hình thức dạy học, trong đó người học thựchiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, có tạo

ra các sản phẩm có thể giới thiệu Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tựlực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế họach, đếnviệc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của DHDA

b Đặc điểm của dạy học theo dự án

- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống củathực tiễn xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống Nhiệm vụ dự áncần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học

- Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tậptrong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội Trong những trường hợp lý tưởng,việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực

- Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung họctập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân Ngoài ra, hứng thú của người học cầnđược tiếp tục phát triển trong quá trình thực hiện dự án

- Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặcmôn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp

Trang 17

- Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữanghiên cứu lý thuyết và vận dung lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành.Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹnăng hành động, kinh nghiệm thực tiễn của người học.

- Tính tự lực cao của người học : Trong DHDA, người học cần tham gia tíchcực và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học Điều đó cũng đòi hỏi và khuyếnkhích tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn,hướng dẫn, giúp đỡ Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năngcủa HS và mức độ khó khăn của nhiệm vụ

- Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trongđó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm.DHDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thànhviên tham gia, giữa HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trongdự án Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã hội

- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm đượctạo ra Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong

đa số trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thựctiễn, thực hành Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu

c Các dạng của dạy học theo dự án

DHDA có thể được phân loại theo nhiều phương diện khác nhau Sau đây làmột số cách phân loại dạy học theo dự án:

- Phân loại theo chuyên môn

+ Dự án trong một môn học: trọng tâm nội dung nằm trong một môn học

+ Dự án liên môn: trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau

+ Dự án ngoài chuyên môn: Là các dự án không phụ thuộc trực tiếp vào các mônhọc, ví dụ dự án chuẩn bị cho các lễ hội trong trường

- Phân loại theo sự tham gia của người học: dự án cho nhóm HS, dự án cá nhân Dự

án dành cho nhóm HS là hình thức dự án dạy học chủ yếu Trong trường phổ thôngcòn có dự án toàn trường, dự án dành cho một khối lớp, dự án cho một lớp học

- Phân loại theo sự tham gia của GV: dự án dưới sự hướng dẫn của một GV, dự án với

sự cộng tác hướng dẫn của nhiều GV

- Phân loại theo quỹ thời gian: K.Frey đề nghị cách phân chia như sau:

+ Dự án nhỏ: thực hiện trong một số giờ học, có thể từ 2-6 giờ học

Trang 18

+ Dự án trung bình: dự án trong một hoặc một số ngày (“Ngày dự án”), nhưng giớihạn là một tuần hoặc 40 giờ học.

+ Dự án lớn: dự án thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần (hay 40 giờhọc), có thể kéo dài nhiều tuần (“Tuần dự án”)

Cách phân chia theo thời gian này thường áp dụng ở trường phổ thông Trong đào tạođại học, có thể quy định quỹ thời gian lớn hơn

- Phân loại theo nhiệm vụ

Dựa theo nhiệm vụ trọng tâm của dự án, có thể phân loại các dự án theo các dạng sau:+ Dự án tìm hiểu: là dự án khảo sát thực trạng đối tượng

+ Dự án nghiên cứu: nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích các hiện tượng, quátrình

+ Dự án thực hành: có thể gọi là dự án kiến tạo sản phẩm, trọng tâm là việc tạo racác sản phẩm vật chất hoặc thực hiện một kế hoạch hành động thực tiễn, nhằm thựchiện những nhiệm vụ như trang trí, trưng bày, biểu diễn, sáng tác

+ Dự án hỗn hợp: là các dự án có nội dung kết hợp các dạng nêu trên

Các loại dự án trên không hoàn toàn tách biệt với nhau Trong từng lĩnh vực chuyênmôn có thể phân loại các dạng dự án theo đặc thù riêng

d Tiến trình thực hiện DHDA

Dựa trên cấu trúc chung của một dự án trong lĩnh vực sản xuất, kinh tế nhiềutác giả phân chia cấu trúc của dạy học theo dự án qua 4 giai đoạn sau: Quyết định, lậpkế hoạch, thực hiện, kết thúc dự án Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp,người ta có thể chia cấu trúc của DHDA làm nhiều giai đoạn nhỏ hơn Sau đây trìnhbày một cách phân chia các giai đoạn của dạy hoc theo dự án theo 5 giai đoạn

+ Chọn đề tài và xác định mục đích của dự án : GV và HS cùng nhau đề xuất, xácđịnh đề tài và mục đích của dự án Cần tạo ra một tình huống xuất phát, chứa đựngmột vấn đề, hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệvới hoàn cảnh thực tiễn xã hội và đời sống Cần chú ý đến hứng thú của người họccũng như ý nghĩa xã hội của đề tài GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để họcviên lựa chọn và cụ thể hoá Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến về việc xác định

đề tài có thể xuất phát từ phía HS Giai đoạn này được K.Frey mô tả thành hai giaiđoạn là đề xuất sáng kiến và thảo luận sáng kiến

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện: trong giai đoạn này HS với sự hướng dẫn của GVxây dựng đề cương cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án Trong việc xây

Trang 19

dựng kế hoạch cần xác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu,kinh phí, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong nhóm.

+ Thực hiện dự án : các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đã đề ra chonhóm và cá nhân Trong giai đoạn này HS thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạtđộng thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau.Kiến thức lý thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thựctiễn Trong quá trình đó sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra

+ Thu thập kết quả và công bố sản phẩm : kết quả thực hiện dự án có thể được viếtdưới dạng thu hoạch, báo cáo, luận văn… Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chấtđược tạo ra qua hoạt động thực hành Sản phẩm của dự án cũng có thể là nhữnghành động phi vật chất, chẳng hạn việc biểu diễn một vở kịch, việc tổ chức một sinhhoạt nhằm tạo ra các tác động xã hội Sản phẩm của dự án có thể được trình bàygiữa các nhóm sinh viên, có thể được giới thiệu trong nhà trường, hay ngoài xã hội.+ Đánh giá dự án: GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinhnghiệm đạt được Từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếptheo Kết quả của dự án cũng có thể đuợc đánh giá từ bên ngoài Hai giai đoạn cuốinày cũng có thể được mô tả chung thành giai đoạn kết thúc dự án

Việc phân chia các giai đoạn trên đây chỉ mang tính chất tương đối Trong thực tếchúng có thể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần đượcthực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án Với những dạng dự án khác nhau có thểxây dựng cấu trúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án Giai đoạn 4 và 5 cũngthường được mô tả chung thành một giai đoạn (giai đoạn kết thúc dự án)

e Ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án

*Ưu điểm: Các đặc điểm của DHDA đã thể hiện những ưu điểm của PPDH này Có

thể tóm tắt những ưu điểm cơ bản sau đây của dạy học theo dự án:

· Gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội;

· Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học;

· Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm;

· Phát triển khả năng sáng tạo;

· Rèn luyện năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp;

· Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn;

· Rèn luyện năng lực cộng tác làm việc;

· Phát triển năng lực đánh giá

Trang 20

· DHTDA đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.

Tóm lại DHDA là một hình thức dạy học quan trọng để thực hiện quan điểm dạy họcđịnh hướng vào người học, quan điểm dạy học định hướng hoạt động và quan điểmdạy học tích hợp DHDA góp phần gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động,nhà trường và xã hội, tham gia tích cực vào việc đào tạo năng lực làm việc tự lực, nănglực sáng tạo, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, tinh thần trách nhiệm và khảnăng cộng tác làm việc của người học

2.7.2 Dạy học theo hợp đồng

a.Khái niệm dạy học theo hợp đồng: Là PP tổ chức hoạt động học tập, trong đó HS

làm việc theo một gói các nhiệm vụ trong một khoảng thời gian nhất định

- Dạy học theo hợp đồng HS sẽ được giao một hợp đồng trọn gói bao gồm cácnhiệm vụ khác nhau: Nhiệm vụ bắt buộc và nhiệm vụ tự chọn

- Hợp đồng sẽ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định ( có thểnhiều hơn 1 tiết học)

- HS sẽ chủ động xác định thời gian và thứ tự thực hiện các nhiệm vụ

b.Ưu điểm của dạy học theo hợp đồng:

- Cho phép phân hóa nhịp độ và trình độ của HS;

- Tăng cường tính độc lập của HS;

- Nâng cao ý thức trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ học tập;

- GV có nhiều cơ hội hướng dẫn cá nhân;

- Các hoạt động học tập sẽ phong phú hơn;

- Lựa chọn đa dạng;…

c.Các bước dạy học theo hợp đồng

- Bước 1: Chuẩn bị

+ Lựa chọn nội dung bài học phù hợp

Ngày đăng: 17/12/2018, 18:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị Mai Hương (2008), Vận dụng mô hình học hợp tác nhằm nâng cao kết quả học toán của học sinh, , Đại học sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vận dụng mô hình học hợp tác nhằm nâng cao kết quảhọc toán của học sinh
Tác giả: Lê Thị Mai Hương
Năm: 2008
2. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy (1992), Phương pháp dạy học môn Toán, Tập 1, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn Toán, Tập 1
Tác giả: Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1992
3. Nguyễn Bá Kim (2008): Phương pháp dạy học môn toán. Nhà xuất bản đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học môn toán
Tác giả: Nguyễn Bá Kim
Năm: 2008
4. Hoàng Lê Minh, (2007), “Rèn luyện kỹ năng t duy cho học sinh khi thảo luận nhóm trong giờ học môn Toán ”, Tạp chí giáo dục, số 162, tr 31- 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kỹ năng t duy cho học sinh khithảo luận nhóm trong giờ học môn Toán ”, "Tạp chí giáo dục, số 162
Tác giả: Hoàng Lê Minh
Năm: 2007
5. Hoàng Lê Minh,(2007) “Thiết kế tình huống hoạt động hợp tác trong dạy học môn Toán”, Tạp chí Giáo dục, số157, tr 31- 33 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế tình huống hoạt động hợp tác trong dạy học mônToán”, "Tạp chí Giáo dục, số157
6. Nguyễn Cảnh Toàn (2006), Nên học toán thế nào cho tốt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nên học toán thế nào cho tốt
Tác giả: Nguyễn Cảnh Toàn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
7. Trần Vui (2005), Một số xu hướng đổi mới trong dạy học toán ở trường trung học phổ thông, Giáo trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông chu kì III, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số xu hướng đổi mới trong dạy học toán ở trường trung họcphổ thông
Tác giả: Trần Vui
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2005
8. Trần Vui (2006), Dạy và học có hiệu quả môn toán theo những xu hướng mới , Đại học Sư Phạm, Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học có hiệu quả môn toán theo những xu hướng mới
Tác giả: Trần Vui
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w