Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn,sinh trong một gia đình trung lưu lương thiện.Trong một buổi du xuân,Thúy Kiều gặp Kim Trọng,và từ nay hai người đã bày tỏ tâm tình,tự do đính
Trang 1§ ÔN TẬP NGỮ VĂN THI VÀO 10 §
I.Văn học:
A.Văn học trung đại:
1.Hãy tìm những yếu tố kì ảo trong truyện”Chuyện người con gái Nam Xương”? Những yếu tố kì ảo nhằm mục đích gì?
TL: -những yếu tố kì ảo trong truyện:
+tin vào cái thiện
+Phan Lang nằm mộng thấy thả rùa
+Đi lạc vào động rùa của Linh Phi -> được đãi yến tiệc gặp Vũ Nương+Được sứ giả Linh Phi đưa về trần gian
+Vũ Nương hiện ra lung linh huyền ảo
*Ý nghĩa:
+Làm đẹp thêm những nét vốn có của Vũ nương dù đã ở một thế giới khác nhưng vẫn nghĩ đến chồng con, vẫn khao khát được phục hồi danh dự, nhân phẩm
+Kết thúc câu chuyện một cách có hậu
+Thể hiện ước mơ ngàn đời của người dân về sự công bằng của cuộc đời.Người tốt dù trải qua bao oan khuất nhưng cuối cùng vẫn được minh oan
2.Qua tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”em cảm nhận người anh hùng Quang Trung-Nguyễn Huệ như thế nào?
TL: +Là 1 người mạnh mẽ hành động quyết đoán
+Trí tuệ sáng suốt và nhạy bén
+Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng
+Tài thao lược , dụng binh như thần,hành binh thần tốc
+Lẫm liệt , oai phong trong chiến trận
3.Em hãy trình bày những hiểu biết của mình về cuộc đời của Nguyễn Du?
TL:Nguyễn Du(1765-1820) tên chữ là Tố Như ,hiệu là Thanh Hiên ,quê ởlàng Tiên Điền huyện Nghi Xuân,Tỉnh Hà Tĩnh
-Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội:xã hội phong kiến VN có những khủng hoảng sâu sắc ,phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục và khắp nơi mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn,quét sạch
Trang 2giặc Xiêm La và Mãn Thanh xâm lược sau đó triều đai Tây Sơn sụp đổ, chế độ phong kiến triều Nguyễn được thiết lập.
-Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quí tộc , nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học Nhưng cuôc sống êm đềm với Nguyễn Du rất ngắn ngủi , ông từng có nhiều năm phải lưu lạc ở nhiều nơi
-Nguyễn Du là người có hiểu biết sâu rộng,am hiểu văn hóa dân tộc và văn hóa ,có vốn sống phong phú do tiếp xúc với nhiều cảnh đời,con người
ở nhiều miền đất, từng đi sứ Trung Quốc,…
-Nguyễn Du là người có trái tim giàu lòng yêu thương con người ,vì vậy, những tác phẩm của ông đều thấm nhuần những chủ nghĩa nhân đạo
4 Nêu những nét chung về sự nghiệp văn chương của nhà thơ Nguyễn Du?
TL:Sự nghiệp văn học của ND mang tầm vóc của một thiên tài ở cả sáng tác chữ Hán và chữ Nôm,ở giá trị kiệt tác của Truyện Kiều.Về chữ
Hán ,Nguyễn Du có ba tập thơ (Thanh Hiên thi tập,Nam trung tạp
ngâm,Bắc hành tạp lục)với tổng số 243 bài.Về chữ Nôm,ngoài Truyện Kiều(Đoạn trường tân thanh)còn có Văn Chiêu Hồn……
5.Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm Truyện Kiều ?
Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn,sinh trong một gia đình trung lưu lương thiện.Trong một buổi du xuân,Thúy Kiều gặp Kim Trọng,và từ nay hai người đã bày tỏ tâm tình,tự do đính ước.Nhưng sau đó, gia đình Kiều bị mắc oan,Thúy Kiều phải nhờ em là Thúy Vân trả nghĩa cho Kim Trọng,còn nàng bán mình chuộc cha.Từ nay Thúy Kiều bị bọn buôn người Mã Giám Sinh,Tú Bà,Sở Khanh lừa gạt,đẩy vào lầu xanh.Tại lầu xanh,nàng được Thúc Sinh cứu vớt ra ngoài,nhưng rồi Kiều bị Hoạn Thư,vợ cả Thúc Sinh ghen tuông đày đọa.Kiều trốn vào cửa Phật,nhưng sau vô tình lại rơi vào lầu xanh lần thứ hai Ở lầu xanh,Kiều may mắn được gặp Từ Hải và được người anh hùng giúp nàng báo ân , báo oán.Do mace lừa quan tổng đốc Hồ Tôn Hiến,Từ hải quy hàng và bị giết, Thúy Kiều bị làm nhục rồi bị ép gả cho một viên thổ quan Đau đớn,tủi nhục, Kiều trầm mình xuống sông Tiền Đường tự vẫn,nhưng được sư Giác Duyên cứu sống.Về sau Kiều được đoàn tụ với gia đình và gặp lại Kim Trọng
6.Hãy nêu giá trị cơ bản của tác phẩm Truyện Kiều?
Trang 3*Giá trị hiện thực:phản ánh sâu sắc hiện thưc xã hội với cả bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ,đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ.
*Giá trị nhân đạo; thể hiện niềm thong cảm sâu sắc trước nhưng đau khổ của con người;lên án,tố cáo những thế lực tàn bạo,phi nhân;trân trọng,đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến nhưng ước mơ,khát vọng chân chính
*Giá trị nghệ thuật:+Đến Truyện Kiều,tiếng Việt đã đạt cao tới ngôn ngữnghệ thuật,không chỉ có chức năng biểu đạt(phản ánh),biểu cảm(thể hiệncảm xúc)và còn mang chức năng thẩm mỹ(vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ)
+Với Truyện Kiều,nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc:ngôn ngữ kể chuyện đã có cả ba hình thức:trực tiếp(lời nhân vật),gián tiếp(lời tác giả),nửa trực tiếp(lời tác giả nhưng mang suy nghĩ,giọng điiệu nhân vật).Nhân vật xuất hiện với cà con người hành động(dáng vẻ bên
ngoài)và con người cảm nghĩ(đời sống nội tâm bên trong).Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng,bên cạnh những bức tranh chân thực,sinh động là những bức tranh tả cảnh ngụ tình tuyệt bút
7.Nhân vật Vũ Nương trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”
được miêu tả trong những hoàn cảnh nào?Trong từng hoàn cảnh,Vũ Nương đã bộc lộ đức tính nào ?Tóm tắt truyện”Chuyện người con gái Nam Xương”?
TL:+Khi được cưới về làm vợ,biết chồng hay ghen nên nàng đã giữ gìn khuôn phép
+Khi Trương Sinh đi lính,Vũ Nương chỉ cầu mong cho chồng được bình yên trở về.Thông cảm những nổi khổ của chồng và nói lên nỗi khổ nhớ nhung của mình
+Dù xa chồng,nàng là người vợ chung thủy,là người con dâu hiền thảo nuôi dạy con thơ,phụng dưỡng mẹ chồng
+Khi bị chồng nghi oan,Vũ Nương đã lấy cái chết bày tỏ tấm lòng trong trắng của mình
*Vũ Nương là một người phụ nữ xinh đẹp,nết na hiền thục,đảm đang,thờ kính mẹ chồng,một long chung thủy xây đắp hạnh phúc gia đình
¤¤¤Tóm tắt:
Trang 4Vũ Thị Thiết là người con gái ở Nam Xương,có nhan sắc và đức hạnh nênTrương Sinh đem vàng cưới nàng về làm vợ.Biết trương Sinh vốn tính đa nghi nên Vũ Nương hết sức giữ gìn khuôn phép.Sum vầy chưa lâu thì họa chiến tranh xảy đến,Trương Sinh phải đi lính.Vũ Nương ở nhà nuôi con và mẹ già.Khi mẹ già mất,nàng loo liệu ma chay tế lễ đàng hoàng.Năm sau,giặc tan,Trương Sinh về nhà,gặp lại vợ con.Nhưng do sự hiểu nhầm cái bóng người trên vách qua lời nói của đứa con nhỏ,Trương Sinh đa nghi cố chấp đã nay vợ mình đi đến chỗ tự vẫn ở bến Hoàng Giang.Sau này chàng hiểu ra thì việc đã rồi.Riêng với Vũ Nương,sau khi trầm mình xuống bến Hoàng Giang,tại thủy cung nàng đã gặp người cùng làng là Phan Lang và đưa chiếc hoa vàng về trần gian cho chàng trương làm tin.Trương Sinhh lập đàn tràng giải oan,Vũ Nương hiện về trong thoáng chốc rồi lại ra đi
8.Theo em,bức chân dung miêu tả Thúy Vân và Thúy Kiều,bức nào nổi bật hơn ?Vì sao?
TL:+Nguyễn Du chỉ miêu tả Thúy Vân với 4 câu nhưng dành 12 câu để miêu tả Thúy Kiều
+Miêu tả Thúy Vân chủ yếu là bề ngoài còn miêu tả Kiều cả nhan sắc tài năng và tâm hồn
+So với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân miêu tả Thúy Kiều trước,Thúy vân sau.Nhưng Nguyễn Du lại miêu tả Thúy Vân trước rồi mới miêu tả Thúy Kiều để làm nền tôn lên vẻ đẹp về tài năng và nhan sắc của Kiều(nghệ thuật đòn bẫy)
9.Viết đoạn văn xuôi trình bày các nội dung trong đoạn trích”Kiều báo ân báo oán”?
Kiều gặp Từ Hải đây là một bước ngoặt quan trọng mở ra trong hành trình lưu lạc của Kiều.Từ Hải đã đưa Kiều từ một thân phận thấp hèn ,ô nhục bước lên địa vị của một quan tòa cầm cán cân công lý để ơn
đền ,oán trả.Thúc Sinh là người đã đưa Kiều ra khỏi lầu xanh,cứu nàng thoát khỏi cảnh đời ô nhục và Thúc Sinh với Kiều cũng có ngày tháng êmái”gấm trăm cuốn bạc nghìn cân”.Nhưng Kiều hiểu được nỗi đau khổ củanàng và thủ phạm gay ra chính là Hoạn Thư và quyết trừng trị Hoạn Thư “Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau”
Trang 5Khi gặp Hoạn Thư ở nơi xử án,giọng điệu của Kiều mỉa mai,đai
nghiến,vẫn chào thưa ,vẫn gọi là tiểu thư.Từ mỉa mai,Kiều lại đai nghiến “Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt,đời này mấy gan
Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lame càng oan trái nhiều”
Lời nói của Kiều là rất phù hợp,điều đó cho thấy Kiều đã quyết tâm trừng trị Hoạn Thư.Trước lời nói của Kiều,Hoạn Thư đã hồn lạc phách xiêu nhưng Hoạn Thư vẫn còn kịp “liệu điều kêu ca”.Đây quả là một conngười khôn ngoan,Hoạn Thư đã tìm cách lí giải để gỡ tội:
“Rằng:Tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình”
Từ thế đối lập,Hoạn Thư đã đưa Kiều thành người cùng chung cảnh ngộ.Từ một đứa ở,Hoạn Thư đã đưa Kiều thành vợ lẻ ,”chồng chung chưadễ ai chiều cho ai”.Hoạn Thư còn kể công của mình cho Kiều ra ở quan âm cát để viết kinh,khi Kiều bỏ trốn thì không cho người đuổi theo bắt lại.Từ đây Hoạn Thư chỉ còn trông cậy vào long khoan dung độ lượng củaKiều”Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”Qua những lời lẽ của Hoạn Thư,Kiều đã thừa nhận đây là một con người khôn ngoan”nói năng phải lời”,là người đàn bà sâu sắc nước lời.Từ thế chủ động,Kiều trở nên khó xử: “Tha ra thì cũng may đời
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen”
Việc Kiều ttha cho Hoạn Thư xuất phát từ tấm lòng độ lượng,vị tha và nhân hậu
10.Trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân đã sử dụng một cách sinh động và tinh tế diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc.Dựa vào đó ,em hãy phân tích và làm rõ?
TL:Nguyên nhân cơ bản:ông là nhân vật chính trong truyện ,là người rất yêu làng.Tình yêu làng của ông được đặt trong tình huống đầy thử thách là tin làng chợ Dầu theo giặc,khi nghe tin này thì tâm trạng ông vằn dặt đau đớnđấu tranhh quyết liệt Thể hiện chi tiết ông bàng hoàng sững sờ:”Cổ nghẹn ngào ắng lại,da mặt tê rân rân tưởng như không thở
được.Ông nghi ngờ nhưng cuối cùng tin ấy được khẳng định từ làng chợ Dầu thì ông không thể không tin.Lúc ấy,tâm trạng ông bị ám ảnh vì cảm thấy mình là kẻ phản bội,ông cuối gằm mặt xuống mà đi.Ông sống trong
Trang 6tâm trạng xấu hổ ,nhục nhã Ông tg con ,tg làng Chợ Dầu phải mang tiếng là làng Việt Gian , nước mắt ông cứ giàn giụa ra Khi nghe tin người ta chửi làng Chợ Dầu thì ông lo sợ biết đi đâu bay giờ , biết làm ăn buôn bán ra sao Tâm trạng ông bế tắt, ông nghĩ mình có nên quay về làng không , ông nghĩ quay về làng là chịu làm nô lệ , phản bội cách mạng , cuối cùng ông lựa chọn một cách dứt khoát làng thì yêu that
nhưng làng theo giăc mất rồi thì phải thù , ông không thể dứt bỏ tình cảm với làng vì vậy mà ông càng đau xót Giữa lúc bế tắt ông chỉ biết tâm sựvới đứa con để củng cố niềm tin vào cách mạng vào kháng chiến
Nhận xét : Tác giả miêu tả diễn biến tâm trạng ông Hai một cách tinh tế và sinh động Tác giả miêu tả nội tâm qua những ý nghĩ , lời nói , hànhđộng của ông Hai chứng tỏ Kim Lân am hiểu sâu sắc về nông dân và tinhthần của họ
11.Em hãy nêu nét đẹp của Thúy Kiều?
TL: Nguyễn Du miêu tả Kiều có đôi măt mắt như làn thu thủy đến mê hồn
- Có một vẻ đẹp sắc xảo mặn mà
- Một vẻ đẹp miêu tả không cụ thể làm cho hoa ghen liểu hờn
- Vẻ đẹp có sức cuốn hút mạnh mẽ làm nghiêng nước nghiêng
thành,không thang bậc nào để đánh giá
- Tài : cầm ,kì ,thi ,họa và soạn nhạc
=>Kiều là một mẫu người phụ nữ hoàn hảo,một tuyệt thế giai nhân.Vẻ đẹp và tài năng của Kiều như dự báo trước cuộc đời.Vì nàng đẹp làm cho thiên nhiên ghen hờn và có quá nhiều tài năng
=>Cách miêu tả và giới thiệu của tác giả đã dự báo trước số phận và cuộc đời của Kiều
12.Phân tích “Mã Giám Sinh mua Kiều”?
TL:*Chân dung Mã Giám Sinh:
a/Quê quán:Viễn khách mâu thuẫnkhông thậtgian dối
Cũng gần+Giới thiệu:Hỏi tên rằng…Hỏi quê rằng…
lời lẽ cộc lốc,kém văn hóa
tên không rõ ràng-hắn vốn ở Lâm Truy,lại nói Lâm Thanhtên gian dốiHắn đã ngoài 40 tuổi nhưng ăn diện thái quá
Trang 7_Hành động:láo nháo,ồn ào ,kém lịch sự.(“ngồi tót sỗ sàng”trịnh
thượng ,thô lỗ ,hợm hĩnh )
Mã Gíam Sinh đến nhà Kiều từ cách giới thiệu hình dáng phong cách bộc lộ là một tên gian trá ,kém lịch sự và trịch thượng
b/Mã Giám Sinh đã bộc lộ chân tướng như thế nào qua việc đến nhà Kiều mua bán :
-Thái độ nhà Kiều hỏi Kiều làm vợ nhưng nhìn thấy Kiều đau khổ hắn không cảm thấy Kiều đau khổ Bằng mọi thủ đoạn hắn cân sắc, cân tài xem Kiều như một món hàng bán để kiếm lời
-Hành động :cò kè là sự trả giá từ nghìn vàng hạ xuống 400.Hắn là tay keokiệt hắn là tay buôn người
-Xét cho cùng Mã Gíam Sinh là tập ba quan hệ : hắn vừa là nho sĩ , vừa là tên lưu manh và là con buôn Lời lẽ của hắn tỏ ra thanh lịch :
“Rằng mua ngọc đến Lam Kiều Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường ”
- Nhưng rõ ràng hình thức không thể che đậy chân tướng của một tênbịp bợm ,to tướng thủ đoạn
- Nói dối bằng cách giới thiệu đã bộc lộ bản chất của Mã Giám
Sinh
13/ Trình bày nét đáng chú ý của Nguyễn Đình Chiểu ?
TL:tác giả Nguyễn Đình Chiểu ( 1822-1888 ),còn gọi là Đồ Chiểu,sinh tại làng Tân Thái, Gia Định Ông thi đỗ tú tài năm 21 tuổi , 6 năm sau,ông bị mù.Không đầu hàng số phận,ông về quê dạy học và bốâc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.Thực dân Pháp biết ông là người có tài nên đã tìm cách mua chuộc nhưng ông đã từ chối.Vì mù lòa không trực tiếp tham gia kháng chiến chống Pháp nhưng ông đã cùng các tướng lĩnh bàn cách đánh
giặc,dùng văn-thơ làm vũ khí chống lại cái xấu,cái ác chống quân xâm lược “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Dâm mấy thằng gian bút chẳng tàn”
Ông là nhà thơ tiêu biểu nhất của Nam Bộ nửa cuối thế kỷ 19.Thơ văn của ông là thơ văn chiến đấu.Ông để lại những tác phẩm như:Lục Vân Tiên,Chạy giặc,văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc(đây là bài văn tế hay nhất)
14/Em hãy tóm tắt truyện “Lục Vân Tiên”?
Trang 8TL:Lục Vân Tiên quê ở Đông Thành,khôi ngô tuấn tú,văn võ song
toàn.Nghe tin triều đình mở khoa thi,Vân Tiên xuống núi ứng thi.Dọc đường,gặp bọn cướp Phong Lai hà hiếp dân lành ,chàng ra tay đánh cướp,cứu Kiều Nguyệt Nga.Nguyệt Nga từ đấy gắn bó suốt đời với Vân
Tiên.Trên đường đến dự khoa thi,Vân Tiên ghé thăm Võ Công,người hứa sẽ gả Võ Thể Loan cho chàng,rồi gặp nhiều người bạn như Hớn
Minh,Vương Tử Trực ,Trịnh Hâm,Bùi Kiệm.Lúc sắp vào trường thi,chàng nghe tin mẹ mất,liền bỏ thi trở về chịu tang.Dọc đường do khóc mẹ,vân Tiên bị mù hai mắt,bị Trịnh Hâm,rồi cha con Võ Công hãm hại,nhưng đượcthần linh và người tốt cứu giúp.Nghe tin Lục Vân Tiên chết,Kiều Nguyệt Nga thề sẽ thủ tiết suốt đời.Thái sư ép gả Nguyệt Nga cho con trai không được bèn tâu vua bắt nàng đi cống giặc Ô Qua.Dọc đường,nàng ôm hình Vân Tiên nhảy xuống sông tự vẫn,sau được Phật Bà Quan Âm cứu
sống.Nàng được Bùi Công nhận làm con nuôi,nhưng Bùi Kiệm ép nàng làm vợ.Nguyệt Nga bỏ trốn và rừng và được một bà lão dệt vải cưu
mang.Lục Vân Tiên sau này được gặp Hớn Minh và được tiên cho
thuốc ,mắt lại sáng,liền trở về thăm cha,viếng mộ mẹ và thăm gia đình Kiều Nguyệt Nga.Đến khoa thi,chàng đỗ Trạng Nguyên và được nhà vua cử đi dẹp giặc Ô Qua.Đánh tan giặc,Vân Tiên lạc trong rừng và gặp lại Kiều Nguyệt Nga.Cuối cùng,chàng về triều,tâu rõ sự tình,kẻ gian bị trừng trị, người nhân nghĩa được đền đáp.Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga từ đấy sum vầy hạnh phúc
15/Em hãy nêu phẩm chất của nhân vật Lục Vân Tiên qua hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga và cách cư xử với Nguyệt Nga?
TL:Hành đông đánh cướp bộc lộ tính cách anh hùng,tài năng và tấm long
vì nghĩa của Lục Vân Tiên.Chàng được giới thiệu là người hào hiệp xả thân vì nghĩa
+Sau khi đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga,Kiều Nguyệt Nga muốnđền ơn cho Lục Vân Tiên thì chàng đã nói rõ quan niệm làm việc nghĩa của mình: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì”
Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người anh hùngQua quan niệm đó ta thấy Lục Vân Tiên bộc lộ tư cách con người chính trực hàohiệp trọng nghĩa khinh tài.Chàng xem làm việc nghĩa là bổn phận,là lẽ tự nhiên,cách sống mang tinh thần nghĩa hiệp ở đời
Trang 916/Với tư cách là người chịu ơn,Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ nét đẹp tâm hồn như thế nào trong đoạn trích?
TL:Kiều Nguyệt Nga là con gái quan phủ,là một tiểu thư khuê cát,thùy mị,nết na,có học thức.Khi được cứu khỏi tay bọn cướp ,nàng là người trọng
ơn nghĩa,mời Lục Vân Tiên về nhà để báo đức thù công đồng thời khi nhìnthấy Lục Vân Tiên có hành động nghĩa hiệp thì nàng đã bày tỏ cảm xúc chân thành và xúc động cuả mình.Chịu ơn người cưu mang mình,nàng là một con người trọng ơn nghĩa nên cuối cùng nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với chàng trai nghĩa hiệp và giữ trọn ân tình thủy chung với chàng
Kiều Nguyệt Nga đã bộc lộ tâm hồn của một người xem trong tình
nghĩa
17/Nhân vật Ngư ông được miêu tả như thế nào?
TL:Một ông ngư được miêu tả chủ yếu qua hành động cử chỉ,lời nói
+Thấy Lục Vân Tiên bị nạn ra tay cứu giúp khẩn trương,tích cực Sau đó,mời Vân Tiên ở lại nhà cho vui.Ông ngư là tiêu biểu cho những người lương thiện,làm việc thiện không hề tính thiệt so hơn
+Ông ngư thích sống cuộc đời tự do, nhàn tản,chan hòa với thiên nhiên.Đó là một cuộc sống đẹp thoát ra khỏi ngoài vòng danh lợi
+Quan niệm ông ngư là làm việc nghĩa vô tư không đền đáp”Dốc lòng… trảơn”
Qua nhân vật ông Ngư,Nguyễn Đình Chiểu muốn ca ngợi cuộc sống đẹp cuả những con người luôn đề cao tinh thần vì nghĩa ở đời.Đó là khát vọng niềm tin vào cái thiện vào con người lao động bình thường.Qua đo,ta thấy cái tốt đẹp,đáng kính trọng tồn tại ở con người nghèo khổ mà nhân hậu,vị tha trọng nghĩa khinh tài
B-Văn học hiện đại
*Phương pháp làm văn:
ICách viết mở bài:
+Thơ:Tác giảTác phẩmNội dung chủ đềĐánh giá chung +Truyện:Tác giảTác phẩmNhân vật/Chủ đềĐặc điểm nhân vật/Nội dung chủ đềĐánh giá chung.
II/ Cách viết thân bài:
-Hoàn cảnh sáng tác
Trang 10-Tóm tắt truyện thật ngắn gọn hoặc nêu tình huống.
-Chủ đề,tư tưởng.
-Phân tíchĐoạn trích thơ(Đặc điểm nhân vật)
-Nghệ thuật:+sử dụng biện pháp tu từ.
+xây dựng nhân vật có ý nghĩa gì.
-So sánh:Tác phẩm với tác phẩm/tác giả với tác giả/nhân vật với nhân vật/chủ đề với chủ đề.
III/Cách viết thân bài:
-Kết lại toàn bộ vấn đề đã phân tíchNhận xét chung:
+Giá trị của tác giả,của tác phẩm đối với chúng ta.
+Liên hệ với cuộc sống chúng ta như thế nào?Hiểu biết được gì qua tác giả,tác phẩm.
*18/Em hãy so sánh bút pháp sáng tạo hình ảnh thơ trong một số bài
thơ:”Đồng chí” với “Đoàn thuyền đánh cá” ;”Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và “Ánh trăng”?
TL:-Ở bài thơ “Đồng chí” và “Đoàn thuyền đánh cá” đã sử dụng bút pháp khác nhau.Bài “Đồng chí” lấy chất hiện thực,những chi tiết chân that của người lính ở thời kì đầu kháng chiến chống Pháp như:”nước mặn,đồng chua”;”đất cày lên sỏi đá”,áo rách quần giá,chân không giày.Hình ảnh
“Đầu súng trăng treo”rất đẹp,rất thi vị nhưng cũng rất hiện thực.Ở bài thơ
“Đoàn thuyền đánh cá”,tác giả sử dụng chủ yếu những hình ảnh tượng trưng, phóng đại thiên nhiên,vũ trụ bao la,kì vĩ.Những hình ảnh liên
tưởng,tưởng tượng,so sánh,độc đáo:mặt trời xuống biển,mặt trời đội
biển,sóng cài then,đêm sập cửa,buồm trăng
-Hai bài thơ”Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và “Aùnh trăng” cũng sử dụng bút pháp khác nhau.Nếu Phạm Tiến Duật lấy hiện thực miêu tả chiếc
xe không kính và hình ảnh của những người lính lái xe thì Nguyễn Duy chỉ gợi tả chủ yếu là khai thác ý nghĩa khái quát và hình tượng ánh trăng
19/Em hiểu nhan đề bài “Mùa xuân nho nhỏ” gắn bó như thế nào đối với quan niệm sống của tác giả?
TL:-Bài thơ có tên”Mùa xuân nho nhỏ”,đó là mùa xuân khiêm tốn,nhỏ bé hữu hạn của mỗi con người trước mùa xuân lớn lao của đất nước của thiên nhiên
Trang 11-Tác giả quan niệm rằng mỗi con người dù trẻ hay già đều phải cống hiến một phần nhỏ bécủa mình cho đất nước,cho xã hội.Hãy cống hiến cho đất nước tiếng hót,mùi hương,màu hoa,nốt nhạc trầm vang nhỏ bé là ta đã tạo
ra niềm vui,tạo ra khả năng để sống mãi cùng quê hương,đất nước
20/Nhân vật anh thanh niên “Lặng lẽ Sa Pa” thể hiện những nét đẹp nào trong tâm hồn,trong suy nghĩ và cách sống?
-TL:Anh thanh niên là người hồ hởi,tốt bụng,luôn quan tâm đến mọi
người.Anh là một người lao động say mê và thành thạo công việc,là người sống có lí tưởng,có hoài bão để phục vụ nhân dân,đất nước,anh nghĩ
rằng:mình sinh ra là gì?,mình vì ai mà phục vụ.Anh khiêm tốn thấy xung quanh mình còn bao nhiêu người tốt như ông kĩ sư vườn rau,như ông bộ nghiên cứu sét.Anh sống rất giản dị:một chiếc giường nhỏ,một chiếc bàn học,một giá sách,anh là người tiêu biểu cho những con người lặng lẽ,cống hiến cho đất nước ở SaPa
21/Tình yêu thương con của người mẹ Tà-ôi gắn với tình cảm gì trong bài
“Khúc hát ru nhưng em bé lớn trên lưng mẹ”của Nguyễn Khoa Điềm?
TL:Bài thơ có ba khúc hát ru,mỗi khúc haut như một điệp khúc khắc họa hình ảnh người mẹ Tà-ôi.Ba điệp khúc,ba lời ru đã gắn kết công việc của mẹ với tấm long của mẹ dành cho con,cho dân làng,cho bộ đội.Trong cuộc kháng chiến gian khổ ấy,người mẹ Tà-ôi bền bỉ,quyết tâm trong công việc:giã gạo nuôi bộ đội,tỉa bắp trong núi và mẹ đến chiến trường.Mỗi việc làm của mẹ đều gắn với tình yêu thương con ,thương làng quê và khaokhát tự do.Từ hình ảnh và tấm long của người mẹ Tà-ôi,Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện tình yêu quê hương,đất nước thiết tha và ý chí chiến đấucho độc lập tự do,khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước
22/Em hãy so sánh những nét chung và riêng của hai thế hệ thanh niên cầm súng chống Pháp và Mĩ qua hai bài thơ”Đồng chí’”và “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ?
TL:a/Nét chung:
+Họ là những thanh niên sống có lí tưởng đẹp,không sợ khó khăn,gian khổ,hi sinh
+Họ đoàn kết trong tình đồng chí,đồng đội thiêng liêng
+Họ sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc:
“Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
Trang 12“Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà,ngọn núi con sông”(Chế Lan Viên)
b/Nét riêng:Anh bộ đội cụ Hồ thời kháng chiến chống Pháp thiếu thốn hơn,gian khổ hơn và trang bị thô sơ hơn.Người lính trong kháng chiến chống Mĩ có tính chất tươi trẻ ,lạc quan,yêu đời,đầy sức sống hơn so với người lính trong kháng chiến chống Pháp
23/Em hãy nêu tình huống truyện”Làng-Kim Lân”và “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long và nhận xét về mức độ của những tình huống đó?
TL:a/Làng:Tác giả miêu tả người yêu làng khoe làng như ông Hai lại nghe tin làng mình theo Việt gian vì vậy mà ông Hai rất đau khổ và bế tắc.Dến khi tin làng được cải chính,nhà ông bị đốt nhưng ông vẫn hả hê,vui sướng
*tình huống của truyện căng thẳng được nhấn mạnh bởi tình yêu làng,khoelàng của ông Hai.Chính vì yêu làng khi nghe tin làng theo giặc,ông Hai đã vô cùng đau khổ.Tình yêu làng của ông that cảm động vì vậy khi nhà bị đốt ông vẫn không buồn,tiếc nuối mà ông lại hả hê và tiếp tục đi khoe làng
b/Lặng lẽ SaPa:Là cuộc gặp gỡ ngắn ngủi của ông họa sĩ,cô kĩ sư bác lái
xe với anh thanh niên trên đỉnh núi cao.Chính cuộc gặp gỡ này đã để lại một ấn tượng đẹp trong lòng ông họa sĩ,cô kĩ sư về một con người đã lặng lẽ cống hiến cho đất nước
*Tình huống đơn giản,không có mâu thuẫn.Sự hấp dẫn của truyện là chất thơ của nó ở những con người biết lo nghĩ cho đất nước
24/Truyện ngắn”Chiếc lược ngà”của Nguyễn Quang Sáng được kể ttheo lời trần thuật của nhân vật nào?Cách chọn vai kể có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện?
TL:Nhà văn đã chọn vai kể là ông Ba là một nhân vật cũng là người bạn thân thiết của ông Sáu.Ông Ba là người chứng kiến toàn bộ tình cảm của cha con ông Sáu và là người được ông Sáu tin cậy trao cho chiếc lược mangvề trao cho Thu.Cho nên ông Ba đã nhìn nhận,chứng kiến mọi vật một cách khách quan đồng thời chia sẻ tình cảm một cách khách quan.Tác giả chọn nhân vật kể chuyện như vậy làm cho các chi tiết,sự việc và các nhân vật khác bộc lộ rõ tính cách của mình hơn.Ý nghĩa tư tưởng của truyện thêm sức thuyết phục.Người kể chuyện chủ độn going kể theo cảm xúc của