1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vận dụng kí họa vào dạy học phân môn vẽ tranh trong chương trình mỹ thuật lớp 8 tại trường trung học cơ sở minh cường

141 318 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 4,85 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN HUYỀN TRANG VẬN DỤNG KÍ HỌA VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANH TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỸ THUẬT LỚP 8 TẠI TRƯỜNG TRUNG

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

NGUYỄN HUYỀN TRANG

VẬN DỤNG KÍ HỌA VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANH TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỸ THUẬT LỚP 8 TẠI TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ MINH CƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN MỸ THUẬT

Khóa 2 (2016 - 2018)

Hà Nội, 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

NGUYỄN HUYỀN TRANG

VẬN DỤNG KÍ HỌA VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANH TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỸ THUẬT LỚP 8 TẠI TRƯỜNG

TRUNG HỌC CƠ SỞ MINH CƯỜNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Nghĩa Phương Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào khác

Hà Nội, ngày 29 tháng 06 năm 2018

Tác giả

Nguyễn Huyền Trang

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 11

1.1 Cơ sở lý luận về dạy học phân môn vẽ tranh trong chương trình Mỹ thuật lớp 8 11

1.1.1 Các khái niệm cơ bản của đề tài 11

1.1.2 Khái quát về chương trình Mỹ thuật lớp 8 13

1.1.3 Khái quát phân môn vẽ tranh trong chương trình Mỹ thuật ở trường Trung học cơ sở 18

1.1.4 Mục đích, yêu cầu của phân môn vẽ tranh 21

1.1.5 Phương pháp dạy học Mỹ thuật và phân môn vẽ tranh 21

1.2 Khái quát về Kí họa 24

1.2.1 Đặc điểm cơ bản của kí họa 24

Khái quát ngắn gọn hơn về các đặc điểm cơ bản của kí họa: 26

1.2.2 Phương tiện vẽ kí họa 27

1.2.3 Ngôn ngữ của kí họa trong tranh 30

1.2.4 Vai trò của kí họa 34

1.3 Thực trạng dạy phân môn vẽ tranh trong chương trình mỹ thuật lớp 8 tại trường Trung học Cơ sở Minh Cường 35

1.3.1 Vài nét về trường Trung học Cơ sở Minh Cường 35

1.3.2 Đặc điểm học sinh 36

1.3.3 Cơ sở vật chất 37

1.3.4 Thực trạng về dạy và học phân môn vẽ tranh 38

Tiểu kết 41

Chương 2:VẬN DỤNG KÝ HỌA VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANH TRONG CHƯƠNG TRÌNH MỸ THUẬT LỚP 8 42

2.1 Sự cần thiết của kí họa với phân môn vẽ tranh 42

Trang 6

2.2 Vận dụng kí họa vào giảng dạy phân môn vẽ tranh 47

2.2.1 Đề xuất giải pháp 50

2.2.2 Các bài học ứng dụng 56

2.3.1 Thực nghiệm sư phạm 63

2.3.2 Đánh giá 78

Tiểu kết 80

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 86

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việc dạy và học môn mỹ thuật đã hiện diện khá lâu trong chương trình phổ thông cơ sở của nước ta Tuy nhiên tôi thấy ở môn Mỹ thuật lớp 8 khi bước vào loạt bài vẽ tranh theo các đề tài như tranh cổ động, minh họa truyện cổ tích, bố cục tranh gia đình hay đề tài về Ngày nhà giáo Việt Nam thì các học sinh rất lúng túng, rất nhiều học sinh không biết làm thế nào để

vẽ được hình theo ý mình Thời gian làm bài trên lớp không đủ cho học sinh vừa tư duy hình ảnh, vừa sáng tạo ý tưởng gắn liền nội dung bài học, vừa ghi lại, hầu hết đành lấy các hình mẫu trên mạng hoặc từ sách báo để chép và nộp cho có bài Cách làm như vậy chưa đúng với mục đích giáo dục trong bộ môn Mỹ thuật ở trường Trung học Cơ sở, thậm chí có thể làm hỏng khả năng sáng tạo của học sinh

Phân môn vẽ tranh trong chương trình giáo dục mỹ thuật Trung học

Cơ sở là phân môn có tính tổng hợp: vẽ theo mẫu, sử dụng màu sắc, sắp xếp bố cục, khả năng quan sát, ghi nhớ Nhằm vẽ lại, sáng tạo hình ảnh của một phong cảnh, một bố cục sinh hoạt hay nêu lên một vấn đề trong cuộc sống Mục đích để phát triển khả năng sáng tạo của học sinh, đây cũng là phân môn tạo được nhiều hứng thú học tập cho học sinh

Bước đầu tôi tìm hiểu kỹ tất cả các bài vẽ tranh của môn Mỹ thuật lớp 8 THCS để xem xét về các mặt: hiệu quả, tạo dáng nhân vật, lựa chọn bối cảnh, cách thức bố cục, nguồn gốc các hình tượng nhân vật, hiệu quả đường nét - hình mảng - đậm nhạt - màu sắc Cần xem xét thực tế giảng dạy môn mỹ thuật ở trường THCS - cụ thể ở đây là trường THCS Minh Cường để tham khảo ý kiến các thầy cô về vần đề này Được sự đồng ý của thầy hiệu trưởng và các thầy cô giáo dạy bộ môn mỹ thuật trường THCS Minh Cường, tôi đã dự một số giờ tập vẽ của các học sinh lớp 8

Trang 8

Đúng là các học sinh đã rất lúng túng khi phải tìm bối cảnh và hình tượng nhân vật cho các bài vẽ tranh theo đề tài Không học sinh nào có sẵn hình tượng do chính bản thân tìm ra từ thực tế hay từ ý tưởng mà học sinh

đó muốn, nếu có ý tưởng thì cũng không biết cách nào vẽ ra cho được Vì vậy các em đành lấy hình từ trên mạng hoặc sách báo, thậm chí lấy nguyên

cả bối cảnh - hình tượng, thậm chí cả bố cục và màu sắc… chép lại cho có bài Đây là cách học đối phó rất đáng trách Tôi để ý đã từng có lần sách giáo khoa mỹ thuật phổ thông in tranh của học sinh mà hóa ra em này chép lại bức tĩnh vật của danh họa Matisse của Pháp (về sau sách tái bản đã bỏ tranh này, có lẽ vì ban biên tập đã nhận ra và sửa sai) Đấy mới chỉ là một

ví dụ điển hình vì học sinh đó vẽ đẹp và khá giống tranh mẫu Đôi khi vì các bài giao về nhà làm (thời gian ở lớp không đủ) lại xảy ra việc các phụ huynh vì thương con nên đã vẽ hộ Như vậy, nếu để tình trạng này tiếp diễn thì sẽ làm sai lệch mục đích giáo dục mỹ thuật cho học sinh cấp Trung học

Cơ sở

Vì những lý do kể trên, tôi thử tìm tòi, nghiên cứu các cách thức dạy

kí họa cơ bản, từ trường quy cũng như qua thực tế của các bậc thầy kí họa Việt Nam hay thế giới để lựa chọn và rút gọn sao cho thích hợp với học sinh Trung học Cơ sở Tôi muốn vận dụng kí họa vào việc xây dựng bài giảng cho học sinh, để các em có thể tự tin ghi chép từ thực tế nhằm lấy tư liệu cho bản thân để làm tranh theo ý mình cho đúng phương pháp mỹ thuật, thoát khỏi cách chép hình rất có hại Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề

tài "Vận dụng kí họa vào dạy học phân môn vẽ tranh trong chương trình

Mỹ thuật lớp 8 tại trường Trung học Cơ sở Minh Cường" Tôi mong đây

sẽ là đề tài gợi mở về một trong số các phương pháp xây dựng bài giảng cho đồng nghiệp, lên ý tưởng bài vẽ tranh phong phú và đa dạng

Trang 9

2 Lịch sử nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Kí họa được đề cập rất nhiều trong các ấn phẩm nghiên cứu mỹ thuật, những tài liệu mang tính khái quát, cung cấp nhiều ví dụ cụ thể, đưa

ra khái niệm mang tính lý thuyết

Mary Suffudy (1988), Les secrets du croquis, Nxb Broquet,

Incorporated Sách có 144 trang, nghiên cứu về kí họa nói chung, dụng cụ

và các kỹ thuật cơ bản; nêu một số các đề tài; kí họa hình dáng theo mẫu,

bố cục và các sắc độ; áp dụng từ kí họa đến vẽ tranh; sửa chữa hoàn chỉnh tác phẩm Nội dung đưa ra khá nhiều nhưng chưa sâu Theo James Gurney

và Thomas Kiukade hai họa sĩ góp kiến thức xây dựng lên quyển sách này,

có bốn cách khác nhau khi vẽ kí họa: 1- vẽ nguệch ngoạc, 2- vẽ chơi, 3- vẽ theo mẫu và 4- kí họa sắc độ Sẽ học cách vẽ đường viền như thế nào, hướng dẫn sử dụng bút than và mực nâu, đen để tạo ra những đường nét tinh tế của cơ thể con người, sử dụng màu nước và sắc độ thích hợp với kí họa thực hiện tại chỗ; bên ngoài phòng vẽ Không chỉ giúp làm quen với các dụng cụ chủ yếu cần để vẽ kí họa cũng với kỹ thuật thể hiện cơ bản, mà còn hướng cho người đọc phong cách thẩm mỹ, cá tính của người vẽ thông qua tác phẩm

Ocvirk, Stinson, Wigg, Bone, Cayton (1997, tái bản lần thứ 8), Art Rundamentals, Nxb McGraw-Hill (Bản tiếng Việt là Lê Thành dịch

(2006), Những nền tảng của mỹ thuật, Nxb mỹ thuật - Công ty văn hóa Minh Trí, nhà sách Văn Lang) Sách gồm 10 chương, trong đó có rất nhiều

lý thuyết và minh họa cụ thể, trở thành tài liệu tham khảo của đề tài nghiên cứu: Bố cục, đường nét, tính chất biểu cảm của đường nét, sắc độ Cụ thể hơn ở chương 1 - Dẫn nhập, nói về nhu cầu và sự tìm kiếm nghệ thuật Một

Trang 10

số định nghĩa đưa ra nhấn mạnh đến sự "vui thích" như là một thành tố của nghệ thuật, những cố gắng nhằm định nghĩa nghệ thuật và cho thấy rằng không phải ai cũng có cảm nghĩ giống nhau về nghệ thuật Ngày nay, một

số nghệ sĩ cho rằng "cái đẹp" là cái đã lạc hậu, tôi nghĩ không hẳn vậy mà cũng có thể là vậy Bởi vì, "cái đẹp" luôn được số đông ưa chuộng, một số khác đôi khi như tôi thích những cái mới lạ, độc đáo có thể chưa hoàn hảo

so với chuẩn mực chung nhưng lại đẹp theo cách riêng của nó và đẹp dưới cách nhìn của tôi Trong cuốn sách này còn cung cấp rất nhiều những kiến thức cần thiết, không chỉ nêu ra những thành tố cơ bản của nghệ thuật: Đề tài, bố cục, nội dung mà còn nêu ra các nguyên tắc cơ bản thứ tự thuộc thị giác Và việc dậy môn Mỹ thuật tại bậc Trung học Cơ sở bước đầu để học sinh biết đánh giá nghệ thuật, biết thưởng thức cái đẹp bởi cái đẹp luôn hiện hữu xung quanh chúng ta, Học sinh nắm được lý thuyết để thực hành,

từ đó hình thành năng lực thẩm mỹ của bản thân

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Đã có nhiều nghiên cứu về mảng kí họa nói chung, sách dạy học mỹ thuật và một số khóa luận đã đề cập liên quan đến đề tài

Gia Bảo (2009), Mỹ thuật căn bản và nâng cao: VẼ KÝ HỌA NÉT:

Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội Sách gồm bốn chương, chương 1 nghiên cứu về phương pháp học tập tốc họa, sao lại nhiều lần các bài vẽ, luyện vẽ nhiều

để nâng cao trình độ, cần đối chiếu với các tác phẩm ưu tú để so sánh, nâng cao nhận thức và khả năng tư duy; luyện tốc họa từ chậm đến nhanh Chương 2: Hình thức và luyện tập chính của tốc họa Xuất phát từ kết cấu của hình thể tốc họa lấy đường nét là chính và kết hợp với các đường bề mặt Chương 3: Vận dụng đường; đường giao nhau, tương phản của đường,

tỉ lệ của đường, về kết cấu Chương 4: Các bước và phương pháp cơ bản để

Trang 11

vẽ chậm chân dung người, quan sát chỉnh thể, nắm vững đối tượng; bố cục cấu trúc của hình; định hình đặt bút vẽ; khẳng định về bố cục; hoàn thành điều chỉnh Sách chủ yếu dạy cách vẽ tốc họa, vẽ tốc họa bằng đường nét, một số hình thức và luyện tập chính của tốc họa Đa số các bài tốc họa điển hình ở đây rất đẹp và chi tiết nhưng chỉ nghiên cứu vẽ người mà thiếu tốc họa phong cảnh, động vật, tốc họa ở đây chỉ là một trong những hình thức của kí họa, để nghiên cứu sâu về kí họa thì chưa đủ

Gia Bảo (2013), Vẽ kí họa Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội Gồm bẩy

chương, bao quát về dụng cụ chuẩn bị, phương pháp luyện tập, các bước tiến hành, đôi điều cần biết về phương pháp vẽ nhanh, kỹ xảo vẽ thực, cải tiến và cuối cùng là thưởng thức tác phẩm ví dụ Có hình mẫu và hình kí họa đặt cạnh, đi sâu vào kết cấu người, dựa theo phương pháp mô phỏng vẽ phác họa ngũ quan chi tiết khuôn mặt; kết cấu của tay, chân; nếp nhăn quần áo; kí họa dáng người và cảnh xung quanh, nhóm người, có nhiều hình minh họa cụ thể Nhưng chưa thực sự đầy đủ, thiếu về nghiên cứu kí họa phong cảnh và mới giới thiệu dụng cụ chuẩn bị cơ bản có phần sơ sài như: bút chì, giấy, kẹp vẽ

Nguyễn Lăng Bình (2004), Kí họa Nxb Đại học sư phạm Giáo trình

đào tạo giáo viên Trung học Cơ sở hệ cao đẳng sư phạm, gồm ba chương chính Chương 1 nêu rõ khái niệm về kí họa; mục đích, yêu cầu của kí họa; vai trò của kí họa trong học tập và sáng tác hội họa; các thể loại vẽ kí họa;

kí họa nhanh; kí họa thâm diễn; giới thiệu một số tranh vẽ kí họa của họa sĩ Việt Nam và thế giới Chương 2: Mục đích và yêu cầu kí họa cảnh; phương pháp, cách vẽ kí họa cảnh bằng chì Chương 3: Kí họa động vật, người Nêu mục đích, yêu cầu, phương pháp và cách thực hành vẽ kí họa dáng tĩnh, động một người và của nhóm người

Trang 12

Triệu Khắc Lễ (chủ biên) - Trần Tuấn - Khắc Tiến (2008), Giáo trình kí họa 2 Nxb Đại học sư phạm Giáo trình củng cố bổ sung về vẽ kí

họa cảnh, người và động vật chi tiết hơn, đặt ra những yêu cầu chung về vẽ

kí họa cảnh, người, động vật bằng mực nho, màu nước Sự giống và khác nhau trong sử dụng chất liệu, phương tiện kí họa người và động vật Bổ sung kiến thức vẽ nếp nhăn quần áo, vẽ kí họa dáng người chuyển động

Triệu Khắc Lễ (2008), Giáo trình kí họa 3 Nxb Đại học sư phạm

Giáo trình chia làm hai chương lớn Bổ sung kiến thức cho hai cuốn giáo trình xuất bản trước đó, vai trò của nét đậm và nét nhạt trong vẽ kí họa, vẽ

kí họa bằng bột màu và một số chất liệu khác, kí họa và bố cục tranh Vẽ kí họa sâu dáng người (đen, trắng), vẽ kí họa cảnh và người bằng màu bột, màu goát Đưa ra các câu hỏi để ôn lại kiến thức, hướng dẫn thực hiện và đưa ra các bài tham khảo của họa sĩ và sinh viên

Hồ Thị Hải, Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng phương pháp kí họa vào bài vẽ tranh phong cảnh, Trường THCS Nguyễn Tất Thành [32] Đối

tượng nghiên cứu của đề tài là các bài vẽ tranh phong cảnh, tranh đề tài khối lớp 7 và khối lớp 9 trường THCS Nguyễn Tất Thành

Lê Thị Hoạch (2011), Khóa luận tốt nghiệp: Kí họa phong cảnh trong học tập và sáng tác mỹ thuật Trường Đại học sư phạm nghệ thuật

trung ương Khóa luận nêu ra một số nét chung về kí họa, kí họa phong cảnh với sinh viên và họa sĩ trong quá trình sáng tác mỹ thuật

Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Mỹ thuật Tóm tắt giáo dục mỹ thuật cho học sinh được chia thành hai giai đoạn: giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp, cụ thể ở bậc trung học cơ sở nằm trong giai đoạn giáo dục thẩm mỹ cơ bản, Mỹ thuật là một môn học bắt buộc Chương trình đảm bảo cho học sinh về năng lực thẩm mỹ: Kết hợp được các giác quan để khám phá đối tượng

Trang 13

thẩm mỹ, phát hiện và nhận biết được giá trị thẩm mỹ cơ bản trong các tác phẩm Cảm nhận, liên tưởng thẩm mỹ, nhận biết yếu tố thẩm mỹ, sáng tạo

và ứng dụng thẩm mỹ, thực hành sáng tạo, biết liên hệ những phong cách nghệ thuật vào trong tác phẩm, nhận định và đánh giá thẩm mỹ

Nhìn chung các cuốn giáo trình kí họa kể trên đã nghiên cứu rất kỹ

về kí họa cơ bản, nêu ra một số các chất liệu cơ bản hay dùng để kí họa Để

ý kỹ thì lại thấy nhiều đề mục trùng nhau, vấn đề nghiên cứu lặp đi lặp lại

Bộ sách dành cho mục đích đào tạo giáo viên dạy mỹ thuật THCS luyện tập

kí họa nâng cao trình độ nhưng lại không có ví dụ hoặc áp dụng vào bài học cụ thể cho chương trình mỹ thuật mà chỉ nhấn mạnh vai trò của kí họa trong học tập và sáng tác mỹ thuật của giáo viên

Qua tìm hiểu tôi nhận thấy có nhiều sách, giáo trình nghiên cứu về kí họa nói chung, sơ lược có, bài bản có dành cho các học sinh, sinh viên bước đầu chập chững biết đến kí họa cần chuẩn bị những gì, tiến hành từng bước ra sao, nói về sự quan trọng của kí họa trong học tập và sáng tác Nhưng chưa có ai nghiên cứu vận dụng kí họa vào giảng dạy phân môn vẽ tranh trong chương trình mỹ thuật lớp 8 cụ thể

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Qua đề tài tôi muốn nêu lên những ưu điểm, giá trị nghệ thuật của ký họa, sự cần thiết của tư liệu kí họa đối với phân môn vẽ tranh trong chương trình mỹ thuật Trung học Cơ sở Nghiên cứu về thực trạng dạy học môn mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh nói riêng tại trường Trung học Cơ sở Minh Cường Từ đó, xây dựng bài giảng, nâng cao chất lượng dạy và học, nâng cao khả năng nhận thức thẩm mỹ của học sinh

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 14

Để đạt được mục đích đã đề ra nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ cho học sinh tại trường Trung học Cở sở Minh Cường, luận văn đặt ra bốn nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

Thứ nhất: Nghiên cứu cơ sở lý luận về chương trình dạy và học bộ môn mỹ thuật nói chung và phân môn vẽ tranh trong chương trình đào tạo

mỹ thuật cấp Trung học Cơ sở nói riêng

Thứ hai: Nghiên cứu thực trạng dạy - học phân môn vẽ tranh trong chương trình mỹ thuật lớp 8 tại trường Trung học Cơ sở Minh Cường

Thứ ba: Nghiên cứu về đặc trưng, đặc điểm của kí họa, cách thức thực hiện vẽ kí họa cơ bản

Thứ bốn: Khai thác kí họa để vận dụng vào dạy - học phân môn vẽ tranh trong chương trình mỹ thuật lớp 8 tại trường Trung học Cơ sở Minh Cường Nâng cao kỹ năng tạo hình, khả năng sáng tạo, hứng thú với hoạt động học tập môn mỹ thuật của học sinh

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kí họa vận dụng vào dạy học phân môn vẽ tranh trong chương trình mỹ thuật lớp 8 tại trường Trung học Cơ sở Minh Cường

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu chọn khoanh vùng một số ấn phẩm về kí họa tại Việt Nam Khảo cứu giờ học phân môn vẽ tranh trong chương trình mỹ thuật lớp 8, trường Trung học Cơ sở Minh Cường

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn áp dụng bốn phương pháp sau:

Phương pháp điều tra: Là phương pháp dùng những câu hỏi nhất loạt đặt ra cho một lượng người nhằm thu được những ý kiến chủ quan của họ

về một vấn đề nào đó Dựa trên cơ sở lý luận, các thông tin điều tra được là

Trang 15

căn cứ đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng bài học vẽ tranh hay tìm hiểu mức độ yêu thích của học sinh đối với môn học

Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu: Sưu tầm các đề tài nghiên cứu, các sách báo liên quan đến các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn, từ đó tổng hợp lại thông tin tìm ra hướng nghiên cứu phù hợp

Phương pháp phân tích: Là phương pháp phân tích lý thuyết để nhận thức khai thác các khía cạnh khác nhau của vấn đề từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu Mỗi nguồn tài liệu đều có giá trị riêng biệt, mỗi tác giả có cái nhìn riêng trước một đối tượng, cần phân tích theo cấu trúc logic của nội dung phù hợp với đề tài nghiên cứu, qua đó cũng đưa ra những bài tập rèn luyện phù hợp

Phương pháp khảo sát, thực nghiệm: Sau khi nghiên cứu, phân tích

và đánh giá về tình hình học tập môn mỹ thuật lớp 8 tại một trường cụ thể thì tôi viết giáo án cho bài giảng, sau đó xin phép hiệu trưởng của trường, giáo viên bộ môn mỹ thuật của trường được dự giờ một số tiết học mỹ thuật, sau đó giảng dạy bài giảng tại một lớp cụ thể và thu thập lại kết quả

để đối chiếu, so sánh giữa phương pháp mới mà tôi đưa ra có phù hợp, có hiệu quả đối với phương pháp mà các thầy cô tại trường hiện đang sử dụng hay không

6 Những đóng góp của luận văn

Đóng góp về mặt lý luận: Góp phần nghiên cứu về vai trò, vẻ đẹp và giá trị của kí họa không chỉ trong phân môn vẽ tranh ở chương trình mỹ thuật THCS mà còn trong sáng tác hội họa của bạn bè, đồng nghiệp

Tạo ra bước chuẩn bị hợp lý khi học sinh vẽ bài theo đề tài, tức là rất cần kho dữ liệu về bối cảnh và tạo dáng nhân vật nhưng phải tự quan sát và vẽ chứ không phải là lấy trên mạng và sách báo đã xuất bản

Đóng góp thực tiễn: Nghiên cứu chỉ ra thực trạng về việc dạy và học phân môn vẽ tranh trong chương trình Mỹ thuật lớp 8 THPT Minh Cường

Trang 16

Làm tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp, cụ thể là nâng cao chất lượng giảng dạy bài vẽ tranh theo đề tài, vẽ minh họa truyện cổ tích

7 Bố cục của luận văn

Cấu trúc của đề tài nghiên cứu ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục Luận văn gồm hai chương cụ thể như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực trạng dạy học phân môn vẽ tranh trong chương trình lớp 8 tại trường Trung học Cơ sở Minh Cường

Chương 2: Áp dụng kí họa vào dạy phân môn vẽ trong chương trình lớp 8 tại trường Trung học Cơ sở Minh Cường

Trang 17

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Cơ sở lý luận về dạy học phân môn vẽ tranh trong chương trình

Khái niệm dạy học: Dạy là hoạt động của giáo viên nhằm định hướng, tổ chức, điều khiển giúp cho người học tự mình tìm kiếm chiếm lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng thay đổi tình cảm và hình thành thái độ Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú mình bằng cách chọn nhập và xử lí thông tin từ môi trường xung quanh

Khái niệm phương pháp dạy học: Là những cách thức tổ chức dạy học của giáo viên và của học sinh, giáo viên là người chỉ đạo và thông qua hoạt động dạy truyền tài kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, hình thành thế giới quan và năng lực cho học sinh Học sinh chủ động tham gia các hoạt động học tập do giáo viên đề ra nhằm đạt được mục tiêu dạy và học Trong quan

hệ đó, phương pháp dạy quyết định, điều khiển phương pháp học, phương pháp học là cơ sở để lựa chọn phương pháp dạy

1.1.1.2 Học sinh Trung học Cơ sở

Học sinh, học trò là những thiếu nhi, thiếu niên trong độ tuổi đi học (6 -

18 tuổi) đang theo học tại các trường tiểu học, trung học, lứa tuổi cần có sự giáo dục của cả gia đình và nhà trường Học sinh trung học cơ sở (độ tuổi thiếu niên) đây là độ tuổi của người chưa thành niên (điều 18 Bộ luật dân sự

Trang 18

Việt Nam năm 2005), giai đoạn chuyển tiếp trong sự phát triển của con người giữa thiếu nhi và trưởng thành Ở góc nhìn sinh học thì đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, thời gian đến trường sinh hoạt và học tập có tác động rất lớn đối với học sinh giai đoạn này

1.1.1.3 Kí họa

Kí họa là khi họa sĩ vẽ vội một cách khái quát những đặc điểm hình thái cơ bản của thiên nhiên, kiến trúc, đồ vật, động vật và con người “Kí họa là môn học ghi chép thực tế, từ nhanh vừa đến rất nhanh, Nhằm ghi lại những nét cơ bản nhất của con người, cảnh vật và sự chuyển động của nó về hình dáng, màu sắc, đậm nhạt diễn ra trong một

nghiệp Còn đối với những người vẽ nói chung thì kí họa giúp người vẽ

tiếp cận cuộc sống, tiếp cận thiên nhiên một cách nhanh nhất, hiệu quả

nhất Cụ thể hơn thì kí họa là cách vẽ theo kiểu ghi chép nhanh mọi đồ vật,

cảnh vật cũng như các kiểu dáng hoạt động của động vật và con người để người vẽ tạo ra kho tài liệu riêng và có ý tưởng nhằm mục đích sáng tác tranh sau này Thông thường kí họa được hiểu là vẽ trực tiếp (trực họa) trước đối tượng, không chỉ đơn thuần ghi chép hình dáng mà còn ghi lại cả

sự rung cảm của người vẽ trước đối tượng đã chọn, như vậy việc vẽ lại qua ảnh chụp khó lòng được tính vào trường hợp này

1.1.1.4 Phân môn vẽ tranh

"Tranh phản ánh nhiều mặt về thế giới tự nhiên, về quá khứ, tương lai và xã hội đương thời của cuộc sống con người Tranh là một thể loại của

Trang 19

nghệ thuật thị giác được tạo ra trên mặt phẳng hai chiều do thủ pháp phối hợp đường nét, màu sắc, sắc độ của người sáng tạo" [7, tr.103] Tranh góp mặt trong nhiều lĩnh vực, được sử dụng rộng rãi và là loại hình nghệ thuật lâu đời

Vẽ tranh là một loại hình thể hiện nghệ thuật thị giác, phân môn vẽ tranh có trong chương trình giáo dục thẩm mỹ dành cho học sinh từ bậc tiểu học đến Trung học Cơ sở Đây là học phần khó và mang tính chất tổng hợp, kết hợp nhiều yếu tố về tạo hình, trí tưởng tượng, vận dụng kỹ năng tạo hình, sử dụng bố cục, sử dụng màu sắc, mục đích cuối cùng là sáng tác tranh vẽ có cá tính riêng Mục đích chính để hình thành, hoàn thiện, phát triển năng lực thẩm mỹ của học sinh

Vận dụng kí họa vào phân môn vẽ tranh là khai thác sử dụng những

tư liệu kí họa do học sinh thực hiện để xây dựng lên bài vẽ tranh theo đề tài, theo ý thích của bản thân

1.1.2 Khái quát về chương trình Mỹ thuật lớp 8

Trong dạy học bộ môn mỹ thuật chương trình dành cho học sinh THCS, có những phân môn sau: Phân môn vẽ trang trí, thường thức mỹ thuật, vẽ theo mẫu và vẽ tranh

1.1.2.1 Phân môn vẽ trang trí

Trang trí là một động từ mang tính sắp xếp, bố trí các vật có hình khối, đường nét, màu sắc khác nhau sao cho tạo ra một sự hài hòa, làm đẹp mắt một khoảng không gian nào đó Trang trí cũng là một hình thái nghệ thuật đặc biệt để thỏa mãn nhu cầu trao đổi thông tin giao tiếp, phản ánh về mặt văn hóa xã hội, mỗi con người, mỗi thời đại Nghệ thuật trang trí góp mặt ở nhiều lĩnh vực của xã hội, ngay cả đến những vật dụng hằng ngày như: bát, đũa, ấm, chén, quần áo hay các công trình kiến trúc, nội thất đình, chùa, miếu mạo, đồ công nghệ cao Mục đích làm cho cuộc sống tinh thần của con người thêm phong phú hơn

Trang 20

Nội dung phân môn vẽ trang trí được xây dựng trong khuôn khổ bài học Mỹ thuật của chương trình Mỹ thuật lớp 8 tại các trường Trung học Cơ

sở như sau: Trang trí quạt giấy, tạo dáng và trang trí chậu cảnh, trình bày khẩu hiệu, trang trí bìa sách, tạo dáng và trang trí mặt nạ, vẽ tranh cổ động, trang trí lều trại, trang trí đồ vật dạng hình vuông; hình chữ nhật

- Họa tiết trang trí: là khi vẽ người ta thường dùng các họa tiết hoa

lá, chim thú, các hình kỷ hà (vuông, tròn, tam giác ), đôi khi là hình dáng người cách điệu Học sinh cần có sự sáng tạo, tư duy ngoài ra còn biểu hiện cảm xúc, phong cách riêng, cá tính riêng

- Cách điệu họa tiết dùng cho trang trí từ một đối tượng người vẽ cần khái quát hóa, đơn giản hóa, cách điệu hóa, cường điệu hóa hoặc biểu trưng hóa hình tượng mẫu đưa vào bài vẽ Nói đến cách điệu họa tiết từ một đối tượng thật để đưa vào dùng trong trang trí thì không nên bỏ qua phương pháp quan sát và kí họa, bởi kí họa là vẽ nhanh và nắm bắt đặc điểm đối tượng một cách khái quát nhất, cụ thể nhất Dựa vào những nét cơ bản phác hình đã là khái quát, đơn giản hóa đối tượng hoặc từ đó đưa hình mẫu về dạng biểu trưng để sử dụng vào bài trang trí Biến cái ghi chép từ thực tế thành họa tiết trang trí bằng cách lược bỏ những cái không cần thiết ngoài bản chất và nâng nó lên một hình thức mới phù hợp nội dung và hình thức trang trí cụ thể

- Màu sắc trong trang trí thường có đặc điểm riêng, không giống thực

mà được cường điệu hóa so với thực tế

- Bố cục trang trí "là sự sắp xếp các ngôn ngữ nghệ thuật tạo hình như: đường nét, hình mảng, màu sắc sao cho gây được hiệu quả cao nhất đối với chủ đề của sản phẩm" [7, tr.86] Các hình thức thông thường trong

bố cục trang trí: Đăng đối (đăng đối đơn - đối xứng qua một trục, đăng đối giả - hình thức giống đăng đối đơn nhưng khác nhau về dạng bề mặt của

Trang 21

họa tiết, đăng đối kép - đối xứng nhau qua nhiều trục), nhắc lại, xen kẽ, xoay chiều, hàng lối, phá thế và bố cục theo hình thức tự do

1.1.2.2 Phân môn vẽ tranh

Phân môn vẽ tranh trong khuôn khổ chương trình mỹ thuật lớp 8 mục đích giúp học sinh hiểu cách vẽ và vẽ được tranh phong cảnh, từ đó yêu mến vẻ đẹp quê hương đất nước Hiểu được nội dung và cách vẽ tranh theo các đề tài, qua đó thể hiện tình cảm của mình Phát huy trí tưởng tượng sáng tạo, có kiến thức và kỹ năng để vẽ được một bức tranh theo ý thích Biết cách minh họa sách báo, minh họa thơ, một câu hát, truyện cổ tích để các em thêm yêu câu chuyện cổ tích Việt Nam hơn, yêu nền văn học của thế giới hơn

Nội dung phân môn vẽ tranh được xây dựng trong khuôn khổ bài học

Mỹ thuật của chương trình Mỹ thuật lớp 8 tại các trường Trung học Cơ sở như sau: Vẽ tranh phong cảnh, tranh đề tài ngày nhà giáo Việt Nam, tranh

đề tài gia đình, đề tài lao động, đề tài ước mơ của em, minh họa truyện cổ tích, đề tài tự do

- Hình ảnh dùng trong phân môn vẽ tranh: Có thể cách điệu quy về hình đơn giản hoặc sử dụng các tư liệu kí họa nguyên bản thêm hoặc bớt chi tiết, đẩy sâu hơn thành một bài vẽ tranh

- Màu sắc trong tranh bố cục rất đa dạng, có thể giống hoặc không giống thực tế Yêu cầu ở người vẽ hiểu được ý nghĩa của màu sắc cũng như cách sử dụng cần biết đặc điểm của màu như khi bố cục cần xác định đối tượng nào là chính, đối tượng nào là phụ, vị trí đặt ở đâu trên bài vẽ "Gần

tỏ xa mờ" nghĩa là cái gì ở gần, trung tâm tranh thì sẽ rõ ràng hơn, chi tiết hơn những hình ảnh phụ ở xa trung tâm từ đó sử dụng màu sắc cho đúng Nhóm màu nóng tạo cảm giác gần (đỏ, vàng, da cam ), nhóm màu lạnh tạo cảm giác xa (xanh, tím )

Trang 22

- Bố cục: Hình thức bố cục trong phân môn vẽ tranh rất phong phú

và đa dạng Bố cục ở mức đơn giản theo dạng dính - rời thường là chọn ít hình ảnh, góc nhìn hẹp theo kiểu "2 dính - 1 rời", "3 dính - 1 rời, "3 dính - 2 rời" để chia ra chính - phụ Bố cục theo dạng liên kết cũng theo dạng dính

- rời hoặc là nhóm và những chỗ ráp ranh dính - rời hoặc nhóm đó sẽ có thêm các đối tượng nhỏ khác để tạo sự liên kết và đa dạng Bố cục theo dạng nhóm mảng, bố cục dạng này tôi coi là một dạng khó bởi góc nhìn rộng, phải kết hợp các nhóm mảng to - nhỏ, trong nhóm mảng lại có các hình cụ thể nữa Bố cục trong phân môn vẽ tranh có đôi chút khác với phân môn vẽ trang trí ở chỗ cần tránh chia đôi tranh dù ngang hay dọc, các đối tượng đặt trong tranh không nên bị đều đều dễ gây nhàm chán nếu không khéo sắp đặt Còn trong bố cục của phân môn vẽ trang trí thì ngược lại, bố cục đối xứng qua trục, các họa tiết được lặp đi lặp lại

1.1.2.3 Phân môn vẽ theo mẫu

Vẽ theo mẫu là vẽ lại mẫu bày trước, diễn tả lại đặc điểm tạo hình, cấu tạo của hình mẫu

Phân môn vẽ theo mẫu: Mục đích giúp học sinh biết cách bày mẫu

như thế nào là hợp lý, biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu, cảm nhận được vẻ đẹp của tranh tĩnh vật qua cách bố cục bài vẽ Nắm được những nét cơ bản về tỉ lệ các bộ phận trên khuôn mặt người, biết được sự biểu hiện tình cảm trên nét mặt, tập vẽ được chân dung, thấy được vẻ đẹp của tranh vẽ chân dung Biết được sơ lược vể tỉ lệ cơ thể người, vẻ đẹp cân đối của cơ thể người, nắm bắt được các hình dáng người trong các tư thế: đứng, ngồi, đi, chạy, nhảy Biết vẽ một vài dáng cơ bản để áp dụng vào bài vẽ

Nội dung cụ thể phân môn vẽ theo mẫu trong chương trình lớp 8 ở các trường Trung học Cơ sở hiện nay như sau: Vẽ tĩnh vật lọ và quả, giới

Trang 23

thiệu tỉ lệ khuôn mặt người, vẽ chân dung bạn, giới thiệu tỉ lệ cơ thể người, xé gián giấy lọ hoa và quả

- Hình ảnh dùng trong phân môn vẽ theo mẫu: Bất kỳ đối tượng nào

có hình dạng cụ thể, để sắp xếp vào thành một bố cục

- Màu sắc: Vẽ theo mẫu là vẽ lại như đối tượng như là một hình thức ghi chép cụ thể, gần như chính xác mà các đối tượng lại rất phong phú nên màu sắc sử dụng trong phân môn này cũng rất đa dạng, sinh động Hạn chế được việc học sinh tùy tiện sử dụng màu sắc theo cảm xúc, mà hướng học sinh đến cách sử dụng màu qua cách nhìn của bản thân

- Bố cục: Thường các đối tượng mẫu được sắp đặt theo dạng dính - rời như các bố cục cơ bản Có đối tượng chính hình dáng, màu sắc sẽ nổi bật hơn các đối tượng phụ khác

1.1.2.4 Phân môn thường thức mỹ thuật

Học sinh hiểu biết thêm về một số công trình mỹ thuật qua các thời kỳ lịch sử, giới thiệu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nam các giai đoạn Học sinh biết quý, trân trọng, bảo vệ những giá trị nghệ thuật của cha ông để lại Tìm hiểu về một số chất liệu trong sáng tác mỹ thuật, hiểu biết hơn về các trường phái hội họa Nhận biết được

sự đa dạng trong nghệ thuật hội họa của các trường phái

Nội dung cụ thể phân môn thường thức mỹ thuật trong chương trình lớp 8 ở các trường Trung học Cơ sở hiện nay như sau: Một số công trình mỹ thuật tiêu biểu của thời Lê, sơ lược về mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 và một số tác giả tác phẩm tiêu biểu ở giai đoạn này,

mỹ thuật hiện đại phương Tây từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, một số tác giả - tác phẩm tiêu biểu của trường phái hội họa ấn tượng

Trang 24

1.1.3 Khái quát phân môn vẽ tranh trong chương trình Mỹ thuật ở trường Trung học cơ sở

Trước hết, Mỹ thuật được hiểu là nghệ thuật về cái đẹp, cái đẹp do con người hay thiên nhiên tạo ra mà mắt người nhìn thấy được Mỹ thuật là môn nghệ thuật có ngôn ngữ riêng, có nhiều cấp độ thưởng thức cái đẹp, phụ thuộc vào sự hiểu biết, năng khiếu thẩm mỹ và ý thức của riêng từng người mà quan niệm về thẩm mỹ cũng khác nhau

Môn học mỹ thuật được giảng dạy trong các trường Trung học Cơ sở hiện nay nhằm bồi dưỡng, phát triển học sinh ở năng lực thẩm mĩ Quan sát

và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ, người vẽ dùng hình ảnh thị giác để thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và sự sáng tạo

Phân môn vẽ tranh trong chương trình mỹ thuật dành cho học sinh tiểu học và Trung học Cơ sở là phân môn rất quan trọng và không thể thiếu với khối lượng bài học Cụ thể ở chương trình mỹ thuật lớp 8 trung học cở

sở có 35 tiết, thì có đến 10 tiết là học vẽ tranh: Vẽ tranh theo đề tài, vẽ minh họa truyện cổ tích, vẽ đề tài tự chọn

Vẽ tranh tự do

"Tranh tự do là tranh mà người vẽ được quyền lựa chọn mọi vấn đề

mà mình thích, mình coi là sở trường và thường là các ý tưởng được nảy sinh bất chợt trong quá trình suy nghĩ rồi thể hiện ra" [7, tr 105] Nếu nhìn nhận ở góc độ khó và dễ thì vẽ tranh theo đề tài tự do sẽ khó hơn vẽ tranh theo đề tài một chút, chính bởi không quy định, không gò bó về đề tài thể hiện đôi khi sẽ khiến các học sinh phân vân lựa chọn nội dung, không xác định chủ đề cụ thể khéo sẽ dễ lan tỏa theo chiều hướng phức tạp khác Hơn nữa, ở thể loại này đòi hỏi học sinh sự sáng tạo, phong cách riêng trong tạo hình rất nhiều

Trang 25

Nói đến sự sáng tạo hay muốn vẽ được chính xác những gì học sinh nghĩ, tưởng tượng ra lại nảy sinh một vấn đề mới Bởi nếu các em chưa từng vẽ về đối tượng đó thì sẽ khó mà vẽ đúng như mình muốn, kí họa là ghi chép nhanh lại đặc điểm chính của đối tượng, quan trọng là đòi hỏi học sinh phải thực hành Trước khi kí họa đã quan sát kỹ, nắm bắt được đặc thù bao quát mới vẽ những nét vẽ nhanh và vẫn ra được cái mình muốn tả Trong quá trình ấy, học sinh ghi nhớ đối tượng một cách bài bản có chọn lọc Có câu "Trăm hay không bằng tay quen", dù nhìn thấy nhiều, biết nhiều, nghĩ ra nhiều nhưng không thực hành làm sao tốt Vì vậy, kí họa nhiều sẽ tạo tiền đề tốt cho xây dựng bài vẽ tranh đạt hiệu quả về thị giác ở việc thể hiện cấu trúc, dáng vóc, sự hài hòa về màu sắc trong một bài vẽ

Vẽ tranh theo đề tài

"Là tranh vẽ theo một chủ đề cho trước, nhằm giúp người vẽ thể hiện trong một phạm vi nhất định có tính chất cô đọng và tập trung vào một vấn

đề cụ thể chứ không kể lể" [7, tr.105] Trong tranh hàm chứa nội dung và các vấn đề liên quan nhưng nêu bật mục đích, trong khuôn khổ bài học vẽ tranh theo đề tài ở cấp THCS là đưa ra hướng thể hiện cụ thể, rõ ràng để học sinh dễ nắm bắt và thực hành

Tên bài học vẽ tranh theo đề tài rất rộng như: Đề tài ước mơ của em,

đề tài ngày nhà giáo Việt Nam, đề tài gia đình, đề tài trò chơi dân gian, đề tài an toàn giao thông, đề tài cuộc sống quanh em, đề tài lễ hội, đề tài phong cảnh quê hương, đề tài bộ đội, thể thao văn nghệ, đề tài tự chọn

Gồm tất cả các đề tài trong cuộc sống thực tế hoặc trong trí tưởng tượng

Mục đích của vẽ tranh theo đề tài là giúp các em học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về bố cục tranh, cảm thụ và nhận biết được các hoạt động trong đời sống hằng ngày Cuộc sống quanh chúng ta mỗi ngày trôi qua là một trải nghiệm, biết bao chuyện xảy ra, biết bao cái đẹp Học

Trang 26

vẽ tranh theo đề tài giúp các em học sinh có thể tái hiện lại khoảnh khắc phong phú và sinh động đó, không chỉ là lưu giữ mà còn để các em phát triển trí tưởng tượng, phát triển tư duy của bản thân

Nhiệm vụ được đưa ra ở các bài học vẽ tranh đề tài là cung cấp cho các em học sinh kiến thức cơ bản của bộ môn mỹ thuật, khả năng tự thể hiện đối tượng vẽ theo ý Rèn cho các em khả năng phân tích, bao quát các chi tiết nổi bật, ấn tượng để trình bày Góp phần thúc đẩy mỹ thuật đến với

số đông, các học sinh biết yêu cái đẹp, biết nhận thức cái đẹp Chẳng phải hằng ngày chúng ta vẫn luôn tiếp xúc với cái đẹp sao? Việc mặc thế nào, món ăn bày biện đẹp mắt thì sẽ hấp dẫn hơn Không chỉ vậy, chương trình

mỹ thuật trong trường tiểu học và Trung học Cơ sở còn mang tính giải trí sau những giờ làm toán, học lý, hóa căng thẳng

Vậy, việc đáp ứng mục đích sáng tạo, giải trí cho học sinh mà lại gói trong một khuôn khổ của đề tài cụ thể nào đó khiến các em phải vẽ đúng chủ đề đặt ra, vẽ được hình, sắp xếp bố cục đẹp, màu sắc hài hòa thì lại là vấn đề khiến giáo viên trăn trở, suy nghĩ rất nhiều để tìm ra giải pháp giúp học sinh không vì thấy bí mà chép lại từ nguồn tài liệu nào đó Kí họa là cơ bản, là khởi điểm trong tư duy của học sinh về hình dáng Học tốt kí họa, học sinh sẽ thuộc lòng cách sắp xếp bố cục sao cho đẹp, có tư liệu đa dạng

để xây dựng nhanh một bài vẽ, học sinh sẽ tự cảm thấy thích học mỹ thuật hơn khi mà các em không còn bị lúng túng lựa chọn hình ảnh hay phải đắn

đo mất thời gian tìm bố cục

Vẽ minh họa

Vẽ minh họa cũng là bài học trong phân môn vẽ tranh của trương trình mỹ thuật dành cho học sinh Vẽ minh họa là vẽ về nội dung của câu chuyện, câu thơ hay tác phẩm văn học làm cho chuyện hấp dẫn hơn Vẽ

Trang 27

minh họa được cho là một trong những lĩnh vực mở, xuất hiện trong nhiều ngành nghề: Vẽ minh họa cho sách báo, minh họa trong lĩnh vực y tế, tranh

cổ động, truyền thông, quảng cáo

Minh họa là một động từ: làm rõ thêm, sinh động thêm nội dung bản trình bày bằng hình vẽ hoặc hình thức dễ thấy, dễ hiểu, dễ cảm nhận Hấp dẫn người đọc, người xem

Mục tiêu kiến thức của bài học vẽ minh họa là phát triển trí tưởng tượng, khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh, học sinh biết thế nào là minh họa Sớm hình thành lên phong cách tạo hình riêng, cách thức thể hiện một bài vẽ minh họa, biểu lộ cảm xúc - thế dáng của nhân vật, cách nhìn của bản thân về nội dung cần minh họa

1.1.4 Mục đích, yêu cầu của phân môn vẽ tranh

- Mục đích: Có kiến thức cơ bản ban đầu về mỹ thuật, tạo hình thẩm

mỹ ứng dụng, biết biểu đạt cảm xúc, trí tưởng tượng và suy nghĩ, cảm nhận

về bản thân và thế giới xung quanh Biết rung cảm trước vẻ đẹp tự nhiên,

vẻ đẹp của các tác phẩm nghệ thuật, có hứng thú với hoạt động học tập nghệ thuật sáng tạo

- Yêu cầu: Hình thành cá tính, phong cách riêng là điều cần thiết, biết khẳng định cái tôi cá nhân trong quá trình học tập, sáng tạo nghệ thuật

1.1.5 Phương pháp dạy học Mỹ thuật và phân môn vẽ tranh

Phương pháp dạy học Mỹ thuật và phân môn vẽ tranh đều mang tính đặc thù của bộ môn, nên giáo viên cần chọn lọc, vận dụng phương pháp dạy học phù hợp để học sinh phát huy tính tự giác, chủ động sáng tạo Ở giai đoạn giáo dục cơ bản Mỹ thuật là một môn học bắt buộc, nội dung chương trình được thiết kế theo hướng tích hợp, lồng ghép giữa thực hành

và thảo luận Vì vậy, cần có những phương pháp dạy học đặc trưng so với các bộ môn khác nhằm hình thành và phát triển ở học sinh khả năng quan sát, cảm thụ nghệ thuật, biết cảm nhận giá trị thẩm mĩ của tác phẩm

Trang 28

Các giáo trình dạy và học mỹ thuật đưa ra một số phương pháp dạy học phổ biến, được nhiều giáo viên dạy mỹ thuật áp dụng vào dạy học môn

mỹ thuật cũng như phân môn vẽ tranh ở trường Trung học Cơ sở Trong phạm vi của luận văn tôi xin đưa ra ba phương pháp phổ biến sau:

Phương pháp trực quan

Sử dụng những phương tiện kỹ thuật dạy học, trực quan được thể hiện dưới hình thức minh họa và trình bày Minh họa trưng bày các đồ dùng trực quan như tranh, hình vẽ trên bảng Dạy học trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát

- Ưu điểm: Nếu sử dụng khéo đồ dùng trực quan trong dạy học sẽ tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp quan sát đối tượng Đồ dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu bản chất của kiến thức mà học sinh cần chiếm lĩnh, giúp học sinh nhớ kỹ hiểu sâu, phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh

- Hạn chế: Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian giáo viên cần lên giáo án chi tiết, cụ thể để đảm bảo thời lượng tiết học, nếu sử dụng đồ dùng trực quan không khéo dễ khiến học sinh không tiếp thu được nội dung chính mà giáo viên muốn truyền đạt hay mục đích bài học yêu cầu

Phương pháp gợi mở - vấn đáp

Phương pháp gợi mở - vấn đáp là quá trình tương tác giữa giáo viên

và học sinh, được thực hiện thông qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời về một chủ đề, thông qua việc trả lời các câu hỏi của giáo viên, học sinh nêu suy nghĩ và ý tưởng của mình từ đó tự lĩnh hội được nội dung bài học Đây

là phương pháp mà giáo viên không trực tiếp đưa ra kiến thức cần học, mà được thể hiện qua các câu hỏi gợi ý cụ thể liên quan đến đề tài Các câu hỏi gợi mở phải mang tính khích lệ, động viên kích thích sự sáng tạo, không nên mang tính phủ định Khi áp dụng phương pháp này vào dạy môn mỹ

Trang 29

thuật, giáo viên nên dựa vào các bài vẽ của học sinh hoặc các tác phẩm tham khảo, đồ dùng dạy học đã chuẩn bị trước đó

- Ưu điểm: Dạy học theo phương pháp gợi mở, vấn đáp là cách thức tốt kích thích tư duy của học sinh để người học tự nhận thức được vấn đề từ

dễ đến khó, tạo hứng thú học tập, rèn cho học sinh năng lực diễn đạt suy nghĩ của bản thân, biết lắng nghe ý kiến của người khác Tạo được môi trường học tập hứng khởi, sôi nổi

- Hạn chế: Hệ thống câu hỏi mà giáo viên phải chuẩn bị khá nhiều và cần có tính logic, cần sát với trình độ của học sinh vì nếu không khéo sẽ dễ dẫn đến tình trạng câu hỏi không rõ mục đích, trong quá trình giáo viên đưa

ra câu hỏi lại phát sinh thêm các câu hỏi của học sinh, hoặc học sinh trả lời các câu hỏi với đáp án bất ngờ mà giáo viên chưa liệt kê trong danh sách câu trả lời ở giáo án chuẩn bị trước đó, vì cùng một câu hỏi ở các góc độ nhận thức khác nhau sẽ đưa ra những câu trả lời khác nhau

Phương pháp luyện tập và thực hành

Môn học nào cũng cần phải luyện tập để củng cố kiến thức, trong quá trình thực hành học sinh còn tìm ra được nhiều cái mới làm nhận thức phong phú hơn, giúp học sinh phát triển kỹ năng rất tốt Luyện tập và thực hành củng cố, bổ sung, làm vững chắc thêm các kiến thức lý thuyết

Cụ thể trong dạy học môn mỹ thuật, tôi có bổ xung thêm bài vẽ kí họa vào chương trình học của lớp 8, giao cho học sinh các bài tập về nhà kí họa, khi bài tập này được lặp đi lặp lại sẽ nâng cao dần chất lượng của các bài vẽ, tạo cho học sinh thói quen nghiên cứu, quan sát tiếp đó là sáng tạo

bố cục và xây dựng hình ảnh Đây là phương pháp hiệu quả để mở rộng sự liên tưởng và phát triển các kỹ năng, luyện tập và thực hành củng cố trí nhớ, tạo cơ sở cho việc xây dựng kỹ năng nhận thức ở mức độ cao hơn

Trang 30

- Ưu điểm: Phương pháp luyện tập và thực hành là phương pháp không thể thiếu khi học bộ môn mỹ thuật, bởi phương pháp mang lại sự hiệu quả về mặt kích thích sự liên tưởng, sáng tạo và phát triển kĩ năng của học sinh, tạo tiền đề cho năng lực nhận thức thẩm mỹ của học sinh Phương pháp thường xuyên được áp dụng bởi dễ thực hiện, không chỉ trong bộ môn

mỹ thuật mà trong dạy học âm nhạc, giáo dục thể chất các giáo viên cũng thường liệt kê trong giáo án của mình

- Hạn chế: Là phương pháp không thể thiếu trong hầu như các tiết học mỹ thuật, nên học sinh dễ cảm thấy nhàm chán, nên trước đó giáo viên nên áp dụng kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực khác để nâng cao hiệu quả bài giảng

Trên đây, tôi đã liệt kê một số các phương pháp sử dụng trong việc dạy học phân môn vẽ tranh, qua đó sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy học tích cực trong bài giảng của mình, để hệ thống bài học chặt chẽ hơn

1.2 Khái quát về Kí họa

1.2.1 Đặc điểm cơ bản của kí họa

Mục đích của ký hoạ không những giúp ghi chép được thực tế để lấy

tư liệu xây dựng bố cục tranh mà còn có thể ghi lại cảm xúc trực tiếp của họa sĩ trước đối tượng cần vẽ Cảm xúc này thể hiện một cách tinh tế qua dấu ấn mang kỹ thuật cá nhân như cách khẳng định đường nét, cách nhấn nét, cách buông nét, cách tạo mảng, cách làm mờ, nhòe… Mỗi cá nhân đều luôn luôn có cách tạo hình cũng như để lại dấu ấn cảm xúc rất riêng, không

ai giống ai, đó chính là sự thú vị, cũng là bước đường dẫn tới sáng tạo cá nhân hay cá tính nghệ thuật “Nếu sáng tác tranh không dựa trên tư liệu ghi chép từ thực tế thì tranh sẽ khô cứng, buồn tẻ, không hồn do vốn biểu tượng nghèo nàn và thiếu cảm xúc… Ngoài mục đích lấy tư liệu cho sáng

Trang 31

tác, kí họa còn giúp ta cảm thụ đươc cái hay, cái đẹp của cuộc sống” [8,

tr.17] Trong số các họa sĩ nổi tiếng Việt Nam hiện còn đang sống và sáng tác, họa sĩ Huy Oánh là một bậc thầy cao thủ về kí họa Trong cuốn sách nhân triển lãm kí họa của ông, họa sĩ Lương Xuân Đoàn - Phó chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam (tháng 5/2016) đã bình luận một cách đầy cảm xúc: “Kí họa của ông ngày ấy, bây giờ là sử liệu chân xác bằng

tranh, hóa thạch trong giấy khắc dung nhan thế hệ những người Việt…”

[15]

Kí họa giúp cho họa sĩ phát triển khả năng quan sát, nhận xét trước các đối tượng, luyện tập thói quen nhìn bao quát, nắm bắt nhanh đặc điểm, kiểu dáng, đường hướng, hình mảng, mầu sắc đồng thời vẫn nắm được cốt lõi tạo hình của đối tượng:

Cần luyện mắt, luyện tay và luyện nét vẽ sao cho linh hoạt nhưng phải chính xác về đường hướng và tạo dáng Kí họa giúp phát triển tốt khả năng vẽ hình họa cũng như các môn khác “Kí họa còn giúp người vẽ phát triển khả năng quan sát, nhận xét nắm bắt nhanh đặc điểm, hình dáng của cảnh vật, con người trong tự nhiên và cuộc sống, luyện nét vẽ linh hoạt và

chính xác” [8, tr.12]

Nói như vậy không hẳn kí họa chỉ có nhanh, tốc đạt Cũng có dạng kí họa gợi tả chi tiết đối tượng, kỹ hơn, sâu hơn đó là kí họa sâu (còn gọi là kí họa thâm diễn) Mục đích lớn nhất của kí họa là để làm tài liệu, thâm diễn

để làm tài liệu cho kỹ (nếu người vẽ thích và có thời gian vẽ kỹ), do vậy dù

ký nhanh; ký vội hay kí họa thâm diễn chỉ là cách thức thực hiện chứ không phải là mục đích của kí họa Lựa chọn cách thức ghi chép làm tài liệu là do người vẽ thấy phù hợp với hình thức nào thì chọn hình thức đó, miễn sao đạt được mục đích mong muốn

Trang 32

Kí họa nhanh chủ yếu đi nét hoặc tạo các mức độ đậm nhạt một mầu (đơn sắc) và chủ yếu chỉ nắm bắt những nét cấu trúc cơ bản nhất, cốt lõi nhất của sự vật Với kí họa nhanh, họa sĩ chủ yếu chỉ lược ghi lại chút hình thể trên cơ sở cảm xúc thoáng qua hay chợt đến mà thôi Kí họa nhanh bao giờ cũng trên cỡ giấy nhỏ

Kí họa sâu (còn gọi là kí họa thâm diễn) thì vẽ ghi chép kỹ lưỡng hơn; ngoài đường nét còn có thể dùng các độ đậm nhạt, mầu sắc, mảng miếng và nhấn mạnh những chi tiết trọng tâm của đối tượng cần miêu tả, đồng thời có thể sửa gọt hình dáng chu vi của mẫu theo ý tác giả Kí họa sâu có thể diễn tả cả một bối cảnh gần như hoàn chỉnh với nhiều nhân vật, nhiều chi tiết từ thực tế Tuy nhiên kí họa sâu vẫn thấy rõ mục đích ghi chép chứ không phải là một bức tranh hoàn chỉnh Kí họa sâu thường trên khổ giấy lớn hơn kí họa nhanh nhưng cũng không quá lớn

Tất nhiên những bàn luận kể trên mang nhiều tính chuyên nghiệp trong khi chủ đề cần bàn ở luận văn của tôi khiêm tốn hơn nhiều, chỉ nhằm giúp các em học sinh có kỹ năng bước đầu biết cách ghi chép hình thể để phục vụ cho bài vẽ của các em mà thôi, nhằm giúp các em thoát khỏi sự bất lực khi thể hiện các hình dáng

Điều mà tôi muốn đặc biệt diễn giải thêm ở đây là một khi các em học sinh được trang bị thêm kỹ năng kí họa, dù mới chỉ ở mức sơ đẳng thì các em cũng đồng thời có thể vẽ phác được các hình dáng nhân vật theo ý tưởng chủ động của mỗi em Điều này dẫn tới việc các em sẽ chủ động sáng tạo, không đành phải đi chép tranh của người khác Như vậy mục đích của môn mỹ thuật ở THCS sẽ được đảm bảo đúng hướng

Khái quát ngắn gọn hơn về các đặc điểm cơ bản của kí họa:

Thứ nhất, kí họa chủ yếu là vẽ diễn hình trên giấy Tờ giấy mỏng, gọn nhẹ nên cơ động, dễ thao tác, nếu hỏng sẵn sàng bỏ đi không tiếc

Trang 33

Thứ hai, kí họa là phải vẽ nhanh - nghĩa là thời gian phải bị giới hạn Thứ ba, kí họa là ghi lại những đường nét, cấu trúc, tạo dáng và đậm nhạt… cơ bản nhất của sự vật, cảnh quan, động - thực vật và con người

Thứ tư, đa số kí họa bắt buộc phải có khuôn khổ nhỏ để dễ mang theo và vẽ trực tiếp, khi vẽ sẽ rất dễ thao tác nhanh gọn vì hình nhỏ trên mặt giấy nhỏ, chỉ ghi lại những nét bản chất nhất, loại bỏ mọi sự kể lể rườm rà, lan man không thực sự cần thiết

Thứ năm, xét về mục đích: bản vẽ kí họa sẽ để làm tài liệu để sau này xây dựng tác phẩm hoàn chỉnh Đồng thời kỹ năng kí họa cũng giúp họa sĩ dựng hình, tạo dáng từ đồ vật cho đến nhân vật, tạo liên kết nhóm trong không gian và bối cảnh, chủ động sáng tạo mà không bị lệ thuộc vào người khác hay nguồn tài liệu khác Thậm chí các bức kí họa kỹ mà ta gọi

là thâm diễn rất có thể đã là gợi ý tốt cho một bức tranh bởi nó đã chứa sẵn tính tư liệu, bố cục và cảm xúc dẫn đường cho tác giả Đặc biệt, kí họa có vai trò rất lớn giúp các họa sĩ nghiên cứu nhân vật, hình thành ý đồ bố cục của tác phẩm

1.2.2 Phương tiện vẽ kí họa

Xếp theo thứ tự từ đơn giản - tiện dụng tới phức tạp và cần nhiều kỹ năng xử lý cao tay hơn thì:

- Bao giờ trước hết cũng là bút chì vì dễ vẽ phác, dễ tẩy xóa Đặc

điểm rất tốt của bút chì cho vẽ kí họa là dễ tẩy xóa Các nét đơn lẻ của bút

chì bao giờ cũng nhẹ nhàng, dễ tạo thành đường hướng, bao chu vi, bao mảng, phác ra cấu trúc, nhấn được trọng tâm Sau mấy đường phác thử, ta

có thể chọn đường nét mà ta thấy ổn nhất để nhấn đậm thêm mà khẳng định nét ấy là nét chính Nếu thấy sai ta dễ dàng tẩy bỏ Bút chì bao giờ cũng cần thiết cho người mới tập kí họa

Trang 34

- Đi liền với bút chì là tẩy Các học sinh lớp 8 đã phân biệt được tẩy

chì với tẩy mực Dùng tạm tẩy chì thông thường cũng được Nhưng nếu có điều kiện thì các em có thể tìm mua tẩy mềm dùng cho chì sẽ tốt hơn

- Nếu đã thông thạo vẽ nét chì thì ta có thể nâng cao hơn bằng nét vẽ của bút sắt chấm mực hoặc bút sắt kiểu bút máy đã chứa mực trong bụng bút Vẽ bút sắt khó hơn bút chì vì không thể tẩy xóa nhưng cũng không nhất thiết bắt buộc phải đi một nét ăn ngay Có thể đi nhẹ vài đường nét mảnh rồi nhấn một đường quyết định mà các nét trước đó cũng không ảnh hưởng gì Kí họa bút sắt cho phép có các nét nhẹ như phác thử, điều đó làm cho kiểu kí họa này sinh động hơn Vẽ nét nào ăn ngay nét ấy sẽ chỉ làm cho kí họa bút sắt bị khô cứng

- Kí họa mực nho là chất liệu còn khó hơn nữa: đã không tẩy xóa được lại còn mờ, loang, nhòe Ban đầu mới tập bao giờ cũng hỏng lên hỏng xuống, người tập vẽ mực nho phải vứt đi cả tập giấy là chuyện thường tình Nhưng sau khi khống chế được các nhát bút lông mềm và độ đậm nhạt cũng như độ loang nhòe của mực trên giấy thì cũng là lúc ta có thể vẽ được những cảnh vật hay nhóm nhân vật tương đối đẹp, rất dễ có rung cảm Làm chủ được chất liệu này tức là ta có thể trở thành họa sĩ chuyên mực nho trên giấy dó hay giấy canson với những hiệu quả lung linh đầy ngẫu hứng Trên thực tế rất ít họa sĩ Việt Nam chuyên được chất liệu này

- Kí họa màu nước là sự phát triển từ kí họa mực nho, từ vẽ một màu

- đơn sắc tới đa sắc trên giấy Kỹ thuật vẽ màu nước tương tự vẽ mực nho,

có vẻ dễ hơn vì nhiều màu nhưng lại khó hơn nếu ta tham lam, lạm dụng màu Cần phân biệt tranh màu nước với kí họa màu nước: tranh màu nước tha hồ tả sự vật và không gian lung linh đến độ gần như hoàn hảo nhưng kí họa màu nước chỉ vẽ cái cơ bản, gợi tả cảnh hay vật hay nhân vật, bỏ nền trắng giấy rất nhiều

Trang 35

- Bút nho hay bút lông tròn mềm là loại bút chuyên dụng vẽ mực nho

và màu nước Tất nhiên cũng có thể vẽ bút bẹt lông mềm các cỡ từ nhỏ đến rộng bản nhưng đó là khi vẽ thành tranh Còn để vẽ kí họa mực nho hay màu nước thì chỉ cần một bút nho quản tròn là đủ, lông mềm đầu chụm nhọn của loại bút này sẽ cho phép ta vẽ mảng lớn hay nhỏ, tỉa rất nét hay chấm tinh vi cũng xong, tạt mảng bên đậm - bên nhạt cũng khá dễ Chọn mua cỡ quản bút tương đương chiều ngang ngón tay út và túm lông tương đương đốt đầu ngón út là vừa tầm, chú ý đầu bút lông phải chụm nhọn khi nhúng nước thì khi cần mới tỉa được nét mảnh

- Cũng có khi người ta kí họa bột màu Tuy cũng hơi lỉnh kỉnh vì cần

cả hộp màu, keo, pa lét pha màu, bút bẹt, cặp vẽ, nước rửa… nhưng đây là cách kí họa bột màu rất phổ biến và tiện dụng từ thời chiến tranh và bao cấp vì bột màu và giấy rất rẻ, tương đối dễ vẽ, nếu hỏng thì vứt bỏ không tiếc Đôi khi, để nhanh chóng ghi chép toàn bộ vẻ đẹp của người, vật trong thực tế, các họa sĩ còn sử dụng bột màu để vẽ Thuận lợi của vẽ màu bột là

dễ vẽ, dễ xóa giúp sinh viên có điều kiện để chỉnh sửa khi vẽ nghiên cứu thực tế Màu bột có thể vẽ mỏng hoặc vẽ dày, tùy thuộc vào khả năng và sở thích người vẽ Hơn nữa màu bột nhanh khô, có thể vẽ chồng nhiều màu nên dễ thể hiện được năng lực nghiên cứu hình, khối, tương quan đậm nhạt của người vẽ Ngày nay ta có thể thay bằng kí họa màu goat, đỡ phải keo, dập xóa tương đối thoải mái vì các màu có thể đè lên nhau

- Trong trường hợp kí họa bột màu, người ta dùng bút lông bẹt cỡ trung bình và nhỏ Đó cũng là các bút bẹt chuyên dụng để vẽ tranh sơn dầu, bột mầu, acrylic… Tất nhiên khi kí họa bột màu thì chỉ cần vài chiếc trong

số đó, chủ yếu cỡ trung bình và nhỏ là đủ

- Chì màu cũng khá tiện dụng để kí họa Tuy rất dễ mua trên thị trường nhưng đó chỉ là loại chì màu thông dụng cho trẻ em, khá hạn chế vì rất cứng khi tô màu và khó chồng đè các màu Nếu có chì màu cao cấp thì

Trang 36

hay hơn nhưng phải mua chì màu ngoại nhập, giá cao - điều này dẫn đến chỉ có họa sĩ chuyên nghiệp vẽ tranh chì màu mới cần đến chì chất lượng cao mà thôi

- Phấn màu (pastel) là chất liệu màu khô có thể tiện lợi dùng cho kí

họa màu Phấn màu rất dễ vẽ vì màu khô, xốp, dễ chồng đè, tương đối dễ xóa và dễ sửa chữa nhưng vẽ xong phải phun fixative để giữ màu khỏi rụng Vả lại nếu vẽ phấn màu thì cũng kén loại giấy xốp khá đặc biệt, nếu không thì sẽ rất phí công

- Sáp màu (oil pastel) chính là phấn màu nhưng có nhào trộn với sáp

và chất dầu, bám dính tốt lên mặt giấy và có thể chồng đè các màu vì có chất dầu sáp nhưng đã vẽ thì không tẩy xóa được Vì thế với sáp màu phải

vẽ kiểu “ăn ngay” Mặt khác sáp màu không thể tỉa nét tinh vi được nên khó nhấn nhá hoặc tỉa tót

- Giấy vẽ Trước đây giấy kí họa thông dụng nhất là giấy in báo Ngày nay có đủ các loại, thậm chí giấy đã đóng thành tập chuyên dụng để

kí họa, có bán rộng rãi ở các cửa hàng họa phẩm Tốt nhất là các tập giấy khổ A4 hay A3 vì nhỏ gọn, hợp với điều kiện đi kí họa Khi vẽ nên chọn mặt ráp vì dễ bám màu, bỏ mặt nhẵn vì khó bám chì và màu

1.2.3 Ngôn ngữ của kí họa trong tranh

Như trên tôi đã trình bày, nay tôi xin nhấn mạnh lại một chút là kí họa rất cần thiết cho các em học sinh khi làm bài vẽ tranh vì nếu biết kí họa, dù chỉ ở mức độ sơ đẳng, mỗi em sẽ có kho tư liệu của riêng mình, để

có thể chọn và đặt dáng mà mình cần vào bức tranh đỡ phải đi chép lại của người khác Giá trị của kí họa rất rộng lớn nhưng ở đây tôi xin trình bày những giá trị cơ bản

- Nét: “Đường nét là yếu tố nghệ thuật quen thuộc nhất bởi hàng

ngày chúng ta sử dụng nó khi viết Trong hội họa, đường nét được sử dụng

Trang 37

để phác thảo, thường nhằm chuẩn bị cho những tác phẩm lớn hơn” [29,

tr.97] Thực vậy, nét là cách vẽ khởi đầu của tất cả mọi người khi tập vẽ vì dùng nét là cách dễ nhất để ghi chép và tạo ra hình thể Khi kí họa thì vẽ nét là cách nhanh nhất để nắm bắt mọi hình thể Có thể coi như vẽ nét là sự bắt buộc khi ta tập kí họa Tất nhiên nét không chỉ đơn thuần là một kỹ năng để ghi hình, người giỏi cũng có thể làm nét thăng hoa và có giá trị nghệ thuật Trong hội họa, đường nét trở thành một phương tiện để sao chép lại ngôn ngữ biểu cảm, những ý tưởng và cảm xúc

- Mảng: Nếu chỉ dùng toàn nét để diễn tả cảnh vật và người thì đôi

khi chúng ta quá đà sẽ tạo ra sự rối rắm bởi nét quá nhiều Cần quy lại thành một số mảng cơ bản Trong môi trường quanh ta thực ra đã có những mảng tự nhiên như trời, đất, đồi, núi, mái nhà, bức tường, cái sân … Một tập hợp của rất nhiều thành phần đồng dạng cũng có thể quy thành một mảng như tán lá cây, đống rơm, ruộng lúa, nhóm người đang xếp thành một đội ngũ… Có những thứ mà nếu ta tỉa nét thì không bao giờ có thể vẽ xong

Ví dụ như một tán cây, ta không thể nào vẽ được tất cả lá của nó bằng nét Lúc đó ta cần phải biết khuôn toàn bộ tán lá đó vào một mảng rồi tỉa vài lá

để ghi chép tính chất của loài cây đó Với đống rơm hay ruộng lúa ta cũng

có thể làm như vậy Khó hơn nữa, khi ta buộc phải vẽ nhiều người đang làm cùng một việc như một đoàn chiến sĩ đang hành quân, một lớp học sinh đang xếp hàng điểm danh, một nhóm người đang chụm đầu bàn bạc… thì

ta có thể khuôn cả nhóm đó vào một mảng rồi vẽ một vài người đại diện nổi bật trong nhóm đó để ghi lại và hiểu đặc tính cơ bản của nhóm người

đó Cần nhớ khi kí họa ta không có nhiều thời gian nên không thể dùng nét

vẽ hết mọi thứ Quy thành mảng rồi tỉa những chi tiết chính trong mảng đó

là cách đi tắt cần thiết khi kí họa

- Độ đậm nhạt: “Bức vẽ có nổi rõ được hay không là do đậm nhạt

diễn tả tạo nên các lớp trước sau của cảnh” (Triệu Khắc Lễ (2008), Giáo

Trang 38

trình kí họa 3 Nxb Đại học sư phạm) Khi bối cảnh mà ta đang vẽ có quá

nhiều sự vật mà lại không thể lược bớt thì cách tốt nhất là ta phải nhấn đậm một vài sự vật quan trọng nhất Cũng như vậy nếu ta vẽ cảnh có nhiều lớp lang dễ bị rối thì cách hiệu quả nhất là ta nhấn đậm lớp mà ta thấy quan trọng nhất- thường đó là lớp gần ta nhất Ngược lại cũng có khi các nhân vật đều sáng trên nền đậm, khi ấy tốt nhất ta làm nền đậm xuống để các nhân vật nổi lên Tất nhiên thực tế còn có các sự vật tự thân bao giờ cũng đậm màu và ngược lại có sự vật bao giờ cũng sáng như trâu đen và trâu trắng, là chuối non và lá chuối già, mái nhà cổ thâm nâu và tường mới quét vôi trắng… Theo thói quen, ta có thể tô đậm sự vật như thực tế nhìn thấy nhưng cần nhớ là khi ta kí họa thì không nhất thiết phải vẽ đúng và vẽ hết mọi sự vật Kí họa là ghi chép thật nhanh nên ta chỉ cần vẽ những gì chính yếu nhất, quan trọng nhất và đậm nhạt cũng phải phục vụ cho mục đích đó

“Cần phân biệt đậm nhạt khác với màu sẫm, màu sáng, bởi có vật màu thẫm nhưng lại ở phía sáng và do tác động của nguồn sáng, màu thẫm đó

không giữ nguyên mà chịu tác động phân hóa” (Triệu Khắc Lễ (2008), Giáo trình kí họa 3 Nxb Đại học sư phạm)

- Màu cơ bản: “Màu sắc là một yếu tố được xem trọng một cách phổ quát; nó là yếu tố hấp dẫn ngay tức khắc người lớn và trẻ con” (Ocvirk, Stinson, Wigg, Bone, Cayton (1997, tái bản lần thứ 8), Art Rundamentals,

Nxb McGraw-Hill (Bản tiếng Việt là Lê Thành dịch (2006), Những nền tảng của mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật - Công ty văn hóa Minh Trí, nhà sách Văn Lang) Nếu chúng ta phải kí họa màu thì cần lưu ý phân biệt nó với bức tranh màu: với tranh ta có thể diễn ta đầy đủ màu sắc nhưng kí họa màu thì ta chỉ cần vẽ những màu cơ bản nhất để nêu bật bản chất của sự vật nhất mà thôi Màu cơ bản ấy thường được chọn để nhấn vào các sự vật hay nhân vật chính yếu như khi vẽ con trâu đậm màu, con bò nâu đen, anh công

Trang 39

nhân áo xanh, bà già nông thôn áo nâu chẳng hạn Cũng cần chú ý là các màu như thế khi ta vẽ thì cần thấy khối và sự biến chuyển đậm nhạt chứ không phải là tô mảng bẹt Những màu không cần thiết, nhất là ở các mảng phụ như trời hay đất thì khi kí họa ta có thể bỏ trống nền giấy

- Đường hướng và cấu trúc: “Cấu trúc cơ bản là một trong những dấu

hiệu có tính hình ảnh được sử dụng để tạo ra những bề mặt trang trí được

đánh giá cao trong nghệ thuật đương đại” (Ocvirk, Stinson, Wigg, Bone, Cayton (1997, tái bản lần thứ 8), Art Rundamentals, Nxb McGraw-Hill

(Bản tiếng việt là Lê Thành dịch (2006), Những nền tảng của mỹ thuật, Nxb mỹ thuật - Công ty văn hóa Minh Trí, nhà sách Văn Lang) Mọi sự vật ngoài tự nhiên rất khác nhau, có cứng - mềm, cao - thấp, nằm ngang - đứng thẳng - nghiêng, co cụm hay xòe ra, dàn trải hay tụ lại.… Khi vẽ kí họa ta cần quan sát để nhận biết những vấn đề bản chất ấy để khi vẽ, có khi

ta chỉ cần đưa vài đường là đã gợi tả được sự vật ấy, con người ấy Ví dụ: khoanh một bụi tre với các chỏm ngọn cong rủ xuống là ta đã gợi tả được bản chất của cây tre rồi; vẽ một hàng rào ta cần tập hợp các đoạn nét dọc;

vẽ triền đồi có ruộng bậc thang ta cần các nét ngang theo tầng cao thấp; vẽ một cây cau ta chỉ cần kéo một đường thẳng đứng vươn cao, trên đỉnh phẩy vài túm lá; vẽ bà già đang chống gậy bước đi ta cần chú ý lưng bà thì còng

mà gậy thì thẳng…

- Lớp lang: Nếu phải vẽ một bối cảnh trước mặt có độ nông - sâu, xa

- gần… thì ta phải chú ý tới sự vật ở các lớp cảnh với các mức độ gần - xa khác nhau - đó chính là vấn đề lớp lang Một lớp học xếp hàng trước mặt ta thì dù cao bằng nhau, theo quy luật, em đứng gần nhất vẫn cao nhất, em đứng xa phải thấp hơn Vẽ giờ ra chơi trong sân trường chẳng hạn, ta cần phải phân biệt nhóm bạn đứng ở các lớp cảnh gần - xa khác nhau Đã từng

Trang 40

có bạn vẽ người nấp sau cây mà gốc cây lại ở vị trí cao hơn chân bạn này - cái sai đó là vì người vẽ không biết phân biệt các lớp lang trong tranh

- Bố cục: “Bố cục là sự sắp xếp (sắp đặt) các yếu tố tạo hình sao cho

hợp lý, lô gich và đạt được hiệu quả cao nhất trong một tác phẩm mỹ thuật” (Tạ Phương Thảo, Nguyễn Lăng Bình (2000), Kí họa và Bố cục, sách Cao

đẳng Sư phạm, Nxb Giáo dục) Dù chỉ vẽ vài đường đơn giản nhất thì ta vẫn bắt buộc phải trình bày lên tờ giấy - đó là vấn đề bố cục Tất nhiên khi vội ta đôi khi vẽ sự vật rất lệch nhưng nên tập thói quen sắp xếp các sự vật

và nhân vật sao cho có lớp lang và trọng tâm: cái chính thường nên ở phía trước và gần giữa tờ giấy, những cái phụ thì xa, mờ và vẽ ở lớp sau hay ngoại biên Sắp xếp như vậy là thuận mắt và biết cách bố cục Kỹ năng này

sẽ thuận lợi khi ta chuyển từ kí họa thành bức tranh

1.2.4 Vai trò của kí họa

Kí họa giúp cho người học rèn luyện kỹ năng vẽ đúng hình, chuẩn dáng, hình thành khả năng quan sát, kỹ năng ghi chép, nắm bắt thực tế, tạo cảm hứng sáng tác Để xây dựng lên những tác phẩm phản ánh chân thực thì người vẽ phải đắm mình vào thực tế để ghi chép những hình ảnh, những hoạt động và tìm cảm hứng sáng tác

Nhờ đặc điểm ghi chép nhanh, kí họa được sử dụng làm tư liệu hình ảnh Có những sự vật hiện tượng chỉ hiện hữu thoáng qua trong khoảnh khắc và không lặp lại, muốn ghi chép nhanh được khoảnh khắc đó người vẽ phải sử dụng đến phương pháp, kỹ năng vẽ kí họa

Trong kí họa còn chất chứa cảm xúc nhất thời lúc người vẽ thực hiện đối tượng đó, cho nên thường được sử dụng làm tư liệu phục vụ cho quá trình sáng tác nghệ thuật Tiêu biểu một số tác phẩm được xây dựng dựa trên các tư liệu kí họa của họa sĩ Nguyễn Thụ: Mưa - lụa, Dệt vải - lụa, Trên nhà sàn - lụa Với họa sĩ Huy Oánh có tác phẩm: Cầu Hàm Rồng - sơn

Ngày đăng: 15/12/2018, 09:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Gia Bảo (2009), Nét vẽ cơ thể người, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nét vẽ cơ thể người
Tác giả: Gia Bảo
Nhà XB: Nxb Mỹ Thuật
Năm: 2009
2. Gia Bảo (2010), Kỹ thuật vẽ tranh bằng bút máy, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật vẽ tranh bằng bút máy
Tác giả: Gia Bảo
Nhà XB: Nxb Mỹ Thuật
Năm: 2010
3. Gia Bảo (2009), Vẽ nét chân dung, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vẽ nét chân dung
Tác giả: Gia Bảo
Nhà XB: Nxb Mỹ Thuật
Năm: 2009
4. Gia Bảo (2006), Vẽ truyện tranh, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vẽ truyện tranh
Tác giả: Gia Bảo
Nhà XB: Nxb Mỹ Thuật
Năm: 2006
5. Gia Bảo, Hàn Vi (2009), Vẽ kí họa nét, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vẽ kí họa nét
Tác giả: Gia Bảo, Hàn Vi
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 2009
6. Bộ Giáo dục và đào tạo (2016), Âm nhạc và mỹ thuật 8, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Âm nhạc và mỹ thuật 8
Tác giả: Bộ Giáo dục và đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2016
7. Ngô Bá Công (2012), Giáo trình mỹ thuật cơ bản, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình mỹ thuật cơ bản
Tác giả: Ngô Bá Công
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2012
8. Nguyễn Lăng Bình (2004), Kí họa, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kí họa
Tác giả: Nguyễn Lăng Bình
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2004
9. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà (2017), Dạy và học tích cực: Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy và học tích cực: Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học
Tác giả: Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2017
10. Trần Duy (2002), Cảm luận nghệ thuật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm luận nghệ thuật
Tác giả: Trần Duy
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 2002
11. Cổ Thanh Đam (2010), Mỹ thuật căn bản và nâng cao: Kí họa nhân vật, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ thuật căn bản và nâng cao: Kí họa nhân vật
Tác giả: Cổ Thanh Đam
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 2010
12. Nguyễn Hữu Hạnh (2010), Thiết kế bài giảng mỹ thuật 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng mỹ thuật 1
Tác giả: Nguyễn Hữu Hạnh
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2010
13. Triệu Khắc Lễ, Trần Tuấn, Khắc Tiến (2008), Giáo trình kí họa 2, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kí họa 2
Tác giả: Triệu Khắc Lễ, Trần Tuấn, Khắc Tiến
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2008
14. Triệu Khắc Lễ (2008), Giáo trình kí họa 3, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kí họa 3
Tác giả: Triệu Khắc Lễ
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2008
15. Huy Oánh (2017), Kí họa thời chiến, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kí họa thời chiến
Tác giả: Huy Oánh
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 2017
16. Nguyễn Quân (2004), Con mắt nhìn cái đẹp, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con mắt nhìn cái đẹp
Tác giả: Nguyễn Quân
Nhà XB: Nxb Mỹ Thuật
Năm: 2004
17. Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Quân (1989), Mỹ thuật của người Việt, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mỹ thuật của người Việt
Tác giả: Phan Cẩm Thượng, Nguyễn Quân
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 1989
18. Hồng Thủy (2010), Phác họa cơ thể người, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phác họa cơ thể người
Tác giả: Hồng Thủy
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2010
19. Tạ Phương Thảo, Nguyễn Lăng Bình (2000), Kí họa và bố cục, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kí họa và bố cục
Tác giả: Tạ Phương Thảo, Nguyễn Lăng Bình
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000
20. Huỳnh Phạm Hương Trang (2007), Bí quyết vẽ bút chì, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí quyết vẽ bút chì
Tác giả: Huỳnh Phạm Hương Trang
Nhà XB: Nxb Mỹ thuật
Năm: 2007

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w