1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

13 3,8K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

BÀI 2: MÀNG NGUYÊN SINH CHẤT I. Mục đích thí nghiệm:  Nhận xét ảnh hưởng của nhiệt độ và dung môi hữu cơ trên tính thấm của màng tế bào. II. Dụng cụ thí nghiệm: 1BÀI 2: MÀNG NGUYÊN SINH CHẤT I. Mục đích thí nghiệm:  Nhận xét ảnh hưởng của nhiệt độ và dung môi hữu cơ trên tính thấm của màng tế bào. II. Dụng cụ thí nghiệm: 1

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM SINH HỌC ĐẠI CƯƠNG

BÀI 2: MÀNG NGUYÊN SINH CHẤT

BÀI 3: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

GVHD: Trần Trúc Thanh

Khưu Chí Nguyên 1712373

Nguyễn Mạnh Hưng 1711636 Phan Chính Thắng 1713249

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 11 năm 2018

Trang 2

Page 2 of 13

BÀI 2: MÀNG NGUYÊN SINH CHẤT

I Mục đích thí nghiệm:

 Nhận xét ảnh hưởng của nhiệt độ và dung môi hữu cơ trên tính thấm của màng tế bào

II Dụng cụ thí nghiệm:

1 Củ dền đỏ

2 Cồn tuyệt đối

Trang 3

Page 3 of 13

III Trình tự thí nghiệm:

- Cắt củ dền thành 7 miếng đều nhau có kích thước 4 cm x 1 cm x 0,5 cm Cho các miếng củ dền vào becher và rửa dưới dòng nước chảy trong vài phút

để lôi đi tất cả sắc tố từ những tế bào bị vỡ (dừng khi nước rửa không còn sắc tố), sau đó ngâm mẫu vào nước sạch

- Ghi các ống nghiệm từ 1 → 7:

Ống 1 - 6: 15 ml nước cất/ống

Ống 7 : 15 ml cồn tuyệt đối (đậy miệng ống nghiệm bằng nylon)

- Xử lý nhiệt: xử lý nhiệt 5 miếng củ dền ở các nhiệt độ 40, 50, 70, 100 và - 10°C

Cách xử lý nhiệt: cho mỗi miếng củ dền vào một túi nylon nhỏ, bấm miệng túi nylon bằng kim bấm rồi nhúng vào nước có nhiệt độ chỉ định trong 10 phút Lưu ý: đuổi hết không khí trong túi để miếng củ dền ép sát vào túi nylon

- Cho mẫu vào ống nghiệm: ngâm các miếng củ dền sau khi xử lý nhiệt vào các ống nghiệm đã đánh số:

+ Ống 1: cho miếng củ dền không qua xử lý nhiệt (ống chuẩn)

+ Ống 2: cho vào miếng dền đã xử lý ở 40°C

+ Ống 3: cho vào miếng dền đã xử lý ở 50°C

+ Ống 4: cho vào miếng dền đã xử lý ở 70°C

+ Ống 5: cho vào miếng dền đã xử lý ở 100°C

+ Ống 6: cho vào miếng dền đã xử lý ở - 10o C

+ Ống 7: cho miếng củ dền không qua xử lý nhiệt

- Tất cả ống nghiệm đặt vào giá, để yên 15 phút Sau đó vớt bỏ miếng dền ra, lắc đều, so sánh màu của dung dịch trong các ống nghiệm và so với ống chuẩn

Lưu ý:

+ Kích thước mẫu phải GIỐNG nhau

+ Thời gian xử lý nhiệt phải GIỐNG nhau

+ Thời giang ngâm mẫu trong ống nghiệm phải GIỐNG nhau

Trang 4

Page 4 of 13

IV Kết quả thí nghiệm:

1 2 3 4 5 6 7

- Nhận xét: Màu ở các ông nghiệm khác nhau, ống nghiệm 1,2,3 có sự thay đổi màu không đáng kể Sang ống nghiệm thứ 4, màu đậm hơn hẳn, tiếp đến các ống nghiệm 5,6,7 màu đậm dần

- Giải thích:

Các ống nghiệm 1, 2, 3 ở cùng dung môi và các nhiệt độ chênh lệch nhau không đáng kể nên màu sắc chênh lệch nhau, độ đậm tăng cũng không đáng kể

Ống nghiệm 4: ở nhiệt độ 70℃ màng tế bào bị vỡ ra, sắc tố màu đỏ của củ dền thẩm thấu ra bên ngoài làm cho ống nghiệm 4 có màu đậm hơn 3 ống nghiệm trên

Ống nghiệm 5: ở nhiệt độ 100℃ nhiệt độ cao hơn, màng tế bào bị vỡ nhiều hơn, sắc tố màu thẩm thấu ra bên ngoài nhiều hơn làm ống nghiệm 5 có màu đậm hơn ống nghiệm 4

Ống nghiệm 6: ở -10℃ củ dền bị đông đá vì thế thể tích củ dền phình trương ra, các tinh thể nước đá đâm thủ lớp màng tế bào làm sắc tố màu bên trong thẩm thấu ra bên ngoài nhiều hơn

Ống nghiệm 7: ở dung môi hữu cơ (cồn) cũng đã phá vỡ lớp màng tế bào làm cho sắc tố màu của củ dền thấm ra bên ngoài nhiều nên có màu đỏ đậm

Trang 5

Page 5 of 13

BÀI 3: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

I Mục đích thí nghiệm:

- Tìm hiểu về thành phần của tế bào: Tinh bột, glycogen; Đường khử; Lipid; Protein

II Dụng cụ, hóa chất:

- Ống nghiệm, bình đun, pipet, dao thí nghiệm, chày cối, vải lọc, lamme, lamelle

- Vật liệu: Khoai tây, đậu xanh ngâm nước, cây mầm đậu xanh (giá), đậu trắng ngâm nước, sữa tươi, dung dịch lòng trắng trứng

- Hóa chất: Thuốc thử Fehling, Thuốc thử Soudan III, Thuốc thử Lugol, Dung dịch CuSO4 5%, NaOH 30%

III Trình tự thí nghiệm:

1 Tinh bột

Chuẩn bị 2 ống nghiệm:

- Ống 1: nghiền 1 mẫu khoai tây nhỏ với 10 ml nước cất, loại bỏ bã bằng vải lọc Cho dịch dưới lọc vào ống nghiệm

- Ống 2: chứa 10 ml nước cất

Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 giọt Lugol Lắc đều Quan sát và ghi nhận hiện tượng

2 Đường khử

- Ly trích đường tan: giã nát 20 cây mầm đậu xanh trong cối Thêm vào 20 ml nước, cà đều Để lắng 10 phút, lọc qua vải lọc Làm tương tự với 20 hột đậu xanh đã ngâm nước trong 1 giờ

- Trắc nghiệm đường khử: Chuẩn bị 3 ống nghiệm:

Ống nghiệm Dung dịch

Fehling (ml)

Nước cất (ml) Dịch lọc từ cây

mầm giá (ml)

Dịch lọc từ hạt đậu xanh (ml)

Trang 6

Page 6 of 13

- Đặt cả 3 ống trong nước sôi 5 phút Quan sát hiện tượng xảy ra ở các ống nghiệm

3 Lipid

Chuẩn bị 3 ống nghiệm:

- Ống 1: chứa 2 ml nước cất

- Ống 2: chứa 2 ml dầu ăn

Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 5 giọt soudan III Quan sát hiện tượng ở cả 3 ống

nghiệm

4 Protein

a Thực vật:

Đặt 1 lát cắt dày hột đậu trắng đã ngâm nước lên lame Nhỏ 2 giọt CuSO4 và đậy lại bằng lamelle Sau 10 phút dở lamelle lên, nhỏ 1 giọt NaOH Quan sát màu xuất hiện trên lát cắt

b Động vật:

Chuẩn bị 3 ống nghiệm:

- Ống 1: chứa 5 ml dung dịch lòng trắng trứng

- Ống 2: chứa 5 ml sữa

- Ống 3: chứa 5 ml nước cất

Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 5 giọt CuSO4, để yên 5 phút, tiếp theo cho vào 2 giọt NaOH Lắc nhẹ, quan sát sự thay đổi màu sắc

Trang 7

Page 7 of 13

IV Kết quả thí nghiệm:

1 Tinh bột

Ống nghiệm 1: Dung dịch củ riềng riềng

Ống nghiệm 2: Nước cất

2 1 2 1

Quan sát: Ống nghiệm 1 chuyển sang màu tím đen

Nhận xét: Màu tím đen xuất hiện khi thuốc thử lugol tiếp xúc tinh bột, bởi vì thành phần chính của thuốc thử lugol là iôt và kali-iodine KI.Iodine hầu như không tan trong nước nên chất phản ứng Iodine được tao ra bằng cách hòa tan KI vào nước Dẫn đến tạo

ra ion I3 tan được bám vào cấu trúc của amylose tạo ra màu tím đen

2 Đường khử

Ống nghiệm 1: 3 ml nước cất

Ống nghiệm 2: 3 ml dịch lọc từ mầm cây giá

Ống nghiệm 3: 3 ml dịch lọc từ hạt đậu xanh

Trang 8

Page 8 of 13

1 2 3

- Cho vào mỗi ống nghiệm 3 ml dung dịch Fehling:

1 2 3

- Sau khi đặt cả 3 ống nghiệm trong nước sôi (5 phút):

Trang 9

Page 9 of 13

1 2 3

Nhận xét: Ống thí nghiệm 3:trong hạt mầm đậu xanh chứa protein và cabohidrate là các oligo sacharide chứa nhiều -OH cạnh nhau ,dạng vòng Vì dung dịch Fehling là hỗn hợp của dung dịch tan trong nước màu xanh nước biển chứa đồng (Cu) Sulfate và dug dịch trong suốt ,tan trong nước chứa tartrate Na,K và một kiềm mạnh (thường là NaOH) nên khi cho vào ống thứ ba dung dịch Fehling xảy ra phản ứng biure tạo ra màu tím và phản ứng của Cu(OH)2 với hợp chất chưa nhiều nhóm-OH cạnh nhau tạo ra màu xanh .Màu thu được là sản phẩm sau khi trộn 2 màu xanh và tím Theo ống nghiệm 2 ta có phương trình phản ứng:

Fehling’s solution Cu2O +OH-CH2-(CH-OH)4-COOH

Đỏ gạch

Ketone không bị oxi hóa trong dung dịch của Fehling trừ α-hidroxy kentones

Do đó, trong ống 2 đựng dung dịch cây mầm đậu xanh có glucose mới xuất hiện màu đỏ gạch của Cu2O

Ống thí nghiệm 1:có màu xanh của Fehling

Glucose

Trang 10

Page 10 of 13

3 Lipid

Ống nghiệm 1: Nước cất

Ống nghiệm 2: Dầu ăn

2 1 2 1

Nhận xét : Ống nghiệm 1 ta thấy không có hiện tượng xảy ra bởi vì trong nước cất không có lipit Ống nghiệm ta thấy dung dịch có màu cam do lipit có trong tế bào ở nhiều dạng: triglyceride (mỡ, dầu), phospholipid, glycolipid, steroid Dễ quan sát hơn cả

là những giọt dầu trong tế bào của những mô dự trữ ở thực vật hay ở những hạt có dầu (cơm dừa, đậu phộng) Lipit được nhuộm màu cam bởi thuốc thử Soudan III

4 Protein

a Thực vật:

Lát đậu trắng nhỏ vài giọt CuSO4

Trang 11

Page 11 of 13

Lát đậu trắng được nhỏ thêm NaOH Nhận xét: Protein có trong hột đậu cộng lẫn với Cu2+ (CuSO4) khi được tiếp xúc với kiềm đậm (NaOH) sẽ tạo ra một phức hợp gọi là biuret-Cu có màu hồng tím đặc trưng

b Động vật:

Ống nghiệm 1: chứa 5 ml dung dịch lòng trắng trứng

Ống nghiệm 2: chứa 5 ml sữa

Ống nghiệm 3: chứa 5 ml nước cất

3 2 1

Trang 12

Page 12 of 13

Nhỏ vào mỗi ống nghiệm vài giọt CuSO4:

1 2 3

Tiếp tục nhỏ vào mỗi ống nghiệm vài giọt NaOH:

1 2 3

Nhận xét: Ống nghiệm 1 ta thấy dung dịch chuyển sang màu tím xanh

Ống nghiệm 2 ta thấy dung dịch có màu của yaourt nho, tím xanh nhẹ do màu của sữa trắng đục

Ở ống 3, ta thấy dung dịch đổi sang màu xanh lam, kết tủa nhẹ Do trong môi trường nước cất Cu2+ + 2OH- -> Cu(OH)2

Trang 13

Page 13 of 13

Còn ở ống 1 và 2, ta thấy màu xanh là do Protein có trong lòng trắng trứng

và sữa cộng lẫn với Cu2+ (CuSO4) khi được tiếp xúc với kiềm đậm (NaOH) sẽ tạo ra một phức hợp gọi là biuret-Cu có màu tím đặc trưng

Ngày đăng: 14/12/2018, 13:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w